Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.42 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM

BÀI THU HOẠCH THỰC
TẾ GIÁO DỤC
TRƯỜNG THỰC TẬP: THPT NGUYỄN KHUYẾN
GVHD: LÂM LỄ TRÍ
GSTT: NGUYỄN THỊ KIM THO
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 2 năm 2012.
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu………………………………………………………………………. …………1
A. Phương pháp tìm hiểu
I. Nghe báo cáo…………………………………………………………………………… 3
II. Nghiên cứu hồ sơ tài liệu……………………………………………………………… 3
B. Kết quả tìm hiểu
I. Tình hình giáo dục địa phương………………………………………………………….4
II. Tình hình, đặc điểm trường THPT Nguyễn Khuyến
1. Thành lập trường……………………………………………………………………… 5
2. Đội ngũ giáo viên……………………………………………………………………… 6
3. Cơ sở vật chất…………………………………………………………………………….7
4. Tình hình dạy và học…………………………………………………………………….8
III. Cơ cấu tổ chức của trường THPT Nguyễn Khuyến…………………………………10
IV. Chức năng, nhiệm vụ giáo viên……………………………………………………….13
1. Chức năng, nhiệm vụ giáo viên bộ môn………………………………………………13
2. Chức năng, nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm……………………………………………13
V. Hồ sơ học sinh…………………………………………………… 14
VI. Cách thức đánh giá, xế loại hạnh kiểm
1. xếp loại hạnh kiểm…………………………………………………………………… 15
2. Về học lực………………………………………………………….…………………… 17
VII . Các hoạt động của trường


1. Công tác giáo duc tư tưởng, chính trị……………………………………………….….18
2. Các hoạt động chuyên môn……………………………………………………………20
C. Bài học sư phạm………………………………………… 21
Trang 2
LỜI MỞ ĐẦU
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn BGH Trường THPT Nguyễn Khuyến đã
tiếp nhận đoàn thực tập Sư Phạm chúng em đến thực tập tại trường. Trường đã
tạo mọi điều kiện để chúng em học hỏi, tạo không gian thực tập thật vui vẻ nhưng
không kém phần nghiêm túc.
Đây là nơi đặt nền móng giúp chúng em làm quen với công tác giảng dạy và chủ
nhiệm. Để qua đó giúp chúng em hiểu thêm nghề mà chúng em đã lựa chọn, một
nghề “cao quý” nhưng để làm được làa cả một quá trình, nó không đơn giản
như moi người thường nghĩ. Cần có một tâm huyết, yêu học sinh, yêu nghề thật
sự mới có thể làm được.
Tuy đây là đợt kiến tập chỉ trọn vẹn 1 tháng, nhưng đã giúp chúng em nhận ra
nhiều điều, giúp chúng em hiểu thêm sự nhiệt huyết với nghề của các thầy các, cô
, và hiểu rõ bản thân mình hơn, về trình độ của mình hơn khi đã được cọ sát với
thực tế.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Thầy Lâm Lễ Trí đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn và chỉ bảo em trong công tác chủ nhiệm, công tác giảng dạy suốt đợt thực
tập. Là một giáo sinh thực tập em không thoát khỏi những hạn chế, bở ngỡ trong
các công tác, nhưng với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy thì em đã dần khắc
phục những nhược điểm này.
Đợt thực tập đã giúp em hiểu được thế nào là niềm vui đứng lớp, thế nào là nỗi
buồn, khó khăn trong công tác chủ nhiệm, công tác giảng dạy.
Một lần nữa em xin chúc BGH nhà trường cùng các thầy dồi dào sức khỏe, vui vẻ
và thành công trong cuộc sống và trong công tác trồng người.
Sinh viên thực tập
Nguyễn Thị Kim Thảo
A. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU.

Trang 3
I. Nghe báo cáo
- Đoàn SVTT nghe báo cáo về tình hình hoạt động của trường THPT Nguyễn Khuyến. Do
thầy Nguyễn Xuân Thảo, hiệu trưởng nhà trường trình bày.
- Tình hình công tác chuyên môn
- Tình hình công tác dạy và học của nhà trường do phó hiệu trưởng chuyên môn cô Lê Thị
Thúy Hồng trình bày.
- Tình hình công tác giáo dục ( chủ yếu là công tác chủ nhiệm) của nhà trường do thầy Lê
Thành Hiếu phó hiệu trưởng hành chánh trình bày.
II. Nghiên cứu hồ sơ tài liệu.
- Sổ chủ nhiệm, sơ yếu lí lịch, học bạ, bảng điểm học kì I năm học 2010-2011 của lớp
11CE2 .
- Các quy chế, tiêu chuẩn, tiêu chuẩn đánh giá học sinh, kế hoạch năm học 2010 – 2011
của nhà trường. Đáng chú ý là tiêu chuẩn đánh giá học sinh theo quy chế 40 do Bộ GDĐT
ban hành ngày 05/10/2006, và theo quyết định 58 do Bộ GDĐT ban hành ngày 12/12/2011
- Nội quy học sinh
- Báo cáo tổng kết học kì I năm học 2010-2011
- Cách đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến
- Báo cáo kết quả tốt nghiệp THPT và hiệu suất đào tạo của trường THPT Nguyễn Khuyến
năm học 2010-2011
- Điều lệ nhà trường THPT và kèm theo quyết định số 23 của bộ GDĐT ban hành ngày
11/07/2007
III. Điều tra thực tế
-Xem sơ yếu lí lịch của học sinh, tìm hiểu về PHHS, địa chỉ cư trú.
-Làm việc với giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp, cán bộ Đoàn.
-Tìm hiểu học sinh và các mối quan hệ bạn bè.
B. KẾT QU TÌM HIỂU:
I. Tình hình giáo dục tại địa phương
Trang 4
1. Đặc điểm dân cư:

