Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Quang Khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.7 KB, 55 trang )

Baựo Caựo Toỏt Nghieọp
LễỉI CAM ễN
M u bỏo cỏo tt nghip tụi xin chõn thnh cm n:
- Ban Giỏm hiu trng: Cao ng Cụng Nghip Thc Phm - TP.
H Chớ Minh
- Giỏm c: Cụng ty TNHH TM- DV Quang Khỏnh.
- Cựng tt c anh, ch em phũng k toỏn v cỏn b cụng nhõn viờn ca
Cụng ty TNHH TM- DV Quang Khỏnh.
Qua thi gian thc tp ti Cụng ty TNHH TM-DV Quang Khỏnh tụi xin
a ra mt s ý kin v suy ngh ca bn thõn i vi cụng tỏc xỏc nh kt
qu kinh doanh ti Cụng ty qua chuyờn tt nghip K toỏn nghip v
xỏc nh kt qu kinh doanh v phõn phi li nhun.
Vi kin thc thc t v k toỏn cũn ớt i v thi gian thc tp cú hn
nờn chuyờn tt nghip ny khụng sao trỏnh khi nhng thiu xút tụi rt
mong nhn c s úng gúp ý kin ca cỏc thy cụ v cỏc anh ch em trong
Cụng ty.
Tụi xin chõn thnh cm n s nhit tỡnh dy d ca quý thy cụ trong
sut thi gian hc trng.
Cm n s giỳp nhit tỡnh ca Cụng ty TNHH TM-DV Quang Khỏnh,
nht l cỏc anh, ch phũng k toỏn ó giỳp cho tụi trong sut thi gian
thc tp ti Cụng ty.
Trang: 1

Báo Cáo Tốt Nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong tình hình nước ta hiện nay đang có những bước chuyển biến mạnh
mẽ, từ cơ chế tập trung quan lưu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước, các thành phần kinh tế trong nước phát triển, cơ sở hạ tầng ngày
một nâng cao, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất hiện đại. Vấn đề đặt lên hàng
đầu đối với các doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện
nay có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau, nếu


doanh nghiệp nào sản xuất kinh doanh khơng hiệu quả, trình độ quản lý yếu kém
thì sẽ khơng tồn tại. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao và đứng vững trên thị trường
doanh nghiệp phải thường xun kiểm tra và đánh giá mọi diễn biến cũng như kết
quả của q trình sản xuất kinh doanh, tình hình sản xuất và tiêu thụ, chi phí. Trên
cơ sở đó đề ra những giải pháp đúng đắn nhằm thúc đẩy tiến độ kỹ thuật, sử dụng
hợp lý lao động, vật tư tài sản cố định tăng năng xuất lao động, nâng cao chất
lượng sản phẩm hạ giá thành… Trong đó việc đánh giá xem xét q trình hoạt
động của doanh nghiệp từ dó xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong
tháng, q, năm. So sánh giữa số tiền thu và số tiền chi phí cho sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm.
Việc xác định kết quả kinh doanh ở cuối kỳ hạch tốn hay sau một chu kỳ
sản xuất là rất quan trọng, vì từ kết quả kinh doanh lãnh đạo sẽ biết rõ về tình hình
thu chi, biết được tình hình sản xuất của năm nay là có lãi và lãi bao nhiêu từ đó có
kế hoạch để hoạch định ra những chiến lược cho kỳ sản xuất sau đạt hiệu quả cao
hơn.
Ngồi ra việc hạch tốn kết quả kinh doanh còn mang tính cấp thiết và quan
trọng, cung cấp thơng tin cho cấp trên một cách chính xác và kịp thời để nhà quản
lý có kế hoạch phân phối lợi nhuận cho từng bộ phận theo quy định của Pháp luật.
Xuất phát từ thực tiễn đó trong thời gian thực tập cuối khố với sự giúp đỡ
của giám đốc Cơng ty nhất là Bà Trần Thị Thu Hà, tơi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“KẾ TỐN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI
NHUẬN”.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Số liệu được lấy năm 2004
Đề tài tốt nghiệp này là sự kết hợp lý thuyết mà bản thân tơi nắm bắt được
trong thời gian thực tập, nghiên cứu ở trường và sự tìm tòi học hỏi kinh nghiệm
thực tế.Tuy nhiên do thời gian và trình độ kiến thức có hạn nên những vấn đề trình
bày khơng thể tránh khỏi những thiếu xót, nhất là chỉ nghiên cứu một phần nhỏ
trong cơng tác kế tốn của Cơng ty. Kính mong thầy cơ giáo và các anh chị ở Cơng
ty đóng góp ý kiến để bản thân tơi rút ra kinh nghiệm và học hỏi thêm nhiều điều
bổ ích.

Trang: 2

Baùo Caùo Toát Nghieäp
Phần I
TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY
TNHH TM - DV QUANG KHÁNH
Trang: 3

