Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

THỜI KỲ NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN ĐỘC LẬP TỰ CHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.93 KB, 23 trang )

LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM
THỜI KỲ NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
ĐỘC LẬP TỰ CHỦ
NỘI DUNG
1. Ngoại giao củng cố độc lập (thời Ngô -
Đinh, Lý)
2. Ngoại giao trong chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc
thời Trần (TK XIII).
3. Ngoại giao thời Lê.
4. Ngoại giao thời Quang Trung.
5 Ngoại giao thời Nguyễn
1. Ngoại giao củng cố độc lập (thời Ngô -
Đinh, Lý)
- Nhà Ngô thi hành chính sách ngoại giao
cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách
lược, tiến công ngoại giao, làm tan rã ý đồ
xâm lược của nhà Hán:
+ Bỏ chức Tiết độ sứ, lên ngôi vua, xây dựng
nhà nước độc lập, lập triều đình, nghi lễ
riêng, phẩm phục riêng.
+ Trong xưng đế, ngoài xưng vương.
+ Lợi dụng sự rối ren của phương Bắc,
không cầu thân riêng rẽ, đứng độc lập tự
chủ
-
Nhà Đinh - Tiền Lê: Đinh Bộ Lĩnh xưng đế, đặt
quốc hiệu là Đại Cồ Việt và thực hiện các biện
pháp:
+ Hòa hiếu với lân bang.
+ Chủ động giao hảo với nhà Tống khi nhà Tống
đang mạnh.


+ Lê Hoàn vừa đánh thắng quân xâm lược Tống,
vứa liên tục tấn công ngoại giao để đánh bại
mưu đồ phục thù của kẻ địch.
+ Lê Hoàn thi hành chính sách ngoại giao cứng
rắn, thông minh, liên tục tấn công địch: cử sứ giả
sang thông hiếu với nhà Tấn, đặt quan hệ buôn
bán nhưng không trả tù binh cho nhà Tống (5
năm sau mới giải quyết vấn đề tù binh) Thái độ
kiên quyết và mềm dẻo như bố trí trí thức nước
ta đón Tống trong vai phu chèo thuyền, dùng
quân sự để uy hiếp sứ giả… Nhờ vậy nhà Tiền
Lê giữ được bờ cõi.
-
Nhà Lý: Trong triều đại nhà Lý, quốc gia độc lập
lâu dài, chính sách ngoại giao thể hiện một cách
khéo léo trong việc kết hợp quân sự với ngoại
giao.
+ Lý Thường Kiệt chủ động tấn công đập tan căn
cứ quân sự chuẩn bị tấn công của kẻ thù là Ung
Châu, kết hợp hoạt động chính trị với ngoại giao.
+ Đánh bại quân địch trên chiến trường, dùng
ngoại giao để kết thúc chiến tranh và thu hồi
vùng đất Quảng Nguyên.
+ Phật giáo về cơ bản là tôn giáo có ảnh
hưởng nhiều nhất, ngoài ra Nho giáo và Đạo
giáo cũng có tác động đến đời sống chính trị
xã hội. Thời Lý có tư tưởng tam giáo đồng
nguyên, coi trọng cả 3 tôn giáo này.

