Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

CHUYÊN đề các yếu tố KHÍ hậu, môi TRƯỜNG đất, kỹ THUẬT CANH tác cây bắp TRÊN nền đất ĐEN BAZAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.52 KB, 22 trang )

Chuyên đề : CÂY BẮP
CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU, MÔI TRƯỜNG ĐẤT, KỸ THUẬT CANH TÁC
CÂY BẮP TRÊN NỀN ĐẤT ĐEN BAZAN
1. ĐẤT ĐEN BAZAN
Diện tích 22.707 ha, chiếm 23,4% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập
trung dọc hai bên bờ sông Đồng Nai thuộc các xã Phú Lợi, Phú Tân, Phú Vinh và
Thanh Sơn. Đất được hình thành từ đá bọt Bazan, giàu kiềm nên thường có màu đen,
rất giàu đạm (0,12 – 0,35%), mùn (2,0 – 4,0%), lân (0,1 – 0,4%). Mặt khác dung lượng
trao đổi chất dinh dưỡng trong đất và độ no bazơ rất cao (đạt 30 – 40me/100g sét và 50
– 80%) nên rất thuận lợi để khai thác trồng nhiều loại cây ăn quả.
Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số trong đất đen tương đối cao và giảm
chậm theo chiều sâu phẫu diện. Ở độ sâu 80 – 100cm hàm lượng chất hữu cơ vẫn đạt
1,6 – 1,7%, đạm tổng số từ 0,10 – 0,11%, lân tổng số rất giàu. Riêng kali tổng số
nghèo (0,5 – 1,0%) là do bản chất của đá bazan nghèo kali.
Vì hàm lượng kali trong đất thường nghèo (chỉ đạt 0,06 – 0,5%), lại ở các dạng
địa hình cao nên rất dễ bị rửa trôi, cần chú trọng đến các biện pháp làm đất và che phủ
đất chống xói mòn.
Khả năng sử dụng: đây là loại đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng và cây
ăn trái nhưng việc bố trí cây ăn trái phải tùy thuộc vào địa hình và độ dày tầng đất.
Tuy nhiên, hạn chế chính của nhóm đất này trên địa bàn huyện là trên 52% diện tích
có tầng rất mỏng < 30cm (11.807 ha) và 38% diện tích có tầng mỏng từ 30 – 50cm
(8.628 ha), ít thích hợp cho cây trồng lâu năm, kể cả các loại cây ăn trái. Hiện trạng
trên đất tầng mỏng người dân đang trồng bắp, đậu nành, thuốc lá và trên đất tầng dày
trồng cà phê, cây ăn trái.
Nhìn chung về hình thái đất đen bazan đều có đặc điểm chung là tầng đất rất
mỏng, trong phẫu diện lẫn rất nhiều mảnh đá vụn hoặc kết von, nhiều nơi tầng đất mịn
chỉ sâu vài cm và trên bề mặt đất có rất nhiều đá lộ đầu, có nơi tạo thành cụm dày đặc.
Những thuận lợi: độ phì nhiêu rất cao, các chất dinh dưỡng rất cân đối ngoài trừ
kali, cấu trúc đoàn lạp tơi xốp.
Những hạn chế: tầng đất thường rất mỏng, lẫn nhiều đá và kết von, nhiều đá lộ
đầu.


1
Chuyên đề : CÂY BẮP
2. CÂY BẮP
2.1. Giới thiệu
Bắp là cây lương thực quan trọng đứng thứ 3 sau lúa nước và lúa mì. Ở nhiều
vùng đất cao, không chủ động nước, cây bắp trở thành cây lương thực chủ yếu. Về giá
trị dinh dưỡng bắp không thua kém so với lúa nước và lúa mì (tính cho 100gram hạt
tươi). Đặc biệt, thành phần protein và lipit ở bắp cao hơn hẳn so với lúa nước và lúa
mì. Ngoài ra trong thành phần protein, bắp chứa nhiều các axit amin không thay thế
như lysin, tryptophan, leusin…. rất cần thiết cho cơ thể người.
Bắp ngoài dùng làm lương thực cho người, cây và hạt cũng dùng làm thức ăn
quan trọng cho gia xúc. Bột bắp là nguyên liệu có giá trị trong công nghiệp thực phẩm
(chế biến bánh kẹo, bột ngọt……) và còn cho nhiều ngành khác.
Trên thế giới cây bắp được trồng ở khắp các châu lục do khả năng thích ứng
rộng. Những năm gần đây diện tích trồng bắp trên toàn thế giới khoảng 130 triệu ha
với tổng sản lượng khoảng 500 triệu tấn /năm.
Ở Việt Nam, bắp là cây lương thực quan trọng thứ 2 đứng sau cây lúa. Ở vùng
núi phía Tây Bắc bà con dân tộc sống chủ yếu bằng bắp. Cây bắp được trồng rộng
khắp trên cả 3 miền của nước ta. Năng suất trung bình hàng năm khoảng 2,7 tấn/ha.
Mục tiêu đến năm 2010 đạt diện tích trồng là 1200 triệu ha với năng suất bình quân 4–
5 tấn/ha, để có tổng sản lượng 5-6 triệu tấn hạt/năm. Để đạt mục tiêu trên, trước hết
cần nhanh chóng tăng diện tích và áp dụng đồng bộ kỹ thuật thâm canh cùng với chính
sách phù hợp. Những vùng trồng bắp lớn của nước ta là Đông Nam bộ, Tây Nguyên,
miền núi phía Bắc và duyên hải miền Trung Nam bộ. Các tỉnh trồng nhiều nhất là
Đồng Nai, Đắc Lắc, Sơn La, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An (mỗi tỉnh trên
40.000ha).
Trong các loại bắp, bắp lai được trồng phổ biến nhất, chiếm 70% diện tích trồng
bắp của cả nước. Diện tích trồng bắp lai của cả nước hiện nay hơn 1 triệu ha, nhưng
sản lượng bình quân chỉ đạt khoảng 3,5 triệu tấn/năm, không đủ cung ứng cho nhu cầu
trong nước nên Việt Nam vẫn còn phải nhập thêm bắp từ nước ngoài. Tỷ trọng chăn

nuôi ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng bắp làm thức ăn chăn nuôi ngày càng cao.
Do đó, rất cần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của cây bắp lai.
2
Chuyên đề : CÂY BẮP
Năm 2005, Viện Dinh dưỡng cây trồng quốc tế- Chương trình Ðông Nam Á
phối hợp với Trường Ðại học Cần Thơ, Viện Lúa ÐBSCL, Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp miền Nam, Viện Nông hóa Thổ nhưỡng và Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông lâm nghiệp Tây Nguyên triển khai thực hiện dự án “Quản lý dinh dưỡng chuyên
vùng cho bắp ở Việt Nam”. Dự án được thực hiện từ năm 2005 đến 2008 với mục tiêu:
gia tăng năng suất và lợi nhuận của bắp ở những vùng trồng bắp chủ yếu của Việt
Nam, thông qua việc áp dụng kỹ thuật canh tác tối ưu, biện pháp quản lý chất dinh
dưỡng chuyên vùng và quản lý chất dinh dưỡng tổng hợp.
Năm 2005-2006, các viện, trường đã thực hiện thí nghiệm trên ruộng của nông
dân ở một số tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên, Ðông Nam bộ và Ðồng bằng sông Cửu
Long, để tìm hiểu năng suất tối đa có thể đạt được và hiệu quả sử dụng chất dinh
dưỡng của bắp. Qua đó, các nhà khoa học đã xây dựng phương pháp xác định cách
quản lý chất dinh dưỡng NPK tốt nhất dùng cho bắp, dựa trên những kỹ thuật canh tác
và quản lý bắp tốt nhất mà nông dân có thể áp dụng. Phương pháp này đang được thử
nghiệm trên từng thửa ruộng của nông dân ở từng vùng cụ thể.
Tình hình cây bắp ở Đồng Nai
Một chương trình khuyến nông trọng điểm nhằm chuyển đổi từ trồng lúa sang
trồng bắp vào vụ đông -xuân tại những cánh đồng vốn độc canh từ 2 - 3 vụ lúa, đã
được Trung tâm khuyến nông (TTKN) Đồng Nai triển khai trong vụ đông -xuân 2004
- 2005 vừa qua. Kết quả, từ 75 hécta thí điểm đầu tiên đã cho thấy những tín hiệu khá
khả quan.
Từ vụ đông - xuân 2004 – 2005 nhiều hộ nông dân chuyển sang trồng bắp trên
cánh đồng lúa đã "trúng" lớn khi đều đạt năng suất trên 11 tấn/hecta. Theo tính toán
của Trung tâm Khuyến Nông tỉnh, phần lớn trong số 75 hecta đất thí điểm chuyển từ
trồng lúa sang trồng các giống bắp lai ngắn ngày trong vụ đông - xuân 2004 - 2005
đều đem lại cho nông dân mức thu nhập tăng từ 1,5 đến 2 lần so với trồng lúa trước

