Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu Luận Sắp xếp và lý giải thứ tự 10 cường quốc trên thế giới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.47 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: QUAN HỆ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ
ĐỀ 1: Sắp xếp và lý giải thứ tự 10 cường quốc trên thế giới hiện nay
Nhóm: B2
Lớp: 3722
Hà Nội, 2013
Như chúng ta đã biết cường quốc là đất nước có khả năng đặt ra sức mạnh ưu
thế và ảnh hưởng đến tất cả mọi nơi trên thế giới, có thể tác động đến nhiều khu
vực trên địa cầu của chúng ta cùng một lúc và thậm chí có thể đạt được địa vị bá
chủ thế giới. Một cường quốc không chỉ có sức mạnh rất lớn về quân sự, mà còn
có nền kinh tế đặc biệt phát triển cũng như nền chính trị tự chủ và ổn định.
Sau đây là bảng xếp hạng 10 cường quốc trên thế giới hiện nay. Các tiêu chí
đánh giá gồm có chính trị, kinh tế, quân sự, sức mạnh mềm và các yếu tố khác
(văn hoá giáo dục, công nghệ…)
1. Hoa Kỳ
Kể từ thời kì chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ luôn là đất nước giữ vị trí số 1 trong bảng
xếp hạng các cường quốc trên thế giới. Kinh tế Hoa Kỳ có quy mô lớn nhất thế
giới, tới 13.210 tỉ USD trong năm 2006. Đây là một nền kinh tế hỗn hợp, ảnh
hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của Hoa Kỳ. GDP bình quân đầu người cao,
khoảng 44.000 USD. Kinh tế Hoa Kỳ có mức độ tăng trưởng kinh tế vừa phải, tỉ
lệ thất nghiệp thấp, trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ, khả năng nghiên cứu
và đầu tư vốn cao. Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu thế giới trong công nghiệp chế
tạo, các nhà máy của Mỹ sản xuất ra lượng hàng hóa có giá trị tương đương với
1,49 nghìn tỷ đô-la.Về mặt quân sự, quân đội Hoa Kỳ là một trong các quân đội
lớn nhất tính theo quân số. Hoa Kỳ chi tiêu khoảng $692 tỉ đô la Mỹ mỗi năm để
tài trợ cho các lực lượng quân sự của mình,

chiếm khoảng 42% chi tiêu quân sự


thế giới. Các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ sở hữu số lượng lớn các trang bị mạnh
và tiên tiến giúp cho họ khả năng lớn cả về phòng thủ và tấn công. Về giáo dục,
Hoa Kỳ là cái nôi sản sinh ra những nhân tài với những trường đại học hàng đầu
thế giới như Harvard, Stanford,…Nền giải trí của Mỹ: phim ảnh, âm nhạc,…
cũng có một ảnh hưởng không nhỏ đến toàn thế giới. Cho dù còn phải đối mặt
với nhiều thách thức, Mỹ vẫn luôn là một cường quốc đứng đầu thế giới về mọi
mặt.
2. Trung Quốc
Về chính trị, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) được nhiều người coi
là một nhà nước cộng sản trong gần như suốt thế kỷ thứ 20. Nhưng Chế độ
chính trị của Trung Quốc có nhiều cách miêu tả với tính chất như độc tài, cộng
sản, hay xã hội. Về quân sự, CHNDTH duy trì một lực lượng quân đội lớn nhất
thế giới.Trung Quốc cũng chi tiêu khá nhiều cho quân sự ước lượng vào khoảng
56 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ ba trên thế giới chỉ sau Mỹ và Nga.Trong lĩnh vực kinh
tế, tính đến năm 2012, Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về GDP
danh nghĩa. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
của Trung Quốc năm 2011 đạt 7.298 nghìn tỉ đô la Mỹ, GDP bình quân đầu
người đạt 5.417 đô la Mỹ. Nền kinh tế của Trung Quốc là nền kinh tế thị trường
xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc. Từ năm 2007 đến 2011, tốc độ
tăng trưởng của Trung Quốc ngang bằng tốc độ tăng trưởng của tất cả các quốc
gia trong nhóm G7 gộp lại. Sức mạnh mềm đã trở thành thanh nam châm hút các
quốc gia kém phát triển tại Đông Nam Á đi theo hướng của Trung Quốc, từng
bước buộc họ phải thay đổi chính sách để thích nghi với hệ giá trị mà Trung
Quốc đã xác lập. Trung Quốc không ngừng thúc đẩy chiến lược sức mạnh mềm
thông qua việc chuyên chở ngày càng nhiều các gói tiền hỗ trợ, giúp đỡ dưới
nhiều hình thức như: Đầu tư cho giáo dục, thể thao, văn hóa, trồng trọt, khai
khoáng, đào tạo nhân lực cho các nước Đông Nam Á.
3. Nga
Với diện tích 17,075,400 km2, Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao
phủ hơn một phần chín diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước đông dân

