Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

CÁC yếu tố KHÍ hậu, môi TRƯỜNG đất, kỹ THUẬT CANH tác cây QUÝT TRÊN nền đất đỏ BAZAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.1 KB, 27 trang )

CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU, MÔI TRƯỜNG ĐẤT, KỸ THUẬT CANH TÁC
CÂY QUÝT TRÊN NỀN ĐẤT ĐỎ BAZAN
1. ĐẤT ĐỎ BAZAN:
Tại huyện Định Quán, Đồng Nai, đất đỏ có diện tích là 13.050 ha, chiếm 13,4%
diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung ở các xã Phú Túc, Phú Cường, La Ngà và
phần phía bắc xã Thanh Sơn.
Đất đỏ bazan bao gồm đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan, có tầng đất dày, thành
phần cơ giới nặng, cấu tượng viên tơi xốp, giàu mùn, đạm và lân, các cation trao đổi cao,
là loại đất tốt nhất tại huyện. Đất đỏ bazan thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như
cây cao su, cà phê, tiêu, cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao.
1.1 Đặc điểm hình thành:
 Đất nâu đỏ bazan
Đất nâu đỏ trên đá bazan là đất có quá trình feralit mạnh và quá trình tích lũy mùn
bề mặt với lớp vỏ phong hóa dày. Về hình thái phẫu diện đất có hai dạng cơ bản:
- Đất nâu đỏ trên đá bazan có tầng đất dày: đồng nhất suốt dọc phẫu diện đất, cấu
tượng viên hạt, tơi xốp, tầng đất mặt khá nhiều mùn và có màu nâu đậm, càng xuống sâu
mức độ tơi xốp càng cao.
- Đất nâu đỏ trên đá bazan trong tầng đất có nhiều kết von: kết von xuất hiện ngay
trên tầng đất mặt 10-15%, với các hạt kết von có đường kính 0.2 – 0.7 cm, tỷ lệ kết von
tăng theo chiều sâu phẫu diện. Tuy vậy, các hạt kết von không dính kết lại với nhau thành
khối rắn chắc mà trộn lẫn với các hạt đất mịn nên cây có khả năng xuyên qua tầng kết von
và hút các chất dinh dưỡng.
 Đất nâu vàng bazan:
Đất hình thành trên tàn tích đá mẹ bazan, có quá trình feralit mạnh mẽ, cùng với
quá trình tích lũy mùn bề mặt, quá trình hình thành kết von khá phổ biến, hình thái đất có
dạng điển hình ABC.
- Tầng A: có độ dày khoảng 20 cm, màu nâu sẫm, nhiều hữu cơ, nhiều kết von hạt
đậu (40-45% trọng lượng), có thành phần cơ giới nặng, tơi xốp, cấu tượng viên hạt.
- Tầng B: là một tầng kết von tương đối dày đặc, tỷ lệ kết von có xu hướng tăng
dần theo chiều sâu phẫu diện (40-80%), có màu nâu vàng điển hình.
1


1.2 Tính chất đất đỏ bazan:
- Đất đỏ bazan có thành phần cơ giới nặng, trong phần đất mịn < 2 mm thì cấp hạt
sét < 0.002 mm chiếm ưu thế (55-67%), có cấu trúc viên hạt bền vững, có hiện tượng rửa
trôi sét theo độ sâu khá rõ.
- Đất đỏ có trị số pH (H
2
O) = 5- 5.5 và pH (KCl) = 4.2 – 4.4, có hàm lượng mùn và
đạm tổng số khá và giảm chậm theo chiều sâu phẫu diện. Hàm lượng lân tổng số cao hơn
các loại đất khác (chỉ thua đất đen bazan) nhưng lân dễ tiêu lại rất nghèo. Đất đỏ bazan
nghèo cả kali tổng số và dễ tiêu.
- Đất đỏ bazan là loại đất tốt nhất trong các đất tại vùng Đông Nam Bộ, tuy nhiên
đất có hạn chế là đất chua, nghèo kali, nghèo các cation kiềm trao đổi.
2. CÂY QUÝT:
2.1 Tình hình sản xuất cây quýt:
Quýt là một trong các loại cây có múi chiếm diện tích khá lớn ở Việt Nam, thường
được dùng để ăn tươi. Ở miền Đông Nam Bộ, quýt là cây trồng đang được nông hộ ưu
tiên phát triển vì mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Tổng diện tích cam quýt hiện có trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trên 4.400ha, trồng
trên các huyện như Tân Phú, Định Quán, Nhơn Trạch, Xuân Lộc… Trong đó, tại huyện
Định Quán diện tích trồng quýt năm 2006 là 1.735 ha, trong đó, diện tích trồng mới: 276
ha, 1.029 ha cho sản phẩm với năng suất bình quân 132 tạ/ha, sản lượng 13.583 tấn.
Doanh thu đạt 74.342.000đ/ha, lợi nhuận bình quân 44.000.000đ/ha.
Quýt được trồng tập trung ở khu vực ấp 7, ấp 8 xã Thanh Sơn hiện cho năng suất
khá cao 132 tạ/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cây trồng khác, với diện tích
khoảng 1.000 ha. Hiện toàn xã có hơn 200 hộ trồng quýt theo hướng thâm canh được đầu
tư bài bản. Hàng năm, Thanh Sơn cung cấp cho thị trường khoảng 12 ngàn tấn quýt.
Nhiều hộ nông dân trồng quýt giàu kinh nghiệm ở xã Núi Tượng (huyện Tân Phú), Thanh
Sơn (huyện Định Quán) đã chuyển hẳn từ trồng quýt chính vụ sang trái vụ hoặc luân
phiên thực hiện trái vụ theo cách: cứ một năm trái vụ, một năm chính vụ đều cho năng
2

suất khoảng từ 30 đến 40 tấn trái/ ha, nhưng lợi nhuận từ trồng quýt trái vụ tăng 2 lần,
trong khi mức đầu tư chỉ tăng gấp rưỡi.
2.2 Đặc điểm thực vật học:

 Rễ:
Rễ thuộc loại rễ nấm (Micorhiza). Nấm Micorhiza ký sinh trên lớp biểu bì của rễ
cung cấp nước và muối khoáng và một lượng nhỏ các chất hữu cơ cho cây. Do đặc điểm
này, quýt không ưa trồng sâu và do đó bộ rễ quýt phân bố rộng và dày đặc ở tầng đất mặt.
Khi cây con được chuyển từ vườn ươm tới nơi sản xuất, rễ thường bị đứt nên
chúng sẽ cho 2-3 rễ cái lớn. Các rễ này phân nhánh nhiều lần đến khi có rễ sợi (đường
kính < 0,5 mm). Hệ thống rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất từ 0-50 cm, nhất là với cây chiết
có đến 80% số rễ nằm ở tầng đất mặt và có thể lan rộng gấp đôi hình chiếu tán lá.
 Thân cành:
Có dạng thân trụ hay tán bụi, có thể có gai. Tán cây có nhiều dạng tùy giống và
cách tạo tỉa, có loại tán rộng, có loại tán thưa; phân cành hướng ngọn hoặc phân cành
ngang.
Cành cây sinh trưởng theo kiểu hợp trục, mỗi năm có 3-4 đợt lộc cành, tuy nhiên ở
vùng Nam Bộ do nóng quanh năm nên các đợt lộc cành chồng chất lên nhau. Đợt cành
đầu mùa mưa cho cành quả và cành dinh dưỡng, đợt cành giữa và cuối mưa là cành mẹ
của cành quả năm tới.
 Lá: Lá có hình dạng thay đổi theo mùa, thường có hình ellip, dày, có tuyến tinh dầu, mặt
dưới có khoảng 500 cái khẩu bào/mm
2
. Số lượng lá trên cây rất quan trọng trong việc tạo
quả nên cần có biện pháp làm cho số lá xanh nhiều và tốt.
 Hoa:
3
Hoa đơn hoặc chùm mọc ở nách lá, thơm, thường có màu trắng, nhiều nhị đực kết
thành bó. Sự phân hóa mầm hoa thường xảy ra từ sau thu hoạch đến khoảng tháng 2-3
dương lịch.