Như vậy, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý đã

dùng đấu tranh ngoại giao để củng cố nền độc
lập dân tộc, đường lối này thắng lợi là vì:
+ Biết dựa vào thế nước, nhất là dựa vào chiến
thắng quân sự để tiếp tục tấn công nhằm đè bẹp ý
chí xâm lược của kẻ thù, củng cố thắng lợi vừa
dành được nhằm đạt những mục tiêu khác.
+ Kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với ngoại
giao, uy hiếp bằng quân sự để hòa đàm thương
lượng. Đấu tranh ngoại giao để mở lối cho nước
lớn đỡ hận thù vì bị nước nhỏ đánh bại, tránh
được các cuộc chiến tranh liên tiếp.
+ Chuyển sang đấu tranh ngoại giao đúng lúc nên
được đối phương tiếp nhận.
+ Đấu tranh kiên trì, linh hoạt với mục tiêu cụ thể
đồng thời mềm dẻo trong một số nghi lễ không
vi phạm nguyên tắc chiến lược.
2. Ngoại giao trong chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc
thời Trần (TK XIII).
-
Dưới triều Trần các vua đã tiến hành ngoại giao
kiên quyết và cứng rắn để bảo vệ độc lập chủ
quyền dân tộc. Sau chiến thắng quân Mông Cổ
lần 1 (1258), công việc ngoại giao được tiến
hành qua những biện pháp làm sáng tỏ uy lực
của mình:
+ Cử sứ bộ là tướng vừa thắng Mông Cổ sang
chầu.
+ Vua Trần từ chối không sang chầu. Từ chối
không kê khai số dân, quân dịch, cống nạp.
+ Chống việc đòi ta theo nghi lễ Mông Cổ.

- Trong hai lần kháng chiến chống quân Nguyên
sau đó (1285 và 1288), nhà Trần đã thi hành
chính sách ngoại giao vừa kiên quyết vừa mềm
dẻo để kiềm chân quân xâm lược Nguyên Mông,
nêu cao chính nghĩa của nhân dân ta.
- Sau chiến thắng, triều Trần tiếp tục đấu tranh
ngoại giao làm tan rã ý chí xâm lược của kẻ thù,
vừa tố cáo tội ác xâm lược, chỉ trả nhà Nguyên
những tù binh ít nguy hiểm đối với đất nước.
- Triều Trần đã lợi dụng lúc địch gặp khó khăn,
lúng túng, vận dụng sách lược ngoại giao uyển
chuyển, linh hoạt “khi cương, khi nhu” vì vậy
địch phải chấp nhân hòa hoãn, thậm chí cam kết
không xâm phạm lãnh thổ và danh dự nước ta.
- Biết dựa vào sức mạnh đoàn kết của dân tộc và
chính nghĩa, tìm hiểu kỹ về âm mưu của kẻ địch,
linh hoạt trong việc áp dụng các chính sách
ngoại giao. Khi thì kìm chân địch bằng ngoại
giao, lúc tiến công ngoại giao tiếp theo chiến
thắng quân sự để làm lung lay tiến tới làm tan rã
ý chí xâm lược của địch như sau lần thắng
Nguyên - Mông lần thứ ba.
3. Ngoại giao thời Lê.
- Kết hợp đấu tranh quân sự, ngoại giao, binh vận
để thắng địch
- Tiến công ngoại giao kết hợp với tiến công
quân sự để kết hợp chiến tranh giải phóng hoàn
toàn đất nước
Là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, có đường lối
và phương châm đánh địch toàn diện, chính trị

và ngoại giao được coi trọng, kết hợp chặt chẽ
với đấu tranh quân sự. Đấu tranh ngoại giao là
một mũi tiến công sắc bén, có hiệu quả.
- Đấu tranh ngoại giao hỗ trợ cho đấu tranh quân
sự, nhiệm vụ ngoại giao lúc đầu là giương cao
ngọn cờ chính nghĩa, ngoại giao tập hợp các lực
lượng yêu nước, khơi dậy tinh thần dân tộc, tố
cáo tội ác của địch, bóc trần luận điệu mị dân
“phù Trần diệt Hồ”… góp phần phân hóa hàng
ngũ địch, ngoại giao mở lối thoát cho quân Minh
để chấm dứt chiến tranh. Các thư của Nguyễn
Trãi từ đầu cho đến cuối chiến tranh đều chủ
động tiến công, chuẩn bị cho hoạt động quân sự.
- Lúc đầu khi lực lượng quân khởi nghĩa còn yếu,
thời kỳ tạm hoãn (1423-1424) đạt được bằng đấu
tranh ngoại giao, nhờ vậy lực lượng nghĩa quân
được củng cố, phát triển mạnh, địa bàn giải
phóng được mở rộng, tạo thêm sức mạnh để
chiến thắng kẻ thù khi chúng còn mạnh hơn ta.
-
Luôn luôn chủ động tấn công.
-
Nét nổi bật của Nguyễn Trãi là luôn luôn chủ
động tấn công và giành thế chủ động. Ngay lúc
mới khởi binh, Nguyễn Trãi đã tấn công địch
bằng thư tố oan, tố cáo tội ác của địch, giành lấy
chính nghĩa về mình.
Khi khó khăn, Nguyễn Trãi chủ động tạo thời
gian tạm hoãn để củng cố lực lượng. Nguyễn
Trãi chủ động tấn công vào bất cứ thời gian nào,

