Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Chuyên đề Thực trạng công tác Quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.33 KB, 87 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam trở thành mục tiêu đầu tư của nhiều
quốc gia trên thế giới. Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư của các nước phát
triển, một vấn đề cấp bách được đặt ra là Việt Nam phải xây dựng một hệ
thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, tạo nền móng cho sự phát triển kinh
tế, có như vậy các nhà đầu tư mới có thể yên tâm tham gia vào thị trường kinh
tế Việt Nam. Một hoạt động không thể thiếu trong công cuộc tạo dựng cơ sở
hạ tầng vững chắc là hoạt động đầu tư xây dựng các công trình. Bất kỳ một
công trình nào được xây dựng cũng cần phải đáp ứng một mục tiêu là hoàn
thành đúng thời hạn đề ra, đảm bảo được chất luợng theo tiêu chuẩn và trong
phạm vi ngân sách được duyệt. Không phải dự án nào cũng có thể đáp ứng
được cả ba yêu cầu ấy, tuy nhiên, để hoàn thành dự án một cách tốt nhất thì
không thể không kể đến vai trò của công tác Quản lý dự án. “Quản lý dự án là
quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình
phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong
phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và
chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất
cho phép”.
Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng(LICOGI) là một Tổng
công ty mạnh thuộc Bộ Xây dựng với nhiệm vụ chủ yếu là thi công nền,
móng, thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông,
thuỷ lợi, thuỷ điện, bưu điện, cấp thoát nước, các công trình kỹ thuật hạ tầng
đô thị và khu công nghiệp, các công trình đưòng dây, trạm biến thế, đầu tư
phát triển khu đô thị mới, các khu công nghiệp tập trung, các nhà máy thủy
điện, nhiệt điện, kinh doanh nhà và hạ tầng đô thị …Các dự án mà Tổng công
ty làm chủ đầu tư thường là các dự án có quy mô lớn, vì thế công tác quản lý
dự án tại Tổng công ty được xem là một hoạt động rất quan trọng và cấp thiết
trong việc điều hành thực hiện thành công dự án. Sau một thời gian thực tập
và tìm hiểu tại phòng Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Tổng công ty, em đã
chọn đề tài: “Thực trạng công tác Quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty Xây
dựng và phát triển hạ tầng” làm chuyên đề tôt nghiệp của mình.


Chuyên đề được chia làm hai chương:
Chương 1- Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty
xây dựng và phát triển hạ tầng.
Phần này chủ yếu đề cập đến tình hình công tác quản lý dự án của Tổng
công ty giai đoạn 2001 – 2005 đồng thời cũng đưa ra các đánh giá về các mặt
ưu thế cũng như hạn chế của công tác.
Chương 2 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án
đầu tư tại Tổng côg ty xây dựng và phát triển hạ tầng.
Phần này đề cập tới phương hướng chung về định hướng phát triển của Tổng
công ty trong giai đoạn tới. Trên cơ sở đó kết hợp với nội dung phân tích của
chương 1 để đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự
án đầu tư tại Tổng công ty.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ
bảo hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Hồng Minh
cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong phòng Quản lý
dự án đầu tư xây dựng - Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng.
Bài viết chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên giúp em hoàn thiện chuyên đề
này.
CHƯƠNG 1 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN HẠ TẦNG ( LICOGI )
1.1. Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng
(LICOGI):
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (tên giao dịch là Licogi) là một
trong những Tổng Công ty mạnh thuộc Bộ Xây dựng được thành lập vào ngày
20/11/1995 theo quyết định số 998/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
trên cơ sở Liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới thành lập ngày 08/08/1960 và
Công ty xây dựng số 18 thành lập ngày 19/5/1961. Tổng Công ty bao gồm 17

