Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Kỹ năng đặt câu hỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.37 KB, 15 trang )

BỘ MÔN KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ THUYẾT TRÌNH

BÀI THẢO LUẬN NHÓM
ĐỀ TÀI
KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI TRONG GIAO TIẾP
GIẢNG VIÊN:
PHẠM THỊ TUYẾT
NHÓM THỰC HIỆN:
Nhóm 8
1. Bùi Hồng Hạnh (NT)
2. Lý Thiên Hương
3. Phan Thị Lệ Mỹ
4. Nguyễn Thị Thu Hằng
5. Phạm Văn Tiến
6. Dương Văn Thế
7. Phạm Hoa Lan
8. Vương Thị Trà My
1. Khái niệm câu hỏi
Trong một nghiên cứu về câu hỏi dựa theo lý thuyết về hành động ngôn ngữ trong giao
tiếp, Kerbrat-Orecchioni cho rằng: “Câu hỏi là phát ngôn được đưa ra nhằm mục đích
chính là nhận được một thông tin từ người được hỏi.”
Cao Xuân Hạo lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ quy chiếu và dựa trên khái niệm giá trị ngôn
trung, đã định nghĩa câu hỏi chính danh như sau: “Câu hỏi chính danh là những câu hỏi
yêu cầu một câu trả lời thông báo về một sự tình hay về một tham tố nào đó của một sự
tình được tiền giả định là hiện thực.”
Tóm lại: Câu hỏi là phát ngôn được đưa ra với mục đích chính nhằm nhận được thông tin
từ phía người được hỏi.
2. Vai trò
1. Đối với người hỏi
Thu thập thông tin
Sau khi nhận được câu trả lời cho câu hỏi của mình, người hỏi sẽ tiếp nhận được thông


tin từ đó có sự phản hồi thích hợp.
Ví dụ như khi hỏi: “Anh đi đâu đấy?” thì khi người được hỏi trả lời, người hỏi sẽ nhận
được thông tin về địa điểm sắp tới của người được hỏi.
Tìm được quan điểm chung
Khi không hỏi, sẽ không có sự phản hồi thông tin, có thể dẫn đến mỗi người nói một ý và
có xu hướng suy nghĩ lệch nhau. Lúc này, có thể hỏi những câu như: “Ý anh thế nào, có
đồng ý với tôi không?”, ” Anh nghĩ sao khi tôi quyết định mở rộng sản xuất?”
Giải quyết mâu thuẫn
Mâu thuẫn nảy sinh trong công việc và cuộc sống là điều không thể tránh khỏi. Những
con người khác nhau với những mục đích và nhu cầu hoàn toàn khác nhau luôn dễ dẫn
đến mâu thuẫn. Kết quả có thể dẫn đến thù oán lẫn nhau. Tuy nhiên mâu thuẫn có thể là
động lực của sự phát triển nếu biết giải quyết chúng một cách khoa học.
Muốn giải quyết mâu thuẫn thì phải hiểu được bản chất cũng như những vấn đề liên quan
đến nó. Nói cách khác, trước hết phải nắm rõ quan điểm và mong muốn của đối phương
hoặc các bên liên quan. Như vậy, cần thiết phải đặt câu hỏi để thu thập thông tin và nhận
dạng vấn đề một cách rõ ràng, chính xác.
2.2Đối với người được hỏi
Định hướng thông tin
Trong giao tiếp, câu hỏi được dùng để chỉ ra cho người được hỏi rằng người hỏi cần
thông tin gì từ họ, qua đó đưa câu trả lời đầy đủ chính xác.
Ví dụ khi bàn bạc tổ chức về kế hoạch đi du lịch, lớp trưởng có thể đưa ra những câu hỏi
như: “Địa điểm du lịch?”, “Phương tiện đi lại là gì?”, những câu hỏi này hướng dẫn
người nghe trả lời đúng trọng tâm.
Nắm bắt nhu cầu của người hỏi
Nghe câu hỏi, ta có thể nhận ra ý của người hỏi ở đây là gì, như khi hỏi: công việc tôi
giao anh hoàn thành đến đâu rồi? ta có thể nhận ra người hỏi muốn hỏi xem tiến độ công
việc tới đâu rồi, từ đó có cách xử trí thích hợp.
3. Phân loại
3.1Câu hỏi đóng
Câu hỏi đóng là loại câu hỏi mà người hỏi đưa sẵn các phương án trả lời cho người được