đây. Trong khi đó, giá bắp những năm gần đây khá cao (niên vụ 2004 - 2005 đạt mức
2.400 - 2.500 đồng/kg) và có "đầu ra" ổn định tại các nhà máy chế biến thức ăn gia súc
đóng trên địa bàn Đồng Nai.
3
Chuyên đề : CÂY BẮP
Việc thâm canh cây bắp vụ đông - xuân trên ruộng độc canh lúa cũng được xem
là một giải pháp tiết kiệm nguồn nước. Thực tế từ huyện Định Quán cho thấy, địa
phương này có khoảng 1.000 hecta lúa 3 vụ, trong đó xã Thanh Sơn chiếm gần 40%
diện tích. Tất cả diện tích này trước đây đều độc canh cây lúa, vì vậy áp lực nước tưới
trong vụ đông - xuân là rất lớn. Trong khi đó, đặc điểm của mùa vụ này là càng cuối
vụ càng khan hiếm nước. Vụ đông - xuân 2004 - 2005, huyện chọn 11 hecta trên cánh
đồng ấp 8, xã Thanh Sơn để thí điểm việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ độc canh cây
lúa sang trồng 2 vụ lúa và 1 vụ bắp thâm canh. Kết quả, nhiều hộ đã tiết kiệm được từ
40 - 50% lượng nước tưới so với trồng lúa và không còn tình trạng "tranh giành"
nguồn nước như trước đây.
Ngoài ra, việc trồng bắp trên đất lúa còn giúp bà con nông dân ở đây giải quyết
được nhiều vấn đề như: cắt được chu kỳ sinh sản của một số sâu bệnh và cỏ dại, tạo
nguồn thức ăn dự trữ cho chăn nuôi trâu, bò
Bên cạnh đó, vẫn còn những khó khăn cho hướng đi mới này, vì chuyển từ cây
lúa sang cây bắp không chỉ là chuyện chuyển đổi cây trồng mà còn chuyển đổi cả một
thói quen, một tập quán canh tác …
Trong sản xuất cây bắp lai, công tác giống được coi là một biện pháp kỹ thuật
tiền đề và đột phá đầu tiên để đưa năng suất tăng nhảy vọt và ổn định. Vì vậy từ những
năm đầu tiên triển khai chương trình, Trung tâm Khuyến nông đã kịp thời chọn lọc và
bổ sung các giống bắp mới. Điều này không chỉ giúp cho việc nâng cao năng suất
trồng bắp mà còn làm cho giống bắp ngày càng phong phú và đa dạng, từ đó người
dân có điều kiện chọn lựa các loại giống bắp phù hợp với điều kiện sinh thái của địa
phương. Các giống bắp được sử dụng là những giống bắp ngắn ngày có dạng cây và
dạng lá gọn, tính chống chịu tốt và đặc biệt có năng suất cao và ổn định được trồng
nhiều trên địa bàn tỉnh là các giống bắp CP888, LVN10, C919,NK67…

Hơn nữa, một số vấn đề cần lưu ý đối với cây bắp nếu giống là tiền đề thì mật
độ - khoảng cách và chế độ phân bón là biện pháp kỹ thuật có tính chất quyết định đến
năng suất và phẩm chất của cây bắp lai. Khi xây dựng chế độ phân bón cho cây bắp
cần lưu ý bón phân cân đối N:P:K theo tỷ lệ 2:1:1 đặc biệt là vụ đông xuân. Hiện nay
một số nông dân trồng bắp còn bón nặng về phân đạm nhẹ kali và chỉ bón kali ở giai
4
Chuyên đề : CÂY BẮP
đoạn sau, điều này sẽ bất hợp lý vì khi bố trí tăng mật độ mà bón tăng lượng đạm kali
thì cây bắp sẽ phát triển tăng chiều cao, dẫn đến năng suất và phẩm chất giảm. Ngoài
ra việc dùng phân hữu cơ để chăm bón sẽ mang lại hiệu quả cao.
Kinh nghiệm từ 75 hecta thí điểm trồng bắp trên đất lúa vừa qua cho thấy muốn
sản xuất hiệu quả phải chuyển đổi một cách đồng bộ. Nhiều nông dân đã quen trồng
lúa nên khi chuyển sang trồng bắp cũng gặp những khó khăn nhất định. Vì bên cạnh
những yếu tố thuộc về thổ nhưỡng, trình độ canh tác thì việc áp dụng khoa học kỹ
thuật cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng. Đối với một số hộ không đạt kết
quả như mong muốn, là do đã tự ý bón thêm hoặc bỏ bớt phân bón, trong khi đó trồng
bắp lai cần tuân thủ theo một quy trình kỹ thuật khá nghiêm ngặt. Điều này cũng giải
thích một phần vấn đề tại sao cùng một giống bắp lai nhưng có địa phương cho năng
suất cao nhưng có địa phương lại khá thấp. Chẳng hạn như cùng giống bắp lai NK54,
Tân Phú đạt năng suất trung bình 11 tấn/ hecta, Vĩnh Cửu 10 tấn/ hecta, trong khi Cẩm
Mỹ chỉ đạt 7,5 tấn/ hecta
Theo Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai, mục đích của chương trình chuyển
đổi cây trồng trọng điểm này là "đánh" vào vùng sâu, vùng xa nhằm tạo ra những
chuyển biến về tâm lý, tập quán canh tác của nông dân. Vì vậy, việc giải quyết nguồn
vốn cho nông dân vùng sâu, vùng xa trong lần đầu tiên đầu tư vào cây bắp cũng là điều
cần được các ngành chức năng hỗ trợ kịp thời. Bởi, thực tế cho thấy, nông dân vùng
sâu, vùng xa không chỉ đã hạn chế về vốn, mà chi phí đầu tư cho cây bắp lại thường
lớn hơn cây lúa. Trong khi đó, giá vật tư, phân bón trong vụ đông - xuân vừa qua lại
tăng cao hơn so với năm trước, dẫn tới chi phí đầu tư của nông dân bị hạn chế, làm ảnh
hưởng một phần tới năng suất bắp.

