Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục đạo đức trong nhà trường phổ thông điều KIỆN cơ bản góp PHẦN tạo lập nền TẢNG đạo đức của THANH NIÊN TP hồ CHÍ MINH PHÁT TRIỂN bền VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.66 KB, 27 trang )


 !"#$%!&'!())*
Thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình
Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban
hành tại Quyết định số 3391/QĐ-BVHTTDL ngày 01/10/2009;
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG,
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN GÓP PHẦN TẠO LẬP NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC
CỦA THANH NIÊN TP.HỒ CHÍ MINH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

PGS-TS Võ Xuân Đàn



Ngày 29 tháng 8 năm 2007, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành quy định về
công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên trong
các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp với mục
đích rèn luyện và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống văn minh, tiến bộ,
góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh - sinh viên và trong mục 4 của điều 4 về
nguyên tắc có nêu rõ: "đảm bảo phát huy tính năng động, sáng tạo và tích cực của học
sinh, sinh viên, biến quá trình giáo dục, rèn luyện thành tự giáo dục, tự rèn luyện" và
định ra ba nội dung với tám vấn đề cơ bản như sau:
1. Nội dung công tác giáo dục phẩm chất chính trị
a. Giáo dục lòng yêu nước, lý tưởng cộng sản, niềm tin đối với sự lãnh đạo của
Đảng, bản lĩnh chính trị.
b. Giáo dục ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.
c. Giáo dục thái độ tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, phân biệt,
đánh giá các sự kiện chính trị, xã hội, nhận ra và phê phán những âm mưu, thủ đoạn
chính trị của các thế lực thù địch.
2. Nội dung công tác giáo dục đạo đức


a. Giáo dục lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, biết trân trọng các giá trị đạo
đức của dân tộc, xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, tư cách, tác phong
đúng đắn của người công dân.
b. Giáo dục các chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội, phê phán những
hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.
c. Giáo dục hành vi đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp.
3. Nội dung công tác giáo dục lối sống
a. Giáo dục nhận thức, hành vi, thói quen của lối sống văn minh, tiến bộ, phù
hợp với bản sắc dân tộc Việt Nam.
b. Giáo dục trách nhiệm của cá nhân trước tập thể và cộng đồng, biết ủng hộ,
khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc
dân tộc, biết phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.
Nếu nghiên cứu kỹ những nội dung giáo dục phẩm chất chính trị, giáo dục đạo
đức và giáo dục lối sống của học sinh - sinh viên nói riêng và của thanh niên nói
chung hiện tại không có điều gì mới lạ mà nội dung giáo dục phẩm chất chính trị, đạo
đức lối sống, là sự nâng cấp ở mức độ cao hơn trên nền tảng kiến thức của chương
trình giáo dục đạo đức - công dân ở nhà trường phổ thông với ba cấp học: tiểu học,
trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Chương trình, nội dung kiến thức của bộ môn giáo dục đạo đức công dân ở bậc
học phổ thông được Đảng và Nhà nước xếp vào loại quan trọng nhất trong nhà
trường phổ thông vì nó hàm chứa một khối lượng kiến thức khá toàn diện, từ yêu cầp
thấp đến yêu cầu cao, từ những vấn đề cụ thể đến những vấn đề có tính tổng quát,
trừu tượng đến những vấn đề mang tính lý luận nhằm tạo điều kiện cho học sinh rèn
luyện từ lúc 6 tuổi đến 17-18 tuổi những phẩm chất, đạo đức, lối sống của một chủ
nhân, một công dân tốt trong cộng đồng dân tộc. Giáo dục đạo đức - công dân là môn
học dạy làm người, người có kiến thức và đạo đức ở bậc học phổ thông.
Số bài dạy đạo đức - công dân ở cấp tiểu học có 70 bài, ở cấp Trung học cơ sở
có 75 bài, ở Trung học phổ thông có 51 bài, tổng cộng ở bậc học phổ thông có 196
bài có nội dung kiến thức về giáo dục đạo đức - công dân song không chỉ đơn thuần
như vậy mà nó còn rộng và kiến thức còn nhiều hơn nữa với sự bổ trợ của các kiến

thức của các môn học tự nhiên và khoa học xã hội và những kiến thức từ thực tiễn
của nhà trường như nề nếp, kỹ cương, những tấm gương sư phạm của thầy cô giáo,
của những cô chú phục vụ, những người tốt việc tốt diễn ra thường nhật ở nhà trường
đã mở rộng những kiến thức về đạo đức cho toàn thể học sinh phổ thông.
Khối lượng kiến thức giáo dục đạo đức - công dân ở hệ thống giáo dục rất
phong phú, bao quát mọi nếp nghĩ, cử chỉ, hành vi được cấu tạo dưới những hình
thức truyền dạy khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức hợp theo từng lứa
tuổi của mỗi bậc học, của mỗi khối lớp của giáo dục phổ thông. So với lịch sử phát
triển của bộ môn giáo dục đạo đức - công dân trước đây là một bước phát triển rất xa
mang tính bền vững của một nền tảng giáo dục cho thanh niên, những công dân mới
của cộng đồng dân cư nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Trước đó làm gì có trường khoa đào tạo thầy giáo giáo dục đạo đức công dân,
làm gì có thầy cô giáo chuyên trách, chỉ có thầy Hiệu trường, thầy Bí thư Chi bộ
Đảng của trường, các thầy cô chủ nhiệm lớp đảm nhận nhiệm vụ giáo dục - giảng dạy
môn đạo đức - công dân trong nhà trường các cấp nhưng cũng đã góp phần cùng các
giáo viên bộ môn khoa học, các anh chị phụ trách đoàn đội đã cùng gia đình, xã hội
đã tạo lập được cái gốc của đạo đức để hàng triệu triệu lớp lớp học sinh phổ thông
trưởng thành qua năm tháng học tập - rèn luyện ở hệ thống trường phổ thông có đủ
kiến thức cơ bản phổ thông về trí dục và đức dục để đi vào cuộc sống xây dựng -
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc -nhân dân, chiến thắng mọi kẻ thù, mọi khó khăn trở ngại
đưa đất nước phát triển bền vững.
Ngày nay mọi nhu cầu cho công tác giáo dục đạo đức - công dân đã khá đầy đủ
không lý do gì mặt hoạt động giáo dục đạo đức - công dân lại không thể có những
bước đột phá.
Từ đó việc không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức - công dân
không chỉ là vấn đề của trước mắt giúp cho học sinh phổ thông học tập tốt, rèn luyện
tốt trở thành trò giỏi - con ngoan mà còn cao hơn thế nữa là nhà trường đưa ra xã hội
một lớp lớp công dân có kiến thức, có đạo đức, có sức khỏe để tiếp tục công việc - sự
nghiệp của lứa tuổi thanh niên có nghĩa vụ to lớn hơn đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.

Để đạt được mục tiêu từ giáo dục đạo đức công dân trong nhà trường phổ
thông là tạo nền tảng cơ bản góp phần quan trọng tạo lập nền đạo đức của thanh niên
thành phố hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung có nhiều vấn đề cần triển khai
ở nhà trường phổ thông nhưng theo tôi quan trọng nhất mà tác dụng, hiệu quả của nó
sẽ là cấp số nhân đó là sự phát huy sức mạnh tổng hợp giữa nhà trường, gia đình và
xã hội để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức - công dân trong nhà
trường phổ thông các cấp.
Trên tầm vi mô đạo đức của người Việt Nam nói chung có một quá trình hình
thành và tồn tại, phát triển liên tục và những giá trị của đạo đức đều mang tính phổ
biến. Giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông là việc thực hiện giá trị phổ biến
của đạo đức cho thế hệ vị thành niên.
Giáo dục đạo đức trong hệ thống giáo dục phổ thông có vai trò to lớn đối với
sự phát triển về phương diện đạo đức của lớp thanh niên qua từng thế hệ. Trong nền
kinh tế thị trường đang phát triển mạnh ở thành phố Hồ Chí Minh, các giá trị và phản
giá trị đạo đức trong xã hội còn đang xen lẫn nhau thì giáo dục đạo đức trong nhà
trường càng trở nên cấp thiết và đòi hỏi sự đồng bộ, hệ thống, thích hợp với từng lứa
tuổi. Để làm tốt được điều này ta thường nói với nhau tìm kiếm những pương pháp
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức. Có nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức nhưng cơ bản nhất vẫn là phương pháp truyền đạt kiến thức cơ bản
và phương pháp nêu gương vì những tấm gương sáng trong quá khứ và hiện tại là
hiện thân của các giá trị, các chuẩn mực về đạo đức. Nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức ở nhà trường phổ thông cần phải sử dụng sức mạnh tổng hợp từ ba nguồn lực
cơ bản: nhà trường - gia đình - xã hội thì mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức trong nhà trường phổ thông một cách bền vững tạo nền tảng vững chắc cho
cơ sở rèn luyện đạo đức cho lớp thanh niên giai đoạn tiếp của học sinh phổ thông
trung học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề và đội ngũ lao động
đơn giản là thanh niên trong cộng đồng không có điều kiện tiếp tục học lên.
Về nguồn lực giáo dục đạo đức trong gia đình: gia đình là trường học đầu tiên
đối với cuộc đời của mỗi con người từ trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành. Theo
nghiên cứu của một số nhà giáo dục trên thế giới và trong nước cho rằng: những gì

