Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Báo cáo thực tập kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cà phê Thắng Lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.44 KB, 52 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu, mức độ cạnh tranh về hàng
hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế
ngày càng khốc liệt. Nhất là khi Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới
( WTO ), điều này mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội quý báu
nhưng cũng tạo ra không ít những thách thức. Do đó, mỗi doanh nghiệp không những
phải tự lực vươn lên trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải biết phát huy tối
đa tiềm năng của mình để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Bên cạnh các phương thức xúc tiến thương mại để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ với mục
đích cuối cùng là đem lại lợi nhuận cao, các doanh nghiệp còn phải biết nắm bắt những
thông tin, số liệu cần thiết, chính xác từ bộ phận kế toán để kịp thời đáp ứng các yêu
cầu của nhà quản lý, có thể công khai tài chính thu hút nhà đầu tư, tham gia vào các thị
trường tài chính.
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu
phải thể hiện được vai trò tiên phong của mình trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế
khu vực và thế giới. Là một doanh nghiệp có uy tín, tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh xuất nhập khẩu của tỉnh Đăk Lăk, Công ty TNHH Một Thành Viên Cà Phê
Thắng Lợi đã từng bước khẳng định mình trên thương trường xuất khẩu. Việc đẩy
mạnh công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm là vấn đề có ý nghĩa rất thiết
thực. Điều đó sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra những phương thức tiêu thụ thành phẩm
hữu hiệu, phương thức bảo toàn vốn, biện pháp đẩy nhanh vòng quay vốn để mang lại
cho doanh nghiệp kết quả kinh doanh cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán về thành phẩm và tiêu thụ thành
phẩm nên em quyết định chọn đề tài: “ Công tác hạch toán kế toán thành phẩm và tiêu
thụ thành phẩm tại Công ty TNHH Một Thành Viên Cà Phê Thắng Lợi” làm chuyên đề
báo cáo tổng hợp của mình sau đợt thực tập.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành
phẩm theo hình thức kế toán nhật ký chung tại công ty.


- Đề ra những kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống kế toán này để công ty có thể kiểm
tra, giám sát chặt chẽ hơn tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, quá trình tiêu thụ
thành phẩm và phản ánh chính xác, kịp thời kết quả tiêu thụ giúp công ty nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng hạch toán kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại
công ty TNHH Một Thành Viên Cà Phê Đăk Lăk.
1.3.2 Không gian nghiên cứu
Nghiên cứu trong phạm vi Công Ty TNHH Một Thành Viên Cà Phê Đăk Lăk.
1.3.3 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu
Số liệu được thu thập qua 2 năm 2006 – 2007
Thời gian tìm hiểu để viết chuyên đề báo cáo là từ ngày 15/10/2007 đến ngày
15/11/2007.
PHẦN THỨ HAI
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Khái niệm thành phẩm, nhiệm vụ kế toán thành phẩm và chứng từ sử
dụng
2.1.1.1 Khái niệm:
- Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến, đã được kiểm nghiệm
phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật quy định, có thể nhập kho hay giao ngay
cho khách hàng. Tùy theo đặc điểm sản xuất sản phẩm mà sản phẩm có thể chia thành
nhiều loại với những phẩm cấp khác nhau gọi là chính phẩm, phụ phẩm, hay sản phẩm
loại I, II…
- Bán thành phẩm là những sản phẩm mới hoàn thành một công đoạn chế biến nhất
định nào đó (trừ công đoạn chế biến cuối cùng) trong quy trình công nghệ sản xuất sản
phẩm của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định được nhập kho để chờ tiếp
tục chế biến hoặc được chuyển giao để tiếp tục chế biến hoặc một bộ phận nhỏ có thể

được bán ra bên ngoài.
2.1.1.2 Nhiệm vụ kế toán thành phẩm
- Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất về số lượng, chủng loại,
chất lượng. Phân tích các nguyên nhân phát sinh làm ảnh hưởng tới việc thực hiện kế
hoạch sản xuất sản phẩm.
- Phản ánh và giám sát tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm về tình hình chấp
hành định mức dự trữ và tình hình bảo quản thành phẩm trong kho.
2.1.1.3 Chứng từ sử dụng
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Thẻ kho
- Biên bản kiểm kê thành phẩm còn lại cuối kỳ
2.1.2 Phương pháp đánh giá thành phẩm
Đánh giá thành phẩm là phương pháp kế toán dùng thước đo bằng tiền để thể hiện giá
trị của thành phẩm nhằm ghi sổ kế toán và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế có liên quan
đến thành phẩm. Thành phẩm có thể được đánh giá theo 2 loại: giá kế hoạch và giá
thực tế.
2.1.2.1 Giá hạch toán :
Giá hạch toán do phòng kế toán qui định , có thể là giá kế hoạch hoặc giá thực tế nhập
kho kỳ trước Do chỉ là giá qui ước để sử dụng thống nhất trong kỳ hạch toán nên giá
hạch toán không phản ánh chính xác chi phí thực tế sản xuất ra thành phẩm. Vì vậy giá
hạch toán chỉ sử dụng trong kế toán chi tiết thành phẩm ( phiếu nhập kho , phiếu xuất
kho , sổ chi tiết thành phẩm ), còn trong kế toán tổng hợp ( tài khoản kế toán, báo cáo
tài chính ) thành phẩm phải được phản ánh theo giá thực tế .
Cuối tháng khi tính được giá thực tế thành phẩm nhập kho . Kế toán phải xác định hệ
số giá thành để tính ra giá thực tế thành phẩm xuất kho .
Giá thực tế TP xuất kho = Giá hạch toán x hệ số giá TP
2.1.2.2 Giá thực tế nhập kho :
- Là giá được tính theo giá thực tế thành phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm : chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung .

