Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

thực tập chuyên đề tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu lợn con giai đoạn từ 160 ngày tuổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.67 KB, 49 trang )

Lời cảm ơn
Thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian rất quý báu và bổ ích có ý nghĩa
rất lớn đối với mỗi sinh viên chúng em. Nó đã trang bị hành trang kiến thức lớn
không chỉ là cuộc sống hàng ngày, xã giao công việc, công tác xã hội mà thực tập
tốt nghiệp giúp em nâng cao tay nghề, bổ sung kiến thức để sau khi ra trường
không còn bỡ ngỡ mạnh dạn phát huy tay nghề góp một phần công sức nhỏ bé
của mình trong công cuộc xây dựng đất nước trở thành ngưòi có ích cho xã hội.
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn tới các
thầy, cô giáo khoa Chăn nuôi-thú y, BGH trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, cán bộ thú y, Đảng uỷ, chính quyền và nhân dân xã Kiên Thành đã tạo
điều kiện giúp em hoàn thành khoá luận này.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự quan tâm giúp đỡ và hướng
dẫn tận tình của thầy Phan Đình Thắm, đã giúp đỡ em trong đợt thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Kiên Thành, ngày tháng năm 2012
Sinh viên
Đinh Văn Bình
Phần 1
MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với mỗi sinh viên
trong các trường đại học, cao đẳng nói chung và sinh viên trường Đại học Nông
Lâm Thỏi Nguyờn - nói riêng. Thời gian thực tập là thời gian để mỗi sinh viên
củng cố lại kiến thức đã học tại trường, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen
với thực tế nghiên cứu và sản xuất tại cơ sở.
áp dụng phương châm: “ Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế
sản xuất” hàng năm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, thường xuyên liên
hệ gửi sinh viên về cơ sở chăn nuôi địa phương, các trang trại, xí nghiệp, công
ty để sinh viên thực tập tay nghề và bổ sung kiến thức cho công tác chăn nuôi
cũng như công tác điều trị.
1
Tuy nước ta là một nước đi lên từ nông nghiệp mang nhiều tính chất thuần


nông, hiện nay trên đà phát triển thành một nước công nghiệp nhưng nông nghiệp
vẫn là nền tảng, cơ sở để tạo đà cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Ngành
trồng trọt và chăn nuôi vẫn là 2 mảng chính trong sản xuất nông nghiệp. Nếu phát
triển chăn nuôi sẽ góp phần làm tăng giá trị hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp từ chỗ phải nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ nước ngoài vào đến nay
nước ta đã có thể xuất khẩu ra các nước bạn. Ngành chăn nuôi còn tận dụng được
những sản phẩm từ các ngành khác như: trồng trọt, chế biến…Mặt khác nó còn
cung cấp các sản phẩm có giá trị chất dinh dưỡng cao như: thịt, trứng, sữa thúc
đẩy công nghệ chế biến thực phẩm phát triển. Hơn nữa ngành chăn nuôi còn tận
dụng được các chất thải để dùng cho ngành trồng trọt như phân, nước thải
Chính vì tầm quan trọng của ngành chăn nuôi như vậy nên ngành chăn
nuôi không thể thiếu trong sự phát triển nền kinh tế của mọi đất nước trên thế
giới. Tuy nhiên với tình hình chung như diễn biến của dịch bệnh ngày càng phức
tạp, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm và gần đây còn xảy ra một số bệnh mới
như H
1
N
1
, dịch tai xanh đã gây không ít khó khăn và trở ngại cho ngành chăn
nuôi, gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế của người chăn nuôi và cả thế giới.
Những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước và các ban ngành cùng
với chính quyền địa phương thì công tác thú y ở cơ sở đã được chú trọng rất nhiều,
công tác phòng trừ dịch bệnh tại cơ sở được nâng cao. Đảng và nhà nước đã đề ra
chủ trương tiêm phòng cho đàn vật nuôi trong vụ xuân hè nhằm giảm chi phí chữa
bệnh cho đàn vật nuôi của người dân mỗi khi dich bệnh xảy ra.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của khoa
CNTY cũng như sự tiếp nhận của xã Kiên Thành em được về thực tập tại xã
-Kiên Thành-Lục Ngạn-Bắc Giang thời gian thực tập từ ngày 07/05 đến ngày
30/07/2012 với nội dung:
Phần 1 : Phần mở đầu

1.1 Đặt vấn đề.
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng có nền kinh tế rất phát triển
như: công nghệp, thương mại, dịch vụ…trong đó nông nghiệp là ngành đóng vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Nước ta đã và đang xây dựng thực hiện
kế hoạch để đạt mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hoá- hiện đại
hoá. Cùng với sự phát triển chung của đất nước thì nông nghiệp là ngành có xu
hướng ngày càng phát triển đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi.
Hơn 80% dân số nước ta là lao động sản xuất nông nghiệp nên chăn nuôi là
ngành thu hút được nhiều người quan tâm.
Ngành chăn nuôi lợn nước ta phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức và
quy mô khác nhau. Phần lớn lượng thịt được cung cấp ra ngoài thị trường tiêu thụ
theo nhu cầu người tiêu dùng và một phần không nhỏ lượng thịt được đem xuất
2
khẩu. Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống của hàng triệu người dân Việt Nam
nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn
nuôi. Chăn nuôi lợn vừa tận dụng các sản phẩm phụ phẩm từ nông nghiệp trồng
trọt, thức ăn dư thừa của con người vừa cung cấp phân bón cho trồng trọt, nuôi
cá, làm nguyên liệu khí đốt mà sản phẩm thịt lợn là nguồn thực phẩm có giá trị
dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người. Mặt khác
con lợn lại là vật nuôi dễ nuôi, có thời gian sinh trưởng ngắn, thích nghi tốt với
các điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy mà chăn nuôi lợn ngày càng phát triển về quy
mô số lượng lẫn chất lượng đàn vật nuôi.
Song song với lợi ích kinh tế mà ngành chăn nuôi lợn đã đạt được thì hiện
nay chăn nuôi vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: ô nhiễm môi trường, bệnh tật,
dịch bệnh nguy hiểm có thể lây sang người… Dịch bệnh luôn là mối đe doạ nguy
hiểm không chỉ đối với loài người mà con vật cũng bị ảnh hưởng rất lớn gây
nhiều thiệt hại về kinh tế. Hiện nay vẫn còn nhiều bệnh hay xảy ra đối với lợn
như: dịch tả, tiêu chảy, sưng phù đầu, phân trắng lợn con… Trong đó bệnh rất
phổ biến và hay gặp hiện nay là bệnh “sưng phù đầu” ở giai đoạn lợn con trước

và sau cai sữa. Bệnh do vi khuẩn đường ruột E.coli gây nên làm thiệt hại lớn cho
ngành chăn nuôi lợn đăc biệt hay gặp nhất ở lợn con với tỷ lệ chết cao. Do nhận
thức của người dân còn hạn chế về công tác vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh thú y.
Vì vậy công tác phòng và trị bệnh là một công việc rất quan trọng nhằm góp phần
giảm thiểu tối đa thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra. Để giúp người chăn
nuôi có thể lựa chọn được những thuốc điều trị bệnh “sưng phù đầu” có hiệu quả
cao, dễ ứng dụng trong sản xuất em tiến hành nghiên cứu đề tài:
Điều tra tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu lợn con giai đoạn từ 1-60 ngày
tuổi và so sánh hiệu lực điều trị của 3 loại thuốc: Enroflox-T, Genorfcoli và
Norfacoli , trong điều trị bệnh tại xã Kiên Thành - Lục Ngạn - Bắc Giang.
1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
+ Mục đích.
- Xác định được tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu lợn con giai đoạn 1-60 ngày
tuổi.
- Tìm ra phương pháp điều trị sưng phù đầu có hiệu quả nhất.
+ Yêu cầu.
- Điều tra được tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu ở lợn 1-60 ngày tuổi.
- Xác định được thuốc điều trị đạt kết quả cao nhất, an toàn và kinh tế nhất.
1.2.Điều kiện để thực hiện chuyên đề
1.2.1.Điều kiện bản thân
- Tình trạng sức khỏe, phương tiện đi lại đảm bảo trong thời gian thưc tập
tốt nghiệp.
1.2.2. Điều kiện cơ sở
3
- ubnd xã Kiên Thành đã tiếp nhận và tạo điều kiện tốt nhất để em thực
hoàn thành đợt tốt thực tập này.
1.2.3. Điều kiện tự nhiên
1.2.3.1. Vị trí địa lý
Kiên Thành là một xã miền núi thuần nông nghiệp của huyện Lục Ngạn có
vị trí tương đối thuận lợi cách trung tâm huyện 4km và chia làm 26 thôn:

Trung Phù Phượng Hoàng Lam Sơn Núi Năng Trại Giáp
Trại Mới Khanh Mùng Minh
Sơn
Bãi Bằng Nương
Gai Đông Cẩm Hoàng Tây Đèo Cạn Thành Công
Gai Tây Cẩm Hoàng Đông Kai Lé Cầu
Bản Hạ Mùi Tây Nguộn Phú Hà
Tân Thành Mùi Đông Chùa Rào
Vị trí tiếp giáp:
-Phía bắc giáp xó Trự Hựu
-Phía nam giáp xã Sơn Hải
-Phía đông giáp xã Thanh Hải
-Phía tây giáp xã Kiên Lao
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Kiên thành là 1302,79 ha, có vị trí
tương đối thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế xã hội. Xã có một số tuyến
đường giao thông quan trọng chạy qua nối Kiên Thành với các vùng lân cận. Do
vậy việc đưa thông tin đến cho người dân hết sức thuận tiện. Nhờ có mạng lưới
giao thông thuận lợi nên việc giao lưu buôn bán trao đổi hàng hoá trên địa bàn xã
với nhau rất thuận lợi. Như vậy Kiên Thành có rất nhiều tiềm năng về kinh tế, đất
đai và nguồn lao động.
1.2.3.2. Địa hình đất đai.
Đất là nguồn tài nguyên quý giá và vô tận nếu con người biết khai thác và sử
dụng hợp lý. Tuỳ từng loại đất khác nhau mà có cơ cấu sử dụng khác nhau.
Tổng diện tích đất đai tự nhiên của toàn xã là: 1302,79 ha. Trong đó:
Diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: 832,01ha chiếm 63,86%
Diện tích đất chuyên dùng là: 108,23 ha chiếm 8,31%
Diện tích đất ở nông thôn là: 252,01 ha chiếm 19,34%
Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là: 53,16 ha chiếm 4,08%
Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là: 38,1 ha chiếm 2,93%
Vài năm trở lại đây tình hình đất đai của toàn xã có sự biến động rõ rệt.

