Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 34 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: VĂN HỌC TRUNG QUỐC
Đề tài:
CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TIỂU THUYẾT
“HỒNG LÂU MỘNG”
Giáo viên hướng dẫn
NGUYỄN THỊ TỊNH THY
Sinh viên thực hiện
HOÀNG THỊ THÚY NY
Lớp: Văn 3B
Huế, 11/2014
Để hoàn thành tốt được bài
tiểu luận này, em xin gửi lời cám
ơn chân thành nhất đến cô giáo
Nguyễn Thị Tịnh Thy đã tận tình
giúp đỡ em rất nhiều trong việc
hướng dẫn làm đề tài. Em hy vọng
rằng sau này sẽ được cô tiếp tục
hướng dẫn làm những đề tài
nghiên cứu khác. Và em cũng xin
hứa, sẽ làm tốt hơn nữa nếu có cơ
hội. Em xin cảm ơn cô rất nhiều!
Huế, tháng 11 năm 2014
Sinh viên
Hoàng Thị Thúy Ny
MỤC LỤC
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
A. MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Trung Quốc có một nền lịch sử và văn hóa lâu đời, chính vì thế văn học Trung
Quốc cũng phát triển khá mạnh mẽ trong toàn thế giới. Văn học Trung Quốc không
những nổi tiếng có Kinh thi, Luận ngữ của Khổng Tử, thơ Đường, mà nó còn có một
khối lượng tiểu thuyết khá đồ sộ. Ở Thời Minh Thanh là thời kì phát triển rực rỡ nhất
của tiểu thuyết, trong đó nổi tiếng một tác phẩm tiểu thuyết đã trải qua không biết bao
thế kỷ nhưng vẫn còn sống mãi với con người không chỉ Trung Quốc, thế giới mà còn
ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến Việt Nam, đó là tiểu thuyết Hồng lâu mộng. Tác giả
của Hồng lâu mộng là Tào Tuyết Cần (1715(?)-1763(?)) tên là Triêm, tên tự là Mộng
Nguyễn, Cần Phố, hiệu là Tuyết Cần, Cần Khê, người Thẩm Dương, vốn dòng dõi
người Hán, sau nhập tịch Mãn Châu. Ông sống trong triều đại phong kiến nhà Thanh,
Trung Quốc. Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, gia đình đời đời thế tập
chức Giang Ninh chức tạo là một chức quan to thu thuế tạiGiang Ninh thành. Cuộc
sống trong phủ vô cùng xa hoa vương giả. Không những là nhà hào môn vọng tộc lẫy
lừng mà nhà họ Tào còn có truyền thống văn chương thi phú. Nhưng đến đời của Tào
Tuyết Cần, tất cả sự giàu sang quyền quý huy hoàng của gia đình đã trở thành quá
khứ. Gia đình gặp đại họa, cha mắc tội, bị cách chức, hạ ngục, tịch biên tài sản. Ông đã
phải sống trong những ngày cay đắng nhất của đời mình với nghèo khổ, đi khắp nơi để
mưu sinh, sống trong cảnh “cả nhà rau cháo, rượu thường mua chịu”. Mười năm cuối
đời ông đã dồn toàn bộ trí lực để tạo nên kiệt tác Hồng Lâu Mộng, một trong những
tác phẩm về sau được đánh giá là kinh điển của văn học Trung Quốc. Tác phẩm đã
được ông sửa chữa 5 lần trong cảnh cùng khốn, ốm đau không tiền mua thuốc, con
chết. Khi ông còn sống tác phẩm đã không hoàn thành và không được công bố. Sau
khi ông qua đời, hai mươi tám năm sau, Cao Ngạc đã dựa vào di thảo của ông để hoàn
thành nốt bằng việc viết tiếp 40 hồi. Cao Ngạc cũng đổi tên “Thạch Đầu Kí” thành
“Hồng Lâu Mộng” để phù hợp với nội dung tác phẩm. 40 chương sau của Hồng Lâu
Mộng được Cao Ngạc viết tiếp không hay như 80 chương đầu vì ông không có được
cái trải nghiệm đau đớn như Tào Tuyết Cần. Nhưng với 40 chương này mang đến cho
tác phẩm sự trọn vẹn.
Hồng lâu mộng ra đời thể hiện sâu sắc nhân sinh quan của Tào Tuyết Cần. Tào

Tuyết Cần có cái nhìn bi quan về cuộc sống, con người và vũ trụ trong xã hội phong
kiến lúc bấy giờ. Nguồn gốc của cái nhìn này bắt đầu từ thực tế cuộc sống gia đình mà
chính Tào Tuyết Cần được sống và trải qua. Từ một “hào môn vọng tộc” rồi gia đình
sa sút đến mức rau không có mà ăn, chính điều này làm cho tác giả nuối tiếc quá khứ
vàng son của gia đình mình. Mượn câu chuyện thần thoại Nữ Oa vá trời và hòn đá còn
thừa, Tào Tuyết Cần đã phán ánh lại hiện thực cuộc sống thời buổi suy tàn của xã hội
phong kiến với những tệ nạn như quan liêu, bất bình đẳng, đa thê… Chính hiện thực
xã hội như vậy đã khiến cái nhìn của Tào Tuyết Cần trong Hồng lâu mộng mang đậm
màu sắc bi quan, buồn bã về cuộc đời, vũ trụ và con người. Điều này được nhà văn thể
hiện trực tiếp qua các con người- nhân vật trong tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết hồng
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 4
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
lâu mộng, vấn đề về con người được nhiều nhà nghiên cứu bàn đến, nhưng những con
người cô đơn, cô độc trong tâm hồn, dằn vặt trong thể xác thì có lẽ ít được đề cập. Vì
vậy, tôi muốn chọn đề tài “ Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng” để
đi vào nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề nói trên. Đây là một đề tài khá mới mẽ và hấp
dẫn, có tính cá nhân. Hơn nữa tôi cũng muốn nghiên cứu kiểu con người cô đơn để
thấy được cái hay, cái đẹp, quan niệm sống phong phú của các nhân vật con người
trong tiểu thuyết so với những con người ở ngoài thực tế.
2. Lịch sử vấn đề
Hồng lâu mộng là một tác phẩm lớn của văn học Trung Quốc, được xem như là
một mốc quan trọng trong lịch sử văn học của đất nước này, nó đánh dấu sự phát triển
mới của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Nghiên cứu về Hồng lâu mộng là một quá trình
nghiên cứu đã từ lâu đời đến nay, vì đây là một kiệt tác đồ sộ của nền văn học lớn. Từ
khi Hồng lâu mộng ra đời, tại Trung Quốc – cội nguồn sản sinh ra tác phẩm – đã làm mưa
làm gió trong giới nghiên cứu một thời gian. Chính điều này, dẫn đến sự ra đời của một
phong trào, một bộ môn chuyên nghiên cứu về Hồng lâu mộng, gọi là ngành “Hồng học”.
Còn ở Việt Nam, tuy còn ít công trình nghiên cứu về Hồng lâu mộng, nhưng những nội
dung nghiên cứu về nó hầu như đã bao quát toàn bộ tiểu thuyết. Theo sự khảo sát thì có
đến hàng trăm bài viết, nghiên cứu liên quan đến Hồng lâu mộng. Những bài viết, nghiên

cứu này có ở các bài viết về Hồng lâu mộng đăng trên báo và tạp chí…các bài viết
về Hồng lâu mộng đăng thành sách, chuyên luận, chuyên san…Có rất nhiều đề tài nghiên
cứu khoa học của các trường đại học, các luận văn, luận án nghiên cứu về Hồng Lâu
mộng. Đề tài “ Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng”, không thể gọi là một
đề tài mới trong giới nghiên cứu, nhưng với những khía cạnh mà tôi phân tích, thì lại khác
hẳn. Tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của những công trình đi trước, không những
chọn cách phân tích, nghiên cứu riêng mà tôi còn vận dụng vào đó những quan niệm mà
mình cho là hợp lý để đưa vào trong đề tài này. Có rất nhiều công trình nghiên cứu của
các nhà nghiên cứu nổi tiếng như: Nguyễn Khắc Phi- Lương Duy Thứ với cuốn giáo
trình văn học Trung Quốc, đây là một tài liệu dễ dàng tiếp cận, bởi tác giả đã đi vào phân
tích những vấn đề, nội dung mấu chốt nhất của tiểu thuyết.Trần Xuân Đề trong cuốn tiểu
thuyết cổ điển Trung Quốc( Nhà xuất bản giáo dục, 2001), sở nghiên cứu văn học thuộc
viện khoa học xã hội Trung Quốc trong cuốn lịch sử văn học trung quốc tập 3( nhà xuất
bản giáo dục năm 1995)…Tùy vào khả năng tìm hiểu và các vấn đề quan tâm, mỗi tác
giả, mỗi nhà nghiên cứu có một cách hiểu, sự đánh giá về nội dung, con nhười nhân vật ở
trong tác phẩm. Các công trình nghiên cứu trên đa phần nói đến cái tổng thể về mặt nội
dung, về bối cảnh ở trong xã hội ở trong Hồng lâu mộng. Tuy đề cập đến con người
nhưng chỉ là ở mức độ cá nhân. Trong các luận văn có trên các trang thư viện, một số luận
văn nghiên cứu về con người cá nhân trong tiểu thuyết hồng lâu mộng, rồi là hình tượng
con người trong tiểu thuyết Hồng lâu Mộng… Tuy rằng ở đó, có bàn luận sơ qua về tính
cách, tâm lý của con người trong tiểu thuyết, nhưng nó chưa đi sâu vào khai thác những
trạng thái cô đơn của con người mà trong đề tài “ Con người cô đơn trong tiểu thuyết
hồng lâu mộng” mà tôi nghiên cứu. Với những ý tưởng của các nhà nghiên cứu nỗi tiếng,
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 5
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
tôi sẽ tiếp thu nó ở mức độ học hỏi tham khảo, chứ không vì thế mà độc tôn suy nghĩ của
mình. Hy vọng rằng với đề rài tiểu luận này, với một mức độ hạn hẹp, tôi có thể đóng góp
ý kiến của mình trong việc nghiên cứu về Hồng lâu mộng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài tiểu luận này, tôi đi sâu vào nghiên cứu trong phạm vi 120 chương-

hồi của tiểu thuyết Hồng lâu mộng. Đối tượng nghiên cứu chính là những nhân vật
trong tác phẩm, mà những nhân vật đó là những con người có nhiều bi kịch, đẫn đến
trạng tái cô đơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp hệ thống, thống kê
Và một số thao tác khác như tổng – phân – hợp, liệt kê, lấy dẫn chứng….
5. Đóng góp của tiểu luận
Đề tài này sẽ góp phần vào việc khai thác them một khía cạnh về mặt nội dung trong
việc nghiên cứu và tìm hiểu về tiểu thuyết Hồng lâu mộng của tác giả Tào Tuyết Cần.
6. Cấu trúc tiểu luận
- Chương 1: Các kiểu côn người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
- Chương 2: Bi kịch của con người cô đơn trong tiểu thuyết hồng lâu mộng
- Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật con người cô đơn trong tiểu thuyết.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
CÁC KIỂU CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TIỂU THUYẾT
HỒNG LÂU MỘNG
1.1. Cô đơn do số phận-thân phận
1.1.1. Thân phận của tầng lớp quý tộc thượng lưu
Tiểu thuyết Hồng lâu mộng được Tào Tuyết Cần viết xoay quanh cuộc sống của
những con người sống trong chốn phồn hoa, khuê các. Nhưng những con người ở đây
cũng được phân bậc ra nhiều tầng lớp, xuất thân từ nhiều địa vị khác nhau. Hồng Lâu
mộng bàn về thân phận của những con người sống trong hai phủ Ninh Quốc và Vinh
Quốc. Người đứng đầu là Giả Mẫu- một người có uy lực và quyền hành to lớn nhất
trong nhà. Tầng lớp quý tộc hay còn gọi là tầng lớp được làm chủ có thể kể đến: Giả
Chính, Giả Xá, Giả Trân, Hình phu nhân, Vương phu nhân, Tiết phu nhân, Giả Liễn,
Phượng Thư, Giả Bảo Ngọc, ba chị em Tích Xuân, Nghênh Xuân, Thám Xuân Lâm

