Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN GDCD lồng ghép bảo vệ môi trường thông qua các tiết dạy học ngoại khóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.31 KB, 16 trang )

PHòNG GD&ĐT HUYệN TÂN LạC
Trờng thcs trung hoà

Ngi thc hin
Họ và tên: đào viết nam
Sáng kiến
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trờng thông
qua các tiết hoạt động ngoại khóa
Năm học : 2012 - 2013
1
Lời cam đoan
Những nội dung của "lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua
các tiết hoạt động ngoại khoá" trong giảng dạy môn GDCD ở cấp THCS này
được hình thành và phát triển từ sự tìm tòi, đúc kết, tích luỹ, tham khảo của
bản thân tôi trong giảng dạy và công tác. Tôi xin cam đoan nội dung của bản
sáng kiến này là hoàn toàn do tôi xây dựng, thiết kế. Các số liệu và kết quả có
được trong bản sáng kiến này là hoàn toàn trung thực.
2
Lời cảm ơn
Trong thời gian viết " lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua
các tiết hoạt động ngoại khoá" này bản thân tôi luôn sẵn có lòng yêu nghề,
nhiệt tình với công việc nghiên cứu, bên cạnh đó tôi đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ, động viên, hướng dẫn của rất nhiều đồng nghiệp. Nay bản "lồng
ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các tiết hoạt động ngoại khoá" đã
hoàn thành tôi xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc của tôi
đến :Các đồng nghiệp, tổ khoa học xã hội, hội đồng khoa học, Ban Giám Hiệu
nhà trường đã rất tận tình hướng dẫn và giải đáp những băn khoăn, vướng mắc
cho tôi. Ngoài ra, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã cho tôi
chỗ dựa tinh thần vững chắc để tôi khắc phục những chó khăn và hoàn thành
bản giải pháp kinh nghiệm này;
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các tiết hoạt động ngoại


khoá chỉ là một nghiên cứu nhỏ sẽ không tránh khỏi những sai xót. Rất mong
nhận được sự góp ý.
Tôi xin chân thành cảm
ơn!
3
Phụ lục
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
2. Thực tiễn của vấn đề
2.1 :Thuận lợi
2.1.1: Khó khăn
3. Các biện pháp tiến hành .
3.1 Triển khai và giao nhiệm vụ cho các lớp .
3.1.1Vai trò, tác dụng và hiệu quả .
3.2 Phối hợp với ban hoạt động NGLL có sơ đồ phân công việc bảo vệ môi
trường cho từng lớp.
3.2.1: Vai trò, tác dụng và hiệu quả
3.3 Tổ chức các lớp trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
3.3.1: Vai trò, tác dụng và hiệu quả
3.4 Phối hợp ban lao động tổ chức lớp trực tuần.
3.4.1: Vai trò, tác dụng và hiệu quả
4. Hiệu quả của sáng kiến
Phần thứ ba: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
Tài liêu tham khảo:
1/Tài liệu GD bảo vệ môi trường trong môn GDCD ở trường THCS
2/ Văn bản Luật: bảo vệ môi trường .
3/ Các quyết định của thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án bảo vệ môi
trường quốc gia
4

Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ

Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi
chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống con người và sản xuất,
là nơi chứa đựng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất Môi trường có vai trò cực kỳ quan trọng đối với
đời sống con người. Đó là không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển
mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn
hoá thẩm mỹ ;
Bảo vệ môi trường hiện là một trong những mối quan tâm mang tính
toàn cầu .Ở nước ta bảo vệ môi trường cũng đang là một vấn đề quan tâm sâu
sắc. Nghị quyết số 40/NQ-TƯ ngày 15/11/2004 của bộ chính trị về tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh Công nghiệp hoá – Hiện
đại hoá đất nước : Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ
tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “ Đưa giáo dục bảo vệ môi trường
vào hệ thống giáo dục Quốc dân” và quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày
12/12/2003 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi
trường Quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí
vững chắc cho những nổ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng
phát triển một tương lai bền vững cho đất nước;
Bảo vệ môi trường hiện nay là chủ trường của Đảng và nhà nước, ngày
31/01/2005 Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo
dục bảo vệ môi trường và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm nhằm trang bị cho học
sinh các cấp những kiến thức, kĩ năng cơ bản về môi trường và bảo vệ môi
trường bằng cách lồng ghép, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua
một số môn học : vật lí, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lí, ngoài giờ
lên lớp, hoạt động ngoại khóa và môn giáo dục công dân;
5
Từ cơ sở do đó , có thể nhận thấy rằng giáo dục bảo vệ môi trường cho
học sinh trong các trường học là vấn đề mang tính cần thiết . Vì thế tôi đã