Diện tích đất tự nhiên đã được chuyển đổi dần chủ yếu là đất nông nghiệp chuyển
đổi sang đất sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, chăn nuôi… trong đó
phần lớn diện tích đất nông nghiệp được chuyển sang diện tích đất sử dụng cho
4
chăn nuôi . Do đó tình hình chăn nuôi trong toàn xã đang dần phát triển nên diện
tích đất sử dụng cho chăn nuôi cũng tăng đáng kể.
Đất nông nghiệp rất màu mỡ phì nhiêu thuận lợi cho phát triển các loại cây
rau màu như: cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây dài
ngày…nhằm tăng thu nhập cho gia đình. Đồng thời các chế phụ phẩm cho nông
nghiệp như: rơm, thân cây ngô, lạc, đậu tương…lại được dùng làm thức ăn cho
trâu, bò.
Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế thì ngành chăn nuôi đang dần
phát triển ngày càng mạnh cả về số lượng và chất lượng đàn vật nuôi như: chăn
nuôi lợn, gà thịt, gà đẻ, chăn nuôi trâu, bò…Do có những chủ trương chính sách
của chính quyền, UBND xã đã có những đầu tư hợp lý cho sự phát triển của chăn
nuôi như: quy hoạch thành khu chăn nuôi xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ chăn
nuôi, khuyến khích nhân dân phát triển chăn nuôi, đồng thời mở các lớp tập huấn
khuyến nông để giúp bà con nắm bắt các kiến thức, kỹ thuật về trồng trọt, chăn
nuôi nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.2.3.3. Giao thông- thuỷ lợi
* Giao thông
Kiên Thành có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, với chất lượng
khá tốt có thể đáp ứng nhu cầu phát triển nhu cầu hiện tại. Toàn xã đã có 20/26
thôn trong xã được bê tông hoá, các thôn nằm dải dác xa nhất cách trung tâm xã
là 4-6 km.
* Thuỷ lợi
Năm 2005 xã đã xây dựng được hệ thống kênh mương tương đối hoàn
chỉnh và kiên cố hoá. Với chủ trương đưa nước về tận ruộng với 20,5km hệ thống
kênh mương được xây dựng kiên cố nhằm tiết kiệm thời gian và sức lao động
cho người dân. Ngoài ra trong xã còn có đập, hồ chứa nước để phục vụ cho sản

xuất nông nghiệp phát triển như Đập khuõn Thần, Hồ An Ninh… Đây là nơi
cung cấp nước chủ yếu cho mùa Đông khô hanh.
1 2.3.4. Thời tiết khí hậu.
Là một xã miền núi nằm trong vùng tiểu khí hậu nên chịu ảnh hưởng rất
lớn của khí hậu gió mùa. Có bốn mùa rõ rệt: Xuân- Hạ- Thu- Đông. Với điều
kiện khí hậu như vậy thì rất thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng
nhưng lại ảnh hưởng tới sự phát triển của vật nuôi do sự thay đổi thất thường của
thời tiết khí hậu gây ra như: bão, lũ lụt
Nhiệt độ trung bình trong năm: 23
0
C
Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 với 34
0
C
Tháng có nhiệt độ thấp nhất là 11
0
C
Lượng mưa không đồng đều giữa các tháng trong năm. Có tháng thì mưa
nhiều, có tháng thì không mưa. Lượng mưa trung bình cả năm từ 1500-1700mm
phân thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 10 chiếm
5
80-82% tổng lượng mưa, trung bình là 75mm/tháng. Lượng mưa ít nhất là tháng
11 đến tháng 3 năm sau, trung bình là: 25mm/ tháng.
Lượng mưa góp phần quyết định đến độ ẩm không khí và có ảnh hưởng rõ
rệt, độ ẩm trung bình cả năm là: 75%
Tháng có độ ẩm cao nhất là: 85%
Tháng có độ ẩm thấp nhất là: 65%
Với những điều kiện thời tiết như vậy thì sẽ ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh
trưởng phát triển không chỉ cây trồng mà vật nuôi cũng bị ảnh hưởng rất lớn. ảnh
hưởng trực tiếp và rõ nhất là nó tác động đến ngành chăn nuôi như: chăn nuôi

lợn, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi trâu bò rất hay bị bệnh khi thời tiết thay đổi.
Vì sự thay đổi của thời tiết khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát
triển mà còn gây thiệt hại lớn cho ngành kinh tế nên phải có biện pháp chăm sóc
nuôi dưỡng và vệ sinh phòng trừ dịch bệnh để tránh những thiệt hại về kinh tế do
khí hậu gây ra.
1.2.4 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
1.2.4.1 Dân số, nguồn lao động.
*Dân số.
Hiện nay toàn xã có 10.424 nhân khẩu với 2.685 hộ khẩu. Dân số được phân bố
khắp 18 thôn trong xã nhưng không đều, dân số xã Trù Hựu tương đối cao trong đó:
Nam có: 5406 người chiếm 51,86%. Nữ có: 5018 người chiếm 48,14%
Mấy năm vừa qua công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được tuyên
truyền rộng rãi, nên tỷ lệ hộ gia đình sinh con thứ 3 ngày một giảm, vì vậy tỷ lệ
gia tăng dân số chỉ còn là 1,02%.
* Nguồn lao động
Nguồn lao động của xã rất đông, số người trong độ tuổi lao động là 7153
người chiếm 68,62% dân số của toàn xã. Số người trong độ tuổi lao động ngày
càng tăng lên đây chính là nguồn lao động dồi dào của địa phương, bên cạnh đó
trong xã vẫn còn có nhưng hộ nghèo chiếm 5,43% dân số của toàn xã.
Vấn đề việc làm cho người lao động lúc nông nhàn cũng đang được chính
quyền và nhà nước quan tâm, một số người khi học xong phổ thông không biết
làm gì thì ở cơ sở đã có những nhà làm nghề thủ công, để giải quyết việc làm cho
người lao động.
1.2.4.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật.
* Y tế.
Quan tâm đến sức khoẻ là vấn đề rất cần thiết và sâu sắc nhằm đảm bảo
sức khoẻ cho mọi người. Trạm y tế được xây dựng ngay trên trụ sở của UBND
thuộc thôn Tõn Thành, tuy cơ sở hạ tầng chưa cao nhưng cũng đã có đầy dủ
thuốc men, phòng khám và điều trị, dụng cụ thiết bị y tế cần thiết, 1 vuờn thuốc
nam để phục vụ cho việc khám chữa bệnh cho nhân dân. Không chỉ vậy mà đội

ngũ cán bộ y bác sỹ rất nhiệt tình với bệnh nhân khi tham gia thăm khám và chữa
6
bệnh. Trạm y tế xã có đội ngũ chuyên môn như: 1 trình độ đại học, 1 cao đẳng, 3
trung cấp. Hàng năm trạm y tế xã đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia
như: Tiêm chủng mở rộng, chăm sóc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, chiến dịch cho
uống Vitamin A, chống tiêu chảy đạt kết quả cao. Y tế xã thường xuyên phối hợp
với y tế tuyến trên về khám chữa bệnh tại trạm cho nhân dân trong xã.
* Giáo dục.
Trường học ở xã ngày càng nâng cấp với đầy đủ trang thiết bị đồ dùng dạy
và học của giáo viên và học sinh. Trường học có đủ phòng học cho học sinh:
phòng thí nghiệm, thực hành, sân chơi thể thao cho học sinh… nhà trường
thường xuyên tổ chức các cuộc thi cho học sinh, giáo viên như: thi học sinh giỏi
cấp trường, giáo viên thi đua dạy tốt học tốt. Các cuộc thi đều được học sinh,
giáo viên tham gia nhiệt tình và thu được thành tích cao.
Hàng năm trẻ em được đến trường đầy đủ đúng độ tuổi không có trường
hợp phải nghỉ học hoặc bỏ dở. Trong toàn xã có 1 trường trung học với 26 lớp
với 875 học sinh, 1 trường tiểu học với 25 lớp 972 học sinh, 10 lớp mầm non với
306 học sinh và 15 giáo viên. Như vậy mức độ phổ cập giáo dục rất rộng rãi tỷ lệ
mù chữ dần dần bị xoá bỏ đã đưa xã ngày một đi lên.
*Phương tiện thông tin đại chúng.
Được sự quan tâm của các cấp chính quyền xó Kiên Thành năm 2001 xã
đã xây dựng kiên cố 1 bưu điện xã nằm ngay cạnh trụ sở UBND xã với đầy đủ
các trang thiết bị như: máy điện thoại để liên lạc, máy vi tính để cập nhật thông
tin, tủ sách báo để mọi người tìm hiểu thông tin phục vụ cho mục đích làm kinh
tế.
Tất cả các thôn trong xã đều được lắp đặt hệ thống loa truyền thanh để
giúp cho bà con trong thôn đều biết được thông tin về kế hoạch chăn nuôi, trồng
trọt, sâu bệnh góp phần nâng cao kinh nghiệm sản xuất.
* Các công trình công cộng.
Trung tâm UBND xã có khu công sở cao tầng kiên cố với đầy đủ các

phòng ban giúp cho công tác lãnh đạo tuyên truyền được thuận lợi. Trong toàn xã
tất cả các thôn đều đã xây dựng được nhà văn hoá thôn để mọi người cùng giao
lưu sinh hoạt văn hoá văn nghệ, hội họp với đầy đủ trang thiết bị như loa phóng
thanh, bàn ghế. Mỗi thôn đều có một sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông giúp
cho công tác thể dục thể thao được nâng cao, bà con nông dân được vui chơi giải
trí sau những ngày mùa bận rộn.
1.2.5. Tình hình chăn nuôi - thú y.
1.2.5.1. Tình hình chăn nuôi.
Hiện nay kinh tế nước ta đang trên đà phát triển ở tất cả các lĩnh vực như:
công nghiệp, dịch vụ, thương mại, chăn nuôi trong đó ngành chăn nuôi thú y là
ngành có xu hướng ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Nó đóng
vai trò là ngành kinh tế chủ đạo trong nền nông nghiệp Việt Nam. Chăn nuôi là
7
ngành đáp ứng đầy đủ nhu cầu cuộc sống sinh hoạt của người dân như: cung cấp
thịt, trứng, sữa Đồng thời cung cấp phân bón, sức kéo phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Nhằm góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân, tăng năng
suất cây trồng thúc đẩy nền kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển.
Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy số lượng đàn gia súc, gia cầm trong xã là rất lớn. Lượng
gia súc gia cầm có sự thay đổi rõ rệt qua các năm. Từ năm 2010 đến năm 2012 số
lượng đàn trâu, bò, lợn và gia cầm tăng lên do tình hình chăn nuôi của xã ngày
càng phát triển ở quy mô hộ gia đình theo kiểu kinh tế trang trại như: chăn nuôi
lợn, gà nên số lượng đã tăng lên đáng kể.
* Cơ cấu, số lượng gia súc, gia cầm.
Bảng 1: Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của xã Kiên Thành trong 3 năm gần đây
Năm
Loại gia súc, gia cầm (con)
Lợn
Trâu Bò
Gia cầm