hỏi chọn lựa.
Câu hỏi đóng thường chỉ có một câu trả lời đúng, có tính chất là xác nhận lại thông tin.
Đặc điểm
+ Chi tiết, rõ ràng: Nêu ra cụ thể kĩ càng nội dung hỏi: “Nếu tôi có chứng chỉ này, anh sẽ
nhận tôi vào làm việc chứ?”
+ Trả lời ngắn gọn: Câu trả lời có thể là một trong hai lựa chọn đối lập (có/không) hoặc
một số phương án lựa chọn (A/B/C)
+ Không bắt đầu bằng từ để hỏi như “Tại sao”, “Làm thế nào”, “Khi nào”
+ Yêu cầu ít suy nghĩ: Câu hỏi đóng nêu ra rất rõ nội dung dẫn ra định hướng trả lời cho
người được hỏi, do đó không cần phải suy nghĩ quá nhiều để có thể trả lời.
+ Tăng thêm sự nhất trí: Mọi người có đồng ý với ý kiến mà tôi vừa đưa ra không?
3.2. Câu hỏi mở
Câu hỏi mở là những câu hỏi không có câu trả lời cố định, cho phép người được hỏi linh
động hơn trong câu trả lời. Loại câu hỏi này đánh vào kiến thức, sự hiểu biết, quan điểm
hoặc cảm xúc của người trả lời. Chúng thường bắt đầu bằng từ để hỏi như “cái gì”, “tại
sao”, “như thế nào” Tuy nhiên, các cấu trúc như “Bạn có thể kể ” hoặc “Bạn có thể tả
lại ” cũng có thể được dùng để bắt đầu câu hỏi mở.
Đặc điểm
+ Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết: Người hỏi không nắm rõ thông tin nên cần người được
hỏi thông báo lại cụ thể: “Nhiệm vụ được giao anh làm tới đâu rồi?”
+ Yêu cầu trả lời tỉ mỉ: Khi được hỏi làm như thế nào thì câu trả lời phải chi tiết rõ ràng
giải thích cho người hỏi.
Ví dụ, khi được hỏi “Phần C bài 1 làm như thế nào?” người trả lời phải nêu ra được
phương pháp, dựa trên lí thuyết nào, dẫn chứng cụ thể ra sao…
+ Tăng ý kiến: Không giống như câu hỏi đóng, đưa ra để tìm sự nhất trí, câu hỏi mở được
đưa ra để tìm thêm ý kiến từ mọi người góp phần hoàn thiện bài thuyết trình.
Ví dụ, “Mọi người còn những góp ý gì nữa đối với bài thuyết trình này?”
+ Phát triển một cuộc đối thoại mở
Ở câu hỏi đóng, khi người được hỏi trả lời xong câu hỏi thì người hỏi đã nhận được hết
những thông tin mà mình cần rồi, tuy nhiên ở câu hỏi mở như: “Bạn định làm gì trong kì