Hoa đầy đủ cánh dài màu trắng, mọc thành chùm hoăc đơn độc. Nhị có thể có phấn
hoặc không có phấn. Số nhị thường gấp 4 lần số cánh hoa, xếp thành 2 vòng .
Hoa dị hình là hoa phát triển không đầy đủ, cuống và cánh ngắn. Hình thù khác
hẳn với hoa đủ và có số lượng ít hơn (10-20%).
 Quả:
Trái quýt có hình cầu dẹp, màu sắc vỏ quả thay đổi tuỳ theo giống và loài cùng các
điều kiện sinh thái. Có loại vỏ màu xanh, hơi có vệt vàng. Mặt ngoài vỏ có lớp tế bào
sừng và có nhiều túi dầu tinh để bảo vệ, nhờ đó cam quýt có khả năng cất giữ và vận
chuyển tốt. Lớp giữa vỏ ngoài và vách muối là lớp vỏ trắng xốp. Vỏ quả có thể dễ dàng
tách khỏi thịt quả.
Phần ruột chia làm nhiều múi, trong mỗi múi các lông của nội quả bì mọng nước
biến thành con tép, có hình dạng và màu sắc thay đổi theo loài. Dịch trái chứa nhiều chất
bổ dưỡng, hương vị và các enzym.
Một đời cam quýt có thể chia thành các thời kì sau:
− Thời kì cây con là thời kì cơ bản: tính từ khi trồng đến khi bắt đầu thu quả
− Thời kì mới thu hoạch: những năm đầu mới thu quả
− Thời kì cho sản lượng cao: cây ổn định về sinh trưởng và cho thu hoạch cao
− Thời kì suy yếu và tàn lụi.
2.3 Giống quýt:
Các loại quýt được trồng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ
là quýt King (thường gọi cam sành), quýt đường và quýt tiều.
 Quýt King:
4
Việt Nam gọi là cam sành, có cành mọc đâm thẳng, tương đối ít lá, có khuynh
hướng ra trái quá nhiều làm cành hay gãy. Trái cũng hay bị cháy nắng, có nhiều hột, mùi
vị rất ngon, nhưng vỏ không láng làm giảm giá trị khi xuất khẩu. Cam sành để lâu trên
cây được và tồn trữ dễ dàng.
 Quýt đường
Vùng đồng bằng sông Cửu Long trồng khá nhiều, những năm gần đây được trồng
khá nhiều ở Đồng Nai (vùng Tân Phú, Định Quán). Quýt đường rất ngọt, vỏ mỏng, múi

rất mềm, trái có ít hột, trái chín không nên để lâu trên cây vì sẽ lạt.
 Quýt tiều
Không được ngọt lắm, nhưng vỏ có màu đỏ như son, rất được ưa chuộng để cúng
kỵ vào giỗ Tết.
2.4 Đặc điểm sinh thái:
 Đất đai:
Cây quýt có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, đất trồng quýt
tốt là đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát, là những chân đất bằng phẳng và hơi
dốc, nhiều mùn, thoáng khí, giữ ẩm tốt, khi cần dễ tháo nước và có tầng đất dày (hơn 1m
càng tốt). Phần lớn đất đai ở miền Đông Nam bộ đều thỏa mãn các yêu cầu của cây quýt.
pH thích hợp cho quýt là 5-6, pH > 6 cây quýt sẽ có dấu hiệu thiếu sắt và kẽm. Nếu
trồng trên đất sét nặng phải bón vôi nhiều năm.
 Nhiệt độ:
Do có nguồn gốc vùng nhiệt đới nóng ẩm nên có tính thích ứng tương đối rộng,
nhiệt độ thích hợp ở khoảng 25-26
o
C.
 Ánh sáng:
Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây quýt, trong điều kiện
cây đang cho trái nếu gặp ánh sáng chiếu mạnh dễ làm cho quả quýt bị nám.
 Mưa và ẩm độ:
Quýt là cây ưa ẩm trung bình, ẩm độ cao làm trái ít tươi hơn. Nếu để tự nhiên
không có tưới, đến đầu mùa mưa, cuối tháng 4 đầu tháng 5 dương lịch nếu gặp mưa, có
5
nước quýt ra lộc, cành mới đồng thời với nụ hoa. Giai đoạn cây ra lộc non, hoa đang nở
và trái đang đậu, nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất.
 Gió:
Gió nhẹ có lợi cho sinh trưởng và phát triển vì làm cho không khí luân chuyển, gió
to làm cho cành, quả, lá cọ sát vào nhau gây vết thương cơ giới tạo cửa ngõ cho sâu bệnh
xâm nhập, cành có thể gãy, cây đổ…

 Khí hậu tại Định Quán, Đồng Nai theo trạm khí tượng Long Khánh:
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Trạm Long
Khánh
1. Nhiệt độ
- Trung bình
o
C 25.4
- Tối thấp
o
C 12
- Tối thấp trung bình
o
C 21.4
- Tối cao trung bình
o
C 31.4
2. Lượng mưa mm/năm 2139
3. Số tháng mưa tháng/năm 5.6
4. Ánh sáng giờ/năm 2096
5. Ẩm độ
- Mùa khô % 72-83
- Mùa mưa % 84-90
6. Tốc độ gió m/s 2.6
Huyện Định Quán, Đồng Nai có khí hậu tương đối thích hợp cho cây quýt sinh
trưởng và phát triển: lượng mưa dồi dào, nền nhiệt cao, tổng tích ôn lớn. Nhiệt độ trung
bình là 25,4
0
C, nhiệt độ cao nhất vào khoảng 31 – 34
0

C (tháng 2, 3), nhiệt độ thấp nhất
vào khoảng 12 – 17
0
C (tháng 11, 12). Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 – 2000
mm, mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. Ẩm độ không khí trong mùa khô từ 72 – 83% và mùa mưa từ 84 – 90%.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất về khí hậu tại huyện Định Quán là sự phân bố mưa không
đều giữa các vùng nên đòi hỏi phải có các biện pháp kỹ thuật và canh tác thích hợp.
2.5 Kỹ thuật nhân giống quýt:
Do đặc tính đa phôi nên có giống quýt trước đây được nhân giống bằng hột, tuy
nhiên, cây trồng từ hột không đồng nhất, lâu cho trái và nhiều gai. Hiện nay quýt thường
được nhân giống bằng phương pháp ghép, tuy có nhiều lợi điểm nhưng có một nhược
điểm quan trọng là dễ nhiễm bệnh do vi sinh vật như: nấm, vi khuẩn, virus.
6
2.5.1 Gieo hạt:
Ưu điểm của gieo hạt: Đơn giản, nhanh chóng, dễ vận chuyển, dễ bảo quản do đó
ít tốn kém về cây giống. Cây con từ hạt khỏe, có bộ rễ ăn sâu, cành lá phát triển mạnh,
sống lâu.
Nhược điểm chính của cây giống nhân từ hạt: nhiều biến dị, cây mẹ tốt nhưng cây
con có thể xấu, những cây con nhân từ một cây mẹ rất khác nhau, sản lượng và chất lượng
không đồng đều. Cây lâu cho trái, chiếm nhiều đất do kích thước lớn.
 Kỹ thuật gieo
- Thử sức nảy mầm của hạt trước khi gieo: để vài chục hạt trong cái đĩa trên để một lớp cát
ẩm dày 1cm bọc giữa hai mảnh vải màu. Nếu tỉ lệ mọc dưới 50% thì bỏ hạt đi vì những
hạt này mọc lên thường nhiễm bệnh, phát triển xấu.Từ tỉ lệ nảy mầm ta có thể điều chỉnh
lượng hạt khi gieo. Ví dụ: hạt mọc 90% thì gieo 2-3 lấy 1 cây, tỉ lệ mọc 60-70% phải gieo
tới 3-4 hạt để lấy 1 cây.
- Đỉều kiện để hạt nảy mầm tốt: đủ ôxy (đất phải tơi xốp), đủ nước (độ ẩm 60-70%),
đủ nhiệt (25
0

