Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh có kỹ năng sử dụng kênh hình môn Địa lý 6
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài.
II/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .
III/ Mục đích nghiên cứu.
IV/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
B. PHẦN NỘI DUNG
I/Cơ sở lý luận.
II/ Thực trạng dạy học địa lí ở trường Trung học cơ sở.
III/ Một số biện pháp cụ thể hướng dẫn HS sử dụng kênh hình trong Địa lí.
1.1/ Bản đồ, lược đồ.
1.2/ Biểu đồ.
1.3/ Tranh ảnh địa lí.
1.4/ Bảng số liệu.
IV/ Hiệu quả đạt được.
1/ Đối với giáo viên.
1/ Đối với học sinh.
C/ PHẦN KẾT LUẬN
I/ Những bài học kinh nghiệm.
II/ Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.
III/ Khả năng ứng dụng triển khai.
IV/ Những kiến nghị, đề xuất.
1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
TRƯỜNG THCS ĐỒNG- TƯỜNG
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
"HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÓ KĨ NĂNG SỬ DỤNG
KÊNH HÌNH MÔN ĐỊA LÍ 6"
Người viết: Nguyễn Thị Hoa
Giáo viên Trường THCS Đồng- Tường
Năm học: 2012-2013
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh có kỹ năng sử dụng kênh hình môn Địa lý 6
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài:
Nâng cao chất lượng dạy học là cả một quá trình tích luỹ của mỗi giáo viên, từ
những bài học cụ thể, từ những vấn đề cụ thể. Sử dụng kênh hình trong môn Địa Lý
là một vấn đề quan trọng, mang tính đặc thù của bộ môn .Trực quan là để giúp học
sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, nhớ lâu, không nhàm chán, không khô
khan. Những hình ảnh trực quan sẽ kích thich sự hứng thú, tìm tòi, muốn khám
phá của học sinh. Vậy làm thế nào để các em học sinh cảm thấy thích thú khi nhìn
những tấm bản đồ,tranh vẽ,mô hình,bảng số liệu ?. Đó là nhiệm vụ của giáo viên
phải hướng dấn cho các em có kĩ năng sử dụng chúng.
Môn Địa lí cung cấp học sinh những kiến thức cơ bản về các hiện tượng địa lí xảy
ra trên bề mặt Trái Đất và các hoạt động của con người ở trên Trái Đất; góp phần hình
thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn, giúp
cho học sinh bước đầu vận dụng những kiến thức địa lí để ứng xử phù hợp với môi
trường tự nhiên, xã hội xung quanh, với yêu cầu của đất nước và xu thế thời đại mới.
Thực tế hiện nay cho thấy không ít học sinh xem Địa lí là một môn học phụ,
nên học cho qua loa lấy lệ, nhiều em chưa thạo kĩ năng sử dụng kênh hình để khai
thác kiến thức.Đặc biệt là học sinh lớp 6 –kĩ năng sử dụng kênh hình là rất quan
trọng.
Là giáo viên Địa lí tôi thấy mình cần phải góp phần nâng cao chất lượng học
tập bộ môn ở khối lớp mình giảng dạy. Đó là lí do thúc đẩy tôi mạnh dạn chọn đề
tài:“ Hướng dẫn học sinh có kĩ năng sử dụng kênh hình trong môn Địa lí 6”.
2
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh có kỹ năng sử dụng kênh hình môn Địa lý 6
II/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu :
- Phạm vi nghiên cứu: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng kênh hình môn Địa lí 6,.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6 THCS .
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Về lí luận: Nghiên cứu một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường
THCS , tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS, SGK, SGV Địa 6.
+ Về thực tiễn: Thực nghiệm, khảo sát.
III/ Mục đích nghiên cứu:
Hướng dẫn học sinh có kĩ năng sử dụng kênh hình (học sinh nghiên cứu bản đồ,
tranh ảnh, bảng số liệu tìm ra kiến thức mới) góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
IV/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Có kĩ năng : học sinh phân tích biểu đồ, bản đồ, khai thác tranh ảnh tự tìm ra
kiến thức làm tăng hứng thú học tập, giờ học thêm sinh động , khắc sâu kiến thức
giúp các em nhớ lâu.