thành viên và 2 trường đào tạo công nhân kỹ thuật với tay nghề cao, quản lý hơn
1000 máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến của các nước trên thế giới.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty:
Nhiệm vụ chủ yếu của LICOGI là thi công nền, móng, thi công xây lắp
các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, bưu
điện, cấp thoát nước, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công
nghiệp, các công trình đưòng dây, trạm biến thế, đầu tư phát triển khu đô thị
mới, các khu công nghiệp tập trung, các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, kinh
doanh nhà và hạ tầng đô thị, tư vấn xây dựng, sản xuất kinh doanh vật tư, xe,
máy, giàn khung không gian, vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu máy móc
thiết bị, công nghệ, xuất khẩu lao động…
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Tổng công ty:
1.1.3.1. Hệ thống các đơn vị thành viên:
- Cơ quan Tổng Công ty có trụ sở đặt tại nhà G1 Nam Thanh Xuân quận
Thanh Xuân Hà Nội.
- Chi nhánh của Tổng Công ty ở Quảng Ninh.
- Bảy công ty cơ giới và xây lắp gồm:
+ Công ty cơ giới và xây lắp số 9.
+ Công ty cơ giới và xây lắp số 10.
+ Công ty cơ giới và xây lắp số 12
+ Công ty cơ giới và xây lắp số 13.
+ Công ty cơ giới và xây lắp số 14.
+ Công ty cơ giới và xây lắp số 15 .
+ Công ty cơ giới và xây lắp số 17.
- Bốn công ty xây dựng gồm:
+ Công ty xây dựng số 16.
+ Công ty xây dựng số 18.
+ Công ty xây dựng số 19.
+ Công ty xây dựng số 20.
- Công ty lắp máy điện nước.

- Công ty cơ khí Đông Anh.
- Hai công ty sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng gồm:
+ Công ty COMETCO.
+ Công ty xây lắp và sản xuất vật liệu Quảng Ngãi.
- Công ty tư vấn Xây dựng.
- Công ty kinh doanh thiết bị và vật tư xây dựng DOMATCO.
- Trường công nhân cơ giới xây dựng.
- Trường công nhân xây dựng Uông Bí.
- Công ty Liên doanh Xây dựng VIC (Liên doanh với CuBa ): đơn vị công
ty góp vốn liên doanh.
1.1.3.2. Nhân sự của toàn Tổng công ty :
Bảng 1.1: Nhân sự của toàn Tổng công ty Đơn vị: Người

TT Ngành nghề Phân loại Số lượng
I Cán bộ 2494
-Cán bộ quản lý
-Cán bộ khoa học kỹ thuật
-Cán bộ chuyên môn
-Cán bộ nghiệp vụ
-Cán bộ nhân viên hành chính
-Cán bộ giảng dạy
-Cán bộ công tác đoàn thể
472
1062
88
459
320
62
31
II Kỹ sư 2100

A Xây dựng dân dụng và công nghiệp Kỹ sư xây dựng
Kỹ sư vật liệu xây dựng
Kiến trúc sư
Kỹ sư cấp thoát nước
Kỹ sư máy xây dựng
Kỹ sư kinh tế xây dựng
Kỹ sư kinh tế vận tải
Kỹ sư kinh tế công nghiệp
Kỹ sư kinh tế vật tư
492
90
80
65
131
57
20
41
50
B Xây dựng mỏ, giao thông Kỹ sư san nền
Kỹ sư cầu đường
Kỹ sư khai thác, khoan
Kỹ sư địa chất công trình
Kỹ sư trắc địa
Kỹ sư xây dựng công trình ngầm
76
70
50
42
33
35

C Ngành nghề khác Kỹ sư động lực
Kỹ sư cơ khí
68
60
Kỹ sư điện - nhiệt
Kỹ sư Silicat
Kỹ sư kinh tế lao động
Kỹ sư hóa, hóa thực phẩm
Cử nhân kinh tế khác
Cử nhân kế toán
Thống kê - kế hoạch
Sư phạm, ngoại ngữ
Bác sĩ
Luật + các ngành khác
Kỹ sư thủy lợi
Kỹ sư công nghiệp
Kỹ sư đúc, nhiệt luyện
30
15
16
18
36
187
100
62
15
18
43
30
70

III
Công nhân kỹ thuật
6469
A Công nhân Cơ giới Đào xúc
Ủi, cạp, san
Lái xe ô tô
Cần trục bánh lốp, bánh xích
Cần trục tháp, cầu trục
Vận hành máy
Vận hành máy đóng cọc
Vận hành máy nén khí
Vận hành máy nổ
Thủy thủ
215
367
645
60
29
66
116
58
2
16
B Công nhân Xây dựng Thợ mộc
Thợ nề
Thợ sắt
541
847
460
Bê tông

Lắp ghép cấu kiện + đường ống
nước
Sơn, vôi, kính + thí nghiệm
200
90
25
C Công nhân cơ khí Hàn

Đúc
Rèn
Tiện, phay, bào, xoa…
Mài, doa
Nguội
Điện
Sửa chữa cơ khí
441
19
86
20
114
4
47
292
278
D Công nhân kỹ thuật khác Công nhân khảo sát
Công nhân sản xuất vật liệu xây
dựng
Công nhân lắp máy
89
946

