Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thủ tục tiến hành phiên toà sơ thẩm dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.65 KB, 10 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Có thể thấy, phiên toà sơ thẩm dân sự là giai đoạn quan trọng nhất trong tố tụng
dân sự. Nếu việc xét xử tại phiên toà sơ thẩm dân sự đạt chất lượng tốt sẽ là cơ sở để Toà
án ra bản án, quyết định chính xác, khách quan, từ đó, quyền và lợi ích hợp pháp của các
đương sự được bảo vệ kịp thời, ý thức pháp luât của người dân được nâng cao, pháp chế
xã hội chủ nghĩa được bảo đảm. Để phiên toà sơ thẩm dân sự đạt được kết quả tốt thì
không những đòi hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ của những người tiến hành tố tụng mà
các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục tiến hành phiên toà cũng đóng vai trò vô
cùng quan trọng. Vậy theo pháp luật hiện hành thì phiên toà sơ thẩm dân sự được tiến
hành theo trình tự và thủ tục như thế nào và các quy định của pháp luật đã cụ thể, chi tiết
và đã hợp lý chưa là đề tài chúng ta cần xem xét và hoàn thiện.
B. NỘI DUNG
1, Quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thủ tục tiến hành phiên
toà sơ thẩm dân sự
a, Chuẩn bị khai mạc phiên toà sơ thẩm
Điều 212 BLTTDS quy định về vệc chuẩn bị khai mạc phiên toà sơ thẩm. Việc
thực hiện các công việc trong bước này là nhiệm vụ của thư ký toà án. Đây là thủ tục bắt
buộc đảm bảo cho phiên toà diễn ra có sự tham gia đầy đủ của những người tham gia tố
tụng, kiểm tra lại xem có trường hợp nào hoãn phiên toà không đồng thời còn nhằm xác
lập trật tự của phiên toà trước khi khai mạc.
b, Bắt đầu phiên toà
Thủ tục bắt đầu phiên toà được quy định từ Điều 213 đến Điều 216. Mục đích của
các thủ tục này là nhằm kiểm tra sự có mặt những người tham gia tố tụng theo giấy triệu
tập của Toà án và ổn định trật tự phiên toà. Hơn nữa, để đảm bảo cho việc giải quuyết
được đúng đắn, xét xử đúng đối tượng, chủ toạ phiên toà kiểm tra căn cước của các
đương sự thông qua việc hỏi để đương sự trả lời trực tiếp về họ tên, tuổi, địa chỉ… và đối
chiếu lại lời trình bày cảu họ với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Hơn nữa, các thủ tục
này chủ yếu liên quan đến quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Việc
1
phổ biến quyền và nghĩa vụ cho họ giúp họ hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình tại phiên
toà.


Điều 214 BLTTDS quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành
tố tụng, người giám định viên, người phiên dịch viên. Thủ tục này đảm bảo cho những
người tham gia tố tụng và Kiểm sát viên thực hiện quyền yêu cầu thay đổi những người
tiến hành tố tụng. người giám định, người phiên dịch…
Bên cạnh đó, đối với những vụ án có người làm chứng tham gia tố tụng, để đảm
bảo tính khách quan trong lời khai của người làm chứng, Điều 216 BLTTDS quy định
biện pháp cách ly người làm chứng khi lời khai của họ có thể bị ảnh hưởng bởi lời khai
của những đương sự và người làm chứng khác.
Như vậy, các quy định về thủ tục bắt đầu phiên toà của BLTTDS rất chi tiết và cụ
thể. Với quy định cảu BLTTDS về thủ tục bắt đầu phiên toà thì vai trò của Thẩm phán –
chủ toạ phiên toà là rất lớn. Tất cả các hoạt động của Thẩm phán tại thủ tục này nhằm
đảm bảo cho việc quản lý vụ án của Toà án được chặt chẽ, đảm bảo cho việc xét xử được
đúng đối tượng, đúng thủ tục tố tụng và những người tham gia tố tụng được biết rõ các
quyền và nghĩa vụ của mình tại phiên toà sơ thẩm dân sự.
c, Hỏi tại phiên toà
Theo quy định tại các điều, từ Điều 217 đến Điều 231 BLTTDS thì thủ tục hỏi
được tiến hành tuần tự theo các bước: Hỏi để xác định yêu cầu của đương sự và về sự
thoả thuận của đương sự; các bên đương sự trình bày về nội dung vụ án và chứng cứ
chứng minh cho yêu cầu của mình; hỏi để làm rõ những vấn đề mà đương sự trình bày
chưa được rõ hoặc có mâu thuẫn, công bố lại các tài liệu của vụ án, xem xét vật chứng.
Điều 217 BLTTDS đã quy định cụ thể những vấn đề mà chủ toạ phiên toà cần hỏi
đương sự trước khi hỏi về nội dung vụ án. Ví dụ: chủ toạ phiên toà hỏi đương sự về các
yêu cầu thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu… Nội dung của điều luật này căn cứ vào nguyên
tắc quyền tự định đoạt của đương sự, đương sự có quyền tự quyết định việc khởi kiện vụ
án dân sự để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết và Toà án chỉ giải quyết trong
2
phạm vi yêu cầu của đương sự. Vì vậy, quy định này của BLTTDS giúp Toà án xác định
được phạm vi xét sử tại phiên toà sơ thẩm.
- Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
Điều 218 BLTTDS quy định về vấn đề xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu

của đương sự. Điều này đảm bảo quyền lợi của đương sự trong phạm vi pháp luật cho
phép. Tuy nhiên, theo quy định của điều luật này thì Hội đồng xét xử chỉ chấp nhận việc
thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự khi mà những thay đổi, bổ sung của họ không
vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. Quy
định này vô tình đã làm hạn chế quyền tự định đoạt của các đương sự. Sự hạn chế này thể
hiện ở chỗ việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên toà nếu theo hướng rút
bớt yêu cầu thì được còn theo hướng thăng thêm thì không được.
Cùng với quy định tại Điều 218 BLTTDS, NQ02/2006/NQ – HĐTP có hướng dẫn
như sau: “không vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu là không vượt quá yêu cầu khởi kiện,
yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu” tuy nhiên Nghị quyết lại không giải thích cụ
thể cụm từ “phạm vi yêu cầu” là phạm vi qua hệ pháp luật tranh chấp hay phạm vi về giá
trị yêu cầu nên chưa giải quyết được triệt để các vướng mắc liên quan đến điều luật này.
Từ đó có thể dẫn đến cách hiểu không vượt quá yêu cầu ban đầu là không được đưa thêm
yêu cầu mới, không được tăng giá trị yêu cầu…Ví dụ ban đầu A kiện B bồi thường 10
triệu đồng vì đã có hành vi chặt cây làm đổ vào nhà của A, gây thiệt hại một phần căn
nhà của A. Nhưng trong quá trình tu sửa khắc phục thiệt hại, do giá cả nguyên vật liệu
tăng nên A đã phải chi tiêu cho công việc trên hết 30 triệu đồng. Tại phiên toà, A yêu cầu
B bồi thường thêm 20 triệu đồng nữa. Với cách hiểu về quy định tại Điều 218 BLTTDS
cũng như hướng dẫn tại NQ02/2006/NQ – HĐTP thì yêu cầu của A sẽ không được chấp
nhận vì vi phạm
Điều 219 quy định về việc thay đổi địa vị tố tụng. Quy định này đảm bảo việc giải
quyết dứt điểm tranh chấp giữa các bên đương sự, nhằm đảm bảo việc giải quyết tranh
chấp dân sự một cách nhanh chóng, tiết kiệm, hiệu quả. Tuy nhiên, BLTTDS lại không
quy định về thời điểm thực hiện việc phản tố của bị đơn và đưa ra yêu cầu độc lập của
3
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Vì vậy, tại PTSTDS, bị đơn, người có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu
độc lập hay không là một vấn đề chưa được quy định rõ ràng.
- Hỏi về việc tự hoà giải của các đương sự
Điều 220 BLTTDS quy định về việc công nhận sự thoả thuận của đương sự. Việc

