Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TỐT CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT LINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.08 KB, 25 trang )

HỘI ĐỒNG ĐỘI QUẬN ĐỐNG ĐA
LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC CÁT LINH

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TỐT CHƯƠNG TRÌNH
SINH HOẠT NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA TRƯỜNG
TIỂU HỌC CÁT LINH
Người viết: Đặng Thị Hằng
Năm học 2006 – 2007
MỤC LỤC
1
A- ĐẶT VẤN ĐỀ Trang
I. Lý do chọn đề tài 2
II. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1. Mục đích nghiên cứu 3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
B- NỘI DUNG 4
I. Cơ sở lý luận 4
II. Cơ sở thực tiễn 5
III. Các hình thức, biện pháp tổ chức chương trình 6
1. Yêu cầu chung 6
2. Xây dựng kế hoạch chương trình 7
3. Tổ chức thực hiện 9
3.1. Hình thức: Hội vui học tốt 9
3.2. Hình thức: Hái hoa dân chủ 14
3.3. Hình thức: Trò chơi ô chữ 16
C- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 20
I. Kết luận 20
II. Bài học kinh nghiệm 20
III. khuyến nghị 20
D- TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
E – NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN 23


2
Đề tài:
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT LINH
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên và nhi đồng là sự nghiệp đào
tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục cho các em là một khoa
học, một nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan. Bác Hồ nói: “Ngày nay
chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy chính
phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo
dục nhi đồng ”.
Quan điểm khoa học đó còn được Bác chỉ rõ qua các gợi ý về phương
pháp giáo dục trẻ em là tạo cho các em: Học mà chơi, chơi mà học. Người
khẳng định giáo dục thiếu nhi là một khoa học, một nghệ thuật. Chính vì thế
Người luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được
những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện.
Đảng ta từng nhấn mạnh: “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN
nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”.
Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về
tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi hoạt động
để phát triển về trí, đức, thể, mỹ.Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách,
biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống
Để đáp ứng yêu cầu đó, song song với hoạt động giáo dục của nhà
trường, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hoạt động như tuyên tủyền,
đóng tiểu phẩm, văn nghệ, thi thể thao… trong đó việc tổ chức cho các em
tham gia chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp đã mang lại cho các em
niềm ham thích tìm hiểu, học hỏi.
3
Chính vì vậy, trong bài viết này tôi muốn đưa ra “Kinh nghiệm tổ chức

chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học Cát Linh”
Nhằm khẳng định những kết quả hoạt động tại cơ sở nói riêng, đồng thời góp
thêm một chút kinh nghiệm để giúp cho hoạt động Đội ngày một phát triển cả
về bề rộng và chiều sâu.
II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Mục đích nghiên cứu:
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt
Nam, là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường. Đội lấy 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng
làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện, phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt
động và vui chơi.
Chính vì vậy việc tạo ra một sân chơi mới lạ, thu hút đông đảo học sinh
tham gia tìm hiểu là một hoạt động thiết thực của tổ chức Đội thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh. Có thể nói hoạt động Đội là một trong những con đường
giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục nhân cách cho trẻ, giúp các
em phát triển toàn diện. Vì vậy việc tổ chức sinh hoạt ngoài giờ lên lớp là vô
cùng quan trọng và cần thiết.
Đề tài “ Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên
lớp trong trường tiểu học” giúp:
- Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt
hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở
địa phương.
- Thông qua việc tìm hiểu những con số, ô chữ kỳ diệu về các chủ đề
mừng đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống dân tộc, quân đội, tấm
gương anh hùng tiêu biểu, truyền thống Đoàn, Đội… Từ đó giúp các em có
thêm nhiều hiểu biết để xây dựng những tình cảm tốt đẹp, lòng yêu quê
4
hương, niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn các thế hệ anh hùng đã hy sinh thân
mình vì Tổ quốc.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đây là đề tài “ Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài
giờ lên lớp trong trường tiểu học” nên tôi tập trung nghiên cứu toàn thể học
sinh trong trường cùng tham gia tìm hiểu trong các giờ sinh hoạt chào cờ đầu
tuần hay trong buổi tổ chức các ngày lễ kỷ niệm, sự kiện lớn trong năm theo
chủ điểm tháng với các nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi thiếu niên
nhi đồng.
B – NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong thư gửi cán bộ phụ trách thiếu nhi tháng 11 năm 1949 Bác căn
dặn đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi: “ Phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ,
hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng(chớ nên làm cho chúng
hóa ra những người già sớm) Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui,
trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ơ nhà, ở trường học, ở xã hội,
chúng đều vui, đều học”.
Lời dạy của Bác cho đến nay vẫn rất gần và sống động trong thực tiễn
công tác Đội và phong trào thiếu nhi, đòi hỏi người cán bộ phụ trách Đội phải
luôn lấy lời dạy của Bác làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình nghĩa là
bên cạnh việc dạy chữ cần tổ chức cho các em vui chơi. Vui chơi cũng là một
hình thức giáo dục vui vẻ, nhẹ nhàng mà hiệu quả. Giáo dục cho thiếu nhi
phải kết hợp cả ba yếu tố đức dục, trí dục, thể dục mà mục tiêu cao nhất là:
“Cách dạy trẻ cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, biết
giữ gìn vệ sinh, giữ gìn kỷ luật, học văn hóa”.
Hiểu được ý nghĩ sâu sắc từ câu nói đó và bằng cả tấm lòng tôn kính
Bác, tôi đã tìm hiểu để nắm bắt được yêu cầu về nội dung phưuơng pháp giáo
dục, nắm bắt được đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi của các em: Hiếu động, dễ
5
nhớ, dễ quên, thích tìm hiểu, khám phá nhưng cũng chóng nhàm chán, tâm lý
thích: “Học mà chơi, chơi mà học” của các em để đưa ra những nội dung phù
hợp trong mỗi chương trình, tạo sự hấp dẫn, thu hút các em tham gia đồng
thời tạo cho các em sự vui vẻ, hoạt bát, hồn nhiên.