Trong thời gian tới, tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục phát huy và đầu tư phát triển
chương trình bắp đông xuân ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

5
Chuyên đề : CÂY BẮP
2.2. Đặc tính
2.2.1 Đặc điểm thực vật học
Cây bắp là cây ngắn ngày hàng niên thuộc họ Hòa Thảo.
Rễ: thuộc loại rễ chùm, ăn nông, phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt sâu 20cm.
Chúng có 2 loại rễ là rễ chính và rễ phụ. Rễ chính phát triển từ rễ mầm, tạo thành
chùm, là bộ rễ hấp thu thức ăn chủ yếu. Rễ phụ mọc ra từ các đốt thân gần gốc, ngoài
việc trợ giúp hút thức ăn rễ phụ còn có vai trò quan trọng là giúp cây chống đổ ngã còn
gọi là rễ chân kiên. Giống bắp có bộ rễ phụ phát triển là giống có khả năng chống đổ
ngã tốt.
Thân: phần lớn các giống bắp có chiều cao từ 180 – 210cm. Thân tròn hoặc hơi
có cạnh, ruột thân hơi xốp, chia làm nhiều đốt, các đốt phía dưới có khả năng sinh rễ
phụ:
Lá: hình lưỡi mác, dài 1.0 - 1.5 m, rộng từ 7 – 10 cm, có màu xanh đậm, hai
bên rìa lá có gai cứng nhỏ, mặt lá hơi nhám. Phiến lá gồm 1 gân chính và nhiều gân
phụ song song chạy dọc phiến lá. Bẹ lá dài ôm kín thân, có nhiều lông, màu nâu tím
nhạt. Cả đời sống cây bắp có trung bình từ 18 đến 20 lá tùy giống.
Hoa và trái: bắp là cây hoa đơn tính, gồm hoa đực và hoa cái. Hoa đực mọc
thành chùm ở đỉnh thân (còn gọi là bông cờ). Hoa đực nhỏ gồm cánh hoa màu vàng,
chùm nhị đực và bao phấn, cá biệt trên chùm nhị đực có vài hoa cái không hoàn chỉnh.
Hoa cái gồm nhiều hoa xếp liền nhau thành hàng dọc xung quanh trục chính, bên
ngoài bao phủ bởi một số lá mỏng (gọi là lá bi). Toàn bộ lớp lá bi và chùm hoa cái bên
trong sau này tạo thành quả bắp. Hoa cái không cánh, gồm một bầu noãn trần và một
vòi nhụy dài màu nâu vàng nhạt, sau chuyển thành màu đen. Tất cả vòi nhụy tập trung
vươn dài ra đầu lớp lá bi để hứng nhụy đực, thời kỳ này được gọi là bắp phun râu. Sau
khi thụ phấn noãn tạo thành hạt, đóng thành trái bắp. Trái bắp dài 15 – 20 cm, rộng 4 –

6 cm, gồm 12-16 hàng, mỗi hàng có từ 25 – 50 hạt tùy giống. Mỗi cây bắp chỉ có 1
bông cờ 1 – 2 bắp.
Bắp là cây dị hoa thụ phấn, hiện tượng thụ phấn chéo tạp giao rất cao.
Hạt: hạt bắp hình tròn, bầu dục hoặc hình răng ngựa. Vỏ hạt mỏng, láng bóng,
màu trắng vàng hoặc đỏ hồng, có giống màu hạt hơi tím. Khối lượng của 1000 hạt
6
Chuyên đề : CÂY BẮP
khoảng 280 – 320 gram. Hạt gồm phần lớn là nội nhũ chất dinh dưỡng và một phôi
nhỏ.
Quá trình sinh trưởng và phát triển:
Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây bắp từ 80 – 120 ngày tùy thuộc
giống và thời vụ gieo trồng. Thời vụ gieo trồng có nhiệt độ cao thì thời gian sinh
trưởng và phát triển ngắn hơn những thời vụ có nhiệt độ thấp. Giống có thời gian sinh
trưởng và phát triển dưới 90 ngày là giống có thời gian sinh trưởng và phát triển thấp,
90 – 100 ngày là giống có thời gian sinh trưởng và phát triển trung bình, trên 100 ngày
là giống chín muộn (dài ngày).
Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bắp được chia ra thành 5 giai đoạn:
Giai đoạn mọc mầm: Sau khi gieo trồng từ 24 – 48 giờ thì hạt mọc mầm. Lúc
này các chất dinh dưỡng từ nội nhũ được chuyển hóa để giúp rễ mầm và thân mầm
phát triển. Giai đoạn mọc mầm cần nhiệt độ thích hợp từ 25 – 30
0
C, ẩm độ đất từ 75 –
80 %.
Giai đoạn cây con (từ 1 – 5 lá mầm): là thời gian từ 10 – 12 ngày sau khi mọc
mầm. Lúc này cây hình thành lá thật và bộ rễ bắt đầu phát triển. Từ lúc mọc mầm cho
đến khi có 3 lá thật, cây con sống nhờ các chất dinh dưỡng trong phôi nhũ. Sau đó hút
chất dinh dưỡng từ đất. Để cây con phát triển mạnh cần bón phân lót và thúc đợt 1 kịp
thời.
Giai đoạn tăng trưởng: từ 10 – 12 ngày đến 45 – 60 ngày sau khi mọc mầm.
Giai đoạn này cây bắp phát triển mạnh thân và lá tới mức tối đa và chuẩn bị tạo mầm

hoa đực, hoa cái nên cần nhiều nước và chất dinh dưỡng. Cần bón phân thúc về sau tập
trung hết trong giai đoạn này.
Giai đoạn trổ cờ và phun râu: Từ 45 – 60 ngày đến 60 – 75 ngày sau khi mọc
mầm, kéo dài khoảng 10 – 15 ngày. Cả quá trình thụ phấn diễn ra trong giai đoạn này.
Nếu gặp nhiệt độ quá cao hay quá thấp hoặc gặp khô hạn sẽ ảnh hưởng đến quá trình
thụ phấn, làm trái bắp ít hạt thậm chí không có hạt. Trong việc chọn thời vụ gieo trồng
ở các vùng cần đặc biệt chú ý đến giai đoạn này, nhất là với các giống bắp lai nhập nội
kém thích ứng.
7
Chuyên đề : CÂY BẮP
Giai đoạn chính: Sau khi thụ phấn bắt đầu hình thành hạt. Hạt qua các giai
đoạn chín sữa, chín sáp rồi chín hoàn toàn, kéo dài khoảng 30 – 40 ngày. Thời kỳ này
cây vẫn tiếp tục quang hợp chuyển hóa chất dinh dưỡng để nuôi hạt tạo thành năng
suất.
2.2.2. Yêu cầu điều kiện sống
Khí hậu:
Cây bắp có thể sinh trưởng và phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 15 – 35
0
C,
thích hợp nhất là ở khoảng nhiệt độ từ 20 – 30
0
C, dưới 25
0
C hạt bắp nảy mầm chậm
và yếu. Dưới 20
0
C có thể không nảy mầm. Trên 30
0
C thời gian sinh trưởng rút ngắn
rõ rệt và giảm năng suất. Cây bắp cần nhiều ánh sáng, vì vậy cần trồng nơi đủ ánh