nghỉ hè này?” sẽ có rất nhiều ý kiến được đưa ra để bàn luận mà không bị bó hẹp câu trả
lời.
4. Một số dạng câu hỏi thường gặp trong giao tiếp
4.1Câu hỏi thu thập thông tin
Thông thường, trong giao tiếp, có những thông tin đối tượng giao tiếp sẽ tự động nói cho
chúng ta biết, tuy nhiên cũng có những thông tin buộc chúng ta phải hỏi mới có thể khai
thác được. Để có những thông tin, đôi khi vô cùng quý giá ấy, chúng ta phải có kỹ năng
đặt câu hỏi để thu thập.
Ngoài việc đặt câu hỏi đúng ra, chúng ta cần phải có phương pháp để đối tượng vui vẻ trả
lời. Bằng nhiều cách khác nhau: Tạo không khí thoải mái, hòa đồng trong câu chuyện; có
thái độ lắng nghe, cầu thị; tỏ ra biết ơn khi được đối tượng cung cấp những thông tin cần
thiết; phản hồi tích cực trong thời điểm nhất định; giúp đối tượng giao tiếp có thái độ tự
tin, hưng phấn khi bước vào cuộc trò chuyện… Khi đã có đầy đủ những nhân tố trên,
khéo léo vận dụng các câu hỏi dưới những hình thức khác nhau để thu thập thông tin.
4.1.1 Câu hỏi hẹp
Đây là loại câu hỏi có cấu trúc chặt chẽ, thu hẹp vấn đề để khai thác những thông tin
chính xác, ngắn gọn. Người trả lời không cần động não, suy nghĩ nhiều mà chỉ cần trả lời
thẳng vào câu hỏi bằng những thông tin rõ ràng. Tuy nhiên, nhược điểm của loại câu hỏi
này là chỉ thu thập được những thông tin trên diện hẹp.
Chẳng hạn: “Giám đốc công ty anh quê ở đâu?” hay “Địa chỉ nhà riêng của trưởng phòng
mình là đâu nhỉ?”
4.1.4 Câu hỏi chặn đầu
Đây là loại câu hỏi dạng quy chụp, giăng bẫy, có tác dụng tương tự câu hỏi gián tiếp. khi
người hỏi muốn tìm hiểu về một vấn đề nào đó, người ta có thể đi chặn đầu, hỏi về một
vấn đề phụ bên cạnh vấn đề đó để từ câu trả lời suy ra thông tin cần tìm hiểu.
Chẳng hạn: Khi nghi ngờ bạn gái ngoại tình, anh A có thể đề nghị bạn gái cho mình xem
tin nhắn điện thoại. Thông qua thái độ chập nhận hay từ chối của bạn gái mà anh A có thể
kiểm tra được việc bạn gái mình có ngoại tình hay không.
4.1.5 Câu hỏi gợi mở
Đây là loại câu hỏi có cấu trúc thấp, người hỏi chỉ giới thiệu đôi nét về đề tài muốn hỏi,

người trả lời sẽ tùy ý quyết định nội dung trả lời. Loại câu hỏi này mang đến sự dễ dàng
trong việc hồi đáp và thường được áp dụng ở đầu cuộc giao tiếp để tạo mối quan hệ hài
hòa, dẫn dắt câu chuyện một cách tự nhiên. Mục đích chính của loại câu hỏi này là thu
thập thêm thông tin. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là đối tượng được hỏi không nhận
thức được mục tiêu trọng tâm của câu hỏi, dẫn đến có thể trả lời lan man, dài dòng.
Chẳng hạn: “Cậu thấy anh A thế nào?”. Người được hỏi có thể thoải mái nói lên cảm
nhận của mình về đối tượng và người hỏi có thể thu thập thêm thông tin về tình cảm của
người được hỏi đối với đối tượng.
4.1.6 Câu hỏi chuyển tiếp
Đây là loại câu hỏi nhằm mục đích chuyển hướng câu chuyện, chuyển hướng vấn đề
đang trao đổi.
Việc vận dụng câu hỏi chuyển tiếp một cách nhuần nhuyễn sẽ giúp cho chúng ta giữ cho
cuộc tiếp xúc luôn trôi chảy, hứng thú và tạo tiền đề để cho người nó dễ dàng trình bày
những thông tin mới. Nhưng việc tìm ra câu hỏi phù hợp với chủ đề mới để chuyển tiếp
một cách mềm mại không phải là điều dễ dàng.
Chẳng hạn: Trong cuộc họp, khi đang thảo luận về vấn đề A, để chuyển tiếp đến vấn đề
khác ta có thể hỏi “thế còn vấn đề B thì giải quyết như thế nào?”.
4.1.7 Câu hỏi làm rõ sự nghi vấn
Đây là dạng câu hỏi mà người hỏi nắm lấy những thông tin cuối cùng vừa phát ra từ
người trả lời để khơi mào cho những câu trả lời tiếp theo nhằm thu thập thêm thông tin về
những điểm mà người hỏi chưa nắm rõ.
Chẳng hạn: Vợ hỏi chồng: “Anh ăn cơm chưa?” nếu câu trả lời là “Anh ăn ở nhà bạn rồi”
thì có thể hỏi thêm “Ở nhà anh C phải không?”
4.1.8 Câu hỏi tóm tắt ý
Đây là dạng câu hỏi trong đó tóm tắt lại nội dung thông tin người nghe nhận được từ
những câu trả lời của đối tượng để đối tượng xác nhận lại một lần nữa thông tin đã được
cung cấp.
Chẳng hạn: sau khi bàn bác nhiều lần về vấn đề ký kết một hợp đồng, người ta có thể hỏi
lại đối tác: “Như vậy anh đề nghị thời hạn hợp đồng là ba tháng phải không?”, câu hỏi
này đóng vai trò chốt lại vấn đề với sự khẳng định chắc chắn của người trả lời để tránh

