ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ
I/ TỔ CHỨC LIÊN HỢP QUỐC
1. Sự thành lập :
- Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, tại Xan Phranxixco (Mĩ) diễn ra Hội nghị quốc tế có sự
tham gia của 50 nước, để thông qua bản Hiến Chương và tuyên bố thành lập tổ chức
Liên hợp quốc.
- 24/10/1945, Bản Hiến Chương chính thức có hiệu lực.
2. Mục đích :
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới .
- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị , hợp tác giữa các nước thành viên.
3. Nguyên tắc hoạt động:
- Bình đẳng giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc .
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung
Quốc.
4. Bộ máy tổ chức: gồm 6 cơ quan:
Đại hội đồng , Hội đồng bảo an , Hội đồng kinh tế xã hội , hội đồng quản thác , Ban
thư kí và Tòa án quốc tế.
5.Vai trò:
- Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế
giới.
- Giải quyết được nhiều tranh chấp và xung đột khu vực.
- Thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác hữu nghị quốc tế.
- Giúp đỡ các nước về kinh tế, nhân đạo, giáo dục, y tế….
6. Các tổ chức chuyên môn của LHQ hoạt động ở VN:
- UNICEF: Quỹ Nhi Đồng LHQ.
- UNESCO: Tổ chức Văn hóa – Khoa học – Giáo dục LHQ.
- FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp.
- IMF: Quỹ Tiền tệ quốc tế.
- WHO: Tổ chức Y tế thế giới.
- ILO: Tổ chức Lao động quốc tế.
7. Mối quan hệ giữa VN và LHQ:
- 9/1977: VN là thàh viên thứ 149 của LHQ.
- 16/10/2007: VN được Đại hội đồng LHQ bầu làm Ủy viên không thường trực Hội
đồng bảo an, nhiệm kì 2008-2009 .
II/ TỔ CHỨC ASEAN
1. Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi giành được độc lập ,các nước ĐNA cần có sự hợp tác , giúp đỡ nhau để phát
triển .
- Đồng thời , muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn bên ngoài , nhất là chiến tranh
xâm lược Việt Nam cuả Mĩ càng tỏ rõ không tránh khỏi thất bại.
- Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều và hoạt động có hiệu quả, tiêu
biểu là EU.
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, viết tắt là ASEAN ra đời tại
Băng Cốc (Thái Lan), gồm 5 nước sáng lập: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin và
Thái Lan.
2. Mục tiêu:
- Phát triển kinh tế, xã hội trên cơ sở hợp tác hòa bình và an ninh khu vực.
3. Quá trình phát triển
- 1967 – 1975: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, vị thế trên trường quốc
tế không cao.
- Tháng 2. 1976 , Hiệp ước thân thiện và hợp tác được kí kết tại Ba-li ( Hiệp ước Ba-
li) : ASEAN khởi sắc.
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vện lãnh thổ
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
+ Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
- Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN được cải thiện
- Nửa sau thập kỉ 90 , ASEAN mở rộng thành viên : Brunây ( 1984) , VN ( 1995), Lào
và Mianma ( 1997) , Campuchia( 1999).
- ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế , văn hóa nhằm xây dựng một cộng
đồng ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
4. Thời cơ và thách thức đối với VN khi gia nhập ASEAN:
- Thời cơ:
+ Hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực.
+ Rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực
+ Tiếp thu những thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến trên thế giới.
+ Học hỏi trình dộ quản lí của các nước trong khu vực.
+ Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể rhao với
các nước trong khu vực
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Thách thức:
+ Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh tế nước ta sẽ có nguy cơ
tụt hậu so với các nước trong khu vực.
+ Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước.
+ Dễ đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc.
II/ NƯỚC MĨ 1945 – 1973.
1/ KINH TẾ
- Sau CTTG II, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ:
+ Sản lượng công nghiệp năm 1948 chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới
( 56%). Là cường quốc công nghiệp đứng đầu TG.
+ Sản lượng nông nghiệp (1949) gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của Anh, Pháp,
CHLB Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.
+ Nắm ¾ dự trữ vàng TG.
+ Chiếm 50% tàu bè đi lại trên biển.
+ Chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế TG.
→ Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn
nhất thế giới .
- Nguyên nhân của sự phát triển:
+ Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, giàu tài nguyên, nhân lực dồi dào , trình độ kĩ thuật cao,nhiều
khả năng sáng tạo …
+ Mĩ không bị CTTG2 tàn phá, yên ổn phát triển kinh tế , làm giàu nhờ buôn bán vũ
khí và các phương tiện chiến tranh.
