Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

kiểm toán năng lượng hệ thống nhiệt Xây dựng các bước kiểm toán năng lượng cho hệ thống nhiệt và Tổng hợp, phân tích các giải pháp tiết kiệm năng lượng hệ thống nhiệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.63 KB, 21 trang )

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hay tiết kiệm năng lượng (TKNL) thực
chất là tìm cách sử dụng năng lượng theo yêu cầu sản xuất một cách hợp lý, nhờ các biện
pháp bố trí lại sản xuất, nghiên cứu quy trình công nghệ, sử dụng tối đa nguồn nguyên
liệu tự nhiên sẵn có như năng lượng mặt trời, nước, chiếu sáng, thông gió tự nhiên, chất
lỏng, chất khí thải còn chứa nhiệt năng v.v Nếu cần thiết, trong một số trường hợp tính
toán đầu tư đổi mới và kết hợp công nghệ hiện đại với các thiết bị mới để giảm tiêu thụ
năng lượng nâng cao hiệu suất.
Kiểm toán năng lượng là một trong những nhiệm vụ đầu tiên để hoàn thành chương
trình kiểm soát sử dụng năng lượng hiệu quả. Kiểm toán năng lượng bao gồm các công
việc như: khảo sát xem các thiết bị sử dụng năng lượng như thế nào và các khoản chi phí
cho việc sử dụng năng lượng, đồng thời đưa ra một chương trình nhằm thay đổi phương
thức vận hành, cải tạo hoặc thay thiết bị tiêu thụ năng lượng hiện tại và các bộ phận liên
quan đến hoạt động tiêu thụ năng lượng. Kiểm toán năng lượng giúp cho doanh nghiệp sử
dụng năng lượng một cách hợp lý tiết kiệm hiệu quả, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm
chi phí đầu vào tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm sản xuất ra.
Trong sản xuất, hệ thống nhiệt là một trong những hệ thống tiêu thụ rất nhiều năng
lượng và thất thoát rất nhiều năng lượng nhiệt. Đây là một vấn để lí tưởng để tiến hành
kiểm toán năng lượng, để tìm thấy các cơ hội tiết kiệm và thực hiện các giải pháp để sử
dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm hơn.
Nhằm hoàn thiện kiến thức của mình, em đã tham gia nghiên cứu đề tài: “Xây
dựng các bước kiểm toán năng lượng cho hệ thống nhiệt và Tổng hợp, phân tích các giải
pháp tiết kiệm năng lượng hệ thống nhiệt”.
Trong quá trình hoàn thiện báo cáo, không tránh khỏi có những sai sót rất mong
nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn trong lớp để báo cáo của em được hoàn thiện
hơn. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy: Dương Trung Kiên đã tận
tình giúp đỡ để em hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2013


Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 1
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
I.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
I.1.1 Khái niệm và phân loại
1. Khái niệm:
Kiểm toán năng lượng : là quá trình đánh giá tổng hợp của các hoạt động khảo sát,
thu thập và phân tích năng lượng tiêu thụ của doanh nghiệp, tòa nhà, quy trình sản xuất
hay một hệ thống…nhằm:
- Lượng hoá mức năng lượng tiêu thụ.
- Chỉ ra các tồn tại trong vấn đề quản lý và sử dụng năng lượng
- Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng
- Đánh giá về mặt lợi ích, chi phí của các giải pháp tiết kiệm năng lượn
Mục đích của kiểm toán năng lượng : Bảo vệ danh tiếng công ty,nâng cao đào tạo
nhân lực,tạo nhân thức cho nhân viên,cung cấp thông tin cho cty bảo hiểm,giảm công suất
tiêu thụ đỉnh,trao đổi thông tin giữa các nhà,…
Tại sao các doanh nghiệp phải kiểm toán năng lượng?
- Giảm chi phí năng lượng,nâng cao nhận thức cho nhân viên.
- Xác định nguy cơ hiện tại và tiềm ẩn thông qua việc đánh giá chi tiết các hệ
thống tiêu thụ năng lượng trong doanh nghiệp.
- Xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng, từ đó xây dựng các giải pháp để sử
dụng năng lượng hiệu quả hơn.
2.Phân loại:
+Phân loại theo cấp độ:Kiểm toán năng lượng sơ bộ(cấp độ 1), Kiểm toán năng
lượng chuẩn (cấp độ 2) , Kiểm toán năng lượng mô phỏng (cấp độ 3).
+Phân loại theo kiểm toán:Kiểm toán năng lượng sơ bộ,kiểm toán năng lượng chi
tiết.
I.1.2 Quy trình thực hiện kiểm toán chung
Có 4 bước thực hiện kiểm toán năng lượng nói chung :
B1: Khởi đầu công việc