hoàn cảnh nào. Khi địch dụ dỗ thì Nguyễn Trãi
tương kế, tựu kế tiến hành thương lượng để gây
ảo tưởng, cử sứ đi lại để điều tra tình hình, chuẩn
bị phương án tác chiến mới. Khi bị địch tấn
công, Nguyễn Trãi chủ động tấn công để địch
không biết thực chất lực lượng và ý đồ của nghĩa
quân.
Khi nghĩa quân mạnh, ngoại giao được đẩy mạnh
phối hợp với hoạt động quân sự nhằm đánh bại ý
chí xâm lược của chúng, giành thắng lợi quyết
định về quân sự, mở lối thoát “trong danh dự”,
thực chất là buộc địch đầu hàng theo điều kiện
của ta mà không tiếp tục thù hận để gây cuộc
chiến tranh mới.
- Sử dụng linh hoạt sách lược ngoại giao.
4. Ngoại giao thời Quang Trung.
Trong triều đại Tây Sơn: được xây dựng trên cơ
sở thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn
nên đặc điểm ngoại giao của thời kỳ này cứng
rắn, liên tục tấn công địch. Nếu ở thời kỳ trước
tổ tiên ta nhân nhượng ít nhiều là để đạt mục tiêu
cơ bản thì Quang Trung không hề nhượng bộ.
Yêu sách của Quang Trung ngày càng cao hơn
và đều đạt được kết quả, kể cả yêu sách đòi đất
Lưỡng Quảng và cầu hôn công chúa nhà Thanh.
Yêu sách ngoại giao của Quang Trung được nêu
lên trên cơ sở thắng lợi to lớn, quyết định về
quân sự - từ tấn công quân sự đến tiến công
ngoại giao. Tất cả các loại thư biểu gửi quan lại
và Càn Long đều thể hiện sự cứng rắn và tinh

thần tiến công ngoại giao thời Quang Trung.
Việc nhà Thanh chấp nhận phong vương cho
Quang Trung và đón cháu ngoại là Phạm Công
Trị - đóng giả vua Quang Trung sang chầu là một
thắng lợi lớn về ngoại giao của triều đại Nguyễn
– Tây Sơn

Thắng lợi về ngoại giao thời Quang Trung là
đỉnh cao của ngoại giao truyền thống của nước ta
thời Đại Việt.
5 Ngoại giao thời Nguyễn
- Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, các vua triều
Nguyễn như Gia Long (1802-1819), Minh
Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847), Tự
Đức (1848-1883) đã trả thù tàn bạo nhà Tây
Sơn. Năm 1804 nhà Nguyễn chính thức công
bố tên nước là Việt Nam, đóng đô ở Phú Xuân
(Huế).
- Nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh, đóng cửa cự
tuyệt quan hệ với các nước phương Tây. Từ thế
kỷ XVII-XVIII các nước phương Tây bắt đầu
nhòm ngó Việt Nam, sự cầu cứu của Nguyễn Ánh
đã làm Pháp chú ý nhiều hơn đến nước ta.

×