Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CÁC yếu tố KHÍ hậu, môi TRƯỜNG đất, kỹ THUẬT CANH tác cây mía TRÊN nền đất xám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.55 KB, 19 trang )

CHUYÊN ĐỀ : CÂY MÍA
CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU, MÔI TRƯỜNG ĐẤT, KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY
MÍA TRÊN NỀN ĐẤT XÁM
1. ĐẤT XÁM
Diện tích 42.750 ha, chiếm 44% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung ở
xã La Ngà, Phú Ngọc, Ngọc Định, thị trấn Định Quán, Suối Nho, Gia Canh, Phú Hòa và
Thanh Sơn.
Đất có nguồn gốc phát sinh từ đá phiến và đá granite, nên có thành phần cơ giới
nhẹ trung bình, nghèo mùn, đạm, kali, lân tổng số, và các chất dinh dưỡng, nghèo cation
trao đổi, CEC thấp, hơi chua đến chua, đặc biệt là có tới 21.802 ha (chiếm gần 51%) là có
tầng mỏng và có đá phiến.
Các đất xám hình thành ở địa hình thấp, ít bị rửa trôi và có quá trình tích lũy mùn
tầng mặt vì vậy hàm lượng mùn rất cao (5-6%), đạm tổng số tầng đất mặt cao (0,2-0,3%),
nghèo lân và kali tổng số, lân dễ tiêu có khá lớn.
Loại đất này thích hợp cho trồng lúa (trên địa hình thấp trũng), trồng rau - màu và
các cây lâu năm chịu hạn như xoài, nhãn, điều … ở các khu vực có địa hình cao, tầng đất
dày. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng cần đặc biệt chú ý đến các biện pháp chống xói
mòn, rửa trôi và tăng cường bồi dưỡng cải tạo đất bằng cách bổ sung dinh dưỡng nhất là
các loại phân hữu cơ.
2. CÂY MÍA
2.1. Giới thiệu
Mía là cây trồng của vùng nhiệt đới. Trên thế giới, cây mía trồng trong phạm vi từ
35 độ vĩ Nam đến 35 độ vĩ Bắc ở nhiều nước. Cây mía là nguyên liệu chính để chế biến
đường ăn. Mía còn là nguyên liệu trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều ngành công nghiệp
như rượu, cồn, bột giấy, gỗ ép, thức ăn gia súc và phân bón. Những sản phẩm phụ của
mía đường nếu được khai thác triệt để có thể còn cho giá trị cao hơn cả sản phẩm chính là
đường. Về mặt sinh học, mía là cây có khả năng cho lượng sinh khối rất lớn; chỉ trong
1
CHUYÊN ĐỀ : CÂY MÍA
vòng 10-12 tháng, một hecta mía có thể cho năng suất tới hàng trăm tấn mía cây và một
lượng lớn lá xanh, gốc và rễ để lại trong đất.


Ở nước ta cây mía trồng phổ biến ở các vùng từ Bắc đến Nam. Theo Tổng cục
Thống kê, năm 2000 diện tích trồng mía cả nước khoảng 303.000 ha, trong đó các tỉnh
Bắc bộ 33.000 ha, khu Bốn cũ 52.000 ha, Duyên hải miền Trung 57.000 ha, Tây Nguyên
26.000 ha, Đông Nam bộ 48.000 ha và Đồng bằng sông Cửu Long 87.000 ha. Năng suất
bình quân 50 tấn/ha, tổng sản lượng mía cây khoảng 15.250.000 tấn. Nhiều nhất là các
tỉnh Thanh Hóa, Tây Ninh, Long An (mỗi tỉnh trên 20.000 ha), sau đó là Nghệ An, Phú
Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Bến Tre, Gia Lai, Đồng Nai, Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Bình
Định (mỗi tỉnh trên 10.000 ha). Năm 2000, cả nước có khoảng 50 nhà máy chế biến
đường mía với sản lượng đường trên 900.000 tấn.
 Tình hình cây Mía huyện Định Quán:
Hiện nay, vùng chuyên canh cây mía với diện tích 4.000 ha đã được hình thành
để làm nguồn nguyên liệu cho Công ty cổ phần mía đường La Ngà. Trong đó Công ty cổ
phần Mía đường La Ngà hiện đã đầu tư 03 nông trường mía, 01 trại sản xuất mía và 01
trại thực nghiệm hàng năm cung cấp trên 45% nguyên liệu cho nhà máy chế biến. Với
quy mô như sau :
+ Nông trường 1: có diện tích 811 ha, nằm trên địa bàn xã Gia Canh, huyện Định
Quán, tỉnh Đồng Nai, hàng năm cung cấp từ 35-40 ngàn tấn mía cây.
+ Nông trường 2 & 3: có diện tích 2116 ha, trên địa bàn Xã Phú Ngọc, huyện
Định Quán, tỉnh Đồng Nai, cung cấp từ 100-120 ngàn tấn mía cây.
+ Trại sản xuất mía thương phẩm: có diện tích 86 ha, nằm trên địa bàn xã Xuân
Bắc, Suối Cao, huyện Xuân Lộc, hàng năm cung cấp từ 4000 – 5000 tấn mía cây.
+ Trại thực nghiệm: có diện tích 105 ha, dự kiến năm 2008 là 125-130 ha.
Các giống mía phổ biến được Công ty cổ phần Mía đường La Ngà khuyến cáo bà
con nông dân nên sử dụng như: MY-5514 , VN84-4137, VN85-1427, DLM24, ROC1.
Đang khảo nghiệm : K83-29, K90-77, QD93-159, QD94-116, QD 95-168, VN84-196,
VD79-117, ROC22, ROC9, ROC23, CO671.
2
CHUYÊN ĐỀ : CÂY MÍA

