Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài giảng thực vật dược liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 17 trang )

Bài giảng thực vật dược liệu
BÀI 6: HOA
Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính của các cây hạt kín, cấu tạo bởi những lá
biến đổi đặc biệt để làm nhiệm vụ sinh sản.
I. CÁC PHẦN CỦA HOA
Hình 6.1: Cấu tạo của hoa
1.1. Bao hoa: là phần không sinh sản gồm đài hoa và tràng hoa:
1.1.1. Đài hoa
Là vòng ngoài cùng của bao hoa, cấu tạo bởi những bộ phận thường có
màu xanh lục gọi là lá đài, có nhiệm vụ nâng đỡ, bảo vệ các bộ phận của hoa khi
còn ở trạng thái nụ. Nếu lá đài có màu sắc như cánh hoa thì gọi là lá đài hình
cánh hoa hay cánh dài (hoa cây Lựu, hoa cây Huệ, hoa cây Lan )
Đài hoa có thể rụng trước khi hoa nở gọi là đài rụng sớm (đài hoa cây
Thuốc phiện, đài hoa cây Mùi cua ) hoặc còn lại sau khi hoa tàn là đài tồn tai
(đài hoa cây Cà, đài hoa cây ớt). Đài hoa có thể cùng phát triển với quả gọi là
đài cùng lớn (đài hoa cây Hồng ăn quả) nhưng đài tồn tại có thể không phát triển
gọi là đài tồn héo (đài hoa Mõm chó).
Đài hoa có hai loại:
+ Đài hoa: Là các lá đài dính liền nhau (đài hoa
cây Dâm bụt).
+ Đài phấn : Là các lá đài rời nhau ( đài hoa cây
Cải, đài hoa cây Cà).
Hình 6.2. Hoa mõm sói (Antirinum majus L.)
Scrophulariaceae Juss. (Họ Huyền Sâm).
Đài hoa
Đế hoa
Tràng hoa
Cuống
Hình 6.3: Một số kiểu đài hoa
1&2. Đài liền hình ống 5. Đài biến đổi thành mào lông
3. Đài phụ 6. Đài đồng trướng


4. Đài hình môi 7. Đài rời, đều
Một số hoa có thêm vòng đài phụ (tiểu đài) nằm ở phía ngoài của đài chính
(đài hoa cây Dâm bụt, đà i hoa cây Bông).
1.1.2. Tràng hoa
Là những bộ phận nằm ở phía trong của đài hoa và thường có màu sặc sỡ
gọi là cánh hoa. Ngoài màu sắc, cánh hoa thường có mùi thơm (cánh hoa cây
Hoa hồng, cánh hoa cây Huệ), có mùi thối (cánh hoa cây Bán hạ) để quyến rũ
côn trùng.
Mỗi cánh hoa có một phần rộng gọi là phiến và một phần hẹp gọi là móng.
Các cánh hoa có thể liền nhau (cánh hợp) hoặc rời nhau (cánh phân) giống
nhau (Tràng đều) hay khác nhau (tràng không đều).
- Cánh hợp: Các cánh hoa dính liền nhau, các mống hợp lại thành ống, chỗ
nối ống với phiến gọi là họng. Có hai kiểu cánh hợp:
+ Cánh hợp đều nhau có.
Tràng hình bánh xe: ống ngắn, phần phiến to và toả ra loe rộng trông giống
như bánh xe (tràng hoa cây Cà).
Tràng hình nhạc: ống ngắn và phình to lên, thắt lại ở đỉnh trông như nhạc
cụ dân tộc (tràng hoa cây Hồng ăn quả).
Tràng hình đinh: ống dài, nhỏ thẳng góc với phiến (tràng hoa cây Dừa cạn).
Tràng hình chuông: ống phình to lên, trông giống như cái chuông (tràng
hoa cây Cát cánh, tràng hoa cây Đẳng sâm).
Tràng hình phễu: ống hình trụ nhưng loe dần lên thành hình phễu (tràng
hoa cây Cà độc dược, tràng hoa cây Bìm bìm).
Tràng hình ống: ống hình trụ, kết thúc bởi các răng nông (hoa ở giữa của
hoa tự đầu thuộc các cây họ Cúc).
+ Cánh hợp không đều có.
Tràng hình môi: 5 cánh hoa chia làm 2 môi, một môi 2, một môi 3. Loại
này đặc trưng cho các cây họ Hoa môi (tràng hoa cây ích mẫu, tràng hoa cây
Bạc hà).
Tràng hình mặt nạ: tràng hoa cũng chia làm 2 môi nhưng môi dưới móc lồi