Chó,mèo
Đực
giống
Nái Thịt Gà Vịt Ngan
2010 6 423 9106 25 270 33500 1730 486 1085
2011 5 362 8202 27 246 35020 1782 306 1378
2012 7 418 8150 18 180 46560 1650 312 1542
( Nguồn số liệu do trưởng thú y xã cung cấp)
Đối với trâu, bò có số lượng nhiều là do xã có diện tích đất nông nghiệp
lớn mà đa số người dân sống dựa vào nông nghiệp bên cạnh đó cơ giới hoá nông
nghiệp chưa phát triển nên chăn nuôi trâu, bò chủ yếu là để lấy sức kéo, phân bón
phục vụ sản xuất là chính. Đến đầu năm 2012 thì lượng đàn gia súc lại có xu
hướng giảm xuống là do cuối năm 2011 đầu năm 2012 có đợt gió rét đậm, rét hại
làm ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng phát triển của vật nuôi không chỉ trong
xã mà nó còn gây ảnh hưởng cho toàn miền Bắc. Gió rét làm cho sức khoẻ vật
nuôi giảm sút sức đề kháng kém nên bệnh tật xảy ra nhiều. Vì vậy mà số lượng
đàn gia súc, gia cầm của xã đầu năm 2012 giảm với số lượng lớn.
*Tình hình thức ăn.
Nguồn thức ăn chủ yếu cho gia súc, gia cầm là sản phẩm của ngành trồng
trọt như: lúa, ngô, khoai, sắn,… Những sản phẩm này có thể ăn trực tiếp hay nấu
chín giúp cho vật nuôi hấp thụ tốt các loại thức ăn đảm bảo chất lượng cao.
Ngoài ra bà con còn cung cấp các loại cám ăn thẳng và thức ăn đậm đặc có giá trị
chất dinh dưỡng cao. Đa số người dân biết cách pha các loại thức ăn đậm đặc với
thức ăn có sẵn, nhằm tận dụng các thức ăn của trồng trọt, đỡ một phần chi phí, rút
ngắn thời gian nuôi, tăng thu nhập trong sinh hoạt.
* Công tác giống
+ Công tác chăn nuôi lợn
8
Chăn nuôi lợn vẫn là nghề truyền thống có từ lâu đời và phổ biến ở hầu hết
các hộ gia đình nông thôn. Chăn nuôi lợn ban đầu từ quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình

1-2 con chăn để tận dụng thức ăn dư thừa dần dần người dân đã phát triển tăng số
lượng lên theo quy mô chăn nuôi trang trại vài chục đến vài trăm con nhằm cung
cấp sản phẩm phục vụ cho thị trường tiêu dùng và xuất khẩu.
Trong xã hiện nay đã có rất nhiều hộ gia đình chăn nuôi lợn theo quy mô trang
trại từ vài chục con trở lên với cơ cấu đàn gồm lợn nái và lợn thịt. Vì vậy công
tác chăn nuôi lợn của xã ngày càng phát triển về quy mô đàn với số lượng lớn.
Theo số liệu thống kê của ban thú y xã tính đến năm 2012 tổng đàn lợn của
xã là 26679 con. Trong đó:
Lợn nái là: 1203 con
Lợn thịt là: 25458 con
Lợn đực giống là: 18 con
Công tác giống và thụ tinh nhân tạo: “Giống là tiền đề thức ăn là cơ sở” Có
thể nói giống là một khâu rất quan trọng đóng vai trò quyết định năng suất chất
lượng không chỉ trong chăn nuôi mà trong sản xuất nông nghiệp. Nếu giống tốt
thì khả năng sinh trưởng phát triển nhanh năng suất sản phẩm nhiều và ngược lại.
Vì vậy công tác lai tạo và chọn giống rất được người dân quan tâm và trú trọng.
Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển nhu cầu thị hiếu của người tiêu
dùng ngày càng cao. Trước đây do kinh tế còn thấp kém nhu cầu của người dân
là ăn no, mặc ấm thì hiện nay nhu cầu đó đã cao hơn rất nhiều. Sản phẩm thịt
phải đạt được chất lượng thơm ngon, ít mỡ, nhiều nạc để tạo ra được các con
giống có năng suất chất lượng thì người chăn nuôi đã cho lai tạo với các giống
lợn ngoại như: Đại bạch, Duroc, Landrace, Lang Hồng… để tạo ra con lai F1 có
năng suất, chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của con người.
Trước kia phương pháp lai tạo giống được bà con địa phương sử dụng vẫn
là phối giống trực tiếp bên cạnh đó một số ít hộ sử dụng phương pháp thụ tinh
nhân tạo. Phương pháp phối giống trực tiếp đem lại hiệu quả chưa cao con nái dễ
mắc bệnh đường sinh dục như: viêm tử cung, viêm âm đạo tỷ lệ thụ thai không
cao. Vì vậy hiện nay đa số người dân chăn nuôi đã áp dụng phương pháp thụ tinh
nhân tạo để phối giống cho lợn. Phương pháp này có ưu điểm là tỷ lệ thụ thai
cao, con nái ít bị bệnh đường sinh dục, con sinh ra khoẻ mạnh hiệu quả kinh tế

cao. Tất cả đều góp phần làm cho số lượng và chất lượng đàn lợn được cải thiện
và tăng cao rõ rệt.
Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi: Đối với các hộ gia đình chăn nuôi với số
lượng ít thì thức ăn mà bà con sử dụng là tận dụng sản phẩm có sẵn trong nông
nghiệp nhằm góp phần giảm thiểu chi phí chăn nuôi tăng thu nhập cho gia đình.
Các loại sản phẩm được sử dụng cho chăn nuôi: bột gạo, bột ngô, bột sắn, khoai
lang, rau muống…được bà con sử dụng theo phương pháp nấu chín cho ăn.
9
Đối với các trại chăn nuôi với số lượng thì thức ăn được sử dụng chủ yếu
là các loại cám đậm đặc, cám tăng trọng của các hãng công ty khác nhau như:
Con Cò, Con Heo Vàng, hay cám AAA…
Chăm sóc nuôi dưỡng: Giống tốt, thức ăn đầy đủ cân đối vẫn chưa đảm
bảo cho sự phát triển, sinh trưởng của lợn mà chăm sóc nuôi dưỡng là khâu kỹ
thuật đóng vai trò rất quan trọng. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhằm hạn chế được
các loại bệnh và dịch bệnh xảy ra giúp đàn vật nuôi lớn nhanh, khoẻ mạnh. Chính
vì vậy mà khâu chăm sóc nuôi dưỡng được bà con rất quan tâm chú ý như: xây
dựng chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc, cho ăn Ngoài ra công tác tiêm phòng và vệ
sinh tẩy uế sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi được quan tâm và thực hiện
thường xuyên.
Vệ sinh chuồng trại: Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt mà công tác vệ sinh
chuồng trại không tốt thì nguy cơ gia súc bị bệnh là rất cao làm ảnh hưởng đến
năng suất chất lượng đàn vật nuôi. Vì vậy công tác vệ sinh chuồng trại là một công
việc rất quan trọng và phải được thực hiện một cách thường xuyên nhất là đối với
chăn nuôi hộ gia đình, chuồng nuôi lợn và khu chứa phân, nước tiểu vẫn còn chưa
hợp lý nên công tác vệ sinh chuồng trại phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Đối
với các trại chăn nuôi thì đã có khu xử lý phân, nước tiểu theo phương pháp xây
hầm Bioga lấy khí đốt, làm thức ăn cho cá.
Hiệu quả kinh tế: do chăn nuôi đem lại là rất lớn do người dân biết kết hợp
các phương thức chăn nuôi và tận dụng nguồn thức ăn sẵn có của địa phương
nhằm giảm chi phí đầu vào cho sản xuất tăng hiệu quả kinh tế. Giá cả thị trường

con giống và thịt tiêu dùng luôn biến đổi từ đầu năm 2010 cho đến nay. Giá con
giống dao động từ 60-85.000 đồng/kg, giá thịt tiêu dùng loại ngon dao động từ
85-90.000 đồng/kg. Vì vậy thu nhập từ chăn nuôi lợn đem lại cho người dân là
rất cao.
*. Chăn nuôi trâu, bò.
Qua điều tra chăn nuôi trâu, bò đang rất phát triển và chủ yếu là chăn nuôi
theo hướng cung cấp sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất ngoài ra còn cung
cấp một lượng thực phẩm ra thị trường. Do diện tích đồng ruộng nhiều và được
bao bọc bởi các đồi núi nên nguồn thức ăn dồi dào và phong phú thuận lợi cho
việc chăn thả. Hình thức chăn nuôi chủ yếu theo hộ gia đình nên chuồng trại chỉ
mang tính chất tạm thời vẫn còn bị rét vào mùa đông, nền chuồng chưa được khô
ráo, phân, rác thải chưa được xử lý. Do vậy nên số lượng gia súc mắc bệnh còn
nhiều.
Theo điều tra thống kê của ban thú y xã thì đến năm 2012 tổng đàn trâu, bò
của xã là 198 con. Trong đó:
Trâu là: 180 con; Bò là: 18 con
Công tác giống và thụ tinh nhân tạo: Các giống trâu, bò được sử dụng vẫn
chủ yếu là các giống của Việt Nam. Đây là những giống có vóc dáng thể chất nhỏ
10
bé, không khoẻ mạnh nên bà con đã cho lai tạo giữa giống bò địa phương với bò
ngoại có thân hình to, khoẻ mạnh như bò Sind để tạo ra giống con lai có thể vóc
tương đối khả năng thích ứng cao khoẻ mạnh nhằm lấy sức kéo phục vụ sản xuất
nông nghiệp. Hiện nay thì các giốmg bò nội đã giảm dần và thay vào đó là giống bò
lai được lai tạo từ bò địa phương với các giống bò ngoại.
Để góp phần tăng năng suất, chất lượng đàn bò thì công tác lai tạo giống
đóng vai trò rất quan trọng. Trước đây thì công tác lai tạo giống được bà con hay
sử dụng là nhảy trực tiếp phương pháp này hay gây ra các bệnh viêm nhiễm. Vì
vậy hiện nay phương pháp này ít còn sử dụng mà thay vào đó là phương pháp thụ
tinh nhân tạo, phương pháp này có tỷ lệ thụ tinh cao tránh lây lan dịch bệnh.
Công tác thụ tinh nhân tạo đã góp phần cải tạo giống địa phương thúc đẩy chất