Thông qua chương trình, các em phát huy được tính sáng tạo, tính năng
động, tự chủ của mình, được hoà mình vào tập thể, được giao lưu học tập,
được tìm hiểu các kiến thức có nội dung phong phú để từ đó hướng các em tới
những chuẩn mực về đạo đức, những hiểu biết về văn hoá mà các cấp, ngành
làm công tác giáo dục mong muốn.
- Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là một việc làm khoa học và
sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn bền bỉ và thường xuyên trau
dồi kinh nghiệm đóng góp cho khoa học công tác Đội.
- Vậy một liên đội có phong trào Đội phát triển mạnh là do cách tổ chức
hoạt động ngoài giờ lên lớp thường xuyên coa tính sáng tạo, phù hợp với lứa
tuổi và có hiệu quả.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trường tiểu học Cát Linh, quận Đống Đa – Hà Nội nằm trên mặt phố
Cát linh thuộc hai phường Cát Linh và Quốc Tử Giám. Do vậy phần đông là
con em công nhân, con gia đình kinh doanh. Các em phần lớn đều dễ bảo, có
phần mạnh dạn và nhiệt tình trong hoạt động Đội.
Trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố. Ban giám hiệu
nhà trường, công Đoàn, hội cha mẹ học sinh, ban chăm sóc thiếu nhi thuộc hai
phường Cát Linh và Quốc Tử Giám, giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, luôn kịp
thời hỗ trợ quan tâm giúp đỡ hoạt động Đội đạt kết quả.
Trong thời gian 10 năm làm công tác Tổng phụ trách tôi luôn luôn suy
nghĩ, tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp cũng như tìm hiểu về tư liệu hoạt
động ngoài giờ lên lớp sao cho đạt hiệu quả. Thời gian đầu tôi luôn lo lắng
phải tổ chức một giờ sinh hoạt ngoại khoá như thế nào để lôi cuốn, thu hút các
6
em tham gia nhưng vẫn thật khó. Hết mỗi tuần, giờ chào cờ lại đến, có lúc tôi
cảm thấy “sợ”, “mệt” do thiết kế nội dung chương trình cho các giờ sinh hoạt
còn đơn điệu, thiên về kiểm điểm, giáo huấn, không phù hợp tâm lý học sinh
tiểu học.
Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Đội Thành phố, hội đồng Đội Quận,