chọn : “ Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các tiết học hoạt
động ngoại khóa làm đề tài cho sáng kiến của mình.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
Trong những năm gần đây tình hình ô nhiễm môi trường đang ngày
càng nghiêm trọng và môi trường ở địa phương, môi trường trong trường học
cũng không nằm ngoài quy luật đó;
Từ những hoạt động kinh tế của con người và điều đặc biệt từ rác thải,
chất thải của con người trong sinh hoạt thải ra môi trường với lưu lượng rất
lớn không tiêu hủy được đã đẩy nhanh tình trạng ô nhiễm môi trường đến cấp
báo động;
Để giữ gìn, bảo vệ và cải thiện môi trường cần đẩy mạnh công tác giáo
dục bảo vệ môi trường trong trường học, vì nước ta có khoảng hơn 24 triệu
sinh viên, học sinh . Đây là một lực lượng khá hùng hậu , việc trang bị kiến
thức về môi trường , kĩ năng bảo vệ môi trường cho số đối tượng này cũng có
nghĩa nhanh nhất làm cho gần 1/3 dân số hiểu biết về môi trường;
Mặt khác muốn cải thiện môi trường , bước đầu cần giáo dục học sinh ý
thức gìn giữ và bảo vệ cảnh quan môi trường tại nơi mình đang học tập, vui
chơi hằng ngày .Trong các năm gần đây Bộ GD-ĐT đã đưa nôi dung “ Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong giai đoạn 2008-2013 của
Bộ GD-ĐT , trong đó có xây dựng trường lớp xanh, sạch ,đẹp . Vì cuộc sống
của hành tinh không chỉ là hiện nay mà cho cả tương lai , chính các em là
những tuyên truyền viên tác động đến cộng đồng , thông qua người thân , gia
đình và bạn bè hiểu được tài nguyên thiên nhiên hiện nay đang cạn kiệt, ô
6
nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên trầm trọng , đe dọa đến sức khỏe
con người, khí hậu thay đổi, hạn hán , thiên tai, dịch bệnh đang là những vấn
đè có tính chất toàn cầu;
Giáo dục bảo vệ môi trường là góp phần hình thành nhân cách người

lao động mới , người chủ nhân tương lai đất nước , người lao động có thái độ
thân thiện với môi trường. Là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân , với
gần hơn 18 triệu học sinh , chiếm hơn 20% dân số , giáo dục phổ thông giữ vai
trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người lao động
mới . Nếu đội ngũ này có sự chuyển biến về nhận thức, tư tường và hành vi tất
yếu sẽ thay đổi lớn trong công tác bảo vệ môi trường.
2. Thực tiễn của vấn đề.
2.1: Thuận lợi.
Trong những năm qua BGH trường THCS Trung Hoà, đã chỉ đạo triển
khai cho các tổ chức trong nhà trường nhất là ban hoạt động ngoài giờ, ban lao
động của nhà trường có kế hoạch phân công khu vực cho các chi đội thường
xuyên lượm rác để bảo vệ cảnh quan môi trường , bước đầu cũng đạt được
hiệu quả nhất định;
Các thầy cô bộ môn: Hóa, Lí, Sinh, Địa, GDCD, Công Nghệ đã triển
khai dạy một số tiết có nội dung liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường;
Ban Lao động cũng đã có kế hoạch tổ chức học sinh lao động vệ sinh
hàng tuần, học sinh trực buổi và phân công khu vực vệ sinh của các lớp nên ít
nhiều cảnh quan môi trường trong trường học cũng ít nhiều được cải thiện;
Đoàn đội cũng đã tổ chức nhiều hoạt động có liên quan đến môi
trường : Cho HS cổ động ngày môi trường thế giới, hoạt động “ Nói không với
rác thải bao ni lông”.
2.2: Khó khăn.
7
Tất cả những thuận lợi trên còn mang tính nhất thời chưa có chiến lược
lâu dài. Các bộ môn dạy còn mang nặng tính lí thuyết mà chưa đi sâu vào thực
tiễn nên hiệu quả, tác dụng chưa cao;
Các hoạt động của các ban ngành , đoàn thể còn mang tính thời vụ ,có
phát động nhưng chưa đi sâu, đi sát trong việc nhận xét đánh giá, tuyên
dương, khen thưởng ý thức, thái độ trong học sinh chưa tích cực, còn làm
việc mang tính đối phó, còn bàng quan với thực tại của vấn đề ô nhiễm môi