sáng và nhiệt độ thích hợp để cây không che khuất nhau. Thiếu ánh sáng thân cây
nhỏ, lá nhạt màu quang hợp yếu và kém năng suất.
Đất đai:
Cây bắp có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng cần thoát nước tốt.
Thích hợp nhất là các loại đất nhẹ, độ màu mỡ cao, đất bãi phù sa ven sông. Độ pH từ
5,5 – 8. Với yêu cầu khí hậu và đất đai như trên, các vùng sinh thái nước ta đều có thể
trồng bắp.
Chất dinh dưỡng:
Cây bắp cũng cần có đầy đủ các chất đa lượng, đạm (N), lân và kali (K). Đồng
thời cũng cần một số chất trung lượng và vi lượng như canxi (Ca), lưu huỳnh (S),
magiê (Mg), Kẽm (Zn), đồng (Cu), bo (B)…
+ Đạm: là loại dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng về thân lá, là nguồn
dinh dưỡng chủ yếu để tạo thành hạt. Đủ đạm cây sinh trưởng tốt, năng suất cao.
Ngược lại thiếu đạm cây sinh trưởng chậm, còi cọc, cây non có màu vàng nhạt, cây
lớn thì các lá gốc nhanh chuyển vàng, sớm khô làm ảnh hưởng xấu đến năng suất của
cây. Thừa đạm cây xanh mượt, mềm, yếu ớt, dễ bị đổ ngã và nhiều sâu bệnh .
+ Lân: là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ, tăng khả năng
quang hợp của cây, giúp cho hạt to và chắc. Cây bắp cần lân ngay từ nhỏ, nếu thiếu lá
sẽ chuyển sang màu đỏ tím. Khi cây lớn nếu thiếu kali cây sẽ phun râu chậm, trái nhỏ,
nhiều hạt lép và chín muộn làm giảm năng suất.
8
Chuyên đề : CÂY BẮP
+ Kali: giúp tăng cường sự hấp thu và tổng hợp đạm, lân, cây khỏe mạnh, cứng
cáp tăng khả năng chịu hạn và chống chịu sâu bệnh, hạt ít lép. Thiếu kali biểu hiện
đầu tiên là dọc theo mép các lá phía dưới có vệt màu nâu vàng sau đó lan dần vào
phía trong phiến lá và các lá phía trên, đầu múp trái hạt lép nhiều, hạt kém chắc, giảm
khả năng chống hạn, dễ bị sâu bệnh, năng suất giảm đáng kể.
+ Magiê và canxi: là những chất trung lượng giúp tăng cường phát triển bộ rễ,
hấp thu các chất dinh dưỡng được tốt, cây sinh trưởng khỏe mạnh. Thiếu Magiê các
mép dưới xuất hiện các sọc trắng dọc theo gân lá, mép lá có màu đỏ tím.

+ Kẽm, đồng và bo: là những nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cây bắp,
giúp tăng cường khả năng quang hợp, xúc tiến các quá trình chuyển hóa chất trong
cây, có vai trò quan trọng đối với quá trình sinh trưởng của cây và năng suất hạt.
Thiếu Kẽm xuất hiện các sọc màu vàng úa trên lá non, đốt thân ngắn lại, cây sinh
trưởng kém. Thiếu đồng các lá phía trên sẽ xoắn lại và khô. Thiếu Bo hạt sẽ bị xốp,
nhẹ.
Vùng đất đồi núi bị rửa trôi, đất bạc màu vùng trung du thường bị chua và và
thiếu chất đinh dưỡng, cần bón phân hữu cơ và cung cấp đầy đủ đạm, lân, kali và các
chất trung lượng, vi lượng khác.
2.3. Giống bắp
Trong công tác nghiên cứu tuyển chọn lai tạo và trong sản xuất cần chú ý một
số đặc điểm cơ bản của giống. Các đặc điểm này là cơ sở cho để cho năng suất, chất
lượng cao, đồng thời phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất và mục
đích sử dụng và cuối cùng là mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Các đặc điểm của các giống bắp lai cần chú ý
Nguồn gốc, xuất xứ tác giả tuyển chọn, lai tạo. Giống gốc để tuyển chọn lai tạo
là giống gì, nguồn gốc từ đâu.
Dạng cây: bao gồm tất cả các đặc điểm về cây như chiều cao cây, dạng lá (màu
lá, lá đứng hay rũ), độ lớn của thân cây, rễ chân kiềng nhiều hay ít…
Dạng bắp và hạt: số bắp trên một cây, chiều cao bắp, kích thước bắp, độ phủ
của lá bi trên đầu bắp (kín hay hở), số hạt trên một bắp, cùi bắp nhỏ hay lớn. Dạng và
màu sắc hạt, khối lượng 1000 hạt, hạt cứng hay dẻo.
9
Chuyên đề : CÂY BẮP
Khả năng chống chịu: đối với các điều kiện bất lợi (chú ý khả năng chống hạn),
khả năng chống đổ ngã, tính chống chịu sâu bệnh, sức chịu phân….
Năng suất tùy thuộc điều kiện tự nhiên và kỹ thuật thâm canh của từng địa
phương.
Các nhóm giống bắp
Dựa vào đặc điểm di truyền của từng giống và mục đích sử dụng ở ta hiện nay

chia thành các nhóm sau:
Giống thụ phấn tự do: Bao gồm các giống tuyển chọn từ bắp địa phương hoặc
nhập nội, hạt giống tạo thành từ thụ phấn tự do không qua lai tạo. Đặc điểm của nhóm
này là thích ứng cao, sản xuất được trong điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt, trình độ
thâm canh thấp. Hạt vụ trước có thể dùng làm giống cho vụ sau. Nhược điểm là độ
đồng đều không cao và năng suất thấp (trung bình 3 - 4 tấn/ha, thâm canh cao có thể
đạt 5 – 6 tấn/ha).
Giống bắp lai: Là các giống được hình thành do lai nhân tạo. Ưu điểm nổi bật
của các giống lai là năng suất cao (trung bình từ 5 – 6 tấn/ha, cao có thể đạt 8 – 12
tấn/ha), độ đồng đều cao thích hợp với kỹ thuật thâm canh cao. Nhươc điểm là khả
năng thích ứng kém hơn các giống thụ phấn tự do, hạt giống chỉ dùng 1 vụ, giá thành
hạt giống cao.
Các giống bắp lai được chia thành 2 nhóm nhỏ là giống bắp lai không qui ước
và giống bắp lai có qui ước
Giống bắp lai không qui ước gồm các giống bắp lai giữa 2 giống thụ phấn tự
do, lai giữa một giống thụ phấn tự do và một giống thuần hoặc với 1 giống lai qui
ước.
Giống bắp lai qui ước là giống lai giữa các giống thuần tự phối, gồm giống lai
đơn (A x B) và lai ba (A x B) X C.
Giống lai không qui ước có năng suất cao hơn giống thụ phấn tự do nhưng thấp
hơn giống lai qui ước tuy nhiên khả năng thích ứng lại cao hơn so với giống qui ước.
Vì vậy các giống bắp lai không qui ước được khuyến cáo sử dụng ở giai đoạn đầu khi
nông dân chuyển từ trồng bắp thường sang trồng bắp lai nhất là các vùng điều kiện tự
nhiên còn khó khăn, trình độ thâm canh chưa cao, giá thành hạt giống tương đối rẻ.
10
Chuyên đề : CÂY BẮP
Giống bắp lai qui ước cho năng suất cao nhưng điều tự nhiên và kỹ thuật chăm sóc
không thích hợp sẽ cho năng suất giảm. Ngoài các nhóm giống chính trên còn có
nhóm giống bắp nếp (hạt mềm, dẻo), giống bắp đường (hạt có vị ngọt) và giống bắp
rau (bắp thu hoạch non để dùng như một loại rau).

