Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phân tích và nêu ý kiến về trình tự , thủ tục đình công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.56 KB, 19 trang )

ĐỀ BÀI
A. Phân tích và nêu ý kiến về trình tự , thủ tục đình công.
B. Tình huống:
Anh H vào làm việc tại chi nhánh công ty bảo hiểm TPHCM tại Quận
Ba Đình – Hà Nội từ tháng 6/ 2005 với công việc là khai thác viên bảo hiểm
thời hạn 1 năm , mức lương 3 triệu đồng/ tháng. Hết hạn hợp đồng , mặc dù
không kí tiếp hợp đồng mới nhưng anh vẫn tiếp tục làm công việc cũ với mức
lương không thay đổi. Ngày 30/6/2010 Phòng khu vực V thuộc chi nhánh
công ty Bảo hiểm TP HCM tại Hà Nội đã họp kiểm điểm anh H vì lí do anh
làm mất 6 ấn chỉ và chiếm dụng phí bảo hiểm trong một thời gian dài.Tham dự
cuộc họp có đại diện lãnh đạo chi nhánh công ty bảo hiểm TP HCM tại Hà
NỘI, Chủ tịch công đoàn nhưng không thông báo cho anh H tham dự vì cho
rằng : chứng cứ đã đầy đủ. Ngày 15/7/2010 , Giám đốc công ty Bảo hiểm TP
HCM ra quyết định sa thải anh H theo Điều 85 BLLĐ .
1. HĐLĐ giữa anh H và công ty Bảo hiểm TP HCM là loại HĐLĐ nào? Tại
sao?.
2 . Anh H có thể khởi kiện vụ tranh chấp này tại Tòa án nào?.
3. Việc xử lí kỉ luật của công ty có tuân thủ đúng các quy định về thủ tục
xử lí kỉ luật theo Điều 87 BLLĐ hay không?.
4. Giải quyết quyền lợi cho anh H theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Giả sử hành vi làm mất ấn chỉ của anh H gây thiệt hại nghiêm trọng đến
lợi ích của công ty đủ để sa thải nhưng công ty Bảo hiểm TP HCM không ra
quyết định sa thải mà ra quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ với anh H thì
có hợp pháp không? Tại sao? Nếu hợp pháp thì cần phải có điều kiện gì?.
1
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ILO Tổ chức lao động quốc tế
UBND Ủy ban nhân dân
TAND Tòa án nhân dân
BCH CĐ Ban chấp hành Công đoàn
BLLĐ Bộ luật lao động


TTDS Tố tụng dân sự
HĐLĐ Hợp đồng lao động
NLĐ Người lao động
NSDLĐ Người sử dụng lao động
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTLĐ Tập thể lao động
2
MỤC LỤC
TRANG
A. PHÂN TÍCH VÀ NÊU Ý KIẾN VỀ TRÌNH TỰ,
THỦ TỤC ĐÌNH CÔNG. …………………………………………….5
I . ĐẶT VẤN ĐỀ. …………………………………………… 5
II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. …………………………………… 5
1. Khái niệm đình công. ………………………………….. 5
a) Định nghĩa. ………………………………… 5
b) Bản chất. ……………………………….5
c) Dấu hiệu của đình công. …………………………… 6
2. Trình tự , thủ tục đình công. ……………………… 7
a) Trình tư, thủ tục đình công theo pháp luật hiện hành. ………7
b) Nhận xét. …………………………………………….................10
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ. …………………… ………………… 12
B. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG …………………………………….12
1. HĐLĐ giữa anh H và công ty Bảo hiểm TP HCM là loại
HĐLĐ nào? Tại sao?. ………………………………………………… 13
2 . Anh H có thể khởi kiện vụ tranh chấp này tại Tòa án nào?.............. 14
3. Việc xử lí kỉ luật của công ty có tuân thủ đúng các
quy định về thủ tục xử lí kỉ luật theo Điều 87 BLLĐ hay không?. ….. 15
4. Giải quyết quyền lợi cho anh H theo quy định của pháp
luật hiện hành. ………………………………………………………… 15
5. Giả sử hành vi làm mất ấn chỉ của anh H gây thiệt

hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty đủ để sa thải
nhưng công ty Bảo hiểm TP HCM không ra quyết định
sa thải mà ra quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ
với anh H thì có hợp pháp không? Tại sao? Nếu hợp
pháp thì cần phải có điều kiện gì? ………………………………. 16.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………….... 17
3
BÀI LÀM
A . PHÂN TÍCH VÀ NÊU Ý KIẾN VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC
ĐÌNH CÔNG.
I . ĐẶT VẤN ĐỀ.