Đại Ngọc, Tiết Bảo Thoa…Trong số những con người được gọi là bà, là cô chủ, cậu
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 6
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
chủ đó không phải ai cũng được sống sung sướng, hạnh phúc, an nhiên tự tại, ung
dung. Mà tồn tại trong đó là những con người đầy nỗi buồn, tuyệt vọng, sự cô đơn
trống trải ngay trong chính bản thân họ. Nổi bật ở đây là cậu chủ Giả Bảo Ngọc. Bảo
Ngọc xuất thân trong một gia đình “chung minh đỉnh thực, thế phiệt trâm anh”, hơn
nữa lúc sinh ra miệng ngậm viên ngọc. Tuy rằng Bảo Ngọc khi sinh ra đã được bao
bọc trong nhung lụa, áo gấm, được nuông chiều, suốt ngày chỉ biết thưởng thức những
thú vui, say sưa những cảnh đẹp. Nhưng chưa lúc nào Bảo Ngọc cảm thấy mình là
người hạnh phúc, mà mỗi lần suy nghĩ chàng lại thấy sao mình cô đơn thế, tại sao trên
thế giới lại sinh ra con người như mình. Bảo Ngọc luôn tự giày vò bản thân, cảm thấy
cô quạnh, cứ nghĩ trong nhà không có ai quan tâm mình thật lòng. Sự xuất thân của
chàng đã thấy sự khác hẳn người thường, chính cái bản mệnh đó mà cậu được mọi
người trong gia đình yêu thương đùm bọc. Tuy vậy nhưng Bảo Ngọc lại thấy mình
không được may mắn, vì chàng thấy thiếu thốn tình cảm giữa con người với con
người, khi chàng nhận ra mình không có anh chị em ruột, thiếu đi tình yêu thương của
cha mẹ, lúc nào cũng có cảm giác cô đơn, buồn chán, sợ sệt ai đó sẽ bỏ rơi mình. Nỗi
buồn của Bảo Ngọc chúng ta hoàn toàn đồng cảm với chàng.
Một số phận không kém phần may mắn còn kể đến thân phận của tiểu thư Lâm
Đại Ngọc. Nàng sinh ra đã mất mẹ, được cha nuôi dưỡng đến lúc lớn lên thì trở thành
một thiếu nữ xinh đẹp tài giỏi. Chính vì thưở nhỏ không được nuôi dưỡng trong bầu
sữa mẹ nên Đại Ngọc suốt ngày ốm đau, cơ thể suy nhược, khí huyết không thông,
nhìn nét mặt đã thấy rõ sự yếu ớt. Sau đó Đại Ngọc được đưa vào phủ Giả sống với bà
ngoại là Giả Mẫu. Tuy rằng vào đây, nàng được sống một cuộc sống vinh hoa phú
quý, có kẻ hầu người hạ, có thêm nhiều chị em, bạn bè, nhưng nàng luôn giằn vặt bản
thân. Nỗi cô đơn mà nàng phải nếm phải đó là bị lạc lõng giữa thế giới người, nàng
không tự tin với bản thân , lúc nào cũng buồn cũng khóc, rồi thương hoa,tiếc hoa. Vì
Vậy những lúc cô đơn buồn phiền nàng không biết lấy ai làm tâm sự giãi bày để rồi
nước mắt cứ ứa lệ, khóc lóc thảm thiết. Đại Ngọc thấy cô đơn hiu quạnh khi mọi người

đều có anh chị em, có cha có mẹ còn mình thì duy nhất đơn độc: “ Đại Ngọc tự nhiên
gật đầu nghĩ ngay đến chỗ còn có bố mẹ thì sung sướng gì bằng, thế là nước mắt lại
tuôn trào trên mặt” (hồi 35). Rồi thẫn thơ thở dài : “Song Văn tuy là bạc mệnh, nhưng
còn có mẹ già, em bé, chứ Đại Ngọc này, cả mẹ già, em bé cũng không. Người xưa có
câu: “ hồng nhan bạc phận”. Ta chẳng là hồng nhan, mà sao bạc phận thế!” (hồi 35)
Bảo Ngọc và Đại Ngọc là hai nhân vật chính diện bộc lộ nỗi buồn, sự cô đơn
của mình ra bên ngoài, họ tự ý thức được cái tâm can của mình. Còn đối với những
thân phận như Tích Xuân, Thám Xuân, Nghênh Xuân thì sao? Tích Xuân không phải
con cháu ruột trong phủ Vinh là con của Giả Kính ở phủ Ninh, cô sinh ra cũng không
có mẹ, cha thì ẩn đời đi tu, nàng được đem sang phủ Giả sống cùng với các chị em nơi
đây, cuộc sống của Tích Xuân tuy được hưởng thụ trong chốn màn the nhưng nàng lại
thấy cuộc đời sao mà nó dơ bẩn, không trong sạch và rồi thì cứ chôn giật mình trong
những luân lý của nhà phật. Vì vậy lúc nào Tích Xuân cũng tỏ ra là người sống nội
tâm, không hòa đồng với mọi người. Còn đến Thám Xuân, là con của nàng hầu, với
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 7
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
thân phận như vậy nàng luôn cảm thấy tự ti, sợ mọi người khinh rẻ, tâm hồn Thám
Xuân tuy vui vẻ hòa nhã nhưng cũng không kém phần sâu lắng trầm tư. Hơn nữa số
phận sau này của nàng còn chịu cảnh đi lấy chồng xa, vĩnh viễn không được đoàn tụ
với gia đình thì lại càng đáng buồn hơn. Số phận của Nghênh Xuân cũng không kém
phần bạc bẽo, khi nàng phải chịu kiếp lấy một người chồng vũ phu bạo lực, Nghênh
Xuân phải tự chuốc lấy điều không may mắn trong cuộc đời, nàng cô đơn tuyệt vọng
đến uất ức mà chết đi. Rồi thì đến Nguyên Xuân, là một cô gái tài giỏi nhất trong gia
đình và được tiến cử làm quý phi trong cung. Đáng lẽ nàng phải được hưởng một cuộc
đời hạnh phúc không ai sánh bằng, thế nhưng nàng lại phải chịu kiếp nạn của sự cô
đơn, đến héo mòn cả thể xác, và ra đi trong sự đau thương.
Sống trong cảnh phong gấm giàu sang, tuyết hoa là thế nhưng mỗi một con
người nơi đây đều mang trong mình một bản mệnh, một số phận ai cũng cho là sung
sướng là hạnh phúc ấy vậy mà những con người này lại chịu một kết thúc cuộc đời
trong đau đớn và cô độc

1.1.2. Thân phận-số phận của các a hoàn trong tiểu thuyết
Tầng lớp a hoàn là những con người đầy tớ, người hầu bị bọn địa chủ phong
kiến bóc lột. Đó là những con người phải bỏ công sức lao động của mình để phục vụ
những tầng thuộc giai cấp quý tộc. Số phận của các a hoàn dưới xã hội phong kiến, đó
là một số phận chịu cảnh tôi đòi, chịu sự nhục nhã chửi bới của bọn địa chủ để kiếm
được bát cơm, manh áo nuôi sống cho cả gia đình. Cuộc sống của những con người
này được Tào Tuyết Cần phản ánh lại rất hiện thực trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng.
Trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng, hệ thống các nhân vật lên tới hơn 400 người, trong
đó số lượng a hoàn đã chiếm hết gần một nữa. Hồng lâu mộng viết về cuộc sống ăn
chơi, mơ mộng hão huyền của tầng lớp quý tộc thượng lưu, bên cạnh đó nó còn phần
nào phản ánh được sự bất công mâu thẫn xã hội Trung Quốc giữa giai cấp bóc lột tầng
lớp bị bóc lột là các con người chịu số phận làm a hoàn một cách sâu sắc.
Những thân phận nhỏ bé hẩm hiu đó đâu chỉ cực khổ vất vả về vật chất, về công
việc, họ còn phải chịu những lời xỉ vả từ phía những người chủ, khiến họ cảm thấy đau
đớn, uất hận… nhưng ai có thể hiểu cho họ, chỉ có một mình bản thân họ phải hứng
chịu họ tự nén lòng đơn thân mà thôi.Thân phận của các a hoàn trong Hồng lâu mộng
được nhà văn Tào Tuyết Cần miêu tả khá rõ nét và đưa đến cho độc giả một cái nhìn
đồng cảm, thương xót cho những thân phận này. Trong phủ Giả thì số lượng a hoàn
gần ngang bằng với sô lượng các thành viên trong gia đình. Ai cũng có một số phận,
thân phận khác nhau. Dù họ là những người được các mợ, các cậu chủ yêu mến được
mang quần áo đẹp, có quyền hành ngang bằng với chủ như Tập Nhân, Bình Nhi, Uyên
Ương, Tình Văn,… hay những thân phận thấp hèn hơn một chút như Thu Văn, Tư Kỳ,
Kim Xuyến,… Dù đứng ở thân phận nào thì họ vẫn chỉ là con hầu giống nhau cả thôi.
Rồi họ cũng phải chịu cảnh lầm lũi, coi thường của các giai cấp quý tộc. Tập Nhân,
Uyên Uơng, Bình Nhi là những cô gái nhã nhặn, đoan trang, xinh đẹp được phủ Giả
mua về làm người hầu. Thực chất nói là người hầu nhưng những cô gái này lại rất
khác so với những kẻ hầu người hạ khác. Uyên Ương là một người hầu của Giả Mẫu,
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 8
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
nói đến sắc đẹp thì cũng khong kém phần ai, chỉ vì cô đẹp, thanh nhã nên mới bị Giả

Xá ép cưới làm lẽ, bị Giã Liễn chồng của Phượng Thư để ý. Cô phải chịu cảnh ép buộc
làm nguời hầu đã khổ lắm rồi giờ lại chịu cảnh làm lẽ nữa thì nỗi khổ đó lại làm nhân
đôi. Uyên Uơng đã không thể chấp nhận trước sự ép buộc đó của Giả Xá , cô vừa cảm
thấy tủi nhục, đau đớn và tìm cách tự vẫn nhưng vì Giã Mẫu cảm động trước tấm lòng
trước con người của cô nên cô sống sót, nhưng lại sống trong nỗi bất hạnh cô đơn và
bất an về cuộc sống của mình. Hương Lăng, một số phận còn oan nghiệt hơn so với
những người khác. Hương Lăng là Anh Liên con gái của Chân Sĩ Ẩn, lúc nhỏ bị lạc.
Cô bị bán đi chỗ này đến nơi khác, sau đó bị Tiết Bàn mua về làm vợ lẽ. Được làm lẽ
thì đã hay chớ, thế nhưng số phận Hương Lăng chịu phải đó là sự đánh đập, chửi bới,
bóc lột thể xác của Tiết Bàn. Cuộc đời oan trái, đáng lẽ Hương Lăng được sống trong
một gia đình khuê các, được làm tiểu thư như bao người, ấy vậy mà giờ phải chịu cảnh
lầm lũi, sống cuộc sống hèn hạ phụ thuộc vào nguời khác.Tuy những con người này họ
đều chịu phải một sự tủi nhục, bị khinh rẽ, bị chà đạp nhân cách, nhưng nhìn cái vỏ bề
ngoài thì cứ tưởng họ được sống sung sướng với phong gấm. Đoạn Lý Hoàn nói với
Bình Nhi Ở hồi 4: “Đáng tiếc mặt mũi dáng điệu thế này mà số phận lại kém cỏi, chỉ
là người hầu hạ trong nhà mà thôi!” (hồi 43), cho chúng ta thấy được thân phận tủi
nhục của những con người này bị khinh miệt, bị phân biệt đối xữ mạnh mẽ.
Có lẽ thân phận của Kim Xuyến và Tình Văn là đau đớn nhất trong số những a
hoàn nơi đây. Bởi vì sắc đẹp, tài năng mà bị người ta ghen ghét, rùi vu oan dám họa
bởi thói trăng hoa của cậu chủ Bảo Ngọc mà họ phải chịu một cái chết bi thảm. Oan
nghiệt đến nhường nào, tủi hờn đến nhường nào khi họ phải chịu kiếp tôi đòi, phải làm
theo nguyện vọng ý thích của người khác. Những thân phận hẩm hiu như Tình Văn
chết đi mà không một ai thương tiếc, không một ai quan tâm. Cô chết đi trong sự nhạo
bang của bọn giai cấp địa chủ. Điều này cho ta thấy được cái oan trái của cuộc đời là
như thế nào.
Tóm lại thân phận của các a hoàn trong Giả phủ là những thân phận rẻ rúng, bạc
bẽo, đó là những thân phận phải chịu sự cô độc, đau đớn, chịu sự hành hạ của kẻ
mạnh, của tầng lớp quý tộc. Qua đây Tào Tuyết Cần muốn lên án tố cáo xã hội Trung
Quốc thời bấy giờ là một xã hội thối nát, mục ruỗng, một xã hội phân biệt đẳng cấp.
Đọc Hồng lâu mộng chúng ta là càng thương cảm hơn cho những số phận đó.