trường Đội Lê Duẩn, các anh chị đã từng nhiều năm làm tổng phụ trách, tôi đã
phần nào thực hiện tốt công tác tổng phụ trách và học hỏi được nhiều kinh
nghiệm quý báu. Do vậy ngay từ đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch hoạt
động theo đợt thi đua, tháng, tuần có sự phê duyệt của Ban giám hiệu nhà
trường. Nội dung chương trình dựa vào kiến thức các môn học với sự giúp đỡ
của đồng chí hiệu phó và tổ trưởng chuyên môn nên cho đến bây giờ tôi hoàn
toàn tự tin với nội dung sinh hoạt trong các giờ chào cờ, ngày lễ kỷ niệm lớn
trong năm của mình và đã đạt kết quả rõ rệt.
III – CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH
1. Yêu cầu chung:
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là việc làm thường xuyên và quan
trọng không thể thiếu được của người phụ trách. Đây là yếu tố quyết định sự
thành công của phong trào Đội. Chính vì vậy để tổ chức tốt chương trình hoạt
động ngoài giờ lên lớp cần:
- Nội dung chương trình phải đảm bảo đúng với đường lối, quan điểm
của Đảng; Nhà nước, bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa, khoa
học, rõ ràng và thể hiện “Tính vừa sức” đối với các em.
- Hình thức tổ chức cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học” của các em học sinh.
- Đồ dùng cần thiết phục vụ chương trình phải đảm bảo về mặt thẩm
mỹ, gây ấn tượng đối với các em.
- Thời gian thực hiện chương trình vừa phải, không nên dài quá dễ gây
mệt mỏi cho các em.
7
2. Xây dựng kế hoạch chương trình:
Căn cứ vào nội dung chương trình năm học 2006 – 2007: Là năm Đội viên -
Nhi đồng thi đua rèn đức - luyện tài lập thành tích chào mừng Đại hội Đoàn
Quận Đống Đa tiến tới Đại hội Đoàn Thành phố lần thứ VIII ; Đại hội Đoàn
toàn quốc lần thứ IX; Năm tiếp tục thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 8 Ban
Chấp hành TW Đoàn khóa VIII về “ Tăng cường công tác chăm sóc, giáo

dục thiếu niên – Nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh, giai đoạn
2006 – 2007”. Kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 66
năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, 117 năm ngày sinh nhật Bác…
tôi đã xây dựng theo chủ điểm tháng, tuần với chương trình hoạt động ngoài
giờ lên lớp như sau:
Tháng
Chủ điểm
Tuần
Nội dung Hình thức
9
Vui hội ngày khai trường
3
4
* Tìm hiểu về trường, lớp,
chương trình hoạt động Đội.
* Tìm hiểu luật an toàn giao
thông.
Từ hàng dọc: ĐI BÊN PHẢI
Hội vui học tốt
Trò chơi ô chữ
10
Mừng Thủ đô anh hùng
6
8
* Tìm hiểu các làng nghề
truyền thống của Hà Nội.
Tìm hiểu di tích lịch sử của
Thủ đô.
Từ chìa khoá: GÒ ĐỐNG ĐA
Hái hoa dân chủ

Trò chơi ô chữ
11
Ngàn hoa dâng tặng thầy cô
10
11
* Tìm hiểu về ngày Nhà giáo
Việt Nam
Từ chìa khoá: BIẾT ƠN
* Tìm hiểu về các môn học.
Trò chơi ô chữ
Hội vui học tốt
12
Em yêu chú bộ đội
15 * Tìm hiểu truyền thống
Quân đội nhân Việt Nam
Hái hoa dân chủ
8
16 * Tìm hiểu về quân đội.
Từ chìa khoá: ANH HÙNG
Trò chơi ô chữ
1/07
Đón mùa xuân mới
20
21
* Tìm hiểu về các loại Hoa
Từ chìa khoá: ĐÀO NHẬT
TÂN
* Hội học mùa xuân
Trò chơi ô chữ
Hội vui học tốt

2
Mừng Đảng quang vinh
22
25
* Tìm hiểu về Đảng CSVN.
Từ chìa khoá: ƠN ĐẢNG
* Tìm hiểu môn học em thích
Trò chơi ô chữ
Hội vui học tốt
3
Tiến bước dưới cờ Đoàn
26
28
26/3/07
29
* Tìm hiểu về ngày Quốc tế
phụ nữ.
Từ chìa khoá: HIẾU THẢO
* Tìm hiểu truyền thống của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
* 76 năm lịch sử vẻ vang của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
* Tìm hiểu về đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh. Từ chìa
khoá: TIẾN LÊN ĐOÀN
VIÊN
Trò chơi ô chữ
Hái hoa dân chủ
Lễ kỷ niệm + Trò
chơi ô chữ