- Thành phẩm do thuê ngoài gia công hoàn thành khi nhập kho được tính theo giá thực
tế gia công bao gồm : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, phí thuê gia công và các chi phí
khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công như : phí vận chuyển, bốc dỡ, hao
hụt trong quá trình thuê gia công .
2.1.2.3 Xuất thành phẩm
Giá thực tế thành phẩm xuất kho có thể xác định theo một trong các phương pháp
sau:
- Giá thực tế đích danh
- Giá nhập trước xuất trước
- Giá nhập sau xuất trước
- Giá bình quân gia quyền
Đơn giá bình quân = (trị giá thành phẩm tồn kho đầu kì + trị giá thành phẩm
nhập kho trong kì) / ( số lượng thành phẩm tồn kho đầu kì + số lượng thành phẩm
nhập kho trong kì)
Trị giá thành phẩm xuất kho trong kì= số lượng thành phẩm nhập trong kì * đơn giá
bình quân.
2.1.3 Kế toán chi tiết thành phẩm
Quy trình vào sổ kế toán chi tiết thành phẩm được áp dụng theo 1 trong 3 phương
pháp sau:
- Phương pháp sổ số dư
- Phương pháp thẻ song song
- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
2.1.4 Kế toán tổng hợp thành phẩm
2.1.4.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên:
* Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 155-“thành phẩm” : phản ánh giá trị thành phẩm hiện có và tình hình biến
động của các loại thành phẩm trong doanh nghiệp .
Nội dung và kết cấu của Tài khoản 155 được thể hiện qua sơ đồ chữ T sau:
Tk 155 “ Thành phẩm”
Trị giá thực tế thành phẩm nhập kho Trị giá thực tế thành phẩm xuất kho

Trị giá thành phẩm thừa phát hiện khi Trị giá thành phẩm thiếu phát hiện khi
kiểm kê kiểm kê
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Trị giá thực tế thành phẩm tồn kho
Tài khoản 157- “hàng gửi đi bán“ : phản ánh giá trị thành phẩm, hàng hóa, lao vụ dịch
vụ hoàn thành đã gửi đi cho khách hàng theo hợp đồng mua bán đã ký kết và gửi nhờ
đại lý bán .
Nội dung và kết cấu của Tài khoản 157 được thể hiện qua sơ đồ chữ T sau
TK 157 “ Thành phẩm gửi đi bán”
Giá trị hàng hóa thành phẩm đã gửi đi Giá trị hàng hoá , thành phẩm,
cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý, ký gửi. lao vụ đã được KH chấp nhận
TT hoặc TT
Giá trị lao vụ, dịch vụ đã thực hiện đối Giá trị HH, TP, lao vụ gửi đi bị
với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận KH trả lại
thanh toán .
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Giá trị hàng hóa, thành phẩm hiện đang gửi bán
* Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu :
Trong tháng, khi nhận được chứng từ nhập kho thành phẩm do các phân xưởng sản
xuất của doanh nghiệp sản xuất hay thuê ngoài gia công hoàn thành, kế toán sẽ phân
loại chứng từ theo từng loại, nhóm, thứ và ghi sổ chi tiết theo giá hạch toán.
Sơ đồ 1: Hạch toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên.
TK 154 TK155 TK632
Nhập kho TP do Xuất kho TP bán
sản xuất trực tiếp

TK157 TK157
Nhập kho TP gửi bán Xuất kho TP
bị khách hàng trả lại đi bán
TK3381 TK1381