lượng đàn trâu, bò của xã ngày càng tăng cao.
Thức ăn sử dụng cho trâu, bò chủ yếu là rơm, rạ, cỏ tận dụng các phụ
phẩm của ngành trồng trọt như: thân cây ngô, cây lạc, đậu tương, lá mía… chăn
nuôi trâu, bò ở hộ gia đình thì chăn nuôi theo phương thức chăn thả ngoài đồng
ruộng, bờ bãi,trờn rừng.
Chuồng trại và công tác vệ sinh chuồng trại: đóng vai trò rất quan trọng
đối với sự sinh trưởng phát triển của trâu, bò. Một số hộ gia đình xây dựng
chuồng trại vẫn chỉ là tạm bợ nên nó ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con vật và
gây ra một số bệnh như: lở loét, viêm hà móng… Nhận thức được vấn đề này
người dân đã quan tâm cải thiện và nâng cấp xây dựng chuồng trại tốt để nâng
cao chất lượng đàn trâu, bò ngày càng cao.
Hiệu quả kinh tế: Trâu, bò không chỉ cung cấp sức kéo, phân bón cho sản
xuất trồng trọt mà còn cung cấp thịt, sữa cho con người mà còn cung cấp lông da
cho công nghiệp chế biến đồ mỹ nghệ. Giá thịt thương phẩm biến động tuỳ theo
thị trường tiêu dùng trung bình 90-130.000 đồng/kg thịt bò loại ngon. Đối với bê,
nghé giống giá cũng khá cao trung bình 4.5-5 triệu/ con. Vì vậy chăn nuôi trâu,
bò góp phần tăng thu nhập đáng kể cho người dân.
* Chăn nuôi gia cầm.
Gia cầm là nguồn thực phẩm cung cấp giá trị dinh dưỡng cao cho con
người như: thịt, trứng chất lượng và số lượng ngày càng đòi hỏi cao nhằm phục
vụ cho cuộc sống của con người. Theo số lượng thống kê của ban thú y xã tổng
đàn gia cầm của toàn xã đến năm 2012 là 121346 con. Trong đó:
Gà là: 115080 con; Vịt là: 5162 con; Ngan là: 1104 con
Công tác giống: Các giống gia cầm được nuôi ở địa phương chủ yếu là các
giống siêu trứng, siêu thịt, gà ta, gà chọi, Lương Phượng, gà Rod Đối với chăn
nuôi thuỷ cầm chủ yếu là các giống nuôi lấy thịt, nuôi hướng trứng như: vịt
Super, Ngan Pháp, vịt lai ngan
11
Phương thức chăn nuôi gia cầm: chủ yếu là chăn nuôi theo quy mô công
nghiệp nuôi nhốt kết hợp thả vườn. Các hộ gia đình chăn nuôi với quy mô số

lượng lớn vài trăm con đến nghìn con.
Thức ăn sử dụng: Đối với các hộ gia đình chăn nuôi với số lượng ít nhỏ lẻ
thức ăn là cám gạo, bột ngô, sắn, thóc. Đối với các hộ gia đình chăn nuôi công
nghiệp số lượng lớn thì thức ăn chủ yếu là cám công nghiệp như: cám cho gà, vịt
đẻ, cám cho gà, vịt thịt Tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng phát triển mà sử dụng
các loại cám theo giai đoạn ngày tuổi cho thích hợp.
Hiệu quả từ chăn nuôi gia cầm đem lại: là rất cao nếu chăn nuôi đúng quy
trình kỹ thuật, chi phí hợp lý. Giá cả thị trường luôn thay đổi, giá con giống gà đẻ
10- 12.000 đồng/ con. Giá thịt thương phẩm 55.000- 70.000 đồng/kg.
* Chuồng trại
Chuồng trại xây sao cho phù hợp với diện tích và hướng sử dụng của mình,
chuồng trại xây theo hướng nam hay đông nam là tốt nhất, thường có chỗ thoáng
mát, nền chuồng được làm bằng ximăng hay lát gạch quá trơn hay nhẵn bóng sẽ
làm gia súc bị ngã ảnh hưởng đến cơ thể. Chuồng phải có hệ thống máng ăn và
nước uống đầy đủ, phải có chỗ chứa phân và nước tiểu nhưng tốt nhất nên làm
bình Bioga vừa tận dụng được phân và tiết kiệm được chi phí sinh hoạt.
1.2.5.2. Tình hình thú y.
*. Công tác phòng bệnh
+. Phòng bệnh bằng vaccine
Dịch bệnh luôn là mối nguy hiểm đe doạ ảnh hưởng đến sức khoẻ của vật
nuôi gây thiệt hại về kinh tế cho ngưòi chăn nuôi. Không chỉ có vậy những bệnh
nguy hiểm còn có thể lây sang cho con người như cúm gia cầm (H
5
N
1
) vừa gây
thiệt hại cho gia cầm vừa gây ảnh hưởng tới con người. Vì vậy phòng bệnh là
công việc rất thiết thực nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan đem lại hiệu quả kinh
tế cao.
Công tác tiêm phòng ở xã được chỉ đạo rất sát xao và người dân có ý thức

tham gia tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm.
Nhận thức được vai trò tác dụng của việc tiêm phòng nên trong các đợt
tiêm phòng xã đã tiêm phòng cho gia súc các loại vaccine được sử dụng như:
dịch tả, tụ huyết trùng lợn, trâu bò, lở mồm long móng trâu bò, lợn, dịch tai xanh.
Với gia cầm sử dụng vaccine cúm gia cầm H
5
N
1
cho gà, vịt.
Bảng 2: Kết quả tiêm phòng vaccine của xã Kiên Thành 3 năm gần đây.
Năm Loại gia súc Loại vaccine Tổng số (con)
Số được tiêm
(con)
Tỷ lệ
(%)
2009
Trâu, bò Tụ huyết trùng 295 256 86,77
Lợn
Dịch tả
9535 7136 74,84
Tụ huyết trùng
Gia cầm H5N1 35716 22160 62,04
12
Chó, mèo Dại 1085 915 84,33
2010
Trâu, bò Tụ huyết trùng 273 236 86,44
Lợn
Dịch tả
8569 5576 65,07
Tụ huyết trùng

Gia cầm H5N1 37108 21260 57,29
Chó, mèo Dại 1378 1021 74,09
2011
Trâu, bò Tụ huyết trùng 198 158 79,79
Lợn
Dịch tả
8575 5105 59,53
Tụ huyết trùng
Gia cầm H5N1 48522 30860 63,60
Chó, mèo Dại 1542 1309 84,89
( Nguồn số liệu do trưởng thú y xã cung cấp)
Nhận xét:
Qua bảng 2 cho thấy số lượng gia súc gia cầm trong xã nhiều nhưng số
lượng tiêm phòng thì ít do người dân sợ tốn kém, do nhận thức của người dân
còn hạn chế nên nhiều đợt tiêm phòng họ đã không hưởng ứng. Một số người dân
thấy tiêm phòng cho gia súc gia cầm sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng, khả
năng quay vòng đàn gia súc gia cầm trong 1 thời gian nhất định bị ảnh hưởng nên
việc tiêm phòng không đạt hiệu quả cao.
Vì vậy việc nâng cao ý thức, kiến thức người dân trong xã thấy được hiệu
quả và ý nghĩa của việc tiêm phòng là rất quan trọng. Thực hiện phương châm “
phòng bệnh hơn chữa bệnh” từ đó đảm bảo chất lượng đàn vật nuôi trên toàn xã.
* Vệ sinh phòng bệnh.
Bên cạnh công tác phòng bệnh bằng vaccine thì khâu vệ sinh thú y đóng
vai trò rất quan trọng trong công tác chăn nuôi thú y. Để chăn nuôi phát triển tốt,
con vật khoẻ mạnh không mang mầm bệnh thì phải thực hiện tốt các biện pháp
kỹ thuật như: vệ sinh chuồng trại môi trường xung quanh, thức ăn nước uống.
Nhận thức được điều này ban thú y xã đã đưa ra biện pháp tích cực cùng người
chăn nuôi thực hiên tốt vệ sinh thú y như: thường xuyên tẩy uế, sát trùng chuồng
trại, lập các chốt kiểm dịch để ngăn chặn và phòng ngừa dịch bệnh lây lan, xây
dựng và khơi thông hệ thống cống rãnh thoát nước, chất thải, phát quang bụi

rậm để hạn chế mầm bệnh và lây lan.
* Công tác điều trị bệnh.
+ Những bệnh thường xảy ra ở cơ sở.
Những năm gần đây do điều kiện thời tiết phức tạp nên nhiều loại bệnh
thường xảy ra như dịch tả lợn, tụ huyết trùng trâu, bò, lợn, bệnh tai xanh ở lợn…
và một số bệnh về ký sinh trùng đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi trong
xã.
Nhưng từ năm 2010 trở lại đây được sự quan tâm đúng mức của các cấp
các ban ngành, sự phối hợp có hiệu quả của ban thú y, hội khuyến nông, các ban
13
ngành có liên quan và toàn thể nhân dân trong xã có sự khởi sắc rõ rệt cụ thể như:
Công tác thú y được đẩy mạnh cả về số lượng và chất lượng. Việc áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi được triển khai tốt. Vì vậy số
lượng đàn gia súc, gia cầm ngày càng tăng lên, dịch bệnh ít xảy ra hơn, nếu xảy
ra chỉ là rải rác đều được thú y cơ sở phát hiện và điều trị kịp thời giảm thiệt hại
do dịch bệnh gây ra một cách tối thiểu.
* Công tác điều trị và kết quả điều trị ở cơ sở.
+ Công tác điều trị.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp ở xã thì việc đi điều trị bệnh cho gia
súc, gia cầm là việc cần thiết cho học sinh, sinh viên chúng em, nó giúp cho tay
nghề được nâng cao hơn và việc chẩn đoán bệnh ngày một chính xác. Do tình
hình dịch bệnh xảy ra quanh năm cho nên công tác khám chữa bệnh cũng được
cán bộ thú y cơ sở thực hiện một cách thường xuyên. Chính vì thế mà dịch bệnh
giảm đi đáng kể, trong đó vẫn còn có các bệnh thường gặp là đóng dấu lợn, tụ
huyết trùng, ghẻ, giun sán… Nhờ có kinh nghiệm trong công tác điều trị nên kết
quả đem lại là tương đối cao. Chính vì thế mà chúng em đã được học hỏi kinh
nghệm của những người đi trước.
* Kết quả điều trị bệnh.
Với trách nhiệm của người cán bộ thú y và tinh thần làm việc hăng hái
nhiệt tình các thú y làm việc có hiệu quả rất cao, chẩn đoán bệnh tương đối chính