trường .Cảnh quan môi trường vì thế chưa được xanh, sạch, đẹp, hiệu quả của
việc " xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" chưa có thể đánh giá
là thành công;
Từ thực tế có những thuận lợi và khó khăn đó, theo tôi trong môn
GDCD có các tiết thực hành ngoại khóa các vấn đề ở địa phương trong Phân
phối chương trình, nhiều thầy cô đang trực tiếp giảng dạy bộ môn chưa sử
dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả số tiết này , cụ thể : có thầy cô sử dụng tiết
học này để ôn tập , tổ chức trò chơi, không dạy hoặc cho giáo viên bộ môn
khác sử dụng khi thiếu tiết Vì thế tôi xin đưa ra sáng kiến “ Giáo dục bảo
vệ môi trường qua các tiết thực hành ngoại khóa” và mong muốn nội dung này
là cơ sở pháp lí để tất cả các trường có sự thống nhất triển khai giảng dạy và
có thể được đánh giá xét thi đua và hạnh kiểm thông qua giáo dục ý thức và
chuyển biến thành hành vi thực hiện thì theo tôi nghĩ chắc chắn một phần nào
môi trường sẽ được cải thiện , cảnh quan trường học sẽ thân thiện hơn và sẽ
thu hút các em đến trường nhiều hơn .
3. Các biện pháp tiến hành
3.1 Triển khai và giao nhiệm vụ cho các lớp:
Giáo viên dạy môn GDCD linh hoạt đưa các tiết thực hành ngoại khóa ở
cuối học kỳ gộp lại để tổ chức một chương trình hay một hoạt động và sử
dụng những tiết này để triển khai mục đích, ý nghĩa của môi trường và bảo vệ
môi trường, sau đó có những kế hoạch cụ thể giao đến từng lớp thực hiện
8
trong năm học, qua từng tháng kiểm tra theo dõi và đánh giá tổng kết trong
tiết chào cờ đầu tháng và cho đây là điểm hoạt động có hệ số 2 trong tháng .
Cuối năm học sẽ tổng kết từng đợt và đề nghị ban thi đua khen thưởng lớp có
thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường , và trong từng lớp đề
nghị giáo viên chủ nhiệm bình chọn những cá nhân tiêu biểu để khen thưởng
và lấy tiêu chí bảo vệ môi trường để đánh giá hành vi nhận thức, ý thức tránh
nhiệm trong các hoạt động của nhà trường đẻ xếp hạnh kiểm cho các cá nhân
trong lớp.

3.1.1:Vai trò, tác dụng và hiệu quả :
Có thi đua, có đánh giá, có khen thường và đặc biệt là xét và xếp loại
hạnh kiểm cũng là một giải pháp để khích kệ tinh thần nhằm thu hút mọi em
tham gia. Theo tâm lí lứa tuổi, các em rất thích được tuyên dương khích
lệ.Qua một số hoạt động lớn của trường , tôi thấy tinh thần tập thể ở các em
rất tốt, các em sẽ làm việc hết mình để lớp được đánh giá cao trong các đợt thi
đua, Tận dụng tâm lí này chúng ta triển khai hoạt động bảo vệ môi trường
thành hoạt động lớn của nhà trường thì chắc chắn hiệu quả nhận thức và bước
đầu triển khai nhiệm vụ sẽ đạt kết quả tốt đẹp.
3.2: Phối hợp với ban hoạt động NGLL có sơ đồ phân công việc bảo vệ
môi trường cho từng lớp;
Dưới đây là sơ đồ phân công khu vực bảo vệ môi trường của trường
THCS Trung Hoà;
9

