Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Báo cáo máy xây dựng chuyên đề giàn giáo, sàn công tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.57 KB, 19 trang )

CÔNG TÁC CỐP PHA
1. Khái niệm
Cốp pha thép là gì?
Cốp pha là ván khuôn dùng để định hình bê tông nhão trước khi đông cứng. Cốp
pha đóng xong phải đúng kích thước cấu kiện theo thiết kế và chắc chắn nhằm đảm bảo
khả năng chịu lực của bê tông
2. Yêu cầu đối với cốp pha
• Khuôn đúc phải kín khít: để có thể chứa đựng được vữa bê tông tươi và lỏng ở
trong nó,
• Hình dạng, kích thước của khuôn đúc và vị trí lắp đặt chúng tại công trình phải
đúng thiết kế khuôn, để chế tạo được kết cấu bê tông đúng với hình dạng, kích thước
và vị trí theo thiết kế kết cấu đó.
• Khuôn đúc phải đảm bảo giữ được hình dạng để chế tạo kết cấu bê tông và bê tông
cốt thép trong suốt quá trình hình thành nên kết cấu bê tông đó (đặc biệt là ở giai đoạn
thứ 2 của bê tông: giai đoạn ninh kết và đóng rắn). Để đảm bảo yêu cầu này kết cấu
khuôn đúc cần phải được tính toán thiết kế với trạng thái giới hạn thứ II: trạng thái
giới hạn về biến dạng.
• Khuôn đúc phải đảm bảo khả năng chịu lực, vì nó phải chịu lực thay cho bê tông
khi ở bê tông dạng vữa và có thể cả khi đã bê tông đã đóng rắn và kết cấu bê tông
được hình thành, cho đến khi bê tông đạt đến những giá trị cường độ có thể cho phép
tháo dỡ khuôn (đặc biệt là ở giai đoạn thi công bê tông, giai đoạn mà bê tông hoàn
toàn không có khả năng chịu lực nhưng lại có nhiều loại tải trọng nhất cùng đồng thời
tác động vào khuôn đúc). Để đảm bảo yêu cầu này kết cấu khuôn đúc cần phải được
tính toán thiết kế với trạng thái giới hạn thứ I: trạng thái giới hạn về cường độ.
• Khuôn đúc là thiết bị thi công nên việc sử dụng chúng chỉ có tính tạm thời trong
thời gian thi công chế tạo kết cấu bê tông. Đến khi kết cấu bê tông hình thành và đạt
đến những giá trị cường độ nhất định đủ để kết cấu có thể tự chịu được ít nhất là trọng
lượng bản thân của mình, thì khuôn hết vai trò và cần được tháo dỡ đi và có thể được
tái sử dụng. Do vậy, khuôn đúc cần phải được thiết kế và chế tạo sao cho dễ dàng tháo
lắp.
• Ngoài ra, nếu muốn khuôn đúc được tái sử dụng thì khuôn phải được thiết kế và


chế tạo thật bền vững để có thể sử dụng được nhiều lần (tuổi thọ cao) cho mục đích
làm khuôn, thành những bộ ván khuôn điển hình được thiết kế chuẩn hóa (khuôn đúc
định hình).
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 1
3. Phân loại cốp pha
3.1 Phân loại theo vật liệu chế tạo khuôn chia làm 7 nhóm chính:
• Hệ khuôn bằng gỗ: tre, gỗ xẻ, gỗ dán (chịu nước). Đây là loại cốp pha truyền
thống (có lịch sử lâu đời), cùng với lịch sử của vật liệu bê tông từ thời văn minh
La Mã (Rôma).
• Hệ khuôn bằng kim loại: khuôn thép, khuôn nhôm
• Hệ khuôn bằng nhựa, vật liệu composite,
• Hệ khuôn bằng bê tông, bê tông cốt thép đúc sẵn,
• Hệ khuôn bằng cao su bơm hơi, vải bạt cường độ cao (khuôn đúc linh hoạt),
• Hệ khuôn hỗn hợp từ các vật liệu trên.
• Hệ khuôn (cốp pha) đất, dùng chính nền đất để làm khuôn: cọc nhồi bê tông, thi
công top-down.
3.2 Phân loại theo công nghệ thi công chia làm 3 nhóm chính:
• Nhóm khuôn đúc có thiết kế chuyên biệt,
• Nhóm khuôn đúc định hình (bằng gỗ, kim loại, nhựa),
• Nhóm khuôn đúc linh hoạt:
3.2.1 Nhóm khuôn đúc có thiết kế chuyên biệt: Nhóm này được sử dụng một lần duy
nhất hay một vài lần ít ỏi, rồi hoặc không được tháo dỡ (nằm lại công trình nhưng với
mục đích sử dụng khác), hoặc là được tháo dỡ ra và bỏ đi do làm từ các vật liệu có độ bền
thấp hay do cấu kiên, kết cấu, công trình bê tông mà nó đúc có dạng đặc thù riêng biệt ít
có cái tương tự. Loại cốp pha này hệ số tái sử dụng thấp.
 Khuôn gỗ xẻ tự nhiên truyền thống, do gỗ làm khuôn là loại gỗ tạp nên tuổi thọ
không cao, nhưng có thể tạo mọi loại kiểu hình dạng khuôn nên có thể dùng
cho các thiết kế khuôn chuyên biệt, thường được chế tạo ngay tại công trường.
 Khuôn đúc làm bằng chính bản thân hệ kết cấu thép cốt cứng của nhà bê tông
cốt cứng như (khuôn cột dạng ống thép đúc bê tông vào trong, khuôn sàn thép

