MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 HỆ THỐNG
KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN ĐỂ ÔN THI TỐT NGHIỆP
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ năm học 2008 – 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai trên phạm vi
toàn quốc chương trình và sách giáo khoa mới bậc Trung học phổ thông. Theo đó, Bộ
Giáo dục và Đào tạo cũng thông báo về khung cấu trúc đề thi và hình thức thi của các
môn trong các kì thi quốc gia.
So với chương trình và sách giáo khoa cũ, chương trình và sách giáo khoa Ngữ
văn 12 hiện hành có những thay đổi nhất định trong việc chọn lựa tác phẩm. Đó là đã
giảm tải một số tác phẩm văn học thuộc giai đoạn 1945 -1975 và mở rộng phần những
sáng tác văn học sau 1975. Chương trình không chỉ chọn lựa các sáng tác nghệ thuật
văn chương mà còn tăng cường phần nghị luận xã hội, nghị luận văn học và thêm một
số văn bản nhật dụng. Sự thay đổi trong chương trình Ngữ văn 12 đã đặt ra những yêu
cầu và thách thức mới đối với quá trình giảng dạy của giáo viên và quá trình học tập
của học sinh.
Từ năm 2008, khung cấu trúc và hình thức đề thi tốt nghiệp của môn Ngữ văn
12 cũng đã có những đổi mới, khác so với những năm học trước: Phần một (2 điểm)
bao gồm những kiến thức cơ bản về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt
Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài. Phần hai (3 điểm) là phần nghị luận xã
hội với hai dạng đề như: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện
tượng đời sống. Phần ba (5 điểm) là dạng đề nghị luận văn học, bao gồm những đoạn
trích những tác phẩm văn học và những văn bản nghị luận tiêu biểu trong chương
trình Ngữ văn lớp 12. Có thể nhận thấy, khung cấu trúc đề thi của Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã bao quát toàn bộ những kiến thức cơ bản và trọng tâm trong chương trình Ngữ
văn 12 với một lượng kiến thức khá đồ sộ.
Từ những thay đổi nêu trên, trong mỗi kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông,
học sinh lớp 12 không còn thi bốn môn học như trước mà các em phải thi sáu môn học
do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định. Có thể thấy được, ngoài khối lượng kiến thức của
môn Ngữ văn, học sinh lớp 12 còn phải ôn tập kiến thức của năm môn học khác nữa.
Vì thế , nếu giáo viên giảng dạy những môn thi này không có những biện pháp hướng
dẫn ôn tập thích hợp và hiệu quả ngay từ đầu năm học thì các em học sinh sẽ gặp rất
nhiều khó khăn trong việc hệ thống những kiến thức để ôn thi và cũng có thể từ đó,
điểm số của các môn thi sẽ không đạt được những kết quả như mong đợi.
Vì những lí do nêu trên, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm với đề tài:
“Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 hệ thống kiến thức môn Ngữ văn để
ôn thi tốt nghiệp”
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
1.1. Vấn đề ôn tập và những công trình nghiên cứu
Ôn tập có tác dụng rất lớn trong việc hoàn thiện kiến thức cho học sinh. Ôn tập
là dịp để củng cố những kiến thức đã học, hệ thống hóa lại kiến thức, nâng cao nhận
thức nâng cao trình độ hiểu biết của học sinh. Kỹ năng ôn tập là một trong những kỹ
1
năng mang tính chất tích hợp đã được đề cập đến trong hầu hết các công trình nghiên
cứu về kỹ năng học tập. Các nhà nghiên cứu đã cho rằng việc ôn tập là một trong
những kỹ năng học tập cơ bản, nếu thiếu nó người học khó đạt tới thành công trong
học tập.
Khi nghiên cứu vấn đề này, trong tác phẩm “Những thủ thuật dạy học”,
J.Mekeachia [1] cho rằng, cần phải dạy cho học sinh chiến lược học tập, trong đó chiến
lược ôn tập được coi là chiến lược quan trọng, đảm bảo cho sự thành công trong học
tập của học sinh. Chiến lược ôn tập được thực hiện bằng các hình thức lặp đi lặp lại
nhiều lần, tóm tắt tài liệu, vẽ sơ đồ minh họa nội dung học tập Theo Geoffrey Fetty
[2] trong cuốn “Dạy học ngày nay”, ông cho rằng một trong các PPDH tích cực là dạy
cho học sinh cách nhớ, qua đó rèn luyện cho HS kỹ năng ôn tập. Theo tác giả, giáo
viên nên sử dụng một số hình thức ôn tập như: tóm tắt bài học, đưa ra hệ thống câu hỏi
ôn tập, kiểm tra ôn tập, làm việc theo nhóm, chơi trò chơi…
Vẽ sơ đồ nhận thức là một trong những chiến lược học tập cần dạy cho học sinh
do Robert Fishes [3] đưa ra. Trong dự án Việt – Bỉ “Dạy trẻ học” đào tạo giáo viên sư
phạm cho bảy tỉnh miền núi, theo ông, vẽ sơ đồ nhận thức là một công cụ đắc lực trợ
giúp trí nhớ, hiểu biết và phát triển khái niệm…, bởi vì tất cả những gì cần phải nhớ chỉ
là những ý tưởng chốt, từ chốt hoặc hình ảnh chốt và dựng lại những gì cần nhớ từ
những cái chốt ấy. Vẽ sơ đồ nhận thức không chỉ là cho HS tiếp nhận thông tin mà còn
cần phải suy nghĩ về thông tin ấy, giải thích nó và kết nối nó với cách cấu tạo mới, tạo
nên hiểu biết về chúng. Qua đó mà hình thành kỹ năng ôn tập cho HS. Với quan niệm
như vậy tác giả đã chỉ ra mục tiêu của vẽ sơ đồ nhận thức, các dạng sơ đồ nhận thức có
thể dạy cho HS.