1.2. Cô đơn do tự ý thức
1.2.1. Con người khao khát được thoát ra khỏi chế độ lễ giáo phong kiến
Chế độ lễ giáo phong kiến là chế độ được quy đinh bởi những quy tắc sống ở
trong các phủ, các gia đình quý tộc. Đó là chế độ khoa cử, tình yêu hôn nhân, phân
biệt giới, đẳng cấp Tất cả những điều đó gọi là lễ giáo phong kiến. Bảo Ngọc là một
con người đại diện cho lý tưởng chống lại chế độ phong kiến và khao khát mong muốn
thoát ra khỏi cái xã hội, cái chế độ đó. Thực ra, Bảo Ngọc chỉ có những suy nghĩ như
một đứa trẻ, cậu chỉ biết chơi đùa, đam mê những thú vui, giở thói gió trăng với người
hầu, với những cô gái xinh đẹp. Đặc biệt Bảo Ngọc được đào tạo trong môi trường
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 9
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
sống của giai cấp, đáng lẽ ra anh phải có tố chất của một cậu chủ, nhưng Bảo Ngọc với
tính cách hoàn toàn trái ngược. Bảo Ngọc coi con trai là những gì dơ bẩn, thứ tục xám
xịt nhất của đời, còn con gái là những gì trong sáng, đẹp đẽ nhất của thế gian. Bảo
Ngọc đấu tranh cho sự tiến bộ của xã hội, chàng thù ghét những con người, những
quan niệm của mọi người trước thực tế xã hội như chế độ quan liêu, chế độ đa thê,…
chàng đấu tranh cho sự bình đẳng giữa chủ và tớ, về tình yêu của con người.
Chính những quan niệm mới với ý thức hệ xã hội cũ thời bấy giờ. Do đó Bảo
Ngọc là sản phẩm đầy mâu thuẫn, một xã hội mà chàng đang tìm lối thoát nhưng lại bị
dồn vào đến mức nghẹt thở. Chính vì thế, con người Bảo Ngọc cảm thấy bế tắc, cô
đơn mà không biết phải giải bày với ai.
Tào Tuyết Cần xuất thân từ gia đình quan liêu quý tộc, nhưng ông đứng trên lập
trường của tầng lớp thị dân để chống lại chế độ phong kiến. Giả Bảo Ngọc là một nhân
vật để tác giả gửi gắm tư tưởng của mình vào đó. Hiện thực của chế độ khoa cử, quan liêu
thời kì này minh chứng cho sự đồi trụy mục nát của cái xã hội phong kiến nhà
Thanh.Trong hoàn cảnh sống Bảo Ngọc phải chịu cảnh: “Ta chỉ giận cả ngày bị nhốt
trong nhà không tự chủ được một tí nào cả, làm gì người ta cũng biết, không người này
khuyên thì kẻ khác ngăn, chỉ có thể nói chứ không thể làm, tuy có tiền mà không được
tiêu…” cho nên Bảo Ngọc mới nhìn thấy sự xấu xa của hiện thực cuộc sống lúc ấy.
Giả Bảo Ngọc tỏ ra khinh miệt khoa cử và thù ghét con đường tiến thân bằng

khoa cử. Thái độ đầu tiên của anh ta đối với chế độ này là trốn học, bỏ học. Anh ta
“không chịu nghiền ngẫm” các loại sách như Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh
Tử, Tả truyện … thì “nhớ làm sao được”. Ở hồi 82, Bảo Ngọc nói chuyện với Đại
Ngọc về việc đi học : “cô còn nhắc đến làm gì? Tôi ngán cái trò đạo học ấy rồi, buồn
cười nhất là thứ văn bát cổ, người ta mượn nó để lừa bịp, bòn chút công danh, kiếm
bát cơm ăn, nói thế còn được. Bây giờ lại còn bảo là nói thay lời thánh hiền cơ. Nhiều
lắm thì chẳng qua là đem kính truyện ra nhồi nhét vào đầu đấy thôi. Lại còn một điều
buồn cười hơn nữa là có những kẻ trong bụng rỗng tuếch chỉ vơ chỗ nọ, bỏ ra chỗ kia,
làm lếu láo thế mà lại cho mình là học sâu rộng, làm thế đâu có phải là phát triển đạo
lý thánh hiền!”. Anh ta cho rằng “ Văn bát cổ” không phải văn của thánh hiền đặt ra,
nên không thể khơi sâu được ý nghĩa, chẳng qua (nó) chỉ là cái bậc thang để cầu mồi
danh lợi của bọn người sau đó thôi”(hồi 82). Bảo Ngọc chán ngấy lời khuyên của
Tương Vân “Dù anh không muốn thi đỗ cử nhân, tiến sĩ thì cũng nên gặp gỡ những
bậc quan sang, bàn đến bước đường tiến cử để ra gánh vác việc đời, giúp nước giúp
dân, nên cần phải có bạn bè, quan lại, chứ quanh năm anh cứ luẩn quẩn với bọn chị
em chúng tôi thì còn được trò trống gì nữa” (hồi 32). Tai Bảo Ngọc không muốn nghe
điều “nhảm nhí” bèn đáp: “ Xin mời cô sang ngồi chơi bên nhà khác, chứ nhà tôi đây
thật nhơ bẩn đến những người hiểu biết việc trị nước giúp dân ấy”. Thấy được sự thối
nát của chế độ khoa cử, quan liêu thời đó, Giả Bảo Ngọc không chọn và đi theo con
đường ấy. Chàng xem kẻ đọc sách là mọt sách, mọt công danh. Nhiều lần BảoThoa
khuyên chàng lập thân dương danh, chàng trả lời:“Một người con gái trong trắng như
em mà cũng ham công danh phú quý như phường mọt dân hại nước sao?”.
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 10
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
Bảo Ngọc lạc lõng giữa thế giới người, vì ai cũng mưu cầu danh lợi, địa vị, ai
cũng có những suy nghĩ tiến thủ tiến thân. Đặc biệt khi Tào Tuyết Cần cho xuất hiện
nhân vật Chân Bảo Ngọc ở hồi 115, con người giống y hệt Bảo Ngọc từ ngoại hình,
khuôn mặt đến dáng điệu đi đứng. Bảo Ngọc mừng thầm vì như gặp được tri kỷ vậy,
nhưng khi nói chuyện tiếp xúc với anh ta thì Bảo Ngọc lại nhận ra đây cũng là một
trong số bọn “mọt ăn lộc nước” mà thôi. Bảo Ngọc thấy sự có mặt của mình ở trong

gia đình là thừa khi trên đời này có một Chân Bảo Ngọc, chàng cảm thấy cô đơn,
nhưng nỗi cô đơn này chỉ có mình chàng hiểu. Những lời trách móc của Bảo Thoa đã
khiến Bảo Ngọc ngơ ngơ, ngẩn ngẩn đâm ra buồn rầu rồi phát bệnh. Một con người
có thái độ khinh miệt quyền quý, chán ghét công danh, nhưng chưa được mọi người
hiểu và chưa tìm ra được lối đi cho mình nên mới mắc trạng thái cô đơn , một chứng
bệnh nan y khó chữa như thế. Chỉ vì Bảo Ngọc là đứa con trai duy nhất trong gia đình
lại thông minh, đẹp đẽ vì vậy chàng bị ép buộc phải đi theo con đường của chế độ giai
cấp đó. Chính những quan về khoa cử, quan liêu cho nên người trong phủ Giả xem
Bảo Ngọc là nghiệp chướng, bất hiếu. Ngay cả người cha ruột của chàng là Giả Chính
mà cũng thốt lên rằng: “chi bằng nhân ngày hôm nay mà giết cái đồ chó ấy đi để tuyệt
hậu loạn”, thật đau đớn biết nhường nào khi chàng lại nghe lời nói độc ác đó từ người
cha của mình. Sở dĩ Giả Chính muốn giết Bảo Ngọc là vì chàng không phục tùng,
không đi theo con đường gia đình, dòng họ đã vạch sẵn. Sự xung đột này vượt khỏi
phạm vi của một gia đình mà nó đi ra ngoài xã hội mang bản chất giai cấp. Cái khoảng
cách ngăn cách Bảo Ngọc với xã hội đó càng rộng bao nhiêu thì nỗi cô đơn của con
người chàng càng lớn, càng rộng bấy nhiêu.
Qua đây cho ta thấy được hiện thực của cuộc sống, chế độ khoa cử, quan liêu
thời phong kiến với lý tưởng về chế độ đó của Giả Bảo Ngọc có nhiều mâu thuẫn, Bảo
Ngọc mang cái danh là đứa con phản nghịch của xã hội mà anh ta đang sống. Từ cách
hiểu và suy nghĩ ấy của Bảo Ngọc, ta thấy được tư tưởng của con người này hết sức
đơn độc, không một ai hiểu. Và cái cô đơn mà con người này phải hứng chịu đó là sự
tách biệt của cộng đồng không ai thừa nhận.
Ngoài Bảo Ngọc ra thì Lâm Đại Ngọc cũng là một con người muốn thoát ra khỏi
chế độ lễ giáo phong kiến, điều này thể hiện rất rõ khi nàng chán ghét cái gọi là công
danh, là tiền tài. Vì thế khi quen Bảo Ngọc thì nàng không hề nhắc đến việc tiến thủ tiến
thân của Bảo Ngọc, đồng thời nàng còn ủng hộ với Bảo Ngọc. Là một người con gái,
đáng lẽ nàng không được đọc sách, viết chữ, ấy thế nhưng Đại Ngọc vẫn học hành đàng
hoàng. Tuy Đại Ngọc sinh ra và lớn lên trong gia đình quan lại nhưng nàng không thích
công danh khoa cử. Nàng ghét con đường ấy là do những hạng xú nam nhân đã làm ô uế
của cả một xã hội, một thời đại. Khi nhận chuỗi ngọc của Bắc Tĩnh Vương từ tay Bảo