Là bước sơ bộ đầu tiên trong quy trình KTNL, xác định các vấn đề bao quát như: mục
tiêu, tiêu chí, nguồn nhân lực, các thiết bị cần thiết và các thông tin bảo mật cần kiểm
toán.
B2: Chuẩn bị kiểm toán
Mục tiêu là xây dựng được xu hướng, phương án cơ sở cho việc thực hiện KTNL
Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 2
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT
Phương pháp:
+ Thu thập dữ liệu về năng lượng tiêu thụ cũng như chi phí của tất cả các loại năng
lượng.
+ Số liệu cần phải thu thập được ít nhất trong 1 năm (2 năm thì tốt hơn).
+ Thu thập số liệu, dữ liệu kiểm toán
Kết quả thu được
- Thông tin: năm xây dựng, đơn vị…
- Nhận dạng tình hình tiêu thụ năng lượng
- Các thiết bị sử dụng năng lượng
- Thời gian thực hiện kểm toán
B3: Thực hiện kiểm toán
- Tổng hợp và đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng .
- Nhóm giải pháp chi phí thấp, nhóm giải pháp chi phí trung bình, nhóm giải pháp
chi phí lớn
- Phương án quản lý và thực hiện các giải pháp TKNL
- Tiến hành KTNL sơ bộ, KTNL chi tiết.
B4: Viết báo cáo
Cần đưa ra các nhận định về thực trạng tiêu thụ NL tại đơn vị. Tổng hợp các giải
pháp thiện hiệu suất sử dụng năng lượn nhờ cải tiến trong vận hạnh, bảo dưỡng và nhờ
thực hiện các biện pháp bảo tồn năng lượng.
Trình bày các tái liệu làm căn cứ thực hiện TKNL và kế hoạch triển khai dự án
TKNL.
I.2 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NHIỆT

I.2.1 Khái niệm và phân loại hệ thống nhiệt
a) Khái niệm:
- Hệ thống nhiệt: là hệ thống bao gồm các phần tử liên kết với nhau nhằm thực hiện các
nhiệm vụ sản xuất, truyền tải, phân phối, tiêu thụ năng lượng nhiệt. Sản phẩm nhiệt tạo
ra được cung cấp đến phụ tải nhiệt thông qua hệ thống phân phối hơi . Phụ tải nhiệt có
thể là các tuabin hơi phát điện, các phụ tải nhiệt công nghiệp và các phụ tải nhiệt dân
dụng
. - Các thành phần của hệ thống nhiệt:
Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 3
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT
Sơ đồ hệ thống nhiệt
+Lò hơi: Có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất hơi nước cho các nhu cầu về sấy, gia nhiệt,
nấu, thanh trùng và đôi khi là cả nhu cầu phát điện trong các nhà máy sử dụng công nghệ
đồng phát, lò hơi là khu vực tiêu thụ đáng kể các loại nhiên liệu như than, dầu, khí đốt và
đôi khi là cả nhiên liệu sinh khối.
+Hệ thống phân phối hơi nước: là hệ thống các đường ống, van và các thiết bị phụ có
nhiệm vụ phân phối hơi nước tới các hộ tiêu thụ và giảm áp suất hơi nước đến áp suất cần
thiết tại hộ tiêu thụ riêng biệt. Hệ thống này thường bị tổn thất nhiệt qua vách ống dẫn ra
môi trường bên ngoài và tổn thất hơi qua các mối nối bị xì hở và các lỗ thủng trên đường
ống do ăn mòn, mài mòn.
+Hệ thống thu hồi nước ngưng: Đây là hệ thống quan trọng góp phần tiết kiệm năng
lượng cho toàn bộ hệ thống lò hơi, mạng nhiệt do nước ngưng thu hồi về là nước sạch
không cần xử lý và nó vẫn còn tồn trữ một lượng nhiệt tương đối lớn. Ở Việt nam, nhiều
cơ sở sản xuất không có hệ thống thu hồi nước ngưng nên rất lãng phí năng lượng, nước
sạch và hóa chất xử lý nước.
+Bảo ôn: là quá trình bọc lớp cách nhiệt giúp cho việc giữ nhiệt độ của hơi trong đường
ống. khi bọc cách nhiệt cần chú ý trong việc xác định chiều dày tối ưu của lớp cách nhiệt,
việc hấp thụ ẩm vào chất cách nhiệt làm giảm hiệu quả cách nhiệt mong muốn.
+Bơm cấp:là thiết bị cấp nước vào trong lò hơi để phục vụ cho quá trình sản xuất hơi
nước.