trường hợp nhầm lẫn, thiếu sót thông tin.
4.2 Các hình thức câu hỏi nhằm mục đích khác
4.2.1 Câu hỏi tiếp xúc
Câu hỏi tiếp xúc dùng để tạo ra một bầu không khí thoải mái, vui vẻ nhằm tạo tiền đề cho
việc giao tiếp thành công. Câu hỏi tiếp xúc thường là những câu hỏi mang tính chất xã
giao, xoay quanh những vấn đề phụ hoặc thậm chí không liên quan gì đến vấn đề chính.
Chẳng hạn: “Sức khỏe anh dạo này thế nào?” hay “Tôi nghe nói chị nhà vừa sinh em bé,
hai mẹ con vẫn khỏe chứ?”
4.2.2 Câu hỏi đề nghị
Đây là loại câu hỏi trong đó nêu lên một ý kiến, một đề nghị mà người nêu câu hỏi không
biết chắc rằng ý kiến đó có nhận được sự ủng hộ, đồng tình hay không. Loại câu hỏi này
thường dùng để thăm dò ý kiến của đối tượng nhằm tránh thất thố khi đối tượng không
hoàn toàn đồng ý với ý kiến nêu ra và dễ bề tiếp tục nêu ra ý kiến khác nhằm tìm kiếm
một giải pháp.
Chẳng hạn: Khi được cấp trên hỏi ý kiến về việc chuẩn bị một món quà cho đối tác làm
ăn, chúng ta có thể hỏi: “Em thấy sản phẩm A, vừa sang trọng, hữu ích, giá cả lại phải
chăng, rất phù hợp làm quà biếu đối tác, anh thấy thế nào ạ?” Câu hỏi này, người hỏi vừa
cho thấy ý kiến đề xuất của họ và vừa thăm dò được ý kiến của người trả lời.
4.2.3 Câu hỏi hãm thắng
Trong một số tình huống giao tiếp, người nói có thể nói thao thao bất tuyệt và người nghe
muốn đối phương trình bày chậm lại nhưng không nên tỏ ra bất lịch sự. Khi đó, người
nghe có thể sử dụng những câu hỏi hẹp, không đơn thuần thu thập thông tin mà làm ra vẻ
muốn tìm hiểu tương đối kỹ một số khía cạnh nào đó trong chủ đề đang được trình bày,
tìm cách xen vào một cách thích hợp nhằm làm cho người nói chậm lại thông qua việc
họ phải giải thích kỹ hơn.
Chẳng hạn: Khi đang trao đổi về một sản phẩm nào đấy, chúng ta có thể hỏi: “Anh nói
sản phẩm này rất đa năng, nó thể hiện ra như thế nào?”
4.2.4 Câu hỏi kết thúc vấn đề
Khi chúng ta muốn kết thúc một vấn đề đang trao đổi mà không muốn tạo ra cảm giác đột
ngột cho đối tượng, tránh bị cho là thiếu lịch sự thì chúng ta có thể đề ra các câu hỏi