Đình công là một hiện tượng khách quan trong nền kinh tế thị
trường. Nó có thể chứa đựng và bị ảnh hưởng bởi tất cả các yếu tố kinh tế, xã
hội , chính trị, văn hóa , pháp luật. Đình công là quyền của NLĐ. Đây là “vũ
khí” của NLĐ để gây áp lực đòi quyền lợi từ NSDLĐ theo chiều hướng có lợi
cho họ. Tuy nhiên đình công đã và đang diễn biến với chiều hướng phức tạp
không những tăng về số lượng mà cũng khó giải quyết hậu quả. Một trong
những nguyên nhân làm cho các cuộc đình công lâm vào tình trạng như vậy vì
những quy định về trình tự, thủ tục đình công chưa thật phù hợp với thực tiễn
và ít tính khả thi.

II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

1. Khái niệm đình công.
a) Định nghĩa.

Hiện nay , quan niệm về đình công còn nhiều điểm khác nhau vì thế có
thể khẳng định rằng rất khó để đưa ra quan điểm nhất quán , có tính thuyết
phục để trở thành quan điểm chính thống về đình công. Tuy nhiên từ bản chất

của vấn đề và từ thực tế tồn tại của hiện tượng đình công , Điều 172 BLLĐ đã
đưa ra định nghĩa về đình công khá chuẩn xác: “Đình công là sự ngừng việc
tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp
lao động tập thể”.
b)Bản chất.

Đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế của NLĐ với NSDLĐ phát
sinh trong quan hệ lao động. Nhu cầu đình công xuất phát từ đặc điểm của
4
quan hệ lao động , trong đó NLĐ bị phụ thuộc vào NSDLĐ. Ở vị thế đó , khi
có tranh chấp , những NLĐ thường liên kết với nhau , tạo thành sức mạnh tập
thể đấu tranh với NSDLĐ để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình.
Đình công gắn liền với tranh chấp lao động tập thể vì nó phát sinh từ
tranh chấp lao động tập thể ; nó được thực hiện khi tranh chấp lao đông tập thể
đã được đưa lên các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết nhưng không
thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định.; nó biểu hiện tranh chấp lao
động vẫn đang tồn tại.
Đình công là “vũ khí” của NLĐ để gây áp lực đòi quyền lợi từ NSDLĐ
theo chiều hướng có lợi cho họ bởi lẽ đình công là quyền của NLĐ.
c)Dấu hiệu của đình công.

Thứ nhất, đình công biểu hiện bằng sự ngừng việc tạm thời của tập
thể lao động. Tập thể lao động là những NLĐ cùng làm việc trong một doanh
nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp. Đây là dấu hiệu cơ bản nhất , giữ
vị trí trung tâm ,liên kết các dấu hiệu khác tạo nên hiện tượng đình công. Sự
ngừng việc của đình công được hiểu là những phản ứng của NLĐ bằng cách
không làm việc , không xin phép trong khi biết trước là NSDLĐ không đồng ý.
Trong ý thức của những người ngừng việc và trên thực tế , sự ngừng việc này
chỉ diễn ra tạm thời , trong một thời gian ngắn và sau đó vẫn tiếp tục duy trì
quan hệ lao động.

Thứ hai , đình công phải có sự tự nguyện của tập thể lao động. Đây là
dấu hiệu về mặt ý chí của NLĐ , kể cả người lãnh đạo hoặc người tham gia
đình công, thể hiện ở việc họ được quyền quyết định và tự ý quyết định ngừng
việc , tham gia đình công trong khi vẫn có những cách giải quyết khác cho vấn
đề đang phải đối mặt. Đình công hoàn toàn xuất phát từ ý chí, lí trí của hai bên
, không chịu sự chi phối từ ý chí của người thứ ba hoặc ý chí của bên kia.
Thứ ba , đình công luôn có tính tập thể. Đây là dấu hiệu không thể
thiếu , luôn gắn với hiện tượng đình công. Nó không chỉ biếu hiện ở số lượng
có nhiều người tham gia ngừng việc mà còn thể hiện ở ý chí , hành động và
mục đích chung của họ ; ở tính đại diện của những người đó cho những người
khác không tham gia đình công , nhằm đạt được những quyền và lợi ích chung
hoặc đạt được những nguyên tắc chung về quyền lợi trong lao động. Phạm vi
tập thể lao động tiến hành đình công có thể là toàn bộ , đa số hoặc một số
5
lượng lớn lao động trong một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp, trong một
doanh nghiệp .
Thứ tư, đình công luôn có tính tổ chức.Điều này được biểu hiện bằng
sự có chủ định , có phối hợp, thống nhất về ý chí ,mục đích và hành động trong
phạm vi những lao động ngừng việc . Khi chuẩn bị và tiến hành đình công luôn
có sự tổ chức, lãnh đạo , điều hành thống nhất của một hay một số người và có
sự chấp hành, phối hợp thực hiện của những người khác trong phạm vi đình
công. Những người tham gia thường tiến hành đình công theo những trật tự
chung do ho xác định nhằm đạt được mục đích chung.
Thứ năm, mục đích của đình công là nhằm đạt được những yêu sách về
quyền và lợi ích mà những người thực hiện quan tâm.
2. Trình tự , thủ tục đình công.
a) Trình tự , thủ tục đình công theo pháp luật hiện hành.