2.2. Đặc tính thực vật

Cây mía thuộc họ Hòa Thảo (Graminaea) cùng họ với các cây lúa, ngô.
 Thân mía: Khác nhiều cây trồng khác, ở cây mía thì thân là đối tượng thu
hoạch. Thân cây mía là nơi dự trữ đường nhờ quá trình quang hợp ở lá, là nguyên liệu
chính để chế biến sản xuất đường ăn.
Thân cây mía cao trung bình 2-3 m có giống cao đến 4-5 m. Được hình thành bởi
nhiều dóng (đốt) mía hợp lại, chiều dài mỗi dóng từ 15-20 cm. Trên mỗi dóng gồm có
mắt mía (mắt mầm), đai sinh trưởng, đai rễ, sẹo lá…. Thân mía có màu vàng, đỏ hồng
hoặc tím, dóng có nhiều hình dạng khác nhau như: hình trụ, hình trống, hình ống chỉ…,
tùy thuộc vào từng giống. Thân đơn độc, không có cành nhánh, trừ một số trường hợp bị
sâu bệnh.
 Rễ mía: cây mía có 2 loại rễ là rễ sơ sinh và rễ thứ sinh.
• Rễ sơ sinh: mọc ra từ đai rễ của hom trồng. Rễ sơ sinh có nhiệm vụ hút
nước trong đất để giúp mầm mía mọc và sinh trưởng giai đoạn thời gian đầu (rễ tạm thời).
Khi mầm mía phát triển thành cây con thì các rễ thứ sinh mọc ra từ đai rễ của gốc cây con
để giúp hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây, lúc này các rễ sơ sinh teo dần và chết, cây
sống nhờ vào rễ thứ sinh mà không nhờ vào chất dinh dưỡng chứa trong hom mía nữa.
• Rễ thứ sinh: là rễ chính của cây mía, bám vào đất giữ cây không bị đổ ngã
đồng thời hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây trong suốt đời sống (rễ vĩnh cửu). Rễ mía
thuộc loại rễ chùm ăn nông, tập trung ở tầng đất mặt tới độ sâu 30-40 cm, rộng 40-60 cm.
 Lá mía: rất phát triển, chỉ số diện tích lá lớn và hiệu suất quang hợp cao, lá
dài từ 1,0-1,5 m có một gân chính tương đối lớn, màu xanh thẫm, mặt trên có nhiều lông
nhỏ, cứng, hai bên mép có gai nhỏ. Bẹ lá rộng ôm kín thân mía có nhiều lông. Nối giữa bẹ
và phiến lá là đai dày cổ lá. Ngoài ra còn có lá thìa, cây tổng hợp một lượng đường lớn.
3
CHUYÊN ĐỀ : CÂY MÍA
Lá mía là loại lá đơn gồm phiến lá và bẹ lá. Phiến tai lá…. Các đặc điểm của lá cũng khác
nhau tùy giống mía.
 Hoa mía (còn gọi là bông cờ) mọc thành chùm dài từ điểm sinh trưởng trên
cùng của thân khi cây mía chuyển sang giai đoạn sinh thực. Mỗi hoa có hình chiếc quạt
mở, gồm cả nhị đực và nhị cái, khả năng tự thụ phấn cao. Cây mía có giống ra nhiều hoa,

có giống ra ít hoặc không ra hoa. Khi ra hoa cây mía bị rỗng ruột, giảm năng suất và hàm
lượng đường. Vì vậy trong sản xuất người ta thường không thích trồng các giống mía ra
hoa và tìm cách hạn chế ra hoa.
 Hạt mía hình thành từ bầu nhị cái được thụ phấn, hình thoi và nhẵn, dài 1,0-
1,2 mm. Trong hạt có phôi và có thể nảy mầm thành cây mía con, dùng trong công tác lai
tạo, tuyển chọn giống mía mới, không dùng nhân giống trong sản xuất. cây mía từ khi nảy
mầm đến thu hoạch kéo dài 8-10 tháng, tùy thời tiết và giống mía.
2.3. Yêu cầu điều kiện sinh thái
2.3.1. Khí hậu: cây mía yêu cầu khí hậu nóng và ẩm
+ Nhiệt độ: thích hợp trong phạm vi 20-25
o
C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá
thấp ảnh hưởng đến sinh trưởng bình thường và làm giảm tốc độ quang hợp. Mỗi giai
đoạn sinh trưởng phát triển từ khi nảy mầm đến thu hoạch yêu cầu nhiệt độ thích hợp
khác nhau.
Thời kỳ đầu từ khi đặt hom đến mọc mầm thành cây con nhiệt độ thích hợp
20-25
o
C, ở 15
o
C mía đã có thể nảy mầm.
Thời kỳ đẻ nhánh (cây có 6-9 lá), nhiệt độ thích hợp 20-30
o
C.
Thời kỳ mía làm dóng vươn cao yêu cầu nhiệt độ cao hơn để tăng cường
quang hợp. Thời kỳ này cây mía cần nhiệt độ trên 23
o
C, tốt nhất 30-32
o
C.