Kiểm kê TP phát hiện Kiểm kê TP phát hiện
thừa chờ xử lý thiếu chờ xử lý
TK412 TK412
Giá trị TP được đánh Giá trị TP bị đánh
giá tăng giá giảm
TK128, 222
Xuất kho TP đem
góp vốn liên doanh
2.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm
2.2.1. Tiêu thụ, ý nghĩa của tiêu thụ và nhiệm vụ kế toán tiêu thụ thành phẩm
2.2.1.1 Khái niệm
Tiêu thụ xét theo góc độ kinh tế là việc chuyển quyền sở hữu về các sản phẩm, lao vụ,
dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp ra, đồng thời được khách hàng thanh
toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Hoạt động tiêu thụ có thể tiến hành theo nhiều phương thức: bán trực tiếp tại kho của
doanh nghiệp, chuyển hàng theo hợp đồng, bán hàng thông qua các đại lý,…Về nguyên
tắc kế toán sẽ ghi nhận nghiệp vụ tiêu thụ vào sổ sách kế toán khi nào doanh nghiệp
không còn quyền sở hữu về sản phẩm nhưng bù lại được quyền sở hữu về tiền do
khách hàng thanh toán hoặc được quyền đòi tiền.
2.2.1.2 Ý nghĩa của tiêu thụ
Đặc trưng lớn nhất của sản xuất hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra để bán nhằm
thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch hoạt động của nhà sản xuất. Do đó
quá trình tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng của tái sản xuất xã hội.
Quá trình tiêu thụ chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người bán với người mua
đã diễn ra và quyền sở hữu về hàng hóa đã thay đổi, nó là giai đoạn cuối của quá trình
sản xuất kinh doanh và là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh
nghiệp.
Việc tiêu thụ là cơ sở đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh
hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó mà kế toán tiêu thụ có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý và tiêu thụ hàng hoá. Thông qua các

thông tin từ kế toán mà người điều hành doanh nghiệp có thể biết được mức độ hoàn
thành tiêu thụ, xác định một cách chính xác kết quả kinh doanh trong kỳ, tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động tốt trong kỳ kinh doanh tiếp theo, phát hiện kịp
thời sai sót của từng khâu, từ đó có biện pháp cụ thể phù hợp hơn để kinh doanh đạt
hiệu quả ngày càng cao, đồng thời cung cấp thông tin cho các bên quan tâm, thu hút
đầu tư vào doanh nghiệp, giữ vững uy tín của doanh nghiệp trong mối quan hệ với bên
ngoài.
2.2.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ
Đối với nghiệp vụ này, kế toán có nhiệm vụ tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và trình
tự luân chuyển chứng từ hợp lý, đảm bảo yêu cầu quản lý và nâng cao hiệu quả công
tác kế toán. Kiểm tra chặt chẽ các chứng từ nhằm xác định đúng đắn và kịp thời doanh
thu tiêu thụ hàng hoá và quá trình thanh toán tiền của khách hàng. Phản ánh, giám sát
và cung cấp tài liệu về quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá giúp cho việc
đánh giá chất lượng toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trên cơ sở đó có những
biện pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.2. Phương thức tiêu thụ và phương thức thanh toán
2.2.2.1 Phương thức tiêu thụ
* Phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng:
Là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho ( hay trực tiếp tại các phân
xưởng không qua kho ) của doanh nghiệp. Số hàng khi bàn giao cho khách hàng được
chính thức coi là tiêu thụ và người bán không có quyền sở hữu số hàng hoá này.
* Phương thức tiêu thụ qua các đại lý ( ký gởi hàng ):
Là phương thức mà bên giao ( chủ hàng ) xuất hàng giao cho các đại lý hoặc các đơn vị
nhận bán hàng ký gửi bán hộ. Số hàng ký gửi này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp ( chủ hàng ) cho đến khi được tiêu thụ. Khi bán được hàng ký gứi, doanh
nghiệp sẽ trả cho đại lý hoặc bên nhận ký gửi một khoản hoa hồng tính theo tỷ lệ phần
trăm trên giá ký gửi của số hàng ký gửi thực tế đã bán được. Khoản hoa hồng này sẽ
được doanh nghiệp hạch toán vào chi phí bán hàng.
* Phương thức bán hàng trả góp:
Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại

thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải
chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thông thường số tiền trả ở các kỳ tiếp theo là bằng
nhau, trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm. Khoản trả
lãi này chỉ được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính (TK 515).
* Các trường hợp được coi là tiêu thụ khác
Trao đổi hàng
Trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hóa
Dùng để biếu tặng, phục vụ lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.2.2 Phương thức thanh toán
Khách hàng là đơn vị trong nước thì có thể thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân
hàng, bằng tiền mặt hay mua trả chậm.
Khách hàng là đối tác nước ngoài thì phương thức thanh toán được áp dụng theo quy
định ghi trong hợp đồng thương mại và tờ kê khai Hải Quan.
2.2.3 Chứng từ hạch toán và tài khoản sử dụng
2.2.3.1 Chứng từ hạch toán: Chủ yếu gồm:
- Hoá đơn bán hàng
- Phiếu thu
- Phiếu xuất kho
2.2.3.2 Tài khoản sử dụng: Bao gồm các tài khoản chủ yếu sau:
- Tài khoản 511 – “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hoá,
tiền cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá
bán (nếu có). Số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn (GTGT), hoá đơn bán hàng, hoặc
trên các chứng từ khác có liên quan tới việc bán hàng hoặc giá thoả thuận giữa người
mua và người bán.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có thể thu tiền hoặc chưa thu tiền ngay (Do
các thoả thuận về thanh toán hàng bán) sau khi doanh nghiệp đã giao sản phẩm, hàng
hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng & được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 511- “Doanh thu bán hàng & cung
cấp dịch vụ”