tấm tạo sóng, dầm thép hình làm kết cấu treo khuôn, ), sau khi hết vai trò làm
khuôn thì tham gia vào thành phần kết cấu bê tông cốt thép như là hệ cốt thép
cốt cứng (trong kết cấu bê tông thép liên hợp).
 Khuôn đúc bằng các cấu kiện bê tông đúc sẵn, trong phương pháp thi công bê
tông cốt thép bán lắp ghép (nửa toàn khối nửa lắp ghép): lắp ghép cột, dầm đúc
sẵn bán phần, sàn đúc sẵn bán phần rồi đổ bê tông dầm và sàn phần còn lại tại
chỗ ở công trường. Các cấu kiện đúc sẵn đóng vai trò là khuôn khi thi công bê
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 2
tông tại chỗ, nhưng sau đó lại là một phần của kết cấu công trình mà không
phải tháo dỡ.
3.2.2 Nhóm khuôn đúc định hình (bằng gỗ, kim loại, nhựa):
 Hệ khuôn (cốp pha) luân lưu: Loại khuôn sử dụng nhiều lần theo chu trình
sau: chế tạo khuôn (1 lần)  vận chuyển khuôn  lắp đặt khuôn  sử dụng
khuôn  tháo dỡ khuôn  rồi lại quay vòng về vận chuyển khuôn (đến nơi
đúc bê tông mới), lắp đặt lại và sử dụng nhiều lần.
 Hệ khuôn (cốp pha) di động: Loại khuôn này cũng sử dụng nhiều lần theo chu
trình khép kín nhưng khác với chu trình trên: khuôn di động được chế tạo 1 lần
 vận chuyển đến công trình  lắp đặt một lần  (sử dụng  di chuyển mà
không tháo lắp  rồi tái sử dụng) nhiều lần theo chu trình đến khi xong thì
tháo dỡ ra một lần duy nhất.
Cốp pha trượt và cốp pha leo là hai kiểu cốp pha di động đứng. Cốp pha
trượt di động liên tục. Cốp pha leo di đông thành từng đợt rời rạc hơn. Cốp pha
di động đứng chính là các loại khuôn thuộc nhóm cốp pha tạo hình (cốp pha
thành đứng).
Các kiểu cốp pha di động ngang có thể kể tới cốp pha kết cấu vòm của
đường tuynel (đường hầm) di động trên hệ xe gòng đường sắt, cốp pha đúc
hẫng cân bằng của cầu bê tông cốt thép - dây văng hay dây võng, cốp pha bay
(Flying formwork) chế tạo kết cấu sàn nhà cao tầng. Cốp pha di động ngang
chính là các loại khuôn thuộc nhóm cốp pha chịu lực (cốp pha đáy nằm).
3.2.3 Nhóm khuôn đúc linh hoạt: Ngược lại với các khuôn đúc cứng nhắc mô tả ở

trên, khuôn đúc linh hoạt là một hệ thống cốp pha sử dụng các màng cao su hay tấm vải
bạt cường độ cao và trọng lượng nhẹ làm mặt ván khuôn (fabric formwork), mềm mại và
linh hoạt trong tạo hình, để tận dụng đặc tính lưu động của bê tông cho việc tạo hình kiến
trúc một cách thật giống tự nhiên.
3.3 Phân loại theo công năng khuôn đúc và dạng kết cấu bê tông thành phẩm:
 Nhóm cốp pha đáy nằm được gọi là cốp pha chịu lực là vì trong 2 chức năng
chính của cốp pha là chịu lực thay cho bê tông và tạo hình cho bê tông thì đối
với nhóm khuôn này chức năng chịu lực thay cho bê tông của nó là chức năng
chủ yếu.
Bao gồm:
+Hệ khuôn sàn không dầm bê tông cốt thép (cốp pha chịu lực).
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 3
+Hệ khuôn vòm và vỏ bê tông cốt thép (cốp pha chịu lực)
 Nhóm cốp pha thành đứng được gọi là cốp pha tạo hình là vì trong 2 chức năng
chính của cốp pha là chịu lực thay cho bê tông và tạo hình cho bê tông thì đối
với nhóm khuôn này chức năng tạo hình cho bê tông của nó là chức năng chủ
yếu.
 Bao gồm:
+Hệ khuôn móng bê tông và bê tông cốt thép (cốp pha tạo hình)
+Hệ khuôn tường bê tông cốt thép (cốp pha tạo hình).
+Hệ khuôn cột bê tông cốt thép (cốp pha tạo hình)
+Hệ khuôn kết cấu bê tông cốt thép đúc sẵn (cốp pha tạo hình).
+Hê khuôn kết cấu bê tông khối lớn (thuộc nhóm khuôn thành đứng, (cốp pha
tạo hình).
 Trường hợp riêng
Hệ khuôn dầm, khuôn dầm liền sàn và khuôn sàn bê tông cốt thép. Trong đó:
khuôn thành dầm thuộc nhóm khuôn thành đứng (cốp pha tạo hình), còn khuôn
đáy dầm và khuôn sàn là thuộc nhóm khuôn đáy nằm (cốp pha chịu lực).
4. Tiêu chuẩn liên quan:
• Formwork for concrete structures, R.L. Peurifov, McGraw-Hill book company.

• Kỹ thuật xây dựng 1-Công tác đất và thi công bê tông toàn khối của Lê Kiều,
Nguyễn Duy Ngụ, Nguyễn Đình Thám-nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật-1998.
• Flexible formwork for concrete structures, John Joseph Orr, Luận án Tiến sĩ.
• Ván khuôn và giàn giáo, Phạm Hùng-Trần Như Đính, nhà xuất bản Xây dựng.
• Tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn
khối-Quy phạm thi công và nghiệm thu.
• Tiêu chuẩn Việt Nam, QPTL-D6-78 Quy phạm kỹ thuật thi công và nghiệm thu
các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép công trình thủy lợi.
• Construction Methods and Management, S.W.Nunnally.
• Hỏi đáp thiết kế và thi công kết cấu nhà cao tầng, tập II, Triệu Tây An, nhà xuất
bản Xây dựng.
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 4
CÔNG TÁC GIÀN GIÁO
1. Khái niệm
Dàn giáo công tác hay còn gọi tắt là giáo công tác kết hợp với sàn thao tác có chức
năng là tạo ra một sàn mặt bằng công tác nhân tạo trên độ cao lớn an toàn cho người công
nhân xây dựng đứng làm việc. Còn giáo chống cốp pha có chức năng chủ yếu là chống
đỡ hệ đà ngang và ván khuôn của hệ cốp pha đáy nằm (chủ yếu là chịu lực trong quá
trình thi công đúc các kết cấu bê tông dạng nằm).
2. Phân loại
Gồm 2 loại chính:
Giáo ống thép lắp dựng kín bốn xung quanh suốt chiều cao công trình và giáo ống
thép kiểu nâng lắp đặt xung quanh công trình một tầng làm việc: Giáo ống thép lắp dựng
kín thường chia làm 2 loại: Loại lắp mặt đất và kiểu từng đoạn vươn ra và kiểu treo.
• Giáo ống thép kiểu lắp đặt từ mặt đất:
Giàn giáo ống thép kiểu lắp đặt từ mặt đất, phải thiết kế móng của nó. Móng phải
bằng phẳng, dầm chặt và có biện pháp thoát nước. Phần đáy của giáo phải dùng để
chuyên dụng cho giáo ống thép và dùng đệm chạy suốt để đỡ, trụ đứng trong ngoài của
nó phải buộc thêm thanh giằng sát đất. Tấm lát của giáo thường không nhiều hơn 6 lớp,
làm việc theo phương đứng thường không nhiều hơn 2 tầng. Liên kết giữa giàn giáo và