Việc tổ chức hướng dẫn học sinh ôn tập còn được nhiều tác giả trong nước đề cập
đến trong các công trình khác nhau. Khi nghiên cứu “Những giải pháp cơ bản bồi
dưỡng phương pháp tự học cho học viên đào tạo sĩ quan ở các trường Đại học quân
sự” tác giả Mai Văn Hóa [4] cho rằng, ôn tập có vai trò hết sức quan trọng đối với việc
củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, đồng thời qua đó mà điều chỉnh,
sữa chữa những thiếu sót trong học tập cho người học. Với quan niệm bồi dưỡng kỹ
năng học tập cho sinh viên là một trong những biện pháp tổ chức hoạt động tự học môn
Giáo học cho học sinh, sinh viên các trường sư phạm, tác giả Nguyễn Thị Tính [4] đã
đề cập đến hệ thống các kỹ năng học tập cần hình thành cho sinh viên, trong các kỹ
năng đó, tác giả cho rằng, kỹ năng ôn tập (kỹ năng mô hình hóa kiến thức) là một trong
những kỹ năng học tập quan trọng cần rèn luyện cho HS và đưa ra cơ sở khoa học, khái
niệm, biện pháp để rèn luyện kỹ năng đó cho sinh viên có hiệu quả. Hoàng Thị Lợi [5]
cho rằng: kỹ năng ôn tập là một trong những kỹ năng học tập quan trọng hàng đầu, bởi
vì kỹ năng này giúp cho HS khắc phục được những hạn chế như: vốn kiến thức, vốn
tiếng Việt, khả năng nhận thức, động cơ học tập…khi các em bước vào học ở trường.
Từ đó, tác giả Hoàng Thị Lợi đã đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng ôn tập cho
HS trường Phổ thông Dân tộc Nội trú như: kỹ năng trả lời câu hỏi, kỹ năng xây dựng
dàn ý tóm tắt bài học, kỹ năng xây dựng sơ đồ….
Bàn về vấn đề ôn tập, vấn đề này còn được đề cập đến trong các tài liệu lí luận
dạy học của các tác giả như: Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt [6], Nguyễn Ngọc Bảo [7],
Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức [8]…Trong các tài liệu đó, các tác giả đã chỉ ra vai trò, ý
nghĩa của ôn tập, các loại hình ôn tập, yêu cầu để việc tổ chức ôn tập có hiệu quả.
2
1.2. Vấn đề ôn tập Ngữ văn 12
Hiện nay, trên thị trường sách tham khảo, liên quan đến vấn đề ôn tập Ngữ văn
cho học sinh 12 có rất nhiều đầu sách do nhiều tác giả biên soạn. Có thể điểm qua một
số tựa sách của một số tác giả tiêu biểu như: Bộ đề ôn luyện thi ngữ văn 12 do Lã Minh
Luận chủ biên [9], Trọng tâm kiến thức Ngữ văn 12 do Lê Huy Bắc chủ biên [10],
Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ văn do Vũ Nho chủ
biên [11],… Đa phần trong các sách tham khảo này, các tác giả cũng đã tập trung hệ
thống lại những kiến thức cơ bản và trọng tâm theo mỗi đơn vị bài học hoặc theo cấu
trúc đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhưng nhìn một cách tổng quát, hệ thống kiến
thức của những tài liệu này đôi chỗ vẫn còn bề bộn, chưa đưa ra những biện pháp thiết
thực để giúp học sinh ôn tập một cách hiệu quả. Qua lượng kiến thức được trình bày
trong sách, học sinh dễ có tâm lí ngao ngán, bội thực vì không biết làm sao để tiêu hóa
tất cả những kiến thức đó.
Như vậy, vấn đề ôn tập và ôn tập Ngữ văn 12 đã được rất nhiều tác giả đề cập đến
với nhiều ý kiến, quan điểm, lập trường khác nhau. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ
dừng lại ở mức đưa ra khái niệm, chỉ ra các loại ôn tập và một số yêu cầu cũng như
lượng kiến thức để ôn tập, còn cách thức, biện pháp cụ thể hướng dẫn học sinh lớp 12
hệ thống kiến thức môn ngữ văn để ôn thi tốt nghiệp một cách hiệu quả nhất vẫn còn là
một cánh cửa mở, chờ đợi những hướng đi mới có tính khả thi hơn.
Điểm qua lịch sử vấn đề chúng ta thấy rằng: Những công trình, những ý kiến đi
vào nghiên cứu, tìm hiểu về phương pháp dạy học ôn tập ngày càng nhiều nhưng việc
đưa những biện pháp thiết thực hướng dẫn học sinh biết tự hệ thống những kiến thức
Ngữ văn đã học để ôn thi tốt nghiệp một cách hiệu quả thì số lượng tác giả nghiên cứu
chưa nhiều. Tuy nhiên, những tài liệu mà chúng tôi vừa nêu trên là những kiến thức quí
báu để giáo viên dạy văn tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn nói
chung và vấn đề giúp học sinh ôn tập nói riêng. Đặc biệt đó là những tư liệu cần thiết
giúp chúng tôi tìm hiểu để làm cơ sở cho hướng nghiên cứu của đề tài “Một số biện
pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 hệ thống kiến thức môn Ngữ văn để ôn thi tốt
nghiệp".
