Môn: Luật Hiến pháp chuyên sâu Chuyên đề: Đề xuất cơ chế bảo hiến
trong luật Việt Nam
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ BẢO HIẾN TRONG LUẬT VIỆT NAM
1. Phần mở đầu:
Ngày nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) ghi nhận : “Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Những đặc trưng cơ bản nhất của một Nhà nước pháp
quyền nói chung là tính thượng tôn pháp luật và bảo đảm dân chủ. Trong bối cảnh xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, chúng ta cần phải tạo
dựng và phải tiếp tục hoàn thiện, đảm bảo có được hai đặc trưng đó. Tuy nhiên, đây là vấn
đề phức tạp đòi hỏi chúng ta phải thực hiện rất nhiều việc và trong thời gian lâu dài mới có
thể xây dựng được. Trong bài báo cáo này nhóm chúng tôi sẽ đề cập đến một trong những
việc đó. Đó chính là xây dựng “cơ chế bảo hiến”.
Bảo hiến là vấn đề đặc biệt được coi trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc
biệt là đối với các nước xây dựng mô hình Nhà nước pháp quyền. Hiện nay, chúng ta đang
xây dựng Nhà nước pháp quyền cho nên việc nghiên cứu về vấn đề bảo hiến trở nên hết
sức cần thiết. Chúng ta đã có cơ chế bảo hiến hay chưa? Cơ chế bảo hiến hiện nay như thế
nào? Hiệu quả chưa? Nếu chưa thì cơ chế bảo hiến nào là hiệu quả? Chúng ta phải nghiên
cứu để có được câu trả lời hợp lí nhất cho những câu hỏi đó. Chúng ta phải nghiên cứu để
xây dựng, để có được cơ chế bảo hiến hữu hiệu trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng vẫn có nhiều ý kiến
khác nhau. Và thực tiễn ở Việt Nam cho thấy nghiên cứu về vấn đề bảo hiến là một vấn đề
không kém tính thời sự. Việc nghiên cứu này đang diễn ra thường xuyên ở các diễn đàn
khoa học. Chúng tôi, với tư cách là những người đang học tập, nghiên cứu về khoa học
pháp lý cũng muốn tìm hiểu về vấn đề này.
Với chuyên đề “Đề xuất cơ chế bảo hiến trong luật Việt Nam”, nhóm chúng tôi
mong muốn được góp ý kiến trao đổi về vấn đề này, để cùng nhau đi đến một sự đồng
thuận, cùng đi tìm và xây dựng cơ chế bảo hiến thích hợp nhất ở nước ta.
2. Phần nội dung:
Trang 1
Môn: Luật Hiến pháp chuyên sâu Chuyên đề: Đề xuất cơ chế bảo hiến
trong luật Việt Nam
2.1. Khái niệm bảo hiến, cơ chế bảo hiến và vai trò của bảo hiến:
2.1.1. Bảo hiến:
- Theo nghĩa hẹp: bảo hiến (bảo vệ hiến pháp) về ý nghĩa cốt lõi được hiểu là kiểm
soát tính hợp hiến của các đạo luật, là xem xét xem những đạo luật được đưa ra có phù hợp
với tinh thần và nội dung của Hiến pháp hay không. Theo cách hiểu này, bảo hiến không
nhằm vào các văn bản dưới luật. Sự bảo hiến chỉ nhằm vào những đạo luật do Quốc hội
đưa ra.
- Theo nghĩa rộng: bảo hiến được hiểu là kiểm soát tính hợp hiến của các hành vi
của các định chế chính trị được quy định trong Hiến pháp. Thực tiễn của chế độ bảo hiến ở
các nước cho thấy, các định chế bảo hiến được sinh ra không chỉ đơn thuần là kiểm soát
tính hợp hiến của hành vi lập pháp. Toà án Hiến pháp ở nhiều quốc gia châu Âu bên cạnh
việc kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật của Nghị viện còn thực hiện nhiều chức năng
khác để bảo vệ nội dung và tinh thần của Hiến pháp như giải quyết tranh chấp giữa lập
pháp và hành pháp, giữa liên bang và tiểu bang, giữa trung ương và địa phương; kiểm soát
tính hợp hiến trong hành vi của Tổng thống cũng như của các quan chức trong bộ máy
hành pháp...
2.1.2. Cơ chế bảo hiến:[1]
Theo nghĩa rộng: cơ chế bảo hiến là toàn bộ những yếu tố, phương tiện, phương
cách và biện pháp nhằm bảo đảm cho Hiến pháp được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm
Hiến pháp có thể xảy ra.
Theo nghĩa hẹp: cơ chế bảo hiến là một thiết chế được tổ chức và hoạt động theo
những nguyên tắc và quy định của pháp luật để thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm cho
Hiến pháp được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm Hiến pháp có thể xảy ra.
