Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

RA ĐỀ BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VÀ GỢI Ý ĐÁP ÁN THEO HƯỚNG MỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.22 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HOẰNG HOÁ 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI
RA ĐỀ BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VÀ GỢI Ý ĐÁP ÁN
THEO HƯỚNG MỞ.

Người thực hiện: Lê Xn Tồn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơmg tác: Trường THPT Hoằng Hố 4
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn

THANH HỐ NĂM 2013
1


MỤC LỤC:
Trang
A. Đặt vấn đề: …………………………………………………………………. 3
B. Giải quyết vấn đề …………………………………………………………....5
I. Cơ sở lý luận ……………………………………………………………….5
II. Thực trạng vấn đề…………………………………………………………6
III. Các biện pháp tổ chức thực hiện ………………………………………..7
IV. Kiểm Nghiệm …………………………………………………………….15
C. Kết luận và đề xuất………………………………………………………….16
I. Kết luận…………………………………………………………………….16
II. Đề xuất…………………………………………………………………….17
Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………..18


2


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ra đề bài và làm bài là một trong những khâu quan trọng của nhà trường phổ
thông. Ra đề bài làm văn thế nào cho hay, là cả một sự trăn trở của những nhà giáo
tâm huyết với nghề dạy học. Thời gian qua, những đề văn quen thuộc đã trở nên
nhàm chán đơn điệu với các em học sinh. Dù xoay xở thế nào thì cũng chỉ quẩn
quanh những đề văn về tìm hiểu các tác phẩm văn chương, mở rộng ra một chút là
các đề bài về nghị luận xã hội. Sự thiếu đổi thay và có phần máy móc này đã làm
cho những đề bài làm văn trở nên xơ cứng mang tính chất cơng vụ, thầy và trị rất
lúng túng trong việc ra đề bài và làm bài. Ba năm nay, từ năm học 2010 – 2011, Bộ
giáo dục và Đào tạo khởi xướng phong trào ra đề bài văn và làm bài dạng mở
nhằm khuyến khích các thầy cơ giáo và các em học sinh bậc học THPT và THCS
đổi mới trong việc dạy và học. Đây là một chủ trương đúng đắn kịp thời và chiến
lược giúp cho thầy cô giáo đổi mới phương pháp dạy học từ khâu ra đề. Đề bài văn
mở rất mới mang tính sáng tạo và tạo nhiều hứng thú cho thầy và trò trong học tập
môn ngữ văn. Khi ra đề bài này giáo viên phải tư duy chiều sâu giàu liên tưởng
tưởng tượng để có một sản phẩm hay tạo kích thích cho học sinh làm bài. Bằng sự
đầu tư có hiệu quả của giáo viên, đề bài văn mở rất đa dạng phong phú xoay quanh
hai lĩnh vực: đề bài nghị luận tác phẩm văn chương, đề bài về nghị luận xã hội. Nội
dung như vậy nhưng cách thức ra đề thì rất đa dạng theo hướng mở. Ví dụ: một đề
mở về nghị luận xã hội: “ Một ngày đáng nhớ của bạn”; một đề nghị luận văn
chương: “Nghệ thuật miêu tả tương phản trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ”.
Ở kiểu đề bài văn mở, học sinh qua những trải nghiệm của chính bản thân về tri
thức văn chương và tri thức xã hội trình bày những hiểu biết , ý kiến, quan niệm,
cách đánh giá, thái độ của mình về các vấn đề xã hội và văn chương từ đó rút ra các
bài học nhận thức và hành động cho bản thân. Để làm tốt kiểu đề bài này, học sinh
không chỉ vận dụng tốt những thao tác cơ bản của bài văn nghị luận như giải thích,
3