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Cung cấp cho học sinh về khung cấu trúc và đề thi tốt nghiệp môn Ngữ
văn của năm học trước.
Có thể thấy rằng, từ năm 2008, khung cấu trúc và hình thức đề thi môn Ngữ văn
trong mỗi năm học là không có nhiều thay đổi. Số lượng bài học, những yêu cầu về
lượng kiến thức cần ôn tập là tương đối ổn định. Điều này rất thuận lợi cho học sinh.
Vì ngay từ đầu năm học, các em có thể xác định được dạng đề cũng như lượng kiến
thức, những bài học trọng tâm cần phải ôn tập.
2.1.1. Khung cấu trúc đề thi tốt nghiệp năm 2011
I. Phần chung dành cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm)
3
Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn
học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
* Văn học Việt Nam
- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX
- Tuyên ngôn Độc lập và tác giả Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng
- Tây Tiến – Quang Dũng
- Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu
- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo
- Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ nhặt (trích) – Kim Lân
- Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài
- Rừng xà nu (trích) – Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi
- Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
* Văn học nước ngoài
- Thuốc – Lỗ Tấn
- Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp
- Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê.
Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã
hội ngắn (khoảng 400 từ).
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
II. Phần riêng (5,0 điểm)
Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn
học. Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
- Tuyên ngôn Độc lập và tác giả Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng
- Tây Tiến – Quang Dũng
- Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu
- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo
- Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài
- Vợ nhặt – Kim Lân
- Rừng xà nu (trích) – Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi
- Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ.
4
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm).
- Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh
- Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc – Phạm Văn
Đồng
- Tây Tiến – Quang Dũng
- Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên
- Việt Bắc (trích) – Tố Hữu
- Tố Hữu
- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo
- Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân
- Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
- Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài
- Vợ nhặt – Kim Lân
- Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi
- Rừng xà nu (trích)- Nguyễn Trung Thành
- Một người Hà Nội (trích) – Nguyễn Khải
- Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu
Nguồn: Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT)
2.1.2. Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ văn - năm 2011
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu,
nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kỹ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường
thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?
Câu 2. (3,0 điểm)
Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được
đúng con đường cho mình.
Viết một đoạn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
trên.
II. Phần riêng - phần tự chọn (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
5
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
(Ngữ văn 12, Tập một, tr.88, NXB Giáo dục – 2009).
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (phần trích
trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008)
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
2.2. Căn cứ vào khung cấu trúc đề thi của Bộ, giáo viên xây dựng hệ thống
câu hỏi sau mỗi bài học để ôn tập những kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả,
tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài (dạng câu hỏi 2
điểm)
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi và sử dụng linh hoạt hệ thống câu hỏi ấy
trong quá trình ôn tập là một biện pháp cần thiết và đem lại hiệu quả cao. Các câu hỏi
được xây dựng phải đảm bảo vừa mang tính hệ thống liên tục, vừa sát hợp với vấn đề
ôn tập của học sinh.
Giáo sư Phan Trọng Luận đưa ra yêu cầu chung khi tiến hành xây dựng hệ
thống câu hỏi: Câu hỏi phải mang tính liên tục, phải định hướng vào mối quan hệ hữu
cơ giữa những yếu tố cụ thể với những vấn đề tổng hợp của bài học. Câu hỏi vừa sức
với học sinh, phù hợp với thời lượng của bài học”.
Vận dụng những kiến thức lí luận nêu trên, người giáo viên có thể hướng dẫn
học sinh xây dựng một hệ thống câu hỏi ôn tập liên quan đến nội dung cần ôn tập.
2.2.1. Học kì 1
2.2.1.1. Về Giai đoạn văn học:Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX
? Văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1975 phát triển qua mấy chặng
đường? Nêu những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng.
? Hãy trình bày tóm tắt những đặc diểm cơ bản của văn học cách mạng Việt Nam
giai đoạn 1945-1975
? Nêu những thành tựu nổi bật của Văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975.
2.2.1.2. Về Tác giả Hồ Chí Minh:
? Hãy nêu khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh.
6
? Hãy nêu khái quát về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
? Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí
Minh
2.2.1.3. Về tác giả Tố Hữu
? Những chặng đường thơ của Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng
đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng
Việt Nam?
? Hãy nêu khái quát những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Tố Hữu
? Trình bày cách hiểu của anh /chị về nhận định của Xuân Diệu: Tố Hữu đã đưa
thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình
? Phân tích tính dân tộc biểu hiện trong thơ Tố Hữu
2.2.1.4. Về tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam
- Tuyên ngôn Độc lập:
? Trình bày Hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác và ý nghĩa lịch sử của “Tuyên
Ngôn Độc Lập” ( Hồ Chí Minh)
? “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Hồ Chí Minh được mở đầu như thế nào? Hãy
phân tích giá trị tư tưởng và nghệ thuật cách mở đầu ấy.
? Bản tuyên ngôn đã vạch rõ bản chất đen tối xảo quyệt của thực dân Pháp bằng
lí lẽ và sự thật lịch sử nào?
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn
Đồng
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng, hoàn cảnh ra đời
và ý nghĩa tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân
tộc.
? Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc chia làm mấy
phần? Nêu những nét lớn về nội dung của mỗi phần.
? Trình bày ngắn gọn cảm hứng chung của Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng
trong văn nghệ của dân tộc và phác thảo trình tự lập luận của tác giả.
- Tây Tiến- Quang Dũng
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Quang Dũng, hoàn cảnh ra đời
của Tây Tiến.