53
Nguồn: Giới thiệu chung về Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng.
1.1.3.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Hội đồng quản trị Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Phó
TGĐ
11
Phó
TGĐ 2
Phó
TGĐ 3
Phó
TGĐ 4
Phó
TGĐ 5
Phòng cơ
cơ giới
vật tư
Phòng
quản
lý dự
án
Phòng
xuất
nhập
khẩu
Văn
phòng
Phòng

tổ
chức
cán bộ
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
kinh tế
kế
hoạch
Phòng
quản
lý kỹ
thuật
XD
P.
KCS
Trung
tâm
XKLĐ
và CG
Các đơn vị thành viên
Trưởng
công
nhân cơ
giới xây
dựng
Trưởng

công
nhân kỹ
thuật
xây
dựng
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tcty
1.1.4. Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh:
1.1.4.1. Mục tiêu hoạt động của Tổng công ty :
- Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Tổng
công ty và tại các doanh nghiệp khác, hoàn thành các nhiệm vụ do đại diện
chủ sở hữu giao trong đó có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
- Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con.
1.1.4.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty:
a,Thực hiện sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực chủ yếu sau:
- Thi công xây lắp: Thi công xây lắp và tổng thầu thi công xây lắp các
công trình dân dụng, công nghiệp giao thông (đường bộ, cầu đường sắt, cầu
đường bộ, sân bay, bến cảng, nhà ga, đường hầm), các công trình ngầm, các
công trinh thủy lợi (đê, đập, kênh, mương, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu,
ống dẫn, trạm bơm), thủy điện, nhiệt điện, nhiệt điện, bưu điện, cấp thoát
nước, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trịn
đường dây, trạm biến áp, thi công và xử lý nền móng các loại hình công trình,
khoan nổ mìn.
- Tư vấn đầu tư và xây dựng bao gồm: qui hoạch, lập và thẩm định dự án
đầu tư xây dựng, khảo sát địa hình địa chất công trình, địa chất thủy văn; thiết
kế, lập tổng dự toán và thẩm tra thiết kế, tổng dự toán các loại hình công trình
xây dựng; quản lý dự án; giám sát kỹ thuật thi công; tư vấn đấu thầu và hợp
đồng kinh tế về thiết kế, thi công xây lắp, cung cấp vật tư, thiết bị thí nghiệm,
kiểm định chất lượng công trình.
- Sản xuất, kinh doanh và kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ
khí, vật tư, máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu, các chủng loại vật liệu xây

dựng, công nghệ xây dựng.
- Kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy.
- Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực
xây dựng, tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ, quản lý công nhân
kỹ thuật chuyên ngành, giáo dục định hướng đưa lao động và chuyên gia Việt
Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Các ngành nghề kinh doanh khác theo qui định của pháp luật.
b, Đầu tư thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành
viên góp vốn tại các công ty con, công ty liên kết.
1.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư :
Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty một phần được biểu hiện
thông qua giá trị sản xuất kinh doanh. Ta có thể xem xét vấn đề đó thông qua
bảng số liệu sau:
Bảng 1.2: Giá trị sản xuất và kinh doanh của Tcty giai đoạn 2001-2005
Năm Giá trị SX & KD (tỷ đồng) Tốc độ tăng liên hoàn (%)
2001 1149,965 -
2002 1569,145 36,45
2003 2125,627 35,46
2004 2904 36,62
2005 3521,386 21,26
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt đông SXKD 5 năm giai đoạn 2001 – 2005

Trong 5 năm qua giá trị sản xuất và kinh doanh của Tổng công ty tăng đều
đặn hàng năm. Nguyên nhân là do công việc gối đầu từ năm trước sang năm
sau trong những năm gần đây tương đối ổn định, đạt từ 40-50 % trên tổng giá
trị khối lượng kế hoạch được giao. Ngoài ra, các công trình do đơn vị tự khai
thác được nhiều và một phần giá trị do thực hiện các công trình đơn vị tự đầu
tư.
Nhờ giá trị sản xuất kinh doanh tăng dần theo từng năm mà trong những
năm gần đây thị phần do Tổng công ty chiếm lĩnh là tương đối cao so với các

đối thủ cạnh tranh, được phản ánh thông qua các chỉ tiêu sau:
Bảng 1.3: Chỉ tiêu thị phần tương đối của Tổng công ty và các đối thủ cạnh
tranh giai đoạn 2001-2005
Đơn vị: %
Tên doanh nghiệp
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
1.Tổng công ty XD&PT
hạ tầng
14,2 14,9 29,35 28,8 27,73
2. Tổng công ty XD Sông
Đà 14,5 16,1 9,28 10,62 11,4
3.Tổng công ty
VINACONEX 60,2 57,4 54,86 53,37 53,01
4.Tổng công ty xây dựng
Lũng Lô 11,1 11,6 6,51 7,21 7,86
Nguồn: Phòng thị trưòng