+Quạt gió:làm nhiệm vụ cấp không không khí và hút khói thải.
Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 4
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT
=>Trong hệ thống nhiệt, lò hơi và hệ thống phân phối hơi là các khu vực tổn thất năng
lượng lớn nhất. Vì vậy trong báo cáo này chỉ tập trung đi sâu vào kiểm toán ở khu vực lò
hơi.
b) Phân loại :
Tùy thuộc vào các tiêu chí khác nhau mà hệ thống nhiệt được phân loại như sau:
• Theo năng lượng đầu vào: lò hơi sử dụng than,lò hơi sử dụng dầu,lò
hơi sử dụng năng lượng hạt nhân,
• Theo sản phẩm đầu ra:Hệ thống nhiệt cung cấp nước nóng,cung cấp
hơi quá nhiệt cho sản xuất điện,cung cấp nhiệt cho sinh hoạt,
• Theo các khu vực sử dụng:Hệ thống nhiệt cho tòa nhà thương
mại,Khu vực công nghiệp,sinh hoạt và dân dụng,…
• Theo cách thức phân phối:Hệ thống nhiệt phân tán(cung cấp nhiệt
trực tiếp đến hộ tiêu thụ),Hệ thống nhiệt tập trung(cung cấp nhiệt
đến hộ tiêu thụ thông qua khâu trung gian là mạng nhiệt).
I.2.2 Nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống nhiệt
+Nhiên liệu đưa vào lò hơi bao gồm :không khí , than, dầu đốt kèm được xử lý đưa vào
buồng đốt trong lò hơi tạo ra nhiệt độ cao.
+ Nước sau khi gia nhiệt được đưa vào lò hơi, tại đây nước được đun sôi qua dàn bay hơi
tới bộ quá nhiệt thành hơi quá nhiệt có áp suất và nhiệt độ cao. Hơi quá nhiệt được đưa
đến các ống góp đi phân phối đến các phụ tải nhiêt như tuabin hơi, các phụ tải đun nấu xí
nghiệp hay sưởi ấm trong dân dụng.
=>Tùy vào từng trường hợp cung cấp hơi mà quyết định xem hơi có nên được thu hồi
không. Nếu thu hồi nước ngưng hơi sau khi sử dụng được đưa về bình ngưng. Tại bình
ngưng hơi được giảm áp suất và nhiệt độ đến gần nhiệt độ môi trường, sau đó nước
ngưng được gia nhiệt, xử lý và bơm trở lại lò hơi nhằm tiết kiệm lượng nước cấp tối đa
nhất có thể.
I.2.3 Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của hệ thống nhiệt