Ngọc, nàng đã vứt nó đi và nói : “Cái thứ đàn ông thối tha nào đã cầm là tôi không thèm
nhận”. Đại Ngọc không khuyên Bảo Ngọc lập thân công danh, cũng không thèm nịnh nọt
với mọi người trong phủ Giả. Những hành động của nàng hoàn toàn khác biệt với những
con người khác ở đất Kim Lăng. Chính vì sự chán ghét cái đồi bại của xã hội phong kiến
đó, nên Đại Ngọc không lấy được sự yêu mến của mọi người trong gia đình. Nàng bị mọi
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 11
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
người cho là tinh ranh, là một đứa con gái ngang bướng, không đủ chuẩn mực của con
nhà quý tộc. Do vậy mà Đại Ngọc thấy như mình cũng bị lạc lõng, bị bỏ rơi. Nàng thấy
buồn khi phải chịu đựng sự bó hẹp của lễ giáo, chính vì thế mà tình yêu của nàng dành
cho Bảo Ngọc là chân thành thực đó, nhưng nàng đâu có dám nói ra, suốt ngày nàng chỉ
cứ âm thầm lặng lẽ, rồi buồn tủi, khóc lóc.
Tóm lại, chế độ phong kiến, lễ giáo của giai cấp phong kiến đã làm cho con
người phải đi vào khuôn khổ. Nhưng đó là một sự bó hẹp chật chội đến nghẹt thở, làm
cho con người muốn thoát ra, để họ được sống một cuộc sống vui vẽ, hòa đồng
1.2.2. Con người khao khát được hòa đồng với cộng đồng người
Trong cuộc sống, ai cũng muốn sống vui vẽ, hòa nhã, hạnh phúc hòa đồng với tất
cả mọi người trong gia đình và ngoài xã hội. Trong quan niệm sống hiện đại thì điều đó
qủa là dễ dàng. Nhưng trong xã hội phong kiến thì vì nhiều quan niệm xã hội như phân
biệt giới, đẳng cấp … đã làm cho những con người nơi đây bị cô đơn lạc lõng. Tiểu thuyết
Hồng Lâu mộng của Tào Tuyết Cần là một bức tranh về hiện thực đó. Trong hồng lâu
mộng có nhiều lớp người, không chỉ là những lớp người thuộc tầng lớp quý tộc mà còn
một lớp người thuộc tầng lớp a hoàn. Sự đối lập giữa hai tầng lớp đó đã tạo ra một khoảng
cách cực kì lớn. Ấy vậy nhưng trong đây đã tồn tại một vài con người họ muốn gắn kết lại
cái khoảng cách ấy. Trong một xã hội đầy rẫy sự phân biệt đối xử với nhiều quan niệm
khác nhau nhưng những con người như Bảo Ngọc, Đại Ngọc lại đấu tranh cho sự phân
biệt đó. Đặc biệt là Bảo Ngọc, chàng không có gì phân biệt với các a hoàn mà ngược lại,
vô cùng thân thiện hòa nhã, quý trọng họ giống chị em của mình vậy. Vì sinh ra có sự
khác người, nên Bảo Ngọc luôn cảm thấy mình cô đơn trống vắng, không ai muốn thân
thiện với mình, không ai muốn chơi với mình. Vì thế nên hàng ngày chàng cứ muốn tìm

đến những thú vui với các chị em trong nhà, rồi chàng lại bị mọi người quở mắng. Sao giờ
lạc lõng giữa thế giới như vậy? Một con người bình thường, không những thế còn là con
nhà dòng dõi, ấy thế mà Bảo Ngọc lại mong muốn được hòa đồng, hòa nhập với tất cả
mọi người. Lớn lên, “con người này” lại sống tách biệt với thế giới nam nhi của phủ Giả,
nên cảm giác cô đơn của nhân vật tồn tại sâu sắc. Cô đơn ở Giả Bảo Ngọc là do hoàn cảnh
sống, tập thể con người và thời đại quy định. Vì vậy Bảo Ngọc luôn muốn tìm đến những
những người bạn, để có thể gửi gắm được những tâm tư, chia sẻ của mình, để mọi người
có thể hiểu mình hơn. Ở hồi bảy, Bảo Ngọc gặp Tần Chung, rồi tự thấy mình thiếu một
cái gì đó, chàng tự hạ thấp mình, tự trách mình, trách cuộc sống nơi vinh hoa phú quý:
“Từ lúc Bảo Ngọc gặp Tần Chung, trong bụng bâng khuâng như là mình thiếu cái gì,
đứng ngẩn người ra một lúc, nghĩ vơ vẩn: “Trong thiên hạ sao lại có người như thế! Bây
giờ xem ra, ta thành như lợn bùn, chó ghẻ vậy! Đáng giận cho ta sinh vào nhà công hầu
phú quý, nếu vào nhà nho nghèo, quan kiết để sớm đi lại chơi bời với nhau thì không đến
nỗi phí mất một đời. Ta dù tôn quý hơn, nhưng the lụa gấm vóc, cũng chẳng qua để bọc
cái cành khô, gỗ mục, rượu hồng, dê béo cũng chẳng qua để lấp cái hố phân, rãnh bùn
mà thôi. Hai chữ “phú quý” làm hại người đời xiết bao!”(hồi 7). Tần Chung là em trai
của Tần Thị vợ của Giả Dung, nếu như tính theo cấp bậc thì Tần Chung sẽ là cháu của
Bảo Ngọc. Thế nhưng chàng lại không muốn tạo ra khoảng cách này, nên lúc nào chàng
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 12
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
cũng muốn tạo ra một không khí tự nhiên giữa hai người bạn. Khi nói chuyện, tiếp xúc,
cùng đi chơi và đi học với Tần Chung, Bảo Ngọc luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ, chàng
xem Tần Chung như là một tri kỉ của mình. Cho tới khi Tần chung chết, để lại một mình
Bảo Ngọc, chàng cũng như chết đi trong một khoảng thời gian, chàng cảm thấy đau đớn,
khổ tâm, cô đơn, khi giờ còn lại trên thế gian một mình, không có người bạn tri kĩ nữa, và
rồi chàng đâm ra lâm bệnh nặng. Điều này cho chúng ta thấy rằng, Bảo Ngọc là một con
người giàu tình cảm, giàu lòng cảm thông và yêu thương con người vô bờ.
Khát khao hòa đồng với mọi người, còn được Tào Tuyết Cần cho ta thấy lúc Bảo
Ngọc đối xử với người hầu, cho thấy chàng là một người chủ không hề biết phân biệt
đẳng cấp, mà chàng luôn nhã nhặn với mọi người hầu trong gia đình. Đó là lời nói của

thằng Hưng với Vưu thị về tính tình của Bảo Ngọc:“ – Gặp bọn tôi, hễ vui thì cậu ta
chẳng kể đâu là chủ, đâu là tớ, nô đùa loạn xạ một hồi, nếu không thích thì ai đi đằng
nấy, cậu ta cũng làm ngơ. Bọn tôi đang ngồi hoặc nằm, thấy cậu ta cũng mặc kệ, cậu ta
chẳng nói năng gì”(hồi 66). Điều này ta thấy rằng Bảo Ngọc tìm đến niềm vui cho mình
bằng sự đối xử hòa nhã với tất cả mọi người, chàng muốn mọi người xem mình như là
anh, là em, là người bạn tốt. Vì Bảo Ngọc nhận thấy bản thể của mình là một con người
cô độc, tuy được mọi người yêu mến, nhưng không một ai làm chàng có thể tin tưởng, vì
vậy chàng càng khao khát bao nhiêu, thì chàng lại càng mất đi tất cả.
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 13
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
CHƯƠNG 2.
BI KỊCH CỦA CON NGƯỜI CÔ ĐƠN
TRONG HỒNG LÂU MỘNG
2.1. Bi kịch về tình yêu
2.1.1. Tình yêu dưới sự áp đặt của gia đình trong lễ giáo phong kiến
Tình yêu là một thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý, đó là một kết quả tốt đẹp để
dẫn tới hôn nhân. Thế nhưng trong Hồng lâu mộng, tình yêu ở trong cái xã hội đó lại
không có kết quả như vậy. Hôn nhân, tình yêu dưới xã hội phong kiến đương thời chịu sự
áp đặt của lễ giáo, của khuôn khổ “cha mẹ đặt đâu con ngôi đấy”. Vì vậy mà những con
người nơi đây họ không được lấy người mình yêu, để rồi họ đau khổ, đi đến tuyệt vọng,
buồn chán, và tột đỉnh đó là một bi kịch của cái chết. Sự áp đặt của gia đình của dòng tộc
được Tào Tuyết Cần tái hiện lại ở tiểu thuyết khá rõ nét. Trong Phủ Giả, có đến mười hai
tiểu thư xinh đẹp, tài giỏi, đáng nhẽ ra họ phải được hưởng một cuộc sống sung sướng,
hạnh phúc, ấy thế nhưng khi đến tuổi cập kê thì dần dần họ lại bị rơi vào tình cảnh bi đát.
Con người ta dù sống trong chốn phồn hoa có vui vẽ đến cỡ nào nhưng đến lúc bị vùi dập
trong chế độ hôn nhân hà khắc của gia đình thì chắc hẵn sẽ rơi vào trạng thái cảm thấy cô
độc, buồn chán, đầy bi kịch. Ta nói đến Nguyên Xuân, một cô gái tài hoa nhưng có phải
cô được lấy người mình yêu đâu, mà cô bị gả vào làm phi tần trong cung, phải sống một
cuộc đời bị gò bó, mất hết niềm vui. Rồi đến Nghênh Xuân lại không may bị gia đình gả
lấy người chồng bạo lực suốt ngày đập đánh uất phẫn cho đến chết mà không dám than

phiền…, cho đến Thám Xuân chịu cảnh lấy chồng xa không bao giờ được về thăm nhà.
Đó là số phận éo le của những người phụ nữ phải chịu nghịch cảnh dưới sự chèn ép của lễ
giáo. Sống ở cái chốn thị phi đó, họ thấy cô đơn, tuyệt vọng, nhưng biết bấu víu vào ai
bây giờ, có phải chế độ nào, vương quyền nào ép buộc họ đâu, mà chính là cha của họ là
Giả Chính. Sống trong địa vị giai cấp, ắt hẳn không những Giả Chính mà bất cứ người
cha nào rồi cũng hành động như vậy. Những người phụ nữ ở đây không có tiếng nói,
không có quyền đấu tranh cho hạnh phúc của mình, rồi họ phải nhẫn nhục phải chịu đựng
và căm phẫn cho đến chết. Cái chết của những cô gái nơi đây làm chúng ta phải ứa lệ,
đồng cảm thương xót đến nhường nào.
Điển hình của bi kịch tình yêu dưới sự áp đặt của xã hội phong kiến trong tiểu
thuyết Hồng lâu mộng còn là bi kịch tình yêu của Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc.
Bảo Ngọc và Đại Ngọc đã bước qua khuôn phép của lễ giáo phong kiến để đến với
nhau bằng một tình yêu chân thành nhất. Trong tiểu thuyết thì Tào Tuyết Cần đã để
cho Bảo Ngọc phải chọn lựa giữa hai người con gái có tài sắc vẹn toàn ngang nhau đó
là giữa Đại Ngọc và Bảo Thoa, vì Đại Ngọc có cùng chung tư tưởng, tính cách với
mình nên Bảo Ngọc đã quyết định dành trọn tình cảm của mình cho Đại Ngọc. Trong
Vườn Đại Quan nguyệt hoa phấn sáp, Giả Bảo Ngọc chỉ chọn Lâm Đại Ngọc làm tri
kỉ, vì nàng đi cũng chàng chống lại chế độ phong kiến, vì nàng có cùng chung chí
hướng với chàng. Họ là những đứa con thuộc tầng lớp giai cấp, ấy vậy mà lại có suy
nghĩ chống phong kiến, lễ giáo. Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc đã đặt trái tim mình
lên trên cả cương thường, bổn phận, trách nhiệm để tìm lấy tình yêu, tìm lấy hạnh
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 14
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
phúc. Đại Ngọc và Bảo Ngọc yêu nhau không phải ngày một ngày hai, mà đó là một
tình yêu được nhen nhóm từ khi thuở nhỏ cho tới khi lớn. Thường ngày Bảo Ngọc
luôn ở bên Đại Ngọc chia sẽ tâm tư vui buồn, họ cùng ăn cơm, cùng vui đùa, cùng ngủ
chung giường với nhau, họ hiểu nhau mọi suy nghĩ tư tưởng tính cách của mình. Đại
Ngọc vốn kiêu sa, nhưng nàng lại trân trọng thứ tình cảm mà Bảo Ngọc dành cho
nàng. Đó là ý thức nâng niu trân trọng yêu quý tình yêu khi nàng vô tình nghe Bảo
Ngọc dám công khai thổ lộ tình cảm với mình thì nàng đã : “mừng mừng, sợ sợ, tủi

