Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ _ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế - Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà
Đông
Sinh viên: Đỗ Thị Hồng Minh
Lớp: Kinh tế môi trường
Khóa: 47
Hệ: Chính quy
Người hướng dẫn: PGS.TS Lê Thu Hoa
Hà Nội, 2009
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt 2
Lời nói đầu ………………………………………………………………………… 3
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị 6
1.1 Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt đô thị 6
1.1.1 Nguồn phát sinh ……………………………………………………………. 6
1.1.2 Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt đô thị ……………… 8
1.2Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đô thị ………………………………… 8
1.3Quản lý, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ……………………………… 16
1.3.1 Khái niệm ………………………………………………………………… 16
1.3.2 Mô hình quản lý CTRSH đô thị…………………………………………….
Chương II: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông ………
17
23
2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Quận Hà Đông ………………. 23
2.2 Hiện trạng chung về quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Hà Tây ………………. 29
2.3 Hiện trạng xử lý CTRSH trên địa bàn Quận Hà Đông ……………………… 31
2.4 Nội dung quy hoạch xây dựng quy hoạch quản lý chi tiết thu gom, vận chuyển


và xử lý rác thải sinh hoạt cho Quận Hà Đồng
32
Chương III: Quan Điển và các giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn
sinh hoạt tại Quận Hà Đông ……………………………………………………….
44
3.1 Dự báo xu thế biến đổi và những thách thức của khối lượng chất thải rắn của
Quận Hà Đông trong tương lai
44
3.2 Quan điểm hoàn thiện mô hình quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà
Đông ……………………………………………………………………………….
52
3.3 Giải pháp hoàn thiện mô hình quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà
Đông ……………………………………………………………………………….
69
Kết luận …………………………………………………………………………… 76
Tài liệu tham khảo ………………………………………………………………… 77
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI
ĐẦU
Lý do chọn đề tài, tên đề tài
Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển
kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên 7%/ năm.
Năm 2005 tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 9 năm qua. Từ
năm 2000 đến 2005, dân số Việt Nam tăng 5,48 triệu người, trong đó tỉ lệ dân số thành thị
tăng từ 24,18% năm 2000 đến 26,97% năm 2005, tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn giảm
từ 75,82% xuống 73,93%. Dự báo đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu
người, chiếm 33% dân số và đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước.
Tính đến tháng 6 năm 2007 có tổng cộng 729 đô thị các loại, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất
nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy
nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa nhanh chóng cũng đã tạo ra

sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường sống và phát triển không
bền vững về mặt môi trường. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và các khu công
nghiệp ngày càng nhiều với thành phần ngày càng phức tạp. Quận Hà Đông là một đô thị
BOT Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao
BT Xây dựng – Chuyển giao
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
CTNH Chất thải nguy hại
CTR Chất thải rắn
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
CTRSHĐT Chất thải rắn sinh hoạt đô thị
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GNP Tổng sản phẩm quốc gia
KCN Khu công nghiệp
MTĐT Môi trường đô thị
QLCTR Quản lý chất thải rắn
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
lớn, giữ vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Hà Tây (cũ) –
Thành phố Hà Nội mới. Trong những năm gần đây, do tác động của nền kinh tế thị trường
và các chính sách mở cửa cùng với vị trí giao lưu buôn bán thuận tiện nên tốc độ đô thị
hóa của Quận ngày càng cao. Tuy nhiên, sự phát triển của Quận Hà Đông hiện nay vẫn
còn trong tình trạng thiếu đồng đều. Sự phát triển chưa đồng bộ giữa tốc độ đô thị hóa và
việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với sự phát triển của các ngành dịch vụ công cộng, du
lịch, thương mại cùng với mật độ dân cư tập trung cao đã tạo nên một lượng rác thải ra
môi trường xung quanh ngày càng nhiều. Lượng rác thải này không được thu gom, xử lý
kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như gây tác động xấu
đến sức khỏe cộng đồng dân cư đang sinh sống tại Quận và các vùng lân cận.
Trong những năm qua Quận Hà Đông đã phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan

của tỉnh, xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề rác thải, trực tiếp tổ chức, chỉ đạo việc
thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn Quận, nhưng với nguồn kinh
phí còn hạn hẹp nên công việc mới chỉ thực hiện được bước đầu. Bên cạnh đó, vấn đề ý
thức của người dân mới môi trường, đặc biệt là đối với quản lý chất thải rắn còn chưa cao
nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường. Quy hoạch về quản lý, xử
lý chất thải rắn là nội dung rất cần thiết cho giai đoạn hiện nay và trong tương lai đối với
Quận Hà Đông nói riêng và cho toàn tỉnh Hà Tây nói chung. Xuất phát từ thực trạng đó
tôi chon chuyên đề nghiên cứu: “Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại
Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề nhằm: (a) Nêu bật bức tranh đô thị hóa với vấn đề
chất thải rắn sinh hoạt đô thị; (b) Đánh giá hiện trạng, diễn biến tổng lượng, thành phần
và nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị tại Quận Hà Đông; (c) Đánh giá hiện trạng công
tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị Quận Hà Đông; (d) Đề xuất
các giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chất thải rắn đô thị
tại Quận Hà Đông; (e) Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Quận Hà Đông
đến năm 2020; (f) Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông;
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đồi tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận của mô hình quy hoạch quản lý chất thải
rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông, Quận Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề có sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập, thống kê, phương
pháp kế thừa, phương pháp điều tra khảo sát thực địa Phương pháp chuyên gia, phương
pháp mô hình hoá, phương pháp so sánh
Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Chương 2: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
Chương 3: Quan Điển và các giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt
tại Quận Hà Đông

