Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

tình huống phạm tội giết người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.57 KB, 9 trang )

_____________________________________________________Môn Luật Hình sự Việt Nam 2
Đề bài số 4
Bắc, Chủ, Dân, Luyền và Ngọc cùng một số người khác chơi ở nhà chị Hồng.
Thấy anh Ngọc hút thuốc, Bắc hỏi xin một điếu nhưng anh Ngọc nói là không có. Đến
khoảng 22h30’, Bắc, Dân, Chủ, Luyền ra về, anh Ngọc vẫn ở lại. Khi đến ngã ba cách
nhà chị Hồng khoảng 200m, bồn người ngồi chơi. Bắc nói “thằng Ngọc hay nói phét,
hay sĩ diện, phải đánh cho nó một trận để cảnh cáo, hôm nay nó về đấy, chúng mày có
đánh không”. Thấy Bắc nói vậy, Dân, Chủ và Luyền can ngăn rồi bỏ đi. Cùng lúc đó,
thấy ánh đèn pin ở nhà chị Hồng ra, đoán là anh Ngọc, Bắc lấy đoạn cọc tre dài khoảng
60cm, đường kính 4-5cm đầu gốc nhiều mấu, đứng nấp bờ rào chờ anh Ngọc đến để
đánh. Khi anh Ngọc đạp xe đến, Bắc chạy ra chặn đầu xe, đồng thời dùng hai tay cầm
đoạn tre vụt một nhát vào vùng đầu phía trái làm anh Ngọc ngã xuống đường. Anh
Ngọc được đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương nặng, đến 2h00 sáng ngày 03.08.2000
thì chết. Theo kết quả giám định pháp y, anh Ngọc bị vật cứng tác động vào vùng trái
đầu gây tổn thương vỡ dập xương sọ dẫn đến chết.
HỎI:
1. Hãy định tội danh đối với Bắc (2 điểm)
2. Anh (chị) hãy xác định các tình tiết tăng nặng định khung và các tình tiết tăng nặng
khác (2 điểm)
3. Giả sử Bắc vừa chấp hành bản án 7 năm tù về tội Trộm cắp tài sản thì Bắc được coi
là phạm tội với tình tiết “tái phạm” hay “tái phạm nguy hiểm” (2 điểm)
4. Giả sử Ngọc không chết mà chỉ bị thương tích 61% thì tội danh của Bắc được xác
định như thế nào (1 điểm).

Lời mở đầu:
Tính mạng, sức khỏe là vốn quý của con người, là nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại
của mỗi người. Hành vi giết người từ đông, tây, kim, cổ đều bị coi là dã man tàn ác, nó
không những gây đau thương tang tóc cho gia đình nạn nhân, phá vỡ tế bào của xã hội mà
Nhóm 1_ TL2 _ Lớp N06_______________________________________________
1
_____________________________________________________Môn Luật Hình sự Việt Nam 2


còn gây mất trật tự trị an ở địa phương, tạo nên tâm lý hoang mang lo sợ trong quần chúng
nhân dân. Do đó BLHS năm 1999 đã quy định khá cụ thể về các tội xâm phạm tính mạng,
sức khỏe của con người để bảo vệ cuộc sống của xã hội. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm
hiểu vụ án số 6 để hiểu rõ hơn về tội danh trên.

Nội dung:
1. Bắc phạm tội giết người theo điều 93 BLHS.
Bởi vì: Hành vi phạm tội của Bắc có đầy đủ dấu hiệu pháp lý của tội giết người. Cụ thể:
* Mặt khách quan của tội phạm:
– Hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng
của người khác.
Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra
cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Những hành vi không có khả năng
này không thể là hành vi khách quan của tội giết người. Hành vi khách quan của tội giết
người cũng còn có thể là không hành động. Đó là những trường hợp chủ thể có nghĩa vụ
phải hành động, phải làm những việc nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng của
người khác nhưng họ đã không hành động, không thực hiện những việc làm đó. Không
hành động của họ trong những trường hợp này cũng có khả năng gây ra cái chết cho
người khác.
Đối tượng của hành vi tước đoạt tính mạng chỉ có thể là con người đang sống.
Ở trong tình huống đề bài đưa ra:
Bắc lấy đoạn cọc tre dài khoảng 60cm, đường kính 4-5cm đầu gốc nhiều mấu…
dùng 2 tay cầm đoạn tre vụt một nhát vào vùng đầu phía trái của anh Ngọc.
Hành vi dùng cọc tre đánh vào vùng đầu của Bắc có khả năng gây ra cái chết cho
anh Ngọc. Hành vi của Bắc gây ra cũng là trái với pháp luật.
– Hậu quả của tội phạm:
Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội giết người là hậu quả
chết người. Tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết
Nhóm 1_ TL2 _ Lớp N06_______________________________________________