Các tiềm năng có thể tiết kiệm là:
1: Tiềm năng tiết kiệm trong quá trình cháy trong buồng đốt:
Tổn thất do cháy không hết chiếm khoảng 20 - 30 % tiêu hao năng lượng trong lò.
Giảm hệ số không khí thừa xuống thấp nhất có thể. Hệ số không khí thừa có thể xác định
được bằng việc đo nồng độ O
2
và CO
2
trong khói thải.
2: Tiềm năng trong việc tối ưu hóa quá trình trao đổi nhiệt trong lò:
Kiểm định hiệu suất lò hơi sẽ cho thấy độ chênh lệch giữa hiệu suất lò hơi cao nhất
và hiệu suất ò hơi gặp trục trặc chúng ta nhắm tới để có biện pháp phù hợp.
Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 5
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT
3: Tiềm năng trong hệ thông phân phối hơi:
Giải pháp đối với hệ thống này là luôn luôn lưu ý đảm bảo việc bọc cách nhiệt các
đường ống và tốt nhất là bọc cách nhiệt cả các van, cút nối với những kết cấu bao che
đặc biệt. các điểm xì hở luôn phải được bịt kín càng sớm càng tốt.
4: Tiềm năng đối với các thiết bị sử dụng hơi:
Hiệu suất của các thiết bị sử dụng hơi này cũng góp một phần quan trọng vào hiệu
suất chung của hệ thống lò hơi, mạng nhiệt. Đây cũng là nơi dễ bị đóng cáu cặn từ phía
các môi chất sử dụng nhiệt nên cần được vệ sinh hợp lý cũng như ngăn chặn đóng cáu
làm giảm hiệu suất thiết bị.
5: Tiềm năng đối với hệ thống thu hồi nước ngưng:
Ở Việt Nam, nhiều cơ sở sản xuất không có hệ thống thu hồi nước ngưng nên rất
lãng phí năng lượng, nước sạch và hóa chất xử lý nước.
6: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng từ khâu xử lý nước:
Các cáu và bùn có hệ số dẫn nhiệt rất thấp, thấp hơn so với kim loại hàng trăm lần,
do đó khi bám vào vách ống sẽ làm giảm khả năng truyền nhiệt từ khói đến môi chất
trong ống, làm cho môi chất nhận nhiệt ít hơn và tổn thất nhiệt do khói thải cũng tăng lên,

hiệu suất lò giảm xuống, lựong tiêu hao nhiên liệu của lò tăng lên
7: Tiềm năng lắp đặt thêm thiết bị thu hồi nhiệt thải:
Ngày nay ,người ta thường lắp đặt các bộ trao đổi nhiệt phía sau lò, ở đường khói
thải để gia nhiệt cho nước, không khí cũng như dầu (thường gọi là bộ hâm nước, bộ sấy
không khí và bộ hâm dầu.
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG CHO
HỆ THỐNG NHIỆT
I: Quy trình kiểm toán năng lượng cho hệ thống nhiệt
Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 6
Chuẩn bị và tổ chức kiểm
toán năng lượng HTN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT
II: Các bước thực hiện
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ CHO KIỂM TOÁN HỆ THỐNG NHIỆT
1.1. Xác định mục tiêu
Cán bộ kiểm toán cần phải có những hiểu biết chung về nguyên lí vận hành của hệ
thống nhiệt, và đối với các thiết bị riêng biệt trong hệ thống nhiệt Từ đó,người cán bộ
kiểm toán phải nhận định được những bộ phận nào trong hệ thống nhiệt gây tổn thất lớn
nhất và tập trung thực hiện đo đạc, lấy số liệu tại bộ phận đó.
1.2. Các bước chuẩn bị
a. Tổ chức nhóm KTNL
Nhân sự tham gia thực hiện kiểm toán năng lượng gồm các thành viên với các lĩnh
vực chuyên môn như sau:
• Trưởng nhóm: người chịu trách nhiệm chính.
• Kỹ thuật viên: các kĩ sư chuyên ngành: nhiệt-lạnh, điện công nghiệp, cơ khí.
b. Thu thập và phân tích thông tin
- Thu thập số liệu từ phòng kỹ thuật của đơn vị cần thực hiện kiểm toán hệ thống máy
móc sử dụng năng lượng. Bao gồm :
 Bản vẽ, thiết kế, sơ đồ hệ thống nhiệt của khu vực hay phân xưởng cần thực
hiện kiểm toán.

