Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số nét chính về chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình hiện nay và một số phương hướng đối ngoại trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.85 KB, 13 trang )

Mở đầu
Tình hình thế giới và khu vực hiện nay chuyển biến rất nhanh,
quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng phát triển sâu
rộng với tốc độ chưa từng có, khoa học - công nghệ tiến bộ vượt
bậc, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước, các khu vực,
thay đổi sâu sắc nền kinh tế thế giới nói riêng và đời sống quốc tế
nói chung. Tình hình này đặt ra nhiều thách thức đồng thời cũng
mang lại nhiều cơ hội mới cho sự phát triển đất nước. Trên cơ sở
nắm vững các nhiệm vụ và nguyên tắc đối ngoại, Đảng và Nhà nước
ta đã xác định các nhiệm vụ, đề ra đường lối, chính sách đối ngoại
cho phù hợp với tình hình hiện tại, đồng thời cũng đề ra phương
hướng đối ngoại trong thời gian quan trọng tiếp theo.
Là viên chức làm việc trong ngành Ngoại giao trong thời gian
tới được Bộ cử đi công tác luân chuyển tại Cơ quan đại diện ở nước
ngoài, sau khi tham dự Lớp Bồi dưỡng kiến thức do Vụ Tổ chức –
Cán bộ và Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ đối ngoại thuộc
Học viện Ngoại giao tổ chức, xác định được tầm quan trọng của
việc nắm vững chính sách, phương hướng đối ngoại của Đảng và
Nhà nước, với kiến thức thu lượm được trong thời gian tham gia lớp
học cùng với kiến thức của bản thân, tôi mạnh dạn chọn một mảng
kiến thức cụ thể để viết bài thu hoạch: “Một số nét chính về chính
sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình hiện nay
và một số phương hướng đối ngoại trong thời gian tới”
1
Bố cục Bài thu hoạch ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm hai
phần:
Phần thứ nhất: Một số nét chính về chính sách đối ngoại của
Đảng và Nhà nước ta trong tình hình hiện nay
Phần thứ hai: Một số phương hướng đối ngoại của Đảng và
Nhà nước ta trong thời gian tới
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô ở Trung tâm Đào tạo


Bồi dưỡng cán bộ đối ngoại thuộc Học viện Ngoại giao, các báo cáo
viên của các đơn vị đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho chúng tôi
những kiến thức sinh động, bổ ích, thiết thực để chúng tôi nâng cao
nhận thức, vững vàng về bản lĩnh, kiến thức để vận dụng trong thời
gian nhận nhiệm vụ mới. Cảm ơn Vụ Tổ chức – Cán bộ và Trung
tâm Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ đối ngoại đã tổ chức Lớp bồi dưỡng
cập nhật kiến thức. Dù có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và khả
năng của bản thân còn hạn chế nên Bài thu hoạch chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự quan
tâm, góp ý của các thầy cô, các báo cáo viên và các học viên trong
Lớp bồi dưỡng để bài viết được hoàn thiện hơn.
2
Phần thứ nhất:
Một số nét chính về chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước
ta
trong tình hình hiện nay

I. Cơ hội và thách thức đối với việc thực hiện các nhiệm vụ
đối ngoại
1. Cơ hội:
Trong công cuộc Đổi mới và phát triển đất nước, Đảng ta xác
định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X đã khẳng định quyết tâm phát huy sức mạnh toàn
dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phấn đấu đến năm
2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại.
Với thế và lực được tăng cường sau gần 25 năm đổi mới cùng
với môi trường trong nước và quốc tế hiện nay, ta tiếp tục có điều
kiện bên trong và bên ngoài tương đối hòa bình, ổn định và thuận
lợi để tập trung phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của đất nước.