Baùo Caùo Toát Nghieäp
I. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH TM
- DV QUANG KHÁNH.
1.Những nét tổng quát về Công ty TNHH TM-DV Quang Khánh.
Những năm gần đây, ĐăkR’Lấp là một huyện nhỏ mới thành lập nhưng
lại có tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn các đơn vị hành chính cùng cấp
khác của tỉnh Đăk Nông. Đất đai ở đây màu mỡ khí hậu thích hợp cho các loại
cây công nghiệp và nông nghiêp tăng trưởng.
Dân cư phần lớn là từ các vùng khác chuyển đến lập nghiệp và canh
tác. Sự thay đổi này có thể nhận thấy rõ rệt kể từ khi trục đường giao thông
ngắn nhất nối liền Sài Gòn- Đăk Nông theo quốc lộ 14A đi qua các xã huyện
ĐăkR’Lâp được láng nhựa hoàn thiện và khai thông tuyến đầu năm 1998. Đất
nước đang trên đà phát triển thành một nước công nghiệp nhu cầu sử dụng
phần mềm không thể thiếu đối với con người.
Nắm bắt được điều này, Bà Trần Thị Thu Hà, sinh năm1975, thường trú
tại 103 Thị trấn Kiến Đức, ĐăkR’Lâp, Đăk Nông đã nhanh chóng mạnh dạn
thành lập công ty mang tên Công ty TNHH TM - DV Quang Khánh với ngành
nghề chủ yếu là kinh doanh máy vi tính phục vụ cho nhu cầu của con người
trên địa bàn huyện. Bà đã được UBND Tỉnh Đăk Nông phê duyệt cấp giấy
phép thành lập công ty số 006291- GP/TLCT ngày 30/8/2003. Công ty có tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, chi nhánh ĐăkR’Lấp. Trụ sở đặt tại 103, khối 2, thị trấn

Kiến Đức ĐăkR’Lấp.Chỉ với số vốn ban đầu là 300.000.000VNĐ đăng ký trên
GCN ĐKKD SỐ 019993(do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Đăk Nông cấp ngày
29/01/1997).
Do hạn chế về nhân lực và nguồn vốn, cho đến nay, công ty TNHH TM-
DV Quang Khánh vẫn chỉ kinh doanh máy thiết bị văn phòng và linh kiện máy
tính. Sữa chữa, bảo hành, bảo trì máy tính. Lắp đặt thống thống mạng. Cung
cấp các phần mềm tin học theo yêu cầu quản lý. In lụa và in Ofset các loại
sản phẩm quảng cáo, nhãn hiệu, bao bì sản phẩm, danh thiếp, thiệp cưới…(In
trên mọi chất lượng). Kinh doanh sách tự chọn, văn phòng phẩm…
Trong đó: máy tính gồm các linh kiện như: Case, Mainboard, CPU, Ram,
HDD, FDD, Keyboard, Mouse, CD Rom Monitor, Speaker, USB…
Các mặt hàng chủ yếu này được nhập từ các nhà nhập khẩu trực tiếp:
Giá vốn hàng hoá của Công ty có thể nói là bao gồm giá mua + phí vận
chuyển.
Trang: 4

Baùo Caùo Toát Nghieäp
2. Quá trình phát triển của Công ty qua các năm:
Từ khi thành lập đến nay Công ty đã từng bước ổn định và phát triển
hoạt động kinh doanh của mình trên địa bàn huyện ĐăkR’Lâp. Mặc dù trên địa
bàn Tỉnh, các Công ty tin học vẫn liên tục phát triển, môi trường cạnh tranh
khốc liệt nhưng từ khi thành lập cho đến nay Công ty vẫn đứng vững trên thị
trường. Bất chấp sự cạnh tranh ấy tổng doanh thu của Công ty vẫn tăng đều
qua các năm và được minh hoạ bởi các con số sau:
Năm Doanh thu
Tỷ lệ tăng
trưởng hàng
năm
Mức tăng
trưởng so với

năm trước
Mứctăng
trưởng so
với năm
2003
2003 430.527.165 100,00%
2004 446.372.236 103,68% + 15.845.071 + 15.845.071
2005 439.857.566 98,50% - 6.514.670 + 9.330.401
2006 Số liệu chưa cập nhật
Tỷ lệ tăng trưởng bình quân nhìn chung qua các năm tăng nhẹ. Tuy
nhiên doanh thu năm 2004 tăng nhanh hơn so với các năm khác do việc tiêu
thụ máy vi tính trên địa bàn ngày càng nhiều nên đã đáp ứng mọi nhu cầu
của khách hàng sủ dụng. Điều này làm cho doanh thu năm 2005 giảm không
đáng kể, kéo theo tỷ lệ tăng trưởng năm 2005 giảm so với năm 2004 là
5.18% tương đương với mức giảm – 6.514.670. Mặc dù vậy, so với năm 2003
thì doanh thu vẫn đạt mức vượt 9.330.401 đồng.
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty phụ thuộc vào chức năng và nhiệm
vụ của Công ty, phù hợp với điều kiện và cơ chế kinh tế. Hiện nay bộ máy
quản lý của công ty được cơ cấu theo kiểu trực tuyến. Đứng đầu là giám đốc
tiếp đến là phó giám đốc và sau đó là các phòng chức năng. Giữa cấp trên và
cấp dưới là quan hệ trực tuyến. Mô hình quản lý được thể hiện cụ thể qua sơ
đồ sau:
Trang: 5

Baùo Caùo Toát Nghieäp
Chú thích của sơ đồ:
: Chỉ mối quan hệ trực tuyến
Trong đó:
- Giám đốc: Là người lãnh đạo có quyền lực cao nhất trong công ty,

trực tiếp quyết định mọi vấn đề sống còn của Công ty, như kế hoạch kinh
doanh, sắp xếp tổ chức, vạch ra đường lối chính sách và chiến lược trong kinh
doanh, trực tiếp chỉ đạo các nhân viên, các bộ phận trực thuộc, đồng thời
cũng phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty.
- Bộ phận hành chính: bao gồm nhân viên kỹ thuật và nhân viên bán hàng.
- Bộ phận kế toán:
 Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính kế toán, tổ chức và
thực hiện việc lưu trữ các chứng từ tài chính kế toán trong mọi hoạt động của
công ty, đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định tài chính kế toán của Nhà
nước.
 Quản lý tốt các nguồn vốn của công ty, đồng thời nghiên cứu đề
xuất với giám đốc để thực hiện tốt các quỹ nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao
nhất.
 Giúp giám đốc quản lý các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt
động kinh doanh và các giải pháp khai thác sử dụng vật tư tiền vốn có hiệu
quả cao nhất.
- Phòng kỹ thuật:có nhiệm vụ sửa chữa, cài đặt, lắp ráp máy vi tính.
Trang: 6

GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
THIẾT KẾ &
KỸ THUẬT
PHÒNG
KẾ TOÁN & KINH
DOANH
BỘ PHẬN
HÀNH CHÍNH &
BÁN HÀNG

Baùo Caùo Toát Nghieäp
- Phòng Maketing: Có nhiệm vụ khai thác, tìm kiếm thị trường những
mẫu sản phẩm mới, chất lượng cao, giá cả phù hợp để phục vụ cho nhân dân
nhằm tăng lợi nhuận cho Công ty.
- Phòng bán hàng: Có nhiệm vụ bán những mặt hàng do Công ty nhập
về.
III. VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY.
1. Đặc điểm bộ máy kế toán:
Nằm trong cơ cấu một công ty nhỏ nên bộ máy kế toán cũng được sắp
xếp hết sức tinh giản phù hợp với quy mô của Công ty, bao gồm: một nhân
viên và một nhân viên thủ quỹ.
Nhân viên kế toán: Phụ trách tất cả các phần hành chính kế toán trong
công ty từ kế toán hàng hoá, kế toán tiền mặt và TGNH, kế toán công nợ…cho
đến kế toán tổng hợp. Có thể nói công vệc kế toán tại Công ty TNHH TM - DV
Quang Khánh khá nặng nề và đồ sộ đối với một nhân viên kế toán vì phải:
• Kiêm nhiệm kế toán trưởng: Đảm bảo các chế độ tài chính của công ty
trước Pháp luật, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tình hình tài chính của
công ty, đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh của Công ty được phản ánh kịp
thời và chính xác.
• Kiêm nhiệm kế toán tổng hợp: Xác định kết quả tài chính và phân phối
thu nhập, đồng thời lập các báo cáo định kỳ theo quy định, phản ánh các
nhiệm vụ kinh tế phát sinh trên sổ kế toán.
• Kiêm nhiệm kế toán hàng hoá: Phản ánh kịp thời và chính xác tình
hình nhập-xuất-tồn kho hàng hoá, kiểm tra và giám sát tình hình hao hụt
hàng hoá, tổng hợp tình hình tiêu thụ hàng hoá.
• Kiêm nhiệm kế toán tiền mặt và tiền gửi NH: Theo dõi sự biến động
của các quỹ tiền mặt, các khoản tạm ứng… tiền vay ngắn hạn, dài hạn và tiền
gửi NH của công ty.
• Kiêm nhiệm kế toán công nợ: Theo dõi các khoản phải thu và phải trả
của Công ty, kiểm tra thu hồi nợ kịp thời, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn,

giải quyết dứt điểm các khoản nợ khó đòi và xử lý.
• Kiêm nhiệm kế toán TSCĐ: Theo dõi tình hình tăng giảm, trích khấu
hao TSCĐ, phân bổ chi phí CCDC, các khoản chi phí kinh doanh…
• Kiêm nhiệm kế toán tiền lương: Chịu trách nhiệm phân bổ tiền lương
và các khoản trợ cấp theo quy định hiện hành.
Trang: 7

Baùo Caùo Toát Nghieäp
- Nhân viên thủ quỹ: Bên cạnh việc thu - chi tiền mặt, kiểm tra chứng
từ và quản lý tiền mặt, thủ quỹ còn giúp cho nhân viên kế toán kiểm tra đối
chiếu lại sổ chi tiết bán hàng của công ty nhằm giảm bớt công việc của kế
toán.
2. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty:
Một trong những vấn đề cơ bản là lựa chọn hình thức tổ chức hợp lý vì
nó quyết định mô hình tổ chức công tác kế toán tại đơn vị, sự lựa chọn hình
thức tổ chức kế toán hợp lý sẽ thực hiện tốt công tác kế toán với những yêu
cầu này nên Công ty TNHH TM - DV Quang Khánh đã sử dụng hình thức kế
toán nhật ký chung, hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào sổ
nhật ký chung.
Sơ đồ hình thức sổ kế toán công ty áp dụng:
• Trình tự hoạch toán theo sơ đồ:
Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc ghi sổ trước hết ghi
nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung sau đó căn cứ số liệu trên sổ nhật
ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Cuối tháng
cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối tài khoản, cuối tháng phải tổng hợp
số liệu khoá sổ vào sổ chi tiết rồi lập bảng tổng hợp chi tiết. Sau đó kiểm tra
Trang: 8

CHỨNG TỪ GỐC
SỔ NHẬT KÝ CHUYÊN

DÙNG
NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CHI TIẾT
BẢNG TỔNG HỢP
CHI TIẾT
SỔ CÁI
BẢNG CĐTK
BÁO CÁO KẾ TOÁN
*Giải thích sơ đồ:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Baùo Caùo Toát Nghieäp
đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được
dùng để lập các báo cáo kế toán.
3. Nhận xét về hình thức kế toán ở công ty TNHH TM – DV Quang Khánh
Với hình thức ghi sổ trên sẽ đảm tính chuyên môn hoá cao của sổ kế
toán tạo điều kiện cho việc phân công lao động được dễ dàng, và áp dụng dễ
dàng trên máy vi tính vào công tác kế toán đảm bảo cung cấp thông tin kịp
thời cho việc lập báo cáo đúng thời hạn.
Trang: 9

Baùo Caùo Toát Nghieäp
Phần II
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
Trang: 10

Baùo Caùo Toát Nghieäp
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGHIỆP VỤ XÁC

ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN.
1. Khái niệm về kết quả kinh doanh:
Kết quả kinh doanh là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản
xuất hay nói cách khác là cách đánh giá, so sánh giữa số tiền thu về và số tiền
chi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và có lãi.
2. Khái niệm về phân phối lợi nhuận:
Phân phối lợi nhuận là việc phân chia kết quả thu nhập của doanh
nghiệp sau một thời kỳ hoạt động kinh doanh ra các thành phần cụ thể theo
các chế độ hiện hành của nhà nước, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp chính là kết quả cuối cùng trong một thời kỳ nhất định(tháng, quý,
năm) bao gồm kết quả của các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính,
hoạt động khác. Đó chính là phần chênh lệch giữa một bên là doanh thu
thuần và thu nhập thuần của tất cả các hoạt động với một bên là toàn bộ chi
phí bỏ ra và được biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận hoặc lỗ.
II. CẤU THÀNH VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KẾT CÁC HOẠT
ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP.
1. Cấu thành kết quả các hoạt động ở doanh nghiệp:
• Kết quả hoạt động bán hàng.
• Kết quả hoạt động tài chính.
• Kết quả hoạt động bất thường.
2. Phương pháp xác định kết quả các hoạt động:
2.1. Kết quả thu nhập hoạt động bán hàng:
Kết quả thu Doanh Giá vốn Chi phí BH, QLDN
nhập hoạt động
=
thu

- hàng

- phân bổ cho

bán hàng
thuần

bán ra hàng bán

ra
Với: Doanh thu thuần = doanh thu hàng bán trả lại - giảm giá hàng bán
- hàng bị trả lại – thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.
2.2. Kết quả hoạt động tài chính:
Kết quả Thu nhập Chi phí
Hoạt động = hoạt động - hoạt động
Tài chính tài chính tài chính
Trang: 11

Baùo Caùo Toát Nghieäp

2.3. Kết quả hoạt động bất thường:
Kết quả Thu nhập Chi phí
hoạt động = hoạt động - hoạt động
bất thường bất thường bất thường
III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH.
1. Ý nghĩa của việc nâng cao kết quả kinh doanh:

* Nâng cao kết quả kinh doanh là điều kiện sống còn để doanh nghiệp
tồn tại và phát triển.
Phân tích kết quả kinh doanh là một vấn đề không thể thiếu trong bất
kỳ một doanh nghiệp nào. Như với thời điểm nền kinh tế nước ta hiện nay khi
các thành phần kinh tế được quyền bình đẳng trong kinh doanh, khi các khách
hàng trở thành “thượng đế” đối với mọi doanh nghiệp mà những “thượng đế”

thì đòi hỏi và khó tính. Vì thế mặc dù doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả
nhưng không phát triển thì đồng nghĩa với tự sát. Vì lẽ đó có thể nói nâng cao
kết quả kinh doanh thường xuyên là cách thức duy nhất để doanh nghiệp và
sản phẩm của mình được chấp nhận trên thị trường.Vì mục đích của việc nâng
cao kết quả kinh doanh không gì ngoài:
- Giảm chi phí đầu vào dẫn đến giảm giá bán
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
- Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
- Nâng cao chất lượng quản trị
- Nâng cao uy tín của công ty.
Để đạt được điều này doanh nghiệp phải tạo cho mình một sức mạnh
cạnh tranh đủ mạnh trên thi trường để tồn tại và phát triển.
*
Kết quả kinh doanh là thước đo phản ánh trình độ quản trị của doanh
nghiệp.
Việc đạt kết quả kinh doanh nghiệp cao chứng tỏ doanh nghiệp có sự
thống nhất về mục tiêu hoạt động ở mỗi bộ phận chức năng.Kết quả kinh
doanh tổng hợp chỉ đạt ở mỗi bộ phận chức năng đạt hiệu quả riêng của
mình. Tục ngữ có câu: “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hòn
núi cao” xét trong trường hợp này rất đúng, mỗi nhân tố bộ phận trong quá
Trang: 12

Baùo Caùo Toát Nghieäp
trình hoạt động nếu biết đoàn kết nhau lại để hoàn thành thì khi ghép lại sẽ
tạo dựng nên hiệu quả toàn doanh nghiệp.
*
Nâng cao kết quả kinh doanh là cách thức để doanh nghiệp lập thế
chiến lược của mình.
Qua phân tích kết quả kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận thấy
điểm yếu và điểm mạnh của mình dẫn đến có thể xác lập được vị thế của

mình trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó doanh nghiệp với có
đủ khả năng để xây dựng nên chiến lược kinh doanh lâu dài, thích ứng với thị
trường và đủ sức cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh:
Để phân tích kết quả kinh doanh thì một vấn đề không thể thiếu được
đó là cần xác định chính xác và đầy đủ các nhân tố tác động đến kết quả kinh
doanh. Vì kết quả kinh doanh đơn thuần đó là chỉ tiêu tổng hợp đạt được trên
cơ sở sử dụng tốt các yếu tố kinh doanh hay vận hành tốt các chức năng hoạt
động của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể xem các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
dưới hai góc độ khác nhau.