Lớp 9A : Phụ trách khu vực phía bên trái bao gồm khu vực nửa sau lớp
học bên phải, khu vực nhà vệ sinh chạy thẳng ra khu nhà để xe học sinh phía
bên trái;
Lớp 8B: Phụ trách khu vực phía bên phải bao gồm khu vực nửa sau lớp
học bên trái, khu bếp ăn, bể nước, nhà công vụ chạy dọc đến khu nhà để xe
của giáo viên;
10
LỚP HỌC
( khu 2 tầng)
BỂNƯ
ỚC
BẾP
WC WC
NH
À


NG
VỤ
BHoa
BHoa
BỒN HOA
CỔNG TRƯỜNG
NHÀXE HS
NH
À
XE
ĐƯỜNG VÀO UBND XÃ
Lớp 7A: Toàn bộ khu vực sân trường trước lớp học ra đến cổng trường;
Lớp 6A: Toàn bộ khu vực bồn hoa nhà trường và từ cổng trường chạy
thẳng đến đường nhựa liên xã;
Ban hoạt động NGLL và ban lao động cùng phối hợp triền khai nhiệm
vụ cho từng lớp có trách nhiệm bảo vệ môi trường theo sơ đồ phân công. Giáo
viên dạy công dân phô tô sơ đồ cho các lớp trên giấy A3 và được dán trước
phòng học mỗi lớp .Mục đích là tất cả các em được biết khu vực nào trong nhà
trường là nhiệm vụ của lớp mình. Hằng ngày các em thường xuyên nhìn thấy
sơ đồ trước lớp giống như một lời nhắc nhở để các em không quên nhiệm vụ
của mình? Nhiệm vụ của các em là gì ? chính là trước giờ vào lớp, lớp phó kỉ
luật-lao động sẽ phân công đi lượm rác theo khu vực ở sơ đồ, nhiệm vụ này
được làm thường xuyên trong từng buổi của tuần;
Mặt khác , sao đỏ chấm chéo các lớp, ngoài yêu cầu sẽ chấm trong từng
buổi : truy bài 15 đầu giờ, nề nếp, tác phong dụng cụ học tập, trang trí lớp, sao
đỏ còn có nhiệm vụ chấm khu vực của lớp, sơ đồ được dán trước của lớp sẽ dễ
dàng giúp sao đỏ biết được lớp đó có nhiệm vụ lượm rác ở đau trong khu vực
để đến kiểm tra và chấm điểm .
3.2.1: Vai trò, tác dụng và hiệu quả

Qua cách làm việc này trước giờ vào lớp tất cả các học sinh các lớp đều
cầm giỏ đi lượm rác ở khu vực lớp mình được phân công, không còn một
mảnh giấy hoặc một bóng dáng nào của lá cây, rác trên sân trường, trước
trường và sau các phòng học . Bước đầu vệ sinh cảnh quan ở trường THCS
Trung Hoà đã được cải thiện và được nhiều người đánh giá ghi nhận. Nếu việc
làm này được thường xuyên triển khai và thực hiện thì môi trường trường học
sẽ đạt chuẩn về yếu tố “Sạch”.
3.3 Tổ chức các lớp trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh:
Hoa và cây là không thể thiếu ở sân trường vừa làm đẹp cho trường vừa
tạo cây xanh bóng mát cho các em sinh hoạt cộng đồng trong giờ ra chơi như
11
chơi các trò chơi dân gian, ngồi ôn bài theo nhóm vừa điều hòa khí hậu ,với
một số lượng khá đông học sinh như vậy , khí thải cacbonic trong môi trường
trường học sẽ được điều hòa từ cây xanh trong sân trường vì thế hoạt động tổ
chức các lớp trồng và chăm sóc cây xanh là một việc làm mà trường trường
nào cũng đều triển khai;
Vấn đề ở đây là giáo viên dạy môn GDCD phải biết sử dụng việc làm
này vào hoạt động ngoại khóa của mình để hướng dẫn, giao trách nhiệm và
đánh giá kết quả đề nghị ban hoạt động ngoài giờ cộng điểm tháng cho hoạt
động bảo vệ môi trường;
Ở trước mỗi phòng học có một bồn hoa giáo viên sẽ phân công cho 2
lớp đang học ở phòng đó đảm nhiệm trách nhiệm chăm sóc , Lớp nhỏ có
nhiệm vụ trồng hoa và chăm sóc hoa , lớp lớn hơn có nhiệm tưới hoa ;
Ngoài ra mỗi lớp sẽ nhận thêm chăm sóc một cây xanh, cây cảnh trong
sân trường: như nhổ cỏ, bón phân và tưới cây.
3.3.1: Vai trò, tác dụng và hiệu quả
Qua việc làm này, cây xanh trong sân trường sẽ rất xanh và bồn hoa sẽ
rất đẹp vì đây là hoạt động thi đua nên lớp nào cũng nuốn lớp mình sẽ được
cộng điểm nhiều (Tâm lí học sinh);
Mặt khác giáo viên dạy môn GDCD cũng xem đây là điểm đánh giá