Việt Nam đã bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu
rộng nhất là sau khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại
Quốc tế WTO. Ta có điều kiện thuận lợi tiếp cận được các nguồn
lực phát triển như vốn, công nghệ, thị trường , từ đó giành được vị
trí thuận lợi trong phân công lao động quốc tế.
3
Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nên
có điều kiện hưởng lợi từ sự tăng trưởng của khu vực này bởi: (1)
Đây là khu vực đang có sự phát triển năng động, trọng tâm phát
triển đang dịch chuyển sang khu vực này với sự phục hồi kinh tế
nhanh và sự nổi lên của các cường quốc mới; (2) Quá trình hợp tác
trong khu vực đang được đẩy mạnh với nhiều thể chế, cơ chế hợp
tác và đối thoại đan xen như ASEAN, ASEAN+, ARF, EAS,
APEC (3) Các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ cũng
điều chỉnh chính sách theo hường ngày càng quan tâm hơn tới khu
vực.
Sự tham gia chủ động, tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam
vào các thể chế đa phương, nhất là việc ta hoàn thành tốt nhiệm kỳ
Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc và
đang vững vàng đảm đương cương vị Chủ tịch ASEAN 2010 tạo
điều kiện cho ta nâng cao vị thế đất nước và thúc đẩy quan hệ song
phương, nhất là với các đối tác hàng đầu. Ta cũng có điều kiện trực
tiếp tham gia và đóng góp vào các công việc của thế giới, hướng tới
thiết lập một trật tự thế giới công bằng hơn cho các nước đang phát
triển.
2. Thách thức:
Tình hình thế giới hiện nay chuyển biến rất nhanh, quá trình
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển sâu
rộng với tốc độ chưa từng có, khoa học-công nghệ tiến bộ vượt bậc,
4

làm thay đổi sâu sắc kinh tế thế giới nói riêng và đời sống quốc tế
nói chung. Tình hình này đặt ra nhiều thách thức không nhỏ do
chúng ta tham gia vào quá trình này với sự phát triển thấp, sức cạnh
tranh của nền kinh tế còn yếu. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) đánh dấu bước hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế
giới, mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi để tiếp cận thị trường,
tranh thủ nguồn lực bên ngoài phục vụ cho việc phát triển đất nước,
nhưng cũng đứng trước nhiều sức ép hơn trong việc thực hiện các
cam kết của WTO. Hơn nữa kinh tế thế giới phục hồi chưa vững
chắc, tiềm ẩn nhiều rủi ro tác động tiêu cực đến việc triển khai chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
An ninh khu vực vẫn còn tồn tại một số vấn đề và điểm nóng
chưa được giải quyết, thách thức về bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc
gia, môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực. Các vấn đề an ninh phi
truyền thống như an ninh năng lượng, an ninh lương thực, dịch
bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh hàng hải, đặc biệt biến đổi
khí hậu toàn cầu có thể tác động xấu đến nước ta.
II. Một số nét chính về chính sách đối ngoại của Đảng và
Nhà nước ta
Trong tình hình thế giới chuyển biến rất nhanh, quá trình toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế phát triển sâu rộng với tốc độ
chưa từng có như hiện nay đã đặt ra nhiều thách thức, đồng thời
cũng mang lại nhiều cơ hội mới cho sự phát triển đất nước. Để xử lý
5
có hiệu quả các thách thức, tận dụng các cơ hội phục vụ sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trên cơ sở nắm bắt các
nhiệm vụ và nguyên tắc đối ngoại, Đảng và Nhà nước ta đã xác định
các nhiệm vụ đối ngoại và đề ra đường lối chính sách đối ngoại như
sau:
1. Nhiệm vụ đối ngoại:

Về tổng thể, nhiệm vụ đối ngoại là giữ vững môi trường hòa
bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đạo hóa đất
nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào
cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập,
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hôi.
Trong tình hình hiện nay, nhiệm vụ trong tâm của đối ngoại là
(1) phục vụ đắc lực cho sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc và (2)
xây dựng đất nước giàu mạnh. Hai nhiệm vụ hòa quyện và gắn bó
với nhau, hỗ trợ qua lại rất chặt chẽ theo phương châm có an ninh
ổn định mới có phát triển, đất nước có phát triển thì an ninh mới
vững chắc.
Phát triển là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó vừa nỗ lực duy trì
phát triển bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời phải tạo đột
phá để vươn lên về lâu dài. Ngoài trọng tâm kinh tế, đối ngoại phải
tranh thủ nguồn lực bên ngoài hỗ trợ khoa học công nghệ, giáo dục
đào tạo, quy hoạch phát triển, tận dụng tri thức kiều bào…
6
An ninh coi việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để
tập trung cho phát triển là mục tiêu hàng đầu, song cần quan tâm
thỏa đáng tới các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khi
hậu, an ninh năng lượng, tài chính
Để hỗ trợ cho hai nhiệm vụ trọng tâm, chúng ta cần tiếp tục
nâng cao vị thế quốc tế, tận dụng hiệu quả các xu thế của thời đại,
nguồn lực bên ngoài để tạo sức mạnh tổng hợp phục vụ các mục
tiêu an ninh và phát triển đất nước.
2. Đường lối, chính sách đối ngoại:
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
IX tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nêu rõ:
“Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình,

hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương
hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các
lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong
cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế
và khu vực”.
2.1 Trọng tâm đối ngoại:
- Đưa các quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu, ổn định, bền
vững;
- Giữ vững chủ quyền quốc gia và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất
7
nước;
- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình
phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
- Tăng cường nâng cao hiệu quả các hoạt động trên các diễn
đàn quốc tế và khu vực với tư cách là thành viên chủ động, tích cực
và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, góp phần nâng cáo vị thế
quốc tế của Việt Nam.
2.2 Nguyên tắc đối ngoại:
Để thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại và triển khai các
trọng tâm đối ngoại, chúng ta luôn kiên trì những nguyên tắc đối
ngoại sau:
Một là, luôn đặt “Lợi ích quốc gia dân tộc” lên hàng đầu hay
là “lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất”. Việc xác
định đúng lợi ích quốc gia dân tộc quyết định hướng đi và hiệu quả
của chính sách đối nội, đối ngoại.
Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với giữ vững độc lập
tự chủ. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ta phải đảm bảo
giữ vững độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối,
chính sách, có quyết sách để hội nhập một cách chủ động, có định

hướng theo lộ trình phù hợp với khả năng của đất nước. Độc lập tự
chủ về kinh tế là phát triển một nền kinh tế “mở” có sức cạnh tranh
cao, phát triển nhanh và bền vững, phát huy nội lực kết hợp với
8
tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, có đủ khả năng ứng phó với các
biến động của kinh tế thế giới, không bị lệ thuộc và bị chi phối từ
bên ngoài, bảo đảm an ninh kinh tế. Độc lập tự chủ về chính trị là
giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo ệ chủ quyền an ninh
quốc gia, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc.
Ba là, xử lý hài hòa mối quan hệ hợp tác và đấu tranh. Giữa
các quốc gia không thể tránh khỏi những khác biệt, bất đồng. Chủ
trương của ta là kiên trì chính sách đối ngoại mở rộng, đa dạng hóa,
đa phương hóa theo phương châm “thêm bạn, bớt thù”, vừa hợp tác
vừa đấu tranh, gia tăng điểm đồng, hạn chế bất đồng, thông qua đối
thoại, thương lượng để giải quyết các bất đồng, không phá vỡ quan
hệ hợp tác cùng có lợi.
Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Phát
huy tối đa nội lực, tranh thủ cao độ ngoại lực, tạo và tranh thủ các
điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ các mục tiêu an ninh, phát triển
đất nước.
Năm là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Phát
huy tối đa nội lực, tranh thủ cao độ ngoại lực, tạo và tranh thủ các
điều kiện quốc ế thuận lợi phục vụ các mục tiêu an ninh, phát triển
đất nước.
Phần thứ hai:
9
Một số phương hướng đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta
trong thời gian tới
Năm 2010, 2011 và những năm tiếp thep là giai đoạn rất quan
trọng đối với Việt Nam bởi (1) đất nước ta chuyển sang chiến lược