C), không có sâu bệnh, côn trùng phá hại hạt
 Gieo hạt:
- Gieo hạt vào những luống ương, gieo hàng dày, khi có một hai lá thật đem cấy
riêng vào từng bịch PE. Đến khi cây đạt được kích thước thích hợp thì đem di trồng hay
ghép.
2.5.2 Chiết (bó):
Ưu điểm: cây giống phát triển nhanh, mau ra trái.
Nhược điểm: tốn công, được ít cây giống, tổn thương cây mẹ.
 Chọn cành chiết:
- Tuổi cây chiết, tuổi cành chiết: Chiết ở những cây tơ chưa ra trái, cành chiết
dễ ra rễ. Cây ra trái rồi khó chiết hơn và những cây đã già, ra trái nhiều năm đã kiệt sức
7
thì rất khó chiết. Cành chiết dù có sống đi chăng nữa, cây giống cũng xấu. Khó có sản
lượng cao, chất lượng tốt.
- Dù cây còn trẻ cũng phải chọn cành để chiết. Xấu nhất là những cành già,
đường kính nhỏ ở phía thấp, bị tán che hết ánh sáng, ít chất đường bột trong thân lá. Cành
mọc đứng gần ngọn tuy tốt hơn một chút nhưng quá nhiều đạm, ít đường bột trong thân lá
nên chưa phải là lý tưởng. Tốt nhất nên chọn những cành mọc hướng lên trên, chênh
chếch so với đường quả dọi. Đường kính to bằng ngón tay cái trở lên không quá già hoặc
quá non khoảng 2 năm tuổi, màu sắc vỏ không quá xanh cũng không quá sậm. Những
cành này ở chổ nhiều ánh sáng, quang hợp tốt, dinh dưỡng đầy đủ, lóng ngắn, cành mập,
ra rễ nhanh chóng là những cành chiết lý tưởng nhất.
 Mùa chiết:
Nên chiết vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 5, 6 ở miền Nam vì các lý do sau:
- Về mùa mưa, cây lên nhựa, cành, ra rễ mạnh.
- Về mùa mưa, nhiệt độ không quá cao, nắng ít soi vào bầu chiết, đất trong bầu
không bị khô thuận tiện cho việc ra rễ.
 Kỹ thuật chiết:
- Khoanh vỏ bóc đi ít nhất phải có chiều dài 3-4 cm tùy theo cành to nhỏ. Bó
vỏ xong, lấy sống dao cạo hết chất nhờn trên mặt gỗ ở dưới vỏ tầng sinh gỗ, để khô 2- 3

ngày rồi mới lấy đất đắp lên. Đắp đất ngay, tầng sinh gỗ còn sống sẽ hình thành một cầu
dinh dưỡng mới, không thể ra rễ.
- Đất đắp lên chỗ vỏ bị bóc là đất bùn phơi khô, đập nhỏ sau đó đổ nước nhào
vào rơm, trấu, mùn cưa… cho xốp rồi đắp quanh chỗ bóc vỏ, thành như 1 nắm cơm, giữa
phình to, hai đầu nhỏ. Sau đó buộc bên ngoài một mảnh ni lông, tốt nhất là màu đen, nều
là màu trắng thì buộc thêm bên ngoài một lượt giấy báo, giấy bìa, mo cau, bẹ… để che
ánh sáng. Phía trên, phía dưới bầu chiết buộc 2 vòng đay để giữ chặt bầu quanh chỗ
khoanh vỏ đã bị bóc, buộc lỏng vòng dưới phòng khi nước mưa lọt vào trong bầu không
thoát ra được và làm thối rễ.
8
- Trường hợp dự kiến khó ra rễ (cây già, cành to…) có thể dùng kích thích tố
IAA, IBA, NAA Ví dụ muốn dùng chất kích thích IBA 5000ppm… thì cần lấy 1g IBA
nguyên chất pha trong 100cc cồn sau đó pha thêm 100cc nước cất, trộn đều rồi dùng bút
lông quét lên trên vỏ với chiều dài 2-2,5 cm. Bôi chất kích thích xong mới bó lại
 Cắt cành chiết, hạ thổ
Sau khi chiết 6-8 tuần lễ thì cành chiết bắt đầu ra rễ, đợi khoảng vài tuần lễ nữa khi
rễ ra nhiều thì cắt cành đem giâm bịch. Che nắng và năng tưới, giữ ẩm khoảng 5- 6 tuần
lễ nữa, khi cành ra rễ thứ sinh mới đem trồng.
2.5.3 Ghép:
Ưu điểm :
- Nhân được nhiều cây giống và không có biến dị lớn.
- Lợi dụng được tính chống chịu của gốc ghép để trồng những loài cây có giá trị
nhưng không có tính chống chịu.
- Muốn thay giống mới: bằng cách cưa sát gốc, đợi nhánh mới bật lên, ghép giống mới
lên nhánh mới bật lên thì ta sẽ thu hoạch sớm hơn là phá và trồng lại.
Nhược điểm:
Phải nắm vững đặc tính của gốc ghép cũng như cành ghép, thao tác không khó
nhưng đòi hỏi phải có kinh nghiêm.
 Chọn cây gốc ghép có các tiêu chuẩn
- Đạt đa phôi.

- Thích hợp tốt với gỗ ghép.
- Thích nghi với nhiều loại đất.
- Mức kháng bệnh cao.
- Chịu hạn và chịu gió bão tốt.
 Phương pháp ghép
Phổ biến hiện nay là ghép chữ T hay ghép mắt nhỏ có gỗ.
 Thời vụ ghép
Thích hợp nhất là đầu và cuối mùa mưa. Chú ý cây con trong vườn ươm phải được
tạo tán để có 2-3 cành cấp 1, chiều cao thân chính phải từ 45-60 cm tùy giống và phải
được phòng chống sâu vẽ bùa, bệnh loét, tốt mới đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Trong thực tế
9
sản xuất, hiện nay giống quýt đường do các đại lý cây giống bán ra thường được ghép lên
gố chanh hay cam và có thể trên một vài loại gốc ghép khác.
2.6 Kỹ thuật trồng quýt:
2.6.1 Thiết kế vườn trồng:
Thiết kế vườn quýt phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thoát nước tốt trong mùa mưa.
- Hạn chế và ngăn chặn các sâu bệnh hại xâm nhiễm từ bên ngoài.
- Chống xói mòn để giữ độ phì cho đất.
- Đảm bảo vườn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh gây hại.
2.6.2 Thời vụ trồng:
Có thể trồng quanh năm, đầu hoặc cuối mùa mưa ( nếu trồng trong mùa nắng mà
đủ nước tưới cây sẽ phát triển tốt hơn và ít bị sâu bệnh).
2.6.3 Đào hố:
Hố trồng có kích thước 60x60x60 cm, trộn đều với đất mặt với 0,3-0,5 kg vôi bột +
20-30 kg phân chuồng hoai mục + 0,2 kg phân lân Văn Điển, lấp hố trước khi trồng ít
nhất 15 ngày.
Khi đặt cây, đào 1 hố nhỏ sâu và rộng hơn bầu cây một chút, đặt cây thẳng và lấp
đất ngang mặt bầu, nén chặt đất và tưới nước. Giữ độ ẩm thường xuyên 70% trong
khoảng 10 ngày. Sau đó, tùy loại đất mà tưới 3-5 ngày/lần.