4
Việt Nam – Tổ Quốc mến yêu
30
32
* Nhà sử học nhỏ tuổi
* Tìm hiểu về quê hương, Đất
nước
Từ chìa khoá: QUÊ HƯƠNG
TƯƠI ĐẸP
Hội vui học tốt
Trò chơi ô chữ
5
Tự hào truyền thống Đội
Mừng sinh nhật Bác
34 * Tìm hiểu truyền thống Đội
TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941)
Hái hoa dân chủ
9
35
15/5/
2007
* Tìm hiểu về cuộc đời và sự
nghiệp của Bác.
Từ chìa khoá: BẾN NHÀ
RỒNG
* 66 mùa hoa - Đội ta lớn lên
cùng Đất nước.
Trò chơi ô chữ
Hội vui học tốt
3.Tổ chức thực hiện:

Qua các đợt tập huấn về cách tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, sự tìm tòi học
hỏi, kinh nghiệm của bản thân. Đặc biệt là các chương trình giải trí trên truyền hình như:
“Lực sĩ tí hon”; “Đường lên đỉnh Olimpia”; “Theo dòng lịch sử”; “Vượt qua thử thách”…
tôi tham khảo và tổ chức các hình thức cho phù hợp với liên đội mình.
3.1. Hình thức: “Hội vui học tốt”
* Mục đích:
Để giúp các em học sinh ôn lại kiến thức của các môn học thì việc tổ chức cho các
em tham gia vào “Hội vui học tập” là điều cần thiết. Hình thức này tuy có mất nhiều thời
gian hơn so với các hình thức khác nhưng lại giúp các em ôn lại kiến thức một cách có hệ
thống, rèn luyện phản xạ nhanh, tinh thần đoàn kết của tập thể. Thường sử dụng hình thức
này trong những tháng thi đua cao điểm.
3.1.1. Cách thức tổ chức:
Được tổ chức từ các tập thể lớp, chi đội đến liên đội với các phần thi:
Phần 1: Màn chào hỏi
Phần 2: Thi kiến thức (Môn Tiếng việt, toán, Tiếng Anh, khoa học, lịch sử,
âm nhạc, hội họa).
Phần 2: Dành cho khán giả.
3.1.2. Ví dụ cụ thể:
Tháng 11 với chủ điểm:
“Ngàn hoa dâng tặng thầy cô”
Đây là tháng cao điểm thi đua học tập chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
tôi triển khai cho các em tham gia hội học theo tập thể lớp, liên đội.Sau đó lựa chọn mỗi
khối 3 em xuất sắc nhất ( 5 khối) chia thành 3 đội ( Mỗi đội 5 em) để tham gia hội thi.Dưới
đây tôi xin giới thiệu chương trình hội vui học dành cho toàn liên đội:
CHƯƠNG TRÌNH “ HỘI VUI HỌC TỐT”
Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
1. Giới thiệu 3 đội chơi đại diện cho 5 khối.
2. Giới thiệu thành phần ban giám khảo: Đại diện BGH(phụ trách chuyên môn),
giáo viên tiếng Anh, mỹ thuật, âm nhạc,
3. Giới thiệu luật chơi:

- Mỗi đội có một đèn bấm, khi mỗi câu hỏi đưa ra thì các đội bấm đèn để dành
quyền trả lời. Nếu đội nào bấm đèn sớm nhất thì đội đó dành quyền trả lời đầu tiên. Nếu trả
lời không chính xác thì cơ hội đó dành cho hai đội còn lại. Cả 3 đội không trả lời được, câu
trả lời sẽ dành cho khán giả.(Trước khi vào phần thi chính dành cho 3 đội, người dẫn
10
chương trình tạo không khí cổ vũ từ phía khán giả dành cho 3 đội).
4. Ba đội thực hiện phần thi thứ nhất:
11
MÔN TIẾNG VIỆT
Câu1: Mỗi một dữ kiện, người dẫn chương trình đưa cách nhau 10 giây, nếu trả
lờiđược ở dữ kiện thứ nhất được 30 điểm, ở dữ kiện thứ hai được 20 điểm, ở dữ kiện thứ ba
được 10 điểm.
TÌM MỘT CÂU TỤC NGỮ:
Dữ kiện thứ nhất: đề cao tính kiên trì
Dữ kiện thư hai: Có 8 tiếng
Dữ kiện thứ ba: Liên quan đến một đồ vật dùng để khâu vá
Đáp án: “Có công mài sắt có ngày nên kim”
Câu 2: Có 3 câu hỏi, mỗi câu được 10 điểm, nếu trả lời được 3 câu được 30 điểm.
Cho đoạn thơ sau:
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? (10đ)
Hãy nêu tên tác giả của bài thơ? (10đ)
Bạn hãy trình bày bài thơ đó? (10đ)
Đáp án: Bài thơ “ Nghe thầy đọc thơ”, tác giả Trần Đăng Khoa.
Câu 3: Tìm một từ có thể điền vào tất cả các chỗ trống trong những câu thanh ngữ,
tục ngữ, danh ngôn sau:
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải

- Đi một ngày đàng một sàng khôn
- Thầy không tày bạn.
- đi đôi với hành.
- , nữa mãi.
Đáp án: Từ học
MÔN TOÁN
Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta làm thế nào? Nêu một phép chia có
thương bằng số bị chia.
- Học sinh tự làm.
( Người dẫn chương trình cộng điểm phần thi môn Tiếng việt và toán).
MÔN KHOA
Hãy kể tên các nguồn nước trên trái đất?
Đáp án: Nước sông ngòi, ao hồ, nước khe, nước ngầm, nước biển.
MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: Năm 1010 Lý Công Uẩn rời đô về Thăng Long sau đó đổi tên là Hà Nội. Em
hãy cho biết Hà Nội có tên chính thức vào năm nào?
Đáp án: Năm 1831.
Câu 2: Chùa Một Cột được xây dựng năm nào, ở đâu?
Đáp án: Xây dựng thời Lý ở Thăng Long ( nay là Hà Nội).
MÔN TIẾNG ANH
Em hãy cho biết giữa hai từ “ Hour và O’clock” có sự khác nhau và giống nhau như
thế nào?
Đáp án: * Giống nhau: Cùng để nói về thời gian
* Khác nhau: Hour chỉ một khoảng thời gian (VD: Hết 5 giờ)
12
- O’clock chỉ thời gian cụ thể (VD: 8.30)
MÔN HÁT NHẠC
Nghe nhạc đoán tên bài hát và nói rõ bài hát này thuộc dân ca vùng nào? Hãy trình
bày một trong các bài hát mà đội chơi đoán được.
Đáp án: +Bài: “Ngày mùa vui” - Dân ca Thái

+ Bài: “ Quê hương tươi đẹp” – Dân ca Nùng
+ Bài: “Cò lả” – Dân ca Bắc bộ.
MÔN MỸ THUẬT
Trong vòng 5 phút các đội chơi vẽ xong bức tranh trên bảng phooc với chủ đề:
“THẦY CÔ VÀ MÁI TRUỜNG”.
( Các đội thi vẽ trên nền nhạc bài “Những bông hoa, những bài ca” )
5. Kết thúc phần thi dành cho 3 đội, trong khi chờ đợi BGK đánh giá, tiếp đến là
phần chơi dành cho khán giả.
1.Trò chơi 1: Gắn biển báo an toàn giao thông (Thi tiếp sức)
Cách chơi: Gọi 14 em chia thành hai đội xếp thành 2 hàng dọc, khi có hiệu lệnh
chơi, em đứng đầu lên gắn trở về vị trí, tiếp đến em thứ hai ……… cho đến em cuối cùng.
 Kết thúc trò chơi: Công bố dành chiến thắng và trao phần thưởng.
2.Trò chơi 2: Trò chơi âm nhạc mang tên: Gắn tên bài hát đúng với dân ca các miền
( Mỗi đội 5 em).
Cách chơi: Hai đội xếp thành hai hàng dọc, em đứng đầu lên gắn trở về vị trí, tiếp
đén em thứ 2……….cho đến em cuối cùng.
Đáp án: + Lý cây xanh – Dân ca Nam Bộ
+ Ru em – Dân ca Xê Đăng
+Trống cơm – Dân ca Quan họ Bắc Ninh
+ Cò lả - Dân ca Bác bộ
+ Quê hương tươi đẹp – Dân ca Nùng
* Kết thúc trò chơi: Công bố dành chiến thắng và trao phần thưởng
6. Tổng kết hội thi: Người dẫn chương trình tổng kết điểm của BGK của các đội
chơi, mời đại biểu về dự phát biểu ý kiến và trao thưởng cho các đội chơi.
3.2. Hình thức: “Hái hoa dân chủ”
Với hình thức này giúp các em học sinh trong toàn liên đội được tham gia. Qua trò
chơi các em được rèn luyện về phản xạ và khả năng tư duy cao.
3.2.1. Cách thức tổ chức:
Câu hỏi được đưa ra về các lĩnh vực: Tìm hiểu sự kiện, âm nhạc, giáo dục truyền
thống, tấm gương tiêu biểu……từ dễ đến khó phù hợp với 5 khối và được gắn vào những