chứng minh, phân tích bình luận, so sánh, bác bỏ… mà cịn phải trang bị cho mình
kiến thức về đời sống xã hội. Làm bài văn đề mở, vừa giàu lí lẽ vừa nắm vững kiến
thức thực tế. Cần tránh tình trạng hoặc khơng có dẫn chứng hoặc lạm dụng dẫn
chứng bỏ qua cá bước đi khác của quá trình lập luận.
Cái khó của dạng đề mở là khơng có định hướng cụ thể mà học sinh phải suy luận
ra lời giải để nghị luận cho đúng hướng. Nắm vững kiến thức, cần phải ngẫm nghĩ
cẩn trọng định hướng đúng để viết bài theo quỹ đạo. Là bài viết sáng tạo bay bổng
nhưng q trình nghị luận học sinh khơng được đi quá xa hoặc thoát ly định hướng.
Giáo viên và học sinh cần làm rõ vấn đề nghị luận, sau đó mới đi vào đánh giá, bàn
luận rút ra bài học cho bản thân. Thực tế cho thấy, một số học sinh chỉ dừng lại ở
việc làm rõ vấn đề nghị luận mà coi nhẹ khâu thứ hai vốn được coi là phần quan
trọng của bài văn nghị luận.
Các kỳ thi tốt nghiệp THPT và các kỳ thi tuyển đại học, cao đẳng những năm gần
đây, giáo viên và học sinh cần chú ý cách làm bài đối với dạng đề tổng hợp về các
giá trị văn chương, về tư tưởng đạo lý có tính chất mở thường trái ngược nhau,
chẳng hạn: nghệ thuật đối lập tương phản trong một tác phẩm văn chương, hoặc
quyền lợi và nghĩa vụ, danh và thực, cho và nhận, trung thực và giả dối…Với dạng
đề này, giáo viên cần rèn luyện kỹ năng tổng hợp, xâu chuỗi đánh giá vấn đề.
Một vấn đề nữa cần thấy rằng: trình độ về tri thức của học sinh ngày càng nâng cao
nhất là tri thức xã hội qua đài ,báo, mạng và các nguồn thông tin khác, các em nắm
bắt các vấn đề xã hội nhạy bén hơn. Tuy nhiên, các vấn đề về xã hội nhân văn cũng
rất phức tạp nên giáo viên trong quá trình dạy, ra đề và trả bài kiểm tra cần định
hướng thanh lọc những kiến thức có ý nghĩa tích cực đối với xã hội còn những vấn
đề tiêu cực phản nhân văn cần loại trừ.
Việc ra đề bài văn mở, giáo viên cần chú ý những điểm “nóng”, những thông tin
thời sự xã hội cập nhật mà mọi người đang quan tâm, những tình huống có vấn đề
trong tác phẩm. Khi tham gia làm những đề bài này tạo hứng thú cho học sinh. học
sinh sẽ tập trung tư duy, bày tỏ chia sẻ và bàn luận một cách sôi nổi dân chủ. Làm

4


đề văn mở có tác dụng thực sự giúp các em có bản lĩnh tự tin hơn trong cuộc sống.
Có khả năng sáng tạo bày tỏ những chứng kiến của mình, những vấn đề mà mình
hằng quan tâm. Điều quan trọng là quá trình làm bài sẽ bồi dưỡng được kỹ năng
sống và rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh.
Đứng trước những tầng kiến thức rộng lớn về xã hội và văn chương, bởi vậy, yêu
cầu học sinh phải luôn nỗ lực học tập, nắm bắt cuộc sống thì mới giải quyết được
các vấn đề một cách thấu đáo và thuyết phục.
Trong bài làm, học sinh phải biết trình bày vốn hiểu biết đó một cách khoa học, lập
luận chặt chẽ đúng đắn, lý lẽ sắc sảo hợp tình hợp lý, lời văn trau chuốt co dãn hài
hồ, dẫn chứng đưa ra vừa tiêu biểu vừa thuyết phục cao.
Xuất phát từ những mục đích trên, là một giáo viên đứng lớp thời gian đã trên 20
năm, qua những kinh nghiệm đúc rút từ thực tế giảng dạy, những trải nghiệm từ
cuộc sống, qua quá trình nỗ lực tự học tự nghiên cứu của bản thân, sự học tập từ
đồng nghiệp, tôi mạnh dạn viết về đề tài: “ Ra đề, xây dựng đáp án và viết văn theo
hướng mở” cho học sinh bậc học THPT.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của đề tài:
- Theo Tiến sĩ Chu Văn Sơn ( Bộ giáo dục và đào tạo): “Mối quan hệ giữa thầy và
trò là mối quan hệ khép kín giữa người phát tín hiệu và người nhận tín hiệu, hay ta
cịn gọi giữa cho và nhận. Đối tượng học sinh tiếp nhận vấn đề theo hướng tích cực
thì sẽ khơi gợi được hứng thú sáng tạo, ngược lại theo thướng tiêu cực thì sẽ làm
thui chột mọi mầm mống sáng tạo linh hoạt. Người truyền đạt và định hướng kiến
thức, tức là người thầy luôn ý thức cụ thể và chính xác vấn đề mà bản thân mình
cung cấp cho người tiếp nhận, tức là học sinh. Đồng thời, người tiếp nhận phải ln
phát huy tính năng động sáng tạo của bản thân mình để lĩnh hội tri thức”.
- Ra đề bài theo hướng mở tạo tiền đề cho một hệ thống tư duy, suy luận trên cơ sở

tính năng đồng sáng tạo của thầy và trò. Bám vững chắc vào văn bản văn chương
5


và các vấn đề về xã hội để tạo ra các tiền đề tri thức cho bản thân. Nắm vững kỹ
năng làm bài, huy động hợp lý kiến thức, bài viết hấp dẫn lôi cuốn, đồng thời phải
tự giới hạn được vùng kiến thức, xác định được luận điểm, luận cứ của vấn đề nghị
luận. Đề bài không gợi ý hoặc cho sẵn luận điểm, luận cứ nên xác định được luận
điểm, luận cứ là thành công bước đầu cho việc lập luận. Sau đó, tập trung xây dựng
luận điểm, luận cứ khoa học và diễn đạt tốt, chắc chắn bài nghị luận sẽ đạt kết quả
cao.

