Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Pháp luật và phong tục tập quán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.44 KB, 9 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội có thể tồn tại và phát triển được dựa trên cơ sở của sự trật tự và ổn
định. Để làm được điều này thì pháp luật giữ vai trò rất quan trọng, nó là chuẩn
mực cho hành vi của con người được quy định thành văn bản. cùng với pháp
luật thì phong tục tập quán cũng là công cụ hữu hiệu, quan trọng trong việc điều
chỉnh, quản lí các hành vi của con người. hai yếu tố này vừa có điểm khác nhau
nhưng cũng có điểm giống nhau như vai trò của chúng đối với quan hệ xã hội…
và chúng cũng có những mối quan hệ chặt chẽ, song song cùng tồn tại đồng
thời bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau. Nên khi tìm hiểu về mối liên hệ giữa chúng
chúng ta sẽ có thể vận dụng vào trong thực tế ở Việt Nam.
NỘI DUNG
1_ khái niệm
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo
mục tiêu, định hướng chung.
Phong tục tập quán là những quy tắc xử sự chung mang tính cộng
đồng, được lưu truyền một cách chủ yếu theo phương thức truyền miệng, được
bảo đảm thực hiện thói quen,dư luận xã hội và bằng cả các biện pháp cưỡng chế
phi nhà nước.
2_ giống nhau
Pháp luật và phong tục tập quán có nhiều điểm giống nhau.
Thứ nhất chúng đều là những quy tắc xử sự chung để hướng dẫn cách xử sự
cho mọi người trong xã hội, hay chúng chính là khuôn mẫu, chuẩn mực để
hướng dẫn mọi hành vi xử sự cho con người, để khi vào bất cứ trường hợp,
hoàn cảnh nào con người đều có thể dự liệu được cách xử sự của mình cho đúng
và nhờ vào pháp luật và phong tục tập quán chúng ta có thể biết được mình
được làm gì, không được làm gì,phải làm gì và làm như thế nào khi rơi vào một
hoàn cảnh nhất định, ngoài ra chúng còn là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và
đánh giá hành vi con người. Ví dụ hành động chặt phá rừng là hành vi trái pháp
luật vì đây là hành vi làm” suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường “ hành vi
này được nghiêm cấm trong Hiến pháp và các bộ luật của nhà nước. Tính chất


này là quy tắc xử sự chung còn được thể hiện ở việc pháp luật và phong tục tập
quán đặt ra không phải cho một chủ thể hay một tổ chức cá nhân cụ thể mà cho
tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh, chúng đươc
thực hiện nhiều lần trong thực tế vì chúng được đặt ra để điều chỉnh mọi trường
hợp có thể xảy ra trong xã hội.
Thứ hai cả pháp luật và phong tục tập quán đều tham gia điều chỉnh quan
hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội, chúng được đảm bảo thực hiện
bằng những biện pháp nhất định như tuyên truyền, thuyết phục, khuyến
khích….
Thứ ba pháp luật và phong tục tập quán chúng đều có tính xã hội tức là
chúng đều thể hiện ý chí chung của một cộng đồng dân cư nhất định và chúng
đều có sự thay đổi theo điều kiên và tình hình phát triển của xã hội.
Thứ tư cả pháp luật và phong tục tập quán đều là hai hiện tượng thuộc
kiến trúc thượng tầng nên chúng chịu sự quyết định của cơ sở hạ tầng. khi cơ sở
hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn thị chúng cũng thay đổi. mặc khác phong tục
tập quán và pháp luật cũng có tác động trở lại mạnh mẽ tới cơ sở hạ tầng,
chúng có thể thúc đẩy, tạo điều kiện cho sự phát triển hoặc kìm hãm cơ sở hạ
tầng tùy theo mức độ tiến bộ và việc sử dụng chúng của các lực lượng cầm
quyền trrong xã hội.
Thứ năm, cả phong tục tập quán và pháp luật đều do con người tạo ra và
không bất biến. pháp luật ra đời khi nhà nước ra đời, theo chủ nghĩa mác –lênin
thì nhà nước không bất biến và có thể mất đi khi không đảm bảo những yếu tố
tạo thành vì thế pháp luật cũng vậy. phong tục tập quán xuất phát từ ý thức và ý
chí con người , nó cũng có thể mất đi hoặc thay đổi khi con người cảm thấy
không còn phù hợp nữa.
3_ khác nhau
Mặc dù pháp luật và phong tục tập quán đều là những chuẩn mực để
đánh giá hành vi của con người. Tuy nhiên, đây là hai hiện tượng độc lập tương
đối, do đó chúng có sự khác nhau nhất định trong sự tồn tại và phát huy giá trị.
Thứ nhất, nếu như pháp luật được hình thành từ nhà nước thì phong tục tập