Từ năm 2001 đến năm 2003 thị phần của Tổng công ty đều tăng, đến năm
2004, 2005 lại từ từ giảm xuống, tuy nhiên mức độ giảm là không đáng kể.
Từ năm 2002 đến năm 2003 thị phần tăng tương đối nhiều (từ 14.9 % đến
29.35 % tức là tăng 14.45 %, gần gấp đôi). Nguyên nhân là do Tổng công ty

đã có những đổi mới kịp thời về thiết bị thi công, hoàn thành công trình với
chất lượng cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu thị
trường.
Để có thể đánh giá một cách tổng quát kết quả sản xuất kinh doanh của
Tổng công ty XD & PT hạ tầng ta xem xét bảng dưới đây:
Bảng 1.4: Giá trị sản xuất và kinh doanh của Tcty giai đoạn 2001-2005
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1.Tổng vốn kinh
doanh (tỷ đồng) 707,67 1235,59 1968,72 2356,82 2079,06
2.Sản lượng (tỷ
đồng) 1149,965 1569,145 2125,672 2904 3521,386
3.Doanh thu (tỷ
đồng) 906,178 1210,788 1583,045 2151 2495,378
-Doanh thu xây lắp 740,361 949,345 1281,878 1474,1 1716,75
-Doanh thu
CN&VLXD 165,817 267,463 301,167 676,9 778,628
4.Lợi nhuận (tỷ
đồng) 12,525 13,209 17,452 24,680 28,755
5.Nộp ngân sách
(tỷ đồng) 17,796 17,211 21,537 39,87 57,896
6.Thu nhập bình
quân 1người/1
tháng (đ)
845330 907995 1170000 1296000 1407000
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD 5 năm giai đoạn 2001 – 2005

* Đánh giá kết quả kinh doanh của Tổng công ty:
- Về doanh thu: doanh thu tăng đều qua các năm
+ Doanh thu năm 2002 tăng 33,61 % so với năm 2001
+ Doanh thu năm 2003 tăng 30,75 % so với năm 2002

+ Doanh thu năm 2004 tăng 35,87 % so với năm 2003
+ Doanh thu năm 2005 tăng 16,01 % so với năm 2004
Như vậy năm 2004 doanh thu đạt tốc độ tăng cao nhất là 35,87 %
Nguyên nhân là do trong năm 2004 Tổng công ty thực hiện thi công
xây dựng nhiều công trình lớn, tạo ra nhiều sản phẩm công nghiệp và vật liệu
xây dựng với mẫu mã đẹp, chất lượng tốt nhờ việc đổi mới kịp thời các máy
móc thiết bị .
Trong tổng doanh thu thì doanh thu phần xây dựng chiếm khoảng 70
%, khá cao so với phần doanh thu công nghiệp và vật liệu xây dựng.
- Về lợi nhuận: lợi nhuận cũng tăng đều qua các năm
+ Lợi nhuận năm 2002 tăng 5,46 % so với năm 2001
+ Lợi nhuận năm 2003 tăng 32,12 % so với năm 2002
+ Lợi nhuận năm 2004 tăng 41,42 % so với năm 2003
+ Lợi nhuận năm 2005 tăng 16,51 % so với năm 2004
Như vậy năm 2004 lợi nhuận tăng cao nhất với tôc độ tăng là 41,42 %
bởi đây cũng là năm mà doanh thu của Tổng công ty đạt mức cao nhất.
- Về nộp ngân sách nhà nước: trong 5 năm 2001-2005, Tỏng công ty đã
đóng góp đáng kể và ngân sách nhà nước
+ Nộp ngân sách nhà nước năm 2002 ít hơn so với năm 2001 là 585
triệu đồng (tức là giảm 3,29 %)
+ Nộp ngân sách nhà nước năm 2003 nhiều hơn so với năm 2002 là
4326 triệu đồng (tăng 25,14 %)
+ Nộp ngân sách nhà nước năm 2004 nhiều hơn so với năm 2003 là
18333 triệu đồng (tăng 85,12%)
+ Nộp ngân sách nhà nước năm 2005 nhiều hơn so với năm 2004 là
18026 triệu đồng (tăng 45,21%)
Như vậy Tổng công ty không những tạo ra lợi nhuận cho chính mình
mà còn đóng góp vào ngân sách nhà nước, tạo ra hiệu quả cao về mặt xã hội.
- Thu nhập bình quân 1 người /1tháng dần dần được cải thiện qua các
năm từ 2001 đến 2005.