2.1.3. Vai trò của bảo hiến:
Bối cảnh xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xã hội dân sự ở
nước ta hiện nay, quyền con người và các quyền công dân luôn được đặt ở vị trí trung tâm,
đồng thời là giới hạn cho sự can thiệp của Nhà nước. Do đó, việc thành lập cơ quan bảo
hiến là yêu cầu khách quan, cấp thiết hiện nay. Đồng thời, xây dựng cơ chế bảo hiến có ý
nghĩa vô cùng quan trọng, đó là bảo vệ chế độ chính trị, duy trì dân chủ trong khuôn khổ
Trang 2
Môn: Luật Hiến pháp chuyên sâu Chuyên đề: Đề xuất cơ chế bảo hiến
trong luật Việt Nam
chế độ chính trị đó, đảm bảo nhà nước pháp quyền, bảo vệ các quyền con người, các quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, chống lại sự vi phạm thẩm quyền, vượt quá và lạm
quyền.
2.2. Cơ chế bảo hiến trong luật Việt Nam hiện hành:[2]
Về cơ chế bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp (bảo hiến) ở nước ta thì đến nay, chúng
ta vẫn chưa có cơ quan độc lập và chuyên trách để thực hiện chức năng này. Khi xem xét
về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước, thì có rất nhiều
cơ quan có thẩm quyền tham gia vào việc bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp. Trong các cơ
quan đó, ủy ban Pháp luật của Quốc hội tạm được xem là chuyên trách nhất trong vấn đề
bảo hiến, vì cơ quan này có chức năng, nhiệm vụ là bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và
tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh trước khi
trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua[3]. Nhưng đây lại không phải là
nhiệm vụ, quyền hạn duy nhất của cơ quan này, mà cơ quan này còn rất nhiều các nhiệm
vụ, quyền hạn khác và hầu như, trong thời gian qua, ủy ban Pháp luật buông xuôi chức
năng này[4].
Ngay cả khi, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội làm tốt chức năng này, thì công việc
của Uỷ ban vẫn thuộc giai đoạn “tiền kiểm”, còn ở giai đoạn “hậu kiểm” thì cơ chế bảo
hiến của nước ta hiện nay lại được thực hiện thông qua cơ chế giám sát trong chức năng
giám sát[5] tối cao của Quốc hội[6]và các cơ quan thực hiện chức năng bảo hiến cũng
thông qua chức năng giám sát.
Điều 1 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 về chức năng giám sát tối
cao của Quốc hội quy định: “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ
hoạt động của Nhà nước.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sở
hoạt động giám sát của ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, ủy ban của Quốc
hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội”.
Còn hoạt động giám sát của từng cơ quan lại bao gồm cả hoạt động bảo vệ tính tối
cao của Hiến pháp thông qua việc xem xét các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ
quan nhà nước khác có trái với Hiến pháp hay không. Điều này được thể hiện qua các quy
Trang 3
Môn: Luật Hiến pháp chuyên sâu Chuyên đề: Đề xuất cơ chế bảo hiến
trong luật Việt Nam
định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 về hoạt động giám sát của các
cơ quan này:
- Quốc hội có quyền xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, ủy
ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội[7].
- Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền xem xét văn bản quy phạm pháp luật của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy
ban thường vụ Quốc hội[8].
- Hội đồng dân tộc và ủy ban của Quốc hội[9] có quyền xem xét văn bản quy phạm
pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật liên
tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước
có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội có dấu hiệu trái với
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ
Quốc hội và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên[10].
Như vậy, có thể kết luận là ở nước ta hiện nay chưa có một cơ quan độc lập và
chuyên trách để thực hiện chức năng bảo vệ tính tối thượng của Hiến pháp. Mà chức năng
bảo hiến này hiện được thực hiện thông qua chức năng giám sát tối cao của Quốc hội và nó
được lồng ghép vào với nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều cơ quan khác nhau. Trong tiến
trình xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cùng với yêu cầu hội nhập sâu
rộng về nhiều mặt trong các quan hệ quốc tế, thì việc chúng ta có được một cơ quan bảo
hiến độc lập và chuyên trách để đảm bảo những quy định của Hiến pháp luôn được tôn
trọng và thực thi là vô cùng cấp bách.
2.3. Giới thiệu các cơ chế bảo hiến trên thế giới:[11]
Các cơ chế bảo hiến trên thế giới hiện nay được thể hiện qua các mô hình sau đây:
mô hình Mỹ, mô hình Châu Âu và mô hình hỗn hợp Âu-Mỹ.
Trang 4
Môn: Luật Hiến pháp chuyên sâu Chuyên đề: Đề xuất cơ chế bảo hiến
trong luật Việt Nam
Mô hình Mỹ (mô hình phi tập trung): Đây là mô hình giám sát Hiến pháp với Tài
phán Hiến pháp không tách rời mà nằm trong hệ thống Tòa án. Mô hình này thông qua việc
giải quyết các vụ việc cụ thể, dựa vào các đơn kiện của đương sự, các sự kiện pháp lý cụ
thể mà bảo vệ Hiến pháp.
Mô hình này có ưu điểm là bảo hiến không trừu tượng vì nó liên quan đến những vụ
việc cụ thể nên bảo vệ Hiến pháp một cách cụ thể.