thứ chín thế giới với 124 triệu người. Nga có trữ lượng khoáng sản và năng
lượng lớn nhất thế giới, và được coi là một siêu cường năng lượng. Nước này có
trữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ một phần tư
lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới. Nga đã thiết lập quyền lực và
ảnh hưởng khắp thế giới từ thời Đế chế Nga và trở thành nhà nước hợp thành
lớn nhất và lãnh đạo bên trong Liên bang Xô viết, nhà nước xã hội chủ nghĩa
hợp hiến đầu tiên và được công nhận là một siêu cường. Nga có nền kinh tế
đứng thứ tám hoặc thứ chín theo GDP danh nghĩa hay đứng thứ sáu theo sức
mua tương đương, với ngân sách quân sự danh nghĩa lớn thứ tám hay thứ ba
theo PPP. Đây là một trong năm nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân được công
nhận và sở hữu kho vũ khí huỷ diệt hàng loạt lớn nhất thế giới. Nhà nước Nga
có một truyền thống lâu dài và giàu có về nhiều lĩnh vực nghệ thuật và khoa học,
cũng như một truyền thống mạnh về công nghệ, gồm cả những thành tựu quan
trọng như tàu vũ trụ đầu tiên của loài người.
4. Đức
Về kinh tế, Đức khẳng định vị thế là 1 trung tâm kinh tế với vị trí địa lý ngay
giữa lòng châu Âu. Là nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới, được mệnh danh là
nhà vô địch thế giới về xuất khẩu và là một "Đối Tác Toàn Cầu".Công nghiệp
đóng vai trò đầu tàu cho các hoạt động ngoại thương của Đức bao gồm sản xuất
ô tô, điện tử, cơ khí và hóa chất. Cộng hòa Liên bang Đức là thành viên sáng lập
Liên minh châu Âu (EU). Đức là nước đóng góp nhiều nhất với 26,6 tỉ Euro,
khoảng 20% ngân sách EU. Nhờ cơ sở hạ tầng tuyệt vời mà Đức trở thành trung
tâm hậu cần số 1 ở Châu Âu với hệ thống giao thông đường bộ lớn nhất châu
Âu. Về chính trị - xã hội, Đức có nền chính trị ổn định .Tình trạng xung đột xã
hội và tỷ lệ tội phạm khá thấp trong khi hệ thống pháp lý và chất lượng của các
dịch vụ công lại được đánh giá khá cao.Đức có hệ thống giáo dục tuyệt vời. Các
trường phổ thông công lập và 1 số trường đại học ở 1 số bang là hoàn toàn miễn
phí. Đức là 1 trong những nước hàng đầu trên thế giới về công tác nghiên
cứu.Về quân sự, quân đội Đức tích cực tham gia các hoạt động ở nước ngoài,
trong đó có các chiến dịch nhằm gìn giữ hòa bình, nhân đạo và ổn định tình hình