Lời cảm ơn
Thời gian thực tập vừa qua Trung tâm tư vấn và Công nghệ Môi trường không dài nhưng
đối với tôi là rất quý giá vì nó đã giúp tôi trưởng thành hơn qua việc làm quen với môi
trường làm việc thực tế, áp dụng các kiến thức, kỹ năng có được vào trong thực tế cũng
như học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mới. Trong thời gian thực tập, tôi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của rất nhiều người. Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn
đến PGS.TS. Lê Thu Hoa đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi rất nhiều trong quá trình thực tập,
hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn anh
Dương Xuân Điệp – Trưởng nhóm công nghệ môi trường- các anh chị đang làm việc
tạiTrung tâm tư vấn Công nghệ Môi trường- Tổng cục môi trường - vì sự giúp đỡ nhiệt
tình và thái độ thân thiện, cởi mở, chân tình mà mọi người luôn dành cho tôi trong những
ngày vừa qua.
Lời cam đoan: “Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện,
không sao chép, cắt ghép các báo cáo luận văn của người khác; Nếu sai phậm tôi xin
chịu kỷ luật với Nhà trường
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Ký tên
Họ và tên: Đỗ Thị Hồng Minh”
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.1Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt đô thị
1.1.1 Nguồn phát sinh
a. Nguồn sinh hoạt
Tổng dân số Quận Hà Đông là: 175.371 người, lượng rác thải sinh hoạt thải ra từ nguồn
này khá lớn, chiếm khoảng 75 – 80% tổng lượng rác thải trên toàn địa bàn. Mặc dù đã có
bộ phận chuyên trách là Công ty Môi trường đô thị đảm nhiệm xử lý, tuy nhiên hệ thống
thu gom chưa triệt để, kỹ thuật xử lý còn hạn chế cộng thêm nguồn kinh phí hạn hẹp,
trang thiết bị còn thiếu nên chất thải rắn từ nguồn này ngày càng gia tăng sức ép lên môi
trường. Nếu coi mỗi người mỗi ngày xả thải ra 0,65 kg rác thì khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt là: 114tấn/ngày.
b. Nguồn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế của Quận,
khoảng 50%. Ngành công nghiệp chủ yếu của Quận là sản xuất và chế biến lương thực,
thực phẩm, thủy hải sản, chế biến lâm sản, đồ mộc dân dụng, thủ công mỹ nghệ, thủ công
gia truyền, chế biến thức ăn gia súc… Các loại chất thải chủ yếu từ nguồn này bao gồm :
- Chất thải từ vật liệu trong quá rình sản xuất
- Chất thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất
- Chất thải từ bao bì đóng gói sản phẩm.
c. Nguồn nông nghiệp
Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 3,89% trong cơ cấu kinh tế Quận Hà Đông. Cây lương thực
chủ đạo trên địa bàn Quận là lúa, bên cạnh còn có cây ngũ cốc như ngô, khoai, đậu, lạc và
đậu tương. Chất thải từ nguồn này chủ yếu là:
- Rơm rạ
- Phân gia súc
- Cành cây, thân cây bỏ đi
- Bao bì đựng các loại.
Thông thường, chất thải nông nghiệp hầu hết được nông dân tự giải quyết bằng cách làm
phân chuồng, nuôi gia súc, làm nhiên liệu… Tuy nhiên, đối với một số hộ do thiếu diện
tích xử lý trong gia đình, hoặc không được sử dụng cho các mục đích trên nên vẫn được
xả thải ra môi trường. Do đó, khối lượng rác thải từ nguồn này chiếm tỷ lệ cũng không
nhỏ và cần được tiến hành thu gom xử lý.
d. Nguồn du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khu chợ
Hiện nay, trên địa bàn Quận có một chợ lớn trung tâm và nhiều chợ nhỏ, hàng chục nhà
hàng phục vụ ăn uống và điểm dịch vụ. Rác thải từ nguồn này có thành phần chủ yếu là
chất hữu cơ dễ phân hủy như thức ăn thừa, mẩu rau, củ, quả, lá cây, cành cây nhỏ…Ngoài
ra, thành phần có nguồn gốc plastic cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. Khối lượng rác từ nguồn
này khá lớn, cần được tiến hành thu gom xử lý triệt để.
e. Nguồn xây dựng
Cùng với quá trình đô thị hóa, việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Quận diễn ra với tốc độ
cao. Nhiều đường giao thông, trường học, trụ sở, nhà dân, cầu cống được xây dựng. Chất
thải rắn loại này chủ yếu gồm: gạch vỡ, bê tông, vôi vữa, đất đá…nếu không được xử lý

sẽ gây cản trở giao thông, tác dòng chảy, làm mất mỹ quan đô thị, cần phải có biện pháp
thu gom xử lý riêng đối với nguồn chất thải này.
f. Nguồn công sở, cơ quan, trường học…
Toàn Quận với hơn 300 các cơ quan ban ngành của trung ương, Tỉnh và của Quận đóng
trên địa bàn Quận. Rác thải từ nguồn này chiếm tỷ lệ không lớn, thành phần chủ yếu là
giấy báo, bao bì giấy, bao bì plastic… Có thể thu gom, vận chuyển, tập kết chung với
lượng rác thải từ các nguồn khác để tiến hành xử lý.
g. Rác đường phố
Quận Hà Đông có tổng chiều dài các đường phố là 130,587km, với tổng diện tích đất giao
thông của các phố chính là 580.000 m2, lượng chất thải rắn chủ yếu do những người tham
gia giao thông và các hộ mặt đường tạo ra. Ước tính 1m2 đường tạo ra khoảng 0,01 kg
chất thải rắn/ngày đêm. Như vậy, trung bình trung bình một ngày đêm nguồn này tạo ra
khoảng 5,8 tấn/ngàyđêm chất thải rắn.
Như vậy, tổng khối lượng rác phát sinh trên địa bàn Quận khoảng 150 – 160 tấn/ngày.
1.1.2 Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Qua thực tế khảo sát và quá trình phân tích mẫu chất thải rắn sinh hoạt cho thấy, thành
phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Hà Đông như sau :
Bảng thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Hà Đông
Thành phần rác Tỷ lệ % về khối lượng Độ ẩm
Hữu cơ 57,5 60,0%
Giấy, bìa, carton, gỗ 4,3 40,0%
Nilông, chất dẻo 9,3 28,5%
Vải, da, cao su 6,7 30,0%
Gạch đá, thuỷ tinh 13,1 20,0%
Kim loại 1,5 6,0%
Các loại khác 7,5 25,0%
1.2 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đô thị
1.2.1 Tác động của CTRSH đô thị tới kinh tế - xã hội
Ngày nay, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đã trở thành vấn đề môi trường và mang
tính chính trị quan trọng không chỉ ở các nước công nghiệp hóa phát triển mà cả ở các