+ Áp dụng thành công những tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất lao động. , hạ giá
thành sản phẩm.
+ Các tổ hợp công nghiệp - quân sự , tập đoàn có sức sản xuất , cạnh tranh lớn có hiệu
quả trong và ngoài nước
+ Các chính sách và vai trò điều tiết của Nhà nước , điều chỉnh hợp lí cơ cấu nền kinh
tế.
2/ KHOA HỌC – KĨ THUẬT
- Mĩ là nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại lần 2 và đạt nhiều
thành tựu :
+ Chế tạo công cụ sản xuất mới : máy tính , máy tự động…
+ Vật liệu mới : pôlime
+ Năng lượng mới : năng lượng nguyên tử…
+ Chinh phục vũ trụ
+ Cách mạng xanh trong nông nghiệp….
Thúc đẩy nền kinh tế của Mĩ phát triển, ảnh hưởng lớn đến
thế giới.
III/ NƯỚC NHẬT BẢN 1952 – 1973
* Kinh tế:
- Từ nước bại trận trong CTTG II, NB đã tập trung phát triển kinh tế , đạt những thành
tựu lớn .
- 1952-1960, phát triển nhanh.
- 1960 -1973, phát triển thần kì:
+ 1960 – 1969: tăng trưởng bình quân hằng năm là 10,8%.
+ 1970 – 1973: giảm xuống 7,8% nhưng vẫn cao hơn so với các nước tư bản khác.
+ 1968 , NB vươn lên là cường quốc kinh tế tư bản, đứng thứ 2 sau Mĩ.
+ Thập niên 70, NB trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế- tài chính lớn của TG.
- NB rất coi trọng giáo dục và phát triển khoa học – kĩ thuật, tập trung vào lĩnh vực sản
xuất dân dụng như hàng tiêu dùng nổi tiếng thế giới ( tivi , tủ lạnh ), các tàu chở dầu có
trọng tải lớn, cầu đường bộ dài 9,4 km nối hai đảo Hôn su và Sicocư
* Nguyên nhân của sự phát triển:
+ Coi trọng nhân tố con người – nhân tố quyết định hàng đầu. Con người được đào tạo
chu đáo, có ý thức tổ chức kỉ luật,trang bị kiến thức và nghiệp vụ , cần cù, tiết kiệm. , ý
thức cộng đồng
+ Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước .
+ Sự hoạt động có hiệu quả của các công ti Nhật Bản (có tầm nhìn xa,thông tin dự báo
về tình hình kinh tế thế giới , sức cạnh tranh tốt,…)
+ Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm
nâng cao năng suât và sức cạnh tranh của hàng hóa
+ Chi phí quốc phòng thấp.
+ Tận dụng tốt các yếu tố từ bên ngoài (được Mĩ viện trợ, chiến tranh ở Triều Tiên,
Việt Nam,…).
* Hạn chế
- Lãnh thổ hẹp, nghèo tài nguyên, thường xảy ra thiên tai, phải phụ thuộc vào nguồn
nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài.
- Cơ cấu giữa các vùng kinh tế, giữa công – nông nghiệp bị mất cân đối.
- Luôn bị cạnh tranh gay gắt với Mĩ, Tây Âu, NICs, TQ,
IV/ HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp .
- Năm 1919 , Người gia nhập Đảng xã hội Pháp.
- Tháng 6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân
An Nam đòi các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam
- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề
dân tộc và thuộc địa của Lênin => tư tưởng của Người có sự chuyển biến => tìm được
con đường cứu nước cho dân tộc.
- Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua. Người bỏ
phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu
tiên, là một trong những người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà cách mạng thuộc địa, lập ra Hội liên
hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa
đế quốc .
- Người tham gia sáng lập báo Người cùng khổ (Le paria) , viết bài cho báo Nhân Đạo.
- Năm 1925, Người xuất bản cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”
- Tháng 6/1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (10/1923)
- Năm 1924, Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản. Lần V .
- Ngày 11/11/1924 , Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), để trực tiếp tuyên
truyền, giáo dục lí luận,giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc
Việt Nam.
- 6/1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần
chúng đấu tranh chống Pháp.
* Công lao của Nguyễn Ái Quốc:
- Đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam : đó là con đường
cách mạng vô sản , chấm dứt thời kì khủng hoảng và bế tắc về con đường cứu nước cho
dân tộc Việt Nam .