II.Thực trạng của vấn đề:
Qua thực tế giảng dạy hai lớp 11C1 và 12B2 và trao đổi chuyên môn, dự giờ trong
tổ về việc ra đề, xây dựng đáp án và làm bài văn của học sinh, tôi rút ra được
những vấn đề sau:
- Tôi tham gia dự giờ hai giáo viên đều đạt chuẩn trở lên (một thạc sĩ và một cử
nhân). Giáo án của giáo viên soạn chi tiết, khoa học có tiếp cận sự đổi mới. Học
sinh nhìn chung chăm ngoan, ý thức học tập tốt.
- Nhìn chung, các vấn đề về xã hội và văn chương rất phong phú nhưng để có
những dạng đề hay khơi gợi sự hứng thú cho học sinh thì cịn nhiều hạn chế. Điều
dể nhìn thấy nhất là đề bài và đáp án còn chung chung, đơn điệu, mang tính cơng
vụ hình thức, đầu tư chưa cao. Từ đó dẫn đến thực trạng là việc cho điểm cịn rộng
dể dãi, điểm trung bình chiếm trên 90%, điểm khá giỏi ít và điểm yếu kém lại càng
hạn chế hơn, chưa đánh giá chính xác phân loại được học sinh. Bài viết của học
sinh thường rơi vào tình trạng khơ khan, viết các ý chung chung, diễn đạt rời rạc,
lủng củng, lộn xộn. Người chấm thường gặp các bài na ná như nhau, nhàm chán
thiếu sáng tạo. một phần nữa là do vốn kiến thức của một bộ phận học sinh cịn
nghèo nàn nên trình bày cách hiểu sáo mịn cơng thức thậm chí là sai lệch một cách
tai hại. Số học sinh này kỹ năng diễn đạt yếu nên bài văn hệ thống lộn xộn, bố cục

khơng rõ ràng. Giáo viên cịn lúng túng trong việc ra đề vì thiếu một “cơ chế mở”

6


trong khi yêu cầu của ngành học và người học ngày càng cao và yêu cầu đổi mới.
Điều đó lý giải vì sao mà học sinh nhiều em khơng thích học môn văn học.
Đây là kết quả theo dõi học tập của học sinh hai lớp 11C1 và 12B2 trường THPT
Hoằng Hoá 4 năm học 2012 – 2013:
- Mức độ hứng thú làm bài: + 20hs/100hs = 20% hứng thú làm bài.
+ 40hs/100hs = 40& làm bài ở mức độ trung bình.
+ 20hs/100hs = 20% làm bài ở mức độ cầm chừng.
+ 20hs/100hs = 20% không biết cách làm bài chán nản.
- Mức độ kiến thức: + 15hs/100 hs hiểu biết cao.
+ 40hs/100hs = 40% hs hiểu biết ở mức độ trung bình.
+ 45hs/100hs = 45% hs hiểu biết ở mức yếu.
- Mức độ diễn đạt: + 20hs/100 = 20% hs khá giỏi.
+ 50hs/100hs = 50% hs đạt trung bình. + 30hs/100hs = 30% hs yếu kém.
Kết quả còn hạn chế trên là do giáo viên chưa quyết liệt trong việc phát huy tính
tích cực chủ động trong học sinh, yêu cầu các em tự giác học tập nắm vững kiến
thức và kỹ năng làm bài. Mặt khác, do chưa tập trung tư duy để có những đề, xây
dựng đáp án và viết văn theo hướng

III. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Ra đề, xây dựng đáp án và viết văn theo hướng mở địi hỏi giáo viên vừa có kiến
thức sâu rộng vừa có kinh nghiệm ra đề hay có ý nghĩa xã hội và nhân văn, khơi
gợi sự hứng thú cho học sinh, tránh khô cứng giáo điều. Xây dựng đáp án chi thiết,
khoa học có hướng mở để phát huy tính tích cực và sáng tạo cho học sinh và còn để
phân loại học sinh. Làm được điều này rất cần sự tâm huyết yêu nghề của giáo
viên, ln đào sâu nguồn tri thức để có những đề hay cho học sinh.

Sau đây là một số đề bài, đáp án theo hướng mở.