? Tây Tiến của Quang Dũng có bố cục mấy phần? Nêu những nét lớn về nội
dung của mỗi phần và ý nghĩa tư tưởng của bài thơ.
…
Những bài học còn lại như: - Việt Bắc (trích), Đất nước (trích Mặt đường
khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm, Sóng – Xuân Quỳnh, Đàn ghi ta của Lor-ca –
Thanh Thảo, Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng
sông? (trích) Hoàng Phủ Ngọc Tường, giáo viên cũng hướng dẫn học sinh soạn câu
hỏi ôn tập tương tự như những bài trên.
2.2.2. Học kì II
2.2.2.1. Tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài
- Lỗ Tấn và Thuốc
7
? Trước khi trở thành nhà văn, Lỗ Tấn đã từng học qua những nghề nào? Vì
mục đích gì ông chuyển sang hoạt động văn nghệ? Nêu tên ba tác phẩm của Lỗ Tấn.
? Hãy tóm tắt ngắn gọn và cho biết ý nghĩa tư tưởng truyện ngắn “Thuốc” của
Lỗ Tấn.
? Trình bày hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề cùng hình ảnh chiếc bánh bao
tẩm máu người trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn ?
? Trong truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa
Thuyên đã bàn về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những
chuyện ấy.
? Ý nghĩa về hình ảnh con đường mòn trong nghĩa địa, vòng hoa trên mộ Hạ
Du và không thời gian nghệ thuật trong tác phẩm thuốc của Lỗ Tấn
- Sô-lô-khốp và Số phận con người
? Hãy giới thiệu ngắn gọn tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Sô – lô – khốp?
? Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn “Số phận con người” của Sô-Lô-Khốp.Nêu
những nét chính về giá trị tư tưởng, nghệ thuật tác phẩm
? Nêu hoàn cảnh sáng tác và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con
người của Sô-lô-khôp
? So sánh số phận của Xô cô lốp và bé Va ni a trong tác phẩm “SPCN”
? Việc Xô cô lôp nhận nuôi Vania tác động lớn lao đến hai cha con như thế
nào ?
- Ông già và biển cả của Hê-minh –uê
? Hãy trình bày tóm tắt về tiểu sử và sự nghiệp văn học của Hê-minh-uê
? Tóm tắt truyện ngắn “Ông già biển cả” của Hê-minh-uê.Nêu những nét chính
về giá trị tư tưởng của tác phẩm
? Anh/chị hiểu thế nào về nguyên lí “tảng băng trôi”của Hê-minh-uê? Hãy nêu
tên hai tác phẩm tiêu biểu của nhà văn này.
2.2.2.2. Về tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam
- Vợ chồng Aphủ của Tô Hoài
? Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Tô Hoài và hoàn cảnh ra đời “Vợ
chồng A Phủ”.
? Tóm tắt “Vợ chồng A Phủ” và nêu ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
- Vợ Nhặt của Kim Lân
? Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Kim Lân, hoàn cảnh ra đời và ý
nghĩa nhan đề “Vợ nhặt”.
? Tóm tắt “Vợ nhặt” và nêu ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
- Các tác phẩm: Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình, Chiếc thuyền
ngoài xa, Hồn Trương Ba, da hàng thịt giáo viên cũng hướng dẫn học sinh ôn tập
theo những câu hỏi tương tự như trên.
Hệ thống các câu hỏi này vô cùng hữu ích vì nó giúp các em khắc sâu ngay những
kiến thức cần ôn tập sau mỗi bài học, để từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình
ôn tập tổng quát về sau. Và để hệ thống câu hỏi này phát huy tác dụng, giáo viên phải
kiểm tra bài cũ thường xuyên sau mỗi bài học.
2.3. Giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức để ôn tập phần Nghị
luận Xã hội (dạng câu hỏi 3 điểm)
8
Theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011, đề thi phần nghị luận xã hội chỉ
tập trung ở hai dạng đề: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, nghị luận về một hiện tượng
đời sống. Ở mỗi dạng đề nghị luận xã hội, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tập trung
nắm chắc cách làm bài cho mỗi dạng đề. Vì đề tài nghị luận xã hội là khá rộng nên học
sinh muốn làm được phần này ngoài việc phải nắm chắc phương pháp làm bài còn phải
biết hệ thống những dạng đề thuộc những vấn đề, đề tài, hiện tượng đời sống mang tính
thời sự trong xã hội.
2.3.1. Ở mỗi dạng nghị luận, giáo viên hướng dẫn cụ thể về cách thức và
phương pháp làm bài
2.3.1.1. Bài nghị luận về một tư tưởng - đạo lí: thường là những ý kiến, tư tưởng
về văn hóa, giáo dục, tôn giáo, phương pháp tư tưởng hoặc quan niệm đạo đức cụ
thể… dạng bài này có kết cấu như sau:
- Mở bài: nêu vấn đề cần nghị luận, phải đưa được ý kiến cần nghị luận vào mở
bài.
- Thân bài:
+ Giải thích làm rõ từng khía cạnh của tư tưởng-đạo lý đang nghị luận.
+ Phân tích những mặt tích cực, ý nghĩa quan trọng, đóng góp thực tiễn… của
từng vấn đề hay khía cạnh đang nghị luận. Nên lồng ghép vào đó những suy nghĩ, đánh
giá của bản thân, nhất là khi đề bài có yêu cầu (bình luận)
+ Nêu một số dẫn chứng tiêu biểu hoặc dùng lập luận để chứng minh.
+ Chỉ ra những tồn tại, hạn chế hoặc những điểm cần lưu ý (nếu có).