nước đang phát triển. Các vấn đề liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt đô thị ngày càng
trở nên quan trọng do những lý do sau đây:
- Vòng đời của các loại sản phẩm tiêu dùng ngày càng trở nên ngắn đi do trình độ phát
triển công nghệ sản xuất và mức sống tăng. Đây là lý do dẫn tới việc gia tăng nhanh
chóng lượng chất thải phát sinh ở nhiều khu vực phát triển và đang phát triển trên thế
giới.
- Không hạn chế và điều tiết được việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất
hàng hóa tiêu dùng dẫn đến suy kiệt tài nguyên và gia tăng lượng chất thải từ sản xuất,
tiêu dùng, gây sức ép tới tài nguyên đất, nước.
- Việc xử lý rác thải trở nên khó khăn do lượng phát thải quá lớn, thành phần phức tạp và
khó xác định được những loại hình hóa chất có mặt trong rác thải. Đây là lý do dẫn đến
phải đầu tư tài chính ngày càng nhiều cho các hoạt động xử lý chất thải.
Tác động và ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đô thị tới phát triển kinh tế - xã hội
ngày càng thấy rõ. Mức chi cho quản lý chất thải tăng mạnh ở nhiều khu vực trên thế giới.
Bên cạnh chi phí trực tiếp cho các hoạt động và dịch vụ quản lý chất thải, xã hội còn phải
chịu những chi phí và tổn thất tính bằng tiền do các ảnh hưởng sau:
- Sức khỏe của cộng đồng và công nhân trực tiếp làm việc trong ngành quản lý chất thải
bị giảm sút do tác động ô nhiễm gây bởi CTRSHĐT;
- Giải quyết và làm sạch ô nhiễm nước do ảnh hưởng của việc xả thải cũng như các biện
pháp xử lý CTRSHĐT;
- Thiệt hại đối với ngành thủy sản do CTRSHĐT gây ô nhiễm nguồn nước;
- Thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp do ô nhiễm môi trường đất và mất quỹ đất do sử
dụng đất để chôn lấp CTRSHĐT;
- Thiệt hại kinh tế đối với ngành du lịch do suy giảm lượng khách đến thăm quan vì cảm
thấy không thoải mái và khó chịu với tình trạng ô nhiễm gây ra bởi CTRSHĐT.
Hiện nay, ở nhiều nước phát triển, để hạn chế những tác động và giải quyết các vấn đề về
chất thải, các chương trình 3R (giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng) đã được đẩy mạnh triển
khai ở nhiều cấp độ và quy mô khác nhau, đi đôi với nó là các chương trình giáo dục,
nâng cao nhận thức về tiêu dùng đúng cách và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, đối
với các nước đang phát triển, như Việt Nam, việc triển khai các chương trình kiểu này

vẫn còn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
Theo kết quả điều tra do Bộ Y tế phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện trong chương
trình “Điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002”, so với khu vực nông thôn, việc xử lý
CTRSH ở khu đô thị mặc dù đã tốt hơn, song vẫn còn ở trình độ thấp so với các nước
trong khu vực và các nước tiên tiến. Tỷ lệ CTSH được thu gom và xử lý hợp vệ sinh ở các
đô thị vẫn chưa cao.
Hình 1.1. Chi phí trong vận hành và bảo dưỡng các hệ thống quản lý chất thải rắn
Nguồn: Điều tra của các CT MTĐT, 2003. Các Quận lớn: số dân > 500.000; các Quận
cỡ vừa: số dân 250.000-500.000; Các Quận cỡ nhỏ: số dân < 250.000.
Bảng 1.1. Chi phí cho hoạt động liên quan đến rác thải đô thị ở Việt Nam so với các nước
Quận, nước Năm
Chi phí theo đầu
người
(Đô la Mỹ)
% GNP cho quản lý
chất thải rắn
Việt Nam (TB) 2003 3,5 0,20
Pháp 1995 63 0,25
0.00
0.05
0.10
0.15
0.20
0.25
0.30
0.35
Ho Chi
Minh City
Hanoi
Hai Phong

Da Nang
Quang
Ninh
Can Tho
Lam Dong
Binh Dinh
Thua
Thien Hue
Gia Lai
Nam Dinh
Bac Lieu
Phu Tho
Hoa Binh
Quang
Binh
m illio n V N D /ton colle cte d
Large cities Medium-sized cities Small-sized cities
Lớn Vừa Nhỏ
tri