Nói chung tình hình sản xuất và kinh doanh của Tổng công ty xây dựng
và phát triển hạ tầng tương đối khả quan, trong các năm tới có thể đạt được
nhiều thành tựu mới, tạo ra nhiều doanh thu và lợi nhuận lớn hơn, đóng góp
ngày càng nhiều vào ngân sách nhà nước.
1.2. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty Xây dựng
và Phát triển hạ tầng(LICOGI):
1.2.1.Đặc điểm của những dự án đầu tư xây dựng do Tổng công ty làm chủ
đầu tư:
a, Dự án chịu ảnh hưởng lớn của môi trường:
Thứ nhất, dự án chịu ảnh hưởng của địa chất, thủy văn, thời tiết, khí hậu
nên Tổng công ty phải tùy thuộc vào các yếu tố trên để quyết định việc lựa
chọn công nghệ xây dựng, lịch trình xây dựng sao cho phù hợp.
Thứ hai, phải tùy thuộc vào tiềm năng kinh tế của vùng, qui định của pháp
luật đối với từng vùng, miền và văn hóa xã hội của nơi đó mà quá trình thực
hiện dự án cũng có những điều chỉnh để thích hợp với nơi thi công công trình.
b, Dự án chịu ảnh hưởng lớn của các bên liên quan:
Trong quá trình quản lý dự án, căn cứ vào phân tích nguồn vốn của các dự
án, ta có thể xác định được các bên liên quan đối với một dự án của Tổng
công ty bao gồm:
- Chủ đầu tư ( có thể là Tổng công ty hoặc bên đối tác ): đưa ra các quyết
định về vốn, bỏ vốn và tham gia giám sát thi công công trình xây dựng
- Công ty tư vấn: lập báo cáo nghiên cứu khả thi ( lập dự án đầu tư ), tư
vấn giám sát công trình.
- Các phòng ban chức năng :
 Phòng Quản lý dự án: tham mưu và thực hiện công tác đầu tư các lĩnh
vực được phân công từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu
tư, nghiệm thu và bàn giao công trình.
 Phòng cơ giới vật tư, phòng xuất nhập khẩu: mua sắm vật tư, thiết bị
công nghệ.
 Hội đồng xét thầu, tổ chức xét thầu : Đấu thầu thi công xây dựng.

 Phòng KCS ( phòng kiểm soát chất lưọng ), phòng Tài chính kế toán:
nghiệm thu, quyết toán.
….
- Các nhà thầu xây dựng, cung cấp hàng hóa: nhận nhiệm vụ thi công công
trình đã trúng thầu, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tiến độ của dự án.
- Các nhà cung cấp vật tư nguyên liệu: đảm bảo nguồn đầu vào trong việc
thi công xây dựng công trình.
- Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan : phê duyệt chủ truơng đầu tư,
dự án đầu tư…và các vấn đề có liên quan.
Tùy theo tính chất và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành
phần trên cũng khác nhau.
c, Các dự án do Tổng công ty thực hiện thường có quy mô lớn nên việc lập kế
hoạch và tổ chức thực hiện dự án là rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị
tỉ mỉ và quá trình quản lý chặt chẽ mới có thể thực hiện thành công dự án.
d, Với nhiệm vụ chủ yếu là thi công cơ giới nên công việc lao động hết sức
nặng nhọc, môi truờng làm việc ngoài trời khắc nghiệt, do đó tiến độ thi công
phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thời tiết, khí hậu…mang tính bất định và rủi
ro cao, mức độ chắc chắn thành công là không cao. Do vậy cần chú ý quản lý
rủi ro dự án.
e, Tuân thủ các quy định nghiêm ngặt chặt chẽ về quản lý dự án đầu tư xây
dựng cũng như các tiêu chuẩn chất lượng trong thực hiện công trình xây
dựng.
1.2.2. Vai trò của công tác quản lý dự án:
Với những đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng tại Tổng công ty vừa được
trình bầy ở trên thì công tác quản lý dự án đối với Tổng công ty Xây dựng và
phát triển hạ tầng nói riêng và bất kỳ một công ty xây dựng nói chung là hết
sức quan trọng.
Thứ nhất, quản lý dự án liên kết tất cả các hoạt động, các công việc của dự
án. Trong quá trình quản lý dự án thường phải lập kế hoạch dự án, đó là một
trong những chức năng quan trọng nhất của công tác quản lý dự án. Công tác