vào trong họng làm cho họng bị khép kín lại trông giống như mặt nạ (tràng hoa
cây Mõm chó).
Tràng hình lưỡi nhỏ: ống ngắn, phiến lệch về một bên thành lưỡi nhỏ (tràng
hoa cây Bồ công anh) hoa ở xung quanh đầu của các cây Nhọ nồi, cây Sài đất.
+ Cánh phân đều nhau :
Tràng hình hoa hồng: móng ngắn, phiến rộng (tràng hoa cây Hoa hồng,
tràng hoa họ Mao lương).
Tràng hình hoa cẩm chướng: móng dài, thẳng góc với phiến (tràng hoa cây
Cẩm chướng, tràng hoa cây Mỏ hạc).
Tràng hình chữ thập: các cánh hoa xếp thẳng góc với nhau thành hình chữ
thập (tràng hoa cây Cải).
+ Cánh phân không đều :
Tràng hoa Lan: một trong ba cánh hoa biến đổi thành cánh môi mang cựa
và có hình dạng kỳ quặc như hình người treo cổ (tràng các loại hoa Lan).
Tràng hình bướm: một cánh rộng phủ lên hai cánh ở hai bên, hai cánh này
lại phủ lên hai cánh đặt sát nhau, trông như con bướm đang bay (tràng hoa của
các cây họ Cánh bướm như So đũa, Sắn dây, Cam thảo bắc).
Một số hoa đôi khi có thêm tràng phụ và phụ bộ (hoa Lạc tiên, Dưa gang,
Chanh dây).
Hình 6.4: Các kiểu tràng hợp
Hình 6.5: Các kiểu tràng rời
1. Hình hoa hồng; 2. Hình hoa cẩm chướng; 3. Hình chữ thập
4. Hình bướm; 5. Hình hoa lan
1.2. Phần sinh sản: Gồm có bộ nhị và bộ nhụy
1.2.1 Bộ nhị
Là cơ quan sinh sản đực của hoa, nằm ở phía trong vòng của cánh hoa. Mỗi
nhị gồm có hai phần:
+ Chỉ nhị: Là phần nối bao phấn vào các hộ phận khác của hoa.
+ Bao phấn: Là phần phồng to, thường chia thành 2 ô. Phần 2 ô nối với
nhau gọi là trung đới, trong ô phấn chứa rất nhiều hạt phấn.

Hình 6.6: Nhị hoa
Cách đính của chỉ nhị vào bao phấn.
Hình 6.7: Cách đính của chỉ nhị
1.2.2. Bộ nhuỵ
Là cơ quan sinh sản cái của hoa, cấu tạo bởi những lá biến đổi gọi là lá
noãn. Mỗi nhụy gồm có ba phần:
+ Bầu: Là phần phồng to ở dưới, cấu tạo bởi 1 hay nhiều lá noãn dính liền
nhau thành bầu 1 Ô hay nhiều ô.
+ Vòi nhụy: Là phần hẹp và dài nối liền bầu với núm nhụy.
+ Núm nhụy (đầu nhụy): Là phần phình nhỏ ở trên cùng có chất dính để
nhận hạt phấn.
Hình 6.7: Cấu tạo bộ nhụy
Hình 6.8: Các kiểu hình dạng của hạt phấn.
Có 3 vị trí của bầu so với các vòng bộ phận của hoa
Hình 6.9: Vị trí cảu bầu
Hoa có đủ nhị và nhụy gọi là hoa lưỡng tính (hoa cây Bưởi), hoa chỉ có nhị
hoặc nhụy gọi là hoa đơn tính (hoa cây Thầu dầu).
Hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây gọi là hoa đơn tính cùng gốc
(hoa họ Bí); Hoa đực mọc riêng trên một cây, hoa cái mọc riêng trên một cây thì
gọi là hoa đơn tính khác gốc (hoa cây Đu đủ).
1.2.3 Các kiểu đính noãn (đính phôi)
Đính noãn thân: Noãn đính trên một bộ phận có nguồn gốc từ thân, có hai
trường hợp:
Đính noãn gốc Một noãn duy nhất đính trên gốc bầu nối liền với đế hoa.
Vd: họ Rau răm, Hồ tiêu, Cúc
Đính noãn trung tâm: Nhiều noãn đính quanh một cột trung tâm là phần
kéo dài của đế hoa trong khoan bầu 1 ô. Vd: cây Chân châu.
Đính noãn lá: Noãn đính trên lá noãn, có 3 kiểu sau:
Đính noãn mép có hai trường hợp
Đính noãn bên: Bầu 1 ô do 1 hoặc nhiều lá noãn dính với nhau ở mép