u
đ

n
g/
tấ
n
Malaixia 1994 15,25 0,38
Philippin 1995 4 0,37
Ấn Độ 1995 1,77 0,51

Băng La Đét 1995 1,46 0,54
Colombia 1994 7,75 0,48
(Nguồn: Báo cáo Diễn biến môi trường- Chất thải rắn, 2004)
Đầu tư cho lĩnh vực quản lý chất thải rắn tăng từ 195 tỉ đồng năm 1998 đến gần 1.100 tỷ
đồng năm 2003. Tỷ lệ đầu tư lớn nhất (87%) là dành cho cải thiện các hệ thống quản lý
chất thải rắn đô thị, tiếp theo là cho các hệ thống quản lý chất thải y tế (12%) và rác thải
công nghiệp (1%). Do tỷ lệ CTR được quản lý và trình độ công nghệ xử lý CTRSH ở Việt
Nam vẫn ở mức thấp hơn so với các nước trong khu vực, nên chi phí cho quản lý CTR nói
chung ở Việt Nam vẫn ở mức thấp, chiếm khoảng 0,2% GDP. Mức chi trung bình cho xử
lý CTRSH chiếm khoảng 0,5% chi phí sinh hoạt của 1 hộ gia đình (Theo kết quả điều tra
mức sống hộ gia đình năm 2002 của Tổng cục Thống kê). Các tỷ lệ này sẽ gia tăng nhanh
chóng khi kinh tế - xã hội phát triển do mức phát thải CTRSH gia tăng cũng như gia tăng
sự quan tâm và đầu tư cho lĩnh vực xử lý CTRSH từ các khu vực khác nhau.
Bảng 1.2. Các nguồn đầu tư cho lĩnh vực quản lý chất thải rắn (tỷ đồng)
Nguồn: Tính toán từ Danh mục các dự án môi trường của UNDP, cơ sở dữ liệu của Bộ
KH&ĐT về các dự án đầu tư của Nhà nước
Từ năm 1998 đến nay, các nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực quản lý chất thải rắn ngày càng
tăng. Trong năm 2003, nguồn đầu tư từ ngân sách trung ương tăng mạnh, nhiều gấp 100
lần so với năm 1998. Cùng giai đoạn này, các khoản đầu tư từ ngân sách các tỉnh/Quận
cũng tăng gấp đôi, nguồn đầu tư từ ODA tăng gấp bốn lần. Ngân sách trung ương đầu tư
chủ yếu cho cơ sở hạ tầng trong khi tại các địa phương lại chủ yếu đầu tư cho các hoạt
1998 1999 2000 2001 2002 2003
Ngân sách Trung ương 2,9 11 11 125 294 314
Ngân sách địa phương 33 44 66 94 77 77
ODA 159 251 279 503 640 692
Tổng 195 306 356 722 1.011 1.083
động thu gom, duy tu và bảo dưỡng. Các công ty môi trường đô thị không có quyền kiểm
soát một cách độc lập các nguồn thu và ngân sách của họ do phí thu được từ các dịch vụ
quản lý chất thải rắn phải nộp vào ngân quỹ của Nhà nước và sau đó lại phân bổ ngược lại
cho các công ty môi trường đô thị dưới dạng bao cấp từ ngân sách Nhà nước.

Hiện nay, khó có thể tính toán và đánh giá được tác động về kinh tế - xã hội trên cơ sở
tính toán tổng chi phí và thiệt hại tính bằng tiền gây bởi CTRSH ở khu vực đô thị cũng
như nông thôn Việt Nam bởi còn thiếu quá nhiều số liệu thống kê cần thiết. Tuy nhiên,
trong một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới thực hiện năm 2006, đã tiến hành đánh giá
thiệt hại do ảnh hưởng của các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đối với môi trường đất vào
khoảng 118 triệu USD/năm.
1.2.2 Tác động của CTRSH đô thị tới môi trường
Việc phát sinh cũng như bản thân các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng
và chất thải rắn nói chung là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Nếu không được kiểm soát
tốt, ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải rắn có thể diễn ra rất nghiêm trọng. Bảng dưới
đây trình bày những vấn đề ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải rắn đối với các loại hình
môi trường khác nhau.
Bảng 1.3. Các vấn đề ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải rắn
Yếu tố
môi trường
Các chất/vấn đề ô nhiễm Nguồn phát sinh
Không khí
Khí sinh học (biogas) hình thành từ các bãi
chôn lấp do quá trình phân hủy các thành
phần sinh học trong chất thải có chứa rất
nhiều loại khí độc hại như NH
3
, CO
2
, CH
4
,
H
2
S, các hợp chất hữu cơ bay hơi

Bãi chôn lấp
Ngoài các hơi khí gây ô nhiễm thông
thường, còn có PCBs, PAHs, các hợp chất
dioxins và furans
Thiêu đốt
Nước Ô nhiễm và mất cảnh quan ở các khu vực Thiếu ý thức, hiểu biết
nước mặt do rác bị vứt bừa bãi ở ao, hồ,
sông ngòi và kênh rạch
của người dân
Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm do nước rỉ
rác chưa được xử lý từ các bãi chôn lấp
không hợp vệ sinh thải ra môi trường bên
ngoài, đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng.
Nước rỉ rác từ các bãi
chôn lấp
Đất
Suy thoái đất và ô nhiễm kim loại nặng, hóa
chất do thẩm thấu từ các bãi chôn lấp.
Mất quỹ đất do sử dụng đất để xây dựng các
bãi chôn lấp.
Các bãi chôn lấp
Tro thải có chứa các loại hóa chất độc hại Thiêu đốt
Tiếng ồn Tiếng ồn thường ở mức cao
Các phương tiện vận tải,
xử lý chất thải ở các khu
vực xử lý
Mùi Khó chịu
Từ khâu phát sinh, thu
gom và xử lý chất thải
Vi khuẩn

và sinh vật
mang mầm
bệnh
Có rất nhiều loại vi khuẩn, sinh vật mang
mầm bệnh sinh sống ở các khu vực có nhiều
chất thải
Các khu trung chuyển,
bãi chôn lấp, bãi tập kết
chất thải
Nhìn chung, công tác quản lý chất thải sinh hoạt còn yếu kém, vận hành các bãi chôn lấp
chất thải không hợp vệ sinh và những bãi thải lộ thiên ở các khu đô thị hiện đang là nguồn
gây ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị trong nước và tạo nên những bức xúc đối với
dân cư sinh sống trong các khu đô thị nói chung cũng như các nhóm dân cư sinh sống ở
gần các khu vực xử lý chất thải sinh hoạt nói riêng. Bảng dưới đây trình bày một số kết
quả đánh giá ô nhiễm môi trường của các bãi chôn lấp tại một số tỉnh/Quận.
Bảng 1.4. Chất lượng nước rỉ rác thải ra môi trường tại các bãi chôn lấp
Stt Tên, địa
điểm bãi
pH COD BOD
5
SS Tổng Tổng Coliform
chôn lấp (mg/l) (mg/l) (mg/l)
N
(mg/l)
P
(mg/l)
(MPN/100ml)
1 Nam Sơn ở
Hà Nội
5.3-