 Thông tin về các loại thiết bị, chức năng, công suất, thông số vận hành, hiệu
suất sử dụng, số tải tiêu thụ
 Dữ liệu hóa đơn năng lượng trong quá khứ
 Xác định NL tiêu thụ và sản lượng sản xuất theo tháng và theo mùa
 Kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị
 Số liệu cần phải được thu thập ít nhất trong 1 năm ( 2 năm thì tốt hơn).
- Tổ chức phân tích các số liệu về TKNL bao gồm:
 Một đại diện trong ban lãnh đạo quản lý đơn vị để chỉ đạo (quang trọng là
người vận hành hay Quản đốc phân xưởng sản xuất cần kiểm toán)
 Cử cán bộ có hiểu biết về điện, nhiệt, sản xuất, máy móc và thiết bị.
 Xây dựng đồ thị về tiêu thụ năng lượng và chi phí theo từng loại nhiên liệu.
Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 7
Các khuyến nghị kỹ thuật
Các hành động TKNL
Soạn thảo trình bày
báo cáo tổng kết
Kiểm toán năng
lượng chi tiết
Kiểm toán năng
lượng sơ bộ
Thực hiện các đợt đo
cụ thể
Chương trình hành động
Phân tích kỹ thuật
Phân tích kinh tế
Phân tích cặn kẽ mọi
khía cạnh năng lượng
Thu thập dữ liệu
Phỏng vấn những
người quan trọng

Kiểm tra thiết bị đo
hiện tại
Cung cấp
bản câu hỏi
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT
 Thu thập các bản vẽ kĩ thuật của hộ tiêu thụ, sơ đồ hệ thống nhiệt
 Số liệu thời tiết( Tiêu thụ năng lượng trong hệ thống nhiệt thay đổi theo mùa.
Ví dụ vào mùa đông, nhiệt độ thấp, nhu cầu sử dụng nước nóng sẽ cao hơn
mùa hè).
 Tính chỉ số tiêu thụ năng lượng.
c. Lên danh sách các thiết bị cần sử dụng.
Tên Thiết bị
Công dụng của thiết bị đo Hình vẽ minh họa thiết bị
1) Đo lường nhiệt
độ
Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ
tại những vị trí và địa điểm mà ta
cần đo để phục vụ cho quá trình
thu thập dữ liệu trong khi $ến
hành kiểm toán năng lượng
+Đơn vị đo:
0
C
Nhiệt kế ếp xúc
2)Máy đo gió Để đo tốc độ gió của dòng
khí.
Máy đo gió
3) Máy phân ch
đốt cháy, khói thải.
Dùng để đo hiệu suất của lò

hơi, lò sưởi hoặc thiết bị sử dụng
các nhiên liệu hoá thạch. Phân
<ch đốt cháy theo các thủ công
cần thu thập nhiều chỉ số đo gồm:
nhiệt độ, hàm lượng ôxi và hàm
lượng khí CO
2
trong khí.
Máy phân ch chế độ đốt
4) Máy phát hiện rò
rỉ
Thiết bị siêu âm dùng để
phát hiện chỗ rò rỉ khí nén hay các
loại khí khác khó phát hiện.
Máy phát hiện rò rỉ
Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 8
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT
5)Thiết bị đo nồng
độ CO
2
và độ ẩm
không khí
Đây là thiết bị đo hàm lượng
CO
2
trong không khí và đo độ ẩm
trong không khí qua đó xác định
được hàm lượng CO
2
.

*Đơn vị đo : + Nồng độ CO
2
:
ppm.
+ Độ ẩm không khí : Phần
trăm (%)
Thiết bị đo nồng độ
Cacbonic và độ ẩm không
khí
6)Các thiết bị khác
-Thiết bị an toàn:bảo vệ an
toàn cho người vận hành
- Thiệt bị đo đạc:đo chiều dài
ống dẫn hơi nước,
-Thiết bị đo lưu lượng dòng
chảy(để phục vụ đo cho máy bơm
nước cấp).
-Thiết bị đo điện
Thước đo.
Bảng 1.2.c:Bảng các thiết bị kiểm toán năng lượng trong hệ thống nhiệt
2. Kết quả cần đạt được
• Nắm được các thông tin chính đơn vị cần kiểm toán: Địa chỉ, năm xây dựng, loại
hình doanh nghiệp
• Nhận dạng tình hình sử dụng năng lượng nhiệt của đơn vị.
• Có hiểu biết về các thiết bị sử dụng năng lượng trong hệ thống nhiệt.
• Thành lập đội ngũ kiểm toán.
• Xác định các thiết bị cần thiết cho công việc kiểm toán.
• Xác định thời gian thực hiện kiểm toán
1.3. Biểu mẫu cần sử dụng
Trong việc chuẩn bị cho kiểm toán năng lượng, đầu tiên ta cần liên hệ với khách