B. PHẦN NỘI DUNG
I/Cơ sở lý luận:
Môn Địa lí cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức phong phú về địa
lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội. Vì vậy, để học sinh hiểu, nắm vững các kĩ năng và
kiến thức địa lí trong dạy học Địa lí giáo viên cần đặc biệt coi trọng các vấn đề sau:
+ Hình thành cho học sinh hệ thống các biểu tượng, khái niệm địa lí, các mối quan
hệ địa lí, nhất là mối quan hệ nhân quả.
+ Phát triển cho học sinh tư duy địa lí .
3
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh có kỹ năng sử dụng kênh hình môn Địa lý 6
+ Tận dụng triệt để các thiết bị dạy học Địa lí như tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, bảng
thống kê, băng đĩa hình, trong đó quan trọng nhất là bản đồ.
+ Tăng cường hướng dẫn học sinh quan sát, thu thập thông tin, vận dụng kiến thức,
kĩ năng địa lí để giải quyết vấn đề có liên quan trong cuộc sống.
II/ Thực trạng dạy học địa lí ở trường Trung học cơ sở:
Trong dạy học Địa lí, giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học
như phương pháp dùng lời, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. Nhiều
giáo viên đã sử dụng các phương pháp này khá tốt, khêu gợi được suy nghĩ, tìm tòi,
tự lực của học sinh. Tuy nhiên, cũng không ít giáo viên còn ít quan tâm tới việc phát
huy tính tích cực học tập của học sinh khi sử dụng các phương pháp dạy học nói
trên.
Một số giáo viên địa lí sử dụng các phương tiện trực quan để minh họa, ít chú ý
đến việc cho học sinh tự làm việc với các phương tiện này. Chính vì vậy kĩ năng địa
lí của học sinh còn yếu.
Trên thực tế, đa số học sinh lớp 6 còn lúng túng khi đọc bản đồ, biểu đồ, hoặc
rất kém trong việc lập biểu đồ dựa trên các số liệu có sẵn.
Trong những năm qua, cùng với việc triển khai cải cách giáo dục, phương pháp
dạy học Địa lí tuy đã có một số cải tiến, chú ý tới việc phát huy tính tích cực của học
sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức bằng cách tăng cường hệ thống câu hỏi có yêu
cầu phát triển tư duy, nhưng đó chỉ là những câu hỏi do giáo viên nêu ra và giáo viên
dẫn dắt đến đâu thì giải quyết đến đó.Về mặt hình thức, các giờ học đó có vẻ sinh
động vì học sinh tích cực hoạt động. Song nếu theo quan niệm về học tập tích cực thì
4
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh có kỹ năng sử dụng kênh hình môn Địa lý 6
những giờ học như vậy chưa thể nói rằng học sinh đã học tập một cách tích cực, bởi
hoạt động của học sinh ở đây mới chỉ là việc trả lời thụ động các câu hỏi của giáo viên
chứ bản thân học sinh chưa chủ động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết những vấn đề đặt
ra trong bài học.
Nguyên nhân của những tồn tại trên đó là chưa có sự thống nhất về quan điểm
đổi mới phương pháp dạy học địa lí, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đầy đủ, kiểm tra
đánh giá…trong đó chế độ thi cử còn chia ra các môn “chính phụ” là những trở ngại
lớn.
III/ Một số biện pháp cụ thể hướng dẫn HS sử dụng kênh hình trong Địa lí:
Thiết bị và phương tiện dạy học phong phú, hiện đại, thực sự là công cụ cho học
sinh trong việc nghiên cứu khám phá kiến thức một cách nhanh chóng và có hiệu quả.
Do vậy, giáo viên cần tổ chức hướng dẫn học sinh tiến hành các hoạt động học tập
nhằm khai thác và lĩnh hội kiến thức với phương tiện dạy học Địa lí sau:
1.1/ Bản đồ, lược đồ:
Bản đồ là nguồn kiến thức quan trọng và được coi như quyển sách thứ hai của
học sinh. Tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ giáo viên cần lưu ý hướng dẫn
học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ theo các bước sau:
- Đọc tên bản đồ để biết đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ là gì ?
- Đọc bảng chú giải để biết cách người ta thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như
thế nào? Bằng các kí hiệu gì? Bằng các màu gì? Bởi các kí hiệu qui ước trên bản đồ
là những biểu trưng của các đối tượng, hiện tượng địa lí trong hiện thực khách quan.
Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết thông qua những kí hiệu đó mà
5
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh có kỹ năng sử dụng kênh hình môn Địa lý 6
rút ra nhận xét về tính chất, đặc điểm của các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản
đồ.