mang tính chất chuẩn bị để chấm dứt vấn đề đang trao đổi.
Chẳng hạn: “Tôi nghĩ đến đây thì chúng ta đã trao đổi khá đầy đủ về vấn đề này rồi, phải
không ạ?”
5. Nguyên tắc đặt câu hỏi
Bước 1: Chuẩn bị trước khi hỏi
Bước 1.1: Xác định rõ mục đích đặt câu hỏi
Cụ thể là, bạn phải xác định được sau khi hỏi mình sẽ đạt được cái gì, (Ví dụ: để tiếp cận
đối tượng, thu thập thông tin, hay đề xuất ý kiến.); từ đó lựa chọn loại câu hỏi phù hợp.
Bước 1.2: Tìm hiểu thông tin về đối tượng
Với cùng một mục đích nhưng tùy từng đối tượng chúng ta sẽ có các cách thức giao tiếp
và ngôn ngữ sử dụng khác nhau. Vì vậy để có cách tiếp cận phù hợp có thể tìm hiểu trước
về đối tượng dựa trên một số tiêu chí sau:
- Tính cách
Tính cách của một người là yếu tố quyết định cảm xúc, suy nghĩ và cách cư xử của
người đó.
- Giới tính
Nghiên cứu của Mulac, Bradac & Gibbons, 2001 đã chỉ ra rằng nam giới thích sử dụng
ngôn ngữ mang tính trực tiếp, bảo thủ, rõ ràng, dứt khoát; trong khi nữ giới thường sử
dụng từ ngữ mang tính gián tiếp, thường xuyên dùng các từ “né tránh” và thể hiện sự
không chắc chắn, đồng thời cũng biểu lộ cảm xúc nhiều hơn. Do đó, với cùng một câu
hỏi nhưng chất lượng câu trả lời nhận được có thể khác nhau.
- Tuổi tác
Tuổi tác của đối tượng quyết định đến cách xưng hô, từ ngữ lựa chọn và nội dung câu
hỏi. Ví dụ, một số người cao tuổi có thời gian phản xạ, khả năng nhận diện lời nói và xử
lý thông tin kém hơn so với người thường. Đối với những người này, cần đơn giản hóa
câu hỏi, đồng thời tránh sử dụng những lời lẽ bất kính, gây xúc phạm.
Bước 1.3: Lựa chọn nội dung
Căn cứ vào mục đích đã được xác định và đối tượng được hỏi để lựa chọn nội dung. Câu
hỏi cần ngắn gọn, dễ hiểu, tránh đa nghĩa.
Bước 1.4: Đoán trước câu trả lời

Việc đoán trước câu trả lời sẽ buộc bạn phải xem xét liệu việc diễn đạt của mình có chuẩn
xác không, câu hỏi có tập trung vào mục tiêu không.
Bước 1.5: Viết ra những câu hỏi sẽ dùng
Việc này giúp sắp xếp những câu hỏi theo trình tự logic (từ cụ thể đến toàn diện, mức độ
thấp đến cao, mức độ liên quan đến nội dung…), đảm bảo tất cả các câu hỏi đều phù hợp
với mục đích đặt ra.
Ví dụ, giáo viên đưa ra các câu hỏi theo trình tự hợp lý sẽ gợi mở cho sinh viên nắm bắt
được bài học dễ dàng hơn.
Bước 2: Đưa ra câu hỏi
Trong giao tiếp, những quãng nghỉ sẽ giúp làm nổi bật những ý chính và các bên sẽ có
thời gian để định hình những suy nghĩ của mình trước khi tiếp tục. Một quãng nghỉ
kéo dài ít nhất 3 giây trước khi đưa ra câu hỏi có thể giúp nhấn mạnh tầm quan trọng
của những gì sẽ được hỏi. Sau khi đưa ra một câu hỏi, hãy ngừng lại khoảng 3 giây,
không nên hỏi quá nhiều một lúc vì sẽ khiến người trả lời bị phân tán.
Khi đưa ra câu hỏi, có thể sử dụng phương pháp cái phễu (Funneling technique)
Theo đó, người hỏi bắt đầu với những câu hỏi chung chung, sau đó đi sâu vào một điểm
trong mỗi câu trả lời, và hỏi chi tiết hơn ở các mức độ khác nhau. Phương pháp này
thường được các nhà điều tra sử dụng khi lấy lời khai của nhân chứng.
Khi sử dụng phương pháp này, nên bắt đầu với những câu hỏi đóng, sau đó sử dụng
nhiều câu hỏi mở hơn. Ví dụ:
“Anh chị đã gọi đến bộ phận trợ giúp kỹ thuật chưa?”
“Họ có giúp anh chị xử lý sự cố không?”
“Anh chị thấy thái độ phục vụ của người nhận máy thế nào?”
Bước 3: Sau khi hỏi
Hãy kiên nhẫn lắng nghe người được hỏi trả lời. Sau khi đối tượng nói xong, hãy đợi
10-15 giây rồi mới bắt đầu hỏi câu tiếp theo. Có thể nhắc lại câu trả lời bằng những
câu như ”Tôi vừa nghe anh nói là …”, “Anh cho rằng …, có phải không?” để họ thấy
mình được lắng nghe và tôn trọng.
Nếu không nhận được câu trả lời nào, hãy hỏi đối tượng xem họ có cần thêm thời gian
suy nghĩ không, hoặc diễn đạt lại câu hỏi rõ ràng hơn.