Các giống dùng trong sản xuất
• Các giống bắp thụ phấn tự do
+ Giống bắp TSB-2: Do Viện nghiên cứu Bắp chọn lọc từ giống nhập nội của
Thái Lan. Giống có đặc tính: chiều cao cây trung bình 180-210cm, chiều cao đóng bắp
60-85cm. Có 17-18 lá, thuộc nhóm chín trung bình sớm, thời gian sinh trưởng: Vụ
xuân 110-115 ngày, vụ thu 90-95 ngày, vụ hè 85-90 ngày, vụ đông 105-115 ngày.
Năng suất trung bình 3 - 4 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt tới 60 tạ/ha. Bắp dài
trung bình 13-15cm, mỗi bắp có 12-14 hàng hạt, khối lượng 1000 hạt từ 270-290
gram. Dạng hạt nửa đá, màu vàng. Khả năng chống đổ trung bình. Chống rét và chịu
hạn trung bình. Nhiễm sâu đục thân, rệp cờ, khô vằn nhẹ, khả năng chống chịu bệnh
bạch tạng tốt.
Giống TSB-2 có khả năng thích ứng rộng, có thể trồng ở mọi vùng trên các
chân đất phù sa ven sông, đất đồi dốc, đất hai vụ lúa trong đê. Giống TSB-2 gieo trồng
được tất cả các vụ trong năm.
+ Giống bắp MSB-49: Do Viện nghiên cứu Bắp chọn lọc từ giống nhập nội của
CIMMYT. Giống MSB-49 có những đặc tính chủ yếu là cây có chiều cao trung bình
140-160cm, cao đóng bắp 35-65cm, có 18-19 lá, thuộc nhóm chín trung bình sớm, có
thời gian sinh trưởng trong vụ xuân từ 115-120 ngày, vụ hè thu 90-95 ngày, vụ đông
105-110 ngày.
Năng suất trung bình 3-4 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 6-6.5 tấn/ha. Bắp dài
13-15cm, mỗi bắp có 12-14 hàng hạt, khối lượng 1.000 hạt 270-280 gram. Hạt dạng
răng ngựa, màu trắng. Thấp cây chống đổ tốt, chịu mật độ cao. Chịu hạn, chịu rét tốt.
Bị sâu đục thân và rệp cờ nhẹ. Nhiễm khô vằn ngặng nhất là trong vụ đông trên đất 2
vụ lúa.
11
Chuyên đề : CÂY BẮP
Khả năng thích ứng rộng, có thể trồng ở các vụ trong năm tại các vùng, trên các
chân đất phù sa ven sông, đất đồi dốc, đất ướt được lên luống, kể cả đất núi đá và đất
chua phèn.
Cần trồng dầy khoảng 5,9-6,2 vạn cây/ha, khoảng cách 70cm x 24-25cm. Nên

sử dụng giống MSB-49 vào vụ đông trên đất 2 vụ lúa ở các tỉnh phía Bắc. Giống thấp,
cây gọn lá, cần trồng dầy hơn các giống khác.
+ Giống bắp Q2: Do Viện nghiên cứu Bắp chọn lọc từ giống nhập nội của
CIMMYT. Giống bắp Q2 được tạo ra từ hơn 30 nguồn bắp nhiệt đới (trong đó có quần
thể số 28 của CIMMYT), hạt vàng, răng ngựa và bán răng ngựa, có thời gian sinh
trưởng dài hơn TSB-2 từ 5-7 ngày, năng suất khá, tính chống chịu tốt, dùng làm mẹ,
lai với bố là TSB-2 để tạo ra quần thể mới, từ quần thể mới này tiến hành chọn lọc
theo phương pháp bắp trên hàng cải tiến, sau 6 chu kỳ tạo được giống bắp Q2. Giống
có các đặc tính chung như chiều cao cây trung bình 190-220cm, độ cao đóng bắp 85-
110cm, có 17-19 lá, thuộc nhóm chín trung bình, thời gian sinh trưởng: vụ xuân 110-
120 ngày, vụ hè thu 90-95 ngày, vụ đông 110-120 ngày.
Năng suất trung bình 3.5-4 tấn/ha, thâm canh tốt đạt tới 6-6.5 tấn/ha. Bắp dài từ
15-19cm, mỗi bắp có 14-16 hàng hạt, khối lượng 1000 hạt 300-320 gram, hạt màu
vàng, bán răng ngựa. Khả năng chống đổ khá. Chịu hạn và chịu rét khá, bị sâu đục
thân và bệnh đốm lá nhẹ, ít bị bệnh bạch tạng, nhiễm khô vằn nhẹ.
Khả năng thích ứng rộng, có thể trồng ở hầu hết mọi vùng đã gieo trồng MSB-
49 và TSB-2 ở đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc. Giống Q2 cho năng suất cao
trên chân thâm canh.
Giống Q2 gieo trồng được cả 3 vụ xuân, hè, thu và đông.
+ Giống bắp VN1: Do Viện nghiên cứu Bắp chọn lọc từ giống nhập nội của
IMMYT. Những đặc tính chủ yếu của giống là cây có chiều cao trung bình 200-
220cm, chiều cao đóng bắp 100-110cm. Có 20-22 lá, thuộc nhóm chín muộn, vụ xuân
120-130 ngày, vụ hè thu 100-105 ngày, vụ đông 125-135 ngày, vụ đông xuân 130-135
ngày.
Năng suất trung bình 4-5 tấn/ha, thâm canh tốt đạt tới 6-7 tấn/ha. Bắp dài trung
bình 16-18cm, đường kính bắp 4,0-4,6cm, mỗi bắp có 14-16 hàng hạt, khối lượng
12
Chuyên đề : CÂY BẮP
1.000 hạt khoảng 300-320 gram. Hạt dạng răng ngựa, màu trắng. Khả năng chống đổ
tốt. Chịu hạn, chịu rét tốt. Dễ bị nhiễm nhẹ sâu đục thân, đốm lá, bạch tạng. Nhiễm

khô vằn và rệp cờ mức trung bình.
Khả năng thích ứng rộng, có thể trồng ở tất cả các vùng trồng bắp thuộc đồng
bằng trung du Bắc bộ và khu 4. Nên bố trí trên chân đất tốt có khả năng thâm canh. Ở
phía Bắc giống VM1 thích hợp nhất trong vụ đông xuân và thu đông. Khoảng cách
trồng: 70 x 30-33cm.
• Các giống bắp lai qui ước
+ Giống bắp P11: là giống lai ghép của Công ty Pacific Seed Australia. Chiều
cao cây từ 180 – 220 cm, đóng bắp dài từ 75 – 85 cm. Có 16-18 lá, bộ lá gọn, màu
xanh đậm. Thuộc nhóm chín trung bình, thời gian sinh trưởng vụ xuân từ 115-120
ngày, vụ thu 90-95 ngày, vụ đông 110-120 ngày.
Có tiềm năng năng suất cao, năng suất trung bình 50-55 tạ/ha, thâm canh tốt có
thể đạt tới 70-75 tạ/ha. Bắp dài 15-16cm, mỗi bắp có 14-16 hàng hạt, khối lượng 1000
hạt 300-320g.
Dễ tính hơn các giống lai khác, có thể trồng ở mọi vùng, trên các chân đất tốt
thuộc phù sa sông, đất đồi dốc, đất ướt có lên luống. Giống này gieo trồng được tất cả
các vụ trong năm.
+ Giống bắp P60: là giống lai ghép của Công ty Pacific Seed Thái Lan. Thuộc
nhóm chín trung bình 90-100 ngày, có thể trồng liên tiếp 2 vụ trong mùa mưa hoặc
đông xuân và hè thu. Chiều cao cây khoảng 220cm, cao đóng bắp 100-110cm, cây
đồng đều, lá xanh đậm, gọn, quả to, dài, cùi nhỏ; vỏ bao kín; có 14-18 hàng hạt, tỷ lệ
hạt/ trái 78-80%. Hạt cứng, màu vàng cam, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Tiềm năng năng suất cao. Năng suất trung bình đạt 6-7 tấn/ha, thâm canh tốt có
thể đạt trên 8 tấn/ha.
• Các giống bắp lai không quy ước
+ Giống bắp LS5: do Viện nghiên cứu Bắp tạo ra. Có chiều cao trung bình 180-
200cm, chiều cao đóng bắp từ 75-85cm. Có 16-18 lá, bộ lá gọn và thoáng. Thuộc
nhóm chín trung bình, vụ xuân từ 110-120 ngày, vụ hè thu 90-95 ngày, vụ đông 105-
115 ngày.
13
Chuyên đề : CÂY BẮP