8.3
3000-
45000
2000-
30000
200-
1000
598 43.4 150x10
4
2 Trảng Dài ở
Đồng Nai
8.3 5882 2800 287 960 11.1 2300
3 Hiệp Thành
ở Bình
Dương
6.5 9881 6200 1860 345 13.2 240x10
3
4 Gò Cát ở
Tp. Hồ Chí
Minh
7.8-
8.6
1127-
1543
275-
412
244-
4311
1918-
2695

14.9-
21.5
406x10
3
5 Đông Thạnh
ở Tp. Hồ
Chí Minh
8.01-
8.2
916-
1702
243-
615
344-
3270
1154-
1960
14.9-
21.5
503x10
3
6 Bình Đức ở
Long Xuyên
7.4 13740 9330 3140 890 61.5 57x10
4
7 Bến Lức ở
Long An
6.0 18000 10000 500 955 30 -
10 TCVN5945-
1995 (C)*

5-9 400 100 200 60 8 >10,000-
Nguồn: CENTEMA 04-08/2003; CERECE2002
Bảng 1.5. Kết quả quan trắc môi trường không khí ở một số bãi chôn lấp, 2003
Địa điểm
SO
2
(mg/m
3
)
NO
2
(mg/m
3
)
CH
4
(mg/m
3
)
CO
2
(mg/m
3
)
H
2
S
(mg/m
3
)

NH
3
(mg/m
3
)
Vi sinh
vật
(KL/m
3
)
Trảng Dài ở
Đồng Nai
(trong bãi)
- 0.1 - 0.07 0.06 0.6 1875
Hiệp Thành ở
Bình Dương
(trong bãi)
0.13 0.3 - 0.06 - 0.31 2590
Đông Thạnh ở
Tp. Hồ Chí
Minh (500 m
cách hàng rào)
0.06 0.08 173 0.03 - 0.54 556
TCVN 5937-
1995
0.5 0.4 - - 0.008 0.2 -
TCVN 3733-
2002
5 5 - - 10 17 -
Nguồn : CENTEMA, 2003

1.2.3 Tác động của CTRSH đô thị tới sức khỏe cộng đồng
Ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, chất thải rắn sinh hoạt đô thị
nói chung được thu gom, vận chuyển và xử lý bởi các hệ thống công nghệ ở trình độ thấp,
còn lạc hậu và sử dụng rất nhiều lao động trong các hệ thống này. Do sử dụng quá nhiều
lao động, đặc biệt lại trong tình trạng không được bảo vệ đúng mức do các quy định và
công tác giám sát về vệ sinh lao động ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển còn
tương đối lỏng lẻo, bản thân hoạt động quản lý chất thải rắn cũng là nguy cơ khá nghiêm
trọng đối với các nhóm cộng đồng, người lao động tham gia các hoạt động quản lý chất
thải (người nhặt rác, công nhân vệ sinh, công nhân ở các khu xử lý rác).
Bên cạnh đó, trình độ công nghệ thấp cũng như thiếu đầu tư cho các bãi tập kết, khu trung
chuyển và các khu xử lý chất thải rắn nói chung và chất thải sinh hoạt nói riêng chính là
nguồn phát sinh và gây bệnh tật đối với cộng đồng.
Mặt khác, việc không thực hiện phân loại tại nguồn, đổ lẫn các loại chất thải công nghiệp
và y tế với chất thải sinh hoạt để xử lý lại càng gia tăng các yếu tố độc hại trong môi
trường và có tiềm năng gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người dân.
Việc thiếu các quy định về thải bỏ các mặt hàng gia dụng có chứa các chất nguy hiểm,
độc hại (rác thải sinh hoạt nguy hại) như pin, ắc quy, các chất tẩy rửa, các loại thiết bị sử
dụng điện, điển tử, v.v cũng là yếu tố làm tăng tính nguy hại của chất thải rắn sinh hoạt
đối với sức khỏe cộng đồng.
Các loại hơi, khí độc có mặt trong khí sinh học phát sinh từ các bãi chôn lấp, bãi đổ thải
lộ thiên có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng như làm gia
tăng mức độ nguy hiểm của các bệnh nhân hô hấp, hen suyễn, ảnh hưởng đến sức khỏe
sinh sản, tăng khả năng gây các bệnh truyền nhiễm và một số loại hơi dung môi, hữu cơ
có khả năng gây ung thư ở người. Ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường nước, đất có
khả năng ảnh hưởng tới chất lượng các nguồn thực phẩm và gây nguy hiểm đối với sức
khỏe con người.
Nhiều nghiên cứu đánh giá về tác động sức khỏe môi trường ở các khu vực xử lý chất thải
rắn sinh hoạt (bãi chôn lấp, lò đốt rác) ở Việt Nam cho thấy mức độ ảnh hưởng rõ rệt đối
với sức khỏe các nhóm cộng đồng sinh sống ở gần những khu vực này. Tỷ lệ dân bị mắc
các loại bệnh lây, các bệnh về da, mắt, hô hấp trong các cộng đồng sinh sống ở gần các