mà gia đình đã làm cho con cái trước tuổi đến trường phổ thông đã đạt đến kết quả tới
90% của quá trình giáo dục nói chung. Những nội dung giáo dục đạo đức ở nhà
trường phổ thông là quá trình mở rộng, nâng cao về mặt lý luận và thực tiễn xã hội để
cho nền tảng, thành quả của giáo dục đạo đức ở gia đình phát triển bền vững. Đúng
như nhận định của TS. Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo TP. Hồ Chí Minh Huỳnh
Công Minh về giáo dục đạo đức gia đình: "Đạo đức gia đình không thoát ra khỏi
những giá trị đạo đức xã hội. Những gia đình có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến
học sinh nhiều hơn vì ở đó có quan hệ huyết thống, quan hệ kinh tế và đặc biệt là
truyền thống văn hóa của gia đình. Nề nếp sinh hoạt gia đình, những giá trị xã hội
được cha mẹ, ông bà, anh chị em chọn lựa là những giá trị có tác động mạnh mẽ nhất
đến học sinh, học sinh được tiếp nhận và thực hiện đầy đủ nhất".
Về nguồn lực giáo duc đạo đức - công dân ở nhà trường phổ thông: là môi
trường giáo dục chính quy, hiện đại với đầy đủ các yếu tố cơ bản nhất cho việc thực
hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức - công dân của nhà trường phổ thông đó là môi
trường giáo dục, nội dung giáo dục đạo đức - công dân chính quy, hiện đại phù hợp
với thực tiễn Việt Nam nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và được truyền
đạt đến học sinh phổ thông bằng những phương pháp dạy học luôn được cải tiến, đổi
mới với tất cả trái tim và khối óc của người thầy, người cô dạy bộ môn đạo đức - giáo
dục công dân được đào tạo chính quy hiện đại theo chuyên ngành đạo đức học chính
trị học ở Trường đại học, học viện ở thành phố Hồ Chí Minh và được tập thể sư phạm
của trường đặc biệt các thầy - cô chủ nhiệm và những gương sáng đã và đang xuất
hiện hàng ngày ở nhà trường và người xã hội đã góp phần to lớn vào việc nâng cao
chất lượng giáo dục đạo đức - công dân trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Về nguồn lực xã hội trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức
- công dân ở nhà trường phổ thông hiện nay là hết sức quan trọng. Xã hội sử dụng
những thành quả giáo dục về đạo đức và về chuyên môn của nhà trường đào tạo qua
lớp lớp thanh niên tốt nghiệp tú tài ra trường đi vào cuộc sống xã hội tại các trường
đại học, cao đẳng, trường dạy nghề và trong các cơ sở sản xuất nhà máy, trong các
doanh nghiệp không chỉ đơn thuần của sự thừa hưởng mà quá trình trước đó xã hội
trên nhiều lĩnh vực hoạt động cũng đã góp phần không nhỏ vào quá trình tham gia

giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức - công dân ở trường phổ thông.
Trong bài viết này chúng tôi không đi sâu vào mặt nâng cao chất lượng giáo
dục đạo đức - công dân từ góc độ người giáo viên bộ môn vì đây là lĩnh vực chuyên
sâu, các thầy - cô giáo đã được đào tạo bài bản, hàng năm được học tập bồi dưỡng
thêm về chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức cơ bản bằng tài liệu, sách báo,
các phương tiện truyền thông đại chúng và thực tiễn sinh động từ hiện thực của sự
phát triển nhà trường và cuộc sống xã hội không ngừng vận động đi tới. Để góp phần
vào yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông hiện
nay tại Thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi xin được nêu lên mấy vấn đề sau đây:
1) Cần có một sự nhận thức sâu sắc trong nhà trường và toàn xã hội về mục
tiêu chiến lược của công tác giáo dục đạo đức - công dân mà nhà trường là lực lượng
xung kích, trực tiếp làm nhiệm vụ này góp phần quan trọng tạo nên nhân phẩm, đạo
đức, tư cách và nếp sống, sinh hoạt, học tập của lứa tuổi vị thành niên tạo lập nền
tảng vững chắc sự phát triển và hoàn chỉnh về mặt đạo đức cho chính các em ở lứa
tuổi thanh niên lực lượng lao động, học tập đầy năng lực, sáng tạo trong cuộc sống
của cộng đồng. Không tổ chức xã hội - chính trị nào có đủ điều kiện để giáo dục đạo
đức bằng nhà trường phổ thông hiện nay.
2) Khai thác triệt để những nội dung khoa học của các bộ môn có ý nghĩa và
tác dụng trong giáo dục đạo đức của học sinh qua từng cấp học kể cả khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội. Thực hiện tốt mặt này nhà trường đã làm phong phú hơn về
nội dung giáo dục đạo đức và làm tăng về số lượng lực lượng tham gia làm nhiệm vụ
giáo dục đạo đức trong tòan trường nếu không muốn nói huy động toàn bộ các nhà sư
phạm của trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức.
3) Phát huy mạnh mẽ vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh,
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và lực lượng của đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm lớp. Đây là lực lượng tham gia giáo dục đạo đức đầy hiệu quả vì nó giúp học
sinh rèn luyện, kiểm tra về đạo đức trong hoạt động thực tiễn ở trường và ngoài xã
hội thông qua các hoạt động phong phú, sáng tạo của Đoàn, Đội và Thầy cô giáo chủ
nhiệm lớp. Với ý nghĩa này và để phát huy giá trị của vai trò của Đoàn, Đội, giáo
viên chủ nhiệm nhà trường, phòng, sở, Đoàn, Đội ở quận, huyện, thành phố cần giúp

đỡ thêm về kiến thức, phương pháp giáo dục đạo đức để đội ngũ này có điều kiện
tham gia tốt công tác giáo dục đạo đức ở trường phổ thông các cấp.
4) Nhà trường phổ thông cần có sự phối hợp với gia đình, xã hội bằng những
nội dung cụ thể , lộ trình thực hiện khả thi trong việc phối hợp các nguồn lực giáo
dục đạo đức cho học sinh, như đã phân tích trên đây gia đình, xã hội và nhà trường từ
bao đời nay trong tiến trình lịch sử dân tộc, lịch sử giáo dục luôn luôn có sự gắn kết
chặt chẽ trong lĩnh vực giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên.
5) Vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên giáo dục đạo đức - công dân kể cả giáo
viên kiêm nhiệm chưa qua đào tạo chính quy để chuẩn hóa lực lượng này các cấp
quản lý và nhà trường cần tạo điều kiện về nhiều mặt nhằm không ngừng nâng cao và
hoàn thiện đội ngũ này để cho họ có trình độ chuyên môn sâu và kiến thức thực tiễn
phong phú để thực hiện sứ mệnh vẻ vang nhà giáo - nhà giáo dục đạo đức trong nhà
trường phổ thông. Kết quả của giáo dục đạo đức với chất lượng cao sẽ có tác dụng trở
lại việc học tập các kiến thức khoa học cơ bản do đó cần xóa bỏ tư duy coi môn giáo
dục đạo đức - công dân là mônphụ từ đó ít có sự phối hợp, động viên trao đổi để cùng
nhau làm tốt công tác giáo dục nói chung trong nhà trường và sẽ không còn yêu cầu
kết thúc sớm việc giảng dạy bộ môn giáo dục đạo đức - công dân ở các lớp cuối cấp.
6) Cần đưa những phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học bộ môn, đa dạng
hóa các phương pháp giảng dạy bộ môn: ngoài thuyết giảng cung cấp những kiến
thức cơ bản cho học sinh nên tạo những hình thức hoạt động giáo dục khác như cho
học sinh đi thực tế, tham gia các cuộc vận động, các phong trào được phát động ở
trường, ở địa phương như văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc hội thi, hội thảo, các
cuộc vận động nhân đạo, thực hiện nghĩa vụ công dân…
7) Nhà trường tổ chức hưởng ứng các cuộc vận động do Bộ giáo dục và đào
tạo phát động như học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, nói không với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, xây dựng thầy cô giáo là
những tấm gương sáng cho học sinh noi theo nhằm tạo một môi trường giáo dục lành
mạnh trong sáng, tạo điều kiện tốt cho việc giáo dục kiến thức về đạo đức - công dân
ở lớp học.
8) Hàng năm, nhiều năm từ trường đến ngành cần tổng kết đánh giá kết quả,

bài học kinh nghiệm về nội dung kiến thức, về phương pháp giảng dạy, việc tổ chức
học tập và rèn luyện trong cuộc sống ở gia đình và ngoài xã hội trong công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh phổ thông qua bộ môn giáo dục đạo đức - công dân nhằm
hạn chế cái chưa tốt và phát huy những giá trị đạt được của trường, của phòng sở
trong việc tổ chức giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông qua bộ môn
giáo dục đạo đức - công dân.
Trong một phần ba thế kỷ qua trên lĩnh vực giáo dục đạo đức - công dân ở các
trường phổ thông luôn có bước phát triển từ thấp đến cao mang tính bền vững, tạo
nên lớp học sinh phổ thông yêu nước, chịu khó học tập, tin tưởng vào tương lai, tạo
được nền tảng cơ bản cho việc giáo dục, rèn luyện đạo đức của lớp lớp thanh niên nối
tiếp nhau góp phần củng cố và phát huy tác dụng của nền đạo đức dân tộc và cách
mạng của Việt Nam phát triển bền vững góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cùng các quốc gia trên thế giới bước vào
thời đại toàn cầu hóa.
/
.
Môi trường giáo dục của giới trẻ. Như chúng ta đã thấy, gia đình, nhà trường và xã hội chính là môi
trường văn hoá, môi trường giáo dục đào luyện lên thế hệ trẻ. Văn hoá, lối sống, đạo đức của giới
trẻ là sự phản ánh chính xác môi trường gia đình, nhà trường, xã hội mà giới trẻ đang sống.
Một số sự kiện gây "sốc" của giới trẻ gần đây và cách nhìn nhận đánh giá của xã hội
+,!-./01/"2"!31456"0!7
.89.83:;0.<.;.=>!54?@3
.101=!A6;66B6C1DE
B4F$!G?@H:1F!>I
JK:L23K!.#5;9M.$!:5
=#!NE57A- 2
.<041O!.#56F7<.9=!
9;1GF.,1MM1;P,Q9!
04.K.<1M"RLH2.<.M9;9S!.:
-02????