bông hoa theo màu sắc từ khối 1 đến khối 5 gắn trên 2 cây Ngũ Gia Bì của sân khấu.
Khối 1: Hoa màu trắng
Khối 2: Hoa màu hồng
Khối 3: Hoa màu đỏ
Khối 4: Hoa màu vàng
Khối 5: Hoa màu xanh
Học sinh lên hái hoa, nếu trả lời đúng được nhận phần thưởng của ban tổ chức.
(quyển vở, bút chì, thước kẻ .v.v). Nếu trả lời sai bạn khác sẽ dành quyền trả lời.
3.2.3. Ví dụ cụ thể:
13
Chủ điểm tháng 5 : Tự hào truyền thống Đội.
a) Mục đích:
Thông qua cuộc chơi gúp các em có những hiểu biết về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí
Minh. Thể hiện lòng biết ơn, niềm tự hào đối với các anh hùng nhỏ tuổi. Từ đó các em
phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
b) Chuẩn bị:
+ Giấy màu cắt thành hoa.
+ Hệ thống câu hỏi về chủ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
+ Trang trí cây hoa.
+ Đàn
c) Nội dung câu hỏi:
1. Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày, tháng năm nào? (15/5/1941).
2. Em hãy cho biết người đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh? (Nông
Văn Dền hay còn gọi là Kim Đồng).
3.Con hãy điền 2 từ còn lại vào câu thơ sau:
“ Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương ………” (Nhi đồng)
4. Con hãy nghe 1 đoạn nhạc sau và cho biết tên bài hát đó. Con thể hiện bài hát
cho các bạn cùng nghe.
(Giáo viên nhạc đánh bài: “Nhanh bước nhanh nhi đồng”)

5. Với 2 câu thơ sau, con hãy đoán xem tên người anh hùng nhỏ tuổi này là ai?
“ Giữa rừng Việt Bác chiến khu
Ai làm liên lạc giấu thư tài tình” (Anh Kim Đồng)
6. Thật dũng cảm, mưu trí, gan dạ khi một mình đốt kho xăng của địch. Anh là
ngọn đuốc sống của Thành phố mang tên Bác. Con cho biết tên anh là gì? ( Anh Lê Văn
Tám).
7. Con hãy hát bài: “Hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh” sáng tác của nhạc sĩ
Phong Nhã.
8. Con Cho biết Anh Kim Đồng hy sinh trong hoàn cảnh nào?
(Tóm tắt: Một lần đi liên lạc, anh phát hiện ổ phục kích của địch gần nơi có bộ
đội của ta. Vì sợ chúng phát hiện nên anh đã đánh lạc hướng để bọn chúng nổ súng về
phía mình, nghe tiếng súng bộ đội ta đã trốn thoát nhưng anh Kim Đồng đã anh dũng
hy sinh, lúc đó anh vừa tròn 14 tuổi).
9. Con hãy cho biết tên người anh hùng đã hy sinh thân mình cứu hai em nhỏ giữa
làn bom đạn của địch? ( Anh Nguyễn Bá Ngọc).
10. Con hãy nêu những lần đổi tên của Đội?
( Năm 1941: Đội mang tên Đội nhi đồng cứu quốc.
Năm 1952: Đội mang tên Đội thiếu nhi tháng 8
Năm 1956: Đội mang tên Đội TNTP.
Năm 1770 đến nay: Đội mang tên Đội TNTP Hồ Chí Minh).
3.3. Hình thức: “Trò chơi ô chữ”:
Đây là hình thức luôn thu hút các em tham gia nhiệt tình nhất. Ở hình thức này các
em học sinh tham gia tìm hiểu những ô chữ kỳ diệu theo từng chủ điểm giúp các em rèn
luyện khả năng tư duy, óc phán đoán khi tìm tiếng, từ. Từ đó các em được lĩnh hội, bổ
sung thêm nhiều kiến thức trong học tập.
3.3.1. Cách thức tổ chức:
* Đoán từ hàng ngang ra từ hàng dọc.
* Đoán từ hàng ngang tìm từ chìa khoá.
14
Với mỗi câu trả lời đúng từ hàng ngang, các em sẽ được nhận phần thưởng là 1