tủi, thương thương”, “ mừng là mắt không nhầm, ngày thường vẫn cho anh ấy là tri kỷ
giờ quả thật đúng là như vậy. Sợ là trước mặt người khác anh vẫn nghĩ đến mình, vẫn
khen ngợi mình đủ biết mối tình nồng nàn không e ngại tí gì, tủi là anh đã là tri kỷ của
tôi thì tất nhiên tôi cũng là tri kỷ của anh thì tại sao lại có chuyện vàng ngọc ở đây.
Mà dù có chuyện vàng ngọc ấy thì đáng lẽ là của anh và của tôi chứ tại sao lại có cô
Bảo Thoa vào đây? Thương là cha mẹ mất sớm dù có những lời ghi lòng tạc dạ nhưng
không có ai tác thành cho ta, vá chăng gần đây đã chớm có bệnh tinh thần hoảng hốt,
thầy thuốc bảo khí suy huyết kém sợ rồi sinh ra chứng lao. Tôi dù là tri kỷ của anh
nhưng sợ là không thể chờ lâu được anh dù là tri kỷ của tôi nhưng tôi bạc mệnh thì
làm thế nào? Nghĩ đến nông nỗi ấy Đại Ngọc không cầm nỗi nước mắt muốn đi vào để
gặp nhau nhưng lại nghĩ hơi trơ trẽn, đành gạt nước mắt quay về”. Qua đây ta thấy
được nỗi lòng của Đại Ngọc là một con người có nhiều suy nghĩ bề sâu, cô là một con
người có những suy tư âu buồn, khó diễn tả được thành lời. Một trái tim luôn khát
khao được yêu, được bày tỏ tình cảm chân thành. Ngày càng ngày thì tình cảm giữa
Bảo Ngọc và Đại Ngọc ngày càng thêm sâu sắc. Họ đã cố gắng vượt qua sự khắt khe
của lễ giáo để bộc lộ tình yêu, làm theo trái tim mình “ em ơi nỗi lòng có dám nói ra
dù chết cũng cam lòng. Vì em mà anh đeo bệnh nhưng đành chịu không dám nói với
ai, chỉ khi nào em khỏi bệnh thì may ra bệnh anh mới khỏi được, cả trong mơ anh
cũng mong muốn thấy em”. Tình yêu ấy ngày càng phát triển, có lúc nghe tin Đại
Ngọc sắp vào nam mà Bảo Ngọc như ngất đi. Khi Đại Ngọc ốm Bảo Ngọc như ngây
như dại, buồn phiền, đau đớn. Bảo Ngọc thể hiện tình cảm thật chân thành và cảm
động biết nhường nào “tôi chỉ có một trái tim, trước đây đã giao cho em Lâm rồi. Nếu
cô ta đến thì thế nào cũng mang tim đặt vào lòng tôi”.
Lâm Đại Ngọc cũng chỉ vì quá yêu Bảo Ngọc mà khi xem “thấy khăn lụa lúc
Bảo Ngọc đưa tặng và mình đã đề thơ vào dấu nước mắt còn hoen ố nàng quên cả
mặc áo, chỉ cầm hai mãnh lụa ấy ngẫn ngơ xem bài thơ cũ, bất giác nước mắt chảy
ròng”. Nàng vì quá yêu mà khi nghe tin Bảo Ngọc sắp cưới Bảo Thoa mà trong lòng
uất hận, sinh bệnh rồi chết trong đau đớn và cô đơn. Cái chết của Lâm Đại Ngọc là
một bi kịch thảm khốc triệt để. Nó tố cáo xã hội phong kiến đã vùi dập đã chà đạp lên
giá trị tinh thần đẹp nhất, trong sáng nhất của con người nơi đây. Giai cấp phong kiến

điển hình là gia đình và dòng họ đã tìm mọi cách không để cho Bảo Ngọc và Đại Ngọc
đến với nhau. Bon chúng đã tìm ra kế sách để phá đám đó là mưu kế của cô ả Phượng
Thư hết sức nhan hiểm và độc ác, đây là một bi kịch tột cùng của tình yêu và nỗi đau.
Chúng ta không thể quên được sự đau đớn của Đại Ngọc khi nàng chết trong uất hận:
“sắc mặt tái đi, chân tay bủn rủn, hai mắt sững sờ, không còn cảm thấy đau xót nữa
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 15
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
chỉ muốn chết cho mau để hết nợ tình”, nàng gượng đốt khăn, đốt cảo thư rồi kịp kêu
lên ba tiếng “Bảo Ngọc, Bảo Ngọc, anh thật là…” trong hơi thở thoi thóp ngắt quãng
rồi lìa đời. Cái chết của Đại Ngọc là một cái chết dằn vặt trong cô độc, nàng chết trong
khi người khác lại cười, lại hạnh phúc bên tiếng nhạc tiếng trống của ngày tân hỷ.
Nàng thấy cô đơn quá tột độ, một con người tội nghiệp đáng thương, lúc sống thì đã bị
xem là người ngoài, đến khi chết rồi thì không ai quan tâm đoái hoài. Tuy nhiên cái
chết của Đại Ngọc lại là một sự mất mát đau thương giành cho Bảo Ngọc. Khi nghe tin
Đại Ngọc chết, thì Bảo Ngọc không tin vào mình, không tin vào lời của Tập Nhân nói.
Chàng vui vẻ, hạnh phúc làm đám cưới tưởng chừng cô dâu là Lâm Đại Ngọc, chàng
mong đợi đến cái giây phút lột khăn trùm đầu, Nhưng khi tới đỉnh điểm biết mình bị
lừa, tâm trạng Bảo Ngọc lúc đó như mơ màng, không tin vào sự thực.
Cả hai con người, cả hai thế giới, đều hướng đến một tình yêu trong sáng, ấy
vậy mà họ lại chịu cảnh chia ly, chịu những cái chết oan ức. Bi kịch tình yêu trong tiểu
thuyết hồng lâu mộng là một bi kịch của thời đại, đó là một cái bi kịch duy lụy giết
chết đi sức sống của con người, để lại cái đau thương tang tóc, cái cô đơn lạnh lẽo giữa
thế giới hiện thực.
2.1.2. Khát vọng tình yêu bên ngọn đèn cửa phật
Tình yêu của mỗi một con người đều xuất phát từ trái tim của họ. Đó là một thứ
tình cảm bất diệt, tình cảm giúp con người vượt qua chính mình, vượt qua được sự cô
đơn giữa chốn phồn hoa. Trong Hồng lâu mộng, tác giả đã đề cập đến tình yêu của cặp
đôi Bảo Ngọc–Đại Ngọc là một bi kịch tình yêu, tình yêu được hình thành và nhen
nhúm từ nhỏ đến lớn. Nhưng bên cạnh đó, các nhân vật trong hồng lâu mộng, mỗi
người còn có một tình cảm riêng, một thứ tình cảm cao thượng phát triển thành tình

yêu bất diệt. Điển hình cho khát vọng tình yêu bên ngọn đèn xanh cửa phật đó là nhân
vật Tích Xuân và Diệu Ngọc.
Phải nói rằng, hai nhân vật Tích Xuân và Diệu Ngọc là hai con người đối lập
tương phản nhau hoàn toàn về tư tưởng lẫn tính cách. Tuy rằng, họ có cùng điểm
chung đó là những cô gái yêu thích cái đẹp, là những mỹ nhân trong hồng lâu mộng.
Sự tương phản dẫn đến bi kịch của mỗi người một khác, Diệu Ngọc từ cửa phật môn
muốn tồn tại ở cỏi trần, còn Tích Xuân thì muốn ẩn trần đi vào cửa phật. Rõ ràng tìm
hiểu kỹ tác phẩm chúng ta có thể nhận rõ ra được điều đó. Bi kịch tình yêu của Diệu
Ngọc đó là bi kịch tính cách, bi kịch của thời đại. Bởi vì sao? Vì Diệu Ngọc xuất thân
vốn không phải là ni cô, nhưng vì hoàn cảnh trớ trêu, như theo lời kể của Lâm Chi
Hiếu và Hình Tụ Yên thì do cô bệnh tật yếu ớt, nên tự mình vào cửa phật để an dưỡng.
Diệu Ngọc xuất thân trong gia đình quyền quý, giàu có, là tiểu thư ngàn vàng vốn
thích chơi khoái lạc, không lo buồn phiền nhưng cuộc đời trớ trêu lại để thân nàng
phải xuất gia vào cửa phật, bầu bạn với ngọn đèn xanh, vì vậy mà tâm hồn tuổi trẻ của
Diệu Ngọc trở nên buồn phiền, rầu não. Khi Diệu Ngọc vào kinh và được sống ở am
Lũng Thúy trong Đại Quan Viên của phủ Giả. Ở đây, cô cùng với các tiểu thư công tử
tài sắc ở đây suốt ngày vui chơi, đùa nghịch, ca hát nên Diệu Ngọc khó lòng tu tâm
tĩnh phật được. Diệu Ngọc làm ni cô nhưng nàng lại ham thích cuộc sống ở cõi trần,
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 16
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
lòng nàng vẫn bùng cháy sự tươi trẻ của tuổi thanh xuân mãnh liệt. Diệu Ngọc là một
cô gái mạnh mẽ trong tính cách, một cô gái đầy đủ tài năng và sắc đẹp, thế nhưng kết
thúc cuộc đời của cô tràn đầy bi kịch. Đi ngược lại với thực tại, khi cô đang mang trên
mình chiếc áo cà sa và chuỗi trân châu ấy vậy mà tâm hồn cô lại thoát ra khỏi lớp vỏ
bề ngoài đó, để hòa mình vào với cộng đồng, với mọi người xung quanh để được
thưởng thức hương vị của cuộc sống. Khi Diệu Ngọc đến phủ Giả, nàng đã đem lòng
yêu thầm Bảo Ngọc. Nhưng tình yêu củ Diệu Ngọc dành cho Bảo Ngọc không ai hiểu,
không ai biết và ngay chính Bảo Ngọc cũng không hề biết. Vì sao vậy? Bởi vì Diệu
Ngọc đã có ánh hào quang của phật tổ bao trùm cả con người của nàng, có ai biết rằng
tâm hồn của nàng đã thoát phật từ bao giờ đâu. Ngay từ sự quan tâm nhỏ nhặt đối với