+ Ánh sáng: rất cần thiết cho sự quang hợp để tạo nên chất đường cho cây,
khi cường độ ánh sáng tăng thì hoạt động quang hợp của bộ lá cũng tăng. Thiếu ánh sáng
cây mía phát triển yếu, vóng cây, hàm lượng đường thấp và dễ bị sâu bệnh. Trong suốt
4
CHUYÊN ĐỀ : CÂY MÍA
đời sống cây mía cần khoảng 2000-3000 giờ chiếu sáng, tối thiểu cũng phải từ 1200 giờ
trở lên.
+ Lượng nước và ẩm độ đất: ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển
của cây mía. Trong thân cây mía chứa nhiều nước, tới 70% khối lượng. Lượng mưa tự
nhiên thích hợp mỗi năm từ 1500-2500mm, phân bố trong khoảng thời gian từ 8-10
tháng, từ khi mía mọc mầm đến khi thu hoạch.
Ngoài lượng mưa tự nhiên, độ ẩm đất có vai trò rất lớn. Là cây trồng cạn, bộ rễ ăn
nông, cây mía rất cần nước nhưng cũng sợ úng ngập. Ở vùng đồi gò, đất cao cần tưới
nước trong mùa khô. Nơi đất thấp cần thoát nước nhanh trong mùa mưa. Thời kỳ cây mía
làm dóng vươn cao cần nhiều nước, chiếm 50-60% nhu cầu nước của cả đời sống, độ ẩm
trong đất cần khoảng 75-80%. Các thời kỳ khác cần độ ẩm đất 65-70%.
2.3.2. Đất:
Là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự sinh trưởng phát triển của cây mía. Trồng
mía trên đất xấu, không thích hợp thì không thể có năng suất cao và phẩm chất tốt nếu
không được chăm sóc đầy đủ.
Thích hợp nhất cho cây mía là đất tơi xốp, tầng đất mặt sâu, giữ ẩm tốt và dễ thoát
nước. Độ pH thích hợp 5,5-7,5. Những loại đất sét nặng, chua mặn, bị ngập úng và thoát
nước kém đều ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng cây mía.
Thực tế ở nước ta cây mía được trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Vì vậy các
vùng trồng mía cần đạt những yêu cầu cơ bản, nhất là độ sâu tầng đất mặt và thoát nước,
nếu đất nghèo dinh dưỡng hoặc chua phèn cần bón phân đầy đủ và có biện pháp cải tạo.
2.4. Kỹ thuật canh tác cây mía tại Định Quán – Đồng Nai
2.4.1. Chuẩn bị đất:
Yêu cầu của đất trồng mía là phải bằng phẳng, tơi xốp, sạch cỏ, giữ ẩm tốt trong
mùa khô và thoát nước vào mùa mưa. Để đạt yêu cầu trên cần phải tiến hành các công

5
CHUYÊN ĐỀ : CÂY MÍA
việc cày, bừa, san phẳng đất và rạch hàng đặt hom. Những công việc này có thể thực hiện
bằng máy móc, công cụ đơn giản hoặc lao động thông thường.
Đối với đất trồng mới: ở vùng đất cao như miền Đông Nam bộ và một số vùng
khác cần cày ủi, bứng hết gốc của các cây cũ, sau đó cày bừa kỹ, san bằng mặt và rạch
hàng chuẩn bị đặt hom. Đất dốc thì hàng mía phải vuông góc với hướng dốc để hạn chế
xói mòn đất vào mùa mưa.
Đối với đất đã trồng trọt: cần phải thu gom hoặc cày vùi thân lá của cây trồng
trước, sau đó tiến hành cày, bừa, san phẳng và rạch hàng. Khi trồng mía cần đảm bảo xác
cây trồng trước đã được hoai mục.
Đối với đất phá gốc mía trồng lại: Cày hoặc cuốc phá hết các gốc mía cũ, để một
thời gian để gốc mía cũ khô chết hoàn toàn (thường phải 3 – 4 tuần lễ), sau đó cày bừa rồi
trồng mới.
Hiện nay, một trong những giải pháp để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng
mía của tỉnh là ứng dụng cày ngầm không lật đất vào khâu làm đất trồng mía.
Kết quả điều tra về kỹ thuật trồng mía ở Đồng Nai thời gian qua cũng cho thấy ở
khâu làm đất còn tồn tại một số vấn đề cần quan tâm:
- Độ sâu làm đất chưa đạt do công cụ làm đất chưa thích hợp, thiếu nguồn động lực
có công suất lớn, do tập quán canh tác và khả năng gặp đá ở tầng sâu (thực tế độ sâu làm
đất mới chỉ đạt trung bình là 21cm trong khi độ sâu làm đất cho mía cần phải đạt ít nhất là
30 cm trở lên)
- Chất lượng làm đất không đạt, thể hiện ở chỗ còn nhiều gốc mía trong lớp đất
trồng, độ tơi và mặt có độ bằng phẳng kém do qui trình làm đất còn quá đơn giản, không
có công đoạn làm đất sau cày.
Hầu hết các hộ trồng mía đều sử dụng loại cày chảo, có đường kính từ 600-660
mm và ngay khi còn mới, chảo chưa bị mòn nhiều thì độ sâu cày cũng chỉ đạt dưới 25cm.
Ngoài ra, hiện nay ở một số nơi thuộc vùng Đông Nam Bộ có đưa loại cày chảo CS4-30,
6
CHUYÊN ĐỀ : CÂY MÍA

có đường kính 720 mm vào làm đất cho kết quả đạt độ sâu gần 30 cm nhưng đòi hỏi
nguồn động lực trên 100 mã lực.
Để khắc phục tình trạng đó hiện nay người ta đang nghiên cứu sử dụng các loại
cày ngầm không lật đất. Đây là một loại cày có khả năng đạt độ cày sâu tốt với chi phí lực
cản kéo không cao so với nhiều công cụ trong cùng điều kiện sử dụng, hơn nữa lớp đất
cày được thực hiện bằng xới sâu có tác dụng giữ nước và giữ ẩm tốt, không chỉ cho vụ
đầu mà còn duy trì cho các vụ để mía gốc tiếp theo. Đồng thời, việc thiết kế và chế tạo
một dạng cày ngầm phù hợp cho vùng đất mía Đồng Nai hoàn toàn nằm trong khả năng
của các nhà máy hay các cơ sở cơ khí trong tỉnh.
Trên thực tế, từ nhiều năm trước, Công ty Mía đường La Ngà đã thiết kế, chế tạo,
đưa vào sử dụng loại cày ngầm không lật làm đất lần một cho mía, có tác dụng cày sâu và
hiệu quả làm đất đã được cải thiện, nhưng hầu như chỉ hoạt động ở một số ít diện tích đất
trồng mía do công ty trực tiếp quản lý, canh tác, chưa phổ biến ra nhiều nơi trong tỉnh.
Song điều đó chứng tỏ rằng việc đưa cày ngầm không lật vào làm đất cho mía hứa hẹn
nhiều thành công, có khả năng giúp người trồng mía khắc phục khó khăn mắc phải, góp
phần nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng mía.
2.4.2. Thời vụ trồng:
Thời vụ trồng mía cần thích hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng và đặc điểm
từng giống mía.