Tôi cũng xin kể một chuyện bản thân tôi chứng kiến: gần nhà tôi có một gia đình, bố phụ
vữa, mẹ buôn bán lặt vặt, câu con trai học lớp 11. Một lần vào quãng chập tối người bố đi
làm về được bà mẹ cho biết con trai đang ngồi tại một quán net. Ông bố tìm con về định
dạy cho cậu quý tử một bài học. Sau một hồi đôi co mắng chửi cuối cùng không phải là
cậu con trai mà chính là ông bố bị cậu con dùng chân kẹp đầu cho ăn no đòn. Câu chuyện
trên chỉ là một trong nhiều, rất nhiều dẫn chứng về cách hành xử thiếu đạo đức của giới
trẻ hiện nay.
Nhìn nhận các sự kiện này, từ nhà giáo dục đến các nhà quản lý, các bậc làm cha mẹ đã
có rất nhiều ý kiến phân tích tìm ra nguyên nhân. Có thể khái quát một số nguyên nhân
thường được dẫn ra như sau:
- Về phía gia đình: do cha mẹ mải làm ăn ít quan tâm đúng mức đến con cái, giao khoán
việc giáo dục, dạy dỗ cho nhà trường.
- Về phía nhà trường: sự thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục, quản lý của các thầy cô
giáo, chỉ dạy "văn" (kiến thức) chứ không dạy "lễ" (đạo đức).
- Về phía xã hội: ít quan tâm đến nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh của các em, ảnh
hưởng tai hại của các loại phim ảnh, mạng internet đen,
Nhưng xem ra sự lý giải đó nhiều khi quá đơn giản, dễ dãi, chưa đi đến ngọn nguồn của
vấn đề và thường cuối cùng là đổ lỗi "sự suy đồi về đạo đức, lối sống trong xã hội ta hiện
nay, đặc biệt là bộ phận giới trẻ" cho "mặt trái cơ chế thị trường", cho sự kém tu dưỡng,
rèn luyện ở trẻ.
Môi trường giáo dục của giới trẻ. Như chúng ta đã thấy, gia đình, nhà trường và xã hội
chính là môi trường văn hoá, môi trường giáo dục đào luyện lên thế hệ trẻ. Văn hoá, lối
sống, đạo đức của giới trẻ là sự phản ánh chính xác môi trường gia đình, nhà trường, xã
hội mà giới trẻ đang sống. Dù trong trường hợp nào, tại gia đình, nhà trường hay xã hội
thì người lớn - người có tuổi cũng chính là người hướng dẫn, làm gương trẻ.
- Gia đình: Gia đình của chúng ta hiện nay và cả ngày xưa nữa là gia đình hạt nhân gồm
cha mẹ và con cái (ít có đại gia đình với tam đại, tứ đại đồng đường).
Ngày xưa vì nghèo khó nên con cái phải lao động, làm lụng cùng bố mẹ. Ngày xưa vì
nghèo khó cả gia đình chỉ có một gian nhà tất cả quây quần sớm tối. Vì thế mà cha mẹ và
con cái thường xuyên tiếp xúc, chia sẻ với nhau, gần gũi nhau, thương yêu nhau. Trong

gia đình xảy ra bất cứ chuyện lớn, nhỏ con cái, cha mẹ đều biết, đều chia sẻ và cảm
thông.
Gia đình do cha mẹ làm chủ, cha mẹ chính là tấm gương sống, là hình tượng đầu tiên,
quan trọng nhất hình thành nhân cách của giới trẻ. Nếp sống gia đình, ngày xưa gọi là gia
đạo, gia phong sẽ quyết định rất lớn vào tính cách, lối sống, hành vi của con em. Một gia
đình thiếu nền nếp, cha mẹ lục đục, sống thiếu tình thương, bị hơi lạnh của đồng tiền tri
phối rõ ràng khó tạo lên những đứa con ngoan trò giỏi, công dân tốt cho xã hội.
- Nhà trường: Nhà trường là môi trường giáo dục không chỉ dạy kiến thức mà còn, và
quan trọng hơn hết, là dạy cách làm người. Ngày xưa có câu "Tiên học lễ, hậu học văn",
nhưng mấy mươi năm trước câu này đã bị gỡ bỏ ở các trường. Các trường hiện nay ít chú
ý đến hành vi đạo đức của trẻ, chủ yếu là trang bị kiến thức, là nơi "giữ trẻ" trong những
lúc bố mẹ chúng còn mải mê công sở, kiếm tiền.
- Xã hội: là nơi hoạt động của con người. Một xã hội văn minh, lành mạnh sẽ là môi
trường tốt nâng đỡ và thôi thúc giới trẻ dấn thân cống hiến công sức, trí tuệ xây dựng
công đồng, đất nước. Nhưng ngược lại, xã hội cũng là sông sâu, vực thẳm, mời gọi, cuốn
hút trẻ vào các tệ đoan, sa ngã.
Môi trường giáo dục ấy bây giờ ra sao?
- Gia đình: Hãy tưởng tượng, như trên phần nào tôi đã đề cập, trong gia đình, bố mẹ sáng
dạy mải móng nhét mấy đồng vào tay con tự lo bữa sáng (thậm chí cả bữa trưa) trong
ngày. Tối về, vội vã chuẩn bị bữa ăn, vội vã và vài bát cơm sau đó ai rút về phòng người
ấy. Cha mẹ và con cái hầu như rất ít giao lưu. Nhưng đó chỉ là một phần vấn đề. Hãy xem
lối sống, cách hành xử của cha mẹ hàng ngày với ông bà, với anh em bạn bẹ, với đồng
nghiệp và ngoài xã hội. Ngôn ngữ chợ búa tràn ngập trong không gian gia đình, gia đình
là nơi chứa chấp các âm mưu và toan tính. Cha mẹ làm cơ quan nhà nước thì âm mưu
mua bán chức quyền, âm mưu làm giàu từ tham nhũng, từ biếu xén, luồn lọt. Cha mẹ làm
doanh nghiệp bên ngoài thì âm mưu buôn gian bán lận, lừa đảo làm giàu
Môi trường gia đình ấy không khác mấy bãi chiến trường, sớm dạy cho người con cách
sống lạnh lùng vật chất, thiếu đi một tinh thần nhân văn cần có.
- Nhà trường: Ngày xưa, cũng chưa lâu lắm, khoảng hai chục năm trước, mối quan hệ
thầy trò khác xa bây giờ. Khác ở chỗ thầy và trò rất thân thiết và gần gũi nhau. Học trò

ốm đau thầy cô đến tận nhà thăm hỏi, thầy cô biết rõ hoàn cảnh gia đình của mỗi đứa và
thường xuyên gặp gỡ động viên học trò. Ngày xưa chúng tôi không học thêm như bây giờ.
Có bồi dưỡng học sinh giỏi thì cũng hầu như không công, có chăng chút ít quà cáp gọi là
của cha mẹ biếu thầy cô với một tấm lòng trân trọng. Có khi vì ốm đau phải nghỉ học,
thầy cô sẵn lòng dành thời gian cả tháng kèm cặp riêng để theo được bài mà không đòi
hỏi bất cứ điều kiện vật chất nào.
Còn bầy gờ? Học sinh học thêm tối sáng, không chỉ học thêm môn chính mà cả các môn
phụ. Học thêm không phải vì ham học, mà vì sợ thầy cô. Đành rằng chương trình giáo dục
của ta hiện nay còn bất hợp lý, quá nhiều môn học, kiến thức quá nặng nên để thi được
đại học cần phải học thêm. Nhưng cũng có khi thầy lên lớp chỉ dạy "nửa chữ" còn "nửa
chữ" dành cho dạy ở giờ phụ đạo. Việc thúc ép học sinh đi học không phải là chuyện hãn
hữu. Thúc ép có nhiều cách tinh vị và ngọt ngào.
Hơi lạnh của đồng tiền thẩm thấu vào mọi mối quan hệ tình cảm, mọi mối quan hệ vốn
được coi là thiêng liêng nên cái thiêng trở nên mất thiêng, tầm thường và trần trụi. Đó
còn chưa kể đến sự suy thoái của môi trường giáo dục khi nhận những thầy cô dốt (rất
nhiều trường THPT, THCS hiện nay sẵn sàng nhận giáo viên học tại chức hay học đại học
từ những trường mà ngôn ngữ bình dân gọi là "vớ vẩn" vào dạy hợp đồng rồi tìm cách
"chạy" biên chế. Những giáo viên này phải "chi" không ít nên cũng tìm cách "thu" lại cả
vốn lẫn lời bằng cách thúc ép học thêm).
- Xã hội: Xã hội của chúng ta hiện nay thế nào? Có phải là môi trường văn hoá, văn minh
lý tưởng cho tuổi trẻ, môi trường để tuổi trẻ được thoả sức sáng tạo và cống hiến? Đặt
câu hỏi như thế có người sẽ bật cười: còn xa chúng ta mới được như thế.
Hãy ra khỏi nhà, ra đường, đến bến tàu xe, đến chợ mà nhìn người ta sống, người ta
hành xử là biết xã hội ra sao. Bản thân mối quan hệ gia đình, nhà trường cũng phản ánh
phần nào xã hội. Ở đây tôi xin không nói về các mặt trái đầy dãy ngoài kia, sau màn hình
vi tính này, bởi vì ai cũng thấy, ai cũng biết, nó đập vào mắt chúng ta, khiều khíc chúng
ta. Tôi cũng xin không nói về lứa tuôi teen, lứa tuổi dễ dàng bị ảnh hưởng tác động của
những hành vị của người lớn. Tôi chỉ xin nói về cơ hội cống hiến của giới trẻ đang độ tuổi
lao động, nói như Chí Phèo: tôi muốn cống hiến nhưng ai cho tôi cống hiến.
Dân số Việt Nam hiện nay là dân số trẻ, có nghĩa là tỷ lệ những người trẻ tuổi trong độ