- Dựa vào các kí hiệu, màu sắc trên bản đồ để xác định vị trí của các đối tượng địa lí.
- Dựa vào bản đồ kết hợp với kiến thức địa lí, vận dụng các thao tác tư duy (so sánh,
phân tích, tổng hợp) để phát hiện các mối liên hệ địa lí không thể hiện trực tiếp trên
bản đồ nhằm giải thích sự phân bố cũng như đặc điểm các đối tượng , hiện tượng địa
lí.
Ví dụ: Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ lược đồ “Bản đồ một khu vực
của Thành phố Đà Nẵng ” trong SGK Địa lí Lớp 6.(Bài 3: Tỉ lệ Bản Đồ .).
+ Tên bản đồ : “Bản đồ một khu vực của Thành phố Đà Nẵng”.
+ Cách thể hiện: Đọc tỉ lệ bản đồ, các đối tượng địa lí như đường đi kí hiệu
bằng đường, khách sạn kí hiệu bằng điểm…
-Dựa vào tỉ lệ được thể hiển trên lược đồ để tính chiều dài các khoảng cách trên bản đồ.
-Dựa vào lược đồ, kết hợp với các kiến thức đã học để xác lập mối quan hệ giữa tỉ lệ
bản đồ và mức độ chi tiết thể hiện trong bản đồ: tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi
tiết càng nhiều và ngược lại.
1.2/ Biểu đồ:
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phân tích biểu đồ theo các bước:
- Đọc tiêu đề biểu đồ, xem biểu đồ thể hiện, hiện tượng gì ? (khí hậu, cơ cấu kinh tế )
- Tìm hiểu xem các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì? trên lãnh thổ nào và thời
gian nào, được thể hiện trên biểu đồ như thế nào? (theo đường, cột, hình quạt ) và
trị số các đại lượng được tính bằng gì? (mm, %, triệu người ).
6
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh có kỹ năng sử dụng kênh hình môn Địa lý 6
-Dựa vào các số liệu thống kê đã được trực quan hóa trên biểu đồ, đối chiếu, so
sánh
chúng với nhau và rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lí được thể
hiện.
Ví dụ: Bài 21: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa (Lớp 6).
Bài tập 1: Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội(Hình 55-
SGK/65).
+ Tên biểu đồ: biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội.
+ Các đại lượng được thể hiện trên biểu đồ là nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội
qua các tháng trong năm. Nhiệt độ được thể hiện bằng đường đồ thị, lượng mưa được
thể hiện bằng hình cột. Trị số của nhiệt độ được tính bằng (
o
C), lượng mưa được tính
bằng (
mm
).
+ Dựa vào đường đồ thị thể hiện nhiệt độ và các cột thể hiện lượng mưa của Hà Nội
có sự chênh lệch của các tháng trong năm. Có tháng nhiệt độ cao (tháng 7) có tháng
nhiệt độ thấp (tháng 1), có tháng mưa nhiều (tháng 8), có tháng mưa ít (tháng 12). Sự
chênh lệch về nhiệt độ và lượng mưa giữa các tháng cao nhất và thấp nhất tương đối
lớn (về nhiệt độ chênh lệch nhau khoảng 12
o
C, về lượng mưa chênh lệch nhau khoảng
280
mm
)
1.3/ Tranh ảnh địa lí:
Việc khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí được tiến hành theo các bước:
- Nêu lên các bức tranh (hoặc ảnh) nhằm xác định xem bức tranh hay, bức ảnh đó
thể hiện cái gì (đối tượng địa lí nào)?, ở đâu?
7
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh có kỹ năng sử dụng kênh hình môn Địa lý 6
- Chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của các đối tượng địa lí được thể hiện trên bức
tranh (hoặc ảnh).
- Nêu biểu tượng và khái niệm địa lí trên cơ sở những đặc điểm và thuộc tính của nó.
Tuy nhiên, tranh ảnh chỉ có tác dụng giúp học sinh khai thác được một số đặc
điểm và thuộc tính nhất định về đối tượng. Vì vậy, giáo viên cần gợi ý cho học sinh
dựa vào kiến thức địa lí đã học, kết hợp với bản đồ, biểu đồ, các tư liệu địa lí khác để
giải thích đặc điểm, thuộc tính cũng như sự phân bố (vị trí) của đối tượng địa lí được
thể hiện trên bức tranh (hoặc ảnh) đó.
Ví dụ: Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt
trái đất.(Lớp 6).