kết cấu công trình, nói chung với diện tích hình chiếu của cứ 16 – 25 m
2
thì bố trí một
hàng neo. Vị trí của nó phải bố trí ở giao điểm của thanh đứng, thanh ngang và thanh
ngang nhỏ. Chi tiết liên kết của neo phải thường xuyên qua giáo và vỏ ngoài thanh cứng,
để liên kết độ cứng của giáo vào kết cấu công trình.
Giáo ống thép kiểu lắp từ mặt đất, dựa theo đặc điểm cấu tạo có thể chia thành giáo
ống thép kiểu chốt thông thường, kiểu khóa vòng vòng cố định, kiểu khung lắp ghép.
 Giàn giáo hai hàng ống thép kiểu chốt thông thường:
- Loại giáo lắp từ mặt đất này dùng tương đối rộng rãi trong thi công kết cấu nhà
cao tầng với số tầng không cao lắm, đồng thời phù hợp với việc làm giáo trang trí
bên ngoài sau khi thi công kết cấu xong mà hạng mục trang trí bên ngoài tương
đối nhiều, kỹ thuật tương đối phức tạp cần nhiều trình tự, chồng chéo công việc
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 5
thao tác và thời hạn thi công kẩhn cấp. Loại giáo này có sàn tat tạo cảm giác an
toàn tốt.
- Các điểm chủ yếu lắp đặt giáo ống thép kiểu có chốt: Khoảng cách dọc của thanh
đứng không lớn hơn 1,5m, khoảng cách ngang không lớn hơn 1,2m. Nối đầu thanh
đứng gần nhau không được ở cùng một nấc. Sai lệch độ thẳng đứng của nó không
được vượt quá 1/200; khoảng cách thanh các thanh ngang lớn, khi thi công kết
cấu, không lớn hơn 1,2m ; khi thi công trang trí, không lớn hơn 1,8m. Thanh
ngang trong ngoài gần nhau không được nối trong cùng một nhịp; khoảng cách
ngang của thanh ngang nhỏ: Khi thi công kết cấu, không được lớn hơn 1m; khi thi
công trang trí không được lớn hớn,5m; liên kết giữa thanh ngang nhỏ và thanh
ngang lớn phải dùng chốt toàn bộ, nếu không lát ván; không được tháo dỡ các
thanh ngang nhỏ để đảm bảo độ cứng của khung giáo; giáo phải dùng chốt. Nối
tiếp các thanh đứng , thanh ngang phải dùng chốt đối đầu; thanh chống cắt hình
chữ + bố trí ở mép ngoài giáo, cứ 7 thanh đứng bố trí một nhóm, góc kẹp giữa
thanh xiên và phương ngang là 45
0

– 60
0
.
 Giàn giáo ống thép hai hàng kiểu chốt khóa vòng:
- Giàn giáo ống thép kiểu chốt khóa vòng là giáo dạng tháo lắp.
- Nó có phạm vi sử dụng và đặc điểm sử dụng như giáo ống thép kiểu chốt thông
thường ; Mặt khác, vì thanh đứng và thanh ngang của nó dùng nối tiếp kết hợp
chốt khóa vòng cố định và điện động nên có các ưu điểm là độ cứng điểm nối tiếp
lớn, tốc độ tháo lắp nhanh, thao tác đơn giản và hiệu quả cao… Ngoài ra chốt cốc
vòng ở trên thanh đứng nên tránh mất chốt và hư hỏng để tiết kiệm chi phí sửa
chữa. Tuy nhiên phương pháp này giá đắt, tính linh hoạt hơi kém, nhưng có thể
dùng phối hợp với giáo chốt thông thường để sử dụng rộng rãi thi công các thể
loại công trình.
- Chiều cao lắp đặt và yêu cầu kỹ thuật cũng như phạm vi sử dụng, nên tuân theo
quy định của thuyết minh xuất xưởng nhà máy.
 Giáo ống thép kiểu khung lắp ghép:
- Giáo ống thép kiểu khung lắp ghép là giáo dạng tháo lắp có bán trên thị trường,
thường có loại ; H, bậc thang (hình 11 – 78; 11 – 79; 11 – 80). Nó hình thành gồm
các bộ phận khung ống thép, đế, thanh chống cứng, thanh chống ngang, giá tam
giác và thanh liên kết tường. Sau khi dùng các biện pháp kỹ thuật nhất định, chiều
cap lắp đặt có thể đạt tới 40 – 50m.
- Giàn giáo kiểu khung lắp ghép, ngoài việc có đặc điểm giống như giáo có hai
hàng ống thép, còn có các ưu điểm như tốc độ tháo lắp tương đối nhanh, thao tác
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 6
đơn giản, độ cứng của giáo tương đối tốt…Do tính lắp ghép của giáo tương đối
lớn, để đảm bảo trạng thái chịu lực hợp lý của kết cấu , khung sau khi lắp ghép thì
trước khi lắp đặt cần làm tốt công việc định vị, giác mốc và làm phẳng nền, lắp đặt
đế giáo và khung phải kéo dây thẳng. Mỗi lần lắp xong một ầtng, đều phải kiểm
tra cẩn thận lắp cấu kiện có chắc chắn không, cột đứng của khung có thẳng đứng
và có hiện tượng cong lệch không. Sai lệch độ thẳng đứng của giáo thì phương dọc