tuổi lao động chiếm số đông xã hội, trong đó có rất đông những người được gọi là "giới
trẻ". Ở đây khó có sự phân giới rõ ràng thế nào là giới trẻ, tôi xin tạm lấy mốc 1975 theo
cách nhìn của nhiều người "có tuổi" làm phân giới. Những người sinh từ 1975 và trước đó
ít năm trở lại đây, không thông dự vào các sự kiện chiến tranh và khó khăn của đất nước,
lớn lên trong hoà bình và có cuộc sống vật chất khá đầy đủ.
Trong con mắt của những người "có tuổi" thì nhìn chung tuổi trẻ thường đi liền với bồng
bột, thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống và thiếu luôn cả lập trường, bản lĩnh, thậm chí là
mất định hướng trong cuộc sống. Chính vì thế mà cũng dễ hiểu khi một trọng trách nào
đó ở một cơ quan, đơn vị thường khó lòng "lọt lưới" rơi vào tay giới trẻ. Lý giải điều nay
cũng không thể hoàn toàn đổ lỗi cho sự tham quyền cố vị, tư tưởng "khôn đâu đến trẻ"
mà còn xuất phát từ nguồn gốc kinh tế, truyền thống văn hoá dân tộc. Dân tộc ta vốn là
cư dân nông nghiệp. Làm nông nghiệp thời xưa (và cả thời nay nữa) phụ thuộc lớn vào
thời tiết "Trông trời, trông đất, trông mây/ Trông mưa, trông lắng, trông ngày, trông
đêm", vào kinh nghiệm "nước, phân, cần, giống". Mà kinh nghiệm dĩ nhiên chỉ tuổi già mới
tích luỹ được nhiều. Vì thế dẫn đến tư tưởng "trọng sỉ", đề cao kinh nghiệm, đề cao tuổi
tác. Đó còn chưa kể tới quan điểm của Nho giáo "50 tuổi biết mệnh trời". Tư tưởng này ăn
sâu rễ vào tiềm thức người Việt, cộng với tư tưởng công thần tạo nên cái nhìn nhiều khi
sai lệch về tuổi trẻ trong thời buổi khoa học công nghệ đòi hỏi trí tuệ hơn tuổi tác. Chính
vì thế dễ thấy tuổi trẻ ít khi được trọng dụng được mạnh dạn bổ nhiệm vào các chức vụ
quan trọng, vì chưa đủ "tích luỹ".
Tiện đây cũng xin lưu là những nhà lãnh đạo đầu tiên của Đảng cộng sản và nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ lại là những người còn rất trẻ, chủ yếu là U30, U20.
Đơn cử như tổng bí thư Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, hay như vị đại tướng huyền
thoại Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng Bộ quốc phòng cũng chỉ mới 36 tuổi. Đó còn chưa kể
tới vô số các Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch tỉnh thời kỳ đầu của chế độ là những người rất trẻ,
có người chỉ độ 20.
Tại sao lại có hiện tượng ấy? Là bởi vì tuổi trẻ đi liền với tính năng động, thích cái mới, ưa
mạo hiểm, sẵn sàng thay đổi nên dễ tiếp nhận chủ thuyết mới không bảo thủ như lớp già,
và khi đã tiếp nhận thì hăng hái hoạt động thực hiện hoài bão, lý tưởng.
Tuy nhiên sau khi lên cầm quyền, vì họ trẻ nên cầm quyền lâu. Khi họ già chuyển giao cho

những người cộng sự kế cận thì những người đó cũng đã ở tuổi cao rồi. Tuổi trẻ sau này
khó len chân vào các chức vụ quan trọng, mà để phấn đấu lên được chức vụ đó phải qua
tuần tự qua vô vàn các tầng bậc chức tước khác, đến khi len lên được thì tuổi cũng đã
cao.
Như vậy chúng ta thấy, giới trẻ chiếm tỷ lệ cao trong dân số ở tuổi lao động, là "mùa xuân
của xã hội", "tương lai của đất nước" nhưng chưa có vai trò, tác động lớn đối với hướng đi
của xã hội và đất nước. Những người có tuổi mới là những lãnh đạo của đất nước, tác
động, ảnh hưởng tới mọi mặt của xã hội. Mà những nhà cầm quyền, nhà lãnh đạo, những
người đang làm chủ xã hội hiện nay của chúng ta là ai? Họ chính là cha, mẹ, là chú, bác,
cô,dì của chúng ta. Họ thế nào? Hãy nhìn tấm gương của Nguyễn Trường Tôn, của
Nguyễn Việt Tiến, của Nguyễn Thanh Bình mà phấn đấu. Có người nghe vậy sẽ phản bác:
chỉ có vài con sâu đáng gì với nồi canh lớn, xã hội thời nào chẳng có những con người như
thế. Thì đó là lời của những bạn lạc quan hoặc đui mù. Nhưng người lạc quan hiện nay rất
ít (chỉ đông người tham vọng thôi) và con mắt của người thời nay ai cũng sáng cả.
Chúng ta làm một thí nghiệm nhỏ: Bạn hãy lên một danh sách lãnh đạo địa phương
(quận, huyện thôi không cần phải đến cấp cao hơn) nơi bạn sống. Bạn cũng nên biết rằng
đồng lương của cấp đó khó vượt qua ngưỡng 6 triệu một tháng. Nhưng hãy nhìn xem có
ai trong số họ sống trong các mái nhà bình thường như những người dân quanh họ. Và
hiển nhiên một câu hỏi tự đến đầu bạn: họ lấy tiền ở đâu.
Ví dụ khác: bạn đã bao giờ đi mua háng hoá ở chợ, ở siêu thị? Bạn đã bao giờ bị cân điêu,
mua đắt hay mua phải hàng giả hàng kém chất lượng? Họ toàn là những bậc cha chú, cô
dì của chúng ta cả đấy.
Người xưa nói "thượng bất chính hạ tắc loạn", dân gian cũng nói "nhà dột từ nóc", điều đó
không thể nguỵ biện cho sự hư hỏng của tôi và bạn, nhưng rõ ràng đó là một lý do, lý do
quan trọng nhất.
GÓP Ý VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
NGUYỄN THỊ YẾN THU
Hội Cựu giáo chức Thành phố



Ngày nay dạy đạo đức cho học sinh trong giáo dục đã được Bộ Giáo dục và
Đào tạo đưa vào chương trình thành một bộ môn riêng, có tính hệ thống từ thấp đến
cao, hợp lý từ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Trong nhà
trường việc giáo dục đạo đức giao cho giáo viên chủ nhiệm, Đội thiếu niên tiền
phong, Đoàn thanh niên cộng sản là đúng, là hợp lý. Tôi xin phát biểu thêm về sự kết
hợp giáo dục đạo đức cho học sinh phải gắn liền giữa gia đình, nhà trường và xã hội :