- Kết luận: Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức và hành động thiết thực về tư
tưởng đạo lí cần bàn hoặc tổng kết - mở rộng vấn đề (nếu phần bài học đã được nói tới
ở thân bài).
Lưu ý : Với các tư tưởng, quan niệm sai trái thì sử dụng kiểu nghị luận bác bỏ, kết
cấu thông thường gồm các nội dung: nêu vấn đề (theo hướng giải thích làm rõ), nêu
căn cứ lý luận để bác bỏ, nêu căn cứ thực tiễn để bác bỏ, bài học cho bản thân…
2.3.1.2. Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống: tức là nghị luận về các hiện
tượng đang tồn tại trong đời sống thực tế. Các hiện tượng đời sống xã hội thường có
hai kiểu: Thứ nhất là tiêu cực hoàn toàn hoặc tiêu cực nhiều hơn tích cực; thứ hai là
tích cực hoàn toàn hoặc đa phần tích cực… Mỗi kiểu có hương pháp làm bài riêng:
@ Bài nghị luận cho các hiện tượng tiêu cực hoặc đa phần là tiêu cực có kết
cấu thường gặp như sau:
- Mở bài: nêu ra vấn đề cần nghị luận.
- Thân bài:
+ Trình bày thực trạng và tác hại của hiện tượng (tốt nhất có thêm các số liệu
thống kê).
+ Nguyên nhân (đi từ khách quan đến chủ quan cá nhân).
+ Đề xuất các giải pháp (từ vĩ mô đến vai trò cá nhân, bao hàm nhiệm vụ hay
trách nhiệm của xã hội và cá nhân trước các hiện tượng đó).
- Kết luận: tổng kết vấn đề đã nghị luận.
@ Bài nghị luận cho các hiện tượng tích cực nhiều hơn tiêu cực hoặc gần như
hoàn toàn tích cực thường được tổ chức theo kết cấu:
- Mở bài: nêu ra vấn đề cần nghị luận
- Thân bài:
9
+ Trình bài những mặt tích cực của hiện tượng (đóng góp cho đời sống xã hội
và đời sống cá nhân như thế nào, xét cả ở giá trị vật chất và giá trị tinh thần).
+ Chỉ rõ những mặt trái, những hạn chế có thể vướng phải và nguyên nhân của
nó (từ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân xã hội đến ý thức-hành vi của từng cá
nhân).
+ Bài học kinh nghiệm rút ra cho bản thân.
- Kết luận: tổng kết chung
2.3.2. Mỗi tuần, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành viết một đề nghị luận
xã hội ở nhà
Đề nghị luận xã hội phải tập trung vào những vấn đề, đề tài, hiện tượng đời sống
mang tính thời sự trong xã hội hiện nay như: môi trường, tai nạn giao thông, bạo lực
học đường, bạo lực gia đình, tác hại của hút thuốc lá, thói vô trách nhiệm trong xã hội,
những tấm gương người tốt việc tốt, trẻ em lang thang cơ nhỡ, ma túy trong học
đường, quan niệm sống thử của giới trẻ, tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong
giáo dục, bệnh vô cảm của con người hiện đại, nghiện internet, karaoke, nhạc trẻ, thời
trang, phong trào thanh niên tình nguyện, lẽ sống đẹp, …
2.3.2.1. Một số dạng đề nghị luận về một tư tưởng- đạo lí thường gặp như:
- Đề: Viết một bài văn ngắn (400 từ) trình bày suy nghĩ của anh, chị về mục
đích học tập do Unesco đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để
khẳng định mình”.
- Đề: Hồ Chí Minh nói: “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống,
nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta”.Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nói: “Lao
động là thước đo phẩm chất của con người”.
Viết một bài văn ngắn (400 từ) trình bày suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên và
liên hệ ý thức lao động, học tập, rèn luyện của thanh niên hiện nay.
…
2.3.2.2. Một số dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thường gặp:
- Đề: Mỗi công dân cần có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm
thiểu tai nạn giao thông. Viết một bài văn ngắn (400 từ) trình bày suy nghĩ của anh, chị
về vấn đề đó.
- Đề: Thuốc lá được coi như là một thứ ôn dịch . Viết một bài văn ngắn (400 từ)
trình bày hiểu biết của anh, chị về ôn dịch thuốc lá từ đó đưa ra những biện pháp ngăn
chặn.
…
Để biện pháp ôn tập này phát huy hiệu quả, giáo viên phải yêu cầu học sinh viết
bài vào vở soạn văn, sau đó giáo viên kiểm tra, đánh giá cho điểm cộng, trừ vào cột
điểm kiểm tra miệng hoặc 15 phút.
Với biện pháp ôn tập này, trong một năm học, trừ hai tuần thi học kì I,II và ba
tuần đầu năm học, giáo viên có thể cho học sinh thực hành ôn tập từ ba mươi đến ba
mươi hai đề nghị luận xã hội. Qua những bài viết đó, học sinh không chỉ nắm vững
phương pháp làm bài mà còn tích lũy được một khối lượng lớn những kiến thức xã hội
quan trọng ở mỗi dạng đề nghị luận xã hội khác nhau, từ đó giúp các em tự tin và đạt
kết quả cao hơn trong quá trình làm bài thi tốt nghiệp.
2.4. Giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức để ôn tập phần Nghị
luận văn học (dạng câu hỏi 5 điểm)
10
2.4.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức phần nghị luận văn
học thành hai mảng thể loại.