quán được hình thành từ xã hội. Pháp luật mang tính quyền lực nhà nước, nó chỉ
do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp
của nhà nước như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục hoặc các biện pháp cưỡng
chế hay sử dụng các cơ quan cưỡng chế của nhà nước như nhà tù, tòa án, cảnh
sát… còn phong tục tập quán hình thành một cách tự phát trong xã hội trên cơ
sở thói quen ứng xử có tính chất lặp đi lặp lại và phong tục tập quán được đảm
bảo thực hiện bằng dư luận xã hội, bằng sức thuyết phục hoặc bằng các biện
pháp phi cưỡng chế.
Thứ hai, về hình thức thì pháp luật được thực hiện chủ yếu dưới dạng văn
bản, còn phong tục tập quán thì thường được lưu truyền bằng miệng. pháp luật
có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và nó thường được biểu hiện dưới
các dạng như tập quán pháp, tiền lệ pháp, và các văn bản quy phạm pháp luật,
nên nội dung của nó thường rất cụ thể, không có nhiều nghĩa. Phong tục tập
quán không có tính xác định về mặt hình thức bởi nó được tồn tại dưới dạng bất
thành văn, được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng hình thức truyền
miệng, vì thế nhiêu khi nó còn bị sai lệch về nội dung. Chính vì thế nếu như nói
đến pháp luật ta nghĩ đến những quy định có tính chặt chẽ, còn phong tục tập
quán thì mang tính ước lệ chung chung.
Thứ ba, pháp luật có tác động vào tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan tới
các quan hệ xã hội, còn phong tục tập quán chỉ có tác động trong một cộng đồng
dân cư nhất định. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào các quan hệ xã hội thì
nó phải tuân thủ các quy định mà pháp luật đặt ra trên các văn bản pháp luật,
trong khi đó phong tục tập quán lại được lưu truyền bằng miệng nên nó bị “ tam
sao thất bản “ chính vì thế nó chỉ được áp dụng trong một phạm vi nhất định, và
mỗi một địa phương lại có một cách thể hiện các quy định khác nhau
Thứ tư, pháp luật có tính hệ thống còn phong tục tập quán không có tính
hệ thống. pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh nhiều
loại quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như
kinh tế, lao động… phong tục tập quán luôn có sự khác biệt trong các lĩnh vực
với nhau, chẳng hạn phong tục cheo cưới và phong tục cúng giỗ tổ tiên là hoàn

toàn khác biệt và không liên quan tới nhau.
Thứ năm, trong khi pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước thì phong
tục tập quán thường thể hiên ý chí của một cộng đồng dân trong những địa
phương nhất định. Pháp luật tồn tại khi có nhà nước do nhà nước ban hành mà
đại diện là giai cấp thống trị vì thế mà nó thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền.
Phong tục tập quán được sinh ra và tồn tại trong cộng đồng dân cư nhất định có
thể phát triển, thay đổi hoặc chấm dứt tùy thuộc vào chính nhu cầu của xã hội.
Thứ sáu, pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong những giai đoạn lịch sử nhất
định, giai đoạn có sự phân chia giai cấp, có mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp.
Còn phong tục tập quán ra đời và tồn tại trong tất cả các giai đoạn lịch sử nhất
định.
Thứ bảy, pháp luật được chính giai cấp thống trị ban hành và sửa đổi nhờ
một nhóm người có tri thức về lĩnh vực này nên nó dễ dàng bị thay đổi khi cần
thiết. Còn phong tục tập quán là tư tưởng trong xã hội nên rất khó thay đổi, nó
tồn tại trong suy nghĩ của cộng đồng xã hội trong một thời gian dài nên khi
muốn thay đổi thì cần rất nhiều thời gian.
Thứ tám, về biện pháp cưỡng chế, nếu như pháp luật có biện pháp cưỡng
chế rõ ràng và cứng rắn thông qua các bộ máy cưỡng chế của nhà nước như nhà
tù, cảnh sát… trong khi đó phong tục tập quán có những biện pháp cưỡng chế
mang bản chất xã hội như tẩy chay, bài xích, phạt bằng tài sản như trâu, bò….
Hay nói cách khác đó là ‘luật tục’ ít nghiêm khắc hơn, kéo dài hơn so với pháp
luật.
Thứ chín, mục đích của pháp luật mang tính hiện thực, còn phong tục tập
quán ngoài mục đích hiện thực thường có tính lí tưởng cao xa nhiều hơn là tính
hiện thực. Chẳng hạn, luật hình sự là những quy phạm quy định những hành vi
nguy hiểm cho xã hội và những hình phạt nếu mắc phải. Một số phong tục tập
quán thể hiện tính lí tưởng như cúng giỗ tổ tiên vừ thể hiện long hiếu thảo vừa
thể hiện sự mong muốn ông bà giúp con cháu bình an.., lễ hội “PHA LONG”
của đồng bào dân tộc Mông ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai được tổ chức
vào mùng 4 tết để cầu mưa thuận gió hòa, vạn vật tốt tươi, mùa màng bội thu…