Mật độ, khoảng cách: quýt đường thường được trồng với khoảng cách 3,5m x 4m,
4m x 4m.
2.7 Kỹ thuật chăm sóc quýt:
2.7.1 Tạo tán:
Tạo cho cây có tàn thấp, ra trái sớm dễ dàng phun thuốc, xén cành, cắt tược những
năm sau, dễ hái trái, thân và cành không bị cháy nắng.
10
 Xén tạo hình
Vào đầu mùa mưa và có thể làm ngay trong vườn ươm hay sau khi trồng. Cây con
được cắt ngọn chỉ còn 0,8 hay 0,9m. Cây sẽ đâm ra nhiều nhánh ngang. Chọn 3-4 nhánh
này phân phối đều trên thân theo 4 hướng để làm cành chính.
 Xén tỉa nhánh trái
Cây thường ra trái vào năm thứ ba, thứ tư sau khi trồng. Nếu năm đầu ra trái nhiều
nên tỉa bỏ bớt trước khi trái lớn để cho cây khỏi mất sức.Cành vượt là những nhánh
không ra trái trên cành nạng, mọc thẳng, có thể để lại một vài cành vượt và bấm ngọn cho
tược đâm nhánh để bù trừ vào chỗ tàn cây bị trống trải, còn lại phải cắt bỏ.
 Xén tỉa chăm sóc hàng niên
Cần xén tỉa bớt các cành, nhánh lớn mọc quá rậm rạp bên trong cây để cho cây
thoáng đãng, nắng chiếu vào bên trong cây. Nếu chỉ xén tỉa các cành nhánh nhỏ sau đó
tược đâm ra lại và bên trong cây cũng sẽ rậm rạp như cũ.
2.7.2 Trồng cây chắn gió và cây che mát:
Quýt thích hợp ánh sáng tán xạ, do đó phải trồng cây che mát ven mép mương như
tràm, mãng cầu xiêm…hoặc trồng giữa liếp như cóc, so đũa…đồng thời phải trồng cây
chắn gió như dừa, xoài, vông để hạn chế sự thiệt hại do gió bão, cũng như sự lây lan của
côn trùng, mầm bệnh.
2.7.3 Tủ gốc giữ ẩm:
Đa số rễ hấp thu dinh dưỡng của quýt mọc cạn, nhiệt độ của đất vào mùa nắng cao,
ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô và cách
gốc khoảng 20cm. Biện pháp này tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ phân
hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản

nên trồng cây phủ đất để tránh bị xói mòn đất, ứng dụng trong các vườn quýt có khoảng
cách trồng thưa (bằng hoặc > 4m x 4m). Trong khoảng thời gian từ năm 1 đến năm 3 có
thể trồng xen canh với một số loại cây họ đậu, bắp, rau, màu hay trồng cỏ phục vụ chăn
nuôi.
11
Trong điều kiện không trồng các loại cây kể trên thì nhà vườn có thể trồng các loại
cỏ phủ đất như cỏ lá gừng, hay các loài cỏ họ đậu thấp cây khác.
2.7.4 Mực nước trong mương:
Quýt rất mẫn cảm với nước, vì vậy cần để mực nước trong mương cách mặt liếp
50-80cm. Trong mùa nắng nên để nước vô ra tự nhiên để rửa phèn và tích tụ phù sa.
2.7.5 Vét bùn, bồi liếp:
Khi cây trưởng thành, hàng năm hoặc 2 năm/lần tiến hành vét mương lấy 1 lớp
sình mỏng 5cm đưa lên liếp để nhằm mục đích cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, đồng
thời nâng cao tầng canh tác.
2.7.6 Xiết nước:
Hiện nay, ngoài biện pháp xiết nước để xử lý ra hoa cho quýt đường, cam sành,
chúng ta chưa có biện pháp nào hữu hiệu hơn, tuy nhiên có nhiều bất lợi là tuổi thọ có thể
giảm.Vì vậy để kéo dài thời kỳ kinh doanh của cây quýt, nên để thời gian xiết nước không
quá 20 ngày.
+ Ưu điểm của xiết nước : Cây ra hoa đồng loạt, thuận lợi trong việc chăm sóc, bón
phân, thu hoạch và tổng thu nhập kinh tế cao.
+ Nhược điểm : Bộ rễ có khuynh hướng ăn sâu trong thời gian không tưới nước, cây
mau già cỗi.
2.7.7 Bón phân:
Quýt là các cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta. Với năng suất 20 tấn quả
quýt lấy đi từ đất 34kgN,10kg P
2
O
5
, 64kg K

2
O. Tính trung bình 1 tấn quả, quýt cây lấy từ
đất 1,7kg N, 0,5kg P
2
O
5
, 3,2kg K
2
O. Kali là yếu tố quýt lấy từ đất nhiều nhất. Vì vậy, bón
kali có thể làm tăng năng suất quýt 10-46%, hệ số lãi do bón phân cân đối cho quýt có thể
đạt đến 4,5- 5,0. Cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ làm cho năng suất quýt tăng 30-
50%.
12
Cân đối đạm-kali, ngoài tác dụng làn tăng năng suất quýt còn làm tăng chất lượng
quả quýt, như tăng hàm lượng đường và giảm lượng axit. Quýt là cây ăn quả lâu năm, cho
nên hàng năm cần được bón phân và lượng phân thay đổi theo tuổi cây. Nhu cầu các
khoáng trung-vi lượng rất cần thiết cho quýt để tăng năng suất và chất lượng.
Tùy mật độ cây trồng, chất lượng đất trồng, tuổi cây, mức độ sinh trưởng phát triển
của cây, sản lượng thu hoạch vụ trước,… mà điều chỉnh lượng phân, loại phân, cách bón
thích hợp. Dựa vào đặc điểm sinh lý và ra quả của quýt người ta có thể chia thời gian sinh
trưởng của cây thành 2 thời kỳ để bón phân.
 Thời kỳ dưới 7 tuổi: Thời kỳ này cây phát triển thân, cành là chính. Vào những
năm cuối thời kỳ cây đã cho quả nhưng chỉ là những mùa quả đầu tiên, năng suất
quả của cây tăng dần qua các năm. Khuyến cáo chung:
Năm tuổi Urê (gr/cây) Lân (gr/cây) Kali (gr/cây)
1-3 217 441 100
4-6 490 1.029 200
7-9 760 1.617 300
>10 1.305 2.205 400
Chú ý bón thêm vôi cho vườn hàng năm. Sau thu hoạch trái bón toàn bộ

phân hữu cơ và phân lân theo hốc, rãnh … rồi lấp đất lại.
 Thời kỳ cho quả ổn định: Ở thời kỳ này, năng suất của quýt đi dần vào ổn định.
Những thay đổi vể năng suất chịu tác động chủ yếu của các yếu tố bên ngoài (khí
hậu, sâu bệnh, kỹ thuật chăm bón, v.v…). Ở thời kỳ này, lượng phân bón được thay
đổi tuỳ thuộc vào năng suất của quýt. Lượng phân bón được đề nghị như sau:
Loại phân và lượng
phân
Năng suất trên 15
tấn/ha
Năng suất trên 8
tấn/ha
Urê (kg/tấn quả) 7-8 11-12
Lân 7-8 11-12
Kali 8-10 10-12
13
Cần chia phân ra bón thành nhiều lần để chống rửa trôi mất phân. Khi bón nhớ đào
hố hoặc cuốc rãnh nông luân phiên chung quanh tán cây.
Lưu ý:
Nên bón bổ sung phân trung - vi lượng cho quýt để tăng năng suất và chất lượng
bằng cách phun phân bón lá Yogen ở các thời điểm như sau:
- Trước khi ra hoa:Yogen 10-50-10 hoặc siêu lân hiệu con én đỏ của XN Yogen giúp
cây ra hoa sớm và đồng loạt.
- Sau khi đậu trái:Yogen 15-30-15 chống rụng trái non.
- Thời kỳ nuôi trái:Yogen 6- 30-30 hoặc siêu Kali hiệu con én đỏ của XN Yogen
nhằm làm tăng chất lượng trái.
- Sau khi thu hoạch tỉa cành nhằm thúc đẩy phát triển cành lá mới phun Yogen 30-
10-10 hoặc Yogen 21-21-21
 Phương pháp bón:
- Bón thúc lần 1: sau thu hoạch (tháng 5 dương lịch) hòa tan 152 kg urê và 60 kg kali
vào bồn phân bón theo hệ thống tưới tiết kiệm.