Nhược điểm của mô hình này: phán quyết của Tòa án về tính hợp hiến chỉ có hiệu
lực ràng buộc đối với các bên tham gia tố tụng và khi một đạo luật được Tòa án xác định là
trái Hiến pháp thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng và chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với
các Tòa án cấp dưới, nếu là phán quyết của Tòa án tối cao thì có giá trị bắt buộc đối với cả
hệ thống tư pháp. Như vậy, Tòa án không có thẩm quyền hủy bỏ đạo luật bị coi là trái với
Hiến pháp và về hình thức đạo luật đó vẫn còn hiệu lực nhưng trên thực tế sẽ không được
Tòa án áp dụng.
Mô hình Châu Âu (mô hình tập trung): Theo mô hình này ở các nước châu Âu
quyền giám sát Hiến pháp được trao cho các cơ quan bảo hiến chuyên trách (Tòa án Hiến
pháp hay Hội đồng bảo hiến) có vị trí độc lập với quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Thẩm phán là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, được bổ nhiệm hay bầu theo
một chế độ đặc biệt.
Ưu điểm: Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về Hiến pháp theo thỉnh cầu trực
tiếp của các tổ chức chính trị, các Toà án thậm chí là của cá nhân. Quyết định của Tòa án
Hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến có giá trị bắt buộc.
Giám sát Hiến pháp ở châu Âu kết hợp việc giải quyết các vụ việc cụ thể đồng thời
giải quyết cả những việc có tác dụng chung cho cả xã hội thông qua đề nghị của các cơ
quan có thẩm quyền.
Nhược điểm: Tòa Án có thể quá tải trong giải quyết các vụ việc.
Mô hình này có một số đặc điểm sau đây:[12]
Một là, nhận thức về đạo lụât: đối với các nước châu Âu lục địa, luật thành văn có
Trang 5
Môn: Luật Hiến pháp chuyên sâu Chuyên đề: Đề xuất cơ chế bảo hiến
trong luật Việt Nam
giá trị to lớn, được coi là quy tắc thực định bắt buộc phổ biến. Nếu như ở Anh, Mỹ, Hiến
pháp và sau đó là thực tiễn xét xử của các Toà án thì ở châu âu lục địa, thì Hiến pháp rồi
sau đó là đạo luật dựa trên Hiến pháp. Các đạo luật chỉ phải phù hợp với Hiến pháp. Do đó,
các Toà án và các thủ tục không thể được coi là nguồn phán xét về tính hợp pháp của các
đạo luật. Chức năng đó phải được những người có thẩm quyền cao hơn, có tầm nhìn và uy
tín thực hiện.
Hai là, Châu Âu lục địa quan niệm các Thẩm phán như các quan chức hành chính,
hưởng lương và các danh lợi. Cho nên, không thể cưỡng được sức mạnh của các cơ quan
lập pháp và hành pháp.
Ba là, Châu Âu thường có sự chuyên môn hoá các Thẩm phán theo loại vụ án và do
đó tầm nhìn của các Thẩm phán bị hạn chế bởi lĩnh vực chuyên môn hẹp, không rộng như
Tài phán Anh-Mỹ. Mô hình tài phán Hiến pháp kiểu Mỹ chỉ phù hợp khi không có sự
chuyên môn hoá kiểu châu Âu.
Bốn là, về cơ cấu thẩm quyền nếu như ở Mỹ, Quốc Hội không thể một mình thay
đổi luật mà cần phải có các chế định về quyền phủ quyết của Tổng thống và cả của Toà án
tối cao thì ở các nước châu Âu, việc sửa một đạo luật đối với Quốc hội là điều đơn giản khi
chỉ cần một đa số bình thường của các nghị sĩ và với đa số đó, đạo luật có thể phủ quyết
luôn cả phán quyết của toà án nếu Toà án tuyên bố đạo luật không hợp Hiến.
Ngoài hai mô hình bảo hiến nói trên, còn có mô hình bảo hiến kiểu hỗn hợp Âu-Mỹ:
Đây là mô hình kết hợp những yếu tố của cả hai mô hình kiểu châu Âu và kiểu Mỹ.
Theo mô hình này, thẩm quyền bảo hiến được trao cho cả cơ quan bảo hiến chuyên trách
(tòa án Hiến pháp) và cả các Tòa án thuộc hệ thống tư pháp, trong đó thẩm quyền của Tòa
án Hiến pháp và Tòa án Tối cao đối với những vụ việc cụ thể được quy định ngay trong
Hiến pháp, các tòa án khác khi giải quyết một vụ việc cụ thể có quyền xem xét tính hợp
hiến của các đạo luật và được quyền không áp dụng các đạo luật được cho là không phù
hợp.
Ưu điểm: Thẩm quyền bảo hiến được trao cho cả cơ quan bảo hiến chuyên trách
(tòa án Hiến pháp) và cả các Tòa án thuộc hệ thống tư pháp nên có thể giải quyết vụ việc
nhanh chóng.
Nhược điểm: Dễ tranh chấp thẩm quyền giữa các cơ quan xét xử.
Trang 6