khu vực xử lý chất thải nhiều hơn so với các khu vực khác. Trong các bảng dưới đây,
trình bày một cách tổng hợp những tác động đối với sức khỏe và môi trường gây bởi các
hoạt động quản lý chất thải rắn
1.3 Quản lý, quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.3.1 Khái niệm
Khái niệm quản lý
Theo giáo trình Quản lý môi trường (do GS.TSKH Đặng Như Toàn làm chủ biên),
về nội dung, thuật ngữ quản lý có nhiều cách hiểu không hẳn như nhau. Dựa vào
những quan điểm phương pháp luận của lý thuyết hệ thống ta có thể hiểu: Quản lý là
sự tác động của một chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu
trong điều kiện biến động của môi trường.
Với các định nghĩ này, quản lý phải bao gồm các yếu tố (điều kiện) sau:
- Phải có một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và một đối
tượng bị quản lý phải tiếp nhận các tác động tạo ra từ chủ thể quản lý
- Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng bị quản lý
và chủ thể quản lý. Mục tiêu chính là căn cứ để chủ thể quản lý tạo ra các
tác động
- Chủ thể quản lý phải thực hành việc tác động
Khái niệm về quản lý môi trường:
Từ những cách tiếp cận vấn đề quản lý nói chung đã nêu trên, ta có thể hiểu: Quản lý
môi trường là sự tác động lien tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi
trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ
thống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi
tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với
luật pháp và thông lệ hiện hành.
Xét về bản chất kinh tế xã hội, quản lý môi trường là các hoạt động chủ quan của chủ
thể quản lý vì mục tiêu lợi ích của hệ thống, đảm bảo cho hệ thống môi trường tồn tại
hoạt động và phát triển lâu dài, cân bằng và ổn định vì lợi ích vật chất và tinh thần của
thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau, vì lợi ích của cá nhân, cộng đồng địa phương,
vùng, quốc gia,, khu vực và quốc tế. Mục tiêu của hệ thống môi trường và là người

nắm giữ quyền lực của hệ thống môi trường. Nói một cách khác, bản chất của quản lý
môi trường tùy thuộc vào chủ sở hữu của hệ thống môi trường nhằm mục tiêu chung,
lâu dài và nhất quán của quản lý môi trường là nhằm góp phần tạo lập sự phát triển
bền vững
1.3.2 Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
1.5.2.1 Các mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
+ Mô hình quản lý Nhà nước: định hướng thành lập Tập đoàn Quản lý CTRSH đô thị,
công tác quản lý CTRSH tại các đô thị thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 1.2. Mô hình do Nhà nước quản lý
Việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị do các Công ty Môi trường
đô thị là các công ty con của Tập đoàn Quản lý CTRSH đô thị đóng tại các tỉnh, thành
phố hoặc huyện, thị xã thực hiện. Các công ty Môi trường đô thị hoạt động dưới hình
thức các đơn vị sự nghiệp có thu. Tiền lương cho cán bộ công nhân viên chức, các loại
phương tiện, trang bị ban đầu do Nhà nước đầu tư lấy từ nguồn vốn ngân sách, nguồn
thu từ hoạt động thu gom, xử lý chất thải theo định mức áp dụng Tiêu chuẩn của Bộ
Xây dựng, đơn giá được áp dụng theo đơn giá của UBND tỉnh, thành phố ban hành
theo từng thời điểm. Việc thu chi kinh phí áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và
được Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định.
+ Mô hình quản lý tư nhân: bao gồm các Hợp tác xã, tổ thu gom rác được hình thành
với hình thức tự nguyện, mỗi tổ có một cá nhân đứng lên làm nhóm trưởng để quản lý
và trả công cho các thành viên. Các tổ chức này sẽ được tăng cường tính tự chủ và tự
chịu trách nhiệm thông qua các chế tài.
Chất thải rắn
sinh hoạt
đô thị
Công nhân,
doanh
nghiệp thu
gom
Xã hội hóa

công tác thu
gom CTR
Điểm tập
kết
Tái chế Tái
sử dụng
Bãi rác
của thành
phố,
thị xã
Xử lý, bãi
chôn lấp
Ủy ban Nhân dân
Tỉnh/thành phố
Bộ Tài nguyên và
Môi trường
Tập đoàn Quản lý CTRSH đô thị
Công ty Môi trường
Đô thị
Ủy ban nhân dân
các cấp dưới
Chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Nguồn tạo chất thải rắn sinh hoạt đô thị
(Dân cư đô thị và khách vãng lai)
Quy tắc,
quy chế
loại bỏ chất
thải
Chiến lược
đề xuất

Luật pháp
loại bỏ
chất thải
Thu gom,
xử lý
Vận chuyển,
tiêu hủy
Bộ Xây dựng
Hình 1.3. Mô hình xã hội hóa công tác quản lý, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải
rắn sinh hoạt tại các đô thị
1.5.2.2 Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
Tình hình thực tế như vậy có thể thấy: để công tác quản lý từng bước đi vào nề nếp,
đường phố ngày càng sạch đẹp và khang trang hơn Quận Hà Đông cần phải tiến hành
phân cấp quản lý, vệ sinh đường phố rõ ràng cho các cấp. Mạng lưới vệ sinh cơ sở
phải được tổ chức thành hệ thống từ cấp phường, xã trở lên. Dự kiến phương án thực
hiện như sau:
Công ty Môi trường đô thị Hà Đông
Công ty có trách nhiệm:
- Quản lý, sửa chữa, quét dọn vệ sinh các trục đường chính của Quận, thu gom
rác của các hộ gia đình gần trục đường chính, quét dọn chợ, khu công cộng, bến
tàu xe, lấy rác ở các cơ quan, xí ngiệp, bệnh viện, trường học… có ký hợp đồng
với công ty.
- Vận chuyển rác ở các điểm tập kết đến khu xử lý
- Hướng dẫn các tổ, đội vệ sinh phường xã về kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý vệ sinh
đô thị.
Tổ chức bộ máy mạng lưới vệ sinh cấp phường xã
a. Về mô hình bộ máy
+ Mỗi phường, xã thành lập một đội vệ sinh tự quản. Dưới mỗi đội chia nhỏ thành
các tổ vệ sinh, các tổ này chịu trách nhiệm thu gom được phân công theo địa giới
hành chính trong mỗi phường, xã.