phát triển mới, tăng tính bền vững và chất lượng; (2) tiến trình hội
nhập toàn diện đi vào chiều sâu với việc bắt đầu thực hiện nhiều
cam kết hội nhập mới thông qua FTA và kết nối hạ tầng khu vực;
(3) ta chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, triển
khai thực hiện Cương lĩnh và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011 – 2020, thực hiện đường lối đối ngoại do Đại hội XI đề ra…
Một số phương hướng lớn trong thời gian tới:
- Hoàn thành tốt năm ASEAN, khẳng định dấu ấn Việt Nam
trong vai trò Chủ tịch của tổ chức này. Tham gia tích cực vào các
diễn đàn đa phương quan trọng như ASEM, APEC, G20 và thúc đẩy
quan hệ song phương với các đối tác quan trọng.
- Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổi, đóng góp vào
việc giữ ổn định chính trị xã hội, góp phần vào thành công của Đại
hội Đảng lần thứ XI.
- Tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh Ngoại giao Kinh tế phục vụ
tăng trưởng kinh tế của đất nước, chuẩn bị thực hiện Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 và kế hoạch 2011 – 2015
theo tinh thần của Chỉ thị 41 – CT/TW ngày 15 tháng 4 năm 2010
10
của Ban Bí thư. Theo đó: (1) tăng cường cường công tác dự báo,
tham mưu cho Chính phủ; (2) đẩy mạnh hơn nữa vai trò Ngoại giao
mở đường, tạo đột phá mở rộng thì trường xuất khẩu, khôi phục
dòng vốn FDI, khai thác mọi tiềm năng hợp tác với các nước. (3)
Phát huy lợi thế mạng lưới các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài để đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế.
- Tiếp tục triển khai Ngoại giao Toàn diện trên cơ sở huy
động mọi lực lượng, binh chủng, sử dụng mọi công cụ, kênh đối
ngoại, tập trung vào mọi đối tượng, tiến hành trên mọi lĩnh vực, mọi
địa bàn, gắn kết chặt chẽ và hài hòa giữa ba trụ cột Ngoại giao
Chính trị, Ngoại giao Kinh tế, Ngoại giao Văn hóa cùng với Công

tác người Việt Nam ở nước ngoài nhằm phát huy sức mạnh tổng
hợp, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
- Tiếp tục cụ thể hoá và tích cực triển khai những chủ trương
của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài theo tinh thần Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của
Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
Kết luận
Tình hình thế giới chuyển biến rất nhanh, hòa bình, hợp tác và
phát triển tiếp tục là xu thế lớn, xu hướng “đa cực”, “đa trung tâm”
ngày càng rõ nét, quan hệ giữa các nước lớn vẫn diễn ra trong
khuôn khổ đan xen hợp tác – đấu tranh, toàn cầu hóa kinh tế về dài
11
hạn vẫn tiếp tục phát triển, vai trò của các chủ thể phi nhà nước
ngày càng tăng, hợp tác đa phương đang được coi là phương thức
hữu hiệu đối phó với các thách thức toàn cầu…
Cập nhật “tình hình thế giới và khu vực”, xác định rõ cơ hội và
thách thức, nắm chắc các nhiệm vụ, nguyên tắc, đường lối, chính
sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước là yêu cầu vô cùng quan
trọng đối với cán bộ làm công tác đối ngoại nói chung và cán bộ
nhân viên đi công tác luân chuyển tại Cơ quan đại diện ở nước
ngoài nói riêng.
Được trang bị, cập nhật những kiến thức cơ bản như nội dung
chương trình của Lớp bồi dưỡng vừa qua thực sự có ý nghĩa đối với
những người chuẩn bị đi công tác như chúng tôi. Do thời gian học
tập, nghiên cứu và nhận thức của bản thân có hạn, hơn nữa mặc dù
công tác trong Bộ Ngoại giao nhưng bản thân lại làm về công tác
Tài chính – Kế toán, nên dù đã rất cố gắng tìm tòi, tổng hợp, phân
tích nhưng bài viết khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo thuộc Học
viện Ngoại giao, các báo cáo viên của các đơn vị, Vụ Tổ chức – Cán

bộ, ban chỉ đạo quản lý lớp học và sự chia sẻ, góp ý của các học
viên lớp học.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2010
12
13

×