lập kế hoạch dự án bao gồm nhiều nội dung, từ việc lập kế hoạch tổng thể dự
án đến những kế hoạch chi tiết, từ kế hoạch huy động vốn, phân phối vốn và
các nguồn lực cần thiết cho dự án đến kế hoạch quản lý chi phí, quản lý tiến
độ… từ kế hoạch triển khai thực hiện dự án đến kế hoạch hậu dự án…Do đó
tất cả các hoạt động, các công việc của dự án đều được thể hiện, sắp xếp trong
bản kế hoạch, chúng sẽ có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Thứ hai, quản lý dự án tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường
xuyên, gắn bó giữa nhóm quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp
đầu vào cho dự án.
Thứ ba, quản lý dự án tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ
trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án.
Thứ tư, quản lý dự án tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng
mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện
không dự đoán được, tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên
liên quan để giải quyết những bất đồng.
Thứ năm, tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn. Một dự án mà
được quản lý chặt chẽ và có trách nhiệm thì vấn đề về chất lượng dự án sẽ
được đảm bảo hơn nhiều so với những dự án không được quản lý tốt.
Bởi vậy, có thể nói công tác quản lý dự án là một công việc rất cần thiết
đối với hoạt động thi công các công trình xây dựng và chúng ta cần phải quan
tâm và chú trọng đến công tác này.
1.2.3. Khái quát công tác quản lý dự án tại Tổng công ty xây dựng và phát
triển hạ tầng giai đoạn 2001 – 2005:
1.2.3.1. Số lượng dự án đầu tư của Tổng công ty Trong giai đoạn 2001 – 2005:
Bảng 1.5: Số dự án đầu tư của Tcty giai đoạn 2001 – 2005
Đơn vị: triệu đồng
Nhóm dự án Số lượng Tổng mức đầu tư
I. Các dự án nhóm A 13 3.954.714
1. Các dự án điện 04 1.716.606
2. Các dự án đô thị 07 1.658.977

3. Các dự án khác 02 412.939
II. Các dự án nhóm B 36 3.272.968
1. Các dự án xây dựng công nghiệp 10 2.005.250
- Các dự án về điện 02 350.000
- Các dự án về xi măng 03 840.500
- Các dự án sản xuất vật liệu xây dựng 03 375.750
- Các dự án công nghiệp khác 02 439.000
2. Các dự án xây dựng dân dụng 25 1.247.818
- Các dự án khu đô thị và nhà ở 19 975.263
- Các dự án giao thông 01 120.000
- Các dự án dân dụng khác 05 152.555
3. Dự án đầu tư mua sắm thiết bị 01 19.900
III. Các dự án nhóm C 47 229.929
1. Các dự án xây dựng công nghiệp 23 154.015
2. Các dự án xây dựng dân dụng 13 54.140
3. Các dự án mua sắm thiết bị và đầu tư khác 11 14.774
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD 5 năm 2001 – 2005
Nhìn bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 2001 – 2005, Tổng công ty đã quản
lý được 96 dự án các loại, trong đó có 13 dự án nhóm A với tổng mức đầu tư
là 3984,714 tỷ đồng, 36 dự án nhóm B với tổng mức đầu tư là 3272,968 tỷ
đồng, 47 dự án nhóm C với tổng mức đầu tư là 229,929 tỷ đồng.
1.2.3.2. Mô hình quản lý dự án tại Tổng công ty:
Với số lượng dự án nhiều và tổng mức đầu tư lớn, Tổng công ty đã quản lý
dự án theo mô hình dạng ma trận, kết hợp giữa hai mô hình: quản lý dự án
theo chức năng và quản lý dự án chuyên trách. Với mô hình này, Tổng công
ty có thể trao quyền cho chủ nhiệm dự án quản lý, thực hiện dự án đúng tiến
độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, trong phạm vi chi phí được duyệt. Ngoài ra, với số
lượng cán bộ quản lý có hạn, với mô hình dạng ma trận, một người có thể
tham gia cùng lúc nhiều dự án khác nhau, do vậy nguồn nhân lực được phân
phối một cách hợp lý và tiết kiệm; khi kết thúc dự án, các cán bộ chuyên môn