+ Đội vệ sinh phường, xã có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Đội vệ sinh trực thuộc UBND phường, xã và chịu sự chỉ đạo, điều hành toàn
diện của UBND phường, xã.
- Quản lý toàn bộ hệ thống ngõ, ngách và hệ thống cống rãnh trên trục ngõ.
- Tổ chức thu gom rác từ các hộ gia đình ở các khu vực xa trục đường chính và
vận chuyển rác đến nơi tập kết rác gần nhất do Công ty Quản lý công trình đô
thị quy định.
- Cùng với tổ trưởng dân phố, xóm trưởng lập biên bản đề nghị UBND phường,
xã phạt vi phạm hành chính đối với những hộ gia đình đổ rác, phóng uế bừa bãi
làm ô nhiễm môi trường gây mất mỹ quan đô thị.
- Đôn đốc các tổ dân phố, các xóm quét dọn vệ sinh ngõ phố, khơi, nạo vét hệ
thống tiêu thoát nước của các ngõ hoặc nhận thầu khoán về quét dọn vệ sinh,
khơi thông cống rãnh.
- Trực tiếp thu lệ phí rác của các hộ gia đình trong các ngõ theo nhiệm vụ của
UBND phường, xã giao cho theo mức quy định lệ phí chung.
- Chịu sự hướng dẫn về kỹ thuật, nghiệp vụ vệ sinh chung của Công ty Môi
trường Đô thị.
- Công cụ lao động của đội vệ sinh do UBND phường, xã xác định cụ thể.
b. Về tổ chức bộ máy
- Tên gọi : Đội vệ sinh phường, xã… hoặc Đội 1, Đội 2 …
Đội vệ sinh có một đội trưởng và có thể có một đội phó. Dưới mỗi đội lại chia
nhỏ thành các tổ, mỗi tổ có một tổ trưởng phụ trách. Biên chế các đội viên và số
tổ của đội căn cứ vào số hộ gia đình trong phường, xã và hệ thống trục đường
chính để quy định cho phù hợp sao cho mỗi đội viên đảm nhiệm thu gom rác
cho khoảng 150 – 200 hộ trong một ngày, ổn định mức thu nhập bình quân
hàng tháng từ 600.000 đ - 700.000 đ/ lao động. Các lao động sử dụng ở đây là
lao động nông nhàn, thất nghiệp tại địa phương.
Đội trưởng và tổ trưởng có nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm trước UBND phường, xã về tổ chức thực hiện nhiệm vụ vệ
sinh đường, ngõ và thu gom rác từ các hộ gia đình trên lãnh thổ phường, xã.

- Quản lý, điều hành và phân công nhiệm vụ vệ sinh và thu lệ phí rác của các đội
viên. Kịp thời phát hiện sai sót của đội viên để uốn nắn giáo dục, nếu nghiêm
trọng, phải báo cáo với chủ tịch UBND phường, xã để có biện pháp xử lý.
- Mỗi tháng một lần, đội vệ sinh phải họp kiểm điểm rút kinh nghiệm trong công
tác và biện pháp khắc phục những tồn tại, khuyết điểm.
- Mỗi tuần một lần, đội trưởng phải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ với chủ
tịch UBND phường, xã.
Đội phó có nhiệm vụ:
- Giúp đội trưởng những công việc cụ thể do đội trưởng phân công và thay mặt
đội trưởng khi đội trưởng đi vắng.
Đội trưởng, đội phó và các tổ trưởng ngoài lương chính ra đều có phần lương
trách nhiệm tùy theo địa bàn và số lượng lao động mà minh quản lý.
c. Về chế độ thù lao
Mỗi đội viên phải có trách nhiệm thu lệ phí rác của các hộ gia đình đảm bảo đạt kế
hoạch 100%. Nếu có trường hợp khê đọng hoặc không thu được phải báo cáo với
tổ trưởng. Lấy thu gom rác làm đơn vị tính tiền công:
- Mỗi hộ thu gom được tính tiền công 4.000 đ/tháng
- Mỗi đội viên được khoán thu gom khoảng 150 – 200 hộ/tháng.
Trong một tháng, đội viên hành thành cả hai nhiệm vụ là thu gom rác và thu phí vệ
sinh đầy đủ thì được hưởng lương khoảng 600 – 800 nghìn đồng/tháng. Còn trong
trường hợp không thực hiện đúng nhiệm vụ thì đội trưởng căn cứ vào mức vi phạm
để khấu trừ lương.
d. Trách nhiệm của tổ trưởng tổ dân phố, xóm trưởng về công tác vệ sinh đường,
ngõ phố.
+ Tuyên truyền giáo dục nhân dân có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng, chấp hành
nghiêm chỉnh quy định về quản lý và vệ sinh đô thị.
+ Hàng tuần tổ chức cho nhân dân trong tổ, xóm, khối quét dọn vệ sinh, khơi thông
dòng chảy vào các ngày nghỉ cuối tuần.
+ Giáo dục tuyên truyền, nhắc nhở những hộ vi phạm nội quy vệ sinh. Những
trường hợp cố tình vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng có thể tổ chức kiểm điểm,

phê bình hoặc xử lý hành chính.
+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện thu gom rác của các đội viên thuộc
phạm vi của mình. Mếu phạt hiện thấy sai phạm như: thu gom rác ở các hộ gia đình
không đảm bảo thường xuyên, không đúng giờ, thu lệ phí không đúng quy định, đổ
rác không đúng nơi tập kết thì trực tiếp góp ý kiến. Nếu không chịu sửa chữa thì
phản ánh với đội trưởng để xử lý.
+ Tổ trưởng, xóm trưởng phối hợp cùng với đội viên vệ sinh để tổ chức thu lệ phí
đạt 100% kế hoạch được giao.
+ Tổ trưởng tổ dân phố, xóm trưởng hàng tháng được lĩnh lương kiêm nhiệm
150.000 – 200.000 đ/tháng.
e. Trách nhiệm của UBND phường, xã
+ Thường xuyên quản lý, trực tiếp điều hành đội vệ sinh hoạt động thực sự có hiệu
quả, nề nếp.
+ Chịu trách nhiệm trước UBND Quận về việc chỉ đạo và điều hành tổ, xóm. Phối
hợp với đội vệ sinh thực hiện tốt nhiệm vụ vệ sinh và thu lệ phí rác.
+ Xây dựng nội quy, quy định cụ thể về việc quản lý chất thải rắn và công tác vệ
sinh đối với các cơ quan đóng trên địa bàn và đối với từng hộ gia đình. Xử phạt
nghiêm minh đối với những người cố tình vi phạm.
+ Mỗi UBND phường, xã có một người kiêm nhiệm công tác vệ sinh môi trường.
Hàng tháng được trả lương kiêm nhiệm theo quy định.
f. Trách nhiệm của UBND Quận
+ Kiểm tra, giám sát công tác quản lý vệ sinh của Công ty Môi trường đô thị và
UBND phường, xã.
+ Ban hành những quy định chung về quản lý chất thải rắn, đưa ra mức phi thu phí
vệ sinh thích hợp.
+ Xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách hàng năm cho công tác quản lý chất thải
rắn.
+ Khen thưởng, biểu dương, cảnh cáo kịp thời những tổ, đội, gia đình thực hiện tốt
hoặc chưa tốt về vệ sinh môi trường.
+ Tuyên truyền giáo dục, phát động phong trào thi đua xây dựng môi trường xanh,