2.4.1.1. Phần thơ ca: Theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ, học sinh
lớp 12 cần phải ôn tập ba tác phẩm và hai đoạn trích thơ: Tây Tiến-Quang Dũng, Sóng-
Xuân Quỳnh, Đàn ghi-ta của Lorca-Thanh Thảo, Đất nước – trích trường ca Mặt
đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Việt Bắc - trích Việt Bắc của Tố Hữu. Tất cả
những bài học này đều nằm trong chương trình Ngữ văn 12 của học kì I.
2.4.1.2. Phần văn xuôi: Theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ, học sinh
lớp 12 cần phải ôn tập hai văn bản nghị luận và tám đoạn trích văn xuôi: Tuyên ngôn
Độc lập-Hồ Chí Minh, Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc-
Phạm Văn Đồng, Người lái đò sông Đà-Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng sông? –
Hoàng Phủ Ngọc Tường, Vợ chồng Aphủ-Tô Hoài, Vợ nhặt-Kim Lân, Rừng xà nu-
Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình-Nguyễn Thi, Chiếc thuyền ngoài
xa-Nguyễn Minh Châu, Hồn Trương Ba, da hàng thịt-Lưu Quang Vũ. Trừ hai văn bản
nghị luận và hai bút kí, tùy bút, còn lại sáu đoạn trích đều thuộc chương trình Ngữ văn
12 của học kì II.
Cách làm này sẽ giúp học sinh hệ thống được số lượng tác phẩm, đoạn trích thơ
hoặc văn xuôi mà mình cần phải ôn tập theo mỗi thể loại và theo mỗi học kì.
2.4.2. Ở mỗi dạng nghị luận văn học, giáo viên hướng dẫn cụ thể về cách
thức và phương pháp làm bài
2.4.2.1. Phương pháp làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng: một bài thơ, một đoạn thơ,
một hình tượng thơ, …
- Bài nghị luận về thơ thường có kết cấu:
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ, bao gồm tác giả, xuất xứ,
hoàn cảnh sáng tác, bố cục, nội dung khái quát,…
+ Thân bài: Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ,
bằng cách chỉ ra những tín hiệu thẩm mĩ độc đáo, riêng biệt như: từ ngữ, nhịp điệu, âm
thanh, hình ảnh, cấu tứ, các biện pháp tu từ và giá trị của chúng, giá trị tư tưởng thẩm
mĩ,…
+ Kết bài: Đánh giá chung về giá trị của bài thơ, đoạn thơ và nêu suy nghĩ của
riêng mình.
2.4.2.2. Phương pháp làm bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn
xuôi
- Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi rất
đa dạng: giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, một phương diện, khía cạnh nội
dung hay nghệ thuật của tác phẩm hoặc đoạn trích.
- Bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi có kết cấu:
+ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận, bao gồm
tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, bố cục, nội dung khái quát,…
+ Thân bài: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề bài
hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích.
+ Kết bài: Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
11
2.4.3. Mỗi tuần, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành viết một đề nghị
luận văn học ở nhà
Nhìn một cách tổng quát, mỗi tác phẩm, đoạn trích thơ hoặc văn xuôi có từ hai
đến bốn dạng đề căn bản. Với biện pháp ôn tập này, trong một năm học, trừ hai tuần thi
học kì I,II và ba tuần đầu năm học, giáo viên có thể cho học sinh thực hành ôn tập hai
đề cho mỗi tác phẩm, đoạn trích thơ hoặc văn xuôi. Qua những bài viết này, học sinh
không chỉ nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học mà còn tích lũy được một
khối lượng lớn những kiến thức văn học trọng tâm ở mỗi dạng đề nghị luận văn học, từ
đó giúp các em tự tin và đạt kết quả cao hơn trong quá trình làm bài thi tốt nghiệp.
Ví dụ 1: Những dạng đề tiêu biểu của bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng:
+ Đề 1: Phân tích đoạn thơ “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi … Mai Châu mùa em
thơm nếp xôi” trích Tây Tiến của Quang Dũng.
+ Đề 2: Cảm nhận về đoạn thơ “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa … Trôi dòng
nước lũ hoa đong đưa”
+ Đề 3: Phân tích hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến trong đoạn thơ
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc …. Sông mã gầm lên khúc độc hành”.
Ví dụ 2: Những dạng đề tiêu biểu của Tuyên ngôn Độc lập– Hồ Chí Minh:
+ Đề 1: “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Hồ Chí Minh được mở đầu như thế nào?
Hãy phân tích giá trị tư tưởng và nghệ thuật cách mở đầu ấy.
+ Đề 2: Việt Minh và thực dân Pháp, ai trung thành, ai phản bội Đồng minh, ai
xứng đáng là chủ nhân chân chinh của Việt Nam? Bản “Tuyên ngôn Độc lập” đã làm
sáng tỏ những câu hỏi ấy bằng những lời lẽ vừa đanh thép, hùng hồn, vừa thấu tình đạt
lí như thế nào?
+ Đề 3: “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Hồ Chí Minh được đánh giá là một văn
kiện lịch sử vô giá, một áng văn chính luận mẫu mực. Anh, chị hãy phân tích bản
Tuyên Ngôn Độc Lập để làm sáng tỏ nhận định trên
Ví dụ 3: Những dạng đề tiêu biểu của Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn
Minh Châu:
+ Đề 1: Phân tích nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài
xa” của Nguyễn Minh Châu.