xác, điều trị bệnh đúng thuốc nên hầu hết các bệnh đều khỏi. Tuy nhiên vẫn có
trường hợp vật nuôi bị chết do người dân phát hiện muộn mới báo lại cho thú y
nên việc điều trị không kịp thời.
1.2.6. Thuận lợi và khó khăn
1.2.6.1 Thuận lợi
Kiên Thành là xã có diện tích đất tự nhiên lớn, là một xã trung du miền
núi, diện tích đất đai là 1302,79 ha trong đó 832,01 ha là đất nông nghiệp rất
màu mỡ. Có đường giao thông thuận tiện cho giao lưu buôn bán với các vùng lân
cận.
Tình hình chính trị tương đối ổn định với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên
môn cao đã giúp xã phát triển đi lên về mọi mặt. Cùng với đó là điều kiện khí hậu
tương đối ổn định tạo điều kiện phát triển ngành chăn nuôi, trồng trọt.
Nhân dân được tiếp xúc, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông
nghiệp cũng như trong chọn giống.
Quan trọng hơn nữa là sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của chính quyền
địa phương đến sự phát triển của ngành trồng trọt, chăn nuôi. Đồng thời mạng
lưới thú y có trình độ học vấn cao cũng như kinh nghiệm thực tiễn nhiều. Đây là
những yếu tố giúp cho ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
1.2.6.2 Khó khăn
14
Do dân số đông tạo không ít khó khăn cho việc giải quyết việc làm cho
người lao động. Cũng vì vậy mà ngành chăn nuôi còn chưa phát huy được dẫn
đến kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
Tập quán chăn nuôi còn lạc hậu công tác vệ sinh phòng dịch bệnh chưa tốt
do nhận thức của người dân còn hạn chế nên bệnh tật còn xảy ra nhiều.
Sự đầu tư chi phí sản xuất chưa cao vì vậy năng suất chất lượng không cao.
Giá cả thị trường bấp bênh nên thu nhập từ chăn nuôi và trồng trọt cũng
bấp bênh.
Điều kiện khí hậu thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh làm cho dịch
bệnh xảy ra ngày càng phức tạp và khó kiểm soát, làm cho tâm lý của bà con

hoang mang lo sợ nên việc khôi phục đàn gia súc, gia cầm còn hạn chế. Bên cạnh
đó các hộ gia đình chưa chuẩn bị được đầy đủ dụng cụ cho chăn nuôi khi có sự
cố xảy ra như: đèn điện, các dụng cụ thú y
1.3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.
1.3.1.1 Sơ lược về bệnh sưng phù đầu.
Bệnh sưng phù đầu (Edema Disease) do vi khuẩn E.coli đường ruột gây
nên ở lợn con giai đoạn trước và sau cai sữa. Bệnh có tên la tinh Colibaccilosis
hay còn gọi là Eschierichia Coli.
Bệnh sưng phù đầu là bệnh nhiễm độc huyết truyền nhiễm cấp tính gây ra
bởi độc tố của 1 số Serotyp E.coli họ trực khuẩn đường ruột.
Đặc trưng của bệnh là hiện tượng phù thũng ở phần đầu, mí mắt, lợn ỉa chảy
phân màu vàng hoặc ghi nhạt. Bệnh xảy ra cả 4 mùa: Xuân- Hè- Thu- Đông.
Bệnh thường gặp ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. Tỷ lệ lợn con mắc
bệnh không cao vẫn có thể gây chết, lợn hay bị bệnh nhất là lúc 6-7 tuần tuổi gây
chết và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn lợn giảm hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi.
Bệnh được xác định ở nhiều nước trên thế giới thường xảy ra ở hầu hết
các cơ sở chăn nuôi lợn, các trang trại chăn nuôi tập trung khả năng gây bệnh của
các chủng E.coli trên tất cả các giống lợn ở mọi lứa tuổi, bệnh lây lan nhanh,
mạnh, rộng khắp và gây chết nhiều lợn.
ở nước ta bệnh sưng phù đầu được phát hiện ở hầu hết các tỉnh thành trong
cả nước gây thiệt hại lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn (Nguyễn Xuân
Bình, Nguyễn Ngọc Hải (2001)
[1]
.
1.3.1.2 Đặc điểm dịch tễ học.
Bệnh sưng phù đầu là bệnh thường xuất hiện ở lợn con giai đoạn trước và
sau cai sữa 1- 3 tuần tuổi. Tuổi cảm nhiễm của lợn thường vào lúc 4- 10 tuần tuổi
cũng có trường hợp bệnh sưng phù đầu được phát hiện ở lợn sơ sinh 4 ngày tuổi

hay cả lợn nái, lợn thịt. Shaks (1938)
[1]
.
15
Tỷ lệ mắc bệnh của lợn con cao có khi lên tới 80-90%. Tỷ lệ nhiễm bình
quân 30-40% số con mắc trong đàn (Timoney 1950; Kernkamp và cộng sự 1965;
Sweeney 1976)
[2]
. Tỷ lệ mắc bệnh cao nên tỷ lệ chết khá cao từ
50-90%, bệnh kéo dài 4-14 ngày , trung bình < 7 ngày. Nếu bệnh xảy ra ngay
những ngày đầu mới sinh thì tỷ lệ chết 20-25% có khi lên tới 90% số con bị bệnh
(Hướng dẫn phòng và trị bệnh lợn con cao sản nhà xuất bản NN 1999)
[2]
.
Theo Shanks 1938; Timoney 1950 thì bệnh sưng phù đầu phát triển nhanh
lây lan mạnh đặc biệt là nhữmg con lợn khoẻ mạnh, to nhất đàn và bị nặng nhất.
Theo sự tổng hợp của Nguyễn Như Pho 2001
[3]
thì cho rằng giai đoạn lợn
con cai sữa do bị Stress tác động như: cắt sữa mẹ, chuyển chuồng, thay đổi thức
ăn… nên thường ăn nhiều hơn do thức ăn mới lạ. Đây chính là nguyên nhân dẫn
đến hiện tượng thức ăn không tiêu gây rối loạn vi khuẩn đường ruột tạo điều kiện
thuận lợi cho các chủng E.coli gây bệnh.
Môi trường chuồng trại hầu như là nguồn lây nhiễm quan trọng nhất.
Chuồng trại ẩm thấp, tối tăm, không đảm bảo vệ sinh, phân chất thải ứ đọng
trong chuồng… là môi trường cư trú của vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy lợn con sơ
sinh có thể bị nhiễm bệnh từ chuồng đẻ mang mầm bệnh khi chuyển sang chuồng
nuôi sau cai sữa. Đồng thời các chất tẩy uế và sát trùng thông thường không đủ
mạnh để cắt đứt chu kỳ lây bệnh của mầm bệnh. Nguyễn Xuân Bình và cộng sự
2002)

[4]
; Hamspon và cộng sự 1987
[3]
.
Sự phát tán của mầm bệnh rất rộng và khó kiểm soát do mầm bệnh phát
tán thường qua không khí, thức ăn, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi,
ngoài ra cũng có thể lây nhiễm qua môi giới truyền lây là các loài động vật côn
trùng khác.
1.3.1.3. Sinh bệnh học.
Sự lây nhiễm.
Sự lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hoá thông qua thức ăn, nước uống
hoặc do lợn liếm láp nền chuồng bị nhiễm mầm bệnh. Ngoài ra lợn còn có thể
nhiễm E.coli thông qua tác động của các loài thiên địch như: chuột, chó, mèo,
côn trùng hoặc có thể do con người thông qua đưa thức ăn, dùng dụng cụ chăn
nuôi có nhiễm E.coli, khi mắc bệnh E.coli tăng nhanh trong đường ruột và sau đó
giải phóng ra độc tố xâm nhập vào dòng Lympho làm máu bị nhiễm độc.
Wathes và cộng sự 1989
[4]
đã tiến hành 1 thí nghiệm lây bệnh với chủng
ETEC K
88
(Eterhermorrhagic E.coli K
88
) và nhận thấy rằng đường lây nhiễm
bệnh E.coli ở lợn thông qua không khí là phổ biến nhất.
- Sự định vị ở ruột non.
Thông thường môi trường axit ở dạ dày có tác dụng ức chế E.coli. Trong
dạ dày, ruột sự tăng độ pH của chất chứa trong dạ dày ở lợn cai sữa là nguyên
nhân làm tăng số lượng E.coli là yếu tố cần thiết cho sự định vị của vi khuẩn. Do
đó lợn cai sữa rất mẫn cảm với E.coli. (Bolduan cà cộng sự 1988)