- Bón thúc lần 2: tháng 6,7 mỗi tháng bón 1 lần với lượng phân trên và bón theo hệ
thống tưới tiết kiệm để tăng hiệu quả của phân bón.
- Bón thúc lần 3: tháng 8 cây chuẩn bị ra hoa, hòa tan 152 kg urê và 60 kg kali vào
bồn phân bón theo hệ thống tưới tiết kiệm.
- Bón thúc lần 4: sau đậu trái 1 tháng hòa tan 152 kg urê và 60 kg kali vào bồn phân
bón theo hệ thống tưới tiết kiệm để nuôi trái to và đẹp.
2.7.8 Tưới nước:
Tưới nước khi cây còn nhỏ trong mùa nắng rất quan trọng, cây còn nhỏ mà thiếu
phân thì có thể mọc yếu đi tạm thời, nhưng nếu thiếu nước thì dễ chết khô. Năm đầu cứ
một tuần nếu mưa không đủ 20-25 mm thì phải tưới. Năm thứ hai thì cây đã có rễ ăn sâu,
hút nước được thì giảm tưới. Tuy nhiên trong 4 năm đầu khi chưa ra trái, nếu năm nào
khô hạn hán quá, lá hơi héo phải tưới. Nếu không cây sẽ chậm phát triển.
14
Để chủ động tưới nước theo yêu cầu của cây, nhà vườn thiết kế hệ thống tưới nước
tiết kiệm, thông qua hệ thống tưới kết hợp bón thúc phân hóa học cho cây qua hệ thống
tưới. Mô hình tưới nước bón phân theo phương pháp này sẽ hạn chế được sự bốc hơi, rửa
trôi phân, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, tiết kiệm nước, nhiên liệu, công lao động,
với hiệu quả trên sau 2-3 năm sẽ thu hồi toàn bộ chi phí hệ thống, tuy nhiên thời gian sử
dụng hệ thống tưới có thể trên 10 năm.
Phân hóa học được chọn để kết hợp bón qua hệ thống tưới trên cơ sở lượng phân
bón qua các thời kỳ, giai đoạn của cây quýt trong năm, sử dụng các loại phân dễ hòa tan,
được lọc kỹ trước khi đưa vào hệ thống tưới. Trong quá trình vận hành hệ thống tùy thuộc
kích cỡ của đường ống chính, công suất của máy bơm mà có chế độ hòa dung dịch phân
vào hệ thống tưới.
2.7.9 Kích thích ra hoa:
 Chính vụ: Làm 3 bước cơ bản.
• Bước 1 : Bón đón ra hoa và phun tạo mầm hoa
- Trước ra hoa 1,5 tháng (đọt non được 2-2,5 tháng): bón 1,5 kg AT2 (hoặc 1
kg 15-15-15 + 1 kg Super lân hoặc 1kg DAP + 0,4kg KCl)+0,4kg NutriSmart/cây.
- Nếu cần cung cấp dinh dưỡng giúp cây phân hóa mầm hoa nhanh thì dùng

50 g MX-HÒA NƯỚC TƯỚI 2 pha nước tưới vào vùng rễ theo tán cây.
- Dùng phân bón lá F.Bo (hoặc Food-MX2) phun 2 lần, 10 ngày 1 lần.
• Bước 2 : Giúp cảm ứng ra hoa.
- Tạo khô hạn (xiết nước): Hai tuần sau, ngưng nước và rút hết nước mương
(nếu có) 2-4 tuần. Đối với vùng Đông Nam bộ bà con có thể xiết 4-6 tuần.
- Khi cây vừa "xào lá" - cuốn lá kèn (lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng
mai không tươi lại hoàn toàn) thì tưới nước lại.
- Tưới nhấp nhẹ trước 1 ngày rồi tưới đẫm 3 ngày liên tục, mỗi ngày 1 lần.
Sau đó rải ra, 3-4 ngày tưới 1 lần.
15
• Bước 3 : Thúc ra hoa đồng loạt
- Sau tưới nước 2 ngày, lá tươi lại, dùng RA HOA C.A.T + F.Bo phun 2 lần, 5
ngày 1 lần. Khoảng 10 ngày sau lần tưới đầu cây sẽ ra đọt và nhú hoa.
 Nghịch vụ
Nhìn chung, cây quýt không khó ra hoa, nhưng nếu để tự nhiên cây thường tập
trung ra hoa theo mùa dẫn đến thu hoạch rộ làm giảm giá bán. Một số nông dân đã tìm
cách xử lý quýt ra hoa rải vụ nhằm tránh thu hoạch trái vào thời điểm rớt giá. Mùa quýt
chính vụ tại Định Quán thường diễn ra vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 12. Theo nhiều
hộ nông dân trồng quýt ở các xã: Núi Tượng (huyện Tân Phú), Thanh Sơn (huyện Định
Quán) - hai địa phương có diện tích trồng quýt vào loại lớn của tỉnh, thì giá quýt chính vụ
bao giờ cũng phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác của thị trường như: trái cây khác được mùa;
cạnh tranh với quýt miền Tây và các vùng khác Chính vì vậy, giá quýt chính vụ hầu như
luôn thấp, trong khi đó, giá quýt trái vụ luôn nằm ở mức từ gấp đôi quýt chính vụ.
Quýt trái vụ giá cao, tiêu thụ lại dễ, song không phải hộ nông dân trồng quýt nào
cũng "ép" được cây quýt ra trái nghịch mùa. Lý do là vì trồng quýt trái vụ đòi hỏi sự
chăm sóc kỹ lưỡng, kinh nghiệm dày dạn và không ngại tiền đầu tư. Theo Hội Nông dân
xã Thanh Sơn (huyện Định Quán) cho hay, tổng số 1.000 hecta quýt của xã cũng chỉ có
khoảng từ 18 - 20% diện tích cây quýt được nông dân áp dụng các phương pháp kỹ thuật
để cho ra trái nghịch mùa. Muốn trồng quýt trái vụ phải đảm bảo lượng nước tưới thật đầy
đủ vào mùa khô, biết ép cho cây nở hoa đúng hẹn, kết trái đúng hẹn và xử lý những rắc