- Là quận nằm trong khu trung tâm thành phố, là khu kinh tế mới phát triển, cơ sở hạ tầng
cũng khá phát triển
- Đa số dân là người lao động, trong đó có bộ phận các cán bộ, công chức nhà nước. Có thu
nhập cao so với mặt bằng chung.
- Chủ yếu là người Kinh, bộ phận nhỏ là người Hoa
- Là địa bàn có an ninh tốt, ít tệ nạn xã hội. Và cũng là địa bàn hoạt động dịch vụ, thương
mại vào loại đông.
2. Tình hình giáo dục:
- Học sinh các trường trong quận 10, chủ yếu là con em địa phương, phần lớn xuất thân từ
tầng lớp lao động, chính vì vậy mà nền giáo dục quận 10 cũng mang những nét đặc trưng
riêng của mình về cách thức tổ chức, cách thức giáo dục, cũng như chất lượng giáo dục của
quận. Mỗi năm các trường THPT quận 10 tiếp nhận lực lượng học sinh lớp 9 lên chủ yếu
từ các trường THCS trong quận, một bộ phận học sinh từ các quận lân cận sang. Điều kiện
đường xá rất thuận lợi cho học sinh tới trường, nhưng hiện tượng kẹt xe vẫn thường xảy ra.
Cơ sở vật chất, quá trình đào tạo tốt nên thu hút được số lượng học sinh thi vào các trường
ở đây. Tỉ lệ đầu vào cao.
- Trường THPT Nguyễn Khuyến là một trong những trường điểm của thành phố nói chung
và quận 10 nói riêng. Trường có tỉ lệ đậu tốt nghiệp, đậu đại học, cao đẳng cao ( tốt nghiệp
năm 2010-2011 là 100%)
- Quận 10 là nơi có nhiều cấp học thuộc vào loại đông của thành phố.
+ Mầm non có 32 trường, lớp.
+Tiểu học có 19 trường.
+Trung học cơ sở có 6 trường hệ công lập
+ Về THPT, quận có 4 trường: THPT Nguyễn Khuyến, THPT Nguyễn Du, THPT Diên
Hồng, và THPT Nguyễn An Ninh.
-Quận 10 là đơn vị nhận cờ thi đua: “Đơn vị dẫn đầu trong công tác phổ cập THCS năm
1996 ”
II. Tình hình, đặc điểm nhà trường: THPT Nguyễn Khuyến .
Trang 5
1. Thành lập trường:

Trường THPT Nguyễn Khuyến ( trực thuộc Sở GD- ĐT TP. HCM) được xây dựng do công
binh Vua chế độ cũ vào mùa hè đỏ lửa Quảng Trị năm 1972, nơi này được làm nơi truyền
ủy của công giáo, để tránh tiếng nên năm 1975 trường mang tên tiểu học Đồng Tiến.
Đến năm 1979- 1983, trường mang tên THPT Nam Kì Khởi Nghĩa, dưới sự lãnh đạo hiệu
trưởng nhà trường cô Hoàng Thị Kim Yến.
Từ năm 1983-1986, trường đổi tên thành THPT Nam Kì Khởi Nghĩa hiệu trưởng cô
Nguyễn Phương Thảo
Từ năm 1986 đến 1991, trường vẫn mang tên THPT Vừa học, vừa làm Lê Minh Xuân,,
lãnh đạo lúc này là hiệu trưởng thầy Lê Thống.
Từ năm 1991 đến nay trường mang tên THPT Nguyễn Khuyến . Và hiện nay trường hoạt
động dưới lãnh đạo thầy Nguyễn Xuân Thảo
-Trải qua quá trình phấn đấu và vươn lên, trường THPT Nguyễn Khuyến cùng các trường
THPT trong quận 10 ( THPT Nguyễn Du, THPT Diên Hồng) đã đảm nhận vai trò đào tạo
đội ngũ học sinh cho quận, trang bị kiến thức cho các em bước vào các trường dạy nghề,
THCN, CĐ, ĐH. Lãnh đạo nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt đẹp nhất cho HS nhằm
tạo uy tín của nhà trường cho PHHS. Trường không chỉ thu hút HS trong quận mà còn thu
hút HS ở các quận khác, ở các quận lân cận.
Với những cố gắng đó, trường đã từng bước tạo chỗ đứng trong quận, niềm tin nơi giáo
viên và PHHS. Tỉ lệ tốt nghiệp hàng năm cao, số HS đậu ĐH ngày càng nhiều, điểm đầu
vào của trường cao. Được những thành tựu như ngày hôm nay là nhờ sự nỗ lực của toàn
thể cán bộ, giáo viên và của HS. Với đội ngũ lãnh đạo mạnh, có kinh nghiệm, các giáo viên
luôn đoàn kết, gắn bó, HS chăm ngoan, môi trường giáo dục tốt nên đã xây dựng nên
truyền thống trường, rèn đức luyện tài.
2. Đội ngũ giáo viên:
+ Ban giám hiệu gồm 3 người ( 1 hiệu trưởng ; 2 phó hiệu trưởng ).
STT Họ và tên GV Chức vụ
Văn bằng
cao nhất
Năm
tốt

nghiệp
Năm
vào
Ngành
Công tác
kiêm nhiệm
Trang 6
01 Nguyễn Xuân Thảo Hiệu trưởng ĐHSP Toán 1980 1980
Bí thư chi
bộ
02 Lê Thị Thúy Hồng
Phó Hiệu
trưởng
ĐHSP Lý 1982 1983
Phó Bí thư
chi bộ
03 Lê Thành Hiếu
Phó Hiệu
trưởng
Thạc sĩ Quản

1977 1977
+ Tổng số giáo viên: 95 giáo viên (trong đó có 92 giáo viên biên chế, thỉnh thoảng có 3
giáo viên dạy hợp đồng).