- Người đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng , chính trị cho sự ra đời của chính đảng vô sản
sau này.
V/ HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG
a. Hoàn cảnh
- Năm 1929, 3 tổ chức cộng sản ra đời, hoạt động riêng rẽ, gây ảnh hưởng đến tâm lí
quần chúng và sự phát triển chung của phong trào cách mạng nước ta.
- Yêu cầu phải thống nhất 3 tổ chức cộng sản.đặt ra một cách bức thiết.
- Trước tình hình đó , Nguyễn Ái Quốc từ Thái lan về Trung Quốc , triệu tập Hội nghị
hợp nhất các tổ chức thành một Đảng duy nhất.
b. Diễn biến:
- Thời gian: 6/1/1930 đến 8/2/1930.
- Địa điểm: Cửu Long ( Hương Cảng – Trung Quốc)
- Thành phần: chủ trì là NAQ với tư cách là đặc phái viên của QTCS , 2 đại biểu Đông
Dương Cộng sản đảng, 2 đại biểu An Nam Cộng sản đảng.
- Nội dung hội nghị:
+ Nghe NAQ phân tích tình hình trong nước và tình hình thế giới, phê phán những quan
điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản hoạt động riêng lẻ.
+ Các đại biểu nhất trí hợp nhất thành ĐCSVN.
+ Bầu ra BCH Trung ương lâm thời.
+ Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng do NAQ soạn thảo
( Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng).
- Nội dung cương lĩnh chính trị:
+ Đường lối cách mạng: tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng,
tiến tới xã hội cộng sản.
+ Nhiệm vụ : Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng , làm
cho nước Việt Nam độc lập, tự do.
+ Lực lượng cách mạng: công – nông, tiểu tư sản ,trí thức; còn phú nông, trung, tiểu địa
chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.
+ Lãnh đạo cách mạng : Đảng cộng sản VN- đội tiên phong của giai cấp vô sản.
+ Cách mạng Việt Nam có mối quan hệ khăng khít, là một bộ phận của cách mạng thế
giới.
→ Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và
giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
- Ý nghĩa: Hội nghị thành lập Đảng được đánh giá như là 1 đại hội thành lập Đảng.
* Ý nghĩa lịch sử:
- ĐCSVN ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự
sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử VN đầu thế kỉ XX.
- Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước ở VN trong thời đại mới.
- Là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng VN. Từ đây, cách mạng giải
phóng dân tộc của nhân dân VN đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của ĐCSVN.
- Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy
vọt mới trong lịch sử dân tộc VN.
Câu hỏi: Căn cứ vào đâu để khẳng định cương lĩnh chính trị đầu tiên do NAQ
soạn thảo là đúng đắn, sáng tạo và khoa học?
- Nội dung cương lĩnh phù hợp với quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin và thực tế
cách mạng VN. Ngay từ đầu, Đảng đã xác định con đường phát triển tất yếu của
CMVN là kết hợp, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH. Chính con
đường này đã đưa CMVN đi từ thắng lợi này sang thắng lợi khác.
- Tính sáng tạo thể hiện ở những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin , vận dụng
sáng tạo vào hoàn cảnh xã hội VN, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề
giai cấp, trong đó, độc lập, tự do là tư tưởng cốt lõi.
- Vể lực lượng CM, cương lĩnh thể hiện vấn đề đoàn kết dân tộc để đánh đuổi kẻ
thù, phù hợp với hoàn cảnh của 1 nước thuộc địa như VN.
VI/ PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1939 – 1945
1/ SỰ CHUẨN BỊ GIÀNH CHÍNH QUYỀN.
a. Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang
- Xây dựng lực lượng chính trị
+ 19/5/1941, thành lập Mặt trận Việt Minh tạo Cao Bằng. Các đoàn thể của mặt trận đều
mang tên “ Cứu quốc”.
+ Nhiệm vụ cấp bách của Đảng : vận động quần chúng tham gia Việt Minh.
+ Cao Bằng là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các đoàn thể Cứu quốc.
+ Năm 1942, khắp các châu ở Cao Bằng đều có hội cứu quốc, trong đó có 3 “Châu
hoàn toàn”.
+ Từ Cao Bằng nhanh chóng lan ra các tỉnh lân cận, thành lập Ủy ban Việt minh Cao
Bằng và liên tỉnh Cao- Bắc – Lạng.
+ Năm 1943, Đảng ban hành Đề cương văn hoá Việt Nam.