– thành viên của ban quản lý dự án còn có thể trở về tiếp tục công việc cũ tại
các phòng chức năng của mình.`
Dưới đây là mô hình quản lý dự án tại Tổng công ty:
Sơ đồ 1.2: Mô hình quản lý dự án tại Tổng công ty xây dựng và phát triển
hạ tầng
Chủ tịch hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Ban QLDA P.
CG
VT
P.
QL
DA
P.
XN
K
P.
TC
CB
P.
TC
KT
P.
KT
KH
P.
QL
KT
XD

P.
KC
S
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Cán

Bộ
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Cán
Bộ
Chủ
nhiệm
DA 1
Chủ
nhiệm
DA 2
Chủ
nhiệm
DA 3

1.2.3.3. Quy trình Quản lý dự án tại Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ
tầng:
a. Mục đích của việc xây dựng Quy trình quản lý dự án đầu tư:
- Đảm bảo việc đầu tư theo đúng trình tự đầu tư và xây dựng,
- Đảm bảo việc xây dựng đúng mục đích, được hiệu quả, chống lãng phí.
- Bảo đảm đầu tư xây dựng theo định hướng quy hoạch phát triển của
Tổng công ty, áp dụng công nghệ tiên tiến, chất lượng cao, tiến độ và chi phí
hợp lý.
- Phân định rõ chức năng quản lý của từng bộ phận trong Tổng công ty.
b. Phạm vi áp dụng:
Quy trình này được áp dụng cho toàn bộ quá trình lập dự án đầu tư và
quản lý dự án đầu tư từ khi bắt đầu đến khi kết thúc quá trình đầu tư của Tổng
công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng.
c. Nội dung quy trình quản lý dự án :
Nội dung các bước trình tự đầu tư theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP, ngày 8
tháng 7 năm 1999 của Chính Phủ :
Sơ đồ 1.3: Nội dung các bước trình tự đầu tư:

Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư – xây dựng Hoàn thành bàn giao
Báo
cáo
nghiên
cứu
tiền
khả thi
Báo cáo
nghiên
cứu khả
thi
Hồ sơ

thiết kế
hỗ trợ
Thiết kế kỹ
thuật
thiết kế bản vẽ
thi công
Thiết kế kỹ thuật thi
công (một bước )
Tổng dự toán
Tổng dự toán
- Giá trị xây lắp
- Giá trị thiết bị
- Chi phí khác
Dự toán hạng mục
- Dự toán hạng mục 1
- Dự toán hạng mục 2
- ……
Q x P chi tiết
Q x P tổng hợp
- Giá cả thiết bị
- Giá cả trúng thầu thiết bị
- % tính theo định mức chi phí dự
toán chi phí khác theo quy định.
Q x P chi tiết
Tổng mức đầu tư
- Giá trị xây lắp
- Giá trị thiết bị
- Chi phí khác
- Suất đầu tư
- Công suất thiết kế ( m2,

tấn, chi phí khác…)
- Hồ sơ hoàn thành thi
công .
- Hồ sơ nghiệm thu
quyết toán
- Quy đổi vốn đầu tư
Giá trị quyết toán
Giá trị tài sản bàn
giao đưa vào sử
dụng.
1.2.3.4. Nội dung quản lý dự án tại Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ
tầng:
Theo đối tượng quản lý, quản lý dự án bao gồm chín nội dung cần được
xem xét, nghiên cứu là :
- Lập kế hoạch tổng quan.
- Quản lý phạm vi.
- Quản lý thời gian.
- Quản lý chi phí.
- Quản lý chất lượng.
- Quản lý nhân lực.
- Quản lý thông tin.
- Quản lý rủi ro.
- Quản lý hợp động và hoạt động mua bán.
Tuy nhiên do đặc thù của dự án do Tổng công ty Xây dựng và phát triển
hạ tầng quản lý là dự án xây dựng nên chuyên đề này chỉ tập trung nghiên cứu
năm lĩnh vực quản lý dự án chính là : quản lý tổng thể, quản lý phạm vi, quản
lý thời gian, quản lý chi phí và quản lý chất lượng.
a. Quản lý tổng thể :
Quản lý tổng thể là việc quản lý tổng hợp tất cả các lĩnh vực quản lý khác
trong dự án. Quản lý tổng thể bao gồm việc lập kế hoạch dự án, xác định mục