1. Đề bài số một: Nghệ thuật miêu tả tương phản của Nguyễn tuân và Thạch
Lam trong “ Chữ người tử tù” và “Hai đứa trẻ”.
7


- Gợi ý đáp án làm bài: 1. Đặc điểm của sáng tác lãng mạn và yêu cầu sử dụng
nghệ thuật miêu tả tương phản.
a. Đặc điểm của sáng tác lãng mạn: - Biểu hiện cái nhìn chủ quan của nhà văn trước
cuộc đời, hình tượng nhân vật ít nhiều mang phảng phất bóng dáng cái tơi của tác
giả. hướng tới khám phá và thể hiện những gì độc đáo khác thường kỳ lạ.
b. Yêu cầu sử dụng nghệ thuật miêu tả tương phản: - Hiệu quả của miêu tả tương
phản: làm nổi bật đặc điểm của từng đối tượng, gây ấn tượng mạnh mẽ, phù hợp
với yêu cầu của sáng tác lãng mạn.
2. Phân tích nghệ thuật miêu tả tương phản trong hai tác phẩm:
Điểm chung: a. Đều phát hiện sự đối lập giữa tính cách và hồn cảnh:
- “Chữ người tử tù”: + Hồn cảnh: Mơi trường tù ngục đen tối xấu xa, cảnh ngộ
éo le với những áp lực nặng nề phải đối mặt dể khiến con người tha hố.
+ Tính cách: có nhân cách, thiên lương trong sạch, khác biệt với thế giới đen tối, tội
lỗi. Có dũng khí: ở huấn Cáo là dũng khí của bậc anh hùng, ở quản Ngục là dũng
khí của bậc hiền nhân. Chính nhân cách lương tâm và dũng khí giúp họ chiến thắng
hồn cảnh.
Từ cách miêu tả có thể thấy Nguyễn Tn ln nhìn con người ở phương diện tài
hoa, nghệ sĩ (phong cách).
- “Hai đứa trẻ”: + Hoàn cảnh: nghèo khó, tù túng, đơn điệu, buồn tẻ - một kiểu
hồn cảnh có thể tạo ra sự chết mịn về tinh thần.
+ Tính cách: sự hồn nhiên ngây thơ trong cách nhìn và rung động; sống với một
tấm lịng nhân hậu và thế giới tâm hồn trong sáng, phong phú.
Từ cách miêu tả, có thể thấy tấm lịng u thương, cái nhìn trìu mến mà nhà văn

đàn cho những tâm hồn thơ trẻ.
b. Đều miêu tả sự đối lập, tương phản giữa ánh sáng và bóng tối mà cả ánh sáng và
bóng tối đều hiện diện với nghĩa thực và nghĩa tinh thần:
- “Chữ người tử tù”: + Bóng tối: theo nghĩa thực là của đêm khuya, của buồng
giam tử tù- nơi ánh sáng không thể lọt qua được; theo nghĩa tinh thần lại chính là
8


cảnh ngộ éo le mà con người phải đối mặt ( Huấn Cao - án tử tù, quản ngục – mơi
trường sống khơng phù hợp với tính cách con người ông). Là biểu tượng cho cái
xấu xa.
+ Ánh sáng: theo nghĩa thực là bó đuốc tẩm dầu khói toả như đám cháy nhà - thứ
ánh sáng khá mờ nhạt; theo nghĩa tinh thần là ánh sáng toả ra từ cái đẹp của nghệ
thuật ( chữ Huấn Cao) và tư thế tâm hồn con người. Chính thứ ánh sáng này soi
sáng con đườngđể những kẻ tri âm đến với nhau. Đó là sự đối lập giữa cái đẹp và
cái xấu xa.
- “Hai đứa trẻ”: + Bóng tối: theo nghĩa thực là của phố huyện trong thời khắc
chiều muộn và đêm khuya; theo nghĩa tinh thần là nỗi buồn đang lan toả, thấm thía
và trĩu nặng dần trong tâm hồn nhân vật.
+ Ánh sáng: theo nghĩa thực là của thiên nhiên ( ráng chiều, vì sao, đom đóm) và
cuộc sống con người ( các loại đèn, bếp lửa); theo nghĩa tinh thần là hồi quang ký
ứcvề một thiên đường đã mất và nìêm hy vọng dù le lói, mong manh. Đó là sự đối
lập tương phản giữa cuộc đời thường nhật và khát vọng trong tâm hồn con người.
Điểm riêng: cách xử lý mối quan hệ cụ thể của tương quan ánh sáng- bóng tối, tính
cách- hồn cảnh.
1. Ánh sáng và bóng tối: - “Chữ người tử tù”: sự chiến thắng tuyệt đối của ánh sáng
và bóng tối, của cái đẹp và cái xấu xa.
- “Hai đứa trẻ”: ở cảnh thực ánh sáng có nguy cơ bị bóng tối nuốt chửng, đè bẹp để
rồi thay thế hoàn toàn. Ở đời sống tinh thần, ánh hồi quang ký ức có rực rỡ nhưng
cũng nhanh chóng vụt tắt, hy vọng có tồn tại song rất mong manh.