6. Kỹ năng đặt câu hỏi
6.1 Mô hình STAR
Đây là một kỹ thuật đặt câu hỏi hiệu quả bằng cách sử dụng các tình huống cụ thể, thực
tế, đưa ra những ví dụ đơn giản và thường dùng trong phỏng vấn. STAR là từ viết tắt của
các yếu tố khác nhau mà mỗi câu hỏi phải có. Theo đó, một câu hỏi thông thường bao
gồm 4 thành tố đó là:
S – Situation: Hoàn cảnh
T – Task/ Target: Nhiệm vụ/ Mục tiêu
A – Action: Hành động
R – Result: Kết quả
Chữ cái đầu tiên “S” đại diện cho hoàn cảnh, mô tả người tham gia (who), địa điểm
(where), lý do (why) của hành vi. Chữ cái tiếp theo “T” yêu cầu ứng viên phải mô tả mục
tiêu hoặc nhiệm vụ của mình trong hoàn cảnh đó. Chữ cái “A” tương đương với từ “hành
động” (action), người phỏng vấn sẽ hỏi ứng viên làm gì để hoàn thành mục tiêu. Cuối
cùng chữ “R” yêu cầu người được hỏi phải đưa ra kết quả liên quan.
Sử dụng mô hình này, người phỏng vấn có thể khám phá ra hành vi ứng xử của một
người trong quá khứ và dự báo hành vi trong tương lai.
6.2 Mô hình 5W1H (Kỹ thuật Kipling)
5W1H viết tắt từ các từ sau: What? (Cái gì), Where? (Ở đâu), When? (Khi nào), Why?
(Tại sao), How? (Như thế nào), Who? (Ai)
Rudyard Kipling đã sửu dụng một bộ câu hỏi để giúp khơi mào ý tưởng và giải quyết
vấn đề, ông đã tóm tắt trong một bài thơ:
“I have six honest serving men
They taught me all I knew
I call them What and Where and When
And How and Why and Who”
Khi nào thì sử dụng kỹ thuật 5W1H?
Sử dụng các câu hỏi Kipling bất cứ khi nào bạn cần một tác nhân kích thích. Ví dụ, trong
một cuộc họp mà tất cả mọi người đều cạn kiệt ý tưởng. Bạn cũng có thể sử dụng để
có được góc nhìn toàn diện khi phân tích một vấn đề.

Sử dụng kỹ thuật này như thế nào?
Đặt câu hỏi
Một cách tiếp cận đơn giản là đặt các câu hỏi trên gắn với mục đích và hoàn cảnh cụ thể
hơn.
Mở rộng câu hỏi
Bạn cũng có thể mở rộng từ một câu hỏi chỉ có một từ đơn thành đoạn câu hỏi, ví dụ:
- Ai có thể?
- Ở đâu nữa?
- Tại sao lại không?
- Khi nào là thời điểm hợp lý?
- Làm thế nào để giải quyết vấn đề này?
Đưa ra một chuỗi câu hỏi theo trình tự
Sử dụng bộ câu hỏi theo một trình tự nhất định sẽ giúp định hướng suy nghĩ của bạn tới
một câu trả lời đầy đủ, ví dụ:
• What is the problem? Vấn đề này là gì?
• Where is it happening? Vấn đề này hiện đang xảy ra ở đâu?
• When is it happening? Vấn đề này hiện đang xảy ra khi nào?
• Why is it happening? Tại sao vấn đề này lại đang xảy ra?
• How can you overcome this problem? Làm thế nào để giải quyết vấn đề này?
• Who do you need to get involved? Ai là những người có liên quan?
• When will you know you have solved the problem? Khi nào thì bạn biết mình giải
quyết xong vấn đề này?
Bộ câu hỏi Kipling có hiệu quả vì những câu hỏi này rất ngắn gọn và trực tiếp. Chúng
cũng rất phổ biến, và có thể được áp dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
7. Một số sai lầm khi đặt câu hỏi
Tất nhiên, trong giao tiếp, không tránh khỏi những câu hỏi ngớ ngẩn, những sai lầm
khiến cho cuộc đối thoại đi theo một hướng khác. Đây thực sự là một điều cần tránh.
Sau đây là một số sai lầm thường mắc phải khi đặt câu hỏi:
Thuyết trình thay vì đặt câu hỏi
Thay vì hỏi những câu cụ thể, súc tích, người hỏi lại vòng vo, đi sâu vào vấn đề như trả