không vượt quá 1/400 tổng chiều cao lắp đặt của giáo, phương ngang không vượt
quá 1/200 tổng chiều cao của nó, các yêu cầu kỹ thuật khác phải thực hiện theo
quy định sử dụng sản phẩm của nhà máy.
• Giáo ống thép vươn ra từng đoạn:
Điểm khác nhau của giáo ống thép vươn ra từng đoạn và giáo ống thép kiểu lắp từ
mặt đất là thanh cứng của giáo không trực tiếp chống trên mặt đất mà giáo được chia
từng đoạn theo chiều đứng của công trình (chiều cao từng đoạn trong khoảng 20m) đỡ
trên kết cấu tạm thời vươn ra của công trình. Kết cấu vươn ra này có thể là tổ hợp hệ
thống thép hình hoặc dàn tam giác. Như vậy trọng lượng bản thân giáo và tải trọng thi
công được truyền vào công trình.
 Tổ hợp và cấu tạo:
- Giáo ống thép vươn ra , chủ yếu gồm có dầm ngang vươn ra hoặc dàn tam giác
của giáo đỡ và giáo ống thép. Phần giáo ống thép có thể dùng giáo ống thép hai
hàng có chất chốt thông thường , hoặc chốt khóa kiểu vòng và loại khung lắp
ghép.
- Dầm ngang (dầm chính) của giáo thường dùng thép hình vươn ra từ mặt sàn hoặc
mặt vách, ở phương dọc trực tiếp thông qua liên kết dầm dọc và dầm ngang của
giáo đỡ tạo thành hệ thống chịu tải của dầm thanh đứng của giáo ống thép được đỡ
trên dầm dọc. Nếu dầm ngang vươn ra bố trí theo khoảng cách trụ đứng của giáo,
trụ đứng đỡ trên dầm ngang thì chỉ cần bố trí dầm liên kết phương dọc không chịu
tải để liên kết dầm chính thành một khối nhằm tăng cường độ cứng ngang của hệ
dầm. - Nếu tải trọng sử dụng quá lớn, có thể thêm thanh chống chéo ở dưới dầm
chính hoặc thêm thanh kéo (hoặc giây kéo) ở bên trên dầm chính, để nâng cao khả
năng chịu tải của dầm vươn ra. Nếu độ cao giáp phân đoạn tương đối cao hoặc tải
trọng sử dụng tương đối lớn thhì kết cấu đỡ phải thiết kế thành dạng dàn tam giác
vươn ra.
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 7
- Liên kết giữa dầm chính hoặc dàn tam giác vươn ra với kết cấu công trình ,
thường dùng hai loại phương thức liên kết là hàn với các chi tiết chôn sẵn của kết
cấu công trình hoặc neo dạng lắp ghép. Nhưng thường nên liên kết neo dạng lắp

ghép với công trình. Giữa dầm dọc dầm ngang của nó cũng nên dùng bu lông chữ
U để liên kết sẽ có lợi cho việc tháo lắp và tiết kiệm vật liệu.
 Đặc điểm của giáo ống thép kiểu vươn ra:
- Giáo ống théo kiểu vươn ra là dùng phương pháp theo chiều đứng trên kết cấu
công trình chia giáo ra từng đoạn vươn ra ngoài. Như vậy, có thể giải quyết vấn đề
chiều cao lắp dựng của công trình cao tầng khi công trình càng cao mà giáo ống
thép đặt trên đất không thể đạt được. Nó có thể lắp dựng dọc theo mặt chiều thẳng
đứng toàn bộ bốn xung quanh công trình, cũng có thể lắp dựng cục bộ dựa theo
yêu cầu kết cấu và trang trí cục
- Cấu tạo của giáo loại này tương đối đơn giản, sử dụng tiện lợi, an toàn khi tat thi
công. Sau khi thi công kết cấu xong, có thể đồng thời tiến hành sử dụng bàn giao
trang trí ngoài cho nhiều tầng. đặc biệt phù hợp với tình trạng kết cấu công trình
cao tầng tương đối cao, hạng mục trang trí bên nhoài tương đối nhiều hoặc tương
đối phức tạp, thời gian thi công khẩn cấp, và trình tự thi công đòi hỏi bố trí cuốn
chiếu theo phương đứng. Kết cấu vươn ra (dầm hoặc dàn tam giác) của giáo có thể
bố trí linh hoạt dựa theo đặc điểm mặt bằng lưới cột, vách của kết cấu công trình
và khoảng cách dọc trụ đứng của giáo, có thể đáp ứng yêu cầu kết cấu nhà cao
tầng và thi công trang trí mà có yêu cầu mặt bằng khác nhau.
 Các điểm chính của kỹ thuật thi công giáo ống thép kiểu vươn ra.
- Giáo ống thép kiểu vươn ra có yêu cầu giống như giáo ống thép kiểu lắp từ mặt
đất đối với việc lắp đặt giáo ống thép, quy định neo giữa và kết cấu công trình, bố
trí an toàn phòng hộ, khống chế tải trọng sử dụng.
- Đối với các thanh dầm đỡ ngang (hoặc dàn đỡ) vươn ra và dầm dọc đỡ dọc các
trụ đứng của giáo ống thép, phải kiểm tra cường độ, độ cứng và ổn định chung,
căn cứ vào trọng lượng giáo đoạn đổ và tải trọng sử dụng dựa theo những quy định
có liên quan trong “ Quy phạm thiết kế kết cấu thép” Độ võng của dầm vươn ra
nên khống chế dưới 1/250 nhịp.
- Để tránh chuyển vị trụ đứng của giáo, ở vị trí trụ đứng trên dầm dọc, dầm ngang
phải có đoạn ống lồng ngắn lồng vào trụ đứng. Chân dưới của trụ đứng trong và
ngoài bố trí thêm các thanh giằng dưới đất theo phương dọc và phương ngang để