hành vi tham gia hoạt động của họcu sinh. Vì môn GDCD không phải là để
kiểm tra kiến thức mà chính là thông qua kiến thức để giáo dục hành vi của
học sinh . Vì thế giáo viên có thể trong một tiết day/một tuần , yêu cầu lớp
trưởng cho biết có bao nhiêu bạn lớp mình đã tích cực trong việc trồng và
chăm sóc cây? Bao nhiêu bạn chưa tích cực , giáo viên nhận xét và ghi điểm
thực hành . Đối với những em chưa tích cực giá viên cho cơ hội ở các tuần
sau. Chắc chắn ở trong tuần sau sẽ có nhiều em đạt điểm tốt;
Cuối cùng cái mà chúng ta đạt được đó là : Môi trường đạt chuẩn về
yếu tố “ xanh” và “đẹp”.
12
3.4: Phối hợp ban lao động tổ chức lớp trực tuần:
Cùng với ban lao động lên kế hoạch phân công lớp trực tuần ngay từ
đầu triển khai thực hiện bảo vệ môi trường trong tiết hoạt động ngoại khóa
Tuần 1: Lớp 9A ; Tuần 2 Lớp 8A ; Tiếp đến tuần 3,4: Lớp 7A và 6A;
Nhiệm vụ của lớp trực tuần: Ngoài đánh trống, trực cổng thì các em còn
có nhiệm vụ quét và lượm rác trên sân trường trong buổi đó . Buổi sáng một
lớp ; Thời gian sáng từ 7h00-10h20 phút ; Suốt 6 ngày trong tuần đều có HS
tham gia trực và lượm rác như vậy . Sau đó các em sẽ được bảo vệ trường
hướng dẫn nhổ cỏ các bồn hoa trước phòng làm việc của ban giám hiệu và
tưới cây toàn bộ trên sân trường . Đúng thời gian quy định, bảo vệ cùng với
giáo viên trực buổi sẽ ghi tên và xếp loại số lượng HS lớp tham gia trong buổi
đó theo A(tốt) B(khá) C(trung bình) D( chưa đạt) Ban lao động sẽ đánh giá
trong các cuộc họp hội đồng tháng ;
Nhiệm vụ của giáo viên dạy môn GDCD là nhắc nhở, đôn đốc các em
thực hiện đúng nhiệm vụ và đánh giá việc tham gia của các lớp và HS để đề
nghị ban thi xếp loại các lớp trực theo tuần.
3.4.1: Vai trò, tác dụng và hiệu quả :
Cũng như các hoạt động trên hoạt đỏng này cùng đem lại hiệu quả
trong từng ngày , ngày nào cũng có các em lượm rác hai buổi thì còn gì có
rác trên sân trường