2. Tính cách và hồn cảnh: - “Chữ người tử tù”: sự chiến thắng tuyệt đối của tính
cách với hoàn cảnh.
+ Quản ngục dù sống trong hoàn cảnh đen tối vẫn giữ niềm đam mê cái đẹp và một
thiên lương trong sáng. + Huấn Cao dù phải đối diện với án tử hình, với cả một hệ
thống những hiện thân của thế lực đen tối vẫn hiên ngang bất khuất, vẫn bộc lộ tài
năng và tấm lòng đáng quý.
9


- “Hai đứa trẻ: hồn cảnh có sự tác động ở mức độ nhất định.
+ Cuộc sống nghèo khó, buồn tẻ và khơng khí buồn lặng của cảnh ngày tàn, chợ tàn
thấm vào tâm hồn Liên nỗi buồn man mác.
+ Những khó khăn cuộc sống khiến Liên “già trước tuổi”- đảm đang tần tảo khi vẫn
còn ở tuổi trẻ con.
3. Kết luận: - Cả hai tác phẩm đều mang màu sắc lãng mạn, thể hiện cái nhìn và
những ấn tượng riêng - chủ quan của nhà văn về cuộc sống và con người.
- Xét về mức độ và những biểu hiện cụ thể, có thể thấy, Chữ người tử tù là mẫu
mực của kiểu sáng tác lãng mạn còn Hai đứa trẻ dường như đi chênh vênh trên ranh
giới giữa hiện thực và lãng mạn nên tuy có gieo vào lịng người đọc những cảm xúc
bâng khng, những tình cảm man mác và trí tưởng tượng bay bổng, song đồng
thời nó cũng đem đến những cảm nhận thấm thía về đời sống hiện thực của con
người.

2. Đề bài số hai: “Nhà bác học qua sơng”:
Một hơm, có một nhà bác học ngồi trên một con thuyềnqua sông. Ngồi không, cảm
thấy buồn chán, nhà bác học bèn nói chuyên với người chèo thuyền. Ônmg ta
ngẩng cao đầu, kiêu ngạo hỏi:
- Anh có nghiên cứu triết học khơng? Đó là thứ học vấn cần thiết nhất trên thế giới
đấy! Im lặng hồi lâu, người chèo thuyền trả lời một cách ngượng ngập: - Tơi suốt
ngày chỉ biết chèo thuyền, khơng có thời gian nghiên cứu triết học. – Như vậy là

anh đã lãng phí mất một nửa cuộc đời rồi- nhà bác học nói. Nói xong, ơng ta quay
mặt ra ngồi, ngắm nhìn sơng nước, khơng nói chuyện với người chèo thuyền nữa.
Nào ngờ, một lúc sau, trời nổi giông bão, con thuyền đã xa bờ, chao đảo trong sóng
gió, lúc nào cũng như sắp bị chìm.
Bỗng nhiên, một cơn gió lớn thổi đến, con thuyền nhỏ bị lật, cả nhà bác học và
người chèo thuyền đều bị rơi xuống nước.
- Ông có biết bơi khơng? người chèo đị hét lớn, hỏi nhà bác học.
10


Lúc này, nhà bác học đã bị chìm đến tận cổ, lập cập trả lời:- Khơng biết!
Vậy thì, ơng đã lãng phí cả cả cuộc đời mình rồi!- Người chèo thuyền nói.
(Trích 200 bài đạo lý, NXB Văn hố- Thơng tin, 2001).
Câu chuyên gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?
- Gợi ý đáp án làm bài: Yêu cầu học sinh viết ra những suy nghĩ thông qua nội
dung câu chuyện trên. Muốn có cơ sở suy luận, cần thể hiện nội dung câu chuyện,
khơng thốt ly văn bản.
học sinh được chọn bất cứ cách viết nào, vận dụng nhuần nhuyển nhiều thao tác lập
luận; vận dụng các tài liệu sách vở, thực tế, trải nghiệm, chiêm nghiệm… để tạo
nên cách viết riêng, gây được ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Với đề bài này, cần hướng vào một số nội dung chính sau:
1. Mỗi người chúng ta đều có điểm mạnh của riêng mình, khơng nên lấy điểm
mạnh của mình để đo điểm yêú của người khác. Bởi vì, mỗi chúng ta đều có điểm
yếu riêng, khơng thể nào tất cả mọi mặt đều tốt hơn người khác. Chính vì vậy, mà
chúng ta không nên cười nhạo, coi thường những người xung quanh.
2. Biết cách nhận thấy và học theo cái mạnh của người khác để bổ sung cái yếu của
mình thì mới có thể tiến bộ. Nếu khơng, kết quả cuối cùng sẽ giống như nhà bác
học trong câu chuyện trên, bị chết chìm nơi đáy sơng.
3. Bài học về tính khiêm tốn, ln học hỏi những người xung quanh để bản thân
mình ngày càng hồn thiện.