Các yếu tố cơ bản của kinh doanh:
- Vốn (tư bản): Là yếu tố quan trọng đầu tiên cần có cho doanh nghiệp
để khởi sự kinh doanh. Vốn được định nghĩa bao gồm các nguồn lực có khả
năng sinh lời như máy móc thiết bị, đất đai, tiền mặt… Vốn của doanh nghiệp
bao gồm phần sở hữu (vốn của chủ) và phần vốn vay của các cá nhân hay tổ
chức khác. Đặc điểm của vốn là luôn bị hao mòn: hao mòn hữu hình, hao mòn
vô hình. Hao mòn hữu hình là do tác động cơ lý, hoá. Hao mòn vô hình là do
sự phát triển khoa học kỹ thuật. Việc sử dụng vốn tiết kiệm có hiệu quả bao
giờ cũng được chú trọng đối với bất cứ tổ chức nào do sự giới hạn về các
nguồn lực.
- Nhân lực: Được coi là nhân tố quan trọng đối với mọi doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực trong công ty bao gồm giám đốc và nhân viên. Nhân lực được
xem xét trên cả ba mặt số lượng, chất lượng và kết cấu. Các nhà quản trị là
người có khả năng phát hiện cơ hội kinh doanh, thu nhận được nguồn vốn và
nhân lực, biết kết hợp chúng một cách hợp lý, tạo nên sự vận hành nhịp
nhàng và có hiệu quả của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngược lại, sự thấp kém về chất lượng của đội ngũ các nhà quản trị
trong doanh nghiệp là hạn chế chính, kìm hãm sự phát triển của tổ chức.

- Tài sản vô hình: Là những giá trị tinh thần được tạo dựng bằng chất
lượng và hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp trong nhận thức của khách
Trang: 13

Baùo Caùo Toát Nghieäp
hàng và công chúng.Việc tạo dựng được một hình ảnh tốt về doanh nghiệp
trong ý thức công chúng. Việc tạo dựng một hình ảnh tốt về doanh nghiệp
trong ý thức công chúng và duy trì nó, có ý nghĩa là công ty đã đạt được hiệu
quả kinh doanh cao về mặt định tính.

Các chức năng hoạt động của Công ty:
Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong mỗi lĩnh vực kinh doanh đều
phải thực hiện các chức năng sau đây, mức độ quan trọng của mỗi chức năng
phụ thuộc vào loại hình, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Chức năng Vai trò, mục đích hoạt động.
1. Cung ứng
Tìm hiểu nhà cung cấp, mua sắm nguyên vật liệu, hàng
hoá vào đúng thời điểm, chất lượng và sản lượng mong
muốn với giá cả thấp nhất có thể. Quan hệ với các tổ chức
và cá nhân có khả năng cung ứng bên ngoài công ty.
2. Sản xuất
Thực hiện các quy định về năng lực sản xuất, điều kiện, kỹ
thuật sản xuất nhằm biến đổi nguyên vật liệu thành sản
phẩm, với mức chất lượng và sẵn sàng cao chi phí thấp
nhất có thể.
3. Maketing -
thương mại
Bán hàng hoá sản phẩm, thiết lập hệ thống phân phối và
truyền thống tối ưu, xây dựng chính sách giá cảvà nắn bắt
nhu cầu khách hàng,nhằm đáp ứng cao nhất những yêu

cầu của khách hàng về sản phẩm.
4. Nhân sự
Xây dựng cơ cấu, tổ chức, quản lý nhân sự bằng các
phương tiện khuyến khích vật chất, tinh thần nhằm phát
huy mọi khả năng của cá nhân trong công ty.
5. Tài chính
Quản lý nguồn ngân sách và các công cụ tài chính của
công ty, phân bổ tìm kiếm, khai thác các nguồn tài chính
của công ty và tổ chức bên ngoài có liên quan.
Với chức năng phân chia này, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ
được đánh giá theo chức năng của từng bộ phận trong doanh nghiệp và khi
các bộ phận đạt được hiệu quả tối ưu thì lúc đó sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đạt hiệu quả.
Để đánh giá đúng đắn và toàn diện kết quả kinh doanh của hoạt động
sản xuất kinh doanh cần phải lượng hoá các chi phí và kết quả bằng hệ thống
các chỉ tiêu và hiện vật lẫn giá trị.Trong phạm vi đề tài này, tôi đã sử dụng các
chỉ tiêu sau:
Trang: 14

Baùo Caùo Toát Nghieäp

Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn:
Lợi nhuận
+ Mức doanh lợi sản xuất =
Vốn sản xuất bình quân trong năm
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn hoạt động bình quân trong kỳ
sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sản
xuất kinh doanh càng cao.
Lợi nhuận
+ Mức doanh lợi vốn cố địmh =

Vốn cố định bình quân trong năm
Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng vốn cố định bỏ vào sản xuất sẽ thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn
cố định càng tốt.
Lợi nhuận
+ Mức doanh lợi vốn lưu động =
Vốn lưu động bình trong năm
Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất sẽ
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng
vốn lưu động càng tốt.
Doanh thu
+ Sức sinh lợi vốn lưu động =
Vốn sản xuất bình quân
Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng vốn sản xuất bỏ vào sản xuất sẽ
thu dược bao nhiêu đồng doanh thu chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu
quả sử dụng vốn sản xuất càng tốt.
Doanh thu
+ Sức sinh lợi vốn cố định =
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng vốn cố định bỏ vào sản xuất sẽ thu
được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả
sử dụng vốn càng tốt.
Doanh thu
+ Sức sinh vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Trang: 15

Baùo Caùo Toát Nghieäp
Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất sẽ
thu được bao nhiêu đồng doanh thu.C hỉ têu này càng cao thì hiệu quả sử

dụng vốn lưu động càng tốt.