tăng cường độ cứng ngang ở chân giáo.
 Giàn giáo kiểu nâng:
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 8
Giàn giáo kiểu nâng là một loại giàn giáo kiểu tháp lắp có thể nâng theo tầng. Mỗi
đơn nguyên giàn giáo có thể tháo để nâng lên, lắp ghép hoàn chỉnh theo từng tầng đáp
ứng yêu cầu thao tác và an toàn phòng hộ của tầng thi công.
Giàn giáo kiểu nâng chủ yếu có 3 bộ phận tạo thành giáo, kết cấu đỡ giáo (hệ thanh
hoặc dàn) và vật neo vào công trình. Khi thiết kế , ngoài đòi hỏi phải tính toán đối với 3
bộ phận này còn phải kiểm tra cường độ kết cấu thi công của bộ phận chống đỡ của kết
cấu công trình và tính ổn định của nó. trước khi dùng , phải tiến hành thí nghiệm tải
trọng.
Chủng loại và đặc điểm của giáo nâng.
Dựa theo phương thức chịu lực, giáo nâng có hai loại: Kiểu vươn ra và kiểu treo.
- Giáo nâng kiểu vươn ra: Giáo nâng kiểu vươn ra thường có hai loại kiểu lỗ cài và
kiểu đỡ .Đặc điểm cấu tạo của nó là giáo và các thanh đỡ giáo tạo thành một đơn nguyên
tổng thể khi lắp đặt . Tiến hành neo, lắp ghép với kết cấu công trình thông qua thanh đỡ
hoặc dàn tam giác truyền trọng lượng bản thân giáo và tải trọng thi công lên công trình.
Giàn giáo kiểu lỗ cài tương đối phù hợp với thi công kết cấu tấm vách ngoài kiểu lắp
ghép, giáo kiểu đỡ tương đối phù hợp với thi công kết cấu khung, khung – vách cứng.
- Giáo nâng kiểu treo: Loại giáo này tương đối phù hợp với thi công kết cấu vách
cứng, vách ngoài đỗ tại chỗ. Nếu vách ngoài dùng ván khuôn tấm lớn thi công thì ván
khuôn tấm lớn sẽ chống lên giáo; nếu vách ngoài dùng ván khuôn thông thường thi công
thì ván khuôn và sàn thao tác thi công có thể chống lên giá đỡ: Giá đỡ dạng lắp ghép của
giáo neo với khối vách bằng bu lông xuyên vách, Truyền tải trọng lên vách ngoài của kết
cấu công trình.
-Giàn giáo kiểu nâng do kết cấu đơn giản, có thể tiết kiệm vật liệu giáo ngoài trong thi
công kết cấu, trong một.số trường hợp nào đó, sau khi thi công kết cấu xonh, có thể dùng
làm giáo trang trí mặt ngoài.
-Thao tác lắp đặt, tháo dỡ , nâng lên của giáo tương đối thuận lợi, an toàn tin cậy sử
dụng linh hoạt tính thích ứng tương đối cao, dùng tương đối rộng rãi cho thi công kết cấu

nhà cao tầng các kiểu và chủng loại kết cấu khác nhau mà có khả năng cẩu lắp tương đối
tốt.
-Yêu cầu kỹ thuật chủ yếu của giàn giáo ngoài kiểu nâng:
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 9
Giàn giáo ngoài kiểu nâng phải tiến hành thiết kế và tính toán kết cấu. Khi thiết kế ,
ngoài việc xem xét trọng lượng bản thân và tải trọng thi công còn phải xem xét tác động
tải trọng gió thi công nhà cao tầng. Ngoài ra còn phải kiểm tra cường độ thi công và tính
ổn định của neo kết cấu công trình hoặc kết cấu của bộ phận chống đỡ. Trước lúc bắt đầu
sử dụng giáo, phải tiến hành thí nghiệm tải trọng.
Đối với bộ phận dùng các chốt tạo thành, vì độ cao tự do tương đối lớn, việc tháo lắp
lại nhiều lần, độ cứng và cường độ của nó sẽ bị yếu dần đi, vì vậy sau mỗi lần lắp đặt
phải dùng các biện pháp hạ tải tạm thời và ổn định liên kết với kết cấu công trình đối với
giàn giáo (như treo, chống , móc).
Toàm bộ mặt đáy và mặt bên ngoài của giáo dùng lưới an toàn mắt nhỏ quây kín. Cẩu
chuyển giáo, không được dùng móc cẩu (móc cẩu nhỏ) mà phải dùng khóa chốt. Trước
khi tháo dỡ , phải móc chắc khóa chốt, đồng thời để móc cẩu hơi căng sau đó mới được
tháo dỡ neo của giáo với kết cấu công trình, khi lắp đặt phải đợi sau khi neo liên kết chắc
chắn vào kết cấu công trình mới tháo móc cẩu. Mỗi lần lắp đặt xong giáo phải nghiệm
thu kiểm tra đạt yêu cầu rồi mới được sử dụng.
3. Một số giàn giáo thông dụng:
- Giàn giáo trụ và giá đỡ công son di động: là hệ thống giàn giáo có các trụ đứng,
ván sàn và các giá đỡ sàn công tác có thể di chuyển trên trụ đứng.
- Giàn giáo dầm treo: có sàn thao tác đặt trên thanh dầm, được treo bằng các dây
cáp.
- Giàn giáo chân vuông: là loại có chân đỡ là các khung gỗ dạng hình vuông, trên đỡ
sàn công tác chịu tải trọng nhẹ và trung bình.
- Giàn giáo cột chống độc lập: Giàn giáo đặt trên nền bằng nhiều khung hàng cột
chống. Loại giáo này đứng độc lập, không tựa vào công trình bao gồm các cột đỡ, dầm
dọc, dầm ngang và các thanh giằng chéo.
- Giàn giáo và tổ hợp giàn giáo thép ống và bộ nối: Hệ giàn giáo đợc cấu tạo từ các

thanh thép ống thanh trụ đứng, các thanh ngang, dọc giàn giáo và các thanh giằng; có tấm
đỡ chân các thanh trụ và các bộ nối đặc biệt để nối các thanh trụ và liên kết các thanh
khác.
- Giàn giáo treo nhiều điểm: giàn giáo đợc đỡ bởi nhiều dây cáp treo từ các vật đỡ
phía trên và đợc lắp đặt, vận hành khi nâng hoặc hạ sàn công tác tới các vị trí yêu cầu.
- Giàn giáo treo nhiều tầng: giàn giáo có các sàn công tác ở các cốt cao độ khác
nhau, đặt trên cùng một hệ đỡ. Hệ thống này có thể treo bởi hai hay nhiều điểm.
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 10
4. Quy trình lắp đặt:
Quy trình lắp ráp hệ thống giàn giáo xây dựng khung thép
Trước hết phải đảm bảo rằng giàn giáo phải được dựng trên mặt đất chắc chắn, bằng
phẳng. Các tấm để gối được dùng để đựng giàn giáo phải bằng phẳng đảm bảo việc lắp
dựng được chắc chắn.
Đặt các kích chân trên dầm gỗ phẳng và điều chỉnh theo độ cao yêu cầu, lắp các thành
phần của khung đúng vào kích chân. Sau đó đặt các thanh giằng chéo góc qua các khung
kế cận để liên kết thành một bộ phận hoàn chỉnh, đảm bảo liên kết chắc chắn.
Cuối cùng, tầng đầu tiên của bộ giàn giáo phải được giữ cho bằng phẳng, chắc chắn trước
khi lắp các tầng tiếp theo.
Khi lắp giáo lên nhiều tầng, để tránh lật đổ giáo phải neo giữ giáo với công trình bằng
khóa, ống khó hoặc chi tiết neo giữ cụ thể. Neo giữ theo quy cách cứ 02 khung, neo giữ
01 lần. Phải bảo đảm sau đó mới được dỡ copha và đổ bê tông.