+ Đề 2: Cảm nhận của anh /chị về nhân vật phùng trong truyện ngắn“Chiếc
thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
+ Đề 3: Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Để biện pháp này phát huy hiệu quả, mỗi tuần giáo viên chọn một đề tiêu
biểu và yêu cầu học sinh về nhà phải viết bài làm văn vào vở soạn. sau mỗi tuần,
giáo viên kiểm tra, nhận xét, đánh giá cho điểm cộng, trừ vào cột điểm kiểm tra 15
phút hoặc 1 tiết.
Cách làm này rất thiết thực và bổ ích trong quá trình ôn tập phần nghị luận
văn học của học sinh. Vì một khi các em đã viết bài ở nhà, đã hơn một lần vận dụng
và khắc sâu kiến thức về bài học đó, học sinh sẽ tự tin và viết bài tốt hơn khi gặp lại
kiến thức đó trong kì thi tốt nghiệp. Cách làm này phải thực hiện thường xuyên,
liên tục từ học kì I đến học kì II.
12
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá hiệu quả đề tài là một trong những nội dung rất quan trọng; Bởi hiệu
quả đó có tác dụng làm sáng tỏ tính đúng đắn, khẳng định tính khả thi của những đề
xuất trong đề tài. Việc đánh giá hiệu quả đề tài được tiến hành bằng cách:
1. Định hướng và tổ chức cho học sinh lớp 12 (lớp thực nghiệm) xây dựng
chương trình và kế hoạch ôn tập môn ngữ văn theo các định hướng, biện pháp mà đề
tài đã đề xuất;
2. Kiểm tra, đánh giá kết quả ôn tập của học sinh ở lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm thông qua các đề kiểm tra giữa kì, cuối kì và đề thi thử tốt nghiệp như. Đề
kiểm tra giữa kì do giáo viên của trường THPT Võ Trường Toản ra đề. Đề kiểm tra
cuối kì I và II do Sở GD&ĐT Đồng Nai ra đề.
Giới thiệu một số đề thi giữa kì và đề thi thử tốt nghiệp do chúng tôi ra đề:
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ THI GIỮA KÌ I
Trường THPT Võ Trường Toản NĂM HỌC 2011-2012
MÔN Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
a. Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ 1945 đến
1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Anh/chị hãy nêu rõ
nội dung chính của đặc điểm này.
b. Trình bày cách hiểu của anh /chị về nhận định của Xuân Diệu: Tố Hữu đã
đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình.
Câu 2. (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang rưỡi giấy thi) trình bày suy nghĩ
của anh/chị về ý kiến: Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen
phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta (Tuân Tử)
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (3.a hoặc 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
Tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghita ròng ròng máu chảy
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng.
(Đàn ghita của Lorca-Thanh Thảo, phần trích trong Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo
dục − 2008).
13
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích tính chính luận mẫu mực trong Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.
( Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục − 2008).
− Hết −
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ THI GIỮA KÌ II
Trường THPT Võ Trường Toản NĂM HỌC 2011-2012
MÔN Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
a. Anh/chị hãy giới thiệu ngắn gọn tiểu sử và sự nghiệp văn chương của nhà văn
M. Sô-lô-khốp.
b. Anh/chị hãy trình bày ý nghĩa tư tưởng của trích đoạn cảnh VII, vở kịch Hồn
Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
Câu 2. (3 điểm)
Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 2 trang giấy thi) trình bày suy
nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Tuổi xuân chỉ đến một lần trong đời thôi” (Longfellow)
II/ PHẦN RIÊNG – TỰ CHỌN (5 điểm)
Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu (câu 3.a hoặc 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5 điểm)
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn
Trung Thành (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, năm 2008)
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5 điểm)
Phân tích và so sánh tính cách nhân vật Việt và Chiến, để làm rõ sự tiếp nối
truyền thống gia đình của những người con trong tác phẩm Những đứa con trong gia
đình của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục
năm 2008.
Hết
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP
Trường THPT Võ Trường Toản NĂM HỌC 2011-2012
MÔN Ngữ văn, lớp 12
Thời gian làm bài: 150 phút
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
a. Anh/chị hãy giới thiệu ngắn gọn di sản văn học của Hồ Chí Minh.
b. Anh/chị hãy trình bày ý nghĩa nhan đề và ý nghĩa tư tưởng của trích đoạn Ai
đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Câu 2. (3 điểm)
Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 2 trang giấy thi) trình bày suy
nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần,
nhưng với bản thân, bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm
hại nhất” (Marai sador)
II/ PHẦN RIÊNG – TỰ CHỌN (5 điểm)
14
Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu (câu 3.a hoặc 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, năm 2008)
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5 điểm)
Phân tích bi kịch của hồn Trương Ba trong trích đoạn cảnh VII, vở kịch Hồn
Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao,
Tập hai, NXB Giáo dục năm 2008).