tiêu dự án cần đạt được để từ đó xác định những công việc cần làm để đạt
được mục tiêu, kết quả của dự án; thực hiện kế hoạch và quản lý những thay
đổi.
* Lập kế hoạch dự án : là việc lập tiến độ tổ chức dự án theo một trình tự
lôgic, xác định mục tiêu và các phương pháp để đạt được mục tiêu của dự án,
dự tính những công việc cần làm, nguồn lực thực hiện và thời gian làm những
công việc đó nhằm hoàn thành tốt mục tiêu đã xác định của dự án. Lập kế
hoạch dự án là tiến hành chi tiết hóa những mục tiêu của dự án thành các công
việc cụ thể và hoạch định một chương trình biện pháp để thực hiện các công
việc đó.
* Mục tiêu : Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng quản lý dự án
với mục tiêu hoàn thành các công việc của dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật
và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo tiến độ thời gian
cho phép.
* Với mục tiêu được xác định như trên, Tổng công ty xây dựng và phát
triển hạ tầng đã thực hiện lập kế hoạch dự án, vạch ra các công việc cần làm
để có thể đạt được mục tiêu và kết quả một cách tốt nhất :
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
 Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư, qui mô đầu tư.
 Thăm dò thị trường, nhu cầu sản phẩm.
 Nguồn vật tư thiết bị.
 Xem xét nguồn vốn đầu tư.
 Lựa chọn hình thức đầu tư.
 Phê duyệt chủ trương đầu tư.
 Điều tra khảo sát, chọn địa điểm xây dựng.
 Lập dự án đầu tư bao gồm báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo
nghiên cứu khả thi.
 Lập hồ sơ thiết kế sơ bộ.
 Trình hồ sơ dự án lên cấp có thẩm quyền và cơ quan thẩm định Dự án
đầu tư.

Trong giai đoạn thực hiện đầu tư
 Xin giao đất hoặc cấp đất.
 Thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng
đầu tư.
 Xin giấy phép xây dựng.
 Mua sắm thiết bị và công nghệ.
 Khảo sát thiết kế và lập dự toán.
 Thẩm định thiết kế, dự toán.
 Đấu thầu thi công xây dựng.
 Tiến hành thi công xây dựng.
 Kiểm tra thực hiện hợp đồng.
 Quản lý kỹ thuật, chất lượng xây dựng.
Trong giai đoạn hoàn thành bàn giao
 Vận hành thử.
 Lập hồ sơ hoàn công công trình.
 Nghiệm thu, quyết toán.
 Bàn giao công trình.
 Thực hiện bảo hành sản phẩm.
b. Quản lý phạm vi :
Quản lý phạm vi dự án là việc xác định, giám sát việc thực hiện mục
đích, mục tiêu của dự án, xác định công việc nào thuộc về dự án và cần phải
thực hiện, công việc nào nằm ngoài phạm vi của dự án.
Quản lý phạm vi bao gồm các công việc :
o Xác định phạm vi dự án.
o Lập kế hoạch phạm vi.
o Quản lý thay đổi phạm vi.
Nó bao gồm nhiều quá trình thực hiện để khẳng định dự án đã bao quát
được tất cả các công việc cần thiết và chỉ gồm những công việc đó. Khi quản
lý phạm vi dự án có thể dùng nhiều phương pháp, một trong những biện pháp
quan trọng để xác định phạm vi dự án là phương pháp “ Cơ cấu phân tách

công việc”.
Cơ cấu phân tách công việc là việc phân chia theo cấp bậc một dự án
thành các nhóm nhiệm vụ và những công việc cụ thể, là việc xác định, liệt kê
và lập bảng giải thích cho từng công việc cần thực hiện của dự án.
Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng cũng thực hiện phương
pháp phân tách công việc để quản lý phạm vi một dự án. Dưới đây là một biểu
mẫu bảng phân tách công việc một dự án xây dựng, trình bày các cấp đọ công
việc, thứ tự trước sau của từng công việc :
Bảng1.6: Phân tách công việc của dự án xây dựng khu nhà ở
TT WBS Tên công việc Đơn vị Khối lượng Ghi chú
1 1 Móng
2 1.1 Đào đất
3 1.1.1 Dọn dẹp mặt bằng
4 1.1.2 Bóc đất hữu cơ
5 1.1.3 Đào đất
6 1.1.4 Đắp đất
7 1.2 Đóng cọc
8 1.2.1 Đóng cọc
9 1.2.2 Cắt đầu cọc
10 1.3 Bê tông
11 1.3.1 Đài cọc
12 1.3.2 Giằng móng
13 2 Thân
14 2.1 Bê tông cột các tầng
15 2.2 Bê tông sàn các tầng
16 3 Hoàn thiện
17 3.1 Xây
18 3.2 Trát
19 3.3 Trần
20 3.4 Sơn

21 3.5 Nền
22 4 Điện, hệ thống thông tin
23 5 Nước và điều hòa thông
gió
24 6 Lắp máy
25 7 Nội thất

×