4. Hiệu quả của sáng kiến:
Sáng kiến này được áp dụng trong tất cả 04 lớp của 4 khối với tổng số
học sinh là 96 và áp dụng ngay từ đầu năm học 2012-2013 trong phạm vi học
sinh trường THCS Trung Hoà;
Những giải pháp trên trước đây ban giám hiệu phối hợp với ban lao
động và ban ngoài giờ lên lớp cũng đã có triển khai cho các lớp thực hiện ,
được 2 năm, năm học 2010-2011 và năm học 2011-2012. Vệ sinh môi trường
THCS Trung Hoà chưa cải thiện được nhiều công tác vệ sinh còn chưa vào
13
quy củ . Kể từ năm học 2012-2013 nhờ có sự tích cực của BGH nhà trường và
sự hổ trợ nổ lực của ban NGLL và ban lao động cùng với trách nhiệm của giáo
viên đang trực tiếp dạy môn GDCD và giáo viên dạy bộ môn khác thông qua
các tiết ngoại khóa đã giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đến từng học sinh
và giao nhiệm vụ cho từng lớp , theo dõi đánh giá và xếp loại cụ thể. Tất cả
các lớp đều thực hiện thường xuyên cảnh quan sư phạm trường THCS Trung
Hoà ngày càng “xanh, sạnh , đẹp” bước đầu đã chuyển biến tích cực tạo nhận
thức sâu sắc đến tùng học sinh trong việc thực hiện cuộc vận động “ Trường
học thân thiện học sinh tích cực” và thu hút học sinh đến trường nhiều hơn vì
trường học sạch đẹp rất an toàn để các em vui chơi và học tập , hạn chế được
học sinh bỏ học và hư hỏng
Phần thứ ba: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT

Mỗi người chúng ta ai cũng biết hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt
động giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động
xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, phục hồi và cải thiện môi trường ;
Đất nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự ra đời và
phát triển của nhiều nhà máy, xí nghiệp với lượng chất thải và khí thải ra môi
trường rất lớn, nếu không có hoạt động bảo vệ môi trường, không xử lí chất
thải trước khi thải ra môi trường thì gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với

sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển bền vững của đất nước;
Bên cạnh đó hoạt động bảo vệ môi trường môi trường càng có ý nghĩa
hơn nữa khi thế giới hiện nay đang đứng trước thực trạng là trái đất đang nóng
dần lên, thì vấn đề bảo vệ môi trường không còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân
mà là của toàn nhân loại. Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống
còn của nhân loại, là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của
14
nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định
chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta;
Ai cũng biết đối với con người chúng ta thì sức khỏe là vốn quý nhất
của con người, nhờ có sức khỏe con người mới có thể học tập, lao động và
tham gia các hoạt động khác của xã hội, có sức khỏe mới góp phần bảo vệ và
xây dựng đất nước, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển Hãy biết sống cho
mình và cho người khác, hãy cùng nhau bắt tay góp phần công sức nhỏ nhoi
của mình để tham gia bảo vệ môi trường…;
Lực lượng có thể tham gia , tác động làm chuyển biến tích cực môi
trường đó chính là học sinh, vì thế giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là
trách nhiệm của mỗi thầy cô đang trực tiếp giảng dạy các em. Ngay tự hôm
nay thầy cô hãy trang bị cho các em những kiến thức hiểu biết về môi trường
và vấn đề ô nhiễm môi trường đã gây ra những hậu quả gì? Và trang bị cho
các em thái độ tình cảm và việc làm thân thiện ,thiết thực của em đối với môi
trường mà mình đang sống và học tập . Nhiều năm sau các em sẽ là những
người lao động vừa có trình độ kiến thức, vừa được trang bị hiểu biết về môi
trường các em sẽ có ý thức lựa chọn nghề nghiệp không gây tác động xấu đến
môi trường hoặc các em sẽ có những phát minh sáng tạo có thể giải quyết
những vấn đề ô nhiễm môi trường hôm nay;
Điều quan trọng là mỗi trường, mỗi thầy cô sẽ bằng kinh nghiệm của
mình để lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào từng bài giảng của mình
như thế nào là hợp lí và hiệu quả. Riêng với bản thân tôi trên đây là kinh
nghiệm cá nhân trong quá trình giảng dạy đúc kết lại xin được mạn phép là

sáng kiến trong dạy học của bản thân , chắc chắn đây không phải là cái mới,
nhưng nếu biết sử dụng có hiệu quả cái cũ hay nói đúng hơn là tái chế, tận
dụng nguyên vật liệu cũ để tạo ra một sản phẩm mới thì đó cũng là bước đầu
của sự thành công;
15
Rất mong sự góp ý chia sẽ những thiếu sót không tránh khỏi trong sáng
kiến để sáng kiến được đưa vào áp dụng có hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Trung Hoà , ngày 02 tháng 05 năm 2013
Người viết
ĐÀ
O VIẾT NAM
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
THCS TRUNG HOÀ





xếp loại
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GD& ĐT HUYỆN TÂN LẠC






xếp loại


16

×