TK 511 “ Doanh thu BH và cung cấp dịch vụ”
Số thuế TTĐB, hoặc thuế XK Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và
phải nộp tính trên DTBH. cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
Trị giá HB bị trả lại kết chuyển cuối kỳ.
Khoản giảm giá HB kết chuyển cuối kỳ.
Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911
-“Xác định kết quả kinh doanh”.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp 2
• TK 5111-Doanh thu bán hàng hoá: dùng cho các ngành kinh doanh hàng hoá, vật tư,
lương thực,…
• TK 5112-Doanh thu bán các thành phẩm: dùng cho các ngành sản xuất vật chất như:
công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp,…
• TK 5113-Doanh thu cung cấp dịch vụ: dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như:
giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ kế toán-kiểm toán,…
• TK 5114-Doanh thu trợ cấp, trợ giá: dùng để phản ánh các khoản doanh thu từ trợ
cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
- Tài khoản 512-“Doanh thu nội bộ”:
Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ được thực hiện như qui định đối với doanh thu bán
hàng (Tài khoản 511).
Tài khoản này chỉ sử dụng cho các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong công ty
hay một tổng công ty, nhằm phản ánh số doanh thu tiêu thụ nội bộ trong một kỳ kế
toán.
Chỉ phản ánh vào tài khoản này số doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ của các đơn vị thành viên cung cấp lẫn nhau.
Không hạch toán vào tài khoản này các khoản doanh thu bán hàng cho các đơn vị
không trực thuộc công ty, tổng công ty.

Doanh thu tiêu thụ nội bộ là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh nội bộ của các đơn
vị thành viên.
Kết quả kinh doanh của công ty, tổng công ty bao gồm kết quả phần tiêu thụ nội bộ &
tiêu thụ ra bên ngoài. Tổng công ty, công ty phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với
Nhà nước theo các luật thuế qui định trên khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu
thụ ra bên ngoài & tiêu thụ nội bộ.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 512-“Doanh thu nội bộ”
TK 512 “ Doanh thu nội bộ”
Trị giá hàng bán bị trả lại; khoản giảm HB. Tổng số doanh thu nội bộ của đơn vị
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số SP,
HH tiêu thụ nội bộ.
Kết chuyển DT TT nội bộ thuần vào TK 911
-“Xác định kết quả kinh doanh”.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
.
Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 512 có 3 tài khoản cấp 2
• TK 5121-Doanh thu bán hàng hoá: dùng cho các doanh nghiệp thương mại.
• TK 5122-Doanh thu bán các thành phẩm: dùng cho các doanh nghiệp sản xuất.
• TK 5123-Doanh thu cung cấp dịch vụ: dùng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ.
2.2.4 Nội dung hạch toán
2.2.4.1 Hạch toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng trực tiếp
TK 632
TK 155
xuất kho tiêu thụ trực tiếp
TK 154
Giá thành sản phẩm hoàn thành
TK511 TK 111,112,131
TK 333 doanh thu tiêu thụ

Các loại thuế tiêu thụ hàng hoá
phải nộp
TK 521,531,532 TK 333( 3331)
kết chuyển các khoản Thuế GTGT
CK, GDHB … phải nộp
2.2.4.2 Hạch toán tiêu thụ theo phương thức gửi hàng đại lý bán
Hạch toán ở doanh nghiệp gửi hàng:
Phản ánh xuất kho hàng hóa gửi bán và hàng gửi bán được tiêu thụ
TK 155 TK 157 TK 632
xuất kho gửi bán hàng gửi bán
được tiêu thụ
Phản ánh doanh thu bán hàng:
TK 111, 112,131
TK 511
Doanh thu bán hàng chưa thuế
TK 3331 TK 641
Thuế GTGT Hoa hồng
phải nộp Cho đại lý
2.2.4.3 Hạch toán bán hàng trả góp
Xuất hàng giao cho người mua:
TK 155 TK 632
xuất giao cho người
mua theo giá thực tế
Phản ánh doanh thu và tiền lãi trả góp:
Đối với hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
TK 111, 112, 113
TK 511
Giá bán trả tiền ngay
Chưa thuế
TK 3331 TK 515 TK 3387