Pháp luật và phong tục tập quán đều là những công cụ để điều chỉnh hành
vi, cách xử sự của con người trong xã hội, được xuất hiện do nhu cầu tổ chức,
quản lí những hoạt động chung của con người do vậy chúng có những chức
năng tương tự nhau, đồng thời ở chúng cũng có sự khác biệt rất lớn từ quá trình
hình thành, phát triển, nguồn gốc, chủ thể ban hành….
4_ mối quan hệ giữa pháp luật và phong tục tập quán
Giữa pháp luật và phong tục tập quán có mối quan hệ tác động qua lại
với nhau. Sự tác động của chúng có thể theo nhiều chiều hướng, tích cực hoặc
tiêu cực, hỗ trợ hay cản trở việc thực thi, xây dựng pháp luật.
Đầu tiên, là sự tác động của phong tuc tập quán tới pháp luật. phong tục tập
quán được hình thành và tồn tại trước khi có pháp luật ,, chúng được coi là “
luật tự nhiên “ hay “ luật dân gian “, chúng dược hình thành như một nhu cầu tất
yếu của con người. và khi pháp luật xuất hiên thì phong tục tập quán cũng
không bị mất đi mà ngược lại nhiều phong tục tập quán phù hợp với ý chí của
nhà nước thì được nhà nước thừa nhận và được quy định trong pháp luật. còn
những phong tục tập quán không phù hợp, trái với ý chí của nhà nước sẽ trở
thành tiền đề để hình thành nên những quy phạm thay thế chúng, để từ đó góp
phần và làm phong phú thêm cho pháp luật . vì thế trong đời sống có nhiều
trường hợp có người vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm phong tục tập quán,
chẳng hạn một người đàn ông lấy hai vợ thì người đó vừa vi pham trong luật
hôn nhân, vừa vi phạm truyền thống ở địa phương đó... Như vậy thì phong tục
tập quán là một trong những ‘nguyên liệu’ tạo ra pháp luật, đồng thời nó là công
cụ bổ sung, hỗ trợ cho pháp luật . Trong việc thực hiện và áp dụng pháp luật thì
những phong tục tập quán phù hợp với ý chí của nhà nước được thừa nhận
trong pháp luật góp phần làm cho pháp luật được thực hiên một cách nghiêm
chỉnh, tự giác hơn. chẳng hạn trong điều 625 bộ luật dân sự về việc bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra có quy định “trong trường hợp súc vật thả rông theo
tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập
quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”, như vậy phong tục tập
quán trong một số trường hợp mặc dù không được pháp luật hóa nhưng được

pháp luật thừa nhận và thay mặt pháp luật giải quyết vụ việc. Mặt khác, có
những phong tục tập quán trái với ý chí của nhà nước sẽ gây cản trở việc thực
hiện pháp luật, ví dụ tập quán cưỡng ép kết hôn, tảo hôn tồn tại trong xã hội đã
đi ngược lại với quy định của pháp luật làm việc thực thi pháp luật ở những địa
phương có phong tục này trở nên khó khăn hơn.
Pháp luật không chỉ bị phong tục tập quán tác động một cách bị động mà
nó cũng có vai trò nhất định đối với phong tục tập quán. Việc thực hiện pháp
luật một cách tự giác có thể góp phần củng cố, phát huy vai trò, tác dụng thực tế
của các phong tục tập quán khi chúng phù hợp với ý chí của nhà nước và được
nhà nước thừa nhận trong pháp luật, ví dụ như phong tục giỗ Tổ Hùng Vương là
phong tục tốt đẹp được Nhà nước thừa nhận và được đảm bảo thực hiên không
chỉ ở Phú Thọ mà còn được đảm bảo trên toàn quốc. Ngoài các quy định nhằm
bảo vệ và phát triển các phong tục tập quán tốt đẹp, pháp luật còn ngăn chặn,
lên án, loại trừ dần các phong tục tập quán bị suy thoái và trái với ý chí của nhà
nước. chẳng hạn việc thách cưới trước hôn nhân ở một số địa phương đang dần
bị loại bỏ nhờ vào quy định: cấm yêu sách của cải cưới hỏi trong hôn nhân hay
tập tục ‘nối dây’….
Như vậy, pháp luật và phong tục tập quán cùng có vai trò, tác động qua lại
với nhau, phong tục tập quán là một phần trong việc hình thành pháp luật, còn

×