Trình tự đình công được tiến hành theo các bước : Sau khi xác định được
thời điểm đình công thì tiến hành các thủ tục để chuẩn bị đình công . Thủ tục

chuẩn bị đình công bao gồm ba bước: Lấy ý kiến TTLĐ; ra quyết định và lập
bản yêu cầu; trao , gửi quyết định đình công và bản yêu cầu. Đến thời hạn dự
kiến đình công , nếu NSDLĐ không chấp nhận giải quyết yêu cầu thì TTLĐ có
thể tiến hành đình công .
*Thời điểm phát sinh quyền đình công.
Với tranh chấp lao động tập thể về quyền thì theo Điều 170a BLLĐ
TTLĐ có quyền tiến hành các thủ tục đình công khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện giải quyết mà hai bên vẫn còn tranh chấp hoặc hết thời hạn giải
quyết theo quy định tại diểm a khoản 1 Điều 170a mà Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện không giải quyết và TTLĐ không yêu cầu Tòa án giải quyết.
Với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì theo Điều 171 BLLĐ TTLĐ có
quyền tiến hành các thủ tục đình công khi Hội đồng trọng tài lao động hòa giải
không thành hoặc hết thời hạn giải quyết quy định tại khoản 1 Điều 171 mà
Hội đồng trọng tài lao động không tiến hành hòa giải.
*Thủ tục chuẩn bị đình công.
6
Như trên đã nói thì Thủ tục chuẩn bị đình công bao gồm ba bước: Lấy
ý kiến TTLĐ; ra quyết định đình công và lập bản yêu cầu; trao , gửi quyết
định đình công và bản yêu cầu.
Bước thứ nhất: : Lấy ý kiến TTLĐ.
Điều 174a BLLĐ quy định về cách lấy ý kiến TTLĐ. Theo đó, nếu phạm
vi đình công có dưới ba trăm NLĐ thì phải lấy ý kiến trực tiếp của họ . Nếu
phạm vi đình công có từ ba trăm NLĐ trở lên thì lấy ý kiến của người đại diện .
Đại diện được lấy ý kiến là các thành viên BCHCĐ cơ sở , tổ trưởng tổ công
đoàn và tổ trưởng tổ sản xuất, nếu trong đơn vị có tổ chức công đoàn. Nếu đơn
vị không có tổ chức công đoàn thì người tổ chức đình công lấy ý kiến của tổ
trưởng , tổ phó tổ sản xuất.
Nội dung lấy ý kiến bao gồm : những tranh chấp lao động đã được giải
quyết mà tập thể lao đông không đồng ý , thời gian , địa điểm dự kiến đình
công và việc đồng ý hay không đồng ý của người được lấy ý kiến.

Khoản 2 Điều 174a BLLĐ quy định: “Việc tổ chức lấy ý kiến có thể
thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu hoặc lấy chữ kí.Thời gian và hình thức lấy ý
kiến để dình công do Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện TTLĐ quyết
định và phải thông báo cho NSDLĐ biết trước ít nhất là một ngày”.

Bước thứ hai: ra quyết định đình công và lập bản yêu cầu.
Khoản 1 Điều 174b BLLĐ quy định: Nếu có ý kiến đồng ý của trên
50% tổng số NLĐ đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có dưới ba
trăm NLĐ hoặc trên 75% số người được lấy ý kiến đối với doanh nghiệp hoặc
bộ phận doanh nghiệp có từ ba trăm NLĐ trở lên thì lúc này BCHCĐ cơ sở
hoặc đại diện TTLĐ mới được ra quyết định đình công bằng văn bản và lập
bản yêu cầu.
Nội dung của quyết định đình công được quy định tại Khoản 2 Điều
174b BLLĐ: “Quyết định đình công phải nêu rõ thời điểm bắt đầu đình công ,
địa điểm đình công , có chữ kí của đại diện BCH CĐ cơ sở hoặc đại diện TTLĐ;
trường hợp là đại diện của BCH CĐ cơ sở thì phải đóng dấu của tổ chức công
đoàn”.
Nội dung bản yêu cầu được quy định tại Khoản 3 Điều 174b BLLĐ:
“Bản yêu cầu phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Những vấn đề tranh chấp lao động tập thể đã được cơ quan , tổ chức
giải quyết nhưng TTLĐ không đồng ý;
7

×