thuế GTGT tiền lãi trả góp
phải nộp từng kỳ

TK 3387
Chênh lệch giữa số tiền
Bán trả ngay và trả góp
Đối với hàng hoá không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp:
+ Phản ánh doanh thu (TK 511), doanh thu chưa thực hiện (TK 3387) và doanh thu
hoạt động tài chính (TK515) bao gồm cả thuế GTGT.
+ Cuối kỳ, xác định số thuế GTGT phải nộp:
TK 3331 TK 511
số thuế GTGT
phải nộp
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo tổng hợp về Kế toán Thành Phẩm và Tiêu Thụ
Thành Phẩm tại công ty TNHH Một Thành Viên Cà Phê Thắng Lợi em đã sử dụng một
số phương pháp chủ yếu sau:
* Phương pháp nghiên cứu chung
- Phương pháp duy vật biện chứng :Là phương pháp xem xét sự vật hiện tượng trong
mối quan hệ nhiều mặt và có hệ thống ,trong sự phát triển và chuyển biến của nó từ
lượng sang chất.
- Phương pháp duy vật lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu sự vật hiện tượng trong
điều kiệ lịch sử cụ thể.
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp thống kê mô tả: Thông qua việc thu thập số liệu và xử lí số liệu để mô
tả được bản chất của vấn đề đang nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên khảo: Phương pháp hạch toán kế toán ( cụ thể trong chuyên đề
là phương pháp hạch toán kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ).
- Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp. So sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước để thấy được
xu hướng thay đổi của từng chỉ tiêu về lượng tương đối và lượng tuyệt đối.
PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn của công ty TNHH MộtThành Viên Cà Phê Thắng Lợi
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công Ty TNHH Một Thành Viên Cà Phê Thắng Lợi là một doanh nghiệp được thành
lập do chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước là công ty cà phê Thắng Lợi thành công ty
TNHH Một Thành Viên Cà Phê Thắng Lợi theo quyết định số 776/QĐ_UBND ngày
11/04/2007 của UBND tỉnh Đắk Lắk.
* Trụ sở chính:
- Tên giao dịch: Công Ty TNHH Một Thành Viên Cà Phê Thắng Lợi
Thang Loi Coffee one Member Limited Company
- Trụ sở : Km17 QL 26A Tỉnh Đăk Lăk
- Điện thoại : 05003544393 - Fax : 05003514365
- Email :
- Văn phòng đại diện: Tại TP HCM: 40 đường số 9 Âu Cơ – Xã Bình Thới – Phường 9
- Quận 11 - TP HCM - Điện thoại: 089622156 - Fax: 089622156
* Ngành nghề kinh doanh: Trồng chế biến và xuất khẩu cà phê; nhập khẩu thiết bị, máy
móc, vật tư phục vụ cho sản xuất nông – công nghiệp; các loại phương tiện, phụ tùng
máy móc, vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng thiết yếu khác; hoạt động về du lịch.
* Vị trí địa lý:
Công ty TNHH Một Thành Viên Cà Phê Thắng Lợi nằm trong phạm vi hành chính của
xã Hoà Đông huyện KrongPak tỉnh Đăk Lăk. Trụ sở chính của công ty cách trung tâm
TP Buôn Ma Thuột 17 km về phía Đông – Quốc lộ 26A Buôn Ma Thuột – Nha Trang.
Về địa dư hành chính của công ty trải rộng trên 42 km
2
tiếp giáp với 4 xã và 4 huyện,
Thành phố.
+ Phía Đông giáp xã EaKnuech huyện KrongPak.

+ Phía Tây giáp xã Eatu Thành phố Buôn Ma Thuột.
+ Phía Nam giáp xã Eaktuar, công ty cà phê Việt Đức huyện Cuin.
+ Phía Bắc giáp xã CuôrĐăng huyện CưMnga
* Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:
Công ty TNHH Một Thành Viên Cà Phê Thắng Lợi tiền thân là nông trường cà phê
Thắng Lợi được thành lập ngày 01/03/1977 theo quyết định số 103/QĐ – UB của chủ
tịch UBND tỉnh Đăk Lăk. Đến ngày 20/04/1977 quyết định trên được chính thức công
bố.
Ngày 27/10/1992 Chủ Tịch UBND tỉnh Đăk Lăk ra quyết định số 630/QĐ – UB về việc
thành lập doanh nghiệp Nhà Nước nông trường cà phê Thắng Lợi theo Nghị định
388/HĐBT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng ( nay là Thủ Tướng Chính Phủ).
Ngày 11/04/2007 Chủ Tịch UBND tỉnh Đăk Lăk ra quyết định số 776/QĐ – UBND về
việc chuyển đổi cà phê Thắng Lợi thành công ty TNHH Một Thành Viên Cà Phê Thắng
Lợi.
Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển công ty đã vinh dự đón nhận danh hiệu đơn vị
anh hùng lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba trong thời kỳ đổi mới và huân chương
chiến công hạng hai của Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam
Giờ đây công ty đã có được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, đời sống vât chất
và tinh thần của người lao động được cải thiện và nâng cao.
3.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
+ Chức năng: Công Ty TNHH Một Thành Viên Cà Phê Thắng Lợi là một đơn vị
trực thuộc, dưới sự quản lý và điều hành của UBND tỉnh Đắk Lắk, có chức năng là
quản lý, chăm sóc, khai thác và bảo vệ 2434,54 ha đất, điều hành, quản lý và phân bổ
hơn 1083 cán bộ công nhân viên phù hợp theo diện tích và năng lực đối với cán bộ
chuyên môn nghiệp vụ của phòng ban công ty .
+ Nhiệm vụ: Công Ty TNHH Một Thành Viên Cà Phê Thắng Lợi là đơn vị khai
thác, chăm sóc và quản lý cà phê dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc điều
hành chỉ đạo về mọi nhiệm vụ, kế hoạch đời sống, trật tự an toàn xã hội của công ty.
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của công ty
3.1.3.1 Những thuận lợi.