7
CHUYÊN ĐỀ : CÂY MÍA
 Ở vùng Đông Nam Bộ nói chung: trồng mía phải tận dụng được lượng nước
ở đầu và cuối mùa mưa, do đặc điểm vùng đất là vùng đất cao, có mùa khô dài tới 5-6
tháng nên giải quyết nguồn nước tưới trong mùa khô tương đối khó khăn. Các thời vụ
trồng mía chính ở vùng là vụ đầu mùa mưa và vụ cuối mùa mưa.
Vụ đầu mùa mưa trồng vào tháng 5 – 6, thu hoạch sau 10 - 12 tháng. Trồng vụ này
khi đã có mưa, đất đủ ẩm, mầm mía mọc nhanh, đẻ nhánh mạnh, sinh trưởng tốt, cho
năng suất cao. Tuy vậy vào năm mưa muộn nếu không đủ nước tưới thì mầm mía sẽ yếu.
Vụ cuối mùa mưa trồng tháng 10 – 11, thu hoạch mía sau 12 – 15 tháng, thời gian

sinh trưởng dài hơn trồng đầu mùa mưa do phải qua một mùa khô dài, năng suất mía và tỷ
lệ đường cũng cao hơn. Trồng vụ này cần chọn giống mía chịu hạn khá và phải trồng khi
đất còn đủ ẩm để mầm mía mọc thuận lợi, vào mùa khô cây mía đã đẻ nhánh nên sức chịu
hạn khá hơn.
Ngoài ra ở nơi đất thấp đủ ẩm hoặc có điều kiện tưới có thể trồng vào tháng 12 đến
tháng 2 năm sau. Trồng vụ này cũng nên chọn giống chịu hạn.
 Trên địa bàn Định Quán - Đồng Nai nói riêng:
Theo kết quả điều tra, hiện Đồng Nai có diện tích trồng mía chiếm hơn 5% tổng
diện tích cây trồng hàng năm của tỉnh, tập trung nhiều ở huyện Định Quán, Nhơn Trạch,
Xuân Lộc và Vĩnh Cửu. Cũng như nhiều tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, Đồng Nai
thường có 2 vụ trồng chính: vụ khoảng từ tháng 5 đến tháng 6 (dương lịch) và vụ từ tháng
10 đến tháng 2 năm sau.
Giống mía được trồng ở tỉnh hiện có nhiều loại từ nhiều nguồn khác nhau như:
ROC1, ROC10…có xuất xứ từ Đài Loan, VN84-4137, VN84-422, VN85-527…được lai
tạo tại Việt Nam, hay K84-200 nhập từ Thái Lan… Tất cả các giống mía đều có những
điểm chung cơ bản như: có độ vươn lóng trung bình, nảy mầm mạnh, đẻ nhánh khoẻ, khả
năng tái sinh lưu gốc tốt, có khả năng kháng sâu bệnh, đặc biệt là kháng bệnh than và có
năng suất bình quân khoảng từ 50 đến 60 tấn/ha. Trong đó, theo Trung tâm Khuyến nông
8
CHUYÊN ĐỀ : CÂY MÍA
tỉnh thì giống ROC10 (ROC5 và F152) là giống mía phát triển khá mạnh ở Đồng Nai
trong nhiều năm qua, giống này nếu cải tạo sẽ cho năng suất từ 80 đến 100 tấn/ha.
2.4.3. Hom giống
Hom giống mía có thể là hom ngọn và hom thân. Cần chọn hom có mắt mầm
không quá già, tốt nhất là dùng hom ở ruộng nhân giống hoặc ruộng mía tốt được 7-8
tháng. Hom đảm bảo là giống thuần, không lẫn giống khác, không có các loại sâu bệnh
hại quan trọng.
Hom giống thu hoạch xong nên trồng ngay, nếu để lâu chất lượng sẽ giảm. Không
để hom bị héo hoặc ngâm ủ kéo dài, hom càng tươi trồng càng tốt.
Trong một số trường hợp hom mía cũng cần phải xử lý. Những giống có đặc tính