Có tiền năng năng suất khá, năng suất trung bình 45-50 tạ/ha, thâm canh tốt có
thể đạt tới 60-65 tạ/ha. Bắp dài 14-16cm, mỗi bắp có 14-16 hàng hạt, khối lượng 1000
hạt 280-300g. Hạt dạng bán răng ngựa, màu vàng tươi.
Khả năng thích ứng rộng, có thể trồng ở các vùng bắp trong cả nước, trên các
chân đất tốt có khả năng thâm canh. Giống này có thể được trồng tất cả các vụ trong
năm.
+ Giống bắp LS6: do Viện nghiên cứu Bắp tạo ra. Có chiều cao trung bình 180-
200cm, chiều cao đóng bắp từ 75-85cm, có 16-18 lá. Thuộc nhóm chín trung bình, vụ
xuân từ 115-120 ngày, vụ hè thu 90-95 ngày, vụ đông 110-120 ngày.
Có tiềm năng năng suất khá, năng suất trung bình 45-50 tạ/ha, thâm canh tốt có
thể đạt tới 60-65 tạ/ha. Bắp dài 14-16cm, mỗi bắp có 14-16 hàng hạt, khối lượng 1000
hạt: 300-320g, hạt dạng bán răng ngựa, màu vàng.
Khả năng thích ứng rộng, dễ tính, có thể trồng được ở các vùng bắp, trên các
chân đất thuộc phù sa ven sông, đất đồi dốc, đất ruộng ướt có lên luống. Giống này
gieo trồng được tất cả các vụ trong năm.
+ Giống bắp LS8: do Viện nghiên cứu Bắp tạo ra. Là giống bắp triển vọng
được nhiều địa phương, nhất là ở Đông Nam bộ và ĐBSCL mở rộng trong sản xuất.
Có chiều cao trung bình 200-220cm, chiều cao đóng bắp từ 90-110cm, có 19-20 lá.
Thời gian sinh trưởng vụ xuân từ 120-135 ngày, vụ thu 100-105 ngày, vụ đông 120-
130 ngày.
Có tiềm năng năng suất cao, năng suất trung bình 45-50 tạ/ha, thâm canh tốt có
thể đạt 65-70 tạ/ha. Bắp dài 14-16cm, đường kính bắp 4,0-4,4cm, mỗi bắp có 14-16
hàng hạt, khối lượng 1000 hạt: 280-300g, hạt dạng bán răng ngựa, màu vàng da cam.
Khả năng thích ứng rộng, có thể trồng mọi vùng, đặc biệt trên các chân đất
thâm canh thuộc phù sa ven sông, đất đỏ bazan, đất đen dốc tụ…. Gieo trồng được tất
cả các vụ trong năm.
2.4. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc
Vùng Đông Nam bộ nói chung, huyện Định Quán – Đồng Nai rói riêng là
những vùng bắp hàng hóa có tiềm năng nhất ở nước ta.
14

Chuyên đề : CÂY BẮP
2.4.1. Chọn giống
Cần chọn giống bắp phù hợp trong từng mùa vụ, phù hợp với cơ cấu cây trồng,
né tránh những bất lợi, tận dụng tối đa những thuận lợi về đất đai, nhiệt độ, ánh
sáng…. Cần nắm vững thời gian sinh trưởng của các nhóm giống bắp ở từng vùng sinh
thái chính.
2.4.2. Thời vụ gieo trồng
Vụ 1: gieo cuối tháng 4 đầu tháng 5, khi đã có mưa.
Vụ 2: gieo trong tháng 8, sau khi thu hoạch hoa màu vụ 1. Ngoài ra có thể trồng thêm
1 vụ trong tháng 12 nếu có nước tưới.
2.4.3. Đất trồng
Đất trồng bắp: chủ yếu là đất bazan, đất xám và đất phù sa sông. Đất bazan có
hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng cao, tơi xốp, ít chua, rất thuận lợi cho trồng
bắp. Đất xám có nguồn gốc từ đất phù sa cổ, nhẹ, thoát nước tốt, tuy hàm lượng mùn
và dinh dưỡng không cao nhưng có độ ẩm cây héo rất thấp nên đây cũng là loại đất
thích hợp cho trồng bắp nhưng cần phải bón phân mức cao hơn so với trên đất bazan.
Đất trồng bắp cần cày sâu bừa kỹ sạch cỏ dại, thoát nước.
Khí hậu thuận lợi cho trồng bắp: lượng mưa 1500-2000 mm/năm, nhiệt độ
trung bình 23-24
o
C, ít khi xuống dưới 20
o
C, số giờ nắng nhiều. Vùng này thường trồng
2 vụ bắp liên tiếp nhau trong mùa mưa từ cuối tháng 4-11, ở những địa phương đảm
bảo nước tưới thì vẫn có thể trồng thêm 1 vụ từ tháng 12-3.
Chuẩn bị đất:
Ngoài việc lựa chọn đất thích hợp, việc canh tác bắp đòi hỏi phải có kỹ thuật
làm đất thích hợp để cho năng suất cao và bảo vệ độ phì nhiêu của đất đai. Công tác
sửa soạn đất cần đáp ứng các điều kiện cơ bản:
+ Đất phải được cày sâu 15-20cm, lớp đất mặt xốp để cây con dễ phát triển.

+ Làm sạch cỏ và ngăn được cỏ dại.
+ Tiêu diệt được côn trùng phá hại tiềm ẩn trong đất, kể cả trứng và các ký chủ của
nó.
+ Tạo độ xốp trong đất đủ thoáng để các vi sinh vật hoạt động hữu hiệu và rễ dễ hô
hấp, nhưng phải xới vừa phải để đất không bị xói mòn do gió và nước.
15
Chuyên đề : CÂY BẮP
2.4.4. Cách gieo và mật độ gieo
Mỗi vùng đất và mỗi nhóm giống cần áp dụng cách gieo và khoảng cách gieo
hợp lý để tận dụng tối đa dinh dưỡng đất và thời gian chiếu sáng cũng như cường độ
ánh sáng nhằm đạt số bắp/đơn vị diện tích và năng suất hạt cao nhất.
Cách gieo:
Tùy vào sa cấu đất, hột giống được gieo sâu từ 3-10cm. Đất sét nặng, ẩm và trời
lạnh thì phải gieo cạn (3-5cm). Nếu đất cát, khô hạn và nóng phải gieo sâu (5-10cm),
có hai cách gieo hột:
+ Gieo theo hốc: mỗi hốc trồng 2-4 cây, do đó thường gieo 3-5 hột. Phương
pháp này áp dụng khi có thể chăm sóc bằng cơ giới, vì trồng nhiều cây trên hốc nên
khoảng cách giữa hàng và giữa cây gần bằng nhau (60x60cm hay 70x70cm hoặc hơn),
nhờ đó dễ chăm sóc. Tuy nhiên gieo theo hốc với khoảng cách ô vuông thường khó
gieo bằng máy và nếu số cây/hốc quá cao sẽ cạnh tranh ánh sáng, dưỡng liệu làm cây
phát triển không đều. Trồng nhiều cây trên hốc cũng thích hợp với biện pháp xen canh.
+ Gieo theo hàng: mỗi hốc chỉ chứa một cây. Phương pháp này được áp dụng
rộng rãi vì dễ áp dụng cơ giới hay bán cơ giới (dùng máy xới hay trâu bò rạch hàng và
sau đó rắc hột). Nếu gieo tay, có thể dùng cọc xoi lỗ hay dùng cặp gieo cải tiến của
Hunggary (năng suất 12-15 ngày công/ha) nếu đất có sa cấu nhẹ.
Mật độ: là yếu tố quyết định đến năng suất. Tùy yếu tố đất đai, giống, nước,
tình hình sâu bệnh và khí hậu ở mỗi địa phương mà mật độ bắp cũng khác nhau.
Người ta thường trồng thưa ở những giống cao cây, dài ngày hoặc trên những đất xấu,
nghèo dinh dưỡng.
Mật độ trồng ảnh hưởng quan trọng đến trọng lượng trái, kích thước trái và số