[5].
16
Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hoá đặc biệt là ruột non cần phải có cơ
chế thích nghi để không bị nhu động ruột đẩy ra ngoài. Đó là cơ chế định vị của
ruột non. Sự định vị ở ruột non là khả năng mà vi khuẩn E.coli thực hiện các cơ
chế thích nghi để chống lại nhu động của ruột. Sự định vị ở ruột phải có 2 yếu tố
là: sự bám dính vào màng nhày và sự tăng sinh nhanh.
Sự bám dính là nhờ vào các tua, lông bám để kết bám vào bề mặt niêm
mạc của ruột Bertschinger và cộng sự 1990, khả năng bám dính tuỳ thuộc vào
từng chủng E.coli và sự định vị càng lớn khả năng gây bệnh càng cao.
Các nhân tố liên quan đến sự định vị của vi khuẩn E.coli là các nhân tố xác
định sự tạo dịch ruột và dưỡng chất. Số lượng các loại dinh dưỡng được tiêu thụ
và cơ chế tiêu hoá, thấm hút của đường tiêu hoá (Deprez 1989; Smith và Halls
1968; Berschinger và cộng sự 1990; Schulze 1977)
[6]
.
Sự tạo thành dịch ruột và dưỡng chất có liên quan đến các loại vi khuẩn và
mật độ vi khuẩn có trong đường ruột. Sự định vị của vi khuẩn E.coli có thể do 1
yếu tố hỗ trợ đó là sự dư thừa dinh dưỡng.
- Cơ chế gây bệnh.
Quá trình sinh bệnh có liên quan mật thiết tới các đặc điểm sinh lý của lợn
con. Đối với những con khoẻ mạnh vi khuẩn E.coli và các vi khuẩn khác chỉ cư
trú ở ruột già và một phần cuối ruột non, phần đầu và phần giữa hầu như không
có.
Đối với lợn con lúc này bộ máy tiêu hoá chưa được hoàn chỉnh. Hệ thống
thần kinh còn phụ thuộc vào hầu hết các phản xạ không điều kiện. Độ axit của
dịch vị, độ thẩm thấu của tế bào thành ruột, chức năng của gan chưa hoàn chỉnh
dẫn đến khả năng tiêu hoá của lợn con kém. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự
xâm nhập và phát triển của vi khuẩn.
Sau khi vi khuẩn E.coli xâm nhập vào cơ thể lợn qua đường tiêu hoá vi

khuẩn sẽ chui vào niêm mạc ruột sinh sản và phát triển trong các tế bào tạo nên
một áp lực lớn ở ống tiêu hoá. Các nội độc tố và ngoại độc tố tiết ra gây viêm
niêm mạc ruột làm tăng nhu động ruột, nước và dịch ruột dồn vào ruột dẫn tới
hiện tượng tiêu chảy. Ban đầu hiện tượng này có lợi nhằm bảo vệ cơ thể, đẩy các
tác nhân gây bệnh ra ngoài cơ thể nhưng do nguyên nhân gây bệnh không ngừng
phát triển cùng sức đề kháng của cơ thể ngày càng giảm đã kích thích tổn thương
niêm mạc ruột, lúc này tiêu chảy là có hại cho lợn con. Tiêu chảy nặng làm mất
nhiều nước, gây rối loạn chức năng sinh lý tiêu hoá của lợn con dẫn đến rối loạn
cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột làm vi khuẩn nên men gây thối phát
triển nhanh với số lượng ngày càng nhiều. Độc tố vào máu làm rối loạn cơ năng
giải độc của gan và quá trình loại thải ở thận làm lợn chết.
Cơ chế gây bệnh sưng phù đầu do chủng E.coli gây ra có 3 giả thuyết về
cơ chế sinh bệnh là: sự hấp thu E.coli từ môi trường, độc tố có trong cơ thể và sự
cảm thụ cao của 1 hay nhiều kháng nguyên kháng lại E.coli đã xác định. Trong
17
giả thuyết bệnh sưng phù đầu là sự hấp thu E.coli từ môi trường được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm nhất. Môi trường điều kiện ngoại cảnh bất lợi như: ẩm thấp,
tối tăm… là môi trường thích hợp cho nhiều loại vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Nhiều tác giả cho rằng bệnh sưng phù đầu do tác động của nội độc tố. Sau
khi định vị ở ruột non vi khuẩn E.coli bắt đầu tăng sinh và sinh độc tố. Độc tố
huyết sinh ra gồm 2 loại: Enterotoxinegic gây viêm, xuất huyết ruột dẫn đến tiêu
chảy ra máu và Vasotacin gây hoại tử động mạch dẫn đến phù.
Các chủng E.coli dung huyết gồm: O
138
: K
81
; O
139
: K
82

; O
141
: K
85
được phân
lập bởi Clugston và Mielsen 1974. Các chủng O
149
: K
88
; O
147
: K
88
; O
141
: K
88
được
Nguyễn Thị Nội 1968 phân lập từ các bệnh tạo ra hội chứng sưng phù đầu sau
khi gây bệnh thí nghiệm. Khi mổ khám kiểm tra bệnh tích động vật thí nghiệm
thì có các tổn thương do nội độc tố gây ra như: sưng phù các mô liên kết, tràn
dịch các xoang: tim, phổi tụ máu nội tạng, xuất huyết đáy niêm mạc dạ dày, xuất
huyết lấm tấm và bầm máu ở phổi.
Nhiều tác giả khác lại cho rằng bệnh sưng phù đầu là sự cảm thụ ở mức độ
cao của kháng nguyên kháng E.coli trong tử cung của con mẹ hoặc có trong sữa
đầu. Sự cảm thụ xuất hiện những tổn thương như: sưng phổi, xuất huyết ruột,
xuất huyết đáy niêm mạc dạ dày, tràn dịch xoang bao tim, phổi.
1.3.2.4. Nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh sưng phù đầu là bệnh do các chủng E.coli gây nên, là bệnh truyền
nhiễm cấp tính đặc trưng là tiêu chảy, nhiễm trùng huyết, sưng phù đầu mặt, nhiễm

độc ruột hay gặp ở lợn giai đoạn trước và sau cai sữa. E.coli có khả năng bám dính
vào thành ruột non và sinh sản ra độc tố, các chủng này đều gây dung huyết tăng
sinh. Các độc tố sẽ thấm vào máu rồi gây hại thành mạch máu.
Vi khuẩn E.coli thường xuyên cư trú trong đường tiêu hoá của lợn con khi
gặp điều kiện thuận lợi như: thay đổi thời tiết nhất là khi trời lạnh, độ ẩm cao,
thay đổi dinh dưỡng đột ngột, chất lượng sữa thay đổi…làm cho số lượng E.coli
phát triển nhanh mạnh với số lượng nhiều và đây chính là nguyên nhân gây bệnh
sưng phù đầu ở lợn con.
Chế độ dinh dưỡng kém, công tác vệ sinh thú y không tốt thì sức đề kháng
của cơ thể giảm vi khuẩn E.coli sẽ tăng cường độc tính và gây bệnh. Do vi khuẩn
E.coli xuất hiện sớm vài ngày sau khi sinh và chúng tồn tại , sinh trưởng, phát
triển trong bộ máy tiêu hoá của lợn cho tới khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát
bệnh hoặc tới khi chết.
Mức độ cảm nhiễm E.coli khác nhau tuỳ thuộc vào thể trạng của cơ thể
con vật, các điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng. Mức độ cảm nhiễm E.coli sẽ
tăng do 1 số nguyên nhân chính như:
- Vi khuẩn có trong đường tiêu hoá gây ra do thức ăn mới, số lượng nhiều
nên thức ăn không tiêu làm cho vi khuẩn đường ruột bị rối loạn tạo điều kiện cho
vi khuẩn E.coli sinh sôi phát triển từ đó sẽ gây bệnh cho lợn.
18
- Do chuồng nuôi không đảm bảo vệ sinh, bẩn, chất thải ứ đọng trong
chuồng làm cho chuồng trại nhiễm khuẩn dẫn đến bầu vú cũng bị nhiễm khuẩn
E.coli khi lợn con bú sẽ bị nhiễm bệnh.
- Do điều kiện thời tiết lạnh, mưa phùn, độ ẩm cao làm sức đề kháng của
lợn giảm nên lợn con dễ bị nhiễm khuẩn.
- Quá trình chăm sóc lợn nái chửa không đúng kỹ thuật, lượng sắt dự trữ
trong bào thai ít nên lợn con sinh ra còi cọc, yếu làm sức đề kháng của cơ thể
giảm, vì vậy khả năng nhiễm bệnh của lợn là rất cao.
1.3.1.5. Một số đặc điểm của vi khuẩn E.coli.
* Hình thái.

E.coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 2-3x0.6m.
E.coli có khả năng di động, một số không có khả năng di động do không có lông
ở quanh thân.
Trong cơ thể động vật E.coli lại có hình cầu trực khuẩn đứng riêng lẻ hoặc từng
đôi một, có khi xếp thành chuỗi ngắn có lông quanh thân giúp cho quá
trình di động của E.coli và khả năng bám dính.
Vi khuẩn E.coli không hình thành nha bào nhưng hình thành giáp mô, khi
quan sát dưới kính hiển vi điện tử thì quan sát được cấu trúc Pili mang kháng
nguyên bám dính như: K
88
, K
89
.
Vi khuẩn nhuộm màu Gram(-) trong tổ chức và dịch thể thấm ra, thỉnh
thoảng E.coli bắt màu đen hoặc sẫm cả 2 đầu.
* Đặc tính nuôi cấy E.coli.
E.coli có thể phát triển ở nhiều loại môi trường nuôi cấy thông thường, một
số chủng E.coli có thể phát triển ở môi trường nuôi cấy tổng hợp.
E.coli là trực khuẩn yếm khí có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 5-40
0
C, nhiệt độ
thích hợp nhất để vi khuẩn tồn tại là 37
0
C, phát triển ở môi trường có độ pH là 5.5-
8, độ pH thích hợp để vi khuẩn phát triển là 7.2-7.4. Mỗi loại môi trường nuôi cấy
khác nhau thì điều kiện môi trường nuôi cấy E.coli là khác nhau.
- Môi trường nước thịt: là môi trường rất đục có lắng cặn ở dưới đáy, màu
tro hoặc xám trên bề mặt, môi trường có mùi phân thối, ở môi trường vi khuẩn có
thể phát triển tốt.
- Môi trường thạch thường: nuôi cấy E.coli ở môi trường này sau 24h thì vi

khuẩn hình thành nên những khuẩn lạc ẩm ướt màu xám ánh, có kích thước trung
bình, bề mặt hơi lồi, có bề mặt bóng láng.
Ngoài ra vi khuẩn E.coli còn được nuôi cấy ở môi trường khác như: môi
trường thạch máu (khuẩn lạc màu sáng) ở môi trường khác nhau khuẩn lạc có
màu sắc khác nhau nhưng vi khuẩn E.coli phát triển tốt và hình thành nên khuẩn
lạc.
*. Đặc tính sinh vật học.
19
Label1
Trực khuẩn E.coli biểu hiện những đặc tính sinh học rõ nhất khi trực khuẩn
lên men sinh hơi các loại đường: Glucoza, Galactoza, Mantoza tạo axit là đặc
tính chủ yếu của vi khuẩn đường ruột với các chủng khác nhau thuộc họ
Enterobacteriaccac.
E.coli làm đông sữa ở nhệt độ 37
0
C nên không chịu được nhiệt độ cao, chết
ngay ở 100
0
C, ở nhệt độ 55
0
C trong 1h E.coli chết, ở nhệt độ 60
0
C trong thời gian
15-30

vi khuẩn chết. Trong nước vi khuẩn E.coli sống được vài phút. Trong môi
trường nước luộc thịt, sữa một số chủng E.coli không bị phá huỷ ở nhiệt độ 60
0
C
trong thời gian 30’.