I/ Gia đình là nơi hình thành đạo đức cơ bản của học sinh.
Gia đình là tế bào của xã hội. Đạo đức gia đình luôn gắn liền với đạo đức xã
hội, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến con cháu mình. Lọt lòng ra gia đình
đã chăm sóc, nuôi, dạy trẻ. Số thời gian học sinh sống trong gia đình cũng nhiều hơn
thời gian ở trường. Ông, bà, cha, mẹ, anh chị có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm của
học sinh vì tình huyết thống, truyền thống đa số gia đình hạnh phúc, cha mẹ yêu
thương nhau cùng nhau chăm lo dạy dỗ con cái, các cháu ngoan học giỏi. Tôi có biết
một gia đình rất đầm ấm. Dù kinh tế phải làm thêm mới khá giả, nhưng phân hẳn
chồng về nhà chăm lo việc học hành của hai con. Hai cháu không đi học thêm mà tự
học nghiêm túc, đều đậu vào trường phổ thông trung học chuyên Lê Hồng Phong.
Nếp sinh hoạt của gia đình, những giá trị đạo đức của xã hội được ông, bà, cha,
mẹ, anh chị em chọn lựa là những tác động trực tiếp, thường xuyên, lâu dài và mạnh
mẽ đến học sinh, được học sinh tiếp nhận, thực hiện đầy đủ nhất.
Lẽ tất nhiên những gia đình không hòa thuận, mạnh ai nấy sống, chỉ lo làm
giàu, không quan tâm đến con cái, hay chỉ biết sau giờ đến trường ném ra một số tiền
cho con học thêm nhưng không quan tâm gì đến kết quả của con em, không biết tâm
lý con em mình cần gì, muốn gì. Gia đình ai cũng sống ích kỷ. Hệ quả đương nhiên
làm sao con cái học siêng năng, ngoan ngoãn, kết quả tốt được.
Gia đình rất quan trọng trong hình thành nề nếp đạo đức lối sống của con em.
Trước tôi không hiểu vì sao khi đến nhà thờ, con chiên đông như vậy mà vẫn im lặng
nghe giảng kinh. Nhưng khi tôi có quen với một gia đình thiên chúa giáo, mười lần
như một khi các con còn rất nhỏ chuẩn bị đến nhà thờ cha mẹ đều nhắc ăn mặc chỉnh
tề, đầu tóc gọn gàng, đến xem lễ không được cười giỡn, nói chuyện. Đó là ảnh hưởng

lớn của gia đình. Học sinh ta nếu gia đình nào trước khi học sinh đi học đều dạy dỗ,
dặn dò kỷ lưỡng con em mình như vậy thì nhất định học sinh sẽ chăm ngoan, có tổ
chức kỷ luật tốt.
Từ thuở ấu thơ bài học đầu đời dành cho trẻ em chính là việc chào hỏi ông bà,
cha mẹ, anh chị, bà con cô bác khi tiếp xúc gặp gở. Người lớn cũng chẳng vì lời chào
nào của trẻ con mà giàu có gì nhưng lại đón nhận nó với tình yêu thương, thân thiện
"Khi đi em hỏi, khi về em chào, miệng em chúm chím mẹ có yêu không nào?". Yêu
quá đi chứ, bao vất vả nhọc nhằn trong cuộc sống như tan biến đi. Có dịp đi về các
vùng nông thôn ngày nay, thật cảm động mỗi khi gặp các cháu học sinh trên đường,
các cháu đều đứng lại vòng tay chào hỏi rất lễ phép sao mà dễ thương thế. Vậy mà ở
thành phố không ít gia đình thấy không cần thiết. Tôi có đứa cháu, lứa tuổi mẫu giáo,
ngoài Bắc vào, nó không chịu chào tôi, nó cho như vậy là phong kiến bởi nó là con
ông cháu cha quen được người khác chào hỏi thôi.
Ông Bà ta vẫn thường nói “dạy con từ thưở còn thơ” “Nhỏ không ưm, lớn gãy
cành”.
Việc cha mẹ dạy con đi thưa về trình có nhiều cái lợi trước hết là giúp trẻ hoàn
thiện nhân cách, sự lễ phép dành cho con người theo tinh thần "Tiên học lễ, Hậu học
văn" mà chúng ta chủ trương giáo dục trong nhà trường, việc con cái xin phép đi đâu
giúp cha mẹ quản lý được các con khi con vắng nhà. Nếu cha mẹ cứ để con em muốn
đi đâu thì đi, chơi với ai cũng không cần quan tâm rất dễ xẩy ra những rủi ro đáng
tiếc. Thực tế có không ít học sinh tự ý rũ nhau đi tắm sông, đua xe rủi ro bị tử vong.
Thậm chí để con em mình lao vào con đường ma túy mà không hay biết - có cả con
em của nhà giáo. Ở thành phố người đi đường đông quá không thể chào hỏi hết mọi
người. Nhưng trong trường thấy người lạ đến các em vẫn cư trố mắt ra mà nhìn thật
không thể chấp nhận.
Dạy trẻ bây giờ còn lắm vấn đề phải làm. Dạy con là dạy "Học ăn, học nói, học
gói, học mở" tại sao nói học ăn, ăn ai chẳng biết ? Nhưng ông bà dạy "ăn coi nồi" ,
con người phải biết nhường nhịn trong ăn uống. Ăn chậm, nhai kỷ. Trong ăn uống
phải từ tốn văn minh, tránh ăn bốc, ăn hốt, nhai nhồm nhoàm. Học nói, trẻ con mới
lớn thiếu từ phải dạy cho con trẻ ngày càng phong phú từ ngữ, nhưng khi lớn thì phải

dạy con nói điều hay lẽ phải, tránh lối ăn nói hàm hồ. Bây giờ có một bộ phận thanh
thiếu niên và người lớn không ít mở miệng đầu câu là chửi thề thật trái tai. Nhưng có
gia đình không uốn nắn thậm chí còn vui cười khi nghe bé học của người lớn rồi nói
theo như vậy. Nhất là dân của thành phố Hồ Chí Minh chửi thề nhiều hơn một số tỉnh
thành khác. Việc này trong giáo dục gia đình cha, me, ông, bà, rất cần phải uốn nắn,
dạy dỗ. Hoặc trẻ con bây giờ không phải nói chuyện mà là hét chuyện. Nhất là nữ
sinh. Cần dạy cho các em biết ăn nói dịu dàng, khôn ngoan, "chim khôn nói tiếng
rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe". Ngày nay dù có bình đẳng trong
nam nữ thật sự, nữ cũng không thể nói năng ngang tàn, ngỗ ngáo. "Học gói, học mở"
ở đây là phải dạy bảo con chúng ta biết tham gia lao động, còn nhỏ biết tự phục vụ,
lớn chút biết giúp đỡ cha mẹ công việc gia đình, chăm sóc ông, bà, em bé. Lắm cha
mẹ có việc gì cũng làm thay thế cho con, lắm em ngày nay 17, 18 tuổi không biết nấu
cơm, làm cá, không dạy con tập lao động từ nhỏ, thì lớn làm sao con mình thành một
con người giỏi giang toàn diện được. Cha mẹ cũng đâu sống mãi để phục vụ được.

II/ Nhà trường là nơi hình thành đạo đức cơ bản của người công dân có trí thức.
- Hiện nay Đảng, nhà nước yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục để phục
vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta đang sống trong
thời đại có sự tiến bộ mạnh mẽ về khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin toàn
cầu. Việc này đặt ra cho từng con người phải phấn đấu nổ lực vươn lên trong cuộc
sống để không lạc hậu với thời cuộc. Từng bước theo kịp tốc độ phát triển của thời
đại. Đối với thế hệ trẻ trong nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ thông
cho học sinh - kiến thức phổ thông ngày nay cũng khác trước xa, ngoài những bộ
môn cổ điển bất di bất dịch, phải dạy cho học sinh thật giỏi ngoại ngữ, tin học. Vì
những vấn đề khoa học hiện đại chờ dịch thuật in ấn mới đọc, mới học thì tiến bộ
khoa học kỷ thuật đã vượt xa rồi. Bây giờ mà không biết tin học thì cũng như người
mù chữ năm 1945 vậy. Nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ thông cho
học sinh thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh là mặt thứ hai của một vấn đề đào tạo
con người mới xã hội chủ nghĩa có tài có đức để phục vụ xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội.

Ở trường muốn hoạt động được phải có hai đối tượng thầy giáo và học sinh.
a) Vai trò của người thầy :
Người thầy giáo trong xã hội Việt Nam luôn đươc đề cao, tôn vinh. Người thầy
được kính trọng "không thầy đố mày làm nên" rõ ràng nét văn hóa đặc sắc của dân
tộc Việt Nam là Tôn Sư Trọng Đạo, đây là nét đẹp truyền thống từ đời này truyền
sang đời khác.
Các thầy cô giáo đứng trên bục giảng để truyền thụ cho các thề hệ đời sau
những điều hay lẽ phải, những tinh túy chắc lộc được từ ngàn đời truyền lại qua bài
giảng vơi tinh thần trách nhiệm cao, người thầy phải có quá trình học tập, rèn luyện ở
nhà trường sư phạm. Ra trường, đi dạy lại càng phải có nhu cầu tự học, tự rèn học hỏi
trong nhiều lĩnh vực. Điều mà đội ngũ thầy cô cần phải quan tâm trước nhất là đạo
đức của người thầy. Thầy cô giáo luôn vẫn phải là tấm gương sáng cho học sinh noi
theo. Như nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói " Thầy ra Thầy". Thầy cô phải thi
đua dạy tốt như Bác Hồ đã nói. Thầy có trách nhiệm phát huy trí sáng tạo, khả năng
vận dụng thực hành của học sinh chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô
hình giáo dục mở, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, mô hình xã hội học tập với
hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục liên thông giữa các môn học, bậc học,
ngành học. Trước bước chuyển của thời kỳ mới với cuộc vận động của Bộ Giáo dục -
Đào tạo " nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" vai
trò của thầy cô giáo lại càng quang trọng. Phương pháp giảng dạy của thầy cô phải
làm cho trò thấy hay say mê học tập, mọi đối tượng học sinh, giỏi, khá, trung bình,
yếu, kém gì cũng phải nắm được bài. Thầy cô phải biết hướng dẫn học sinh học bài,
làm bài tập cũng cố kiến thức thầy cung cấp. Thầy phải biết hệ thống hóa từng bài,
từng chương, từng học kỳ chỉ cần thầy dạy như vậy, học sinh học nghiêm túc thì
chẳng cần phải học thêm làm chi cho tốn tiền, mất thời giờ. Học sinh nào quá yếu
kém thì phải có phương pháp dạy phụ đạo giúp học sinh nắm kiến thức có hệ thống
dần dần theo kịp trình độ chung. Như vậy mới là dạy tốt thật sự và như vậy mới đúng
"tất cả vì học sinh thân yêu".
Lối dạy chiếu lệ, lấy có, học sinh học sao cũng được để rồi lôi kéo học sinh về
nhà dạy thêm thật đáng chê trách, không đạo đức, không xứng đáng là người thầy.