trái/cây. Nó cũng ảnh hưởng đến độ chênh lệch giữa thời gian tung phấn phun râu, tỷ
lệ đổ ngã, sâu bệnh, đường kính thân, mức độ nhảy chồi và phẩm chất của hột (nhất là
hàm lượng protein).
Trồng bắp quá thưa, cây phát triển tốt, cho trái to và nhiều trái/cây, nhưng số
hột/m
2
lại nhỏ nên không làm năng suất cao được. Còn trồng quá dày cây bắp sẽ phun
râu trễ hơn bình thường từ 1-5 ngày làm hoa cái dễ bị thiếu phấn, hột bị lép, cây dễ đổ
ngã (vì đường kính thân cây giảm) và dễ bị sâu bệnh.
16
Chuyên đề : CÂY BẮP
• Đối với giống C919, P.848, P.60:
Mật độ thích hợp 53.000 cây/ha.
Tương ứng: 75 x 25cm x 1 cây.
• Đối với giống LVN 10, DK 888:
Mật độ thích hợp: 44-50.000 cây/ha.
Tương ứng: (70-75) x 30cm x 1 cây).
2.4.5. Bón phân
Nhu cầu về dinh dưỡng ở bắp rất cao và phần lớn lại chỉ được cây hấp thụ mạnh
trong giai đoạn trổ và tạo hột. Do đó vấn đề cung cấp dinh dưỡng bằng cách bón phân
cho bắp là vấn đề rất quan trọng để đảm bảo năng suất và duy trì độ màu mỡ cho đất.
Có thể bón cho bắp các loại phân sau:
+ Phân chuồng : bón từ 10-20 t/ha, nhất là trên đất sét nặng, để cung cấp chất
mùn cho đất.
+ Phân hóa học: thường bón cho bắp từ 80-150 kg N, 80-120 kg P
2
O
5
và 60-120
kg K

2
O/ha. Nhu cầu NPK trên đất cát lớn hơn đất sét.
Cách bón:
Tất cả phân chuồng, P (vì chậm tác dụng) và K đều được bón lót và rải đều trên
đất trước khi gieo.
Phân N nên bón theo hàng để cây sử dụng được hữu hiệu hơn và phải chôn
dưới đất để giảm bớt bốc hơi (tạo thành N
2
).
Thời kỳ bón N cũng là vấn đề ảnh hưởng quan trọng đến sự tăng trưởng và
năng suất bắp.
2.4.6. Chăm sóc
Tỉa dặm
Để loại bỏ cây xấu và bảo đảm mật độ trồng. Khoảng 4-6 ngày sau khi gieo
(cây con được 1 lá) phải gieo dặm những nơi mọc thiếu. Sau đó, nhổ bỏ những cây
mọc yếu, chừa đúng số cây/hốc đã định khi cây được 3-4 lá (12-15 ngày sau khi gieo).
Tỉa và dặm trễ sẽ làm cây mọc yếu, giảm năng suất.
Diệt cỏ
17
Chuyên đề : CÂY BẮP
Trong 30 ngày đầu, cây phát triển chậm và yếu ớt (nhất là bắp ngọt) do đó phải
chăm sóc kỹ và diệt cỏ dại để cây phát triển tốt. Thông thường, để diệt cỏ và phá đóng
váng (do làm đất quá kỹ), người ta dùng máy xới 2-3 lần, cách nhau 15-20 ngày. Có
thể dùng hóa chất để diệt cỏ như Atrazine (tiền nảy mầm, 2,5 -3 lít/ha) , 2,4-D, Basta
(hậu nảy mầm, 2,5-3 lít/ha). Khi dùng thuốc diệt cỏ, có thể pha thêm 7-8% (NH
4
)
2
SO
4

hoặc 10% KCl sẽ làm tăng hiệu quả.
Phương pháp làm cỏ bằng tay thường được nông dân kết hợp để vun gốc bắp
cùng lúc với diệt cỏ lần cuối để giảm đổ ngã. Cần tránh lấy đất giữa hàng quá sâu làm
thiệt hại rễ của cây.
Tưới tiêu
Dù tương đối kháng hạn, cây bắp cũng cần nhiều nước trong giai đoạn nảy
mầm và trổ (10 ngày trước khi trổ đến 20 ngày sau khi trổ). Tổng lượng bắp cần lúc
trổ khoảng 50% tổng lượng nước cả vụ. Ẩm độ đất luôn đảm bảo ở 80% độ thủy
dung. Do đó, trong mùa nắng, cần dẫn thủy tưới theo rãnh hoặc tưới ngập cách 4-7
ngày/lần khi bắp trổ.
Triệu chứng thiếu nước làm lá bắp bị cuốn lại ở bìa lá, lá héo và có những lằn
nhăn song song theo chiều ngang phiến lá. Trong các giai đoạn phát triển khác, cây
cần ít nước hơn, nhưng phải bảo đảm ẩm độ từ 60-70% thủy dung.
Cây bắp là loại cây trồng chịu úng tương đối kém, nhất là trong giai đoạn cây
con (dưới 30 ngày tuổi). Triệu chứng bị úng khi ẩm độ đất > 90% thủy dung, làm cây
bị héo, phát triển chậm, vàng lá và cuối cùng chết vì rễ không hô hấp và hấp thụ dinh
dưỡng. Do đó trong mùa mưa cần chú ý tiêu nước để đất được thoáng.
2.4.7. Phòng trừ sâu bệnh
Các loại sâu hại bắp thường gặp gồm: sâu xám, sâu đục thân, rệp cờ. Sau đây là
một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ chủ yếu:
+ Sâu xám: vệ sinh đồng ruộng, đất vừa khô là cày bừa ngay, gieo đúng thời vụ,
gieo tập trung, khi mới xuất hiện có thể bắt tay hoặc bẫy bả diệt ngài sâu xám.
+ Sâu đục thân và đục bắp: để phòng chống sâu đục thân cần gieo đúng thời vụ,
xử lý đất hoặc đốt thân lá bắp của vụ trước, diệt sạch cỏ dại… có thể phun phòng trừ
sâu đục thân bằng cách rắc Furadan hoặc Basudin bột vào ngọn.
18
Chuyên đề : CÂY BẮP
+ Rệp cờ: vệ sinh đồng ruộng sạch cỏ dại; trồng đúng mật độ, dùng thuốc hóa
học như Bi58 50% pha tỷ lệ 0,1 - 0,2%.
Các loại bệnh hại bắp thường gặp gồm: bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, bệnh khô