Đối với giàn giáo cũ đã sử dụng, lực giới hạn chỉ được tính bằng 50% - 60% của giáo
mới.
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 11
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 12
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 13
5. An toàn lao động khi lắp đặt và sử dụng giàn giáo, sàn thao tác:
Các yêu cầu về an toàn khi lắp dựng, sử dụng, bảo trì, tháo dỡ giàn giáo trong xây dựng,
sửa chữa, phá dỡ nhà và công trình. Tiêu chuẩn viện dẫn:

- Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, chương 17 - TCVN 5308- 1991.
- Quy phạm KTAT trong xây dựng - TCVN 6052-1995. Giàn giáo thép.
Nguy cơ mất an toàn
- Ngã cao khi làm việc trên giàn giáo (thi công, sửa chữa, làm vệ sinh ) do sập, đổ giàn,
trơn trượt
- Ngã cao khi di chuyển, leo trèo theo đường giàn giáo, đi lại trên giàn giáo.
- Ngã cao do vi phạm quy trình an toàn không sử dụng đay đai an toàn.
- Ngã cao do làm việc trên giàn giáo không được lắp đặt đúng kỹ thuật, giàn giáo không
có sàn công tác hoặc sàn công tác không đảm bảo an toàn, do gãy, sụp sàn công tác.
- Ngã cao do di chuyển, trèo lên, xuống giàn giáo.
- Ngã cao do ánh sáng hàn làm chói mắt, do không đủ ánh sáng ban đêm, do giật mình
trong lúc làm việc.
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 14
Điều kiệm kỹ thuật an toàn:
Điều 1: Người làm việc trên cao phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
- Từ 18 tuổi trở lên.
- Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp. Định kỳ 6
tháng phải được kiểm tra sức khỏe một lần. Phụ nữ có thai, người có bệnh tim, huyết áp,
tai điếc, mắt kém không được làm việc trên cao.
- Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động do giám đốc
đơn vị xác nhận.
- Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng các PTBVCN khi làm việc trên cao: dây an
toàn, quần áo, giày, mũ BHLĐ.
- Công nhân phải tuyệt đối chấp hành KLLĐ và nội qui an toàn làm việc trên cao.
Điều 2: Nội quy kỷ luật và ATLĐ khi làm việc trên cao:
- Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã qui định.
- Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến qui định,
cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, xà, dàn
mái và các kết cấu đang thi công khác.
- Lên xuống ở vị trí trên cao phải có thang bắc vững chắc. Không được mang vác vật

nặng, cồng kềnh khi lên xuống thang.
- Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn, qua cửa sổ.
- Không được đi dép lê, đi giày có đế dễ trượt.
- Trước và trong thời gian làm việc trên cao không được uống rượu, bia, hút thuốc lào.
- Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề, cấm vứt ném dụng cụ, đồ nghề hoặc bất
kỳ vật gì từ trên cao xuống.
- Lúc tối trời, mưa to, giông bão, hoặc có gió mạnh từ cấp 5 trở lên không đươc làm việc
trên giàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà 2 tầng trở lên,
v.v.
Điều 3: Việc bắc giàn giáo cho công nhân làm việc ở trên cao cũng như việc tháo giàn
giáo và cải tiến giàn giáo đều phải do cán bộ phụ trách kỹ thuật cho phép mới được thực
hiện.
Điều 4: Giàn giáo phải chắc chắn. Tay vịn lan can phải có chiều cao từ 0,9-1,15m so với
mặt sàn. Khoảng cách giữa giàn và tàu không quá 200mm.
- Giàn giáo phải cố định tránh đung đưa (nếu là giàn treo)
- Giàn giáo chồng phải bảo đảm độ cứng vững, chắc chắn.
Điều 5: Dây cáp thép treo giàn phải thỏa mãn yêu cầu về kỹ thuật, mỗi tháng phải kiểm
tra một lần nếu không bảo đảm phải thay thế. Các đầu giàn giáo chồng lên nhau phải cố
định chắc chắn bằng dây cáp, dây thép. Bảo đảm không đứt, trượt giữa 2 giàn với nhau.
Điều 6: Tất cả nguyên vật liệu dùng làm giàn giáo, bệ đứng phải được kiểm tra định kỳ
với thời gian không quá 6 tháng để xác định chất lượng, kể chất lượng các mối hàn.
Điều 7: Khi làm việc ở độ cao trên 2m mọi người đều phải đeo dây an toàn. Ngoài ra tùy
từng trường hợp cụ thể, nếu ở bên dưới có nhiều chướng ngại: các vật sắc nhọn, điện, các
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 15
vật di chuyển có thể gây nguy hiểm đến tính mạng NLĐ, phải đeo dây an toàn khi làm
việc ở độ cao từ 0,5m trở lên. Thực hiện các quy định về ATLĐ khi làm việc trên cao.
Điều 8: Nếu tổng chiều cao của giàn giáo dưới 12m có thề dùng thang tựa hoặc thang
treo. Nếu tổng chiều cao trên 12m, phài có lồng cầu thang riêng.
Có hệ thống chống sét đối với giàn giáo cao. Giàn giáo cao làm bằng kim loại nhất thiết
phải có hệ thống chống sét riêng.