tạo thành. Noãn đính vào mép của các lá noãn.
Đính noãn trung trụ: Bầu do nhiều lá noãn tạo thành, mép các lá noãn
cuốn vào giữa bầu, tạo ra những ô kín riêng. Noãn đính vào mép lá
noãn trông như đính vào một giữa bầu. Kiểu này gặp khá phổ biến.
Đính noãn vách: Noãn phủ hết mặt trong của lá noãn. Vd: hoa cây Súng
Đính noãn giữa: Bầu 1 ô do nhiều lá noãn hợp thành. Nhiều noãn đính vào
những phiến mỏng xuất phát từ gân giữa của mỗi lá noãn mọc trong khoang của
bầu. Vd: hoa cây Thuốc phiện.
Hình 6.11: Các kiểu đính noãn
1 Đính noãn bên (bầu 1 ô, ba lá noãn)
2. Đính noãn bên (bầu 1 ô, 1 lá noãn)
3. Đính noãn trung trụ (bầu 2 ô, 2 lá noãn)
4. Đính noãn trung trụ (bầu 5 ô, 5 lá noãn)
5. Đính noãn trung trụ (bầu 3 ô, 3 lá noãn)
2. Các phần phụ của hoa
2.1. Cuống hoa: Là cành mang hoa mọc từ kẽ lá bắc, thường các hoa đều
có cuống, có loại cuống rất ngắn (cuống hoa của họ Hoa môi) hoặc có loại hoa
không cuống (hoa cây Mã đề).
2.2 Lá bắc. Là lá đặc biệt, ở nách của lá có cuống hoa (lá mang hoa ở
nách). Lá bắc có thể phát triển và có màu (cây hoa Giấy), bao bọc cả hoa tự như
mo (các cây họ Ráy), tụ họp thành một tổng bao ( các cây họ Cúc, họ Hoa tán)
2.3 Đế hoa: Là đầu phồng của cuống hoa để mang các bộ phận chính của
hoa. Đế hoa thường ngắn, có thể lồi (đế hoa thuộc họ Ngọc lan), có thể lõm (đế
hoa cây Hoa hồng, đế hoa cây Kim anh), hoặc phẳng.
6. Đính noãn trung tâm
7. Đính noãn gốc (đáy)
8. Đính noãn nóc
9. Đính noãn giữa
Hình 6.12 : Các kiểu đế hoa
Đế hoa phẳng Đế hoa lồi Đế hoa lõm

3. Tiền khai hoa
Là cách sấp xếp các bộ phận của bao hoa trong nụ. Trên cùng một hoa, đài
và tràng có thể có cùng một kiểu tiền khai hay 2 kiểu tiền khai khác nhau.
3.1. Tiền khai hoa xoắn ốc. Các bộ phận của bao hoa nhiều và đính theo
đường xoắn ốc.
3.2 Tiền khai hoa liên mãnh Các bộ phận của bao hoa đặt cạnh nhau mà
không phủ lên nhau.
3.3 Tiền khai hoa vặn: Khi mỗi bộ phận của bao hoa vừa chồng, vừa bị
chồng.
3.4 Tiền thai hoa kết hợp. Một bộ phận ở ngoài cùng, một bộ phận khác ở
trong cùng, 3 bộ phận còn lại thì một bên úp lên mép bộ phận bên cạnh, bên kia
bị mép của bộ phận bên cạnh úp lên.
3.5 Tiền khai hoa ngũ điểm: Hai bộ phận hoàn toàn ở trong, hai bộ phận
khác hoàn toàn ở ngoài, bộ phận thứ năm thì nửa ngoài, nửa trong.
3.6. Tiền khai hoa cờ (bướm).
Cánh cờ to nhất ở phía sau, phủ lên hai cánh bên, hai cánh này lại phủ lên
hai cánh trước, hai cánh trước có thể dính nhau thành hình lòng máng hay hình
lườn. Tiền khai hoa cờ đặc trưng cho phân họ Đậu.
3.7 Tiền khai hoa thìa (lườn). Cánh hoa tương ứng với cánh cờ nằm phía
trong, bị hai cánh bên phủ lên, hai cánh bên bị hai cánh trước phủ lên. Tiền khai
hoa thìa đặc trưng cho phân họ Vang.
Hình 6.13. Các kiểu tiền khai hoa
II. CÁCH SẮP XẾP CỦA HOA TRÊN CÀNH (HOA TỰ)
1. Hoa đơn gộc
Hoa đơn độc là hoa mọc riêng lẻ một mình trên một cuống hoa, không phân
nhánh, ở đầu cành hay kẽ lá bắc (hoa cây Cà độc dược, hoa cây Dâm bụt).
2. Cụm hoa
Cụm hoa gồm nhiều hoa tụ họp lại với nhau trên một trục mang hoa phân
nhánh.
2.1. Cụm hoa đơn không hạn:

Trục chính của cụm hoa tiếp tục sinh trường để tạo ra các hoa mới, có 5
loại sau đây:
2.1.1. Chùm: Dạng chung có hình tháp, trục cụm hoa mang nhiều hoa có
cuống, hoa ở phía dưới nở trước rồi lần lượt lên phía trên nở sau như hoa cây
Mõm chó, hoa cây Cải, hoa cây Điệp cúng
2.1.2 Bông (gié) Trục cụm hoa mang nhiều hoa không có cuống, hoa già ở
phía gốc, hoa non ở phía ngọn như hoa cây Bông mã đề, hoa cây Cỏ roi ngựa.
Nhiều bông (gié) có cấu tạo đặc biệt:
+ Đuôi sóc: Là những bông mang toàn hoa đơn tính trông giống như đuôi
con sóc như hoa cây Dâu tằm, hoa cây Tai tượng
+ Bông mo: Là bông bao bọc bởi một lá bắc to gọi là mo như hoa cây Ráy,
hoa cây Bán hạ
+ Buồng: Là những bông mo có trục cụm hoa phân nhánh như hoa cây
Cau, hoa cây Dừa
2.1.3 Ngù: Cành mang hoa có cuống dài ngắn khác nhau nhưng đưa các
hoa lên cùng một mặt phẳng như hoa cây Lê.
2.1.4 Tán: Các cuống hoa toả ra từ đầu cành hoa. Cụm hoa tán là một đặc
điểm của các cây họ Hoa tán, có tán đơn như hoa cây Tam thất, hoa cây Đinh
lăng, có tán kép gồm nhiều tán đơn như hoa cây Thì là, hoa cây Mùi.
2.1.5. Đầu: ở đầu trục cụm hoa phồng lên mang nhiều hoa nhỏ không
cuống, hoa già ở bìa, hoa non ở giữa. Mỗi hoa mọc ở kẽ một lá bắc mỏng gọi là
vảy. Quanh đầu còn có những lá bắc khác họp thành tổng bao lá bắc để bảo vệ
hoa khi còn là nụ. Cụm hoa đầu là một đặc điểm của các cây trong họ Cúc như
hoa cây Ngải cứu, hoa cây Sài đất, hoa Cúc
Hình 6.14: Các kiểu hoa tự đơn vô hạn
A, A1, A2: Chùm - B: Gié - C: Đầu - D, E: Ngù (tản phòng) - F - chùm kép
G: tán đơn - F: tán kép
2. 2. Cụm hoa đơn có hạn (xim)
Trục chính của hoa mang một hoa ở đỉnh và ngừng sinh trưởng lên phía
trên, nhưng lại đâm nhánh về phía dưới.