lời luôn cho câu hỏi. Đây là nguyên nhân làm lãng phí thời gian, khiến cho cuộc giao tiếp
trở nên dài dòng, làm cho người được hỏi không xác định được câu trả lời chính xác nhất
và mất tập trung vào cuộc đối thoại.
Hỏi để hạ phẩm giá của người khác
Trong trường hợp này, người hỏi biết chắc đối phương không thể trả lời câu hỏi do mình
đặt ra bởi một số nguyên nhân: Khác chuyên môn hay câu hỏi quá tế nhị ảnh hưởng đến
cuộc sống, danh dự của người được hỏi.
Chẳng hạn: Biết rõ bố mẹ của đối phương làm nông, không được đi học đầy đủ nhưng
vẫn cố tình hỏi: “Bố mẹ bạn dạy bạn cư xử như một đứa thất học như vậy hả?”
Hỏi nhằm khai thác và điều khiển đối tác
Mục đích của những câu hỏi như thế này là để khai thác thông tin, điểm yếu của đối thủ,
từ đó áp đặt, xoáy sâu vào những thông tin bất lợi. Điều này gây mất thiện cảm đối với
người được hỏi.
Chẳng hạn: Biết tình hình sức khỏe của mẹ anh A không được tốt, phải nằm bệnh viện
trong khi gia đình anh A lại rất khó khăn. Đối thủ của công ty anh A làm việc muốn mua
chuộc anh A làm tay trong cho mình có thể đặt ra những câu hỏi về tình trạng sức khỏe
mẹ anh A: “Nghe nói mẹ anh dạo này không được khỏe phải không?” hay “Có phải tiền
viện phí bệnh viện B đắt đỏ lắm phải không?”
Không lắng nghe câu trả lời
Vì chủ quan cho rằng vấn đề này, câu trả lời này mình đã biết, điều này giống như bạn
đang khinh thường đối tác vậy.
Câu hỏi không phù hợp với đối tượng
Gây cảm giác ức chế, khó gần trong giao tiếp. Đối tượng được hỏi đôi khi không thể trả
lời do không có kiến thức về vấn đề được hỏi.
Chẳng hạn: Hỏi một đứa bé 5 tuổi tình hình chính trị của Thái Lan.
Hỏi không nhằm mục đích lấy thông tin
Cũng giống như việc không lắng nghe câu trả lời, việc hỏi những câu hỏi không liên quan
đến chủ đề chỉ để giết thời gian hay bởi sai lầm của người đưa ra câu hỏi hay bởi một
nguyên nhân nào khác đi chăng nữa cũng khiến cho đối tác cảm thấy lạc đề và không còn
hứng thú với cuộc đối thoại.

Chẳng hạn: Đang ngồi trò chuyện với đối tác làm ăn, hỏi “trời hôm nay sao không mưa
nhỉ?”
Thời gian, không gian không phù hợp
Yếu tố ngoại cảnh này có tác động khá lớn tới kết quả của cuộc đối thoại.
Chẳng hạn: Lúc 12h đêm, gõ cửa nhà hàng xóm và hỏi: “Hôm nay anh có trông thấy con
chó Xồm nhà tôi không?” hay lúc cấp trên đang nóng thì không nên xin nghỉ phép.
Dài dòng, không rõ mục đích
Cần phải xác định rõ mục đích trước khi hỏi, tránh hiện tượng vòng vo, dài dòng, “nói
dài, nói dai, nói dại” vừa tốn thời gian, khiến người bị hỏi cảm thấy mệt mỏi, tẻ nhạt vừa
làm cho kết quả của cuộc đối thoại bị giảm đi.
Hỏi theo suy nghĩ thắng-thua
Đặt những câu hỏi để dồn đối tác vào thế bí, buộc họ phải chấp nhận thế thua, để mình
được ở vị trí người thắng. Những câu hỏi loại này khiến cho người hỏi bị nhìn nhận như
một kẻ hiếu thắng, kiêu căng, tự phụ và người được hỏi thường không hứng thú trả lời.
Chẳng hạn: Hai thanh niên trò chuyện với nhau. Một người hỏi: “Bạn có nhà lầu, xe hơi,
bố làm to như mình không?”.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×