o Công ty nằm trong vùng chuyên canh sản xuất cà phê xuất khẩu của tỉnh
Dăklăk,có điều kiện tự nhiên thuận lợi về cả địa hình và đất đai sông suối ,có hồ chứa
nước diện tích 300ha,trữ lượng 7,8 triệu m
3
nước và nhiều hồ đủ để tưới 2.500 ha cà
phê trong mùa khô hạn.
o Là một doanh nghiệp vừa sản xuất chế biến vừa trực tiếp xuất khẩu cà phê ra thị
trường thế giới.có bề dày kinh nghiệm đầu tư chăm sóc cà phê và đã nhiều năm liên tục
kinh doanh đạt hiệu quả cao.
o Doanh nghiệp đóng trên địa bàn mà xung quanh là các vùng sản xuất cà phê có
sản lượng lớn thích hợp cho việc thu mua sản phẩm để xuất khẩu với số lượng lớn.
o Doanh nghiệp có dây chuyền chế biến quả tươi đảm bảo chất lượng cà phê xuất
khẩu với giá cao.
3.1.3.2 Những khó khăn
o Do nguồn vốn lưu động còn thấp nên trong quá trình kinh doanh công ty còn
gặp nhiều khó khăn,vốn chủ yếu là vốn vay,phần chi phí lái vay lớn làm giảm lợi
nhuận thu dược.
o Địa bàn nằm xa khu vực cảng biển nên việc xuất khẩu phải trải qua nhiều khâu
trung gian như vận chuyển,lưu kho tại cảng…làm tăng chi phí bán hàng.
3.1.4. Cơ cấu tổ chức của Công Ty TNHH Một Thành Viên Cà Phê Thắng Lợi
3.1.4.1. Kết cấu lao động
Bảng số 1: Bảng kết cấu lao động
Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Chênh lệch
Mức

(+/-)
Tỷ lệ
(%)
Tổng số LĐ 1113 1083 -30 2.7
Tổng số LĐ nam 778 754 -24 3.08
Tổng số LĐ nữ 335 329 -6 1.79
Kết cấu theo trình
độ
Trình độ ĐH 27 28 1 3.7
Trình độ TC 29 32 3 10.34
Trình độ Sơ cấp 5 6 1 20
Trình độ THPThông 1052 1017 -35 3.3
Qua bảng kết cấu lao động của công ty ở 2 năm 2006- 2007 cho ta một vài nhận xét
sau:
Ta thấy rằng tổng số lao động năm 2207 đã giảm so với 2006 là 30 lao động. Trong đó
lao động nam giảm 24 lao động và nữ giảm 6 lao động. Đó là do một số nguyên nhân
như: Nghỉ hưu; nghỉ thôi việc; nghỉ do giảm biên chế, sắp xếp lại lao động phổ thông.
Xét về kết cấu lao động ta thấy rằng số lao động có trình độ ngày càng tăng, và trình độ
lao động phổ thông đã giảm nhường chỗ cho lao động ở các bậc Đại học, trung học, sơ
cấp tăng lên.
3.1.4.2. Cơ cấu tổ chức, tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ tổ chức của Công Ty TNHH Một Thành Viên Cà Phê Thắng Lợi
Chủ Sở Hữu
Kiểm Soát
Viên
Hội đồng
Thành Viên
Tổng Giám Đốc
Phó Tổng
GĐSX

Phó Tổng
GĐKD
Phòng TCHC
Bảo Vệ
Phòng KH-KT
Phòng TV
KDXNK
Đội 15/1
Đội 16
Đội Nam Thắng 2
Đội Nam Thắng 3
Đội 19/5
Đội 1/5
Đội 17/2
XN cà phê bột
Victoria
Đội 12
Đội 26/3
Đội 30/4
Đội 15/2
Đội quyết thắng
Đội 19/8
Đội 17/3
Đội chế biến
Công Đoàn
Đoàn TN
Ghi chú :
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