Các chất sát trùng thông thường như: Phenol, Formol, Axit phenic, HCl, vôi tôi,
sút (NaOH) ở nhiệt độ thường cũng có thể tiêu diệt được E.coli trong vòng 5
phút. Ngoài ra E.coli rất mẫn cảm với các loại kháng sinh.
(*)Kháng nguyên K:
Là kháng nguyên bề mặt ngăn cản sự ngưng kết của vi khuẩn sống trong
huyết thanh không tương ứng, đun nóng 100-120
0
C thì kháng nguyên mất tác
dụng này.
Căn cứ vào đặc tính chịu nhiệt, không chịu nhiệt, khả năng hình thành
ngưng kết tố và khả năng ức chế ngưng kết thì kháng nguyên K của vi khuẩn
E.coli có 3 loại: L, A, B.
+ Kháng nguyên L: là kháng nguyên vỏ không chịu nhiệt độ cao bị phá huỷ
ở 100
0
C trong thời gian 1h.
+ Kháng nguyên A: là kháng nguyên vỏ chịu nhiệt, không bị phá huỷ ở
100
0
C nhưng trong thời gian dài 2,5h thì tính kháng nguyên, khả năng ngưng kết,
kết hợp của kháng nguyên bị phá vỡ.
+ Kháng nguyên B: là kháng nguyên vỏ không chịu nhiệt, đun sôi ở 100
0
C
trong thời gian 1h thì kháng nguyên bị phá huỷ, mất tính kháng nguyên nhưng
vẫn giữ được khả năng ngưng kết.
(*)Kháng nguyên O:
Là kháng nguyên chịu nhiệt nằm trên màng ngoài của vỏ bọc vi khuẩn.
Kháng nguyên O được đặc trưng bởi lớp Polysaccarit cấu trúc gồm 2 phần:
+ Phần Polysaccarit có nhóm Hidro nằm mặt ngoài có chức năng tạo hình

của Serotype, còn Polysaccarit ở mặt trong có chức năng tạo sự khác biệt giữa
các khuẩn lạc.
+ Phần Lipit của màng quyết định độc lực của vi khuẩn. Tỷ lệ Lipit màng
ngoài càng cao thì độc lực của vi khuẩn càng cao.
Kháng nguyên O chịu nhiệt nên ở nhiệt độ đun sôi 100
0
c trong thời gian
2,5h vẫn giữ được tính kháng nguyên, khả năng ngưng kết và kết hợp. Đặc biệt là
kháng nguyên O không bị phá huỷ bởi cồn.
(*) Kháng nguyên H:
20
Là kháng nguyên có trên lông vi khuẩn chịu được nhiệt độ cao, đun sôi
100
0
C trong thời gian 90’ vẫn giữ được tính kháng nguyên. Trong thời gian dài
hơn 2,5h thì tính kháng nguyên bị phá vỡ.
Tóm lại: E.coli có nhiều chủng Serotype khác nhau và chúng đều đóng vai
trò quan trọng trong bệnh rối loạn tiêu hoá ở lợn con. Trong các Serotype ấy thì
thành phần quan trọng nhất là kháng nguyên K
88
AB, K
88
AC. Những chủng nào
có 2 loại kháng nguyên này thì sẽ gây bệnh cho lợn con và ngược lại chỉ những
chủng có 2 loại kháng nguyên này mới sinh kháng thể để kháng lại vi khuẩn.
1.3.1.6. Yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli.
* Khả năng bám dính của vi khuẩn.
Khả năng bám dính của vi khuẩn vào ruột lợn để gây bệnh là rất quan
trọng. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể lợn qua đường tiêu hoá thì vi khuẩn
sẽ chui vào niêm mạc ruột sau đó sinh sản và phát triển trong các tế bào tạo nên

một áp lực lớn ở ống tiêu hoá. Nên vi khuẩn phải có cơ chế thích nghi để chống
lại nhu động ruột đẩy vi khuẩn ra ngoài và khả năng bám dính của vi khuẩn vào
ruột lợn để gây bệnh là vô cùng quan trọng.
Hiện tượng vi khuẩn có khả năng hình thành bám dính nó vừa mang tính
chất lý, hoá học vừa mang tính chất sinh vật học. Nó là quá trình liên kết vững
chắc, thuận nghịch giữa bề mặt vi khuẩn với bề mặt tế bào niêm mạc ruột của vật
chủ. Quá trình này thực hiện qua các bước sau:
Đầu tiên vi khuẩn liên kết từng phần giữa bề mặt vi khuẩn với bề mặt niêm
mạc ruột. Để thực hiện quá trình này thì đòi hỏi vi khuẩn phải có khả năng di
động. (Jones 1981)
[7]
.
Tiếp theo là quá trình hấp thu của vi khuẩn đó chính là khả năng bám dính.
Quá trình hấp thu phụ thuộc vào đặc tính bề mặt của vi khuẩn và tế bào. Quá
trình thực hiện theo hướng thuận nghịch dưới sự tác động của những lực tương
hỗ khác nhau (Freter 1976)
[8]
về việc chuyển động thẳng tiến của vi khẩn giúp nó
có thể cố định và bám chắc trên bề mặt tế bào tham gia vào quá trình hấp thụ.
(Uhllman 1982)
[9]
.
Cuối cùng là quá trình tác động tương hỗ giữa các yếu tố bám dính của vi
khuẩn với điểm tiếp nhận trên bề mặt tế bào.
*. Khả năng xâm nhập của vi khuẩn.
Là khả năng mà vi khuẩn qua đường tiêu hoá vào niêm mạc ruột để sinh sôi
và phát triển. Vi khuẩn muốn xâm nhập vào đường ruột để gây bệnh cho lợn thì nó
phải phá vỡ được hàng rào bảo vệ của lớp Mucoprotit trên bề mặt niêm mạc ruột rồi
tiếp tục xâm nhập vào tế bào Ephitel và sinh sản phát triển ở đó.
Các vi khuẩn mà không có khả năng xâm nhập, không qua được hàng rào

bảo vệ Mucoprotit hoặc nếu qua thì bị tiêu diệt bởi khả năng thực bào của một tế
bào lớn ở tổ chức hạ niêm mạc. (Giannella 1975)
[10]
.
* Vai trò gây bệnh của kháng nguyên.
21
Trong vi khuẩn đường ruột có rất nhiều kháng nguyên, có loại tạo miễn
dịch để phòng vệ cho vật chủ, có loại không tạo miễn dịch nhưng chúng đều
tham gia vào quá trình gây bệnh cho vật chủ. Kháng nguyên đó có thể gây bệnh
bằng cách giúp vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào tế bào vật chủ và tham gia
kháng lại các yếu tố phòng vệ tự nhiên của vật chủ. Các loại yếu tố phòng vệ tự
nhiên như: kháng nguyên O, H, OMP.
* Khả năng gây dung huyết.
Sắt là nguyên tố đóng vai trò rất quan trọng nhằm tăng sức đề kháng cho
cơ thể con vật. Sắt được cung cấp cho các tổ chức, cơ quan phụ thuộc vào chất
Soderofor do vi khuẩn sản sinh ra. Chất này có khả năng phân huỷ sắt liên kết
trong tổ chức vật chủ thông qua sự phá huỷ hồng cầu để vi khuẩn sử dụng nhân
Hem. Vì vậy việc sản sinh ra Hematolyzin của vi khuẩn có thể coi là một yếu tố
độc lực.
Theo Kentyl 1980
[11]
thì khả năng dung huyết là yếu tố độc lực quan trọng
của vi khuẩn E.coli gây bệnh tiết niệu và E.coli phân lập từ cơ quan cảm nhiễm
ngoài đường ruột thường có khả năng dung huyết cao (49%) cao hơn nhiều so
với E.coli phân lập từ phân (8-18%).
E.coli có 4 kiểu dung huyết . Trong đó là một kiểu Protein thẩm thấu qua
lọc không được gắn với tế bào vi khuẩn được giải phóng vào môi trường nuôi cấy
ở pha Logarit của chu trình phát triển vi khuẩn. Còn kiểu thì gắn với tế bào vi
khuẩn do vậy không có tác dụng độc. (Smith, H.W 1963)
[12]

.
Theo Smith, H.W 1963 thì chủng Serotype E.coli gây bệnh cho lợn thường
có khả năng sản sinh ra Hematolyzin nhưng chủ yếu là các Serotype kháng
nguyên như: O
8
, O
138
, O
141
, O
147
.
* Độc tố của vi khuẩn.
Độc tố chính là yếu tố gây bệnh của E.coli, vi khuẩn sau khi xâm nhập vào
đường tiêu hoá vào niêm mạc ruột chúng sẽ sinh sản và phát triển ở đó. Sau đó vi
khuẩn sẽ tiết ra độc tố gây viêm niêm mạc ruột làm nhu động ruột sinh ra nhiều
nước và dồn vào ruột gây nên hiện tượng tiêu chảy. E.coli có 2 loại độc tố là: nội
độc tố và ngoại độc tố.
(*) Nội độc tố: là độc tố có trong tế bào vi khuẩn chỉ được giải phóng ra
ngoài môi trường khi vi khuẩn chết. Là yếu tố gây bệnh chủ yếu của trực khuẩn
đường ruột.
Nội độc tố được chiết xuất từ Axit Trichloaxetic, Phenol. Dưới tác dụng
của enzim nội độc tố được coi là kháng nguyên hoàn toàn có tính đặc hiệu cao
với chủng Serotype. Nội độc tố có 2 lớp là:
+ Độc tố chịu nhiệt ST(Stable Heat Toxin):
Độc tố chịu nhiệt ở 100
0
C trong thời gian 15phút. Độc tố này được phân
chia làm 2nhóm: STa, STb có vai trò quan trọng trong việc gây ỉa chảy của chủng
E.coli gây bệnh trên lợn, bê, nghé và cả trẻ sơ sinh.