hàng là đơn vị cần kiểm toán bằng: “Biểu mẫu 1: Biểu mẫu đăng ký hỗ trợ hoạt động
kiểm toán cho hệ thống nhiệt”.(đính kèm file excel).
Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 9
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT
Mục đích chính là liên hệ với khách hàng, tìm hiểu đối tượng kiểm toán, xem xét
các yêu cầu kiểm toán và liên thời gian cho công tác kiểm toán năng lượng hợp lý. “
BƯỚC 2: THỰC HIỆN KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG SƠ BỘ
Khái niệm: Kiểm toán sơ bộ cho hệ thống nhiệt là hoạt động khảo sát thoáng qua
quá trình sử dụng năng lượng của hệ thống nhiệt.Từ đó nhận diện cơ hội tiết kiệm năng
lượng.Tùy theo đặc thù của các đơn vị hoạt động trong ngành công nghiệp là khác nhau
mà mức độ đánh giá tiềm năng cũng như xây dựng các cơ hội tiết kiệm năng lượng cho hệ
thống nhiệt là khác nhau ở mỗi nhóm ngành nghề khu vực đặc trưng.
2.1. Cách thức thực hiện
Bước 1: Khảo sát
- Xác định những phân xưởng có quá trình tiêu thụ năng lượng cho hệ thống nhiệt
là nhiều nhất:
 Dựa vào quy trình công nghệ, quan sát tại cơ sở sản xuất, thảo luận với kỹ sư,
kỹ thuật viên, công nhân viên vận hành,… để xác định được các phân xưởng có
quá trình tiêu thụ năng lượng cho hệ thống nhiệt là nhiều nhất.
 Thu thập số liệu từ các sổ sách ghi chép, hóa đơn năng lượng của doanh
nghiệp, đọc số liệu trên các đồng hồ đo tại chỗ hay trao đổi với các kỹ sư vận
hành để có được các số liệu khách quan và đáng tin cậy.
 Sử dụng phiếu khảo sát, bảng câu hỏi gửi cho doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất
trước đó. Các thông số kỹ thuật về công nghệ, nhiên liệu, điện năng và chi phí
cho mỗi loại,…
=>Từ đó có cái nhìn khái quát về doanh nghiệp và nhận ra các cơ hội tiết kiệm
đơn giản
- Tổng hợp và phân tích:
 Tổng hợp số liệu đã thu thập được => Đánh giá hiện trạng hoạt động của dây
chuyền công nghệ, hiệu suất của thiết bị và hiện trạng sử dụng năng lượng của

doanh nghiệp.
 Sử dụng sơ đồ khối để biểu diễn toàn bộ phân xưởng sử dụng nhiều năng lượng
nhiệt, nhận diện các dòng năng lượng, dòng nguyên liệu/ sản phẩm vào ra.
 Lập cân bằng năng lượng từ đó xác định được tại vị trí nào tổn thất nhiều =>
các cơ hội tiết kiệm năng lượng đơn giản
- Nhận diện những vị trí, thiết bị lãng phí và sử dụng không hiệu quả năng lượng
 Dựa vào cân bằng năng lượng mà nhận diện được những vị trí thiết bị sử dụng
năng lượng không hiệu quả.
 So sánh các đặc tính vận hành của thiết bị hiện tại với số liệu thiết kế nhằm
phát hiện ra các khác biệt trong vận hành hiện tại từ đó phát hiện các khu vực
gây lãng phí năng lượng.
 Xác định các vị trí bất hợp lý, hay không ổn gây lãng phí năng lượng để kiểm
toán chi tiết sau này
Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 10
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT
- Đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng đơn giản, dễ thực hiện, không mất
hoặc mất chi phí thấp không ảnh hưởng đến quá trình vận hành của thiết bị/ dây
chuyền công nghệ.
Bước 2: Phân tích
- Phân tích hiệu quả kinh tế, kỹ thuật từng giải pháp
 Chỉ cần thay đổi thao tác vận hành hay sắp xếp lại qui trình mà có thể tiết kiệm
đáng kể năng lượng tiêu thụ tuy nhiên cần phải so sánh giữa các phương án với
nhau để chọ được phương án tối ưu nhất.
 Mỗi một phương án có những ưu nhược điểm riêng vì vậy có thể kết hợp các
phương án với nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất.
 Lập bảng so sánh các phương án với nhau về các chỉ tiêu hiệu quả về kinh tế và
kỹ thuật như: đầu tư, chi phí, tiết kiệm, thời gian hoàn vốn, độ tin cậy,…
- Tổng hợp đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng có chi phí thấp và thực hiện
được ngay.
 Nhóm giải pháp không cần chi phí đầu tư: thay đổi hợp lý thao tác trong vận