Bảo Ngọc, Diệu Ngọc cũng đã lộ ra chút ít tình cảm của mình, nhưng anh chàng Bảo
Ngọc vẫn không hay biết. Đó là lúc Giả Mẫu cùng già Lưu, Bảo Thoa, đại Ngọc tới
thăm nhà Diệu Ngọc, chi tiết mời uống trà, Diệu Ngọc đã dùng cái bát mà thường
ngày cô uống đưa cho Bảo Ngọc, chí ít cũng thể hiện được tấm lòng thành của cô. Đến
tình tiết Bảo Ngọc xin cành hồng mai của Diệu Ngọc ở hồi 50, cho ta thấy được tình
cảm của Diệu Ngọc dành cho Bảo Ngọc ở đây cũng khá rõ. “Cành hồng mai” là một
thứ quý hiếm, ngay cả Lý Hoàn, Đại Ngọc cho là Diệu ngọc không thể cho Bảo Ngọc,
ấy vậy mà Bảo Ngọc tới xin lại được đem về. Ở đây ta thấy rằng khi một người đã
đem lòng yêu một ai dó thì họ sẵn sàng hi sinh những thứ gì đẹp đẽ và quý giá nhất
của mình. Bảo Ngọc dù có trẻ con đến đâu đi chăng nữa thì cũng phần nào nhận ra
được tình cảm của Diệu ngọc, nhưng Bảo Ngọc tưởng chừng như không phải sự thực
nên cũng lờ đi, điều này đã làm Diệu ngọc buồn biết bao. Tuy vậy nhưng Diệu Ngọc
vẫn giữ được cái tâm của mình, cô không nói trực tiếp vì tình cảm của cô là thứ tình
cảm thiêng liêng.“ Tình riêng ta chỉ biết riêng ta-Thú vui sao phải nhỏ to cùng
người”. Hai câu thơ trên trích từ bài thơ Diệu Ngọc làm tiếp ý thơ của Diệu Ngọc và
Tương Vân trong hồi 76. Để thấy rõ được nỗi buồn, đau đớn của Diệu Ngọc trong
những năm tháng dài đằng đẵng của tuổi thanh xuân tu tập ở phật môn. Phần nào thể
hiện nỗi u uất, sầu oán và nỗi buồn phiền không biết tâm sự cùng ai, ngỏ lời cùng ai.
Ai cũng tưởng rằng Diệu Ngọc đã hướng phật thì sẽ cho đời và vô thường, chính vì
không ai hiểu hết nỗi lòng của mình và không có người để tâm sự nên Diệu Ngọc càng
thấy cô đơn, quạnh quẽ hơn cuộc sống mình. Cuộc đời của Diệu Ngọc đúng là bi kịch
của tình yêu, của cuộc sống và ở đây là cuộc sống bên ngọn đèn xanh cửa phật. Diệu
Ngọc khao khát được một tình yêu, nhưng sự khao khát đó đã không còn được tồn tại.
Trái ngược với Diệu Ngọc, Tích Xuân là một cô gái xinh đẹp,với tài sắc của
nàng thì khó ai có thể so sánh được, vì nàng có tài vẻ tranh rất giỏi. Tích Xuân có một
cuộc đời bi thương hơn so với các tiểu thư trong gia đình phủ Giả. Nàng sinh ra đã
không có tình yêu và hơi ấm của cha mẹ, điều này đã làm cho nàng mang trong mình
một nỗi buồn và sự cô đơn trống trải vô bờ. Tích Xuân là một con người trong sạch,
luôn luôn giữ mình ở thế tôn nghiêm. Tuy rằng hình ảnh của nàng hiện lên trong tiểu
thuyết rất ít so với những nhân vật khác, nhưng vì tích cách, hành động tâm tư tình

cảm của nàng khiến chúng ta khó mà quên đi được. Bi kịch mà Tích Xuân nếm phải
đó chính là bi kịch từ cuộc sống và từ tình cảm của gia đình. Nàng cảm giác như bị
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 17
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
thiếu thốn một thư tình cảm, tình yêu của con người đối với mình, và rồi dần dần nàng
không còn tin vào tình yêu giữa con người với con người nữa. Tích Xuân có một đặc
điểm tính cách hết sức cô độc và lạnh nhạt từ đầu đến cuối tiểu thuyết, chưa một lần
nào tác giả miêu tả nàng vui vẻ, hòa nhã với mọi người xung quanh, lúc nào nàng cũng
nhắc đến thế giới cõi phật, nhắc đến sự giác ngộ. Để lý giải về tính cách của Tích
Xuân, chúng ta thấy rõ chế độ phong kiến thời xưa đã biến con người trở thành như
vậy, họ đã không còn tin tưởng vào luân lý đời người, họ mất niềm tin vào cuộc sống.
Vì vậy mà Tích Xuân cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo, để rồi nàng tìm đến cõi phật để giải
thoát. Tích Xuân thấy được cái buồn, nỗi đau khổ trong niềm vui của chị cả Nguyên
Xuân khi về thăm nhà, nàng nhìn thấy Nghênh Xuân sau khi lấy chồng bị ngược đãi
đến nỗi uất ức mà chết đi trong đau đớn, rồi đến Thám Xuân thì lấy chồng xa đến nỗi
không thể trở về thì lại càng thương xót hơn. Dần dần nàng cảm thấy cuộc đời mình
thật trống trải, buông xuôi tất cả.“ Biết rõ ba xuân cảnh chóng già-Thời trang đổi lấy
áo cà sa-Thương thay con gái nhà khuê các-Một ngọn đèn xanh cửa phật bà”. Đọc bài
thơ Tích Xuân viết ra từ nỗi lòng tâm ý của mình chúng ta càng thấy đắng cay, chua
xót cho cô gái trẻ này, một người con gái xinh đẹp tài sắc ấy, vậy mà phải trốn chạy
khỏi chốn bụi trần, thoát tục để bước chân vào cõi thiền. Tội nghiệp biết bao, thương
cảm biết nhường nào cho số phận bi thương đó. Người đọc không khỏi rơm rớm nước
mắt cho cuộc đời của Tích Xuân, chúng ta lại càng lên án tố cáo cái xã hội phong kiến
thối nát đã vùi dập con người, vùi dập đi tình yêu, sức sống của tuổi trẻ. Tuy rằng bi
kịch của Diệu ngọc và Tích Xuân đưa lại một kết cục không giống nhau, một người thì
từ cõi phật thoát ra để đến cõi trần tục, một người thì từ người trần thì lại muốn vào
chốn phật. Nhưng ở họ đều cùng chịu sự đau khổ, đau đớn trong tình yêu, ở đó họ luôn
khao khát có được một tình yêu hạnh phúc, ấy vậy nhưng họ phải nhận lấy một bi kịch
thảm hại của cuộc đời.
2.1.3. Con người khao khát được sống được yêu

Con người từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành lớn lên, khi đã biết suy nghĩ
thì ai cũng muốn có được một cuộc sống hạnh phúc bên những người thân bên gia đình
và muốn được hưởng một tình yêu trọn vẹn. Tâm lý đó của con người đã được Tào
Tuyết Cần thể hiện qua các con người trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng. Hồng lâu mộng
bàn về nhiều vấn đề nổi trội của cuộc sống, đó là những vấn đề xoay quanh xã hội
phong kiến thời đại nhà Thanh của đất nước Trung Quốc. Những con người ở trong tiểu
thuyết Hồng lâu mộng ai ai cũng có ước mơ, hoài bão, dù họ đứng ở địa vị nào thấp hèn
hay giàu sang. Nếu như đã có được tình yêu, được sống yên ổn thì chắc có lẽ những con
người này đã không khao khát, không mong muốn. Đau buồn thay với số phận thấp hèn
không chổ nào bíu lấy, không ai cảm thông khiến họ trở nên cô đơn đến tuyệt vọng.
Trong Hồng lâu mộng trỗi dậy tình yêu hết sức mãnh liệt của những con người
nơi đây, đó là những con người yêu theo tiếng gọi trái tim, yêu theo cảm tính không
cần đòi hỏi vật chất, danh lợi. Họ khao khát được yêu và được sống. Đó là những con
người tiêu biểu như Bảo Ngọc, Đại Ngọc, Tình Văn, Tư Kỳ, Vưu Tam Thư. Trước hết
là tình yêu giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc là một tình yêu vượt ra khỏi giới hạn khuôn
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 18
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
khổ của lễ giáo phong kiến, đó là một tình yêu đến từ hai phía. Cả hai đều khao khát
được yêu và được mọi người công nhận, ấy vậy nhưng họ lạ bị rơi vào bi kịch đau
đớn, đó là sự sắp đặt của gia đình xã hội. Tình yêu của hai con người này dù bị vùi dập
nhưng nó lại hết sức có ý nghĩa to lớn. Dù chỉ là một chút ánh sáng le lói trong bóng
đêm mịt mù nhưng tình yêu đó vẫn mãi tỏa sáng ánh quang rạng ngời.
Bên cạnh những con người đứng ở địa vị quyền quý như Bảo Ngọc và Đại Ngọc thì
dù là tầng lớp dưới, những con người nhỏ bé là các a hoàn nhưng họ cũng khao khát được
yêu được sống êm đềm như bao người.Vưu Tam Thư là một cô gái giàu lòng tự trọng, nàng
tuy nghèo nhưng không chịu làm món đồ chơi cho cha con, anh em nhà họ Giả. Cô dám chỉ
thẳng vào mặt Giả Liễn khi chúng giở thói nguyệt hoa “anh đừng có giở giọng đường mật
với tôi, lần này anh em nhà anh định vung một ít tiền thối ra, coi chị em chúng tôi là hạng đĩ
thõa để mua vui, anh đừng có nghĩ nhầm”. Vưu Tam Thư dám thẳng thắn tố cáo thói dâm tục
của những kẻ đại diện cho cương thường lễ giáo. Nàng ngẫng cao đầu để khẳng định phẩm

giá, đòi hỏi được tôn trọng bình đẳng. Cho dù là tầng lớp nghèo khổ nhưng không chịu hèn,
chịu nhục. Đặc biệt trong tình yêu Vưu Tam Thư thể hiện rõ tư tưởng tiến bộ của mình. Nàng
nhất định giành lấy tự chủ trong lựa chọn trăm năm “ việc này quan hệ suốt đời, chọn được
người như ý muốn mới lấy”. Nàng yêu Liễu Tương Liên và âm thầm chờ đợi “ một trăm năm
nữa anh ấy không về thì đành đi tu” khi bị Liễu Tương Liên đánh đồng, xúc phạm, hiểu
nhầm nàng “trong phủ Giả chỉ còn có hai con sư tử đá là còn trong sạch” và đòi lại bảo kiếm
Uyên Ương, Vưu Tam Thư đã tự vẫn để bảo vệ khí tiết, lòng tự trọng và chứng minh cho trái
tim nồng hậu chung thủy của mình. Cuộc đời ngắn ngủi của nàng đã sống quyết liệt để đấu
tranh đòi quyền tự do dân chủ, mưu cầu hạnh phúc cá nhân chính đáng cho riêng mình.
Tư Kỳ là a hoàn của Nghênh Xuân, nàng yêu Phan Hựu An, và khi người ta
khám xét đại quan viên thấy trong đồ của nàng có một đôi bít tất và một đôi giày của
đàn ông, một thứ đồ chơi kiểu đồng tâm như ý thì nàng bị đuổi ra khỏi vườn nhưng Tư
Kỳ không vì thế mà hổ thẹn, không vì việc đó mà từ bỏ tình yêu của mình. Ngược lại
con người nhỏ bé đó đã yêu, quyết yêu và chung thủy đến cùng với người yêu. Dù xã
hội lên án, gia đình từ bỏ cũng không làm nàng thay lòng đổi dạ. Khi bị mẹ ép gả
chồng, nàng đã lấy cái chết để phản kháng. Tư kỳ là người con gái dám yêu, dám
nhận, dám lấy cái chết của mình để chứng minh trên đời này còn có tình yêu.
Tình Văn cũng là một đại diện tiêu biểu cho lớp người nhỏ bé trong xã hội mà có
tinh thần tiến bộ đấu tranh chống phong kiến. Ở con người này hộ tụ nhiều phẩm chất
xinh đẹp, sắc sảo và tài năng. Tính cách rất trung thực, thẳng thắn, trong sáng. Đặc biệt
Tình Văn mang trong mình tinh thần phản kháng mạnh mẽ đối với những điều xấu xa bất
công ngang trái của cuộc đời. Nàng lên án quan hệ mờ ám giữa Tập Nhân và Bảo Ngọc,
dám lớn tiếng cảnh cáo , dám ra mặt chống đối hành động xúc phạm danh dự con người
của Vương phu nhân. Nàng hiểu thế nào là ô nhục, khẳng định con người phải có lòng tự
trọng, phải biết giữ lấy danh dự của mình. Ở con người Tình Văn luôn có tấm lòng ngay
thẳng có ý chí quyết tâm và khát vọng vươn lên cái đẹp, tự do bình đẳng. Nàng đấu tranh
cho khát vọng ấy đến cuối cùng. Vì tinh thần phản nghịch ấy mà đến lúc chết Tình Văn vẫ
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 19
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
bị cô lập không được chăm sóc, thế nhưng nàng vẫn tỏ ra không yếu đuối mà chấp nhận