2
_____________________________________________________Môn Luật Hình sự Việt Nam 2
người. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi
phạm tội bị coi là tội giết người chưa đạt hoặc là tội cố ý gây thương tích, tùy thuộc vào
lỗi của người phạm tội.
Trong tình huống trên thì có hậu quả chết người đã xảy ra đối với anh Ngọc theo
giám định pháp ý anh Ngọc bị vật cứng tác động vào vùng trái đầu gây tổn thương vỡ
dập xương sọ dẫn đến chết.
– QHNQ giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người
Người có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác chỉ phải chịu
TNHS về hậu quả chết người đã xảy ra nếu hành vi họ đã thực hiện là nguyên nhân của
hậu quả chết người đã xảy ra đó.
Trong tình huống thì hành vi Bắc dùng cọc tre vụt một nhát vào vùng đầu phía
trái là nguyên nhân gây ra cái chết cho anh Ngọc. Như vậy, giữa hành vi của Bắc và hậu
quả chết người của anh Ngọc có mối quan hệ nhân quả với nhau, Bắc phải TNHS về
hậu quả chết người của anh Ngọc.
* Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Lỗi cố ý ở đây có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc
lỗi cố ý gián tiếp.
+ Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra (hoặc
tất nhiên xảy ra) nhưng vì mong muốn hậu quả đó nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
+ Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức hành vi của mình có khả năng gây nguy
hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra những để
đạt được mục đích của mình người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra hay
nói cách khác, họ có ý thức chấp nhận hậu quả đó.
Trong tình huống thì lỗi của Bắc là cố ý gián tiếp:
Vì : + Sau khi bốn người là Bắc, Dân, Chủ, Luyền ra về thì Bắc nói với ba người còn lại
là: “thằng Ngọc hay nói phét, hay sĩ diện, phải đánh cho nó một trận để cảnh cáo, hôm
nay nó về đấy, chúng mày có đánh không”. Như vậy là Bắc đã cố ý muốn đánh anh

Nhóm 1_ TL2 _ Lớp N06_______________________________________________
3
_____________________________________________________Môn Luật Hình sự Việt Nam 2
Ngọc, mục đích của Bắc là đánh Ngọc để cảnh cáo Ngọc, chứ hoàn toàn không mong
muốn cho Ngọc chết.
+ Dân, Chủ, Luyền đã can ngăn mà Bắc vẫn thực hiện hành vi đánh anh Ngọc như
vậy hành vi của Bắc là cố ý
+ Bắc đã dùng cọc tre dài khoảng 60cm, đường kính 4-5cm đầu gốc nhiều mấu,
đứng nấp bờ rào chờ anh Ngọc đến đánh…Hành vi này thể là Bắc đã có sự chuẩn bị cho
hành vi phạm tội của mình
+ Việc Bắc dùng hai tay cầm đoạn tre vụt một nhát vào vùng đầu phía trái khiến
anh Ngọc ngã xuống đường và sau đó chết khi đi cấp cứu. Hành vi của Bắc cho thấy là
Bắc đã nhận thức việc đánh vào đầu anh Ngọc là nguy hiểm, có khả năng gây ra chết
người cho anh Ngọc nhưng Bắc vẫn thực hiện và có ý thức chấp nhận hậu quả…
Như vậy, từ các dấu hiệu pháp lý trên thì tội danh của Bắc là tội giết người theo
điều 93 BLHS.
2. Xác định các tình tiết tăng nặng định khung và các tình tiết tăng nặng khác
Tình tiết tăng nặng định khung:
Các tình tiết định khung là những tình tiết làm tăng nặng hoặc giảm nhẹ một mức
độ đáng kể tính chất nguy hiểm của một loại tội. Khi chúng xảy ra ở một loại tội nào đó
làm cho tính chất nguy hiểm của loại tội thay đổi hẳn(hoặc nặng thêm, hoặc nhẹ đi) dựa
vào đó mà nhà làm luật ghi thành một cấu thành khác, với một khung hình phạt riêng.
Tình tiết tăng nặng khác
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết được quy định trong Bộ luật
hình sự với tính chất là tình tiết tăng nặng chung và là một trong những căn cứ để Tòa
án quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo hướng nghiêm khắc hơn trong
phạm vi một khung hình phạt nếu trong vụ án hình sự có tình tiết này.
Xét trong tình huống của bài:

-Tình tiết tăng nặng định khung trong tình huống này là: phạm tội có tính chất

côn đồ.
Nhóm 1_ TL2 _ Lớp N06_______________________________________________
4
_____________________________________________________Môn Luật Hình sự Việt Nam 2
Theo đề bài, Bắc đã nói “thằng Ngọc hay nói phét, hay sĩ diện, phải đánh cho nó một
trận để cảnh cáo, hôm nay nó về đấy, chúng mày có đánh không”. Đây là chi tiết khởi
đầu để có thể khẳng định hành vi phạm tội của Bắc có tính hung hãn cao độ. Trong tình
huống này, anh Ngọc chỉ từ chối việc cho Bắc một điếu thuốc, không có tính chất gây
hấn với hung thủ, vậy mà chỉ vì chuyện này mà Bắc sẵn sàng “đánh cho anh Ngọc một
trận để cảnh cáo”. Và hành vi tiếp theo của Bắc chạy ra chặn đầu xe, đồng thời dung hai
tay cầm đoạn tre vụt một nhát vào vùng đầu phía trái làm anh Ngọc ngã xuống đường”.
Ở đây, Bắc đã đánh anh Ngọc không phải vào lưng, tay, chân… mà là đầu, một trong
những bộ phân có thể tai nạn nguy hiểm cho người. Và chính vì việc đánh vào đầu anh
Ngọc của hung thủ đã dẫn đến việc anh Ngọc bị tử vong do “vật cứng tác động vào
vùng trái đầu gây tổn thương vỡ dập xương sọ dẫn đến chết”. Hành vi này cho thấy
hung thủ là người có tính hung hăng cao độ, coi thường tính mạng của người khác, sẵn
sàng đánh, giết người khác vì những nguyên cớ nhỏ nhặt.
-Tình tiết tăng nặng khác: cố tình thực hiện tội phạm đến cùng.
Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng - quy định tại điểm e khoản 1 Điều 48 BLHS. Cố
tình thực hiện tội phạm đến cùng được hiểu là quyết tâm thực hiện bằng được ý định
phạm tội và hành vi phạm tội, mặc dù có sự can ngăn của người khác hoặc có những trở
ngại khác trong quá trình thực hiện tội phạm. Trong vụ án này, khi tên Bắc có ý định
phạm tội đối với anh Ngọc và rủ rê những tên khác, 3 người là Dân, Chủ và Luyền đã
có lời can ngăn sau đó bỏ đi nhưng tên Bắc vẫn không nghe mà một mình thực hiện
hành vi phạm tội. có nghĩa là hắn đã quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng mặc dù đã
có người khác can ngăn, như vậy, ý định phạm tội của hắn đã thể hiện rõ.
Với tình tiết cố tình thực hiện tội phạm đến cùng, tên Bắc sẽ phải chịu tăng nặng
trách nhiệm hình sự vì những hành vi của mình.
Từ những điều đã phân tích trên, có thể thấy hành vi của Bắc là hành vi giết
người, và có tình tiết định khung tăng nặng theo quy định tại điều 93, khoản 1, điểm n.

Trong trường hợp này, tính tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “có tính chất côn đồ” là
tình tiết được luật quy định với tính chất là yếu tố định khung hình phạt đối với một tội
giết người, làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và là căn cứ cho phép
Nhóm 1_ TL2 _ Lớp N06_______________________________________________
5

×