rối đến từ thời tiết thì mới mong cây cho trái đẹp được.
Một khó khăn khác nữa khiến nhiều nông dân chưa đầu tư nhiều vào quýt trái vụ là
chi phí đầu tư khá cao. Trung bình một hécta quýt trái vụ phải đầu tư tiền phân bón,
giống, nhân công từ 100 đến 150 triệu đồng. Thời gian gần đây, giá phân bón, nhân
công và các loại thuốc tăng quá cao nên chi phí đầu tư cũng tăng theo. Kinh nghiệm từ
nhiều hộ nông dân cho thấy, đầu tư quýt trái vụ phải làm đến nơi đến chốn, chăm sóc cây
thật tốt. Do đó, mặc dù biết rõ rằng quýt trái vụ cho năng suất cao, giá bán cao lại dễ tiêu
16
thụ, song mô hình này cho đến nay vẫn chưa được nhân rộng, vì nhiều nông dân trồng
loại cây này vẫn lo ngại về mặt kỹ thuật và chi phí đầu tư.
 Kỹ thuật cho ra quýt nghịch vụ
Có thể sử dụng chất kích thích ra hoa, tuy nhiên phương pháp này chỉ nên áp dụng
cho những vườn quýt sinh trưởng quá sung sức, khó ra hoa, còn thông thường dùng
phương pháp điều chỉnh các yếu tố dinh dưỡng của cây (điều chỉnh phân bón) và xiết
nước khi lá non bắt đầu héo thì tưới nước trở lại sẽ cho kết quả bền vững và hiệu quả.
Cách làm giống như chính vụ nhưng thêm bước chỉnh thời điểm ra hoa và bước
giúp cây cảm ứng ra hoa thì có nhiều cách để nhà vườn lựa chọn. Như vậy có 4 bước.
• Bước 1 : Chỉnh thời điểm ra hoa
- Muốn quýt ra hoa nghịch vụ thì phải chỉnh thời điểm ra hoa trễ lại, khoảng
tháng 4 âm lịch đến tháng 8 âm lịch. Để được vậy, năm đầu ta làm rụng hết hoa và trái
non vụ chính rồi xử lý lại.
- Trước khi cây ra hoa chính vụ 2-3 tuần, bón 400 g urê/cây và tưới nước đều.
Trên lá dùng Food-MX1 phun 2 lần, 5 ngày 1 lần kích cây ra thêm đọt mới mạnh, hạn chế
ra hoa.
- Khi cây ra hoa chính vụ (vẫn còn 1 ít), chờ hoa nhú ra, bón thêm mỗi cây
200 g urê, rải đều mặt luống. Tưới nước nhẹ cho phân tan.
- Xong cắt nước liền, khoảng 1 tuần sau hoa bắt đầu rụng, 2 tuần sau hoa
rụng gần hết (còn khoảng 10%). Số còn lại tiếp tục đậu trái, chờ khi lớn bằng ngón tay thì
lặt bỏ hết.
• Bước 2 : Bón đón ra hoa & phun tạo mầm hoa (Làm như chính vụ)

• Bước 3 : Giúp cảm ứng ra hoa (có 2 cách)
- Cách 1 - Tạo khô hạn: Sau bón phân đón ra hoa 2 tuần thì cắt nước (tranh
thủ hạn bà chằn). Tạo điều kiện cho mặt đất mau khô.
17
- Cách 2 – Dùng Paclo: Khi lá gần trưởng thành dùng Paclo 15% (60 g/8 lít)
phun 1 lần, đồng thời xiết nước. Rồi dùng F.Bo phun tạo mầm hoa 2 lần, 7 ngày 1 lần.
Sau đó khi thấy lá hơi quăn thì phun thuốc thúc ra hoa và bón thêm 200 g 15-15-
15, tưới nước lại.
• Bước 4 : Thúc ra hoa đồng loạt: Sau mưa lại 2 ngày, lá tươi lại, dùng RA HOA C.A.T +
F.Bo phun 2 lần như chính vụ. Khoảng 2-3 tuần sau cây sẽ nhú hoa, lúc này 3 ngày tưới 1
lần.
2.7.10 Phòng trừ sâu bệnh:
Sâu bệnh hại quýt là một yếu tố rất quan trọng làm giảm năng suất, chất lượng và
hiệu quả của vườn cây.
Vì vậy, để phát triển vườn quýt theo hướng sản xuất hàng hóa với năng suất và
chất lượng cao thì một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng là ngăn ngừa sự lây lan
và gây hại của sâu bệnh.
2.7.5.1 Bệnh hại:
 Các biện pháp phòng trừ:
- Phá cỏ bồn tưới (nếu có) trong mùa mưa để phòng bệnh.
- Bón vôi khắp vườn hạn chế bào tử gây bệnh chảy mủ nảy mầm và tạo pH thích
hợp cho vi sinh vật có ích trong đất hoạt động tốc, ức chế nấm bệnh trong đất.
- Phun thuốc gốc đồng thời tổng vệ sinh toàn vườn phòng ngừa các loại bệnh
phát sinh gây hại mạnh trong mùa mưa.
- Bón phân chuồng kết hợp nấm Trichoderma trong mùa mưa phòng trị bệnh
chảy mủ.
- Nuôi kiến vàng trong vườn để khống chế sâu vẽ bùa, nhện đỏ (năm thứ 3-4 trở
đi).
- Hạn chế cỏ dại, giúp vườn thông thoáng, thoát nước tốt.
 Bệnh loét:

18
Là bệnh rất nguy hiểm trên cây quýt do vi khuẩn (Xanthomonas campestris
pv.citri) gây hại. Ban đầu lá, trái cành đều bị nhiễm, dễ thấy nhất trên lá và trái. Ở lá non,
triệu chứng bệnh ban đầu là những chấm nhỏ có đường kính trên dưới 1mm, màu trong
vàng, thường thấy ở mặt dưới của lá, sau đó vết bệnh mở rộng và phá vỡ biểu bì mặt dưới
lá, màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt. Lá bệnh không biến đổi hình dạng nhưng dễ rụng, cây
con bị bệnh nặng thường hay rụng lá. Vết bệnh ở quả cũng tương tự như ở lá: vết bệnh xù
xì màu nâu hơn, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. Toàn bộ chiều
dày của vỏ quả có thể bị loét, nhưng vết loét không ăn sâu vào ruột quả. Bệnh nặng có thể
làm cho quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng. Bệnh làm cho quả xấu mã, không đạt
tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu. Vết bệnh trên cành và thân cây con cũng giống như ở
trên lá nhưng sùi lên tương đối rõ ràng. Đặc biệt có trường hợp vết loét ở thân kéo dài tới
15cm và ở cành tới 5 - 7cm.
Bệnh phát sinh từ lộc xuân (tháng 3), tăng mạnh đến lộc hạ (tháng 7 và 8) rồi đến
lộc đông (tháng 10 và 11) thì bệnh giảm dần và ngừng phát triển. Bệnh loét phát triển
trong điều kiện nhiệt độ cao, vi khuẩn xâm nhiễm thích hợp ở nhiệt độ 25 - 30
o
C, độ ẩm
cao. Tuổi cây càng non càng dễ bị nhiễm bệnh nặng, nhất là ở vườn ươm ghép cây giống
thường bị bệnh nặng trong 1 - 2 năm đầu. Cành vượt phát triển nhiều lộc thường bị bệnh
nặng hơn. Sau khi nảy lộc 30 - 45 ngày rất dễ bị bệnh. Khi lộc cành bước vào ổn định
nhưng chưa hóa già (nảy lộc được 50 - 60 ngày) tính nhiễm bệnh cao nhất, sau khi nảy
lộc 90 - 110 ngày lộc già thì hầu như không bị nhiễm bệnh nữa. Sau khi hoa rụng 35 ngày,
quả non kích thước khoảng 9mm lại bắt đầu bị nhiễm bệnh; đường kính quả từ 26 - 32mm
(sau hoa rụng 60 - 80 ngày) tỉ lệ phát bệnh cao nhất; khi quả ngừng lớn và bắt đầu vàng
thì hầu như không nhiễm bệnh nữa. Ngoài ra, sâu bùa vẽ cũng là môi giới truyền bệnh tạo
nên vết thương để bệnh xâm nhiễm dễ dàng, nhất là trong vườn ươm cây giống.
• Biện pháp phòng trị:
Biện pháp quan trọng nhất là chọn giống ghép chống bệnh, tiêu diệt nguồn bệnh,
biện pháp canh tác và phun thuốc bảo vệ theo một hệ thống tổng hợp.