Tổ
Tổng
số
giáo

viên
Số giáo viên Nhu cầu
Số GV
biên chế
( cơ hửu)
Số GV
hợp đồng
thỉnh
giảng
Trình độ chuyên môn
> ĐH ĐH CĐ khác thừa thiếu
Ngữ Văn 15 14 01 01 14
Lịch Sử 05 05 0 05
Địa Lý 04 04 0 04
GDCD 03 03 0 03
Tiếng Anh 11 11 0 11
Toán 15 14 01 03 12
Vật Lý 10 09 0 01 09
Hoá học 09 09 0 09
Sinh học 06 05 1 01 05
Kĩ thuật
CN
04 04 0 03 01
Kĩ thuật
NN
01 01 01
Trang 7
Thể dục 07 07 0 07
Tin học 05 05 0 05
Cộng 95 92 03 06 93 1

Nhận xét:
Đội ngũ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường có tư tưởng ổn định, an tâm công tác.
Mọi người đều có ý thức tập thể, có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết chung sức xây dựng
trường.
3. Cơ sở vật chất của trường:
- Tổng diện tích trường: 12.600m
2
, gồm 2 dãy lầu:
+Dãy A: nằm đối diện với cổng trường gồm 4 tầng
o Dãy trệt gồm hội trường, phòng làm việc của ban giám hiệu, phòng y tế, phòng giáo
viên (có đầy đủ các tiện nghi: máy lạnh, vi tính )
o Tầng 1 : gồm phòng giám thị, thư viện
o Các tầng còn lại là phòng học, gồm 24 phòng.
+ Dãy B: nằm bên cạnh phải của dãy A
o Lầu 1 có các phòng thí nghiệm lí-hóa-sinh. Có tất cả 4 phòng máy tính, máy tính ở
đây được trang hiện đại, màn hình tinh thể lỏng, tốc độ chạy, xử lí thông tin nhanh.
o Lầu 2 có 7 phòng học, vừa tiến hành học phụ đạo, bồi dưỡng cho những học sinh có
năng khiếu, học sinh yếu kém. Ngoài ra trường còn có 2 phòng lưu trữ tài liệu, quản
lí hồ sơ học sinh: phòng học vụ và phòng giáo vụ.
Mỗi phòng học có 24 bộ bàn ghế, được bọc kính rất đẹp. Và mỗi phòng đều được trang bị
máy chiếu, micro phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên
Phòng vệ sinh cho giáo viên và học sinh sạch sẽ và được trang bị những thiệt bị hiện đại.
Xây dựng cơ sở vật chất :
Chỉ danh Số lượng Diện tích/ Qui cách kỹ thuật/ Công năng
Phòng học 30 1680m
2
– đủ chuẩn
Phòng TN Lý 01 56m
2
– đủ chuẩn

Phòng TN Hóa 01 56m
2
– đủ chuẩn
Trang 8
Phòng TN Sinh 01 56m
2
– đủ chuẩn
Phòng Lab 01 84m
2
- máy lạnh – đủ chuẩn
Phòng vi tính 05 280m
2
– máy lạnh – đủ chuẩn
Phòng nghe nhìn 03 224m
2
– máy lạnh – đủ chuẩn
Thư viện 01
Nhận xét:
Trường THPT Nguyễn Khuyến nằm giữa trung tâm kinh tế quận 10, nhưng không phải vì
thế mà mất đi sự yên tĩnh, mất đi không khí trong lành vốn có của một ngôi trường. Mà
ngược lại trường được bao bọc bởi những cây cổ thụ với những tán lá xanh tươi khiến
khuôn viên của trường thoáng đãng tươi mát, đẹp hơn. Và đặc biệt làm cho tinh thần con
người được thoải mái, dễ chịu hơn khi bước vào trường với cái nắng nóng của mùa này.
4. Tình hình dạy và học ở trường.
+Tổng số học sinh THPT : 2403 HS. Trong đó :
- Nữ : 1390 HS , tỉ lệ : 57,84 %. -Số HS dân tộc : 339 tỉ lệ :14,11%
-Số HS bỏ học (so với số HS đầu năm): 3, tỉ lệ : 0,11% .
- So với đầu năm học, số HS giảm : 23 tỉ lệ : 0,88%
Số lớp Số HS
Đầu năm học

(tháng 9/2010)
Cuối học kì I năm học
(tháng 1/2011)
Đầu năm học
(tháng 9/2010)
Cuối học kì I năm
học
(tháng 1/2011)
Lớp 10 18 18 814 809
Lớp 11 18 18 827 816
Trang 9
Lớp 12 18 18 785 778
Cộng 54 54 2426 2403
-Tình hình chung:
Có cố gắng thực hiện tốt chương trình phân ban, chất lượng giảng dạy có tăng lên, cơ
bản chấm dứt được hiện tượng đọc chép, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh, dạy học theo nhóm,dạy học cá thể, ứng dụng
CNTT, xây dựng được môi trường sư phạm an tòan sạch đẹp, thân thiện.
So sánh kết quả HK1 năm học 2010– 2011 và 2011 -2012 toàn trường :
Năm học 2010– 2011
Năm học 2011- 2012
HẠNH KIỂM
Tốt : 70.5%
Tốt : 68.9%
Khá : 24.8%
Khá : 21.9%
TB : 4.1%
TB : 8.9%
Yếu : 0.6%
Yếu : 0.3%

