Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Những tranh chấp do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.39 KB, 13 trang )

A. MỞ BÀI:
Những tranh chấp do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự diễn ra rất phong phú
trong thực tiễn và đời sống. Sự phong phú, phức tạp của nó góp phần làm nên những
mảng màu trong bức tranh sống động về tranh chấp trong lĩnh vực dân sự. Tuy nhiên,
những tranh chấp này đã được giải quyết như thế nào? Những quy định của pháp luật
để bảo vệ lợi ích cho người có quyền đã hoàn thiện hay chưa? Sau đây, chúng ta sẽ đi
tìm hiểu 3 vụ tranh chấp trong thực tế về chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự để làm sáng
tỏ vấn đề trên.
B. NỘI DUNG:
I. Cơ sở lí luận:
Điều 285 BLDS quy định:” Bên có nghĩa vụ phải thực hiện NVDS đúng thời
hạn”- thời hạn thực hiện NVDS do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp
luật. Vậy, nếu có sự vi phạm nghĩa vụ dân sự về thời hạn thì hậu quả pháp lý sẽ thế
nào?
Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ dân sự vẫn chưa được thực hiện
hoặc chỉ được thực hiện một phần thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết. Trong
trường hợp này, bên chậm thực hiện nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền về
việc thực hiện NVDS không đúng thời hạn và đi đến thỏa thuận về hoãn thực hiện
NVDS. Tuy nhiên, nếu sau thời gian gia hạn mà bên có nghĩa vụ vẫn không thực hiện
được nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lí. Điều 305 BLDS
quy định:” Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn
để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ, nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa
được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực
hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối
với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và
yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với
số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời gian
chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp thỏa thuận khác hoặc pháp luật có
quy định khác.”
II. Tình huống số 1:


1
1. Chủ thể:
Nguyên đơn: Nhà xuất bản Lao động- xã hội- trụ sở tại 41 Lý Thái Tổ, quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội.
Bị đơn: Tạp chí Thời trang Mỹ nghệ và kim hoàn( gọi tắt là tạp chí Thời trang) có trụ
sở tại số 2B Lê Phụng Hiểu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
2. Nội dung vụ việc:
Từ tháng 11-2000 đến tháng 8- 2002, tạp chí Thời trang ký 13 hợp đồng dịch vụ
in ấn tạp chí( hàng tháng 1 kỳ) với công ty in Lao động- xã hội. Tổng giá trị các hợp
đồng là 77.526.000 đồng. Hợp đồng ghi rõ” nếu quá hạn thanh toán số tiền chậm sẽ
tính theo lãi suất 2%/ tháng”. Tạp chí thời trang mới trả tiền 2 hợp đồng còn 11 hợp
đồng chưa thanh toán với công ty in.
Ngày 24/2/2003: công ty in yêu cầu Tạp chí Thời trang thanh toán số nợ là
52.226.000 đồng. Tiếp đó, ngày 25/2/2003; 28/2/2003: công ty in đưa ra các phương
án để giải quyết nợ nhưng đều không nhân được câu trả lời của tạp chí Thời trang.
Ngày 28/10/2003: NXB khởi kiện đòi nợ tạp chí Thời trang thanh toán số tiền
52.226.500 đồng.
Tạp chí Thời trang xác nhận chưa thanh toán 1 số hợp đồng. Tuy nhiên cũng cho
rằng nhiều hợp đồng nguyên đơn giao hàng chậm, tạp chí không đảm bảo chất lượng
nên nguyên đơn cũng phải chịu phạt, khoản tiền đề nghị phạt là 214.600.000 đồng.
Vấn đề là: ngày 7/5/2003 công ty in LĐXH đã sáp nhập thành NXB LĐXH theo
quyết định số 564/2003/QĐ-LĐXH cho nên Tạp chí Thời trang cho rằng công ty in
không có tư cách pháp lý để khởi kiện tranh chấp hợp đồng.
3. Tranh chấp trên đã được giải quyết.
Quá trình giải quyết như sau: Tại bản án sơ thẩm số 10/KTST ngày 20/4/2004.
TAND Thành phố Hà Nội quyết định:
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của NXB LĐXH đòi khoản tiền chưa
thanh toán của hai hợp đồng kinh tế đối với Tạp chí Thời tang Mỹ nghệ và kim hoàn.
Buộc tạp chí Thời trang Mỹ nghệ kim hoàn phải có trách nhiệm thanh toán cho NXB
LĐXH các khoản tiền sau:

+ Khoản nợ chưa thanh toán của 11 hợp đồng in tạp chí là 52.226.500 đồng.
+ Lãi chậm thanh toán( 01/3/2003 đến 31/3/2004) là 6.361.187 đồng.
2
Tổng cộng là 58.587.687 đồng.
- Chấp nhận yêu cầu phản tố của Tạp chí Thời trang mỹ nghệ và kim hoàn buộc nhà
XB LĐXH số tiền in lịch Bảo Tín đã nhận là 5.334.000 đồng.
- Bác các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng kinh tế của Tạp
chí Thời trang mỹ nghệ và kim hoàn đối với NXB LĐ-XH.
Ngày 28/4/2004: tạp chí Thời trang mỹ nghệ và kim hoàn có đơn kháng cáo bản án
sơ thẩm với lý do Công ty in không thực hiện đúng các hợp đồng in tạp chí và không
có tư cách pháp lý để khởi kiện tranh chấp hợp đồng.
Tại bản án phúc thẩm số 157 ngày 16/9/2004, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội
tuyên hủy bản án kinh tế sơ thẩm số 10/KTST ngày 20/4/2004 của TAND TP Hà Nội
và đình chỉ giải quyết vụ việc.
Ngày 28/1/2004, NXB có đơn khiếu nại đối với bản án phúc thẩm số 157 ngày
16/9/2004 của Tòa phúc thẩm TAND TC tại Hà Nội.
Ngày 6/6/2005 chánh án TAND kháng nghị bản án phúc thẩm của tòa phúc thẩm
TANDTC với lý do: Tòa án phúc thẩm xác định thời hiệu không phù hợp với thực
tiễn và đề nghị Hội đồng thẩm phansTANDTC xét xử giám đốc thẩm, giao hồ sơ vụ
án cho tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy
định của pháp luật.
4. Kết luận của tòa án:
Khoản tiền công ty in đòi nợ Tạp chí thời trang là của các hợp đồng in ấn
được ký kết trước ngày sáp nhập doanh nghiệp mới. Tuy trong đơn khởi kiện đầu tiên
được làm ngày 8/7/2003, là sau ngày có quyết định số 564/2003/QĐ-LĐXH ngày
7/5/2003 của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, nhưng trong thời gian này doanh
nghiệp mới chưa đủ điều kiện có thể hoạt động kinh doanh, tham gia tố tụng tại tòa.
Tháng 8-2003, doanh nghiệp mới được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và đến
tháng 9-2003 mới có con dấu để giao dịch. Tòa án cấp sơ thẩm đã chấp nhận thụ lý
đơn kiện do còn trong thời hiệu khởi kiện theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải

quyết các vụ án kinh tế. Nhà xuất bản Lao động – Xã Hội( đơn vị mới) sau đó ngày
26-9-2003 cũng công nhận nội dung khởi kiện và tư cách pháp nhân, Nhà xuất bản
LĐXH đã làm đơn ngày 28/10/2003 thay thế đơn khởi kiện ngày 8/7/2003 là đúng
thủ tục.
3
Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào Quyết định số 564/2003/QĐ-LĐXH ngày
7/5/2003 của Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội và căn cứ ngày làm đơn của Nhà
xuất bản LĐXH ngày 28/10/2003 để cho rằng đơn khởi kiện ngày 8/7/2003 của Công
ty in không có giá trị pháp lý và đơn kiện của NXB LĐ-XH đã hết thời hiệu khởi
kiện là không đúng.
Mặt khác theo điều 4 của hợp đồng thì các bên có thỏa thuận”...Nếu quá thời
hạn thanh toán, số tiền chậm lại sẽ tinh theo lãi suất 2%/ tháng”. Như vậy, theo điều
kiện thanh toán của hợp đồng này thì hai bên chấp nhận có thể thanh toán muộn,
nhưng phải trả lãi chậm trả và cũng không quy định thời hạn trả chậm. Với thỏa
thuận này thì không thể kết luận đơn khởi kiện ngày 28/10/2003 của Nhà xuất bản là
đã hết thời hiệu khởi kiện.
5. Bình luận của nhóm về áp dụng pháp luật và quyêt định của tòa án.
Theo nhóm chúng tôi, về các quy định của bản án kinh tế sơ thẩm
số 10/KTST ngày 20/1/2004 của TAND thành phố Hà Nội là khá hợp lý. Bởi tòa án
đã dựa vào những chứng cứ xác thực mà các bên đưa ra trong giao kết hợp đồng.
Theo đó bên NXB đã giao tạp chí, hoàn thành nghĩa vụ ; trong khi bên Tạp chí Thời
trang đã vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm: hoàn trả nợ gốc, lãi cho bên
công ty in, đảm bảo quyền lợi cho bên nguyên.
Tuy nhiên bồi thường thiệt hại của Tạp chí Thời trang với NXB LDDXH là
chưa hợp lý. Bởi lẽ các hợp đồng dân sự được giao kết theo sự tự nguyện và các bên
đều bình đẳng, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của 2 bên. Tuy bên Tạp chí Thời trang trả
nợ cho công ty in nhưng cũng cân xem xét là phía công ty in đã hoàn thành nghĩa vụ
với tạp chí này chưa. Nếu như công ty in đã in những sản phẩm có nhiều lỗi thì chất
lượng sản phẩm không đảm bảo( chất lượng sản phẩm là yếu tố cốt lõi đối với 1 tạp
chí thời trang); thời gian giao hàng muộn dẫn đến thời gian phát hành không đúng.