22
+ Độc tố không chịu nhiệt LT(Leat Labite Toxin):
Độc tố bị vô hoạt ở 60
0
C trong thời gian 15phút. Độc tố gồm 5 nhóm B có
khả năng bám dính trên bề mặt biểu bì của tế bào niêm mạc ruột và một phần
nhóm A có hoạt tính sinh học cao có các chủng E.coli gây bệnh cho người và lợn.
(*) Ngoại độc tố: là độc tố của vi khuẩn tiết ra khuyếch tán vào môi
trường. Ngoại độc tố của E.coli không chịu nhiệt dễ bị phá huỷ ở 56
0
C trong thời
gian 10-30 phút. Dưới tác dụng của Formol và nhiệt độ thì ngoại độc tố chuyển
thành giải độc tố. Ngoại độc tố có hướng thần kinh và gây hoại tử, khả năng tạo
độc tố của vi khuẩn sẽ mất đi nếu chúng giữ được lâu dài và cấy truyền nhiều lần
trên môi trường dinh dưỡng.
1.3.1.7. Triệu chứng lâm sàng.
Lợn bị bệnh E.coli dung huyết biểu hiện ở 2 thể chủ yếu: thể cấp tính và
thể quá cấp.
+ Thể quá cấp tính: Lợn chết đột ngột trước khi thấy rõ các triệu chứng
lâm sàng như: phù thũng, rối loạn thần kinh. Thường những con to béo nhất đàn
hay ăn nhất, ăn nhiều thì bị mắc bệnh và chết đột ngột không biểu hiện triệu
chứng lâm sàng (Bùi Xuân Đồng 2002)
[5]
. Tuy nhiên thì vẫn có biểu hiện triệu
chứng chung như: kém ăn, bỏ ăn, lừ đừ, ỉa chảy hoặc táo bón… biểu hiện này
thường xuất hiện trước khi chết 1-2 ngày.
Lợn chết ở thể này là do tác động stress như: thay đổi thức ăn đột ngột,
biến động thời tiết làm lợn bị lạnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn E.coli gây bệnh
và phát triển.
+ Thể cấp tính: con vật có biểu hiện triệu chứng chung như: mệt mỏi, bỏ

ăn, sốt, lừ đừ, nằm ở góc chuồng tách riêng với đàn, hay uống nước, lúc táo bón
lúc ỉa chảy.
Những con to khoẻ nhất đàn thường bị bệnh đầu tiên. Ban đầu lợn có biểu
hiện ỉa chảy phân vàng hoặc màu ghi, lợn kém ăn, đi lại chậm chạp, da nhợt nhạt,
khô và nhăn do mất nước, lông xù và rựng lên, uống nhiều nước. Có biểu hiện phù
thũng ở phần đầu như: mí mắt, vùng hầu phù thanh quản làm thay đổi tiếng kêu
của con vật (giọng khàn), phù thũng não gây chèn ép não dẫn đến thần kinh: đâm
đầu vào tường, đi lòng vòng, loạng choạng không định hướng, co giật, 2 chân sau
liệt, có khi liệt cả 4 chân. Sau đó lợn khó thở, xuất huyết ở niêm mạc, xanh tím ở
tai, mõm. (Nguyễn Đức Lưu và cộng sự 2002)
[6]
.
Những ngày sau đó lợn có biểu hiện triệu chứng thần kinh nặng hơn như:
đi lại lảo đảo, đầu nghiêng dễ ngã, ngồi tư thế chó ngồi để thở, co giật, mí mắt
sưng. Khi nhiệt độ cao hơn bình thường lợn không sốt (Martin Bergeland và
cộng sự 2002)
[13]
.
Tỷ lệ lợn con chết ở những đàn đã có triệu chứng rõ rệt khoảng 62%,
những con không chết khá dần lên sau 24h. Diễn biến bệnh kéo dài 2-5 ngày và
tái phát sau 10-15 ngày.
23
Theo Nguyễn Đức Lưu và cộng sự 2002 tỷ lệ lợn con chết ở đàn có triệu
chứng khoảng 40-60%, thậm chí 100%, ở thể cấp tính bệnh diễn biến trong 24h.
1.3.1.8. Bệnh tích.
Bệnh tích quan sát rõ nhất trên lợn là: phù mặt, tím tai, mõm và 4 chân.
Trường hợp bệnh nặng xác lợn đen ở vùng bụng, tai và 4 chân.
Lợn chết trong tình trạng mất nước trầm trọng, ruột non sưng to, phù nề,
màng treo ruột xung huyết, trong dạ dày thức ăn không tiêu, hạch sưng và xung
huyết, ruột non trống rỗng, phù thũng phổi, hầu và màng tim.

Theo Nguyễn Ngọc Nhiên và cộng sự 2006
[7]
cho biết bệnh tích bên trong
các nội quan: xoang ngực, xoang bụng, xoang bao tim có sợi Fibrin tích nước,
phổi viêm, gan sưng xuất huyết màu đen, thận cũng xuất huyết, ruột non viêm,
xuất huyết có đoạn căng phồng, hạch lâm ba sưng to đặc biệt là hạch ruột có biểu
hiện rõ nhất.
1.3.1.9. Chẩn đoán.
* Chẩn đoán lâm sàng.
ở thể cấp tính bệnh sưng phù đầu chẩn đoán dựa vào đặc điểm dịch tễ học
là các đặc điểm triệu trứng biểu hiện đột ngột ở lợn con giai đoạn sau cai sữa 1-3
tuần tuổi như: biếng ăn, đi lại lảo đảo, phù ở vùng đầu, mí mắt, vùng hầu. Một số
trường hợp khác biểu hiện triệu chứng thần kinh như: liệt 2 chân, có khi liệt cả 4
chân.
Mổ khám thì thấy các biểu hiện tổn thương phù các cơ quan nội tạng như:
ruột sưng to, phù thũng màng, tim, phổi…
*. Chẩn đoán phi lâm sàng.
Phân lập E.coli dung huyết từ ruột non, ruột già. Một số trường hợp bệnh
kéo dài thì số lượng vi khuẩn sẽ giảm (Berchiger và Pohlenz 1983)
[14]
, sau khi lợn
chết một số E.coli sẽ bị lấn át bởi 1 số vi khuẩn đường ruột khác. Vì vậy phải xác
định được Serotype vi khuẩn E.coli dung huyết không kết hợp với các yếu tố độc
hại khác của vi khuẩn có trong đường ruột.
1.3.1.10. Biện pháp phòng và trị bệnh.
*. Biện pháp phòng bệnh.
Phòng bệnh là việc làm cần thiết đem lại hiệu quả cao nhằm giảm thiệt hại
do bệnh gây ra khi mà E.coli đã nhiễm vào máu thì việc chữa trị không có hiệu
quả cao nên phòng bệnh là cách duy nhất. Vì vậy cần thực hiện một số biện pháp
sau:

Ngăn chặn kịp thời sự truyền lây của bệnh bằng cách vệ sinh tiêu độc, sát
trùng chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nước uống thường xuyên.
Chọn giống: chọn con giống từ đàn bố mẹ khoẻ mạnh không bị bệnh, chăn
nuôi đảm bảo vệ sinh, lợn có khả năng kháng bệnh tốt.
Thức ăn: bệnh sưng phù đầu xảy ra 1 phần là do chế độ dinh dưỡng, khẩu
phần ăn. Vì vậy cần phải cân đối khẩu phần ăn của lợn sao cho hợp lý đầy đủ các
24
chất dinh dưỡng như: giảm thức ăn giàu đạm, protein, năng lượng tiêu hoá, tăng
lượng thức ăn thô, xơ
Chăm sóc, nuôi dưỡng và tiêm phòng đầy đủ cho lợn nái. Chăm sóc nuôi
dưỡng tốt là 1 trong những biện pháp quan trọng nhất để khống chế và phòng
bệnh sưng phù đầu đạt hiệu quả cao.
Luôn giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thức ăn nước uống hợp vệ sinh nhằm
giảm mật độ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể lợn. Sau mỗi lứa cần sát trùng và tẩy uế
chuồng nuôi bằng các loại thuốc sát trùng như: Han Iodin, vôi tôi
Tập cho lợn con ăn sớm bằng thức ăn thay thế sữa thích hợp.
Cung cấp thức ăn đầy đủ các nhu cầu về Vitamin, khoáng chất như:
Premix, giảm thức ăn tinh bột và đạm. Khi thay đổi thức ăn phải thay đổi từ từ
theo số lượng tăng dần tránh thay đổi đột ngột.
Phòng bệnh bằng cách tiêm phòng cho lợn nái kháng thể E.coli sưng phù
đầu. Ngoài ra cần tiêm Dextran Fe cho lợn nái trước khi sinh vài ngày và tiêm
cho lợn con sau khi sinh 3 ngày, sau 7 ngày tiêm nhắc lại lần 2 nhằm tăng sức đề
kháng cho cơ thể hạn chế bệnh xảy ra.
* Biện pháp trị bệnh.
Khi điều trị E.coli dung huyết thì phải chú ý đến nguyên nhân gây chết
nhanh của bệnh là do độc tố của vi khuẩn E.coli xâm nhập vào máu, não gây phù
não, phá huỷ mạch quản. Vì vậy dùng biện pháp tiêu diệt vi khuẩn E.coli thì chưa
có hiệu quả cao. Theo Nguyễn Xuân Bình và cộng sự 2002 đưa ra biện pháp điều
trị nhằm giải quyết 3 vấn đề sau:
- Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

- Chống xuất huyết phù nề do độc tố.
- Giảm khả năng bài tiết độc tố khi vi khuẩn bị thuốc kháng sinh tiêu diệt.
Nguyễn Đức Lưu và cộng sự 2002 cho biết bệnh E.coli dung huyết chỉ
được điều trị có hiệu quả khi độc tố chưa nhiễm vào máu. Khi đã xuất hiện triệu
trứng phù đầu thì điều trị bằng kháng sinh ít có hiệu quả.
Khi điều trị bệnh phải phát hiện nhanh và kịp thời những con có biểu hiện bệnh
đồng thời điều trị căn nguyên phải kết hợp điều trị triệu trứng. Trong quá trình điều
trị phải tiến hành đồng thời và thường xuyên cho đến khi con vật khỏi hoàn toàn
mới thôi. Cần bổ sung thêm nước, muối khoáng, vitamin nhằm tăng sức đề kháng
cho cơ thể chống hiện tượng mất nước. Trong thực tế có rất nhiều loại thuốc kháng
sinh điều trị bệnh sưng phù đầu lợn con như : Enrofloxacin, Neomycine,
Furazolidon, Genorfcoli, Norfacoli
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong và và ngoài nước
1.3.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.
Bệnh sưng phù đầu thường xảy ra ở lợn 1-60 ngày tuổi, hay gặp nhiều nhất ở
lợn trước và sau cai sữa 1-3 tuần tuổi gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi.
25

×