Cuộc vận động "kỷ cương, tình thương, trách nhiệm" thực hiện chuẩn mực đạo đức.
Thầy giáo muốn đạt hiệu quả cao trong giáo dục phải biết kết hợp với gia đình, các
bậc cha mẹ, hiểu thấu đáo học sinh để có phương pháp dạy dỗ thích hợp. Hiện tượng
gian lận trong thi cử mới dần khắc phục có hiệu quả.
b) Vai trò của học sinh trong trường:
Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám
1945, Bác Hồ nhắn nhủ "Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không. Dân tộc
Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ
một phần lớn ở công học tập của các cháu" Bác Hồ xác định việc học tập của học
sinh ngoài quyền lợi của các cháu đây còn là nhiệm vụ của học sinh nữa " người nhỏ
làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Học sinh đến trường là để được tiếp thu kiến
thức mà nhà trường trang bị cho các em từ mẫu giáo lên tiểu học, phổ thông cơ sở,
phổ thông trung học, hệ thống kiến thức liên thông giữa các môn học, cấp hoc, ngành
học.
Trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục để phục vụ cho công cuộc công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhất là trong điều kiện đất nước ta đang có cơ hội
mới, vận hội mới, xu hương hòa nhập khu và thế giới thì vấn đề tinh thần thái độ học
tập của học sinh cần phải đúng mức hơn tiếp thu kiến thức thầy truyền đạt rồi trả lại
cho thầy bằng các kiến thức y như giáo khoa trong bài thi, bài kiểm tra chừng ấy thì
đúng nhưng chưa đủ. Quá trình học tập của học sinh là quá trình lao động thật sự.
Kiến thức thầy truyền thụ cho học sinh, học sinh phải nắm chắc qua quá trình khổ
luyện những kiến thức đó phải trở thành kiến thức của bản thân học sinh phải như
con ong hút mật hoa đem về tổ. Có sự lao động của mình mà ong đã biến mật hoa
thành mật ong chứ không phải là thứ gạo mà loài kiến tha về xếp đầy tổ mà hạt gạo
vẫn mãi mãi là hạt gạo và học sinh nắm chắc kiến thức thì dù có thi chuyển cấp tốt
nghiệp cũng không sợ, không cần tiêu cực cũng đậu. Học sinh học là phải đi đôi với
hành trong bối cảnh hội nhập và phát triển nền kinh tế thế giới, ngoại ngữ và tin học
là kỷ năng không thể thiếu của học sinh. Bên cạnh việc học hỏi kiến thức mới của
học sinh việc tiếp nhận giáo dục đạo đức trong nhà trường là một nhiệm vụ quan
trọng trong quá trình hình thành nhân cách trong học sinh. Nói đạo đức bao gồm

nhiều lĩnh vực, nói khái quát là học tập đạo đức Hồ Chủ Tịch. Nói cụ thể hơn là ý
thức tổ chức kỷ luật phải tốt, động cơ, thái độ học tập phải đúng, phải trung thực,
đoàn kết, tu dưỡng phấn đấu theo lý tưởng của người thanh thiếu niên tiến bộ, lễ độ.
Tất cả những chuỗi đạo đức đó học sinh phải được tiếp thu qua bài giảng của tất cả
các bộ môn, các hoạt động nội khóa, ngoại khóa. Ngay trong các bài hát truyền thống
cũng dạy cho học sinh những đạo đức cần có "nung đúc tâm hồn để nuôi chí lớn.
Đem sức thanh xuân sống vì giống nòi". Người học sinh trong nhà trường ngày sau
phải trở thành những người lao động Việt Nam có tài, có đức, giỏi chuyên môn
nghiệp vụ, có tác phong lao động chuyên nghiệp, lao động vì dân, vì nước, là những
con người trưởng thành từ nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện đại, khoa học. Học
sinh phải học tập tốt, vì học tập chưa tốt nên hiện tượng tiêu cực trong thi cử thời
gian qua đã làm cho xã hội mất lòng tin đối với giáo dục đào tạo
c) Những điều kiện cần có trong các nhà trường để giáo dục đạo đức có hiệu
quả :
- Trường phải ra trường, khang trang sạch sẽ, có nhà vệ sinh, có các phòng bộ
môn, có sân chơi, vườn hoa, cây, cảnh. Tóm lại có tiện nghi để dạy và học, rèn luyện.
- Ngoài cổng trường có khẩu hiệu " Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người"
- Sân trường có khẩu hiệu " Thi đua dạy thật tốt, học thật tốt"
- Trong lớp, trên bảng đen mỗi tuần một câu cách ngôn. Ví dụ : Uống nươc
nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Trên tường các lớp tiểu học nên có năm điều Bác Hồ dạy.
- Nội dung dạy đạo đức ngoài chương trình của của Bộ Giáo dục - Đào tạo,
bám sát đạo đức của Hồ Chí Minh, các em mà thấm nhuần đạo đức này thì sau lớn
lên thành người lao động xây dựng đất nước thì tình trạng tham ô, tham nhũng lan
tràn tệ hại như ngày nay chắc khắc phục được phần lớn.

III/ Nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội.
1/ Ngày nay có một số bộ phận nhỏ của học sinh chưa tốt không thể đổ lỗi tất cả cho
nhà trường. Muốn giáo dục đạo đức cho học sinh cần có sự kết hợp chặt chẽ của nhà

trường, gia đình và xã hội.
Trong nhà trường cũng phải có sự kết hợp của các thầy cô dạy các bộ môn,
thầy chủ nhiệm, đội thiếu niên, đoàn thanh niên cộng sản. Người có trách nhiệm cao
nhất trong trường về giáo dục đạo đức cho học sinh là hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải
biết lãnh đạo mọi thầy cô, mọi tổ chức để giáo dục truyền thống bằng tham quan, báo
cáo người thật việc thật của các anh hùng liệt sĩ. Đưa học sinh đi làm từ thiện. Qua
thực tế cuộc sống các em sẽ tự tiếp thu được nhiều điều cho đạo đức lối sống của
mình.
Nhà trường, gia đình và xã hội phải được kết hợp chặt chẽ trong quá trình giáo
dục đạo đức cho học sinh. Thế hệ trẻ ngày nay các em chịu giáo dục từ nhà trường rất
sớm. Ngay từ một tuổi có em đã đến trường rồi, từ nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung
học cơ sở, trung học phổ thông. Tính ưu việt của giáo dục - đào tạo ngày nay trong
ngành học mầm non rất rõ nét. Con cháu mình ở nhà dạy có khi ưng thì làm, không
ưng thì thôi nhưng đến trường cô bảo nhất nhất nghe theo. Dù các cháu rất nhỏ nhưng
ngành học mầm non đã chú ý giáo dục đạo đức cho trẻ rõ rệt "Khi đi em hỏi, khi về
em chào" "Ba thương con vì con giống mẹ". Có một lần tôi đi chung xe với mấy đứa
cháu gọi bằng bà. Cháu Bằng 4 tuổi học lớp chồi tại trường mầm non 19/5 hỏi mẹ :
“Mẹ ơi ! Tại sao ai cũng yêu thương Bác Hồ ? Con cũng yêu Bác Hồ và nhớ Bác Hồ
lắm !:”. Tất cả chúng tôi cười ồ lên. Cháu Chương anh nó học tiểu học trả lời : “Vì
Bác Hồ là người đi tìm đường cứu nước”. Những gì các cháu học được hình thành
được từ mầm non đến tiểu học phải biết duy trì, cũng cố, phát huy để đạo đức các em
ngày càng tốt đẹp hơn. Hiện nay cháu mầm non rất ngoan đến tiểu học có một số biểu
hiện không được bằng. Đến phổ thông cơ sở các em không còn nhỏ nhưng chưa đủ
lớn nên số học sinh chưa ngoan nhiều hơn. Trường phổ thông cơ sở phải biết tâm
sinh lý học sinh, giáo dục, uốn nắn kịp thời giữ gìn đạo đức vốn có từ cấp dưới mới
hiệu quả.
Thời đại ngày nay mở cửa hội nhập nhiều cái hay cũng lắm cái dở. Học cái hay
khó, làm theo cái dở lại quá dể. Phim ảnh sách báo đồi trụy nhảm nhí bây giờ quá
nhiều, ở đâu cũng có. Học sinh chưa lớn nên việc lựa chọn quá khó, ảnh hưởng đến
tính cách, đạo đức rất nhiều. Do đó những người có trách nhiệm về sách báo, phim