mọc mầm chậm hoặc gặp thời tiết lạnh có thể phải ủ một thời gian hoặc xử lý hóa chất
cho mọc mầm nhanh hơn. Ở vùng có bệnh quan trọng như các bệnh phấn đen, phấn trắng,
thối nõn, cần xử lý hom trước khi trồng bằng cách nhúng trong nước nóng 52
o
C hoặc
dung dịch 0,2% Benomyl khoảng 20-30 phút.
2.4.4. Khoảng cách mật độ trồng
Cần chọn khoảng cách và mật độ trồng thích hợp để cây mía đạt năng suất cao và
chất lượng đường tối ưu. Mật độ trồng có thể phụ thuộc vào các yếu tố như giống mía,
điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán canh tác. Ở các tỉnh Nam bộ, do mùa khô kéo dài,
điều kiện tưới khó khăn ảnh hưởng sinh trưởng của mía nên khoảng cách hàng trồng
thường hẹp để tận dụng đất, giúp cây mía chịu hạn tốt hơn. Tuy nhiên nếu có điều kiện
chăm sóc bằng cơ giới thì khoảng cách hàng phải rộng.
Khoảng cách và mật độ trồng thường được áp dụng ở các vùng là 1,0-1,2 m
(34.000 – 36.000 hom/ha) hoặc 1,3-1,4 m (30.000 – 32.000 hom/ha). Có thể trồng khoảng
cách hẹp dưới 1 m (38.000 – 40.000 hom/ha).
9
CHUYÊN ĐỀ : CÂY MÍA
2.4.5. Cách trồng
Rạch hàng: Căn cứ vào khoảng cách hàng đã định để rạch hàng đặt hom. Những
nơi liên tiếp trồng mía thì hàng nên rạch theo chiều ngang của liếp. Độ sâu của rạch cũng
có thể khác nhau tùy theo tầng đất canh tác và điều kiện sản xuất cụ thể. Ở vùng đất cao,
khô hạn cần trồng sâu. Vùng đất thấp, chua phèn thì trồng cạn hơn. Nơi trồng mía có vun
luống thường trồng cạn. Độ sâu rạch hàng từ 15-30 cm.
Bón lót: Trước khi đặt hom cần bón lót vào rãnh toàn bộ lượng phân hữu cơ, phân
lân (P), một phần phân đạm (N) và một phần kali (K). Phân hữu cơ do tiêu hủy chậm nên
phải bón lót sớm, ngoài ra có tác dụng làm cho đất tơi xốp, giữ ẩm, tạo điều khiện cho
mía nảy mầm tốt. Cần bón thêm một số thuốc trừ sâu dạng hạt như Diaphos, Furadan….
Các loại phân và thuốc trộn đều rồi rải theo rãnh.
Đặt hom: Sau khi hoàn tất công việc rạch hàng, bón lót phân thì tiến hành đặt hom

giống. Có nhiều kiểu đặt hom khác nhau:
 Đặt 1 hàng nối tiếp nhau.
 Đặt 2 hàng cặp đôi.
 Đặt 2 hàng so le (kiểu nanh sấu).
 Đặt hom xiên kiểu xương cá.
Nếu chất lượng hom giống tốt, đất đủ ẩm thì nên đặt hom theo kiểu 1 hàng nối tiếp
hoặc kiểu 2 hàng so le để tiết kiệm hom giống. Chú ý, khi đặt hom, đặt mắt mầm về 2
phía của hom để mọc mầm dễ hơn. Cần chuẩn bị một số hom giâm dự phòng để trồng
dặm những chỗ hom không mọc.
Lấp đất: Đây là một trong những công đoạn không kém phần quan trọng, ảnh
hưởng đến tỉ lệ nảy mầm, mật độ cây mía sau trồng, năng suất và cả vụ mía để gốc sau
đó.
Đặt hom đến đâu phải lấp đất ngay đến đó, không để hom phơi lâu trên ruộng. Đất
lấp kín hom với độ dày vừa phải khoảng 3-5 cm. Ở vùng đất cao, khô hạn thường lấp đất
dày hơn vùng đất thấp. Mùa khô hạn khi lấp xong dùng chân nén chặt để hom tiếp xúc
với đất sẽ không bị chết khô.
2.4.6. Tưới nước
Sau khi đặt hom cần tưới nước cho đủ ẩm để hom nảy mầm thuận lợi, hạn chế chết
hom.
10
CHUYÊN ĐỀ : CÂY MÍA
Thời kỳ cây mía còn nhỏ: nếu đất bị khô cũng cần tưới. Số lần tưới tùy theo mức
độ khô hạn và điều kiện cung cấp nước. Diện tích nhỏ có thể tưới bằng thùng, với diện
tích lớn phải bơm nước tràn lên ruộng hoặc bơm vào rãnh.
Thời kỳ mía lớn: yêu cầu nước rất nhiều, nhưng do bộ rễ đã phát triển nên khả
năng chịu cũng khá. Tuy nhiên, nếu đất khô hạn mà được tưới thì cây sinh trưởng tốt,
vươn lóng nhanh, hạn chế tác hại của một số sâu bệnh.
Năng suất mía bình quân của nước ta còn rất thấp do cây mía không được cung cấp
đủ nước và phân bón. Năng suất mía trên đất có độ phì nhiêu thấp hiện chỉ đạt khoảng 50
tấn/ha.

Hiện nay tại Định Quán đang triển khai thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm thâm
canh cây mía theo phương pháp tưới ngầm trong đất.
Vừa qua, hội đồng khoa học chuyên ngành đã đồng ý cho Công ty mía đường La
Ngà triển khai thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm và nghiên cứu, ứng dụng thâm canh
cây mía theo phương pháp tưới nhỏ giọt ngầm trong đất của công ty Netafim-Israen nhằm
nâng cao năng suất, phẩm chất, hiệu quả kinh tế sản xuất mía cây.
Máy bơm sẽ bơm nguồn nước qua bộ lọc tới đường ống dẫn chính, nước sẽ đến
các ống phụ đầu từng lô mía rồi theo các dây nhỏ giọt trải khắp ruộng mía. Đường ống
thu hồi sẽ nối các ống nhỏ giọt ở cuối ruộng vào 1 ống làm cho nước nhanh chóng đầy
các dây nhỏ giọt, khắc phục sự cố tắc 1 điểm nào đó trên ống nhỏ giọt và xả các chất lắng
đọng trong hệ thống tưới. Đây là một công nghệ có nhiều tính ưu việt như:
- Tưới đủ nước cho cây trồng sinh trưởng và phát triển một cách tiết kiệm vì nước
được tưới ngầm vào trong đất ở vùng rễ mía một cách đồng đều nên tránh sự thất thoát và
lãng phí.
- Phân bón được tính toán và bón theo nước tưới nên lượng phân bón chủ động,
hạn chế sự thất thoát do bốc hơi và rửa trôi; hạn chế xói mòn đất; tạo điều kiện cho đất
tơi, xốp, kích thích rễ cây phát triển.
11
CHUYÊN ĐỀ : CÂY MÍA
- Giảm bớt lao động nhờ hệ thống vận hành đơn giản, tự động, năng suất mía cao;
thuận lợi cho quá trình cơ giới hoá các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch.
- Tổn thất mía khô khi thu hoạch muộn ít; khả năng tái sinh mía gốc ở các diện tích
thu muộn tốt và thời gian một chu kỳ mía kéo dài gấp đôi so với trồng theo phương pháp
hiện hành.
2.4.7. Bón phân
Do khả năng cho lượng sinh khối lớn nên cây mía cần nhiều chất dinh dưỡng. Ở
giai đoạn nảy mầm, cây con sống nhờ sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong hom mía.
Khi rễ thứ sinh phát triển, cây hút chất dinh dưỡng và nước từ đất và nhu cầu ngày càng
tăng. Khi cây mía bắt đầu làm dóng vươn cao là giai đoạn cần nhiều chất dinh dưỡng
nhất. Khi cây mía bắt đầu chín, tích lũy đường vẫn cần chất dinh dưỡng. Phân bón cho