HỌC LỰC
Giỏi : 2.5%
Giỏi : 4,2%
Khá : 42.4%
Khá : 43,11%
TB : 45.7%
TB : 47,32%
Yếu : 9.2%
Yếu : 6,95%
Kém : 0.3%
Kém : 0,21%
So sánh HK1 năm học trước, HK1 năm học này kết quả khả quan hơn, chứng tỏ: Thầy cô
có quan tâm đến việc soạn giảng, cô đọng kiến thức, HS đã có ý thức học tập, biết tự học,
chủ động. Tuy nhiên chương trình vẫn nặng nên vẫn cần phải thêm các tiết phụ đạo.
 Tồn tại : Một số học sinh ở khối 10, 11 : chọn ban chưa đúng nên kết quả học tập
chưa tốt.
 Khắc phục : - Phải dạy cho học sinh biết cách tự học, chủ động hơn trong học tập,
cần thêm tiết phụ đạo làm bài tập cho các môn : Văn, Toán, Lý, Hóa, Ngoại ngữ.
- Sở cần sớm chỉ đạo tinh giản chương trình.
- Hướng dẫn cụ thể cho Phụ huynh và học sinh để việc chọn ban được
phù hợp, hiệu quả.
- Tình hình lớp 11CE2
+ Sĩ số: 49
Trang 10
+ Hội khẩu thường trú: 100% ở tp.HCM
+ Kết quả học kì 1:
Học lực: Giỏi: 0 Khá: 8 Trung bình: 25 Yếu :14 Kém: 2
Hạnh kiểm: Tốt: 22 Khá: 12 Trung bình: 8 Yếu: 7

III. Cơ cấu tổ chức trong trường THPT Nguyễn Khuyến.

• Ban giám hiệu:
 Hiệu trưởng: Thầy Nguyễn Xuân Thảo
 Phó hiệu trưởng: Lê Thành Hiếu
 Phó hiệu trưởng chuyên môn : Cô Lê Thị Thúy Hồng.
• Bộ máy tổ chức chuyên môn:
Hội đồng sư phạm
Hiệu trưởng
Phó hiệu trưởng
chuyên môn
Giảng dạy Giáo dục
Trang 11

Tổ chuyên môn TNSCHCM GVCN, giám thị, đoàn
Tổ trưởng chuyên môn Khối trưởng chuyên môn
Chuyên môn khối lớp Thầy cô chủ nhiệm mỗi lớp
-Tổ chức đảng: chi bộ trường THPT Nguyễn Khuyến gồm 14 Đảng viên:
+Hiệu trưởng: Thầy Nguyễn Xuân Thảo – Bí thư chi bộ.
+Phó hiệu trưởng chuyên môn: Cô Lê Thị Thúy Hồng – phó bí thư chi bộ
-Tổ trưởng chuyên môn.
STT
Họ và tên
Tổ trưởng CM
Tổ
Văn bằng
Cao nhất
Năm
Tốt
nghiệp
Môn
Năm vào

Ngành
01 Hoàng Văn Thông Toán ĐHSP 1977 Toán 1977
02
Phạm Huyền Diễm
Lệ
Vật lý ĐHTH 1983 Lý 1984
03 Trần Văn Xuân Hóa học ĐH 1977 Hóa 1976
04 Nguyễn Thị Việt Hoa Ngữ văn Thạc sĩ 2003 Văn 1980
05 Lê Mân Lịch sử ĐHSP 1976 Sử 1976
06 Trần Mỹ Liêm Sinh vật ĐHSP 1998 Sinh 1999
07 Tống Thị Kim Liên Anh văn ĐHSP 1988 Anh 1988
08 Huỳnh Thị Ngọc Lệ
Công
Nghệ
ĐH 1983 CN 1983
Trang 12
09 Phan Quang Luật TD ĐH 2004 TD 1979
10 Đỗ Hoàng Sang Tin học ĐH 1996
Toán
– Tin
1992
11 Nguyễn Thị Tố Thắm GDCD ĐH
Ngoài ra còn có các tổ:
+Tổ giám thị: Thầy Nguyễn Tấn Sự
+Tổ kĩ thuật: Cô Huỳnh Thị Ngọc Lệ
+ Tổ thiết bị thư viện: Cô Phạm Thị Nga
+ Tổ hành chính: Cô Vũ Thị Nam
• Công đoàn:
Ban chấp hành nhiệm kì 2010 – 2012 gồm 131 công đoàn viên
Ban chấp hành gồm 7 thành viên:

+ Cô Võ Thị Hồng Lan – chủ tịch công tịch
+ Cô Trần Thục Anh – phó chủ tịch
+ Cô Nguyễn Thị Ngọc Phượng - ủy viên
+ Cô Nguyễn Anh Thư - ủy viên
+ Cô Nguyễn Thị Tố Thắm - ủy viên
+ Cô Huỳnh Thị Ngọc Lệ - ủy viên
+ Thầy Lê Thanh Việt - ủy viên
• Ban thanh tra nhân dân: Nhiệm kì 2010 – 2012
+ Cô Nguyễn Thị Tố Thắm – Trưởng ban
+ Cô Nguyễn Anh Thư - Ủy viên
+ Thầy Thái Thành Hiếu – Ủy viên
+ Thầy Lê Dân Bích Việt - Ủy viên
• Cơ cấu tổ chức đoàn trường:
- Trợ lí thanh niên: Cô Huỳnh thị Thúy Nga và thầy Nguyễn Hoàng Tấn
Trang 13
IV. Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên phổ thông
1. Chức năng và nhiệm vụ của giáo viên bộ môn:
+ Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạy thực hành
thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, lên lớp đúng
giờ, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các
hoạt động của tổ chuyên môn;
+ Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
+ Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao
chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục;
+ Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm
tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
+ Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh,
thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích
chính đáng của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;
+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy
học và giáo dục học sinh.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Ch ức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm :
*Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ của giáo viên bộ môn còn có những nhiệm vụ:
+ Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo
dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;
+ Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ
môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh,
các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp
mình chủ nhiệm;
+ Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen
thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra
lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi
vào sổ điểm và học bạ học sinh.
+ Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
Trang 14
V. Các loại hồ sơ học sinh.
- Sơ yếu lí lịch.
- Sổ liên lạc.
- Sổ đăng kí học sinh.
- Sổ gọi tên, ghi điểm lớp học.
- Sổ ghi đầu bài.
- Học bạ học sinh.
- Hồ sơ tuyển sinh vào lớp 10, lớp đầu cấp 3 hàng năm.
- Hồ sơ học sinh lên và ở lại lớp hang năm.
- Hồ sơ học sinh chuyển trường ( nơi đến, nơi đi).
VI. Cách thức đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và ghi học bạ học sinh
1. Xếp loại hạnh kiểm:
- Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm:

• Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi
đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên,
với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết
quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn
luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
• Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung dạy
học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp
THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
-Xếp loại hạnh kiểm:
Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) sau mỗi học
kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh
kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh.
* Loại tốt:
• Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về
trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các
hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;
Trang 15
• Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em
nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;
• Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm
tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình;
• Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc
sống, trong học tập;
• Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
• Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức;
tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
• Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội
dung môn Giáo dục công dân.
*Loại khá:

• Thực hiện được những quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đạt đến
mức độ của loại tốt; còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy
giáo, cô giáo và các bạn góp ý.
*Loại trung bình:
• Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều
này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã
tiếp thu, sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.
*Loại yếu:
Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây:
• Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực
hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;
• Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân
viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;
• Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;
• Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm
an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.
2. Về học lực:
* Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực
+ Mức độ hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục trong Kế hoạch
giáo dục cấp THCS, cấp THPT;
+ Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.
Trang 16
*Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y),
kém (Kém).
* Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học
 Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
+ Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong
2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT
chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
 Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
+Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2
môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT
chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;
+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
 Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
+ Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong
2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT
chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;
+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
 Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm
trung bình dưới 2,0.
 Loại kém: Các trường hợp còn lại.
- Nếu ĐTB
hk
hoặc ĐTB
cn
đạt mức của từng loại quy định tại các Khoản 1, 2 điều này
nhưng do kết quả của một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học
lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:
+ Nếu ĐTB
hk
hoặc ĐTB
cn
đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó
mà phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K.
+Nếu ĐTB

hk
hoặc ĐTB
cn
đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học
nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
Trang 17
+Nếu ĐTB
hk
hoặc ĐTB
cn
đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học
nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
+ Nếu ĐTB
hk
hoặc ĐTB
cn
đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học
nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.
3. Cách tính điểm:
Kết quả môn học của mỗi học kỳ, cả năm học
 Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm:
+ Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTB
mhk
) là trung bình cộng của điểm các bài KT
tx
,
KT
đk
và KT
hk

với các hệ số quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 7 Quy chế này:
TĐKT
tx
+ 2 x TĐKT
đk
+ 3 x ĐKT
hk
ĐTB
mhk
=
Số bài KT
tx
+ 2 x Số bài KT
đk
+ 3
- TĐKT
tx
:

Tổng điểm của các bài KT
tx
- TĐKT
đk
: Tổng điểm của các bài KT
đk
- ĐKT
hk
: Điểm bài KT
hk
+Điểm trung bình môn cả năm (ĐTB

mcn
) là trung bình cộng của ĐTB
mhkI
với
ĐTB
mhkII
, trong đó ĐTB
mhkII
tính hệ số 2:
ĐTB
mhkI
+ 2 x ĐTB
mhkII
ĐTB
mcn
=
3
+ ĐTB
mhk
và ĐTB
mcn
là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập
phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét:
- Xếp loại học kỳ:
- Đạt yêu cầu (Đ): Có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều
8 và 2/3 số bài kiểm tra trở lên được đánh giá mức Đ, trong đó có bài kiểm tra học kỳ.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.
- Xếp loại cả năm:
- Đạt yêu cầu (Đ): Cả hai học kỳ xếp loại Đ hoặc học kỳ I xếp loại CĐ, học kỳ II

xếp loại Đ.
Trang 18
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Cả hai học kỳ xếp loại CĐ hoặc học kỳ I xếp loại Đ, học
kỳ II xếp loại CĐ.
- Những học sinh có năng khiếu được giáo viên bộ môn ghi thêm nhận xét vào học bạ.
Đối với các môn chỉ dạy trong một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ
đó làm kết quả đánh giá, xếp loại cả năm học.
 Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học
+ Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTB
hk
) là trung bình cộng của điểm trung bình môn
học kỳ của các môn học đánh giá bằng cho điểm.
+ Điểm trung bình các môn cả năm học (ĐTB
cn
) là trung bình cộng của điểm trung bình cả
năm của các môn học đánh giá bằng cho điểm.
+ Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số thập phân được
lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
VIII. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
Tổ chức cho toàn thể Cán bộ - Giáo viên – CNV học tập đầy đủ các văn kiện, nghị
quyết của Đại hội Đảng các cấp, chỉ thị năm học của Bộ Giáo dục Đào tạo và hướng
dẫn năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo. Quán triệt các chủ trương của Thành phố,
của UBND Q10. Từ đó nâng cao nhận thức, hiểu biết chính trị,ý thức trách nhiệm
cho đội ngũ.
Với Đoàn Thanh niên học sinh : Thông qua bài giảng, các buổi sinh hoạt chủ nhiệm,
các dịp kỉ niệm ngày lễ, các hoạt động ngoại khóa (Thăm bảo tàng CM, bảo tàng
chứng tích chiến tranh,mỗi học sinh đều viết bài thu hoạch…), giúp các em ôn lại
truyền thống cách mạng , nhận thức đúng hơn về quá trình xây dựng và bảo vệ tổ
quốc.Thông qua việc học tập luật giao thông đường bộ và luật nghĩa vụ quân sự,