+ 1944, Đảng Dân chủ và Hội văn hoá cứu quốc Việt Nam thành lập và tham gia mặt
trận Việt Minh => lực lượng chính trị được mở rộng.
+ Đảng còn quan tâm kêu gọi người VN ở nước ngoài và binh lính người Việt trong
quân đội Pháp tham gia mặt trận.
- Xây dựng lực lượng vũ trang:
+ Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du khích Bắc Sơn vẫn tiếp tục hoạt động ở Bắc Sơn – Võ
Nhai.
+ 14/2/1941, thống nhất các đội du kích để thành lập Trung đội Cứu quốc quân I.
+ 15/9/1941, thành lập Trung đội Cứu quốc quân II.
+ Cuối 1941, NAQ quyết định thành lập lực lượng tự vệ vũ trang và tổ chức lớp huấn
luyện quân sự.
- Xây dựng căn cứ địa:
+ Căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai.
+ 1941, NAQ xây dựng Cao Bằng thành căn cứ địa cách mạng
+ Cuối 1943, căn cứ địa được mở rộng từ Bắc Sơn – Võ Nhai đến Cao Bằng => thành
lập khu giải phóng Việt Bắc sau này.
b. Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền:
- Đầu 1943, CTTG II có sự chuyển biến theo hướng có lợi cho ta: Liên Xô phản
công Đức.
- Từ ngày 25 đến ngày 28/2/1943, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La
(Đông Anh) vạch ra kế hoạch chuẩn bị toàn diện cho cuộc khởi nghĩa vũ trang.
- Căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai: Cứu quốc quân hoạt động mạnh.
- 1943, 19 ban “ xung phong Nam tiến ‘’ được thành lập => giúp các tỉnh miền
xuôi thành lập các hội Cứu quốc.
- 25/2/1944, Trung đội Cứu quốc III thành lập.
- 7/5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp “Sửa soạn khởi nghĩa”.
- 10/8/1944, Trung ương Đảng kêu gọi “ Sắm vũ khí đuổi thù chung”.
- 22/12/1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Sau 2
ngày thành lập, đội đã liên tiếp giành thắng lợi: Phay Khắt , Nà Ngần.
VII/ THỦ ĐOẠN CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ PHÁT XÍT NHẬT
1/ THỰC DÂN PHÁP:
- Tăng cường đàn áp cách mạng ở Đông Dương.
- Tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ chiến tranh.
- Thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy, tăng mức thuế cũ, đặt thêm thuế mới, đồng
thời sa thải bớt công nhân, viên chức, giảm tiền lương, tăng giờ làm,… Kiểm soát
gắt gao việc sản xuất và phân phối, ấn định giá cả.
2/ PHÁT XÍT NHẬT
- Cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng đay, thầu dầu
phục vụ cho nhu cầu chiến tranh.
- Yêu cầu Pháp xuất các nguyên liệu chiến tranh sang Nhật với giá rẻ.
- Một số công ty Nhật đã đầu tư vào một số ngành phục vụ quân sự khai thác mỏ
sắt, mangan, apatít…
VII/ Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1/ Ý nghĩa lịch sử:
* Trong nước:
- Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc : Phá tan xiềng xích nô lệ hơn 80 năm
của thực dân Pháp, và phát xít Nhật gần 5 năm , lật nhào ngai vàng phong kiến tồn tại
hàng ngàn năm trên đất nước ta. Lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà , nhà nước
do nhân dân làm chủ.
- Mở ra kỉ nguyên mới của dân tộc - kỉ nguyên độc lập tự do, kỉ nguyên nhân dân
làm chủ nắm chính quyền, làm chủ đất nước.
- Đảng cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền , chuẩn bị điều kiện cho
những thắng lợi tiếp theo.
* Quốc tế:
- Góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát-xít.
- Cổ vũ các dân tộc thuộc địa trong đấu tranh tự giải phóng .
2. Bài học kinh nghiệm:
- Đảng phải có đường lối đúng đắn , vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lenin vào
thực tiễn VN, nắm bắt tình hình , đề ra chủ trương cách mạng phù hợp.
- Đảng tập hợp, tổ chức đoàn kết lực lượng cách mạng trong một mặt trận thống
nhất- Mặt trận Việt Minh, trên cơ sở liên minh công nông, phân hóa và cô lập cao
độ kẻ thù, tiến tới đánh bại chúng.
- Đảng linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang , khởi nghĩa
từng phần , chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Chúc các em làm bài tốt! -