Vốn sản xuất bình quân trong năm
+ Hệ số đảm nhiệm vốn sản xuất =
Doanh thu
Chỉ tiêu này cho ta biết để thu được một đồng doanh thu thì cần bao
nhiêu đồng vốn sản xuất. chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn sản
xuất càng tốt.
Vốn cố định bình quân trong năm
+ Hệ số đảm nhiệm vốn cố định =
Doanh thu
Chỉ tiêu này cho ta biết để thu được một đồng doanh thu thì cần bao
nhiêu đồng vốn cố định. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn càng
tốt
Vốn lưu động bình quân trong năm
+ Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Doanh thu
Chỉ tiêu này cho ta biết để thu được một đồng doanh thu thì cần bao
nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu
động càng tốt.
Số ngày trong kỳ
+ Thời gian 1 vòng luân chuyển vốn lưu động =
Số lần luân chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho ta biết với vốn lưu động bỏ ra thì sau thời gian bao lâu
sẽ thu lại vốn lưu động. chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu
động càng tốt.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí:
Lợi nhuận
+ Tỷ lệ lãi trong tổng giá thành =

Tổng giá thành sản phẩm
Chỉ tiêu này cho ta biết với một đồng giá thành sản phẩm bán ra sẽ thu
đuợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. chỉ tiêu này càng cao thì khả năng giảm giá
thành, nâng cao lợi nhuận của công ty càng tốt.
ô
Tổng chi phí sản phẩm
+ Tỷ trọng phí trong doannh thu =
Trang: 16

Baùo Caùo Toát Nghieäp
Doanh thu
Chỉ tiêu này cho ta biết để thu được một đồng doanh thu thì cần bỏ ra
bao nhiêu đồng chi phí. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng giảm giá của
doanh nhgiệp càng cao.

Chỉ tiêu giá thành sản phẩm:
Tổng chi phi sản xuất
+ Giá thành đơn vị sản phẩm =
Khối lượng sản phẩm
Chỉ tiêu này cho ta biết mức độ sử dụng chi phí sản xuất có đem lại
hiệu quả kinh tế hay không. Đây là chỉ tiêu quan trọng thông qua phân tích cơ
cấu giá thành, xác định sản phẩm. Từ đó giúp ta biết được cần tác động vào
vào những yếu tố nào, khâu khâu nào nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả
kinh tế của quá trình sản xuất.
IV. CHẾ DỘ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN MÀ ĐƠN VỊ ÁP DỤNG.
Công ty TNHH TM – DV Quang Khánh có chế độ phân phối lợi nhuận như sau:
Tổng lợi nhuận cả năm của doanh nghiệp sau khi trừ thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp (kể cả thuế thu nhập mà doanh phải nộp bổ sung)
được tiến hành như sau:
+ Bù các khoản lỗ của năm trước mà chưa trừ vào lợi nhuận trước thuế

+ Trả các khoản tiền phạt về phạm pháp luật của nhà nước
+ Trả các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng chưa tính vào chi phí hợp
lý khi xác định thu hập chịu thuế.
+ Chịu lãi cho các đối tác góp vốn liên doanh( trong kỳ nếu doanh
nghiệp nhận được một khoản lãi do góp vốn liên doanh hoặc góp vốn cổ phần
thì không đưa vào tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp).
+ Phần lợi nhuận sau khi được trừ các khoản trên thì được phân phối
như sau:
- Trích 10% cho quỹ dự phòng tài chính khi số dư của quỹ này bằng
25% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì không trích nữa
- Trích tối thiẻu là 50% cho quỹ đầu tư và phát triển
- Chia lãi cho các thành viên trong công ty
- Phần lợi nhuận còn lại sau khi đã trích lập các khoản trên thì sẽ được
trích lập vào các quỹ phúc lợi, khen thưởng.
Trang: 17

Baùo Caùo Toát Nghieäp
• Quỹ khen thưởng không trích quá ba tháng lương
• Còn lại là quỹ phúc lợi
• Sau khi trích đủ quỹ khen thưởng và phúc lợi số lợi nhuận còn lại
được bổ sung hết vào quỹ phát triển kinh doanh.
V. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH TM – DV QUANG
KHÁNH.
1. Kế toán xác định kết quả kinh doanh các hoạt động.
1.1 Chứng từ.
Để xác định kết quả các hoạt động trong kỳ thì kế toán sử dụng chứng
từ tự lập đó là: bảng tính kết quả các hoạt động, bảng tính này được dựa vào
những chứng từ có liên quan đén xác định kết quả.
Bảng tính kết quả các hoạt động

Quí I năm 2004
.
Đơn vị tính: Đồng.
Chỉ tiêu
Doanh thu,
thu nhập
Giá vốn
hàng bán
Chi phí Kết quả
A 1 2 3 4 = 1-2-3
Hoạt động bán hàng 286.614.831 174.321.450 46.820.153 65.473.228
Hoạt động tài chính 120.351 73.000 47.351
Hoạt động bất thường
1.2 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản được sử dụng trong xác định kết quả kinh doanh và phân
phối lợi nhuận gồm có TK 911, TK421, TK641, TK632, TK642, TK511.
1.3 Nội dung của các tài khoản sử dụng:
a. Tài khoản 911( xác định kết quả kinh doanh ):
Tài khoản dùng để xác định kết quả sản xuất kinh doanh và các hoạt
động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán, kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả sản xuất hoạt động tài chính, kết
quả bất thường.
- Kết quả sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và
giá trị vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm bán hàng hàng hoá, dịch vụ và lao vụ)
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trang: 18

Baùo Caùo Toát Nghieäp
- Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch trong các khoản thu nhập
hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài.

- Kết quả bất thường là số chênh lệch trong các khoản thu nhập bất
thường và các khoản chi bất thường. Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng
một số quy định sau:
+ Tài khoản 911 phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản. Kết quả
hoạt động sản xuất, kinh doanh của kỳ hạch toán chi tiết theo đúng quy định
quy chế quản lý tài chính.
+ Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng
loại hoạt động ( hoạt động kinh doanh, thương mại, hoạt động lao vụ, dịch
vụ, hoạt động tài chính…) trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần
hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại, từng
khâu, lao vụ dịch vụ.
+ Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này
là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.
+ Tuỳ theo yêu cầu quản lý kế toán có thể mở chi tiết cho tài khoản cấp

Nội dung kết cấu tài khoản 911 (xác định kết quả kinh doanh )
Nợ TK 911 ( XĐKQKD) Có
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ
Trang: 19

- Giá thành sản sản phẩm công
nghiệp hoặc giá vốn, hàng hoá, dịch
vụ đã được xác định căn cứ vào tổng
chi phí sản xuất công nghiệp, hàng
hoá dịch vụ.