hành, hợp lý hóa dây chuyền sản xuất, sắp xếp ngăn nắp nhà xưởng.
 Nhóm giải pháp có yêu cầu chi phí đầu tư thấp: lắp đặt thêm bộ điều khiển thời
gian tắt/bật, thiết bị đóng/cắt dây chuyền công nghệ, lắp thêm đồng hồ đo lường
tại chỗ,…
2.2. Yêu cầu kết quả cần đạt được
a) Yêu cầu số liệu kiểm toán sơ bộ
- Thời gian vận hành:….(số giờ).
- Hệ thống năng lượng nhiệt với các chi tiết đo đếm:
Các thiết bị trong hệ thống và điều kiện vận hành
Thông số kỹ thuật của các thiết bị
Tiêu thụ năng lượng trong hệ thống nhiệt,…
- Công suất của các thiết bị lắp đặt: lò hơi
- Chi tiết vận hành của các thiết bị: lò hơi, hệ thống đường ống, các bộ phận gia
nhiệt, bộ tiết kiệm: hâm nước, sấy không khí,
- Sơ đồ lắp đặt: Ta có được sơ đồ khối về qui trình vận hành của toàn bộ nhà máy
hay phân xưởng.
- Hướng dẫn bảo dưỡng và vận hành
 Tham khảo hay trao đổi với các kỹ sư, người vận hành để biết thêm thông tin
về bảo dưỡng vận hành các thiết bị trong phân xưởng.
b) Kết quả kiểm toán năng lượng sơ bộ.
- Chi tiết về năng lượng sử dụng và chi phí của các quá trình:
• Các loại năng lượng sử dụng
• Chi phí từng loại
Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 11
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT
- Mô tả sơ bộ hệ thống lắp đặt và các điều kiện
- Thiết kế, vận hành và bảo dưỡng những nơi hoạt động chưa tốt
- Danh mục các biện pháp tiết kiệm năng lượng có thể thực hiện ngay
- Mức độ quan trọng và chi phí TKNL với chi phí đầu tư có thể
2.3. Biểu mẫu, báo cáo sử dụng