3. Đề bài số ba: “Một nhân vật văn học sống mãi trong em”.
- Gợi ý đáp án làm bài:
A. Về kỹ năng: - Người viết cần xác định được đây là dạng đề mở thuộc kiểu nghị
luận văn học. học sinh tự do chọn một nhân vật văn học có ấn tượng sâu sắc để thể
hiện những suy nghĩ cảm xúc của mình. - Bài viết cần xác định một nhân vật văn
học cụ thể (nên ở trong chương trình phổ thơng). Vận dụng linh hoạt các thao tác

11


nghị luận, các phương thức biểu đạt để làm sáng tỏ vẻ đẹp của hình tượng văn học.
Văn trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc chân thực.
B. Về kiến thức: Người viết có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm về nhân vật song
nên chú ý các nội dung:
- Giới thiệu khái quát về nhân vật, xuất xứ nhân vật.
- Cần có những luận điểm cụ thể, rõ ràng thể hiện suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật:
+ Vẻ đẹp của nhân vật ( về ngoại hình, đặc biệt là phẩm chất nhân cách của nhân
vật) để lại ấn tượng sâu sắc với mình. Lấy dẫn chứng cụ thể từ tác phẩm.
+ Số phận, cảnh ngộ của nhân vật ( hạnh phúc, bất hạnh…) gây xúc động trong
lòng em với bao âm vang, dư vị.
+ Những lời nói, suy nghĩ, hành động, việc làm của nhân vật khiến em nhớ mãi
(dẫn chứng cụ thể).
+ Những ảnh hưởng, tác động tích cực, tốt đẹp từ nhân vật tới bản thân emvà người
đọc.
+ Liên hệ bản thân để thấy được sự “lớn lên”về tâm hồn và nhận thức sau khi bắt
gặp nhân vật ấy.
+ Qua cảm nhận về nhân vật khẳng định vai trị, ý nghĩa to lớn của văn chương nói
chung đối với việc bồi đắp tâm hồn con người, cải tạo xã hội.
+ Đánh giá chung về nhân vật, tài năng xây dựng hình tượng văn học của tác giả,

khẳng định vai trò vị thế của nhân vật với bản thân.

4. Đề bài số bốn: “Nguồn mạch mới”mà nhà thơ Thanh Thảo đã khơi qua
bài thơ: “Đàn ghi ta của Lor Ca”.
Gợi ý đáp án làm bài.
A. Về kỹ năng: Bài viết là một văn bản nghị luận hoàn chỉnh, bố cục ba phần. trình
bày mạc lạc, trơi chảy, khơng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
B. Về kiến thức: 1. Hiểu đúng vấn đề đặt ra ở đề bài. “ Nguồn mạch mới”mà Thanh
Thảo đã “khơi”chính là nói về sự sáng tạo nghệ thuật của Thanh Thảo- một nhà thơ
12


ham tìm tịi, cách tân. Viết về đề tài người nghệ sĩ, Thanh Thảo đã có cách xử lý
nghệ thuật rất riêng, rất độc đáo tạo nên một thi phẩm có “ sự phát minh về hình
thức, khám phá về nội dung”.
2. Chỉ ra và phân tích, đánh giá được những sáng tạo của Thanh Thảo trong bài.
- Sử dụng thi liệu: + Thanh Thảo đã nhập cảm về thế giới nghệ thuật của Lor Ca rồi
lựa chọn những thi liệu đầy ám ảnh, gợi cảm từ thế giới nghệ thuật ấy đưa vào bài
thơ của mình. Đó là những thi liệu: đàn ghi ta, yên ngựa, vầng trăng, chàng kỵ sĩ,
bước chân lang thang, áo chồng đỏ, cơ gái di gan, lá bùa hộ mệnh, hoa hương..
+ Thanh Thảo đã xử lý những thi liệu được lựa chọn một cách sáng tạo: những thi
liệu được lấy từ nhiều văn bản khác nhau của thơ Lor Ca, chúng vốn rời rạc nhưng
khi đi vào bài thơ của Thanh Thảo chúng được “làm mới”, trở nên hoà hợp, ăn ý.
Tất cả cộng hưởng ngữ nghĩa với nhau, cùng nhau làm sống dậy thế giới nghệ thuật
đặc sắc của Lor Ca, tái hiện số phận bi thảm của Lor Ca, gợi vẻ đẹp của người nghệ
sĩ vĩ đại sống trong một thời đại biến động và sức sống mạnh mẽ,bất diệtcủa nghệ
thuật, của thơ ca. Thanh Thảo đẫtí hiện và tái sinhthi liệu được sử dụng từ thế giới
nghệ thuật của Lor Ca bằng tài năng và tấm lòng đồng cảm, ngưỡng mộ .
- Sử dụng thể thơ tự do với lối diễn đạt câu thơ khơng viết hoa đầu dịng, nhịp điệu
phóng khống, liên tưởng bất ngờ. ngơn từ mới mẻ: cảm xúc thơ liền mạch, nối két