2.2.1. Xim một ngã: Sự hình thành các nhánh chỉ xảy ra từng cái một.
+ Xim một ngả hình đinh ốc: Sự phân nhánh không cùng một hướng (hoa
cây Lay ơn).
+ Xim một ngả hình bọ cạp: Sự phân nhánh luôn luôn xảy ra về một phía
(hoa cây Vòi voi)
Hình 6. 15: Hoa tự xim một ngã A: hình đinh ốc, B : Hình bọ cạp
2.2.2. Xim hai ngã. Trục cụm hoa phân nhánh từng đôi một nhiều lần, tận
cùng của mỗi nhánh có một hoa (hoa cây Xoan).
Hình 6.16: Hoa tự xim 2 ngã
2.2.3. Xim nhiều ngả. Trục cụm hoa phân nhiều nhánh (hoa cây Thầu dầu).
2.2.4. Xim cơ. Nhánh của cụm hoa rất ngắn, trông như cùng một nơi mọc
toả ra. Kiểu cụm hoa này đặc trưng cho các cây họ Hoa môi (hoa cây Ích mẫu,
hoa cây Tía tô).
Hình 6.17. Hoa tự xim co
Ngoài các kiểu hoa chính trên ta còn gặp rất nhiều kiểu khác như chùm kép
(chùm mang chùm) như hoa cây Nho, hoa cây Hòe, tán kép (mỗi nhánh của tán
mang một tán con), chùm tán (một số cây họ Ngũ gia bì), ngù đầu (hoa các cây
họ Cúc)
III. HOA THỨC VÀ HOA ĐỒ
1. Viết hoa thức
Hoa thức là công thức tóm tắt cấu tạo của hoa. Khi viết hoa thức phải tuân
theo 4 nguyên tắc:
1.1. Các vòng của hoa được biểu thi bằng các chữ cái in hoa :
K là vòng đài hoa
C là vòng cánh hoa
P là bao hoa (lá đài và cánh hoa giống nhau)
A là vòng nhị
G là vòng nhụy
1.2. Sau mỗi chữ cánh hoa là chữ số chỉ số lượng các bộ phận của mỗi
vòng. Nếu số bộ phận trong mỗi vòng nhiều và không giới hạn thì ghi bằng dấu

vô cực.
Các bộ phận trong mỗi vòng mà liền nhau thì chữ số chỉ số lượng được viết
trong ngoặc đơn ( ).
Nếu phần nào đó trong hoa có nhiều vòng thì số các bộ phận của mỗi vòng
đó được ghi bằng một con số riêng, viết theo thứ tự vòng ngoài trước, vòng
trong sau.
1.3 Trước hoa thức, còn có các ký hiệu.
1.4. Dấu gạch ngang ( - ) ở trên, dưới hay giữa con số sau G thể hiện bầu
dưới, bầu trên hay bầu giữa.
Ví dụ: Hoa thức của một số hoa:
2. Vẽ hoa đồ:
Hoa đồ là hình chiếu cấu tạo của hoa trên một mặt phẳng thẳng góc với trục
hoa.
Cách vẽ hoa đồ như sau:
Trục cành mang hoa ở phía sau: Vẽ vòng tròn nhỏ gạch chéo, ở trên cùng
của hoa đồ.
Lá bắc ở phía trước, ở dưới hoa đồ, biểu thị bằng hình tam giác dẹp, đỉnh
quay xuống dưới
Tiền hiệp (lá bắc con): Vẽ như lá bắc
Các bộ phận của hoa được vẽ giữa trục hoa và lá bắc
Hoa kiểu xoắn vẽ theo đường xoắn ốc, hoa kiểu vòng vẽ theo theo đường
vòng tròn đồng tâm nếu hoa đều, theo hình bầu dục nếu hoa không đều.
Lá đài và cánh hoa: Được biểu thị bằng những vòng cung theo đúng tiền
khai của nó. Lá đài có màu xanh, để trắng. Cánh hoa có màu, tô đen. Ở STD: Lá
đài giữa là lá đài sau, cánh hoa giữa là cánh hoa trước, trừ phân họ Đậu, phân họ
Vang. Ở ĐTD: Lá đài giữa là lá đài trước, cánh hoa giữa là cánh hoa sau, trừ họ
Lan vì hoa bị vặn 180 độ.
Đài hoa (màu xanh để trắng) Cánh hoa (có màu tô đen)
Nhị biểu diễn bằng chữ B nếu bao phấn 2 buồng, hoặc chữ D nếu bao phấn 1
một buồng. Bụng chữ B hoặc chữ D quay vào trong nếu bao phấn hướng nội,

quay ra ngoài nếu bao phấn hướng ngoại.
Bầu noãn: Vẽ như dạng cắt ngang của bầu, cho thấy số lá noãn, cách đính noãn.
Noãn biểu thị là vòng tròn.
Các bộ phận dính nhau được nối với nhau bằng một gạch nhỏ.
Các phần bị trụy hoặc biến mất được biểu diễn bằng chữ X
Hoa đồ hoa Dâm bụt (Hibiscus syriacus họ Malvaceae)