+ Hội đồng công ty: là cơ quan thường trực của đại công nhân viên chức gồm 9 thành
viên do Đại hội công nhân viên chức bầu ra.
+ Giám đốc: là người quyết định chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp
điều hành chỉ đạo các phòng ban, đội trưởng đội sản xuất trong công ty và chịu trách
nhiệm trước nhà nước.
+ Phó Giám đốc: là người giúp Giám đốc theo dõi theo từng lĩnh vực chuyên môn,
được Giám đốc uỷ quyền chỉ đạo trực tiếp các phòng ban, các đơn vị sản xuất, hàng
tuần có trách nhiệm báo cáo trước giám đốc về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
+ Phòng tài vụ: có nhiệm vụ nắm chắc số liệu phản ánh kịp thời, cung cấp thông tin
cho giám đốc để có kế hoạch chỉ đạo kịp thời, chủ yếu là ghi chép cập nhập sổ sách
chứng từ hàng ngày, lập báo cáo tháng, quý, năm đúng theo thời hạn của Nhà nước quy
định đồng thời đảm bảo việc thu, chi tiền mặt, ngoại tệ đúng theo chế độ hiện hành.
+ Phòng xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ điều hành trực tiếp các hoạt động kinh doanh
của công ty chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực thuộc theo từng chức năng của các đơn vị ở
các khâu mua, khâu bán, bảo quản xuất nhập hàng hoá, tham mưu cho giám đốc để ký
các hợp đồng kinh tế với nước ngoài, nắm bắt được thông tin giá cả thị trường và tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Phòng tổ chức hành chánh: giúp Giám đốc xây dựng kế hoạch và phân bổ mạng
lưới kinh doanh trang thiết bị cơ sở kỹ thuật cho các đội kinh doanh, tuyển dụng và
phân bổ sử dụng lao động, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng. Tổ chức phong trào
thi đua, giúp Giám đốc thực hiện việc hành chính văn phòng.
+ Phòng kỹ thuật: có chức năng về kỹ thuật trồng trọt, chăm bón tưới nước cho vườn
cà phê, tạo năng suất sản lượng cao.
+ Phòng cơ khí: tham gia vào việc cung cấp máy móc, thiết bị, điện phục vụ tưới nước
và chế biến.
+ Phòng bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ tài sản cho công ty.
+ Các đơn vị trực thuộc công ty: bao gồm 17 đơn vị sản xuất cà phê, hai đơn vị chế
biến… là cơ sở để thực hiện các quyết định của Giám đốc.
3.1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán – tài vụ

Sơ đồ tổ chức bộ máy phòng kế toán:

Ghi chú:
Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
+ Kế toán trưởng: có trách nhiệm trước giám đốc về mọi vấn đề có liên quan đến hạch
toán kinh tế.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp kiêm kế toán
nhập xuất hàng hoá.
Kế toán
thanh
toán, thủ
quỹ.
Kế toán
công nợ

BHXH
Kế
toán
giao
dịch
Ngân
hàng.
Kế toán
TSCĐ,
công cụ
dụng
cụ.
Hệ

thống
kế
toán
đội
+ Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp và đối chiếu số liệu giữa các phần hành với
nhau đồng thời lên tất cả các mẫu biểu kế toán để có 1 bảng báo cáo quyết toán tài
chính trung thực, chính xác.
+ Kế toán thanh toán: phải kiểm tra chứng từ gốc ban đầu hợp lý, hợp lệ trước khi chi
tiền cho khách hàng.
+Kế toán công nợ và BHXH: theo dõi tất cả các khoản phải thu, phải trả của Công ty,
có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc thu hồi kịp thời, tránh trường hợp chiếm vụ vốn, giải
quyết công nợ khó đòi, xử lý cac khoản nợ không có khả năng thanh toán, đồng thời
theo dõi số tiền phải nộp lên BHXH.
+ Kế toán giao dịch Ngân hàng: Theo dõi các khoản thu chi thông qua Ngân hàng,
tiền gửi, tiền vay, tồn quỹ tiền gửi Ngân hàng, dư nợ tiền vay, quan hệ giao dịch với
Ngân hàng, mở tài khoản lên Nhật ký tiền Việt Nam đồng, tiền ngoại tệ cho kế toán
tổng hợp.
+ Kế toán nhập xuất hàng hoá: theo dõi về mặt số lượng giá trị hàng hoá mua,bán, dự
trữ theo từng đối tượng, từng loại mặt hàng tồn kho giữa sổ sách với thực tế.
+ Kế toán TSCĐ, công cụ dụng cụ: Theo dõi tổng số tài sản cố định hiện có và tình
hình tăng, giảm tài sản cố định ( Hiện vật và giá trị) tính và phân bổ khấu hao tài sản cố
định vào đối tượng chưa chi phí một cách chính xác, có kế hoạch sửa chữa tài sản cố
định cũng như việc thanh lý tài sản cố định.
+ Kế toán công cụ dụng cụ: theo dõi tình hình xuất, nhập tồn kho công cụ dụng cụ,
theo dõi chi tiết số lượng cũng như giá trị từng loại công cụ dụng cụ, loại phân bổ một
lần hoặc phân bổ nhiều lần để tập hợp chi phí chính xác.
+ Hệ thống kế toán đội: theo dõi tình hình kế hoạch và thực hiện kế hoạc sản xuất,
theo dõi tiến độ khi mùa thu hoạch cà phê, làm lương cho cán bộ công nhân viên chức
hàng tháng gửi lên phòng tài vụ.
3.1.5 Hình thức kế toán đang áp dụng tại Công ty.