- Tiêu diệt nguồn bệnh: Thu dọn sạch tàn dư bộ phận bị bệnh trong vườn ươm cũng
như trong vườn quả, thường xuyên tỉa lá cành bị bệnh trong vườn ươm, dùng các mắt
ghép không bị bệnh, gốc ghép chống chịu bệnh. Trồng cây giống không bị bệnh, cắt bỏ
cành lá bị bệnh, tiêu diệt hủy bỏ những cây bị bệnh, thực hiện tốt biện pháp kiểm dịch
19
thực vật, không chuyên chở và trồng cây giống có bệnh vào những vùng mới trồng cam,
vệ sinh nghiêm ngặt kể cả quần áo công nhân làm vườn.
- Phòng trừ bệnh bằng canh tác: Bón phân vào thời kỳ thích hợp, bón cân đối để
cây phát triển bình thường, khống chế cành vượt, thận trọng khi tưới nước để tránh lây lan
bệnh. Trồng rừng chắn gió thành dải, chắn đúng hướng gió chính của vườn ươm và vườn
quả hoặc thành băng xen kẽ với hàng cây ăn quả.
- Biện pháp hóa học: Dùng thuốc hóa học (Boóc đô 1%) phun bảo vệ phòng chống
bệnh từ khi ra lộc xuân được 20 ngày. Phun bảo vệ quả từ lúc hoa tàn, sau 50 - 60 ngày
cần phun thuốc lặp lại để phòng trừ bệnh, trong năm có thể phun thuốc 4 lần để bảo vệ.
Lần 1: phun lúc ra lộc xuân; lần 2: phun lúc rụng hoa quả non 9mm; lần 3: phun lúc có
quả non 25 - 30mm; lần 4: phun vào tháng 9 - 10 nếu cần thiết. Tùy tình hình thời tiết và
tốc độ phát triển bệnh mà số lần phun có thể thay đổi nhiều hoặc ít. Khi phun phải phun
đều hai mặt lá, từ trong ra ngoài, từ cao xuống thấp. Mặt khác cần kết hợp phun thuốc trừ
sâu bùa vẽ để hạn chế bệnh truyền lan. Ngoài ra, đã có nhiều thử nghiệm dùng chất kháng
sinh ppm mỗi lần phun cách nhau 15 ngày đã cho kết quả tốt. Bón chế phẩm nấm
Trichoderma + xạ khuẩn Streptomyces.
Phun các loại thuốc gốc đồng như Copperzinc, Kasuran BTN(1,5-2%), hoặc Zineb
80 BHN(1/500-1/800) ở giai đoạn cây chờ đâm tượt ra hoa và sau đó khi 2/3 hoa đã rụng
cánh và tiếp tục phun định kỳ 2 tuần/lần cho đến khi trái chín.
 Bệnh vàng lá Greening:
Bệnh vàng lá Greening do vi khuẩn gram âm tên là Liberobacter asiaticum sống
trong mạch dẫn libe của cây, lây lan qua mắt ghép hoặc do rầy chổng cánh truyền qua.Vi
khuẩn gây xáo trộn sinh lý, làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng, do đó làm
thiệt hại đến năng suất, phẩm chất trái. Bệnh mang tính hủy diệt vì không có tổ hợp gốc
ghép-mắt ghép nào kháng được.

• Triệu chứng: Có thể phát hiện các triệu chứng ở bất kỳ thời điểm nào trong năm (ở vùng
châu Á) mặc dù cần khẳng định lại bằng các phương pháp trong phòng thí nghiệm.
Sau đây là tất cả các triệu chứng rất điển hình của bệnh: lá vàng lốm đốm là điển
hình nhất của bệnh (chứa nhiều vi khuẩn) song các triệu chứng đi kèm như vàng lá gân
xanh (thiếu kẽm),vàng lá thiếu mangan cũng dễ dàng tìm thấy.Cần lưu ý gân lá vẫn xanh,
trong khi nếu lá vàng gân vàng thì lại điển hình hơn của bệnh do nấm Phytophthora.
20
- Tác nhân : Tác nhân gây bệnh: là vi khuẩn gram âm Liberobacter asaticum
sống trong mạch dẫn libe của cây ( không thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm
được). Ngoài cây có múi, vi khuẩn này phát triển tốt trong cây dừa cạn
(Catharanthus roscus) họ Aselepiadaceae và dây tơ hồng ( Cuscuta spp.) họ
Convolvulaceae.
- Trung gian truyền bệnh: Côn trùng truyền bệnh vàng lá Greening là rầy chổng
cánh Diaphorina citri, Kuwayama hút và truyền vi khuẩn từ cây này sang cây
khác.
• Phòng trị:.
- Loại bỏ cây đã nhiễm bệnh, cây ký chủ của rầy, dây tơ hồng chung quanh gần
vườn sau khi đã phun thuốc trừ rầy chổng cánh.
- Nuôi kiến vàng trong vườn hạn chế mật số rấy chổng cánh.
- Trồng cây giống sạch bệnh, cách ly nguồn nhiễm bệnh, nên trồng thưa và có cây
chắn gió bảo vệ trong và ngoài.
- Bổ sung kẽm.
- Sử dụng thuốc hóa học như Applaud 10BHN, Applaud MIPC 25% BTN, Bassa,
Trebon… Phun định kỳ bảo vệ các đợt lá non, nhất là vào mùa xuân, hay đầu mùa
mưa, vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng (nếu không sử dụng được biện pháp
thiên địch một cách có hiệu quả).
 Bệnh thối gốc chảy nhựa:
Do nấm Phytophthora sp gây ra. Lúc đầu bệnh làm vỏ của thân cây ở vùng gốc bị
úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc, chảy mủ hôi. Cây
bệnh ít rễ mảnh, rễ ngắn, vỏ rễ thối rất dễ tuột, nhất là ở các rễ con, lá bị vàng. Nấm gây

bệnh này cũng làm thối trái, nhất là trái ở gần mặt đất và thường thấy ở các vườn trồng
dầy, trái rất dễ bị rụng.
• Phòng trừ:
- Chọn gốc ghép chống chịu bệnh như Cam ba lá, Cam chua….
- Đất trồng phải ráo, không tủ cỏ rác hay bồi bùn lấp gốc, tránh gây thương tích
vùng gốc và rễ.
21
- Đào mương thoát nước xung quanh vườn và ngăn chặn nguồn nước từ nơi khác
đến.
- Trồng với mật độ vừa phải để giảm độ ẩm trong vườn.
- Nên theo dõi phát hiện bệnh sớm, cạo sạch vùng bệnh, bôi dung dịch thuốc tím 1%
hay bằng các loại thuốc như Captan 75 BTN,Aliette 80 BHN, Copper Zinc, Copper
B,…
- Thu gom, rải vôi và chôn sâu các trái rụng do bệnh là biện pháp quan trọng để hạn
chế sự lây lan.
2.7.5.2 Sâu hại:
Sâu bệnh hại quýt là một yếu tố rất quan trọng làm giảm năng suất, chất lượng và
hiệu quả của vườn cây.
Vì vậy, để phát triển vườn quýt theo hướng sản xuất hàng hóa với năng suất và
chất lượng cao thì một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng là ngăn ngừa sự lây lan
và gây hại của sâu bệnh.
 Các biện pháp phòng trừ sâu hại chính
- Không cuốc đứt rễ trong quá trình chăm sóc, làm cỏ, bón phân vì tạo vết
thương cho nấm gây bệnh trong đất dễ xâm nhiễm vào cây. Cuốc cạn trong tán
sâu 3-5cm, cuốc sâu 10-20cm ngoài tán. Khi cây vào thời kỳ kinh doanh không
áp dụng biện pháp xử lý ra hoa bằng cách xiết thân, khoang thân, cuốc đứt rễ
tạo vết thương cho cây.
- Ủ rơm rạ, cỏ khô quanh gốc (không ủ gần gốc), để cỏ dại ngoài tán tạo môi
trường sống cho thiên địch.
- Tỉa cành tạo tán (năm thứ 2 trở đi) giúp vườn thông thoáng, đào mương, đánh