Ảnh tác động của gió trong việc mài mòn đá .(Hình 30SGK/38)
+ Tên tranh: tác động của gió trong việc mài mòn đá
+ Đặc điểm thể hiện trên bức tranh: Đá dưới tác động của gió đã làm hình thù
biến dạng như những hòn nấm.
+ Dựa vào các đặc điểm đó để giải thích tại sao các tảng đá ở đây lại có hình nấm
giống nhau như thế? – Đó là do tác động của ngoại lực là gió đã xâm thực mài mòn đá.
1.4/ Bảng số liệu:
Khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các bảng số liệu thống kê (hoặc
các số liệu riêng lẻ). Cần chú ý học sinh:
- Không bỏ sót số liệu nào.
- Phân tích các số liệu tổng quát trước khi đi vào số liệu cụ thể.
8
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh có kỹ năng sử dụng kênh hình môn Địa lý 6
- Tìm các trị số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình.
- Xác lập mối quan hệ giữa các số liệu, so sánh đối chiếu các số liệu theo cột,
theo hàng để rút ra nhận xét.
- Đặt ra các câu hỏi trong khi phân tích, tổng hợp các số liệu nhằm tìm ra kiến thức
mới.
Trên cơ sở từng bước hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, tranh
ảnh
địa lí, giáo viên vận dụng các bước này một cách linh hoạt hướng dẫn học sinh khai
thác kiến thức từ các phương tiện dạy học địa lí khác như mô hình.
IV/ Hiệu quả đạt được:
1/ Đối với giáo viên:
- Giáo viên tích cực nghiên cứu, suy nghĩ, tìm ra những phương pháp phù hợp
với nội dung từng bài, từng phần, từng loại kiến thức.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày một nâng cao.
2/ Đối với học sinh:
- Phát huy được tính tích cực sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học cho
người học, bỏ được thói quen học thụ động, ghi nhớ.
- Học sinh ngoài việc tự học còn biết trao đổi thảo luận với bạn trong nhóm,
trên lớp, đề xuất ý kiến.
*Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
9
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh có kỹ năng sử dụng kênh hình môn Địa lý 6
C/ PHẦN KẾT LUẬN:
I/ Những bài học kinh nghiệm:
Qua kết quả thực nghiệm, tôi nhận thấy rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử
dụng kênh hình để học môn địa lí có khó nhưng học sinh vẫn làm được, giáo viên
chỉ cần tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái trong giờ học để các em yêu thích môn
học; đặt câu hỏi kích thích sự tò mò của học sinh và tạo nhiều cơ hội để các em làm
việc với bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh… dần dần sẽ thành thói quen giúp các em mạnh
dạn hơn, không còn cảm giác sợ tiếp xúc với những thiết bị dạy học.
II/ Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng các thiết bị dạy học, biết thu thập, xử
lý thông tin trong sách giáo khoa để tìm ra kiến thức mới của bài học sẽ giúp học sinh
lĩnh hội kiến thức địa lí một cách nhanh chóng và nhớ lâu. Kết quả học tập sẽ tăng lên.
III/ Khả năng ứng dụng triển khai:
Khối HK1(2011-2012) HK1 (2012-2013)
Dưới TB Trên TB Dưới TB Trên TB
SL (TL) SL (TL) SL (TL) SL (TL)
6 3/168(1,8) 165/168(98,2) 1/107(0,9) 106/107(99,1)
10
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh có kỹ năng sử dụng kênh hình môn Địa lý 6
Qua thời gian nghiên cứu đề tài và dạy thử nghiệm đối chứng tôi thấy học sinh
có đủ những năng lực để lĩnh hội các kĩ năng.
Kết quả: Trong giờ học các em tích cực hơn, ham tìm tòi học hỏi trên bản đồ,
tranh ảnh, băng hình…Từ kênh chữ, kênh hình rút ra kiến thức mới. Học sinh nắm
vững kiến thức, vận dụng giải thích được những hiện tượng địa lí thường gặp trong
cuộc sống hàng ngày.
IV/ Những kiến nghị, đề xuất:
Để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí, thực hiện phương pháp dạy
học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, bản thân tôi có kiến nghị sau:
- Kính mong cấp trên trang bị cho các trường đầy đủ các thiết bị như bản đồ,
tranh ảnh, mô hình… trong chương trình học.
- Bản đồ treo tường nên có màu sắc, kí hiệu giống bản đồ trong sách giáo khoa
để tiện cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
11