được các biểu tượng, hình ảnhvthơ trong một thế giới nghệ thuạt hài hồ, gợi mở.
- Xây dựng câú trúc bài thơ đâỳ ngâũ hứng: thơ- ca khúc ( thi phẩm - nhạc phẩm).
+ Nhập cấu trúc ca khúc vào bài thơ: mạch kể chuyện tự sự hiện ra qua cấu trúc của
một ca khúc. Thanh Thảo đã vận dụng phương thức của nhạc để làm thơ và cách
thể hiện này rất thành công.
+ Mô phỏng lối tiết tấu của nhạc, mô phỏng chuỗi âm thanh “li la li la li la”. Thanh
Thảo đã khảm tiếng nhạc vào ngơn từ, hình ảnh thơ để âm nhạc đến cùng với thi
ảnh, với ngôn từ và tạo nên sức gợi vô cùng lớn.
3. Kết luận: Sự sáng tạo ấy là kết quả mối đồng cảm sâu sắc của Thanh Thảo với
Lor Ca. Đây phải chăng là sự cộng hưởng của những khát vọng sáng tạo nghệ
13


thuật. Thanh Thảo đã bắc nhịp cầu tri âm đến Lor Ca và khẳng định được ý nghĩa
đặc biệt của tiếng nói tri âm trong văn chương. Và nhờ Thanh Thảo mà người đọc
chúng ta hiểu hơn về Lor Ca.
Lưu ý: Trên đây là một số gợi ý làm bài. những bài làm có sự tìm tịi sáng tạo trong
cảm nhận, trong diễn đạt cần trân trọng và tuỳ mức độ để đánh giá.
5. Đề bài số năm: “Cổ tích giữa đời thường”.
Gợi ý đáp án bài làm:
- Xác định kiểu bài tự sự- kể chuyện đời thường thuộc nghị luận xã hội.
A. Về kỹ năng: Biết cách làm bìa nghị luận về tư tưởng đạo lý, xác định các luận
điểm đúng đắn, luận cứ ( lý lẽ, dẫn chứng) xác thực và biết lựa chọn các thao tác
lập luận phù hợp.
Bố cục bài văn hợp lý, diễn đạt lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,
chữ viết rõ ràng. Kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố: miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
Có thể chọn ngơi kể thứ nhất hoặc ngơi kể thứ ba, có thể kết hợp cả hai ngơi kể một
cách linh hoạt.
Có thể kể theo trình tự thời gian, có thể đan xen hiện tại, quá khứ tuỳ theo dụng ý
nghệ thuật của người viết.

B. Kiến thức: - Người viết kể lại câu chuyện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày: ở
gia đình, ở trường lớp, làng xóm, đường phố, bến tàu, bến xe, trong công viên,
trong bệnh viện…Những câu chuyện đẹp như trong cổ tích.
Đó có thể là những hành động, nghĩa cử cao đẹp, là lòng bao dung nhân ái, là nghị
lực vươn lên trong cuộc sống.
Đó có thể là những bất ngờ (may mắn) hoá giải được những uẩn khúc, những trăn
trở cuộc đời ( như: nỗi oan được giải, tìm được lối thốt bế tắc cho bản thân, tìm lại
được lẽ sống, niềm tin…). Đó có thể là những cuộc gặp gỡ, cuộc “tao ngộ” đầy ý
nghĩa ( gặp được thầy được thuốc chữa bệnh, gặp được “ thần tượng”, gặp lại đồng
đội, gặp lại người thân bị lưu lạc…). Đó có thể là những khát khao mơ ước được
thấy hiện hữu ngay giữa cuộc đời, lấp lánh giá trị nhân văn.
14


Đó có thể là những chuyện ối oăm, trớ trêu được giải quyết “có hậu”.
- Câu chuyện kể phải có ý nghĩa, gửi gắm một thông điệp nhất định, hướng người
đọc tới những giá trị chân -thiện- mĩ.
- Chuyện kể cần có tình huống độc đáobất ngờ, nhiều tình tiết hấp dẫn, lời kể lời
thoại phù hợp với “khơng khí truyện”. Đảm bảo tính “đời thường”chân thật cả nội
dung và diễn đạt.
Trên đây là năm đề bài và gợi ý đáp án theo hướng mở ở bậc học THPT. Qua đây,
tơi suy ngẫm một điều, giáo viên trong q trình dạy học cần đầu tư nhiều hơn nữa
về kiến thức và kỹ năng, giàu nhiệt tình và tâm huyết nghề nghiệp để có nhiều đề
văn theo hướng mở kích thích sự ham mê học văn của học sinh ( dẫn dụ, lôi kéo
học sinh trở về với môn ngữ văn ). Từ đó để rèn luyện bồi dưỡng học sinh về tâm
hồn và kiến thức để viết bài tốt hơn. đồng thời, trên lớp, giáo viên phải dày công
rèn luyện kỹ nănglàm bài và huy động kiến thức cho học sinh.