chuyên đề giáo dục sức khỏe tuổi vị thành niên giúp các em có ý thức hơn trong
việc chấp hành pháp luật, ý thức vươn lên trong học tập, ý thức trách nhiệm với bản
thân, với cộng đồng.
Thực hiện chủ đề năm học “Tiếp tục đổi mới toàn diện nhà trường, chủ động xây
dựng nhà trường tiên tiến hiện đại.”, trọng tâm là cuộc vận động “Xây dựng
trường học thân thiện, HS tích cực” “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”. “Mỗi Thầy Cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”.
Các hoạt động đã tổ chức trong học kì 1 :
Trang 19
+ Công đoàn phối hợp đoàn Thanh niên tổ chức và thực hiện có chiều sâu 3 cuộc vận động
trong toàn thể GV – HS. Nâng cao ý thức trách nhiệm trong CB – GV – CNV qua từng đợt
thi đua. Thực hiện tốt qui định về đạo đức nhà giáo trong việc giảng dạy và giáo dục học
sinh. Tổ chức sinh hoạt chủ điểm “Tiếp bước truyền thống, xây dựng tương lai” qua đó
giáo dục đạo đức nhân cách cho HS. Thông qua việc tổ chức ngày hội rèn luyện kĩ năng
sống cho học sinh. Thông qua bài giảng, các buổi sinh hoạt tập thể, SHCN các hoạt động
ngoại khóa, câu lạc bộ mỗi học sinh đều hiểu rõ hơn bài học, có ý thức hơn trong việc chấp
hành nội qui, pháp luật, có ý thức vươn lên trong học tập phong trào xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực được tuyên truyền và phổ biến kĩ nội dung, hình thức, phương
pháp tạo được môi trường giáo dục lành mạnh thân thiện, thầy cô yên tâm đến lớp, HS vui
vẻ đến trường.
+ CB – GV – CNV toàn trường tích cực trong các cuộc vận động quyên góp giúp đỡ đồng
bào bị thiên tai, quỹ vì người nghèo, sách vở cho HS vùng khó khăn.
+ Thi viết bài cảm nhận qua đợt tham quan Bảo tàng cách mạng, nơi trưng bày chứng tích
chiến tranh.
+ Phong trào “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, được đông đảo Đoàn viên,
Thanh niên học sinh tham gia có hiệu quả.Qua từng đợt thi đua xuất hiện nhiều gương tốt
của học sinh được biểu dương
+ Phong trào nghiên cứu khoa học thông qua các cuộc thi “làm tên lửa nước”, lắp ráp máy
tính, tập viết phần mềm, học bằng sơ đồ tư duy.
+ Tham gia hội khuyến học của phường, quận.

Đánh giá chung :
Qua các cuộc vận động giáo viên : tinh thần trách nhiệm, ý thức nâng cao về chuyên môn,
nghiệp vụ về sư phạm, được nâng lên trong toàn Hội đồng sư phạm, góp phần nâng cao
tính tự giác trong giảng dạy và học tập, giảm thiểu sai sót, sai phạm, tiêu cực bê trễ.
Học sinh có thái độ đúng đắn hơn ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nề nếp sinh hoạt học tập được
ổn định, các em có ý thức vì cộng đồng.
2. Các hoạt động chuyên môn học kì I năm học 2011 – 2012.
2.1- Hoạt động quản lý điều hành chuyên môn
- Năm học 2011 - 2012 trường tiếp nhận 818 học sinh lớp 10. Căn cứ theo nguyện vọng
của học sinh, tình hình CSVC và GV học sinh khối 10 gồm 18 lớp học chương trình cơ bản
có phân hóa, với số HS hiện tại được phân bổ như sau:
+ KHTN : 01 lớp – Tổng số HS : 44
+ Cơ bản A : 08 lớp – Tổng số HS : 374
Trang 20
+ Cơ bản B : 01 lớp – Tổng số HS : 48
+ Cơ bản D : 03 lớp – Tổng số HS : 130
+ không phân hóa : 05 lớp – Tổng số HS : 213
-Cho đến kết thúc học kỳ 1( 28/12/2011) các môn đã thực hiện đúng chương trình của Bộ
giáo dục.
- Tổ chức tốt dạy nghề cho học sinh khối 11 : nghề tin học văn phòng.
- Tổ chức hướng nghiệp cho học sinh 3 khối.Đối với học sinh khối 12 tổ chức trắc nghiệm
nghề nghiệp, phát tài liệu hướng dẫn chọn các ngành nghề cho các em. Thực hiện đủ 3 tiết
hướng nghiệp / 1 tháng theo tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo chủ điểm của từng
tháng.
- Tìm hiểu về các trường ĐH, CĐ và các trường trung học nghề.
- Tham gia công tác phổ cập THPT trên địa bàn Quận 10. Trường cử 1 giáo viên phụ trách
công tác này.
- Tập huấn và thực hiện tốt công tác Vệ sinh an toàn thực phẩm do phòng Y tế dự phòng
của Quận tổ chức, phối hợp với bộ phận phòng cháy chữa cháy lên kế hoạch, tập huấn và
thực hiện khá tốt. Tập huấn công tác y tế học đường do hội chữ Thập Đỏ Quận tổ