rãnh thoát nước tốt trong mùa mưa, hạn chế dịch bệnh chảy mủ và bọ xít xanh
phát sinh (xử lý vết cắt bằng sơn, thuốc gốc đồng).
- Phun hoặc quét vôi lên gốc, thân, cành đầu mùa khô, phòng ngừa sâu bệnh hại
thân.
- Phun thuốc gốc đồng tổng vệ sinh vườn phòng ngừa bệnh phát sinh trong mùa
khô.
22
- Kiểm tra và đắp đất gốc cây đầu mùa khô, đảm bảo phần đất trong gốc phải
khô khi tưới.
- Áp dụng cách tưới nước tiết kiệm là các phòng bệnh chảy mủ tốt nhất vì không
có nước đọng lại trong vườn.
- Tưới phun sương từ dàn phun hoặc máy phun cao áp là tốt nhất để phòng trừ
sâu vẽ bùa trong mùa khô: tưới bằng dàn phun lúc chiều tối hoặc ban đêm trừ
bướm sâu vẽ bùa, tưới vào ban trưa hạn chế mật số nhện đỏ, tưới bằng phun
cao áp trừ nhện đỏ tốt.
- Trường hợp dùng dây bơm tưới theo từng gốc sẽ hạn chế nhện đỏ, rệp sáp
(phun lên bộ lá). Nếu cây đang bệnh loét và bệnh nấm hồng không tưới phun
lên cây.
 Sâu vẽ bùa:
Gây hại chủ yếu vào thời điểm lá non, sâu đục dưới lớp biểu bì lá thành những
đường ngoằn ngoèo. Sự phá hại của sâu làm cho lá co rúm, quăn queo, hạn chế quang
hợp. Ngoài ra,các vết thương do sâu gây nên trên lá,chồi to điều kiện cho bệnh loét phát
triển.
• Biện pháp phòng trừ: chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, thúc cho các đợt ra lộc tập trung
có thể hạn chế được phá hại của sâu.
- Dùng các loại thuốc phun khi lá non vừa hình thành, luân phiên, định kỳ
tuần/lần. Có thể sử dụng thuốc phòng trị có hiệu quả hiện nay như Confidor,
Admire, Actara, dầu khoáng.
 Rầy mềm:
Thường chích hút nhựa ở đầu ngọn làm chồi và lá non không phát triển được, co

rúm lại, đồng thời phân của chúng thải ra tạo điều kiện cho nấm bồ hóng cộng sinh và
phát triển. Rầy mềm còn là môi giới truyền bệnh Tristeza trên cây có múi.
• Phòng trị: Phun thuốc định kỳ các đợt lộc của cây như :Supracide 40EC (10-15 cc/bình 8
lít),Polytrin P 440EC(8-15cc/bình 8 lít).
 Rầy chổng cánh
• Tác hại của rầy chổng cánh
- Là côn trùng truyền bệnh vàng lá greening trên cam quýt.
23
- Trực tiếp gây hại bằng cách chích hút trên đọt non làm đọt non bị chết.
• Thiên địch của rầy chổng cánh: Rầy chổng cánh có thể bị hại bởi một so thiên địch ngoài
tự nhiên như bọ rùa, ong ký sinh và nấm
• Phòng trừ rầy chổng cánh
- Không nên trồng các cây kiểng họ cam quýt như nguyệt quế, cần thăng, kim quýt gần
vườn quýt, nhất là vườn ươm sản xuất cây giống.
- Nếu có trồng các cây kiểng trên thì phải thường xuyên phun thuốc để trừ rầy nhất là
đối với nguyệt quế.
- Trồng cây chắn gió bao chung quanh vườn để ngăn chặn rầy từ nơi khác bay đến, vành
đai chắn gió có thể là các loại cây như: dương, bình linh lá.
- Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt ra đọt non tập trung để xịt thuốc trừ rầy.
- Thường xuyên thăm vườn để phát hiện ấu trùng và rầy trưởng thành để tiêu diệt kịp
thời, nhất là những giai đoạn cây ra đọt non hoặc sau những cơn giông lớn.
- Nhổ bỏ những cây bị bệnh vàng lá trong vườn đem tiêu hủy để loại trừ nguồn bệnh lây
lan sang những cây khỏe. Trước khi hủy, xịt thuốc để loại trừ rầy chổng cánh bay sang
các cây khác lân cận đó.
- Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển bằng cách phun thuốc hợp lý.
• Phun thuốc:
- Khi cây ra đọt non 1-2 cm.
- Sau những cơn giông mạnh có thể đưa rầy từ nơi khác đến.
- Phun tập trung vào các đợt đọt non.
- Dùng các loại thuốc như: Applaud 10wp 8g/bình 8 lít nước.

Applaud mipc 12g/bình 8 lít nước.
Trebon 10EC 8cc/bình 8 lít nước.
Bassa 50EC 16cc/bình 8 lít nước.
 Nhện đỏ:
24
- Nhện đỏ từ giai đoạn trứng đến trưởng thành đều sinh sống, cư trú trên mặt lá, ở vỏ quả
và cành non. Cả ấu trùng và thành trùng đều rất nhỏ, màu nâu, vàng lợt hoặc trắng trong
tùy loại, thường bu chích hút bên ngoài vỏ trái non khoảng 1-2 tháng tuổi, ít khi trái bị
rụng nhưng thường làm cho vỏ trái sần sùi như cám, nên thường gọi là trái da cám, làm
giảm giá trị thương phẩm. Nhện đỏ chích hút lá bánh tẻ phần đầu cành, ngọn làm vàng và
rụng lá.
- Điều kiện thuận lợi để nhện đỏ phát sinh, phát triển là khô hạn. Tuy phát triển quanh năm
nhưng thông thường mùa khô nhện đỏ có mật số cao hơn.
• Phòng trị: cây được chăm sóc tốt, đủ ẩm để sinh trưởng là yếu tố hạn chế mật độ tác hại
của nhện đỏ. Phun thuốc trừ nhện khi phát hiện lá bị vàng.
 Rệp sáp:
- Sống thành quần thể, tạo thành ổ ở lá hoặc cuống quả. Rệp cái đẻ nhiều trứng, phủ lớp
sáp bông, phía dưới lớp sáp bông là nơi rệp con cư trú, xung quanh ổ rệp thường có lớp
muội đen.
- Rệp sáp chích hút tế bào cây để sinh sống và tiết ra chất dịch lỏng tạo nguồn dinh dưỡng
cho nấm muội phát triển. Rệp sáp thường sống cộng sinh với kiến, kiến ăn chất bài tiết
của rệp và tha rệp non từ cành này sang cành khác.
- Rệp sáp chích hút gốc, thân và cành non làm cành chết khô, cây sinh trưởng kém.
• Biện pháp phòng trừ: dọn vệ sinh vườn, thu gom và diệt các ổ trứng trước khi rệp con nở,
ngắt các cành có ổ rệp mới phát sinh. Phun thuốc trừ rệp khi thấy mật số rệp cao.
2.8 Thu hoạch, chế biến, bảo quản
2.8.1 Thu hoạch:
Quýt từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 4 – 4,5 tháng, tùy theo giống, phương
pháp nhân giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng…thời gian thu hoạch phải có nắng khô
ráo, không nên thu trái sau mưa hoặc có mù sương nhiều vì trái dễ bị ẩm thối. Trái thu

xong cần để nơi thoáng mát, không tồn trữ quá 15 ngày sẽ giảm giá trị sản phẩm.
2.8.2 Chăm sóc sau thu hoạch:
 Bón phân phục hồi và tưới nước:
25

×