vằn, bệnh phấn đen, bệnh thối đen hạt. Dưới đây là những biện pháp phòng trừ chủ
yếu:
+ Bệnh khô vằn: những biện pháp tốt nhất là luân canh, tăng cường bón vôi và
kali; tiêu hủy tàn dư vụ trước; dùng giống mới chống bệnh; phun Boocđô để trừ bệnh.
+ Bệnh đốm lá và bệnh phấn đen: thực hiện chế độ luân canh, không nên trồng
2-3 vụ bắp liên tục. Vệ sinh đồng ruộng, nhặt sạch cỏ dại. Xử lý hạt giống trước khi
gieo bằng Xêrêzan (2 kg/tấn bắp) với bệnh đốm lá nhỏ, dùng Granozan (1 kg/tấn hạt)
hoặc TMTD (2 kg/tấn hạt) đối với bệnh than đen. Gieo trồng bằng các giống ít nhiễm
bệnh.
2.4.8. Thu hoạch và tồn trữ
Thu hoạch
Khoảng 7 - 8 tuần sau khi trổ ở vùng ôn đới hay 22 - 37 ngày sau khi phun râu
ở miền Nam nước ta là trái đã chín, cần thu hoạch ngay. Giai đoạn thu hoạch lý tưởng
nhất là cuối thời kỳ chín sáp, khi hạt đã chín sinh lý, vỏ trái từ xanh chuyển sang vàng,
râu bắp khô đen, thân lá vàng và khô dần. Khi đó ẩm độ hạt sẽ giảm còn 35 – 40%
(ngoài trừ bắp ngọt).
Thời gian chín của trái thay đổi tùy khí hậu (vĩ độ, ánh sáng, nhiệt độ), nước,
dinh dưỡng và giống. Trong mùa khô, có thể thu hoạch trễ hơn 2 – 3 ngày để ẩm độ
hạt giảm xuống còn 20-25% sẽ đỡ công phơi sấy và chuyên chở. Tuy nhiên, thu hoạch
quá trễ sẽ làm trái khô, cuống cong lại và trái tự tách khỏi vỏ trái, trái bị rụng, lõi mục
và hạt dễ bị mốc làm giảm năng suất. Mùa mưa nên thu hoạch đúng lúc khi lá bi vừa
vàng để tránh thiệt hại do sâu nhất là bệnh làm hư hại hạt giống và cũng tránh hạt bị
nảy mầm trên cây làm giảm phẩm chất.
Công tác thu hoạch thủ công cần tốn khoảng 50 - 60 giờ công/ha hái trái và
khoảng 100 giờ công/ha để lột vỏ trái. Sau đó trái được cột treo phơi ở 1 giàn gỗ hoặc
trái phơi trên sân trong 2 – 3 ngày đến khi ẩm độ còn 15-17% mới được lãy hạt.
19
Chuyên đề : CÂY BẮP
Thu hoạch trái bằng máy thường chỉ tốn từ 2,0 – 3,5 giờ công/ha và thường thu
hoạch khi ẩm độ hạt còn 30%. Việc áp dụng cơ giới vào công tác thu hoạch bắp cần có

các điều kiện sau đây:
+ Đặc tính giống: giống phải có chiều cao đóng trái đồng đều (thường là các
giống lai), thân cứng không đổ ngã để không bị thất thoát khi thu.
+ Yếu tố canh tác: khoảng cách hàng phải thuận tiện cho việc di chuyển của
máy (thường > 60 cm giữa hàng), trời nắng ráo và phải thu đúng lúc.
Hạt sau khi lãy xong phải được tiếp tục phơi hay sấy đến khi ẩm độ hạt còn 12
– 14% mới được tồn trữ. Phơi từ 2 - 3 ngày nắng là phương pháp tương đối thông
dụng trong mùa khô. Trong mùa mưa ẩm, chỉ có cách sấy khô là có thể bảo quản được.
Để làm giống, hạt chỉ được sấy ở 40-43
o
C, nhiệt độ cao hơn sẽ làm mầm bị hư hại. Hạt
mới sấy, cần giữ ở nhiệt độ < 40
o
C và sau đó mới tăng dần để không làm phôi nhũ bị
nứt vì khô quá nhanh ở nhiệt độ cao. Thời gian sấy tùy thuộc vào ẩm độ hạt: hạt chứa
35% ẩm độ phải sấy từ 72 – 90 giờ ở 41,6
o
C để đạt ẩm độ 13% trong lúc hạt chứa 25%
ẩm độ chỉ cần sấy 50-60 giờ.
Tồn trữ
Trong điều kiện giữ giống ít, có thể tồn trữ nguyên trái (để ít bị mọt phá hại),
nhưng trái phải có ẩm độ < 15%. Thường khi tồn trữ hạt (với lượng lớn hơn) cần bảo
đảm ẩm độ 12-14%. Ở ẩm độ này, hạt hô hấp rất ít. Các thí nghiệm cho thấy ở ẩm độ
hạt > 14% thì cứ tăng 1% ẩm độ sẽ làm cường độ hô hấp của hạt tăng gấp 2 lần. Người
ta cũng thấy ở ẩm độ < 14%, cứ giảm 1% ẩm độ sẽ cho thời gian tồn trữ tương đương
giảm nhiệt độ trong kho vựa là 4
o
C. Do đó khi tồn trữ ở nhiệt độ cao hạt cần được sấy
khô chỉ còn 8 – 13% ẩm độ. Tồn trữ kém làm hột giảm phẩm chất sau vài ngày
(carbohydrates, protid, lipid và các vitamin).

Trong canh tác nhỏ, người ta thường trữ hạt trong các chum vại, dưới đáy có lót
tro và lá chuối hay lá xoan khô. Sau khi đổ đầy hạt, sẽ phủ lên một lớp tro trên mặt và
đậy kín. Cách 1-2 tháng phải đem phơi trở lại 1 lần khi nắng ráo. Hạt giống cũng
thường được trộn với các loại thuốc sát trùng như Basudin – 10H hay Furadan – 3H để
ngừa mọt phá hại.
20
Chuyên đề : CÂY BẮP
Trong kho vựa, cả nhiệt độ và ẩm độ đều ảnh hưởng đến thời gian tồn trữ hạt
giống. Ở ẩm độ không khí 30%, bắp có thể tồn trữ được trong vài tháng dù trước đó
chưa được phơi sấy.
Tồn trữ ở 5
o
C thì có thể giữ được 2 – 3 năm. Ở 24
o
C, sau 2 năm tồn trữ, trọng
lượng hạt sẽ giảm 17% và protein giảm 37% và sau 1 năm vitamin A sẽ giảm 50%.
Nên ngừa côn trùng và chuột phá hại. Trị côn trùng (mọt) bằng CCl
4
, Phostoxin (PH
3
)
hoặc Dibromide ethylene xông hơi hay những loại thuốc xông hơi (nếu chỉ để giống).
MỤC LỤC
1. ĐẤT ĐEN BAZAN 1
2. CÂY BẮP 2
2.1. Giới thiệu 2
2.2. Đặc tính 6
2.2.1 Đặc điểm thực vật học 6
2.2.2. Yêu cầu điều kiện sống 8
2.3. Giống bắp 9

2.4. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc 14
2.4.1. Chọn giống 15
2.4.2. Thời vụ gieo trồng 15
2.4.3. Đất trồng 15
21
Chuyên đề : CÂY BẮP
2.4.4. Cách gieo và mật độ gieo 16
2.4.5. Bón phân 17
2.4.6. Chăm sóc 17
2.4.7. Phòng trừ sâu bệnh 18
2.4.8. Thu hoạch và tồn trữ 19
MỤC LỤC 21
22

×