mía bao gồm phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi sinh và phân vi lượng. Nếu bón phân đầy
đủ và cân đối, cây mía sinh trưởng tốt, cho năng suất cây và hàm lượng đường cao, hạn
chế được sâu bệnh hại và tạo thuận lợi cho việc chế luyện đường ở các nhà máy.
Phân hữu cơ: Đối với các vùng đất nghèo chất hữu cơ như đất cát, đất đồi trung
du, đất xám Đông Nam bộ… thì việc bón phân hữu cơ là hết sức quan trọng. Ở các loại
đất này, nếu bón nhiều phân vô cơ nhưng không bón phân hữu cơ thì năng suất mía cũng
không cao. Lượng phân hữu cơ cần bón cho 1 ha mía là khoảng 10-20 tấn, có thể bón lót
vào rãnh mía trước khi đặt hom hoặc rải đều lên mặt ruộng trước khi cày (hoặc bừa) lần
cuối. Đối với mía gốc, sau khi thu hoạch phải cày xả sâu hai bên hàng mía, rải phân và
cày lấp đất lại.
Phân vô cơ: Lượng phân N-P-K cần bón cho 1 ha mía như sau:
Loại phân Đơn vị tính Tổng số
Số lần bón
Bón lót Lần 1 Lần 2
Phân đạm (N) kg 150 – 180 50 - 60 50 -60 50 - 60
Phân lân (P
2
O5) kg 90 - 120 90 -120 - -
Phân kali (K
2
O) kg 150 - 180 75 - 90 75 - 90 -
Nếu quy ra các loại phân đơn để bón thì liều lượng bón như sau:
12
CHUYÊN ĐỀ : CÂY MÍA
− Phân Urê : Tổng lượng bón là 326 – 391 kg/ha.
− Phân super lân : Tổng lượng bón là 560 – 750 kg/ha.
− Kali đỏ (KCl) : Tổng lượng bón là 250 – 300kg/ha. Các loại phân này được chia
cho các lần bón như sau:
+ Bón lót: Trước khi đặt hom (trồng mới) hoặc sau khi thu hoạch (mía gốc)100 –
130 kg Urê + 560 – 750 kg Super lân + 125 – 150 kg Kali

+ Bón thúc lần 1: Giai đoạn mía bắt đầu đẻ nhánh100 – 130 kg Urê + 125 – 150 kg
Kali
+ Bón thúc lần 2: Giai đoạn mía làm dóng vươn cao 100 – 130 kg Urê. Nên kết
hợp bón phân với làm cỏ xới xáo, vun luống cao để vùi lấp phân.
Bón vôi: Hầu hết đất trồng mía ở nước ta đều có độ pH thấp (đất chua), nên cần
bón vôi để cải tạo đất. Cần đo độ pH đất trước khi xác định lượng vôi cần bón cho mía.
Trung bình nếu pH khoảng 4 – 5 thì lượng vôi cần bón là 500 – 1.000 kg/ha. Nên bón vôi
trước khi trồng từ 3 – 4 tuần lễ kết hợp với việc cày phơi ải đất. Không nên bón vôi với số
lượng lớn cho 1 lần mà nên chia ra bón nhiều năm liên tục đến khi đạt độ pH thích hợp.
Phân vi lượng: Các dạng phân vi lượng rất cần cho sự sinh trưởng của cây mía bao
gồm: Magiê (Mg), Lưu huỳnh (S), Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn)… Qua nhiều năm
trồng trọt do không được bón bổ sung các nguyên tố vi lượng nên đất đã bị cạn kiệt và trở
nên thiếu hụt, ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển cũng như chất lượng
của cây mía. Nên trộn phân vi lượng với phân hữu cơ và phân vô cơ để bón hoặc hoà với
nước để phun qua lá. Ngoài các dạng phân nêu trên, hiện nay các chất kích thích tăng
trưởng cũng được dùng khá phổ biến, nhất là acid gibberellic (GA3). Dung dịch GA3
được phun qua lá khi cây mía bắt đầu vươn dóng, có thể phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau
20-30 ngày làm cho mía lớn nhanh, tăng chiều dài của lóng mía do đó làm tăng năng suất
nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng.
13
CHUYÊN ĐỀ : CÂY MÍA
2.4.8. Trừ cỏ và chăm sóc
Cỏ dại là đối tượng cạnh tranh ánh sáng, nước và dinh dưỡng với cây mía và là nơi
ẩn náu của rất nhiều loại sâu bệnh gây hại. Cỏ dại còn gây trở ngại cho việc chăm sóc và
thu hoạch mía. Nhiều tài liệu cho thấy nếu không trừ cỏ kịp thời thì năng suất mía có thể
giảm 20-30%, thậm chí còn lớn hơn.Có rất nhiều loại cỏ gây hại cho mía như: Cỏ tranh,
cỏ ống, cỏ chỉ, cỏ cú (cỏ gấu), mắc cỡ… Có thể diệt trừ bằng nhiều cách như nhổ bằng
tay (khi mía còn nhỏ), cày, cuốc, máy móc hoặc thuốc hoá học. Trong đó biện pháp dùng
thuốc hoá học để diệt cỏ cho mía là hiệu quả cao hơn cả, ngày càng được sử dụng rộng
rãi.