ảnh, truyền thanh, truyền hình phải có ý thức. Phim kịch ngày nay mở ra đều thấy
phụ nữ Việt Nam không biết nói, chỉ biết la hét nhăn nhó làm méo mó hình ảnh đáng
yêu của người phụ nữ. Trẻ con tưởng như vậy là hay. Tôi chê trách phim "Dốc tình"
xây dựng vai một nữ sinh mà ngỗ ngáo, lưu manh chịu không xem nổi, dù cảnh vật
Đà Lạt quá đẹp, quá quyến rũ.
Để đào tạo cho xã hội một thế hệ trẻ hoàn thiện về đạo đức, trí tuệ, tinh thần và
thể chất chuẩn bị cho các em trở thành người chủ nhân của đất nước. Nhà trường, gia
đình, xã hội phải được phối hợp chặt chẻ, nghiêm ngặt, không thể thiếu một trong ba
lĩnh vực đó. Giáo dục học tập văn hóa với vui chơi lành mạnh bổ ích, quang tâm bảo
vệ chăm sóc trẻ em về thể chất cả tinh thần. Có như vậy mới ngăn ngừa được tệ nạn
xã hội đang xảy ra đối với thanh thiếu niên học sinh đang báo động, đây là điều bức
xúc mà toàn xã hội phải quan tâm ngăn chặn mới có kết quả.
2/ Hội Cựu giáo chức thành phố Hồ Chí Minh muốn tham gia giáo dục đạo đức học
sinh.
- Ban Giám đốc cần chỉ đạo các trường tổ chức các buổi ngoại khóa nghe báo
cáo của giáo viên Nội Đô, giáo viên đi B, giáo viên đi bộ đội, thanh niên xung phong,
truyền thống của Hội Cựu giáo chức. Báo cáo viên là người thật, việc thật đã từng
nhiều năm đứng trên bục giảng, làm quản lý chắc rằng sẽ cung cấp cho học sinh
nhiều kiến thức cuộc sống mà bài giảng chưa đủ.
Tóm lại trong công cuộc đổi mới hiện nay Giáo dục và Đào tạo phải cung cấp
cho xã hội một đội ngũ trí thức mới có tài có đức biết xây dựng đất nước cũng như
bảo vệ đất nước. Để thế hệ này không bán đứng xương máu của cha ông. Biết phát
triển đất nước đi đúng đường, xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp, dân chủ văn minh,
công bằng bác ái.
(GD&TĐ) - Hiện nay, những biểu hiện về suy thoái đạo đức cũng như tình trạng vi phạm pháp luật của HSSV đã
gióng lên hồi chuông báo động cho gia đình, nhà trường và xã hội.
@3.1T=.;.=661$!F>7B6F!3."M?
+L5QL$!&'4=6H&
'!U1F.FV+HF()W+IX(YW+IZ+[\W]U
1Q!06V+HF\W+IX[[W+IZ+^)W]U1M!_V

+HF((W+IX[)W+IZ+^*W]U1L2B6!!
2V+HF*W+IX`[W+IZ+a)W???'7M0
B01T=.;.=$!F."M?
b .M[))F+IX>+Z?I<EbB0V
`((W.21c-023FU-02
, !.,:???L2Q95]`\\W95,
"04R3][`^WU?
I!0:;.;.=1MM$!9639BAO.F6T=B6
Q0LC1$!,B6661.574GF6R$!IXX&G"/
6$!;"#F.,?
Chương trình giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cho HSSV- thừa và thiếu
+:;IXX&"MB63.;.=6;6610LK:1;!
H.d! $!2F0?
eB6HFf-FF5.;.=?IF16`.d;09.;.=G!.3g@L55
QM5hF16[F9g+:H34d6QMh?4B6+IXa[9FO16^.516i,
1d22/PU(^5jM.5.;.=UY(kY[5?IF16aF
390B6K>F16\F3Q03>7F16iF3Q03GL
!%!.5Q03%!2/2/???3OLHL26ld6
!-51=!AY(kY[?
eB6+IZ+D1TKLF16YYY(L25F.;.=?K:2/16Y)
m(i5jnBo33L5=!6-5F.;.=<Od1/V6;
l.;.=K9LD.;.=]BT=<;"#T="#6K661
9=???E.301F5=NQL2!?
-,661,F?bI
&3K:.;.=66NB39FK:!".Dp7
6qBK9$!/,&'!5?9Fo31T055LrM
!;.dBB1 F:/L2psFc9D.$!
"#?
e+'@@IL24.;.=IXX&2F.16UHB0
H6-Q!2'7041TK9$!$%!bk4+>I<Eb04

!E,;L2ps?I;..;.=$052Q!;.;L!;
.@I?
@M+,+'F.d6612Q!2F.16?'2F09!
<ML5=K9041TL5=6A23661&'!3
Q03%!2/]7L5=66104t3042.;$!F
.HL!,?
@M,!.u@;F2F661v!9D4:..;KK9
M7=1T1K>31DR6613661&'!
4].<,LQM1%G6615051K>456:H
661Mo.;0414Q!3.51LM,L
5LrL!F"#?
K:661EL!4IXX&.#66-Q!F!9DIXX&
7L5=661K9N6O9:T=6613661?+00
K:661P917B.3-""sK:o1T05 !E
L2HO.Md5E=Gc?
Cần tăng cường giáo dục và đạo đức trong trường học
N!.#95661.;.=.366-9D/E.314Q!.5.51d
E$!,"#?Z61!!.3UQ!"#9v7Q06;.3LQ0.D
Q03%!$!$H?Q06;661Q0.D5.d6s69DB
.?@<,N ".DH"R1w7:6;x65$H6;?'!
661 G.3UMQ!7!,"#9vG9t9y5O94?
+L..;.=1;.3UMQ!9v1"#9vGG2NO94
?XGL91;MB01K>.H661.;.=9Afd!?J0H
661L2712.HQ1T 12,1dG:6
HT=.;.=?4;..;.=1M$!6614,GMQ06;
qG.;.=P19.HGM661?
+04.;.=6617.o.HEBL!Q:.3U$!
,V@;.=661L!36K=.3U,]@;.=::3
661:9t9=t]@;.=!E.D?Z61:Hp]@;.=.;
.dL5Q1Q:?Z61.;.dL5Q!0=:]@;.=1L5QG/937?Z61

1L5Q.O94!937?
'07!.;.=661MQ!Q!1;.Kf1w!?NMB!>
.Md41,?+1;NL!>6K=.3U$!,?@H/
!! 6HT=.;.=966EGL:L2H5! $!661T
=66Q03?Z61ox 0.$.d4U:.;.=.d.3!
L.3U$!.;.=.d>>EG.5F
FMQ!7!,,7!,"#?
@;.=661MB!>4$!1.3U$!,.H.9;.
9:,$!"#?b,6;.;.=,16;661d1;6;661P1
6;.;.=?@;.=661L2G4?@H,.dT=.;.=T=66
1.31L5Q1/?z,.;.=P1,952F
661LCK6s6?z661 ,P1.H9D.;.=/!.;
.=,?&:0.;.=;473.3-5.H:>2/G2F/t
.M661?'d1;6611;;!L516.,MGc,07
04t$!.;.=$M%!.;.=516Q!9;6N!.:9<y5
LEEGN6.y.<EE1KL2=9HM.M"#?
HB0MoBQ661.;.=..5IXX&V+..51 
.MG-5/704tK9$!.;.=]+.1 .MD"#$!
661]+.1 .M7Q06;.K3.;.=661.,MG5
0.3.5MQ!1w!7!,
z.;.=6611Q:6=;6$!f7.9414BN
/1T$!/v.D.5:.EG.DD7s.o36q
BTE1GE$!,?J0661l.;.=.9G.3
UO94.M$!,?>:1 x0H.E.DD
.?'0GMB$!661.;.=.dHMl>d6
66?
'=/tGMB0T%!G561.5,661.;.=
IXX&?>:G.Ad6$!!;x.d,?+EG.Ad60L16
L5;LA=Gttx19666Md67v.;.5.EMl1:
d666?J.GcL5IXX&z,

O46L5:9666ld6.H661.;.=19
669A7K!v.9,G.14::d666.;
.=>,?
+Gc.#U!v.;.=L2H!05661P661L2
H!05.;.=:f1;:.E:=6K664?4
;.l0O1=!AN!7.;.=6616ld6.Hf1;:6
0.d! $!:/$!,&'!?
Hơn lúc nào hết, hiện nay việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống
cho học sinh, lý tưởng sống, giáo dục lòng yêu nước cho học sinh là rất quan trọng và cấp
thiết. Nó góp phần xây dựng thành công con người mới xã hội chủ nghĩa để phát triển đất
nước trong thời kỳ mới.
ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN, HỌC SINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN
ZO!v>O7o$!3L5D,P$!"5
-!.o9L24NS106B.B96F>!.!
79H4G.1;6!;1T>
IF:uM56
@$ !MDl1K
IF6$05M:
b_! s6L:/
;01MM921,F6y.;.=E>;1!.
7;51;o6!6E6;661???
+51c6s61;,K
+-02!__1,u
'3L21c
+!./0.#1/S.#?
+E/0fQG
+D!QB0M11f0
655!0
>:14!09;.3{
'79H.1>.57Q!.H3:9;:041=!A!5

4B1L!.d!9D5L5=3B.30?
'0:;#1!
@4:6s1! 
!.!_M1
u uM1; ?

@KF669-
;L04uB1;-0!
u6B.B.HK!
|Ll9!1!!1 ?

+B70%!11;.-->"B.5.KK914?