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp trong kỳ.
- Chi phí hoạt động tài chính và chi
phí hoạt động bất thường

- Số lợi nhuận trước thuế thu nhập
Doanh nghiệp của hoạt động
Sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Doanh thu thuần về sản phẩm,
thành phẩm hàng hoá, dịch vụ lao
vụ thực hiện trong kỳ
- Thu nhập thuần của hoạt động
tài chính
và các khoản thu nhập bất thường
- Trị giá vốn hàng bán trị trả lại
- Số lỗ về hoạt sản xuất kinh
doanh trong kỳ
Cộng PS Nợ: tổng chi phí sản xuất
Tiêu thụ sản phẩm ( chi phí bán hàng)
chi phí hoạt động tài chính, động bất
thường, trong tháng, quý, năm.
Cộng PS có: tổng doanh thu thuần,
thu nhập hoạt động tài chính, thu
nhập hoạt động bất thường trong
tháng, trong quý, trong năm.
Baùo Caùo Toát Nghieäp
b. Tài khoản 421 (lợi nhuận chưa phân phối)
Tài khoản này được dùng để phản ánh kết quả kinh doanh và tình hình
phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Quy định của tài khoản này là:
- Kết quả kinh doanh phản ánh bên có tài khoản 421 là lợi nhuận trước
khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
- Việc phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo rõ
rệt và theo đúng quy định của chế độ tài chính hiện hành
- Phải hoạch toán chi tiết kết quả sản xuất kinh doanh của từng nhân

viên kế toán đồng thời theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân phối.
Nợ Tài khoản 421 Có
- Số lỗ của hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
- Phân phối các khoản lợi nhuận

- Số lợi nhuận thực tế về các hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp
trong kỳ.
- Số tiền lợi nhuận cấp dưới nộp lên,
số lỗ được cấp trên bù
- Xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh

4211: lợi nhuận năm trước
4212: lợi nhuận năm nay
c. Tài khoản 641 ( chi phí bán hàng )
Kết cấu tài khoản 641( chi phí bán hàng )
Nợ Tài khoản 641 Có
Tập hợp chi phí phát sinh liên
quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm
công nghiệp dịch vụ ở doanh nghiệp
Kết chuyển chi phí bán hàng
vào tài khoản 911 ( xác định kết quả
kinh doanh ) để tính kết quả kinh
doanh trong kỳ.
Trang: 20

Baùo Caùo Toát Nghieäp
Tài khoản 641 có 7 tài khoản cấp 2
TK 6411: chi phí nhân viên

TK 6412: chi phí vật liệu, bao bì
TK 6413: chi phí dụng cụ đồ dùng
TK 6414: chi phí khấu hao tài sản cố định
TK 6415: chi phí bảo hành
TK 6417: chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6418: chi phí bằng tiền khác
TK 641: chi phí bán hàng không có số dư cuối kỳ
d. Tài khoản 632 ( giá vốn hàng bán )
Tài khoản này dùng để phản ánh giá thành sản xuất của sản phẩm và
trị giá vốn của thành phẩm hàng dịch vụ bán ra trong kỳ.
Yêu cầu của tài khoản 632 là: giá thành sản xuất của sản phẩm được
kết chuyển từ bên có tài khoản 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chỉ
bao gồm chi phí trực tiếp của sản xuất để tính giá thành toàn bộ sản phẩm
bao gồm cả chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ Tài khoản 632 Có
- Trị giá vốn của sản phẩm công
nghiệp dịch vụ hoàn thành trong kỳ
hoạch toán
- Thuế giá trị gia tăng đầu tư vào
không được khấu trừ tính vào giá vốn
hàng bán của sản phẩm hàng hoá
dịch vụ không thuộc đối tượng hoá
dịch vụ không thuộc đối tượng chịu
thuế giá trị gia tăng.

- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm
- Sản phẩm công nghiệp, dịch vụ
hoàn
thành đã được xác định là tiêu thụ
- Bên nợ tài khoản 911 xác định kết

quả kinh doanh.
- Các khoản ghi giảm giá vốn hàng
bán
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ
Trang: 21

Baùo Caùo Toát Nghieäp
e. Tài khoản 642 ( chi phí quản lý doanh nghiệp )
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý doanh nghiệp gồm
các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp.
Kết cấu tài khoản 642 ( chi phí quản lý doanh nghiệp):
Nợ Tài khoản 642 Có
Các chi phí quản lý doanh
nghiệp phát sinh trong kỳ.