Có 2 loại thuốc trừ cỏ thông dụng hiện nay là thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm như
Diuron, Ametrin, Atrazin, Simazin… (phun ngay sau khi đặt hom mía hoặc khi mía đã
mọc cao 40-60 cm) và thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm như 2,4- D, paraquat… (phun lên ruộng
có cỏ trước khi trồng mía, sau khi mía đã nảy mầm nếu có cỏ mọc). Mỗi loại thuốc chỉ
diệt được một số loại cỏ nhất định, nên khi sử dụng cần xem xét thành phần cỏ chủ yếu có
trong ruộng mía để chọn loại thuốc thích hợp.
Nếu trừ cỏ bằng các biện pháp khác thì nên kết hợp bón phân, xới xáo và vun gốc
cho mía. Trong suốt chu kỳ sinh trưởng của cây mía có các đợt chăm sóc như sau:
− Đợt 1: Sau khi trồng từ 4-6 tuần lễ, cây mía có 5-7 lá và đang bước vào thời kỳ đẻ
nhánh nên tiến hành làm cỏ, xới xáo phá váng, trồng dậm và bón thúc phân lần 1 để
tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển và cây đẻ nhánh mạnh. Trong thời gian này, nếu đất
gặp khô hạn thì cần phải tưới. Chú ý phòng trừ sâu đục thân.
− Đợt 2: Khoảng 8-9 tuần lễ sau khi trồng, khi cây mía kết thúc giai đoạn đẻ nhánh
chuyển sang thời kỳ làm dóng, vươn cao. Tiến hành làm cỏ và bón thúc phân lần 2 kết
hợp với vét rãnh và vun cao gốc. Giai đoạn này các loài sâu bệnh cũng phát triển
nhiều, nhất là sâu đục thân và rệp, cần phát hiện và phòng trừ kịp thời.
− Đợt 3: Khi cây mía đã có 3-5 dóng, nếu ruộng mía có cỏ thì tiến hành làm lần cuối.
Nếu cây mía phát triển kém thì có thể bón bổ sung thêm phân đạm (20-30 kg N/ha) kết
hợp với vun sửa luống mía và phòng trừ sâu bệnh.
14
CHUYÊN ĐỀ : CÂY MÍA
2.4.9. Cơ giới hóa - Xu thế phát triển tất yếu trên vùng mía chuyên canh
Việc áp dụng các loại máy móc vào chăm sóc mía giúp nông dân có thể giảm 10%
chi phí so với dùng sức trâu bò cày bừa trên cùng diện tích mà hiệu quả thì lại tăng gấp
nhiều lần. Cơ giới hóa nông nghiệp không chỉ là biện pháp hiệu quả để giữ vững và mở
rộng diện tích vùng nguyên liệu, giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành sản phẩm cho người
trồng mía, mà còn giải quyết được bài toán khó về vấn đề thiếu hụt lao động nông thôn
hiện nay.
Tại nông trường I, xã Gia Canh, huyện Định Quán, Công ty cổ phần mía đường La
Ngà đã tổ chức hội thảo chuyển giao thiết bị xử lý chăm sóc mía sau thu hoạch cho bà con

nông dân trồng mía trong vùng nguyên liệu. Sử dụng máy cày ngầm 2 lưỡi, có tác dụng
phá vỡ tầng đế dày, cải tạo tầng canh tác mới cho đất, cắt đứt rễ già, giữ ẩm, làm đất tơi
xốp, dùng cho việc chăm sóc mía sau thu hoạch và máy xới bón CSM3.0, dùng chăm sóc
mía tơ và mía lưu gốc, có thể thực hiện cả 3 thao tác cùng một lúc như xới đất, bón phân,
vun gốc.
Ngoài ra còn có các loại máy khác như máy băm lá, máy cày ngầm dùng để cày
sâu phá tầng đế trước khi cày chảo làm đất trồng mới. Đây là bước khởi đầu thực hiện kế
hoạch cơ giới hóa đồng bộ các khâu sản xuất theo vòng tròn khép kín từ làm đất, trồng,
chăm sóc, thu hoạch mía trong vùng nguyên liệu của Công ty Mía đường La Ngà và là
một bước chuyển mình đáng ghi nhận trong quá trình thưc hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện miền núi Định Quán giai đoạn 2006 -
2010.
2.5. Kỹ thuật để mía gốc
Gốc mía có khả năng tái sinh nảy chồi mạnh, lợi dụng đặc điểm này người ta giữ
lại gốc cho thu hoạch tiếp một số năm. Một ruộng mía tốt, đất đai thích hợp có thể để gốc
cho thu hoạch từ 5-7 năm. Ở nước ta, trừ những vùng đất thấp thường bị ngập nước làm
chết gốc, còn lại phần lớn thường để gốc trung bình khoảng 2 năm. Chu kỳ kinh tế của
ruộng mía thường là 1 vụ mía tơ + 2 vụ mía gốc.
15
CHUYÊN ĐỀ : CÂY MÍA
Để mía gốc có nhiều lợi ích như giảm được chi phí sản xuất 30% so với trồng
mới (chi phí làm đất, hom giống và công trồng). Mía gốc đẻ nhánh nhiều, nếu được chăm
sóc tốt thì năng suất mía cây và hàm lượng đường của mía gốc có thể cao hơn mía tơ.
Ruộng mía được chọn để gốc phải đạt một số yêu cầu như sau: Giống mía để
gốc phải có khả năng tái sinh mạnh, ruộng mía phải tốt và đồng đều, không bị mất quãng
quá 20%, không bị nhiễm nặng các loại sâu bệnh quan trọng như rệp bông, bệnh than…
Nên chọn thời điểm thu hoạch ruộng mía để gốc thích hợp, tránh thời gian đang khô hạn
nặng, ngập úng hoặc giá rét để gốc không bị chết và tái sinh thuận lợi. Sau khi thu hoạch
xong cần tiến hành chăm sóc kịp thời tạo điều kiện cho mầm mía mọc nhanh và phát triển
đều.