cái chết thản nhiên, không dằn vặt xót xa.
Tuy rằng những con người trên họ đều thể hiện được sự mạnh mẽ của mình
trong tình yêu, họ mong muốn dành được nó vào trong trái tim của mình. Thế nhưng,
tất cả đều tuột ra khỏi tầm tay của họ, tất cả cái thứ gọi là tình yêu đó đã bị hòa tan vào
mây khói. Họ không những không được hưởng một thứ gì gọi là hạnh phúc, mà còn bị
lăng nhục, dằn vặt trong đau đớn, cô đơn cho tới chết. Sự ra đi của những con người
này biểu thị cho sức sống mạnh mẽ, nó còn là một bi kịch lớn lao của thời đại.
2.2. Bi kịch từ cuộc sống
2.2.1. Cuộc sống phồn hoa của giới quý tộc trong hồng lâu mộng
Tác phẩm được Tào Tuyết Cần viết trong khoảng thời gian giữa thế kỉ 18 khi
triều đại phong kiến đã bắt đầu mục rỗng và đi tới hồi kết. Mở đầu tiểu thuyết Hồng
Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần đã đưa chúng ta đến hai phủ Ninh-Vinh đầy vàng bạc châu
báu. Trong bức tường “chiếm mất quá nữa thành phố Kim Lăng”, trong phủ lúc nào
cũng có tiếng đàn ca, sáo phách, các cuộc hội hè yến ẩm hầu như diễn ra hàng ngày.
Trong gia đình, Giả Mẫu đứng đầu phủ, bà có quyền hành tối cao nhất, đóng vai giống
thái thượng hoàng ở trong cung đình, dưới là các ông các bà, các mợ chủ, cậu chủ đầy
đủ các thứ bậc khác nhau. Nói đến cuộc sống trong phủ thì phải đưa ra một nhận xét
đó là một cuộc sống xa hoa, chơi bời, một cuộc sống đậm chất giai cấp bóc lột. Trong
phủ có đầy đủ các hình thức ăn chơi, cờ bạc, gái điếm cũng có, thi họa, đàn hát cũng
có… nói chung là bất cứ thú lạc gì ở đời là trong phủ đều có cả. Cuộc sống ở đây được
ví như ở cung đình, trong phủ cho xây Đại Quan Viên, đó là một thế giới tiên cảnh có
trăng, hoa, cảnh đẹp hữu tình, là nơi của giới quý tộc vui chơi với cảnh thiên nhiên đất
trời. Đại quan viên là nơi giành cho các vị tiểu thư, công tử lui tới chơi vui. Cuộc sống
nhàn rỗi, ăn uống đầy đủ sung sướng ở chốn lầu son gác tía của giai cấp quý tộc đã
đưa lại cho những con người nơi đây một sự hưởng thụ khoan lạc không gì bằng. Cuộc
sống sinh hoạt của con nguời trong phủ Giả suốt ngày nhộn nhịp tiếng cười, nhưng
đằng sau tiếng cười, niềm vui đó là những con người trầm uất vơi những suy tư khi
tiếp xúc với những cái vô thường… Ngay cả Đại Ngọc, nàng cảm thấy cô độc khi sống
trong nhà của bà ngoại, tuy rằng nàng cũng có người hầu kẻ hạ, cũng được hưởng vinh
hoa phú quý như bao người nhưng nàng lại bị phân biệt đối xử của mọi người, vì dù gì

nàng cũng chưa được xem là thành viên chính thức ở trong nhà .
Sống trong một địa vị giàu có, những cô chủ, cậu chủ nơi đây chỉ biết tận hưởng
những gì tốt đẹp nhất, ấy vậy mà con người họ cũng còn thấy cô quạnh, trong cái cuộc
sống thanh tịnh đó lại ẩn chứa bao nhiêu “nỗi buồn man mác khôn nguôi”. Có ai bảo
rằng Nguyên Xuân khi được vào hoàng cung và được phong chức quý phi là sung sướng
đâu, nàng phải chịu cảnh làm lẽ, phải đối diện với nhiều lời ra tiếng vào trong hoàng
cung, nàng cảm thấy xa gia đình, xa những người thân là một điều vô cùng đau buồn. Ở
đoạn lúc Nguyên Xuân về thăm nhà mà mừng mừng tủi tủi : “Giả phi ngồi trên kiệu
trông thấy quang cảnh trong và ngoài vườn, lẳng lặng thở dài: “Xa hoa quá”( hồi 18).
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 20
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
Quang cảnh phủ giả được miêu tả:“Trong vườn đại quan, màn rồng, rèm phượng, vàng
bạc châu báu choáng lên khắp nơi”( hồi 17-18).Trong suy nghĩ của Nguyên Xuân khi
nàng nói hai từ “xa hoa” nó mang nhiều ý nghĩa, thứ nhất đó là niềm vui, tự hào khi gia
đình mình lại giàu sang đến như vậy, nhưng bên cạnh đó còn là nỗi buồn, sự tủi thân, cô
đơn của nàng, khi nghĩ lại bản thân mình tuy được sống ở hoàng cung nhưng lại cực khổ
biết nhường nào, về nhà lại thấy sự xa hoa sung túc thì quả thật vừa mừng vừa tủi.
“Những nhà thôn quê, dưa muối sồi vải, lại được hưởng thú đoàn tụ trong gia đình. Nay
ta phú quý, nhưng cốt nhục phân ly, cũng chẳng có thú gì.”
Cuộc sống của hai phủ Ninh và phủ Vinh ngày nào cũng như ngày nào thời gian
cứ dần trôi nhưng con người ở đây luôn được hưởng cuộc sống sung sướng. Từ tổ
chức yến tiệc sinh nhật đến đám tang cho Tần Khả Khanh,…trong phủ Ninh đều tiêu
xài phung phí, sang trọng, không cân nhắc đến chuyện tiền bạc được bao nhiêu là xài
bấy nhiêu. Nhưng trong cái giàu có, xa hoa đó, đã có biết bao con người họ cảm thấy
nhàm chán, họ cảm thấy cô quạnh khi sống trong đó không phải là thế giới của họ. Đại
Ngọc cũng vậy, nàng thấy rằng cuộc sống ở phủ Giả khiến nàng chán ngắt, tuy vui là
vui thật đấy, sung sướng cũng không nơi nào bằng. Nhưng mà sao nơi đây, cứ có một
cái gì của thể chế, một cái gì của sự ghanh ghét của con người với con người. Vì vậy
nàng luôn đặt mình vào sự bất an, luôn thấy giằn vặt, lo âu cho số phận hẩm hiu của
mình, rồi suy nghĩ nhiều quá thì suốt ngày chỉ có bệnh tật triền miên mà thôi. Thương

thay cho số phận của một cô gái nhỏ bé này.
2.2.2. Cuộc sống nghèo hèn của tầng lớp nô tì
Như đã nói ở phần trước, thân phận các a hoàn trong phủ Giả là một thân phận
hèn mọn, họ phải chịu sự áp bức bóc lột của những kẻ mạnh, kẻ giàu có. Chính cái
thân phận đó, nên cuộc sống của họ cũng trở nên đau khổ, nghèo hèn, bị khinh thường
bởi những con mắt của bọn giai cấp phong kiến.Thực trạng cuộc sống của thế giới a
hoàn trong phủ Giả được Linh Quan nói lên qua việc Giả Tường mua chim sẻ để chơi
cho đỡ buồn:“Nhà các anh đã bắt bao nhiêu con nhà tử tế, đem nhốt ở trong chuồng
này vẫn còn chưa đủ hay sao, lại bắt cả chim sẻ vào đây để làm trò nữa. Rõ ràng anh
đem con chim sẻ ra hình dung chúng tôi để làm trò cười, lại còn hỏi có hay không!”.
Qua câu nói của Linh Quan, ta thấy hiện thực cuộc sống của thế giới a hoàn trong phủ
Giả, thân phận của họ cũng giống như thân phận của các con chim khi bị con người
bắt nhốt vào lồng, không còn tự do, không còn có cơ may sống sót. Đối với kẻ hầu
người hạ, các ông chủ, bà chủ, các cô cậu chủ này đã gây ra bao nhiêu tội lỗi. Những
Kim Xuyến, Tình Văn, Tư Kỳ, Uyên Ương đều chung một cái chết oan ức, bi thảm.
Nếu không chết thì họ cũng bị khinh miệt, bị làm nhục, bị gả bán. Trước mắt họ chỉ có
ba con đường là tự vẫn, đi tu hoặc bị gả chồng. Vì vậy mà họ sống cho đến lúc chết đi
cũng chỉ là sự cô đơn ám ảnh của số kiếp tủi nhục mà thôi.
Qua câu nói của Tập Nhân với Bảo Ngọc khi anh ta muốn gọi em gái của cô đến
hầu hạ: “Một mình tôi làm nô tì cho cậu chưa đủ sao, chả lẽ đòi cả dòng họ tôi đến làm
tôi đòi cho nhà cậu phỏng?”. Câu nói đó, nói lên hoàn cảnh tủi nhục của gia đình Tập
Nhân. Chính câu nói này là lời tố cáo chứa đựng biết bao đau thương, hờn oán. Nhiều a
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 21
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
hoàn vào phủ Giả chỉ vì miếng cơm manh áo, nhưng khi vào đây họ lại trở thành những
vật hi sinh nhằm thỏa mãn nhu cầu sắc dục của lũ quỷ hoang dâm trong hai phủ Ninh
Quốc và Vinh Quốc. Cách cai quản, đối xử với các a hoàn trong phủ Giả của các bà chủ,
cô chủ, ông chủ thực là khắc nghiệt. Mà điển hình là cách cai quản của Phượng Thư, một
con người với bản chất nhan hiểm độc ác của giai cấp thống trị. Đây là một lần trách phạt
của Phương Thư với người hầu khi họ dám ăn trộm đồ trong phủ: “Cứ ý ta, phải gọi tất

cả bọn a hoàn ở nhà bà đến, tuy không tiện tra khảo, nhưng cũng bắt chúng nó quỳ lên
mảnh sành ở ngoài nắng, cơm không cho ăn, nước không cho uống, nếu không thú thực
thì cứ quỳ mãi, dù gan sắt cũng chỉ một ngày là chúng nó thú ra hết”( hồi14). Qua những
lần trách phạt người hầu của nàng, chúng ta thấy có bao nhiêu cái chết oan uổng diễn ra,
thêm vào đó là những trận đòn roi vào thân thể của những người hầu.Cuộc sống của
những con người ấy trong xã hội phong kiến là không được coi trọng, họ chịu khổ, bị bóc
lột một cách tàn nhẫn và các bà chủ, cậu chủ ấy không có cảm giác thương xót. Người ta
chỉ cần vứt thêm mấy đồng tiền là có thể che đậy được những cái chết của những con
người ở đẳng cấp dưới. Chính cái cuộc sống này đã làm cho Tình Văn phải chết đi, mà
không được một lời an ủi, không một sự thương tiếc. Chính cái cuộc sống nghèo hèn đó
mà đã khiến Tư Kỳ phải đập đầu vào tường tự vẫn. Đáng nhẽ ra Tư kỳ phải được thừa
hưởng hạnh phúc với người mình yêu, nhưng vì gia đình quá nghèo túng, cha mẹ nàng đã
ép buộc không cho nàng lấy người mình yêu. Cái chết của Tư Kỳ không những chỉ là sự
vùi dập một mình bản thân nàng, mà nó còn vùi dập cả một cộng đồng, cả hàng vạn con
người phải chịu số kiếp giống nàng.
2.3. Bi kịch của những con người trung thành với đạo đức lễ giáo phong kiến
Nhắc đến những con người trung thành với đạo đức, lễ giáo phong kiến, trong
tiểu thuyết Hồng lâu mộng tồn tại hai con người, đó là Lý Hoàn và Tiết Bảo Thoa. Với
vẽ đẹp sắc sảo của Tiết Bảo Thoa cùng với một triết lý sống “an phận tùy thời”, “giả
ngu giả dại”, lúc nào cũng đều tỏ ra “đoan trang hiền thục”.Cô tiểu thư với phong tư
lộng lẫy này đã có lúc làm cho Giả Bảo Ngọc hể gặp cô chị là quên khuấy cô em.
Như ở hồi thứ 5, lần đầu tiên Bảo Thoa đến Giả phủ, tác giả đã giới thiệu Bảo
Thoa là một người “có hành vi khoát đạt, biết phận biết người, không như Đại Ngọc
tự cao tự đại, mục hạ vô nhân, nên so với Đại Ngọc thì Bảo Thoa có tấm lòng quảng
bát, đại lượng”. Hoặc ở hồi thứ 8, tác giả cũng đánh giá Bảo Thoa như thế “điềm đạm,
ít nói, có người cho già giả dại, tùy thời đối xử, tự mình chỉ biết phận mình”.Qua đây
ta thấy Bảo Thoa là một con người nhã nhặn, không khéo trong ứng nhân xử thế, và là
một người phụ nữ đúng chuẩn mực của xã hội giai cấp, xã hội phong kiến. Tuy cùng
quan hệ là chị em họ ngoại, nhưng Tiết Bảo Thoa lại có được lợi thế, được mọi người
yêu thương hơn Đại Ngọc. Đến phủ họ Giả, nàng luôn lấy được lòng của mọi người:

Giả Mẫu, Vương phu nhân là một tín đồ trung thành của xã hội phong kiến nên nàng
hiểu rất rõ bản thân của giai cấp phong kiến. Tiết Bảo Thoa sống theo lối phân biệt rõ
ràng cái đúng cái sai, phân biệt mình là chủ, người hầu là tớ, phân biệt rõ quan hệ nam
nữ, hiểu được rất rõ quan niệm hôn nhân tiền định còn ngự trị lâu đời của xã hội phong
kiến. Đối với Giả Mẫu, nàng luôn tỏ ra là một cô gái "trang trọng thanh nhã", có khả
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 22
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
năng làm một cô gái hiền, một người phụ nữ mẫu mực đảm đang. Nàng biết được bài
hát mà Giả Mẫu thích, để tìm mọi cách lấy lòng Giả Mẫu. Chính Giã Mẫu thường nói:
“Nói đến đám chị em, thì không phải trước mắt gì đây, ta nói lấy lòng đâu, cứ thực mà
nói trong bốn đứa cháu gái nhà này, không ai bằng cháu Bảo Thoa cả”. Còn với Giả
Bảo Ngọc, tuy có lúc Giả Bảo Ngọc có tình cảm với nàng, nhưng khi nhận ra tư tưởng,
suy nghĩ của hai người không hoàn toàn giống nhau, thì dần dần Bảo Ngọc tự động rời
xa mà đến với Đại Ngọc. Bảo Thoa tuy không giành được trái tim của Bảo Ngọc
nhưng nàng không nóng vội, mà từ từ thể hiện mình, luôn bảo vệ và cố tình duy trì chế
độ khoa cử phong kiến, nàng cho rằng “con gái không có tài chính là đức vậy”, con
gái không cần phải đọc sách tiến thân “cuối cùng việc đó cũng chẳng được việc gì, lại
cũng may vá thêu thùa là chuyện chính của chị, của tôi” (Hồi thứ 35). Bảo Thoa hiểu
được như vậy nhưng nàng lại muốn Bảo Ngọc thành danh, thi đỗ đạt. Nàng cho rằng
con trai phải đọc sách để “giúp nước trị dân”. Chính vì sự đối lập đó, nên Bảo Thoa
không được Bảo Ngọc yêu, nàng buồn, cũng có lúc dằn vặt, nhưng điều này lại là nàng
cố gắng hơn, để vươn tới cái mục đích cao cả hơn. Trong khi Bảo Ngọc và Đại Ngọc
muốn đấu tranh, muốn thoát khỏi khuôn khổ của lễ giáo phong kiến, thì Bảo Thoa lại
mực mực trung thành với cái đó, điều này đã làm cho Tiết Bảo Thoa cô đơn lạc lõng.
Kết thúc cuộc đời, Bảo Thoa được thỏa ý nguyện lấy Bảo Ngọc làm chồng, nhưng
nàng đâu có hạnh phúc, khi ngày cưới của nàng, cái ngày mà hạnh phúc nhất lại là cái
ngày Đại Ngọc chết trong nỗi uất ức. Bảo Thoa được thành thân với Bảo Ngọc, chỉ là
cái vỏ bề ngoài, còn thực chất tình yêu giũa họ đâu có tồn tại. Thương thay cho một
con người vì sống quá chuẩn mực, nhưng lại bị vướng vào bi kịch cuộc đời. Tuy sau
này Bảo Thoa được sống giàu sang thật đó, được làm chức mợ hai, nhưng nàng lại

chịu cảnh góa bụa khi chồng nàng ra đi. Đó là bi kịch của kẻ tôn thờ chủ nghĩa phong
kiến. Mặc dù nàng là một “công dung ngôn hạnh”, là một kiểu phụ nữ lý tưởng.
Nhưng trong tình yêu lại không cần điều đó, tình yêu đó là trái tim, là sự đồng cảm
giữa người với người. “Hồng Lâu Mộng” là một vở bi kịch lớn, bi kịch tình yêu giữa
bộ ba Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa là tấn bi kịch tạo nên cốt cách
tác phẩm. Đọc Hồng Lâu Mộng khiến người ta buồn rầu, khiến người ta thương cảm,
khiến người ta khóc. Bi kịch của Bảo Thoa trở thành góa bụa cũng giống như bi kịch
mà Lý Hoàn nhận lấy. Đối với Lý Hoàn, tuy không được miêu tả kỹ càng như Bảo
Thoa nhưng bản chất bên trong của con người Lý Hoàn cũng là một con người trung
thành với chuẩn mực của đạo đức phong kiến. “ Lý Hoàn tuổi trẻ thủ tiết chưa chắc
lòng nàng không đau khổ, nhưng nàng không để nỗi khổ ấy bộc lộ ra ngoài một cách
dễ dàng, nó được hình dung như một loài hoa mà nàng rút được ghi trên một thẻ
thăm. Nàng như một cây mai già chốn “ nhà tranh giậu trúc nhưng lòng vẫn vui”,
nàng thường lấy cái dáng vẻ lạnh lùng đặc biệt của mình xuất hiện trước mọi người”
[3;151]. Lý Hoàn chiu kết cục góa bụa, không phải vì nàng mong muốn như vây,
chẳng qua đó là số phận nàng phải hứng chịu sau khi người chồng của nàng là Giả
Châu qua đời. Nhưng Lý Hoàn lại sống đúng mực của một người phụ nữ đã góa
chồng. Nàng rất e dè trong các công việc của gia đình, nàng sống một cách tù túng bản
thân. Vì vậy, nàng rất cô đơn, rất buồn tủi, nàng sống cho đứa con của mình. Tuy là
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 23
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
con dâu cả, nhưng khi chồng đã mất đi rồi, Lý Hoàn có đâu được những cái thứ quyền
hành như bao người khác. Vì nàng qúa trung thành với tư tưởng phong kiến khi chồng
chết thì ở vậy thờ chồng. Chính cái tư tưởng và cách sống đó đã đưa nàng dẫn tới bi
kịch nghiệt ngã, sống trong cô đơn, sống trong đau khổ mà thôi.
Tóm lại cả Tiết Bảo Thoa lẫn Lý Hoàn đều là những con người sống đúng
chuẩn mực của giai nhân phong kiến. Thế nhưng nhận được cho mình những gì? Họ
nhận được những sự mến phục của xã hội thời xưa. Nhưng đó chỉ là một phần, còn cái
họ nhận được nhiều hơn đó chính là bi kịch của cuộc đời, bi kịch đau đớn nhất mà họ
phải nhận lấy, đó là sống trong cô đơn. Tào Tuyết Cần đã rất thành công khi xây dựng

hai nhân vật, hai con người trên, để tạo nên một kiểu con người đa dạng trong tiểu
thuyết, làm tấn bi kịch của tiểu thuyết càng nặng nề hơn
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 24
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng
CHƯƠNG 3.
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CON NGƯỜI CÔ ĐƠN
TRONG TIỂU THUYẾT “HỒNG LÂU MỘNG”
3.1 Sự thể hiện của con người cô đơn qua không gian- thời gian
3.1.1. Không gian nghệ thuật và con người cô đơn
Con người cô đơn trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng đã được Tào Tuyết Cần tập
trung miêu tả trong tác phẩm qua không gian chủ yếu đó là không gian hiện thực và
không gian mộng ảo.
Ở không gian thực: Không gian hiện thực tức là không gian đời thường, không
gian của cuộc sống diễn ra hằng ngày của các con người cô đơn trong tiểu thuyết
Hồng lâu mộng ở phủ Giả phức tạp, bề bộn bởi mối quan hệ mâu thuẫn, xung đột của
con người nơi đây. Nó tạo điều kiện phát triển con người cô đơn. Không gian hiện
thực trong tác phẩm đó là một xã hội phong kiến thu nhỏ thời nhà Thanh với hai phủ
Ninh -Vinh, nơi chứa đựng những con người với nhiều bi kịch đau thương.
Sinh ra và lớn lên trong không gian ấy, hơn ai hết, Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc
đã chứng kiến cái xấu xa, mục rỗng của gia đình, của giai cấp bằng cái nhìn của người
trong cuộc. Chính vì thế mà họ cảm thấy tủi hờn, buồn bã, cay đắng cho số phận
nghiệt ngã. Ở đây, những con người cô đơn đã bắt đầu xuất hiện với những tâm tưởng
tình cảm suy nghĩ và hành động tâm lý của họ. Có thể thấy con người cô đơn của họ
đã gắn chặt với một địa điểm là Đại Quan Viên. Ở đây, tuy bầu không khí đã được
thanh lọc trong sạch hơn nhưng cũng không kém phần thê lương buồn chán, thích hợp
cho tính cách và quá trình phát triển của con người cô đơn. Đây là nơi diễn ra các hoạt
động, tâm tư tình cảm chính của nhân vật và số phận họ dường như cũng được an bài
tại đây. Đại Quan Viên là không gian tách biệt hẳn với không khí chật chội ở hai phủ
Ninh -Vinh, thanh sạch lạ thường. Một khu vườn đẹp như tiên cảnh có cây, có chim
bướm, đặc biệt là hội tụ mười hai tiểu thư xinh đẹp nhất thành Kim Lăng nữa thì quả

là tuyệt vời. Nơi đây đã khiến cho con người có một cảm giác thoải mái, tự do, được
sống một cuộc sống rộn vang tiếng cười vui vẻ, hạnh phúc.
Đại Quan Viên là nơi đẹp đẽ như thế, giúp con người tận hưởng được những
phút giây êm đềm là thế. Nhưng nơi đây đã diễn ra những xung đột tình cảm, sự ra đi
của các nữ tì xinh đẹp với một số phận đầy đau thương và nước mắt cũng như sự tủi
nhục của Tình Văn, Kim Xuyến, Tư Kỳ và đặc biệt hơn là sự ra đi của trong cái chết
uất ức cô độc của tiểu thư Lâm Đại Ngọc. Ở tầm cao hơn nữa, nơi đây đã làm con
người của Giả Bảo Ngọc thay đổi trong vòng xoáy của niềm vui, nỗi buồn, có lúc tuyệt
vọng dẫn đến sự cô đơn trong con người của anh được lộ ra rõ nét. Chốn đại quan thần
tiên này đã trở thành nơi những con người đẹp đẽ ẩn mình và thực hiện những mong
muốn của bản thân. Nó nuôi dưỡng và níu chặt cái đẹp, cái vui, cái hạnh phúc của con
người. Và khi những con người sống trong không gian này ra đi bởi những bi kịch thì
Đại Quan Viên này cũng trở nên hoang lạnh.
Không gian nơi đây gắn liền với những con người và rất phù hợp với tính cách
của họ. Nếu là Bảo Ngọc thì đó là một không gian tươi tắn, sinh động với màu sắc tươi
trẻ, mĩ miều như con gái. Còn không gian của Đại Ngọc ở thì là nơi thanh u, tao nhã,
Bài tiểu luận văn học Trung Quốc Trang 25

×