A - LỜI MỞ ĐẦU
Ủy ban nhân dân (UBND) vừa là cơ quan chấp hành quyền lực nhà
nước ở địa phương đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,
do đó UBND có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động quản lý
nhà nước. Vị trí đó được khẳng định trên nhiều mặt, trong đó phải kể đến
hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hoạt động ban
hành VBQPPL chính là công cụ pháp lý hữu hiệu nhất giúp UBND hoàn
thành chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong bài viết này em xin đi vào tìm
hiểu về thực trạng hoạt động ban hành VBQPPL của UBND các cấp hiện
nay, từ đó chỉ ra những ưu điểm cũng như những thiếu sót, hạn chế còn tồn
đọng đồng thời tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp cho những hạn chế đó.
B - NỘI DUNG
1. Cơ sở pháp lý của hoạt động ban hành VBQPPL của UBND
Trước khi đưa ra cơ sở pháp lý của hoạt động ban hành VBQPPL của
UBND, ta cần hiểu UBND là gì? Theo Điều 123 Hiến pháp 1992 định nghĩa:
"Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội
đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước
cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.”
Hoạt động ban hành VBQPPL của UBND được Hiến pháp 1992 ghi
nhận ghi nhận tại Điều 124: “Uỷ ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn do pháp luật quy định, ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi
hành những văn bản đó.”
1
Ngoài ra, hoạt động ban hành VBQPPL của UBND còn được các văn
bản luật có liên quan ghi nhận, đó là tại:
- Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.
- Luật ban hành VBQPPL của HĐND, UBND 2004.
- Luật ban hành VBQPPL năm 2008.
Từ đó có thể thấy UBND có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng ở địa
phương, có trách nhiệm phải tổ chức thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp, chỉ đạo
hoạt động của UBND cấp dưới. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ trên,
UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương trong phạm vi
quyền hạn của mình do luật định. Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, UBND
được quyền ban hành VBQPPL dưới hình thức các Quyết định, Chỉ thị và tổ
chức thực hiện các văn bản đó. Đây là một hình thức hoạt động cần thiết và
quan trọng của UBND.
2. Thực trạng ban hành VBQPPL của UBND các cấp hiện nay
a. Những thành tựu đạt được trong hoạt động ban hành VBQPPL
của UBND các cấp
Từ các cơ sở pháp lý nêu trên đã tạo điều kiện cho hoạt động ban hành
VBQPPL của UBND các cấp được thực hiện một cách thường xuyên, thống
nhất theo quy định của pháp luật, giúp UBND hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình. Kết quả của hoạt động ban hành VBQPPL của UBND các cấp trong
thời gian vừa qua khá khả quan, thể hiện ở các điểm sau:
- Về số lượng và chất lượng của VBQPPL do UBND các cấp ban
hành ngày càng gia tăng. Đặc biệt là về chất lượng văn bản ngày một nâng
cao, khắc phục tình trạng ban hành văn bản không đúng thẩm quyền, không
2
đảm bảo tính thống nhất như: trái nội dung của văn bản cấp trên ban hành;
chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản khác do chủ thể cùng cấp ban hành.
Tình trạng văn bản không phù hợp với tình hình địa phương cũng giảm đáng
kể. Hình thức của văn bản cũng cơ bản đáp ứng được theo yêu cầu luật định.
VBQPPL đã trở thành công cụ pháp lý quan trọng trong hoạt động quản lý
và điều hành nhà nước ở địa phương.
- VBQPPL do UBND các cấp ban hành đã kịp thời thể chế hóa chủ
trương, đường lối, chính sáng của Đảng, nhà nước và các cấp Ủy trong việc
đưa các luật, pháp lệnh và văn bản của cơ quan cấp trên đi vào đời sống
nhân dân, điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực của đời
sống.
- UBND các cấp ban hành các VBQPPL phù hợp với đặc điểm, tính
chất, tình hình của từng vùng, miền, từng địa phương. Đồng thời còn quy
định những vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND trong những lĩnh vực mà
VBQPPL của cơ quan cấp trên quy định chưa cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu
quản lý nhà nước ở địa phương.
- Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp chế và cán bộ làm
công tác văn bản ở các cấp thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ và tập
huấn nghiệp vụ soạn thảo văn bản. Một số địa phương cũng rất quan tâm
công tác soạn thảo, ban hành văn bản đã có sự đầu tư thích đáng cho hoạt
động này. Kinh nghiệm cho thấy nơi nào có sự quan tâm, đầu tư đúng mực
thì chất lượng văn bản quy phạm pháp luật nơi đó được đảm bảo và ngày
một nâng cao.
- Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL được thực hiện
thường xuyên, liên tục gắn liền với công tác xây dựng văn bản và thực hiện
pháp luật, giúp cho các địa phương phát hiện ra những văn bản mâu thuẫn,
3
chồng chéo, hết hiệu lực để trình cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ
sung hay bãi bỏ.
- Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều thành lập trung tâm công
báo để thực hiện chức năng công báo các VBQPPL do địa phương mình ban
hành, tạo hiệu quả cao trong công tác quản lý văn bản. Đến nay, các địa
phương đã công bố được một số lượng lớn các VBQPPL trên công báo cấp
tỉnh, công báo điện tử cũng đang từng bước được xây dựng nhằm sớm đưa
vào sử dụng.
b. Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động ban hành VNQPPL
của UBND các cấp
Qua một thời gian thực hiện, hoạt động ban hành VBQPPL của
UBND các cấp đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, tuy nhiên việc ban hành
VBQPPL của UBND cũng thể hiện nhiều bất cập, hạn chế, thiếu sót, làm
giảm hiệu quả hoạt động của UBND trong quá trình thực hiện chức năng
nhiệm vụ của mình.
- Việc ban hành VBQPPL của UBND thường sao chép lại các quy
định của Trung ương nên nhìn chung tính khả thi sau khi ban hành không
cao.
- Hoạt động ban hành VBQPPL của UBND còn mâu thuẫn, chồng
chéo, không thống nhất thể hiện trong từng văn bản cũng như trong cả hệ
thống. Sai sót về thẩm quyền ban hành cũng như hình thức văn bản vẫn còn
tồn tại. Nhiều văn bản có nội dung thiếu chặt chẽ, khoa học và hợp lý dẫn tới
văn bản không hợp pháp, hợp lý, không khả thi.
- Việc sử dụng căn cứ pháp luật để ban hành văn bản còn rất tùy tiện.
Ví dụ: văn bản ban hành không có căn cứ pháp lý, hoặc căn cứ vào công
4
văn, thông báo, kết luận miệng của lãnh đạo, căn cứ không chính xác, căn cứ
vào văn bản hết hiệu lực.
- Năng lực cán bộ chính quyền địa phương còn chưa phù hợp với
nhiệm vụ ban hành văn bản. Trình độ cán bộ tư pháp xã nói riêng và cán bộ
chính quyền địa phương nói chung chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.
- Việc quản lý, lưu trữ VBQPPL còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ, chưa
đảm bảo tính khoa học, nhất là cấp huyện, xã. Công tác hệ thống hóa văn
bản mới chỉ dừng lại ở cấp tỉnh. Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản được
thực hiện theo định kỳ nhưng việc xuất bản tập hệ thống văn bản còn hiệu
lực còn chưa được áp dụng, việc gửi văn bản phục vụ cho công tác kiểm tra
chưa kịp thời và chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật. Vì vậy, việc nắm
được kết quả rà soát trở nên khó khăn, nên tình trạng cơ quan quản lý áp
dụng văn bản đã bị bãi bỏ hoặc hết hiệu lực còn tồn tại.
- Nhiều địa phương còn né tránh việc kiểm tra văn bản nên đã không
ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà thay vào đó là ban hành nhiều văn
bản cá biệt có chứa quy phạm pháp luật.
- Ngoài ra nhiều quy định của pháp luật còn chưa phù hợp với yêu cầu
chủ động trong quản lý hành chính và mục tiêu hoạt động của UBND, đặc
biệt trong lĩnh vực đất đai, đầu tư nước ngoài, văn hóa, giáo dục đã làm xuất
hiện mâu thuẫn trong trách nhiệm công vụ, không đảm bảo tính công khai,
minh bạch trong quản lý hành chính cũng như sự miễn cưỡng giải trình việc
ban hành các quyết định không phù hợp
3. Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế còn tồn tại trong hoạt
động ban hành VBQPPL của UBND các cấp
Có thể thấy các nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế trong hoạt
động ban hành VBQPPL của UBND các cấp là:
5