Công việc chăm sóc mía gốc bao gồm các khâu như sau:
Xử lý ruộng sau thu hoạch: Dùng dao sắc chặt gốc mía sát mặt đất, loại bỏ những
gốc mía còn cao, những cây chết khô băm nhỏ rải giữa 2 hàng mía cho khô mục thành
phân.
Cày hoặc cuốc xả 2 bên hàng gốc mía: Mục đích là chặt bớt rễ mía già cho nảy
nhiều rễ mới đồng thời loại bỏ những gốc mọc ra ngoài hàng mía.
Bón phân cho gốc mía theo hàng rãnh xả: lượng phân tương đương với phân bón
lót cho mía tơ, rải xong phải vun đất lấp kín gốc mía, cần chú ý đến ẩm độ của đất khi bón
phân, nếu thiếu ẩm thì phải tưới bổ sung.
Trồng dặm những nơi mầm mía không mọc: Khi mầm gốc đã mọc đều, kiểm tra để
trồng dặm những chỗ mất quãng đảm bảo độ đồng đều và mật độ cây cần thiết cho ruộng.
Tiếp tục công việc chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt như bón phân, làm cỏ, phòng
trừ sâu bệnh, tưới nước…. Riêng phân đạm bón cho mía gốc thường phải nhiều hơn bón
cho mía tơ khoảng 15-20%.
2.6. Biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại mía
+ Sử dụng các giống mía chống chịu sâu bệnh.
+ Làm đất kỹ, thu dọn tàn dư cây trồng vụ trước.
+ Không dùng hom bị sâu bệnh, ruộng bị bệnh virus không lấy hom giống và
không để gốc.
16
CHUYÊN ĐỀ : CÂY MÍA
+ Xử lý hom trước khi trồng bằng nước nóng hoặc thuốc hóa học.
+ Rải thuốc trừ sâu xuống rạch khi đặt hom hoặc rải quanh gốc khi mía nảy mầm
kết hợp vun gốc.
+ Vệ sinh đồng ruộng, trừ cỏ và bóc lá già.
+ Bón phân đầy đủ, xới xáo vun gốc, không để ruộng đọng nước mùa mưa.
+ Phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
+ Luân canh mía với cây trồng khác.
2.7. Thu hoạch
Cây mía từ khi trồng đến khi thu hoạch từ 9-12 tháng, tùy thuộc vào giống mía

chín sớm hay chín muộn, cách trồng, điều kiện đất đai và mùa chế biến của các vùng.
Mía để gốc có thời gian sinh trưởng ngắn nên thời vụ thu hoạch cũng thường sớm
hơn mía tơ trồng mới.
Ở nước ta mùa chế biến đường tập trung vào các tháng mùa khô, ít mưa, nhiệt độ
thấp, đây cũng là mùa thuận lợi cho mía chín, tích lũy đường, thu hoạch, vận chuyển và
chế biến. Tùy theo đặc điểm của từng vùng, hàng năm thời vụ thu hoạch mía bắt đầu từ
tháng 10 và kết thúc vào tháng 4-5 năm sau. Để cân đối nguyên liệu cho cả mùa chế biến
cần có sự điều hòa hợp lý diện tích và sản lượng mía thu hoạch.
Trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng để ruộng khô và ngắt bớt lá ngọn có thể hạn
chế cây mía trổ hoa.
Khi thu hoạch mía cần lưu ý các điểm sau:
+ Dụng cụ thu hoạch (dao, búa, cuốc) phải sắc bén để không bị dập nát.
+ Chặt mía sát mặt đất, dọn sạch các cây già chết và cây mầm để ruộng mía sạch
sẽ, nếu để lưu gốc sẽ tái sinh đồng đều.
17
CHUYÊN ĐỀ : CÂY MÍA
+ Không thu hoạch các ruộng mía để gốc vào các thời gian khí hậu không thuận lợi
như giá rét, khô hạn hoặc bị úng ngập, ảnh hưởng đến nảy mầm của gốc.
+ Thu hoạch đến đâu vận chuyển chế biến ngay đến đó, không để quá lâu trên
ruộng.
MỤC LỤC
1. ĐẤT XÁM 1
2. CÂY MÍA 1
2.1. Giới thiệu 1
2.2. Đặc !nh thực vật 3
18
CHUYÊN ĐỀ : CÂY MÍA
2.3. Yêu cầu điều kiện sinh thái 4
2.4. Kỹ thuật canh tác cây mía tại Định Quán – Đồng Nai 5
2.4.3. Hom giống 9

2.4.4. Khoảng cách mật độ trồng 9
2.4.5. Cách trồng 10
2.4.6. Tưới nước 10
2.4.7. Bón phân 12
2.4.8. Trừ cỏ và chăm sóc 14
2.4.9. Cơ giới hóa - Xu thế phát triển tất yếu trên vùng mía chuyên canh 15
2.5. Kỹ thuật để mía gốc 15
2.6. Biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại mía 16
2.7. Thu hoạch 17
19

×