sạch, đẹp đến các tổ chức như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, trường học và
nhiều tổ chức xã hội khác.

Chương II: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội Quận hà đông
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Quận Hà Đông, thuộc tỉnh Hà Tây có tọa độ địa lý 20
0
59’ vĩ độ Bắc, 105
0
45’ kinh độ
Đông, nằm dọc hai bên quốc lộ 6A từ Hà Nội đi Hòa Bình, cách trung tâm Quận Hà
Nội hơn 10km về phía Tây nam, tiếp giáp với các huyện:
- Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm – Hà Nội;
- Phía Nam giáp huyện Thanh Oai – Hà Tây
UBND Quận
UBND phường, xã
Đội vệ sinh phường,

Tổ vệ sinh
Đơn vị sản xuất
Đội vận
chuyển
Văn phòng
CT Môi trường ĐT
Đội thu
gom
Đội xử

Đội phụ

trách
các
công
trình
khác
Mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông
- Phía Đông giáp huyện Thanh Trì - Hà Nội
- Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ, Hoài Đức - Hà Tây
Tổng diện tích tự nhiên là: 47,9174km2
Trong đó diện tích đất nội thị là: 8,725km2
Quận Hà Đông có 15 đơn vị hành chính: gồm 07 phường và 08 xã với 119 thôn, khu
phố.
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1 Dân số, lao động
Quy mô dân số Quận Hà Đông hiện nay là 228.715 người, trong đó:
+ Dân số thường trú tại Quận là: 175.371 người; dân số tạm trú quy đổi là: 53.344
người
+ Dân số nội thị (7 phường) là: 140.795 người
+ Dân số ngoại thị (8 xã) là: 87.920 người
- Cơ cấu dân số thay đổi theo tỷ lệ dân số nội thị tăng, tỷ lệ ngoại thị giảm dần.
- Mật độ dân số nội thị là: 16.136 người/km2.
- Mức tăng dân số hàng năm của Quận: 3,2%, trong đó: Tăng cơ học: 2,02%; tăng tự
nhiên: 1,18%
- Về lao động: lao động trong độ tuổi khu vực nội thị là: 84.857 người, trong đó có
81.463 người lao động có việc làm - tỷ lệ 96% (lao động phi nông nghiệp là 77.357
người - tỷ lệ 94,96%, lao động nông, lâm, ngư nghiệp là 4.106 người - tỷ lệ 5,04%).
2.1.2.2 Kinh tế
Quận Hà Đông phát triển mạnh kinh tế ở khu vực dịch vụ, trong đó: dịch vụ tài chính
ngân hàng trên địa bàn có 9 chi nhánh ngân
hàng cấp I, gồm các ngân chi nhánh Hải quan Hà Đông phục vụ công tác xuất nhập

khẩu hàng hoá. Đang triển khai xây dựng mới Trung tâm xúc tiến thương mại Hà
Đông, các siêu thị vừa và nhỏ trong các khu đô thị mới. Hệ thống khách sạn, nhà hàng
phát triển có sức thu hút khách trong vùng đến nghỉ ngơi và thưởng thức ẩm thực. Mức
tăng trưởng kinh tế bình quân từ năm 1997 - 2005 đạt 17,9%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tính đến năm 2005 thương mại, dịch vụ chiếm
42,05%; công nghiệp xây dựng chiếm 53,20%; nông nghiệp 4,75%.
Thu nhập bình quân người/năm (theo tỷ giá hối đoái 2005) là: 1082 USD
2.1.2.3 Xây dựng cơ cấu hạ tầng
Tỉnh và quận đã tập trung thực hiện quy hoạch xây dựng, hàng năm đầu tư hàng ngàn
tỷ đồng xây dựng hạ tầng như: trụ sở làm việc của các cơ quan, hệ thống các công
trình phúc lợi công cộng, công trình văn hóa thể thao, mở thêm nhiều tuyến đường
phố, điện chiếu sáng mới đồng thời cải tạo, nâng cấp mặt đường, vỉa hè, thoát nước
các tuyến phố cũ. Nhiều dự án lớn đã được đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Bộ mặt
đô thị từng bước khang trang, sạch đẹp, trật tự đô thị chuyển biến tích cực, theo hướng
phát triển đô thị hiện đại.
Về phát triển đô thị
Hiện nay, hệ thống giao thông nội thị, đối ngoại và các khu chức năng của quận đang
được hình thành như: Trung tâm hành chính mới, khu Công viên thể thao - cây xanh,
Trung tâm xúc
tiến thương mại, cụm Công nghiệp Yên Nghĩa, điểm công nghiệp - làng nghề Vạn
Phúc, Đa Sỹ, các trường học, Trung tâm y tế, khu đô thị Văn Quán - Yên Phúc, Mỗ
Lao, Văn Phú, Lê Trọng Tấn, chợ Hà Đông… Tất cả đã được quy hoạch chi tiết và
triển khai xây dựng với tốc độ nhanh, cụ thể:
- Mạng lưới đường giao thông đang được đầu tư, xây dựng đồng bộ, hiện đại theo quy
hoạch. Hiện tại, Quận có 130,587km đường nội thị, trong đó có 64,4km đường phố

×