Điều 9: Giàn giáo bố trí ở gần đường đi, gần các hố đào, gần phạm vi hoạt động của các
máy trục, phải có biện pháp đề phòng các vách hố đào bị sụt lở, các phương tiện giao
thông và cẩu chuyển va chạm làm đổ gãy Giàn giáo.
Điều 10: Giàn giáo khi lắp dựng xong phải tiến hành và lập biên bản nghiệm thu. Trong
quá trình sử dụng, cần quy định việc theo dõi kiểm tra tình trạng an toàn của giàn giáo.
Điều 11: Khi nghiệm thu và kiểm tra giàn giáo phải xem xét những vấn đề sau: sơ đồ
giàn giáo có đúng thiết kế không; cột có thẳng đứng và chân cột có đặt lên tấm gỗ kê để
phòng lún không; có lắp đủ hệ giằng và những điểm neo giàn giáo với công trình để bảo
đảm độ cứng vững và ổn định không; các mối liên kết có vững chắc không; mép sàn thao
tác, lỗ chừa và chiếu nghỉ cầu thang có lắp đủ lan can an toàn không.
Điều 12: Tải trọng đặt trên sàn thao tác không được vượt quá tải trọng tính toán. Trong
quá trình làm việc không được để người, vật liệu, thiết bị tập trung vào một chỗ vượt quá
quy định.
Khi phải đặt các thiết bị cẩu chuyển trên sàn thao tác ở các vị trí khác với quy định trong
thiết kế, thì phải tính toán kiểm tra lại khả năng chịu tải của các bộ phận kết cấu chịu lực
trong phạm vi ảnh hưởng do thiết bị đó gây ra. Nếu khi tính toán kiểm tra lại thấy không
có đủ khả năng chịu tải thì phải có biện pháp gia cố.
Điều 13: Khi giàn giáo cao hơn 6m, phải có ít nhất hai tầng sàn. Sàn thao tác bên trên,
sàn bảo vệ đưới. Khi làm việc đồng thời trên hai sàn, thì giữa hai sàn này phải có sàn
hoặc lưới bảo vệ.
Cấm làm việc đồng thời trên hai tầng sàn cùng một khoang mà không có biện pháp bảo
đảm an toàn.
Điều 14: Khi vận chuyển vật tư, vật liệu lên giàn giáo bằng cần trục, không được để cho
vật nâng va chạm vào giàn giáo, không được vừa nâng vừa quay cần. Khi vật nâng còn
cách mặt sàn thao tác khoảng 1m phải hạ từ từ và đặt nhẹ nhàng lên mặt sàn.
Điều 15: Chỉ được vận chuyển bằng xe cút kít hoặc xe cải tiến trên giàn giáo nếu trong
thiết kế đã tính với những tải trọng này. Trên sàn thao tác phải lát ván cho xe vận chuyển.
Điều 16: Hết ca làm việc phải thu dọn sạch các vật liệu thừa, đồ nghề dụng cụ trên mặt
sàn thao tác.
Ban đêm, lúc tối trời, chỗ làm việc và đi lại trên giàn giáo phải đảm bảo chiếu sáng đầy

đủ.
Khi trời mưa to, lúc dông bão hoặc gió mạnh cấp 5 trở lên không được làm việc trên giàn
giáo.
Điều 17: Đối với giàn giáo di động (giàn giáo ghế), lúc đứng tại chỗ, các bánh xe phải
được cố định chắc chắn. Đường để di chuyển giàn giáo phải bằng phẳng. Việc di chuyển
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 16
giàn giáo di động phải làm từ từ. Cấm di chuyển giàn giáo di động nếu trên đó có người,
vật liệu, thùng đựng rác, v.v…
2.1. Giàn chồng
Điều 18: Sử dụng giàn giáo thép trong đốc, ụ phải chấp hành các quy định sau:
- Các chân cột giàn giáo phải có đế và được kê đệm chống lệch, trượt. Cấm kê chân cột
hoặc khung Giàn giáo bằng gạch đá hoặc các mẩu gỗ vụn.
- Dựng giàn giáo đến đâu phải liên kết chắc với thành tàu đến đấy.
- Giàn giáo phải lắp đủ thanh giằng liên kết chắc chắn.
- Những giàn giáo cao từ 2m trở lên phải có lan can bảo vệ, nếu giàn giáo chưa có lan can
thì phải sử dụng dây thắt lưng an toàn để buộc.
- Công nhân làm việc trên giàn giáo phải đeo dây an toàn.
2.2. Giàn treo
Điều 19: Đối với các giàn giáo treo phải thực hiện những quy định sau:
- Tiết diện dây cáp buộc giàn giáo phải đảm bảo tải trọng quy định hệ số an toàn ≥ 6.
- Quy định số người làm việc trên từng loại giàn giáo (giàn giáo dài không quá 5 người,
giàn giáo ngắn không quá 3 người).
- Công nhân làm việc trên giàn giáo phải đeo dây an toàn.
- Giàn giáo treo phải được neo buộc chắc chắn vào tàu tránh đu đưa.
- Giàn giáo phải chắc chắn, các đầu nối giàn giáo với nhau phải được buộc chắc chắn,
tránh tuột, đứt.
- Dựng giàn giáo đến đâu phải liên kết chắc với thành tàu đến đấy.
- Những giàn giáo cao từ 2m trở lên phải có lan can bảo vệ, nếu giàn giáo chưa có lan can
thì phải sử dụng dây thắt lưng an toàn để buộc.
2.3. Giàn giáo bằng thép ống

Điều 20: Giàn giáo thép ống và bộ nối chịu tải trọng nhẹ có các thanh đứng, thanh ngang,
thanh dọc và các thanh giằng bằng thép ống có đường kính ngoài là 50mm (đường kính
trong là 47,5mm). Các thanh đứng đặt cách nhau ≤ 1,2m theo chiều ngang và ≤ 3,0m dọc
theo chiều dài của giàn giáo. Các kết cấu kim loại khác khi sử dụng phải thiết kế chịu tải
trọng tương đương.
Giàn giáo thanh thép ống và bộ nối chịu tải trọng nặng có các thanh đứng, thanh ngang,
thanh dọc và các thanh giằng bằng thép ống đường kính ngoài 64mm (trong 60mm) với
các thanh đứng đặt cách nhau ≤ 1,5m theo phương ngang và ≤ 1,5m theo
phương dọc của giàn giáo. Các kết cấu kim koại khác khi sử dụng phải thiết kế chịu tải
trọng tương đương.
Điều 21: Các thanh dọc được lắp dọc theo chiều dài của giàn giáo tại các cao độ xác
định. Nếu thanh trên và thanh giữa của hệ lan can dùng thanh thép ống thì chúng được
dùng để thay cho các thanh dọc. Khi di chuyển hệ lan can tới cao độ khác, cần bổ sung
các thanh dọc để thay thế. Các thanh dọc dưới cùng cần đặt sát với mặt nền. Các thanh
dọc đặt cách nhau không quá 1,8m theo chiều đứng tính từ tâm của ống.
Các thanh ngang đặt theo phương ngang giữa các thanh đứng và gắn chặt với các thanh
đứng bằng các bộ nối nằm trên bộ nối thanh dọc. Các thanh ngang đặt cách nhau không
quá 1,8m theo chiều đứng tính từ tâm của ống.
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 17
2.4. Sàn công tác
Điều 22: Sàn công tác phải chắc chắn, bảo đảm chịu được tải trọng tính toán, không trơn
trượt, khe hở giữa các ván sàn không được vượt quá 10mm. Vật liệu được lựa chọn làm
sàn phải có đủ cường độ, đáp ứng các yêu cầu thực tế, không bị ăn mòn hóa học và chống
được xâm thực của khí quyển.
Chú thích: Các ván và sàn công tác chế tạo sẵn bao gồm các ván khung gỗ, các ván giáo
và sàn dầm định hình.
Điều 23: Ván lát sàn thao tác phải có chiều dày ít nhất là 3cm, không bị mục mọt hoặc
mức gãy. Các tấm phải ghép khít và bằng phẳng, khe hở giữa các tấm ván không được
lớn hơn 1cm. Khi dùng ván rời đặt theo phương dọc thì các tấm ván phải đủ dài để gác
trực tiếp hai đầu lên thanh đà đỡ. Mỗi đầu ván phải chìa ra khỏi thanh đà đỡ một đoạn ít