chức.Tham gia hội thi sơ cấp cứu do hội chữ thập đỏ Quận tổ chức.
- Tập huấn phòng cháy chữa cháy do Q.10 tổ chức.
- Đưa học sinh tham gia nhiều công tác địa phương như giao lưu cắm trại của Quận đòan,
tham quan nhà máy xí nghiệp, thăm bảo tàng nơi trưng bày chứng tích chiến tranh, giao lưu
với các trường Đại học, Cao đẳng, công ty chợ lớn … để học sinh hòa nhập, thâm nhập
thực tế.
- Sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán trong môn : Toán, Lý, Hóa, Sinh.
- Vật lý vui – Thi tạo sản phẩm cho học sinh khối 11.
- Hội thi HIV/AIDs + môi trường , CLB sinh học “Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển ở
TV” phối hợp với Đoàn
- Hoạt động thư viện, thiết bị : trang bị đầy đủ đồ dùng, sách giáo khoa, sách tham khảo
phục vụ cho việc dạy và học, trang bị thêm các tài liệu phục vụ cho việc rèn kỹ năng sống
cho học sinh
2.2 Hoạt động ngọai khoá, giáo dục toàn diện học sinh :
a./ Chuyên đề , hội thảo :
- Tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày chuyên đề 15/11, 20/11, 22/12, kết hợp các hoạt động Văn
nghệ, TDTT, sinh hoạt ngoại khóa dưới cờ.
- Tổ chức tham gia các hoạt động văn nghệ - TDTT trong cụm, Sở, TP tổ chức.
Trang 21
- Tổ chức sinh hoạt nội bộ, phối hợp với địa phương tổ chức tuyền truyền phòng chống ma
túy, HIV – AIDS,bảo vệ môi trường trật tự an toàn giao thông bằng nhiều hình thức : nói
chuyện, thi viết, triển lãm tranh ảnh.
- Tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh lớp 10,11
- Tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề hàng tháng.
- Tham gia hội thao Thể dục, Thể thao cấp cụm.
- Thi hát và đóng kịch bằng tiếng Anh cho học sinh cả 3 khối
b./ Tham quan , hướng nghiệp, dã ngoại
- Tham quan nhà máy muối Thành Mỹ ở Bà Rịa Vũng Tàu.
- Tham quan đường HCM trên biển do tổ Sử tổ chức.
- Tham quan công nghiệp Silicat của nhà máy sứ Minh Long do tổ Hóa và Sinh tổ chức.

- Tham quan học tập khu du lịch sinh thái Đại Nam cho học sinh cả 3 khối.
c./ Các hoạt động khác :
- Tổ chức bồi dưỡng học sinh Giỏi.
- Tổ chức thi giải Toán nhanh bằng máy tính CASIO cho học sinh khối 11.
- Tổ chức Hội thi tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của cụ Tam Nguyên, Yên Đỗ.
- Thi tìm hiểu về luật giao thông đường bộ cho học sinh khối 10
- Chụp ảnh tư liệu, thi viết về môi trường,.
- Thi vẽ tranh, viết bài t ìm hiểu về HIV-AIDS
- Tổ chức quyên góp phong trào vì người nghèo, xây dựng Nhà tình nghĩa.Vận động học
sinh và giáo viên đóng góp xây dựng trường sa
- Hội thao chào mừng này 22/12.
- Thi làm thiệp, 20/11 và thiệp Xuân 2012.
- Kết hợp công an Q10 tổ chức ngoại khóa ATGT, với TTYT Quận 10 về DS KHHGĐ, vệ
sinh nữ sinh, khám sức khỏe cho toàn bộ học sinh
- Tổ chức quyên góp xây dựng nhà tình bạn.
- Thành lập CLB bóng đá, bóng rỗ, bóng chuyền.
- Thi kể chuyện sách “Học làm người”.
- Văn nghệ : mừng Đảng, mừng Xuân, ca ngợi công ơn Thầy Cô
2.3 Các hoạt động nâng cao chất lượng dạy và học
- Công tác bồi dưỡng đội ngũ :100% giáo viên học và sử dụng ứng dụng công nghệ thông
tin trong giảng dạy
- Tổ chức chuyên đề về xây dựng giáo án điện tử cho các tổ, ứng dụng CNTT trong giảng
dạy.
- Trong học kỳ tổ chức 19 tiết thao giảng, các tiết thao giảng được đánh loại giỏi.
Trang 22
- Kiểm tra chuyên môn :
o Thực hiện kiểm tra theo 04 chuyên đề (kiểm tra giáo án, kiểm tra cho
điểm, giảng dạy, kiêm nhiệm) với tổng số giáo viên được kiểm tra là :
27 giáo viên, xếp loại tốt có 27 giáo viên.
o Kiểm tra toàn diện : 09 giáo viên, kết quả đánh giá tốt : 8GV; khá.: 01