đương sự tự thoả thuận, thương lượng giải quyết tranh chấp trong mọi giai đoạn tố tụng
dân sự được Nhà nước khuyến khích. Vì vậy, Điều 220 BLTTDS quy định trước khi xét
xử vụ án chủ toạ phiên toà hỏi xem đến thời điểm này các đương sự có thoả thuận được
với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Tuy nhiên, trong điều luật không quy định
trường hợp các đương sự chỉ hoà giải được một phần nội dung vụ án nên dẫn đến những
cách hiểu khác nhau và áp dụng không đồng nhất trong thực tiễn xét xử.
- Các đương sự tự trình bày
Điều 221 BLTTDS quy định về trình tự các bên đương sự được trình bày tại phiên
toà. Sau khi chủ toạ đã thực hiện các hoạt động nghiệp vụ cần thiết như quy định tại các
điều 217, 218 và 220 BLTTDS nhưng có đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu của họ và các
bên trong vụ án cũng không tự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì
hội đồng xét xử bắt đầu xét xử vụ án bằng việc nghe các bên đương sự trình bày về các
yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp.
Quy định về thủ tục các đương sự tự trình bày là điểm mới của BLTTDS. Các
PLTTGQVADS, PLTTGQVAKT, PLTTGQCTCLĐ không quy định thủ tục trình bày
của các đương sự mà chỉ quy định về thủ tục xét hỏi tại PTSTDS. Điều đó có nghĩa, việc
kiểm tra, xem xét, đánh giá chứng cứ tại PTSTDS hoàn toàn do HĐXX chủ động, các
đương sự ở vị trí bị động và chỉ là người trả lời các câu hỏi của các thành viên HĐXX.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ có quyền giúp đỡ đương sự về
mặt pháp lý mà không có quyền thay mặt các đương sự trả lời các câu hỏi của HĐXX.
Quy định đó đã làm hạn chế vai trò, khả năng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự.
- Hỏi để làm rõ nội dung vụ án
4
Điều 222 BLTTDS quy định về chủ thể tham gia cũng như thứ tự tham gia việc hỏi
của các chủ thể tại phiên toà. Chủ toạ phiên toà là người hỏi trước, sau đó đến HTND,
người bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự, những người tham gia tố tụng
khác và Kiểm sát viên là người hỏi sau cùng. Người được hỏi trước tiên là nguyên đơn,
sau đó đến bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng và người
giám định (Điều 223 đến điều 230 BLTTDS). Các quy định này của BLTTDS về thứ tự

người được hỏi, một mặt đề cao vai trò của HĐXX đối với việc thu thập chứng cứ mới và
kiểm tra chứng cứ tại phiên toà, mặt khác cũng hạn chế sự can thiệp của VKS vào việc
giải quyết vụ án dân sự.
Sau phần hỏi, khi cần thiết, HĐXX cho nghe băng, đĩa ghi âm, ghi hình…(Điều
228). Quy định này nhằm đảm bảo cho việc xem xét vụ án một cách khách quan toàn
diện. Tuy nhiên, hiện tại không phải Toà án nào cũng có điều kiện thực hiện được quy
định này. Nhiều Toà án cấp huyên cơ sở vật chất, phương tiện làm việc vẫn còn nghèo
nàn, cho nên đòi hỏi sự cần thiết phải tăng cường cơ sở vật chất cho các Toà án
Như vậy, các quy định của BLTTDS về vệc hỏi tại PTSTDS là khá chi tiết, cụ thể.
Tuy nhiên, trên thực tiễn xét xử, tại một số phiên toà việc hỏi của HĐXX còn nặng nề,
mang tính chất mệnh lệnh như xét hỏi, đôi khi có trường hợp ngược lại, HĐXX lại tạo
không khí dân chủ quá trớn như các đương sự tranh nhau trả lời, đương sự nhiều khi
cướp lời của HĐXX…Nhiều trường hợp tại phiên toà chỉ có chủ toạ phiên toà hỏi mà các
HTND không tham gia vào việc hỏi hoặc không nắm rõ các tình tiết của vụ án nên nêu
những câu hỏi thiếu chính xác, không đi đúng vào nội dung cần hỏi…
d, Tranh luận
BLTTDS đã quy định mở rộng quyền tranh luận của đương sự, đề cao vai trò của
đương sự trong việc tranh luận ở tại phiên toà. Trong BLTTDS đã dành hẳn một mục với
bốn điều luật, từ Điều 232 đến điều 235 quy định về hoạt động tranh luận tại phiên toà.
Điều đó thể hiện tầm quan trọng của hoạt động tranh luận trong việc tìm ra sự thật khách
quan của vụ án và xu hướng đổi mới hoạt động tư pháp ở nước ta.
5

×