Hình thức kế toán tại công ty áp dụng: Theo hình thức nhật ký chung bao gồm
các loại sổ kế toán sau :
- Sổ Nhât ký chung
- Sổ chi tiết
- Sổ cái

Sơ đồ 4 – Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán của Công ty.
Ghi chú:
: Ghi hằng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu, kiểm tra
 Trình tự ghi sổ:
- Hằng ngày kế toán căn cứ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các
chứng từ gốc đã được kiểm tra, lấy số liệu ghi vào sổ kế toán, thẻ chi tiết.
-Cuối tháng căn cứ chứng từ gốc lên bảng kê làm căn cứ để lập các chứng từ ghi
sổ cho các tài khoản đối ứng. Sau khi lập xong chứng từ ghi sổ chuyển cho kế toán
trưởng để vào sổ cái.
-Cuối năm căn cứ vào số phát sinh Nợ - Có, số dư của từng tài khoản trên sổ cái
để lập bảng cân đối và báo cáo kế toán.
3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ, thẻ chi tiết
Bảng kê
Báo cáo kế toán
Bảng số 2: Bảng tóm tắt kết quả kinh doanh của công ty qua 2 năm 2006 - 2007

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
Mức
Tỷ lệ
(%)
1. Tổng doanh thu 78.197.917.002 95.895.115.107 17.697.195.105 22,6
Doanh thu BH và CCDV 75.157.323.266 93.989.891.040 18.832.567.774 25,06
Doanh thu HĐTC 697.194.520 252.418.467 (444.776.053) (63,8)
Thu nhập khác 2.343.399.216 1.652.805.592 ( 690.593.624) ( 29,47)
2. Tổng chi phí
68.822.563.43
3
82.681.904.44
4 13.869.343.011 20
Chi phí bán hàng 2.876.180.197 3.208.067.858 331.887.661 11,54
Chi phí quản lý DN 4.659.135.986 3.536.401.330 ( 1.122.734.656) ( 24,10)
Chi phí tài chính 4.687.082.846 3.689.660.771 ( 997.422.075) (21,28)
Chi phí khác 283.344.813 425.312.652 186.967.839 78,44
Chi phí thuế TNDN hiện
hành 3.645.970.832 5.240.154.422 1.594.483.590 43,72
Giá vốn hàng bán 52.715.848.759 66.582.309.440 13.866.460.681 26,3
3. Tổng lợi nhuận 9.375.353.589 13.213.208.663 3.837.855.074 40,9
Qua bảng tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2006 – 2007
cho ta nhận xét sau:
+ Xét về chỉ tiêu doanh thu: Tổng doanh thu đã tăng 17.697.195.105 đ từ năm 2006 đến
năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng là 22,6%. Trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ tăng 18.832.567.774 đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 25,06%; Doanh thu hoạt
động tài chính giảm 444.776.053 đ tương ứng với tỷ lệ giảm 63,8%; Thu nhập khác
giảm 690.593.624 đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 29,47%. Điều này chứng tỏ về khâu
tiêu thụ bán hàng công ty đã thực hiện tốt nhưng về các hoạt động tài chính và nguồn
thu nhập khác thì công ty đã không thực hiện có hiệu quả. Bộ phận quản lý của công ty

cần xem xét lại công tác quản lý sản xuất kinh doanh để công ty hoạt động có hiệu quả
hơn trong thời gian tới.
+ Xét về chỉ tiêu chi phí: chi phí hoạt động của công ty đã tăng nhanh từ năm 2006 đến
năm 2007, cụ thể tăng 13.869.343.011 đ tương ứng với tỷ lệ tăng 20%. Trong đó chủ
yếu là do sự tăng lên của chi phí bán hàng ( tăng 331.887.661 đ, tỷ lệ tăng 11.54%), và
chi phí về giá thành sản phẩm ( giá vốn hàng bán). Tuy nhiên cũng có sự giảm tải của
các chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính. Công ty cần có những
biện pháp để quản lý có hiệu quả các loại chi phí. Đây cũng là một phần nhiệm vụ của
kế toán quản trị.
+ Về chỉ tiêu lợi nhuận ( Lợi nhuận sau thuế) : Lợi nhuận năm 2007 tăng
3.837.855.074 đ so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng là 40,9%. Con số này chứng
tỏ rằng hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả. Chứng tỏ rằng công ty
đã thực hiện tốt các công tác từ tổ chức quản lý đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Công
ty cần phát huy thành tích đã đạt được để ngày càng nâng cao vị thế của mình.
3.3 Thực trạng hạch toán Thành phẩm và Tiêu thụ thành phẩm tại công ty
3.3.1 Sơ lược Thành phẩm và quy trình chế biến Thành phẩm tại công ty
3.3.1.1 Sơ lược về thành phẩm
Thành phẩm của công ty bao gồm cà phê nhân xô chưa qua đánh bóng, cà phê nhân đã
qua đánh bóng và cà phê bột Victoria.
Tên cà phê nhân của công ty gồm các loại: cà phê ướt R1, Cà phê R2.
Cà phê nhân là nguyên liệu để chế biến, xuất khẩu hoặc tiêu dùng nội địa.
Cà phê nhân bao gồm cà phê thu mua ngoài, thu công nợ và cà phê nhân qua chế biến
từ cà phê tươi tự trồng.
3.3.1.2 Quy trình chế biến Thành phẩm
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ BỘT ( trang bên)

×