IV. Kiểm nghiệm:
Sau thời gian năm tiến hành ra đề và làm bài theo hướng mở, ra đáp án khoa học,

chi tiết theo hướng mở phát huy tư duy sáng tạo của học sinh, chấm trả bài nghiêm
túc ( biểu dương những bài làm hay, sữa chữa chi tiết những lỗi về diễn đạt và kiến
thức), tôi thu được những kết quả sau:
- Học sinh tham gia làm bài số lượng đầy đủ và hứng thú.
- Các em tích cực tìm tài liệu tham khảo, xử lý các thơng tin trên mạng, ti vi, báo…
- Chất lượng bài làm của các em được nâng lên một cách rõ rệt, kiến thức được
khắc sâu. Đặc biệt phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh.
Trong quá trình chấm và trả bài cho học sinh, giáo viên luôn chú ý khắc phục
những nhược điểm thường hay mắc phải khi làm bài làm văn nói chung và bài làm
văn theo hướng mở nói riêng như: viết chung chung, khơ khan, diễn đạt lộn xộn
(luận điểm không rõ ràng), thiếu sự uyển chuyển mềm mại.
Kết quả cụ thể như sau: a. Về mức độ hứng thú của học sinh:
15


- Mức độ rất hứng thú: 50hs/100hs = 50%.hs.
- Mức độ hứng thú:

40hs/100hs = 40% hs

- Mức độ bình thường: 10hs/100hs = 10% hs.
b. Mức độ huy động kiến thức:
- Sự hiểu biết kiến thức văn học và xã hội cao: 60hs/100hs = 60% hs.
- Sự hiểu biết kiến thức mức khá và trung bình: 40hs/100hs = 40% hs.
c. Mức độ sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt, lập luận:
- Khá, giỏi: 60hs/100hs – 60% hs.
- Trung bình: 40hs/100hs = 40% hs. - Yếu kém: không.
d. Chất lượng chung: - Điểm khá giỏi: 60hs/100hs = 60% hs.
- Điểm trung bình: 40hs/100hs = 40% hs.


- Điểm yếu kém khơng có.

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Kết luận:
Những kinh nghiệm trên đã được áp dụng với học sinh ở trường tôi, như kết quả
trên là rất khả quan, chúng tôi đã nhận thấy rằng:
Cách ra đề và gợi ý đáp án bài làm theo hướng mở là nội dung đổi mới tổ chức
giảng dạy ở trường THPT. Hoạt động này đã thực sự có tác động mạnh mẽ đến nội
dung giảng dạy mơn ngữ văn khi có sự đầu tư chiều sâu, tổ chức, hướng dẫn tận
tình học sinh của giáo viên, đề văn theo hướng mở đến với học sinh đã làm thay đổi
căn bản “ bầu khí quyển” học văn lâu nay vốn có phần “quạnh hiu” ở các nhà
trường. Đây là mục đích của tơi tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này.
Đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự bổ sung góp ý của hội
đồng xét duyệt Sáng kiến kinh nghiệm cấp trên để SKKN của tơi được hồn thiện
hơn.

II. Đề xuất:
- Để đạt được kết quả, trong q trình lên lớp, giáo viên ln quan sát, hỏi bài, nắm
vững chất lượng học sinh, ra đề “vừa sức” các em.
16


- Rèn luyện học sinh một cách bền bỉđể các em nắm vững kỹ năng làm bài tốt, biết
cách xử lý các nguồn tri thức từ văn học và đời sống, huy động, lựa chọn để đưa
vào bài làm.
- Một điều then chốt, để tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên cần dày cơng nghiên
cứu các đề hay có hướng mở, có tính khoa học, hấp dẫn.
- Giáo viên cho các em luyện tập nhiều dạng đề bài từ dể đến khó giúp các em
thành thạo trong kỹ năng làm bài.
- Công tác coi thi nghiêm túc cũng là một hình thức rèn luyện các em tính tự giác, ý

thức tự trọng, tự tin khi làm bài.
Cuối cùng, chấm, trả bài cũng là một công việc rất quan trọng: phân tích đáp án kỹ
lưỡng, sát đúng, biểu điểm khoa học chính xác. Giáo viên cần mạnh dạn cho điểm
cao 9,10, đánh giá ưu điểm nhược điểm chính xác. Đặc biệt chú ý các lỗi về kỹ
năng và kiến thức của học sinh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ: Thanh hố, ngày 27tháng 5 năm 2013.

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Họ và tên

Lê Xuân Toàn.

17


Tài liệu tham khảo :
1. Tạp chí văn học và tuổi trẻ.
2. Phương pháp làm đề bài văn nghị luận ( Tác giả Chu Văn Sơn, NXB Giáo
Dục-2009)
3. Phân tích bình giảng TP văn học ( Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, NXB Giáo
dục - 2008)

18



×