Các khoản ghi giảm, chi phí
quản lý doanh nghiệp và số phí quản
lý doanh nghiệp được kết chuyển vào
TK 911 (xác định kết quả kinh doanh)
để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ
f. Tài khoản 511:
Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ doanh thu bán hàng của
doanh nghiêp thực hiện trong một kỳ kế hoạch.
Yêu cầu tài khoản này:
- Kế toán doanh thu bán hàng cần phải tôn trọng nguyên tắc chi phí và
doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện phát sinh phù hợp
theo nguyên độ kế toán.
- Chỉ hoạch toán vào tài khoản 511. Doanh thu bán hàng tài khoản 512

doanh thu bán hàng nội bộ các khoản doanh thu bán hàng có khối lượng sản
phẩm.
- Doanh thu bán hàng phải được theo dõi chi tiết cho từng loại kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chiết khấu bán hàng, trị giá hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng
bán thực tế phát sinh trong kỳ phải được hoạch toán riêng biệt.
- Về nguyên tắc, cuối kỳ hoạch toán doanh nghiệp phải xác định kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trang: 22

Baùo Caùo Toát Nghieäp
Kết cấu tài khoản 511 ( doanh thu bán hàng )
Nợ Tài khoản 511 Có
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc
xuất khẩu phải nộp tính trên
doanh thu bán hàng thực của sản
phẩm, dịch vụ, lao vụ đã cung cấp
cho khách hàng và được xác định
là tiêu thụ trong kỳ kế toán.
- Trị giá hàng bán bị trả lại kết
chuyển cuối kỳ.
- Khoản chiết khấu bán hàng thực
tế kết chuyển cuối kỳ.
- Khoản giảm giá hàng bán kết
chuyển cuối kỳ.kết chuyển doanh
thu thuần vào TK 911( xác định
kết quả kinh doanh).
- Doanh thu bán sản phẩm hàng
hoá và cung cấp dich vụ, lao vụ của
doanh nghiệp được thực hiện trong kỳ

kế toán.
- Tài khoản 511 không có số dư
cuối kỳ

Tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp 2
TK 5111: doanh thu bán hàng hoá
TK 5112: doanh thu bán các thành phẩm hoàn thành
TK 5113: doanh thu cung cấp dịch vụ
TK5114: doanh thu trợ cấp
1.4. Vận dụng hoạch toán tài khoản 911 “ xác điịnh kết quả
kinh doanh”.
Tại Công ty TNHH TM – DV Quang Khánh quý I / 2003 có số hiệu như
sau: (ĐVT: Đồng)
+ Tổng doanh thu: 342.653.050
đ

Trong đó:
+ Các khoản giảm trừ: trong tháng không phát sinh ( giảm giá hàng
bán, hàng bán trả lại).
+ Tổng trị giá vốn hàng bán: 231.614.210
đ
+ Chi phí bán hàng : 25.041.060
đ
Trang: 23

Baùo Caùo Toát Nghieäp

Trong đó:
- Chi phí nhân viên bán hàng và phục vụ bán hàng : 10.045.371
đ

- Chi phí vật liệu bán hàng: 412.367
đ
- Chi phí đồ dùng bán hàng : 648.362
đ
- Chi phí phí khấu hao TSCĐ: 7.691.154
đ
- Chi phí bảo quản hàng hoá: 1.230.470
đ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài ( điện, nước, điện thoại ): 1.230.420
đ
- Chi phí bằng tiền khác: 3.782.916
đ
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: 33.909.048

Trong đó:
- Chi phí về tiền lương và các khoản trích khác theo lương của cán bộ
nhân viên phòng ban: 16.710.000
đ
- Chi phí về vật liệu dùng vào công tác quản lý: 1.421.387
đ
- Chi phí đồ dùng văn phòng: 5.301.422
đ
- Chi phí khấu hao TSCĐ: 7.513.654
đ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài ( điện nước, điện thoại ): 1.501.355
đ
- Chi phí bằng tiền khác: 1.461.230
đ
+ Thu nhập hoạt động tài chính: 360.214
đ


Trong đó thu về lãi tiền gửi: 360.214
đ
+ Chi phí hoạt động tài chính: 120.000đ
+ Thu nhập hoạt động bất thường: trong quý không phát sinh
+ Chi phí hoạt động bất thường: trong quý không phát sinh.
Căn cứ vào những số liệu trên kế hoạch tiến hành tính toán và hoạch
toán ghi vào những sổ sách có liên quan như sau:

Kết chuyển doanh thu thuần.
Nợ TK 511 “doanh thu bán hàng”: 342.653.050
đ
Có TK 911 “xác định kết quả kinh doanh” : 342.653.050
đ
Trang: 24

Baùo Caùo Toát Nghieäp

Kết chuyển giá vốn hàng bán.
Nợ TK 911 “xác định kết quả kinh doanh”: 231.614.210
đ
Có TK 631 “giá vốn hàng bán”: 231.614.210
đ

Kết chuyển chi phí bán hàng.
Nợ TK 911 “xác định kết quả kinh doanh”: 25.041.060
đ
Có TK 6411 “chi phí nhân viên bán hàng”: 10.045.371
đ
Có TK 6412 “chi phí vật liệu bán hàng”:412.367

đ
Có TK 6413 “chi phí đồ dùng bán hàng”: 648.362
đ
Có Tk 6414 “chi phí khấu hao TSCĐ bán hàng”: 7.691.154
đ
Có TK 6415 “chi phí bảo quản hàng hoá”: 1.230.470
đ
Có TK 6417 “chi phí dịch vụ mua ngoài”: 1.230.420
đ
Có TK 6418 “chi phí bằng tiền khác”: 3.782.910đ

Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 911 “xác định kết quả kinh doanh”: 33.909.048
đ
Có TK 6421 “chi phí nhân viên quản lý”:16.710.000
đ
Có TK “chi phí vật liệu quản lý”: 1.421.387
đ
Có TK 6423 “chi phí đồ dùng văn phòng”: 5.301.422
đ
Có TK 6424 “chi phí khấu hao TSCĐ” : 7.513.654
đ
Có TK 6427 “chi phí dịch vụ mua ngoài” : 1.501.355
đ
Có TK 6428 “chi phí bằng tiền khác” : 1.461.230
đ
• Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính
Nợ TK 711 “thu nhập hoạt động tài chính” : 360.214
đ
Có TK 911 “xác định kết quả kinh doanh” : 360.214

đ
• Kết chuyển thu nhập hoạt động bất thường : trong quý không
phát sinh
• Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính
Trang: 25

×