Hai yếu tố này đều ảnh hưởng đến uy tín của tạp chí này. Do vậy cần phải đảm bảo
cho quyền lợi của bị đơn. Tuy nhiên cũng cần xem xét giữa thiệt hại thực tế và thiệt
hại của bị đơn đưa ra là số tiền 214.600.00 đồng.
Đối với bản án phúc thẩm thì kết luận hủy bản án sơ thẩm soos10/KTST ngày
20/4/2004 và đình chỉ giải quyết vụ việc là không đúng. Sai lầm của tòa phúc thẩm đã
được phân tích trong kết luận của tòa án.
4
6. Ý kiến giải quyết của nhóm:
- Đồng ý với cách giải quyết của tòa sơ thẩm:
+ Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của NXB LĐ-XH.
+ Buộc Tạp chí Thời trang trả nợ gốc, lãi chậm thanh toán.
+ Chấp nhận yêu cầu phản tố của Tạp chí Thời trang, buộc NXB LĐXH
phải trả khoản tiền in lịch Bảo Tín.
- Lưu ý:
+ Bên nguyên không thể đòi bồi thường thiệt hại do chậm thực hiện nghĩa
vụ nếu không thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Bên bị đơn có quyền yêu cầu bên nguyên đơn bồi thường thiệt hại cho vi
phạm về chất lượng sản phẩm và chậm thực hiện nghĩa vụ giao hàng.
III. Tình huống số 2
1. Chủ thể:
Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị An Nhàn – Chủ Cơ sở Lê An
Bị đơn: Công ty TNHH Cơ khí khuôn mẫu Bách Khoa-NVC
2. Nội dung vụ việc.
Vào ngày 15/04/2005 Bà Nguyễn Thị An Nhàn – Chủ Cơ sở Lê An (Địa chỉ:
492 Lê văn Lương, Phường Tân phong, Quận 7 TP.HCM) và : Công ty TNHH Cơ
khí khuôn mẫu Bách Khoa-NVC(Địa chỉ : 172/124 An Dương Vương, Phường 16
Quận 8 TP.HCM - Đại diện trước pháp luật : Ông Ngô văn Chương –Giám đốc) ký
hợp đồng kinh tế không số về việc thiết kế, chế tạo khuôn quạt, tổng giá trị thanh
toán là 176.000.000 đồng với thời gian thực hiện là 02 tháng, cộng trừ 15 ngày. Quá
trình thực hiện hợp đồng, Bà Nguyễn Thị An Nhàn đã giao cho Công ty TNHH Cơ

khí khuôn mẫu Bách Khoa-NVC nhận 50.000.000 đồng, tuy nhiên, phía Công ty
TNHH Cơ khí khuôn mẫu Bách Khoa-NVC không thực hiện đúng thỏa thuận trong
hợp đồng vì đã không giao hàng đúng hạn. Sau đó, Công ty TNHH Cơ khí khuôn
mẫu Bách Khoa-NVC yêu cầu kéo dài thời hạn hợp đồng thêm 15 ngày nữa và nếu
không thực hiện được thì sẽ bồi thường 50.000.000 đồng, tiếp theo đó, Công ty
5

×