IV. VAI TRÒ CỦA HOA TRONG NGÀNH DƯỢC
Trong ngành dược có nhiều vị thuốc có nguồn gốc từ hoa hoặc là cành
mang hoa.
Ví dụ: hoa Kim ngân, hoa Cúc, hoa Cà độc dược, hoa Hòe…
Ngành công nghiệp dược cũng cần nguyên liệu để sản xuất hoạt chất lấy từ
hoa.
Ví dụ: hoa Hòe có thể chiết xuất rutin với tỉ lệ khoảng 15-2-%.
Tên khoa học của cây hoa hòe này là Sophora japonica
Kim Ngân còn có tên gọi là Kim Ngân Hoa.
Tên khoa học Lonicera Japonica
EM CÓ BIẾT?
Hòe hoa, cây Hòe.
Tên khoa học: Sophora japonica Linn. Họ khoa học: Fabaceae.
Mô tả:
Cây cao 7-10m, có khi tới 25m, nhánh nhỏ màu xanh lục, có lông hoặc không có lông. Lá lông chim lẻ, mọc so le, dài 15-25cm, lá chét 7-15
phiến, hình trứng hoặc hình trứng hẹp, dài 3-6cm, mép nguyên, mặt trên có lông và phấn trắng. Hoa nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở
ngọn, dài 15-30cm, quả đậu thắt lại ở giữa các hạt, chất nạc, chủng tử 1-6 hạt màu đen hình thận.
Phân biệt:
Hoa hòe thường cánh hoa đã rơi rụng, nếu còn nguyên thì có 5 cánh hoa, mầu trắng vàng, rất mỏng, trong số đó hai cánh hoa tương đối to,
hình gần tròn, đỉnh hơi lõm, cuộn lật ra phía ngoài, các cành hoa khác thì hình tròn dài. Phía dưới các cánh hoa có đài hoa hình chuông mầu
lục. Giữa kẽ cánh hoa có các nhụy mầu vàng nâu, giống như những sợi râu và một nhụy hình trụ nhưng uốn cong. Chất nhẹ, khi khô dễ bị vụn
nát, không mùi, vị hơi đắng.

Thu hái, sơ chế:
Vào mùa hè khi hoa sắp nở, Quả chín, thu hái trước hoặc sau tiết Đông chí phơi khô dùng. Hoa phải hái lúc còn nụ mới. Phơi hoặc sấy khô.
Thứ hoa đầu sắp nở nhưng chưa nở, nguyên vẹn, không vụn nát, mầu vàng, không tạp chất là loại tốt.
Phần dùng làm thuốc:
1- Nụ hoa (Flos sophorae Japonicae).
2- Quả (Fructus sopharae Japonicae) Xem: Hòe Thực.
Mô tả dược liệu:
Hoa hòe khô biểu hiện hình viên chùy ở búp, nhỏ dần ở bộ phận cuống, hoa, hơi cong, đài búp hoa hình chuông màu vàng lục chiếm cứ hầu
hết cả búp hoa, trước mút búp chia làm 5 đường khe cạn, cánh hoa chưa được trưởng thành búp lại biểu hiện hình trứng tròn, bên ngoài màu
vàng đỏ, toàn thể dài chừng 3,2m -10mm, chất nhẹ, hơi có khí vị đặc biệt. Nụ hoa màu vàng ngà không ẩm mốc, không bị cháy, không lẫn lộn
cuống lá, tạp chất là thứ tốt.
Bào chế:
1- Dùng Hòe hoa phải dùng vào lúc hoa chưa nở, để lâu năm càng tốt. Khi dùng vào thuốc thì sao vàng để dùng.
2- Hái hoa lúc còn nụ, phơi hay sấy khô, dùng sống hay sao hơi vàng để pha nước uống, hoặc cho vào nồi đất đun to lửa sao cháy tồn tính
7/10, để cầm máu (Trung Dược Đại Từ Điển).
- Bỏ cành lá, lấy nụ hoa cho vào thuốc sắc uống, hoặc sao cháy thành than dùng hoặc tán nhỏ cho vào thuốc hoàn tán (Đông Dược Học Thiết
Yếu).
- Hòe Hoa Sao: Lấy Hoa hòe sạch, cho vào nồi, sao bằng lửa nhẹ cho đến khi mầu hơi vàng, lấy ra để nguội là được (Dược Tài Học).
- Hòe Hoa Thán: Lấy Hoa hòe, cho vào nồi, dùng lửa mạnh đun nóng, sao cho đến khi gần thành mầu đen (tồn tính), phun ướt bằng nước
sạch, lấy ra, phơi khô (Dược Tài Học).
Thành phần hóa học:
+ Rutin, Betulin, Soporradiol, Glucuronic acid (Trung Dược Học).
+ Azukisaponin, Soyasaponin, Kaikasaponin (Bắc Xuyên Huân, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1988, 108 (6): 538).
+ Quercetin (Mộc Thôn Nhã Vệ, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1984, 104 (4): 340).
+ Isorhamnetin (Ishida Hitoshi và cộng sự, Chem Pharm Bull 1989, 37 (6): 1616).
+ Betulin, Sophoradiol (Ngải Mễ Đạt Phu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1956, 76: 1210).
+ Dodecenoic acid, Myristic, Tetradecadieoic acid, Arachidic acid, Beta-Sitosterol (Mitsuhashi Tatsuo và cộng sự C A 1973, 79: 134385u).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng cầm máu: Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu. Nếu sao thành than, tác dụng mạnh hơn (Trung Dược Học).
+ Giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch (Trung Dược Học).