quyển vở, (thước kẻ, bút chì, cục tẩy…) tìm ra chìa khoá (hay từ hàng dọc) sẽ được nhận
phần thưởng là 2 quyển vở.
3.3.2. Đồ dùng phục vụ:
Bảng di động được kẻ ô sẵn theo nội dung câu hỏi hàng ngang và hàng dọc, phấn
màu để điền chữ ( Phấn mầu trắng hàng ngang, Phấn màu đỏ chữ hàng dọc)
3.3.3. Ví dụ cụ thể:
Chủ điểm tháng 5 – Mừng sinh nhật Bác.
a) Mục đích: Giúp các em hiểu sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ. Tự
hào là cháu ngoan của Bác, các em phấn đấu rèn luyện, học tập tốt để troẻ thành Đội viên
tốt, cháu ngoan Bác Hồ, chủ nhân tương lai của đất nước.
b) Chuẩn bị:
* Bảng di động
* Phấn màu đỏ để ghi từ hàng dọc.
* Phấn màu trắng để ghi chữ cái hàng ngang.
* ảnh chụp: Chân dung Bác, cảng Bến Nhà Rồng.
c) Nội dung ô chữ:
* Ô chữ:
(1) V Ă N B A
(2) K I Ế P B Ạ C
(3) K I M Đ Ồ N G
(4) N H Ư N G U Y Ệ T
(5) H Ồ Q U A N G
(6) H A I B À T R Ư N G
(7) T R À N G A N
(8) H Ồ N G
(9) N G Ô Q U Y Ề N
(10) H À N G N G A N G

15
* Gợi ý tìm từ:

Hàng ngang thứ 1: (Từ gồm 5 chữ cái): Tên Bác Hồ ghi trong sổ lương ngày
5/6/1911 trên con tàu La – tút –sơ - Tơ - rê – vin của Pháp.
VĂN BA xuất hiện chữ B
(Ngày 5/6/1911 Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước và trên con tàu La – tút –sơ -
Tơ - rê – vin của Pháp Bác đã lấy tên là Văn Ba).
Hàng ngang thứ 2: (Từ gồm 7 chữ cái) : Nơi có đền thờ Trần Hưng Đạo tại Chí Linh –
HảI Dương.
KIẾP BẠC xuất hiện chữ Ê
Hàng ngang thứ 3: (Từ gồm có 7 chữ cái): Người đội truởng đầu tiên của Đội
TNTP Hồ Chí Minh.
KIM ĐỒNG xuất hiện chữ N
Hàng ngang thứ 4: (Từ gồm 7 chữ cái): Đây là tên con sông mà ngày nay có tên là
sông Cầu
NHƯ NGUYỆT xuất hiện chữ N
Hàng ngang thứ 5: (Từ gồm 7 chữ cái): Tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng khi
hoạt động ở Trung Quốc.
HỒ QUANG xuất hiện chữ H
Hàng ngang thứ 6: ( Từ gồm 10 chữ cái) : Tên 2 nữ tướng trong cuộc khởi nghĩa
chống giặc phương Bắc xâm lược.
HAI BÀ TRƯNG xuất hiện À
Hàng ngang thứ 7: (Từ gòm 7 chữ cái):
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người………
TRÀNG AN xuất hiện chữ R
Hàng ngang thứ 8: ( Từ gồm 4 chữ cái) : Đây là con sông còn có tên là Nhị Hà.
HỒNG xuất hiện Ồ
Hàng ngang thứ 9: ( Từ gồm 8 chữ cái) : Tên vị vua chiến thắng quân Nam Hán
trên sông Bạch Đằng.
NGÔ QUYỀN xuất hiện N
Hàng ngang thứ 10: ( Từ gồm 9 chữ cái) : Phố có số nhà 48, nơi đây vào năm 1945,