Hết
Kết quả khảo sát qua các đề kiểm tra và đề thi:
Kì thi
Nội dung ôn tập và tỉ
lệ phần trăm
điểm đạt
yêu
Lớp day. cầu
Dạng câu
hỏi 2 điểm
Dạng câu
hỏi
3 điểm
Dạng câu hỏi
5 điểm
Số
lượng
Tỉ
lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Học kì I Lớp thực nghiệm 12A1,
12 A12 (90 học sinh)
70 77 72 80 75 83
Lớp đối chứng 12 A2,
A13 (90 học sinh)
36 40 40 44 44 48
Học kì II Lớp thực nghiệm 12A3,
A9 (90 học sinh)
72 80 75 83 80 88
Lớp đối chứng 12A4, A8
(90 học sinh)
37 41 45 50 45 50
Thi thử Lớp thực nghiệm 12A1,
A3, 12 A9, A12 (180 học
sinh)
165 91 167 92 170 94
Lớp đối chứng 12 A2,A4
A8, A13 (180 học sinh)
90 50 85 47 85 47
Nhận xét:
15
Điểm đạt yêu cầu (từ điểm 5 trở lên) ở các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối
chứng. Từ những kết quả thu nhận được trong quá trình hướng dẫn lớp dạy thực
nghiệm ôn tập môn Ngữ văn để thi tốt nghiệp, chúng tôi nhận thấy, vấn đề nghiên cứu
hoàn toàn phù hợp với lí luận và thực tiễn giáo dục. Kết quả thực nghiệm bước đầu
khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp đưa ra của đề tài. Các đề xuất
của đề tài được giáo viên và học sinh đánh giá cao.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Người xưa từng có câu “ôn cố tri tân”, nhằm nhấn mạnh vai trò to lớn của việc
ôn tập để ghi nhớ một cách lâu dài các tri thức đã học, giúp cho người học có một kiến
thức vững chắc. Ôn tập có tác dụng rất lớn trong việc hoàn thiện kiến thức cho học
sinh, đó là dịp để củng cố những kiến thức đã học, hệ thống hóa lại kiến thức, nâng cao
nhận thức nâng cao trình độ hiểu biết, kỹ năng kỹ xảo. Ôn tập còn giúp cho học sinh
mở rộng đào sâu, khái quát hóa, hệ thống hóa những tri thức đã học, làm vững chắc
những kỹ năng kỹ xảo đã được hình thành.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi một lần nữa khẳng định: Một số biện pháp
hướng dẫn học sinh lớp 12 hệ thống kiến thức môn Ngữ văn để ôn thi tốt nghiệp là
một vấn đề có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn.
Mặc dù hiệu quả thu được từ các lớp thực nghiệm tương đối khả quan. Nhưng
trong tương lai, nếu đề tài được ứng dụng một cách rộng rãi, để có thể tích cực hóa
hoạt động nhận thức và nâng cao hiệu quả cho quá trình hệ thống kiến thức để ôn thi
tốt nghiệp cho học sinh lớp 12, chúng ta cần phải lưu ý những vấn đề sau:
- Phải ý thức hóa cho cả GV và HS hiểu sâu sắc tầm quan trọng của việc hệ thống
kiến thức để ôn thi tốt nghiệp ngay từ đầu năm học. Và các biện pháp ôn tập này phải
thực hiện nghiêm túc, thường xuyên từ đầu học kì I cho đến khi học sinh lớp 12 thi tốt
nghiệp THPT.
- GV cần hướng dẫn học sinh hệ thống hóa và chọn lọc kiến thức để khái quát,
giúp học sinh lĩnh hội và khắc sâu những tri thức cơ bản nhất, trọng tâm nhất theo cấu
trúc đề thi của Bộ, đồng thời phải phát huy tính tích cực, tự giác, tự học và sáng tạo của
các em học sinh trong quá trình ôn tập ở nhà.
Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập để thi tốt nghiệp là một vấn đề không phải mới,
nhưng cũng không hề cũ. Để có được những biện pháp ôn tập hiệu quả, ngày càng đòi
hỏi sự đầu tư nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo cao hơn nữa của giáo viên và quá trình tự
học của học sinh. Chúng tôi tin tưởng rằng, những biện pháp ôn tập mà đề tài đưa ra sẽ
là một gợi ý nhở cho giáo viên giảng dạy khối lớp 12 trong việc ôn thi tốt nghiệp cho
học sinh cũng như trong việc bối dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho bản thân nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những thủ thuật trong dạy học, Wilbert J.Mckeachie, Dự án Việt - Bỉ đào tạo
giáo viên, Hà Nội 1999.
2. Dạy học ngày nay, Geoffrey Fetty, Hà Nội 1998.
3. Dạy trẻ học, Robert Fíhes, Dự án Việt – Bỉ đào tạo giáo viên các trường sư
phạm 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam 1995.
16
4. Những giải pháp cơ bản bồi dưỡng phương pháp tự học cho học viên đào tạo
sĩ quan ở các trường Đại học quân sự, Mai Văn Hóa, Luận án tiến sĩ giáo dục học
2004, Học viện chính trị quân sự.
5. Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học môn giáo dục tự học cho sinh viên
các trường Đại học sư phạm, Nguyễn Thị Tính, Luận án tiến sĩ giáo dục học 2004, Đại
học sư phạm Hà Nội.
6. Biện pháp rèn luyện kỹ năng ôn tập cho học sinh trường phổ thông Dân tộc
nội trú, Hoàng Thị Lợi, Luận án tiến sĩ Giáo dục học 2006, ĐHSP Hà Nội.
7. Giáo dục học tập, Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, NXB Giáo dục, Hà Nội
1982.
8. Một số suy nghĩ về tính tích cực độc lập, Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Nội 1983.
9. Giáo dục Đại học tập1, Nguyễn Văn Hộ - Hà Thị Đức, NXB Giáo dục, Hà
Nội 2002.
10. Các dạng khái quát hóa trong dạy học, V.V Đa-Vư-Đôv, NXB Đại học
Quốc gia, Hà Nội năm 2000.
11. Ngữ Văn 12, Tập 1- 2, Bộ giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục, Hà Nội
2008.
12. Ngữ Văn 12, Sách giáo viên, Tập 1- 2, Bộ giáo dục và Đào tạo(2008), NXB
Giáo dục, Hà Nội 2008.
13. Và một số tài liệu, tạp chí, trang Web khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Lê Thái Huyền Trân
17