được UNO ủy nhiệm và trong khuôn khổ NATO và EU. Về văn hoá, Đức có
những nhà thơ và nghệ sỹ danh tiếng, nền âm nhạc, sân khấu và nhiều viện bảo
tàng tầm cỡ thế giới. Dân tộc Đức có lịch sử lâu đời và truyền thống văn hoá sâu
xa.
5. Pháp: theo chế độ Cộng hoà thứ năm- một nền Cộng hoà hiện đại.
GDP đứng hàng thứ 5 trên thế giới (1,792 tỉ euro năm 2006) và đứng thứ 3 châu
Âu (sau Đức và Vương quốc Anh). Ngành công nghiệp chủ yếu của pháp là
nông nghiệp tuy vậy nền kinh tế nước này lại phụ thuộc chủ yếu vào công
nghiệp dịch vụ (ô tô, hoá Mỹ phẩm, thực phẩm) và sản xuất hàng hoá. Pháp là
một nhà sản xuất lớn về hoá phẩm và dệt may. Quốc gia này có những yếu tố tạo
nên sức mạnh mềm của riêng mình: hình ảnh, lịch sử, ngôn ngữ, và văn
hoá Các yếu tố khác: Pháp tích cực tiến hành chính sách phổ biến văn hóa,
trước hết thông qua nỗ lực giáo dục và đào tạo thanh thiếu niên, các đài truyền
hình công cộng từ lâu đã dành một phần chương trình cho lĩnh vực văn hóa, Các
hoạt động bảo vệ di sản vốn rất tốn kém cũng được các doanh nghiệp chi trả hay
đồng tài trợ
6. Nhật Bản
Được đánh giá là một cường quốc kinh tế, Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế
lớn thứ ba toàn cầu tính theo tổng sản phẩm nội địa cũng như thứ ba theo sức
mua tương đương chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong lĩnh vực kinh tế này,
Nhật Bản đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu và thứ sáu thế giới về nhập
khẩu. Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới nên
nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài là rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết
và phát triển lớn nhất thế giới. Có năng lực rất lớn về công nghiệp và là trụ sở
của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới.Về chính trị, theo hệ
thống pháp luật thế giới hiện hành, Nhật Bản được xếp vào các nước có nền dân
chủ đầy đủ nhất.Trong lĩnh vực quân sự, Nhật đứng thứ năm trên thế giới trong
lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng.Ngoài ra, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới
trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, y học, công nghệ máy móc. Văn hoá
Nhật Bản là một trong những nền văn hoá đặc sắc nhất thế giới như trà đạo,

gươm Nhật, sumo, ogami…
7. Ấn Độ:
Về kinh tế, Ấn Độ là nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới, với
đa dạng ngành và lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ,
chế tạo máy…Nhân công của Ấn Độ có tay nghề cao, đặc biệt trong các lĩnh vực
chế tạo phần mềm, công nghệ thông tin. Năm 2007, Ấn Độ là đất nước tăng
trưởng đứng thứ 3 thế giới, tổng sản phẩm quốc nội của Ấn Độ gần 1000 tỉ
USD. Về chính trị, từ khi giành lại độc lập, Ấn Độ duy trì quan hệ tốt với hầu
hết các quốc gia. Những cuộc thương lượng gần đây của chính phủ Ấn Độ đã
tăng cường các quan hệ của họ với Hoa Kỳ, Trung Quốc và Pakistan. Về quân
sự, Ấn Độ là một cường quốc trong lĩnh vực quân sự và được coi là đối trọng
quân sự ở châu Á của Trung Quốc với nhiều vũ khí tối tân. Trong năm 2012,
Chính phủ nước này đã tiếp tục triển khai căn cứ quân sự tại thủ đô New Delhi
với việc chi tiêu 40 triệu USD cho ngân sách quốc phòng, kí hợp đồng 5 tỉ USD
để mua 42 chiến đấu cơ Su-30 và 59 máy bay trực thăng vũ trang Mi-17 của
Nga. Cũng trong năm 2012, Ấn Độ chính thức trở thành quốc gia thứ 6 trên thế
giới sở hữu tàu ngầm hạt nhân khi thuê lại tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Akula
của Nga.Về sức mạnh mềm của Ấn Độ được xây dựng trên nhiều yếu tố khác
nhau, như tôn giáo, văn hóa,…Ấn Độ cũng đang ngày càng tăng cường quyền
lực mềm của mình lên các quốc gia trên thế giới như 90% dân số Myanmar theo
đạo Phật, vì vậy Ấn Độ có thể tạo ảnh hưởng lên đất nước này mà không cần
dụng đến chiến lược “cây gậy và củ cà rốt”. Giáo dục Ấn Độ luôn chú trọng đến
sự nghiệp giáo dục với 250 viện đại học và 8000 trường đại học trực thuộc,
giảng dạy bằng tiếng Anh – ngôn ngữ phổ biến của thế giới hiện nay.
8. Anh:
Nước Anh là nơi khai sinh cuộc Cách mạng Công nghiệp vào thế kỉ 18 đã làm
thay đổi lịch sử thế giới, đưa nước Anh trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu
thế giới và sau đó là Đế chế Anh hùng mạnh có hệ thống thuộc địa khắp thế giới
với biệt danh: "đất nước Mặt Trời không bao giờ lặn". Nền kinh tế Anh là một
trong những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, với GDP trên đầu người ở mức