T>M1;fL2
b,;.E-22,
+G;KK?
'04QSQo6!,//?
'7d.510K.F!K1!$!E9/F!.:F.<,
>G6H1;59$!"#!!0?boLP-
v51Gl.D.!g,.dhx!=L!1d7d..H5
51dgc95 !9:h M6oG6H$!;&'!?
}@=G;.1;H>0K.!.53.<$!!KK
1!$!.B1N0N!L2HL2l0w31,;0$!I@;
&K+-~M+B91EL.B1/0Vg'!0K:$L2
951B0L295_13.:6-Q/oL295=
;,.H.#050=L295{h
+-~M+B.#%.,+-3t9;B M5L
+AQM1/0?bBU95>1;V1B0F1.l!{1B0
.9;14LHm{n11Q4!9tQ49UEd
45{:9;1B05?'5ob2A!:!lKx9D9t

.!"95O•;1F!?
@=4KDD$+-~M+BO!/:U9O!4Lt646
.9!Q!,K$!%?
P.=4KD$!D$+-~M+BO!/:U9O!4Lt64
67K>1;-,$!%F,9;Ed45
!9t11Q05105d{+Q!$!+-~M+B.9
Q!L2U1G,K2; 1G/9%!M/:$!$?XG
!K>1;L2U1B.3/ 1G2L.B
.!/d,9B0,?+-~M+BPUpFB0Q!;L21,
VB!!!!5"B.H.,.1.!"95O?
}@G;.;.=.<,P4147.D66'DQ05+
K1-=I!$!@L!&€€€B;V
g@

94

.1;12

92

6/

F4:;03.;.=,;31T
>1MMG59#1/

6/1/

64

6:K1!$!9/.B?

+7-,>.;.=T=2/1 04$
%!b}4>I<Eb{A=F!!;."#H
!6ld61=!A04-h?
H.;.=F.,.!0K"MB6?
bK<03M26-
I3-u1;1,:Q4
+!/1;4
b#4g;QMh.!. g;!h?
b96FK7;"#9;1GF.,]L2LEF-02"
,9;9SF,"Q!]L2529!_]5E/.;]4
!9‚FoGR:!]{

+!!;43
b;/!T9L4;,{
ƒl"9G,
bo! 0"_:K9l"l?
+O.107D.;.=03MM._6$!/?&:0.q0;
.;.=F6A212lQ!F1.3BB65.HN.q0G
,4.q0!G6H$!.B?
+G;4L2E7Q!/4=:!704//0!
0.;.=?
&:0@/!61.;.=;55
F4.17 9>14Q!G56.5
K1!$!.B?
}+NI<LE04.#Oo 1;N!V
g<y5;.,!1BQ!FB-5h?
@-6„1đạo đức cách mạngF.;F7,O!L5"/0
G$%!"#O!8<8O!8048?
Phân tích những nguyên nhân cơ bản gây ra sự suy thoái đạo đức trong học sinh hiện nay
BL…1f1-P"B6O704//"!$!?@;.=$!F0

09Dg!!hP"B6O304/L!V
Thứ nhất, trẻ thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình.
z!.:159$!"#12:6H//?+!/
<,B0t2?J02B>1
1L2L.M9!_>2/ML2
6c?
I!0B.3gK;3hP1704/1>/t.5
.;.=$!9!_:.,MB66-6M.,M-$!
f/?+,L…L$L5L5Mo6L2ELL?u
;.M!.:!_M !.3L6H3L5!_.3L,
!04KQ!/.52;0:x6qB.;.=M? 
.M7!.:53B!_6929!1M:9D!
1#?4;.3LM$!!.:BK.;.=$!!_P1F.M
.;.=?!_1MM1; !6MMM1 /
%!95Q!/N6.yF,"Q!529!_{:PF
676qBM._6$!!_:g-G:.-.S:h?'d1;5
M!.:!_/0#.!dS,9;NE!N0..{P
>"B.5:/.;.=$!?+0g-9lu2!l
9lh7,d679H.;.=M!.:5!o2
!:B5?
g!,CM_
K‚;;:L2h
IK7!M2/$!!_PQ05.DQ::†;†=$!?!_
M2/;6NQ!/Tp04N6†y!x1w!7LL#
M12;!3†DT6H?'Td1;M2/$!
!_L2;6N†fyx;!61G13-1
9Q!Mcp;"#.;.=9D0?
H!.:1213:/.;.=?+,
!56"N!.:3K,!>94"#?J0!_-6Q!/
>>2/M"#?@<,G$!!_

M76qB!._66G.61$!?
Thứ hai, nền tảng giáo dục trong nhà trường góp phần hoàn thiện đạo đức và nhân cách của học
sinh 
Bf,!11M?$DI<EbOVgI376./1
E‡6-34h?J094;G.;.=>!.:
.;.=>,PBQ!F?
bfN!!P.3Q!L,!L2E.H.5,F6?'!0O9sN
!.d.5,-.HF!56gFFFF>h{@5LF
+HFF9t .d+-02;07;01,?
ˆ<.59+FK>:/P--.d?+F6A
2F"K9.#F7F1,.$:.9
A,@;F!.u+F046.H>7E=66-"/0G
.B?
+G5B0!0F>B6F.379H03.;.=?'04
/K91M4UNF;07!Q!/.5;0F
1,?b6-,1dK:L26s6492O1;.HMtF
324w.$,!.H;0.3!01x6?b6-
=!1$!4Lv.;.=F1$!4$
!04;02'7z2/Q4v./01
$!B4.=16?+2Q!5;04O!!9DL5=O!!9DLr
MO!.;.=F?
4;G$!!.:,.HF03.;.=/
:L2H5GQ!/$!"#?


Thứ ba, sự giáo dục đạo đức của xã hội là quá trình hoàn thiện đạo đức của học sinh
+Q:66H!0lG6HP9#$!L!F2
.#17D.;.=$!,.!.=0K0-F?&!
1!;>G56.5D.;.=$!F?
|!F26HF56"NFB3.37EO?+04

94;oEG3.H4G7:6L26ld6
7D.;.=$!,&'!?IF"5,.D
4xc=!1-Ls!6;?
boL"#0!06H.!;66N?'7o$!G6H3L5D
,.H1;Q03.;.=?,:1d9BB6$.;;!:1d‡
5!{b2,M"Q!l7;"#.!c!1!0
"/6/F.,P104//0!G03.;.={?J0N
!-;2,"#G;1;6H.H.;.=F
0M._6K?
c. Một số tồn tại về công tác giáo dục đạo đức học sinh tại trường THPT Tố Hữu
}+C1F9‚FC1F05Ls0KFw >=
!?+:;F6;Q$!,w C1F;LH9:
05w !?XGQ!$!!.:!.N=3!.: Lt
,?
}b96!_!.:11o!.:9B !o1MM92U1;4
,F$!:?
}bME4$165Gt9/t9t/0F$!F]
>6K6K66966F.2LL26ld6Q!
!]26Md660F.HF!LD6,5,"04
QB6?
}+5;.,1416v-,;16],;Y[6N.#7
16GQ:!.<9!60QG?
}bM;.;L o63LLw.5QB6!,"04!
N.dF!!EG?
3. Một số giải pháp cơ bản để giáo dục đạo đức trong học sinh 
+7G;04/4.HN6F>2/M2Q!Q
:2$;0$!9/2"N!M66K9!V
Thứ nhất, phải thiết lập được mối quan hệ bền vững giữa gia đình – nhà trường – xã hội?+
MN!127LL:31EL!?!_61MB
-!.:4.21NL2H.d,!.H7966

Ed6:M?J0!_M>2/M6
;GtL5,m.o91,"04141;4$n"#?&
,:6L2O141;60mB17F05Ls,6;
Q356{n.HH3K3F66Lt67?@<,!.:
,"#6GL5MMB;.KE966
?'6!6Q1T7;.!}"#.9;2,
M1;?E:5N!6.oQ!7!!.:},}"#
MQ!9=L2H,!?@/0166K9B.H
.;.=5!0?
Thứ hai, phải tạo một môi trường sống, môi trường giao tiếp và học tập tốt ở gia đình, nhà
trường và xã hội?
@/01705M-5G6H/>?2,M1
F6MFxEK>,"BL2H6;?I!02,M
"Q!B6=;612c!7;"#>L2M.5:
>.;.=1MM$!F?J09/$!96046t.d
7;.!K; KE,"Q!,?&:
E2,"#-P0G56>66-:/
$!F?'52,"Q!6=;6:N!x79666 O!.H
o7Q"B"0!.MF?
Thứ ba, những người giáo dục phải gương mẫu, hiểu tâm sinh lý của học sinh và có tâm
huyết với việc giáo dục trẻ thành công dân tốt.
!_46121BKF7:=L>
"R6;29v7!4L26/9.M"R7!F]695
L4.N1N4L3K4.H.4LE1?!_+-026.o:
DE$!F6H.d/1T$!F.H76K66.N
.t6ld6O.MdF
?
N!6G !6d6NO!1939MPO!17,9;
O!17B/1T.0.HNH!x79<795t
MF6MQ!9;9S"#L?

Thứ tư, chúng ta phải giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ nhỏ và giáo dục phải thường
xuyên, suốt đời; phải theo dõi các mối quan hệ của học sinh và giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống
cho học sinh, lý tưởng sống và lòng yêu nước.
&.;.=F>2/M:,6NF!0O
L:=.171N>.;.=>9t OB6
F?~!FB13>B6+HF:./0179AF 4F1
Q2,?1x>.d334LFQE+-02x
17,;01xM29v6/9.N}!61.N1x6;0
H! $!,!.:!56!"#

×