GV
o Thao giảng cụm: 19 tiết.
o Tổng số giáo viên được đề nghị Sở thanh tra năm học 2011 – 2012 là 10
giáo viên. Trong học kỳ 1 có 03 giáo viên được thanh tra, xếp loại giỏi :
07 giáo viên, xếp loại khá : 03 giáo viên
-Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn có nội dung cơ bản từng phần từng chương đều đặn, rút
kinh nghiệm về các họat động của tổ, có biện pháp cụ thể chăm sóc học sinh học sinh học
chưa tốt bộ môn
- Hỗ trợ kinh phí cho 03 giáo viên theo học lớp cao học.
C. NHỮNG BÀI HỌC SƯ PHẠM.
Trong quá trình trình tìm hiểu tình hình thực tế giáo dục trường THPT Nguyễn Khuyến,
em- một giáo sinh thực tập- thấy rằng: để trở thành một đơn vị tiên tiến, vững mạnh với
đầy đủ cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên vững mạnh, dày dạn kinh nghiệm, đó chính là
lòng nhiệt huyết với học sinh.
Đợt thực tập tuy chỉ trọn vẹn 1 tháng nhưng đã để lại cho em nhiều bài học, kinh nghiệm
đáng quý:
+ Biết được tình hình giáo dục quận 10
+ Hiểu rõ lịch sử hình thành và phát triển của trường THPT Nguyễn Khuyến.
+ Học hỏi được kinh nghiệm của thầy cô trong việc quản lí học sinh, công tác chủ nhiệm
lớp và giảng dạy bộ môn thông qua sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, tập thể
cán bộ công nhân viên của trường THPT Nguyễn Khuyến.
1. Cách quản lý học sinh:
+ Đối với học sinh thì phải vừa kiên quyết, vừa mềm dẻo, linh hoạt xử lí kịp thời
các tình huống, có kế hoạch rõ ràng, biện pháp khả thi, sát thực.
+ Biết động viên, khen thưởng đúng lúc, xử lí các vi phạm, phải điều hành ban cán
sự lớp học.
+Theo dõi sát tình hình lớp đẻ xử lý kịp thời các tình huống.
Trang 23
+ Quan sát để hiểu tâm tư nguyện vọng của các em, gần gũi trò chuyện với cá em để
các em có thể thấy giáo viên là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các em.

2. Công tác chủ nhiệm
+ Phải biết lên kế hoạch, dự trù trước các tình huống xảy ra khi thực hiện kế hoạch
+ Phải biết cách tổ chức lớp, phân công đúng người, đúng việc, thường xuyên nhắc
nhở các em học sinh.
+ Phải gần gũi, hòa đồng với học sinh để hiểu rõ về hoàn cảnh đặc biệt của từng học
sinh
+ Phối hợp với giám thị, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh học
sinh để quản lí học sinh.
+ Phải hiểu rõ và nắm bắt được đặc điểm tâm lí của độ tuổi học sinh: hiếu động, vẫn
còn ham chơi hơi ham học, dễ bắt chước thói xấu.
+ Thường xuyên có mặt bên cạnh các em để kịp thời giúp đỡ các em khi các em
gặp khó khăn, trở ngại trong học tập cũng như trong cuộc sống.
+ Có kế hoạch giáo dục học sinh cá biệt, thường xuyên liên hệ bộ phận quản lí để
nắm tình hình sai phạm của các em.
+ Tổ chức phong trào tự học, có kế hoạch thường xuyên kiểm tra tình hình tự học
của các em học sinh
3. Giáo dục học sinh cá biệt:
+ Trong công tác giáo dục học sinh cá biệt thì giáo viên chủ nhiệm phải thật sự tâm huyết
với nghề, thường xuyên quan tâm tới học sinh.
+ Luôn đặt niềm tin vào các em.
+ Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em. Nắm được tâm tư, tình cảm của các em, cũng
như mối quan hệ của các em với gia đình, thầy cô, bạn bè.
+ Phải kiên trì, luôn bình tĩnh trước mọi tình huống.
+ Phải có lòng vị tha, bao dung, nhưng đồng thời cũng kiên quyết.
4. Công tác giảng dạy
+ Chuẩn bị giáo án chi tiết, rõ ràng, rành mạch
+Phải tự tin, và nắm vững chuyên môn, rèn khả năng diễn đạt ngôn ngữ.
+ Rèn kĩ năng viết bảng, sử dụng lời chính xác, khoa học, giọng nói rõ ràng.
+ Đi dự giờ các tiết của các thầy cô để học hỏi kinh nghiệm đứng lớp
+ Nắm bắt trình độ học sinh để có phương pháp dạy phù hợp.

Trang 24
5. Quan hệ đối xử với đồng nghiệp và với học sinh
- Với đồng nghiệp
+ Đoàn kết, hòa đồng, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau
- Với học sinh
+ Phải yêu thương, giúp đỡ các em
+ Phải công bằng, không thiên vị.
+ Có lòng bao dung, vị tha.
Cảm nhận của bản thân
Khi mới bước chân vào ngôi trường THPT Nguyễn Khuyến quả thật em rất lo lắng, nhưng
qua quá trình thực tập thì em cảm thấy mình thật may mắn. May mắn vì được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy, các cô và của các em học sinh, đặc biệt là cá em học sinh lớp
11CE2 thân yêu, tuy các em có đôi chút ngỗ nghịch, nhưng nhờ đó mà em hiểu được nhiệm
vụ cao cả của một giáo viên chủ nhiệm, một nhiệm vụ không hề đơn giản; rút được những
bài học kinh nghiệm quý cho công tác giảng dạy. Và chính nơi em đã tìm được tình cảm
ấm áp giữa thầy và trò.
Cảm ơn BGH nhà trường, quý thầy cô và các em học sinh, bởi đã giành tình cảm, những
ánh mắt triều mến, chính những điều này đã truyền nhiệt huyết cho những giáo sinh thực
tập chúng em, để chúng em có thể tự tin hơn trên con đường nghề mình đã chọn.
Được thực tập tại trường THPT Nguyễn Khuyến là một hạnh phúc, là một may mắn của
em, nhưng may mắn hơn, hạnh phúc hơn là em được nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ
nhiệt tình của Thầy LÂM LỄ TRÍ. Thầy đã hết lòng vì học sinh của mình cũng như với
chúng em, giúp chúng em có thêm kiến thức và kinh nghiệm, và tự tin hơn trên con đường
giáo dục. Thầy đã tạo niềm tin để em đứng vững trong quá trình thực tập.Em xin chân
thành cảm ơn thầy.
Thành phố HCM, ngày 20, tháng 02, năm 2012
Trang 25

×