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ.
HÀNG NGANG xuất hiện G
Các chữ xuất hiện: BẾN NHÀ RỒNG
Gợi ý từ chìa khoá: Từ gồm 3 tiếng có 10 chữ cái: Tên một bến cảng của thành phố
mang tên Bác. Nơi đây vào ngày 5/6/1911, Bác Hồ của chúng ta đã ra đi tìm đường cứu
nước.
Trên đây là một số hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp của liên đội tôi,
hoạt động này đã thu hút 100% các em trong liên đội tham gia, nó tạo cho các em sự thoải
mái, không nhàm chán mà còn giúp các em chăm chỉ, hăng say, phấn đấu, rèn luyện học
tập trở thành con người phát triển toàn diện xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
16
C - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua một năm thực hiện đưa các hoạt động đội vào nhà trường, đặc biệt là hoạt động
ngòai giờ lên lớp, tôi thấy các em học sinh trang bị cho mình hiểu biết về truyền thống của
Đảng, Bác Hồ, về Đoàn ,Đội Chương trình chính là sân chơi lành mạnh cho học sinh.
Qua đó các em phát huy được tính chủ động, sáng tạo, lĩnh hội, bổ sung thêm nhiều kiến
thức mới. Đồng thời nhằm nâng cao ý thức kỷ luật và động cơ thúc đẩy học tập cho mình.
Do vậy có thể khẳng định tổ chức đội là không thể thiếu được trong nhà trường
phổ thông. Tổ chức đội không chỉ tổ chức các hoạt động vui chơi mà tổ chức đội góp phần
không nhỏ vào phong trào học tập và phát triển toàn diện cho học sinh. Qua đó cũng khẳng
định vai trò của TPT và tổ chức đội là rất quan trọng trong nhà trường. Tổ chức đội tổ chức
các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý lứa tuổi của các em. Với kết quả trên cũng
đã làm bớt đi những ý nghĩ sai lệch về TPT và tổ chức đội trong nhà trường phổ thông.
2. Bài học kinh nghiệm:
* Phải luôn khẳng định tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho các em tham gia thì
vai trò người giáo viên- Tổng phụ trách rất quan trọng.
* Phải biết kết hợp với các tổ chức như: Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm (Phụ
trách chi) , ban chấp hành Công Đoàn, BCH liên chi đội.
* Các hoạt động luôn thay đổi về nội dung, hình thức để các em không nhàm chán.

3. Khuyến nghị:
* Nhà trường: cần tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất cho hoạt động đội.
* Quận:
+ Nâng cao vai trò Tổng phụ trách và tổ chức Đội trong nhà trường.
* Hội Đồng Đội Thành phố:
+ Trang bị thêm cho tổ chức Đội cơ sở vật chất, các tài liệu có liên quan về lịc sử,
xã hội và tự nhiên.
* Trường Đội:
+ Cần tổ chức nhiều hơn nữa các mô hình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp phục vụ mục
đích “ Học mà vui - Vui mà học” trong học sinh. Từ đó giúp cho giáo viên – Tổng phụ
trách có điều kiện nghiên cứu, học hỏi tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân
cũng như tổ chức hoạt động Đội của liên đội mình ngày càng đạt hiệu quả cao.
Hà Nội ngày 25 tháng 5 năm 2007
Người viết
Đặng Thị Hằng
17
D - TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TẠP TRÍ NGƯỜI PHỤ TRÁCH.
2. TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỊCH SỬ LỚP 4,5.
3. CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN.
4. ĐỒNG DAO VÀ TRÒ CHƠI – NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA.
5. CHI ĐỘI EM MANG TÊN NGƯỜI ANH HÙNG.
6. BÁCH KHOA THƯ HỒ CHÍ MINH.
7. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN PHỤ TRÁCH ĐỘI TNTP
HỒ CHÍ MINH
8. BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM.
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN














18

19

×