nhất là 20cm và được buộc hoặc đóng đinh chắc vào thanh đà. Khi dùng các tấm ván
ghép phải nẹp bên dưới để giữ cho ván khỏi bị trượt.
Lỗ hổng ở sàn thao tác chỗ lên xuống thang phải có lan can bảo vệ ở ba phía.
Giữa sàn thao tác và công trình phải để chừa khe hở không quá 5cm đối với công tác xây
và 20cm đối với công tác hoàn thiện.
Điều 24: Sàn công tác (trừ khi đựơc giằng hoặc neo chặt) phải đủ độ dài vượt qua thanh
đỡ ngang ở cả hai đầu một đoạn ≥ 0,15m và ≤ 0,5m. Sàn công tác phải được định vị chặt,
chống được sự chuyển dịch theo các phương.
Điều 25: Khi sử dụng giàn giáo thép trong đốc, ụ phải chấp hành các qui định sau:
- Các chân cột giàn giáo phải có đế và được kê đệm chống trượt, chống lệch.
- Dựng giàn giáo từ 2 tầng trở lên phải liên kết chân từ 2 khung trở lên, tránh đổ giàn
giáo.
- Giàn giáo phải lắp đủ thanh giằng, liên kết chắc chắn.
- Khi sử dụng giàn giáo treo phải kiểm tra dây cáp, vỉ giàn, giàn giáo treo phải được buộc
chắc chắn tránh đu đưa, các đầu nối giàn với nhau phải được buộc chắc chắn tránh đứt
tuột vỉ giàn.
Điều 26: Khi sử dụng máy phun nước, phun cát, phun sơn trên cao nhất thiết phải có giàn
giáo và các ống dẫn phải có dây đeo bảo hiểm cột cố định.
Điều 27: Nếu sử dụng giàn giáo bằng kim loại thì các chân giàn giáo và các điểm tiếp
xúc bằng kim loại phải được cột chặt và bịt kín bằng cao su tránh va chạm ma sát phát
sinh tia lửa.
2.5. Thang
Điều 28: Khi làm việc cao có sử dụng thang, thang phải được đặt trên mặt nền (sàn) bằng
phẳng ổn định và chèn giữ chắc chắn.
Điều 29: Cấm tựa thang nghiêng với mặt phằng nằm ngang > 70
o
và < 45
o
. Trường hợp
đặt thang trái với qui định này phải có người giữ thang và chân thang phải chèn giữ vững

chắc chắn.
Điều 30: Chân thang tựa phải có bộ phận chặn giữ, dạng mấu nhọn bằng kim loại, đế cao
su và những bộ phận hãm giữ khác, tùy theo trạng thái và vật liệu của mặt nền, còn đầu
trên của thang cần bắt chặt vào các kết cấu chắc chắn (giàn giáo, dầm, các bộ phận của
khung nhà).
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 18
Điều 31: Tổng chiều dài của thang tựa không quá 5m. Khi nối dài thang, phải dùng dây
buộc chắc chắn.
Điều 32: Thang xếp phải được trang bị thang giằng cứng hay mềm để tránh hiện tượng
thang bất ngờ tự doãng ra.
Điều 33: Thang kim loại trên 5m, dựng thẳng đứng hay nghiêng với góc >70
o
so với
đường nằm ngang, phải có vây chắn theo kiểu vòng cung, bắt đầu từ độ cao 3m trở lên.
Vòng cung phải bố trí cách nhau không xa quá 80cm, và liên kết với nhau tối thiểu bằng
ba thanh dọc. Khoảng cách từ thang đến vòng cung không được nhỏ hơn 70cm và không
lớn hơn 80cm khi bán kính vòng cung là 35 - 40cm.
Điều 34: Nếu góc nghiêng của thang <70
o
, thang cần có tay vịn và bậc thang làm bằng
thép tấm có gân chống trơn trượt.
Điều 35: Với thang cao trên 10m, cứ cách 6 - 10m phải bố trí chiếu nghỉ.
2.6. Khi lắp dựng, tháo dỡ
Điều 36: Không được lắp dựng, tháo dỡ hoặc làm việc trên giàn giáo khi thời tiết xấu như
có giông tố, trời tối, mưa to, gió mạnh từ cấp 5 trở lên.
Điều 37: Giàn giáo và phụ kiện không được dùng ở những nơi có hóa chất ăn mòn và
phải có các biện pháp bảo vệ thích hợp cho giàn giáo không bị hủy hoại theo chỉ dẫn của
nhà chế tạo.
Điều 38: Tháo dỡ giàn giáo phải tiến hành theo chỉ dẫn của thiết kế hoặc nhà chế tạo và
bắt đầu từ đỉnh giàn giáo:

- Các bộ phận và liên kết đã tháo rời phải hạ xuống an toàn, không để rơi tự do. Phải duy
trì sự ổn định của phần giàn giáo chưa tháo dỡ cho đến khi tháo xong.
- Trong khu vực đang tháo dỡ, phải có rào ngăn, biển cấm người và phương tiện qua lại.
Không tháo dỡ giàn giáo bằng cách giật đổ.
Điều 39: Khi lắp dựng, sử dụng hay tháo dỡ giàn giáo ở gần đường dây tải điện (< 5m, kể
cả đường dây hạ thế) cần phải có biện pháp đảm bảo an toàn về điện cho công nhân và
phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý điện và đường dây (ngắt điện khi dựng lắp, lưới
che chắn ).
Công tác ván khuôn, giàn giáo, sàn công tác 19

×