+ Tác dụng đối với hệ tim mạch: Chích dịch Hoa hòe vào tĩnh mạch cho chó đã được gây mê, thấy huyết áp hạ rõ. Thuốc có tác dụng hưng
phấn nhẹ đối với tim cô lập của ếch và làm trở ngại hệ thống dẫn truyền. Glucozid ở vỏ của Hòe có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim cô
lập và tim tại thể cuae ếch. Hòe bì tố có tác dụng làm gĩan động mạch vành (Trung Dược Học).
+ Tác dụng hạ mỡ trong máu: Hòe bì tố có tác dụng làm giảm Cholesterol trong máu, Cholesterol ở gan và ở cửa động mạch. Đối với xơ mỡ
động mạch thực nghiệm, thuốc có tác dụng phòng và trị (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng viêm: Đối với viêm khớp thực nghiệm nơi chuột và chuột nhắt, thuốc đều có tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học).
+ Tác dụng chống co thắt và chống loét: Hòe bì tố có tác dụng giảm trương lực cơ trơn của đại trường và phế quản, tác dụng chống co thắt
của Hòe bì tố gấp 5 lần của Rutin. Rutin trong Hoa hòe có tác dụng làm giảm vận động bao tử của chuột, giảm bớt rõ số ổ loét của bao tử
chuột do co thắt môn vị (Trung Dược Học).
+ Tác dụng chống phóng xạ: Rutin làm giảm bớt tỉ lệ tử vong của chuột nhắt do chất phóng xạ với liều gây chết (Sổ Tay Lâm Sàng Trung
Dược).
+ Rutin trong Hoa hòe có tác dụng phòng ngừa tổn thương do đông lạnh thực nghiệm. Đối với tổn thương độ 3 càng rõ, đối với độ 1, 2 cũng
có tác dụng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Tác dụng chống tiêu chảy: Dịch Hoa hòe bơm vào ruột của thỏ thấy kích thích niêm mạc ruột sinh chất tiết dịch có tác dụng làm giảm tiêu
chảy (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tác dụng:
+ Lương (làm mát) Đại trường nhiệt (Y Học Khải Nguyên).
+ Lương đại trường, sát cam trùng (Bản Thảo Chính).
+ Tiết Phế nghịch, tả Tâm hỏa, thanh Can hỏa, kiên Thận thủy (Y Lâm Toản Yếu).
+ Lương huyết, chỉ huyết, thanh lợi thấp nhiệt (Trung Dược Học).
+ Thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết (Trung Dược Đại Từ Điển).
Chủ trị:
+ Trị năm loại trĩ, tâm thống, măt đỏ, trừ giun sán và nhiệt trong bụng, trị phong ngoài da, trường phong hạ huyết, xích bạch lỵ (Nhật Hoa Tử
Bản Thảo).
+ Sao thơm, ăn được nhiều trị mất tiếng, họng đau, thổ huyết, chảy máu cam, băng trung lậu hạ (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trị tiêu ra máu, tiểu ra máu, chảy máu mũi (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Trị tiểu đường và võng mạc mắt viêm (Đông Kinh Dược Vật Chí).
Liều dùng: 8-20g/ngày.
/>

×