£22,907.Thường được coi là một nền kinh tế thị trường pha trộn, nó đã chấp
nhận nhiều nguyên tắc thị trường tự do trái ngược với Chủ nghĩa tư bản
Rhine của châu Âu, tuy vậy vẫn duy trì được một cơ sở hạ tầng an sinh xã hội
tiên tiến. Đồng tiền tệ chính thức của Anh là pound sterling, cũng được gọi là
GBP. Thuế tại Anh khá cạnh tranh khi so sánh với hầu hết phần còn lại của châu
Âu - ở thời điểm năm 2009 tỷ lệ thuế cá nhân cơ bản là 20% trên thu nhập có thể
đánh thuế lên tới £37,400, và 40% trên bất kỳ khoản thu nhập nào khác trên mức
này. Anh đứng hàng đầu trong các lĩnh vực hoá chất và dược phẩm và trong
những ngành công nghiệp kỹ thuật quan trọng, đặc biệt là hàng không, công
nghiệp vũ khí, và lĩnh vực chế tạocông nghiệp phần mềm. Nước Anh cũng là
một trong những trung tâm văn hóa có ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Đây là nơi
khởi nguồn của tiếng Anh, thứ ngôn ngữ phổ biến toàn thế giới và Giáo hội
Anh. Luật pháp của Anh cũng là nền tảng cho nhiều hệ thống pháp luật khác tại
nhiều nước trên thế giới. Hệ thống giáo dục tuyệt vời với nhiều trường đại học
danh tiếng hàng đầu thế giới cũng là một điểm đáng chú ý.
9. Brasil:
Brasil là thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, G20, CPLP, Liên minh Latin,
Tổ chức các bang Ibero-Mỹ, Mercosul và Liên minh các quốc gia Nam Mỹ và là
một trong bốn nước BRIC. Kinh tế Brasil là nền kinh tế lớn thứ tám trên thế giới
dựa trên GDP danh nghĩa và thứ bảy dựa trên GDP sức mua tương đương. Đây
là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.Hơn nữa, Brasil là
quốc gia có lực lượng quân đội lớn nhất Mỹ Latinh, với tổng quân số là 287.000
quân nhân vào năm 2006. Về giáo dục, vào năm 2003, tỉ lệ người biết chữ ở
Brasil đạt 88%, và đạt 93,2% đối với độ tuổi từ 15 đến 19 tuổi. Xếp thứ 70/177
quốc gia về chỉ số phát triển con người.
10. Hàn Quốc:
Hàn Quốc là thành viên của Liên hiệp quốc, WTO, OECD và nhóm các nền
kinh tế lớn G-20. Hàn Quốc cũng là thành viên sáng lập của APEC và Hội nghị
cấp cao Đông Á và là đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ. Về kinh tế,
Hàn Quốc là một nước phát triển có mức sống cao, có nền kinh tế phát triển theo

phân loại của Ngân hàng Thế giới và IMF. Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở
châu Á và thứ 15 trên thế giới. Giáo dục Hàn Quốc cũng xếp thứ hai về toán học
và văn học, đứng nhất về giải quyết vấn đề. Nền văn hóa: âm nhạc, điện ảnh…
đang có xu hướng ảnh hưởng toàn cầu.
 Với sự thay đổi không ngừng trên tất cả các lĩnh vực toàn thế giới như hiện
nay, dự báo về 10 cường quốc kinh tế năm 2050: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ,
Nhật Bản, Đức, Anh, Brazil, Mexico, Pháp, Canada.
Danh mục tài liệu tham khảo
/>m=1
/>superpower-status-to-china/
/>google&source=android-
home&site=webhp&source=hp&q=usa+policy&oq=usa+policy&gs_l=mobile-
gws-
hp.12 0i13j0i13i10i30j0i13i30l2j0i13i10i30.5188.9149.0.15318.12.10.0.2.2.0.3
66.1591.2-2j3.5.0 0.0 1ac.1.5.mobile-gws-hp.safpsi2PzDo
/> /> />

×