Trong phần kiểm toán năng lượng sơ bộ này, chúng ta cần nắm được một cách
tổng quát về tình hình tiêu thụ năng lượng trong hệ thống nhiệt của doanh nghiệp (đơn
vị). Biểu mẫu được sử dụng ở giai đoạn này là: “Biểu mẫu 2: Biểu mẫu kiểm toán
năng lượng sơ bộ cho hệ thống nhiệt”. .(đính kèm file excel). Sử dụng biểu mẫu bằng
cách gửi trực tiếp qua mail, Fax hay bưu điện về cho doanh nghiệp (đơn vị). Có thể
nhân viên chuyên trách năng lượng giải đáp hoặc phỏng vấn trực tiếp.
BƯỚC 3: THỰC HIỆN KIỂM TOÁN CHI TIẾT
Kiểm toán năng lượng chi tiết trong hệ thống nhiệt : là việc xác định lượng
năng lượng sử dụng và tổn thất thông qua quan sát, đo đạc, thí nghiệm và phân tích các
thiết bị trong hệ thống nhiệt. Từ đó đưa ra các đặc điểm vận hành, hiệu suất, chi phí năng
lượng các thiết bị một cách chi tiết. Cuối cùng là việc đưa ra và phân tích các giải pháp
tiết kiệm năng lượng cho hệ thống nhiệt, dựa trên tình hình tài chính của đơn vị mà thực
hiện các giải pháp hợp lý.
Tuy nhiên không có một phương pháp nào có sẵn để thực hiện kiểm toán năng
lượng chi tiết cho hệ thống nhiệt cho tất cả các đơn vị sử dụng nhiệt. Nhiều giải pháp phù
hợp cho đợn vị, nhà máy này như không phù hợp với đơn vị nhà máy khác. Nó phụ thuộc
vào phương pháp quản lý, lịch sư văn hóa, các loại máy móc, công nghệ, quy trình và
điều kiện tài chính của đơn vị được kiểm toán. Vì vậy dưới đây là phác thảo chung về quy
trình và những mục tiêu cần đạt được khi thực hiện kiểm toán chi tiết cho hệ thống nhiệt.
3.1. Cách thức thực hiện
+ Bước 1: Gặp thảo luận và thống nhất với lãnh đạo hoặc đại diện khách hàng về các
hoạt động sẽ được thực hiện và tiến độ công việc của giai đoạn kiểm toán năng lượng
chi tiết này.
+ Bước 2: Tiến hành thu thập số liệu quá khứ của hệ thống nhiệt (thiết bị, dây
chuyền, phương án ). Rà soát lại số liệu từ khảo sát sơ bộ, kết hợp các số liệu đã thu
thập được đánh giá độ tin cậy số liệu.
 Sơ đồ bố trí nhà máy và lưu đồ quá trình xây dựng.
 Cách thức vận hành hệ thống nhiệt là như thế nào,quy trình công nghệ đang
sử dụng của hệ thống nhiệt có đăng điểm gì?
 Các số liệu về năng suất sản suất nhiệt, hiệu suất sản xuất, năng suất truyền

tải nhiệt, hiệu suất truyền tải,…
Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 12
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT
 Thu thập các số liệu về tình hình tiêu thụ năng lượng nhiệt ở các đợn vị,
phân xưởng hay các thiết bị,
 Các dữ liệu về hoạt động kiểm toán đã thực hiện trước đó bao gồm các kết
quả đã đạt được
+ Bước 3: Tham quan chi tiết các khu vực sản xuất, phân phối và sử dụng nhiệt. Khảo
sát, đo lường, thử nghiệm, theo dõi hoạt động của thiết bị đối tượng của hệ thống
nhiệt.
 Tiến hành phỏng vấn, đối thoại trực tiếp với các nhận viên vận hành tại các
khu vực.
 Quan sát thực tế điều kiện vận hành hệ thống nhiệt, thói quen (cách thức)
phân phối và sử dụng nhiệt.
 Ghi chép, đo lường tại chỗ các thiết bị với các đối tượng đợn giản, vận hành
đều đặn bằng các dụng cụ kiểm toán.
 Đặt thiết bị theo dõi, đo lượng quá trình hoạt động của đối tượng có tính
chất hoạt động phức tạp, khó kiểm soát và nghi ngờ hoạt động không hiệu
quả.
+ Bước 4: Từ các số liệu thu thập được tiến hành phân tích hệ thống, xây dựng giải
pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống nhiệt.
 Xử lý số liệu thu được, phân tích đánh giá tình hình các bộ phận của hệ
thống.
 Lập danh sách các phương án chi tiết có thể áp dụng nhìn qua có thể tiết
kiệm năng lượng sử dụng cho hệ thống
+ Bước 5: Phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật kinh tế phương án.
 Mô tả ngắn gọn về tình hình hiện tại.
 Mô tả, phân tích các chỉ tiêu yêu cầu vận hành, kỹ thuật của các phương án
được đề xuất, lựa chọn các phương án phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật.
 Phân tích dòng tiền dự án, tính toán lượng nhiệt, nhiên liệu tiết kiệm được

suy ra chi phí thu được từ các phuong án.
 Lựa chọn giải pháp tốt nhất.
+ Bước 6: Viết báo cáo gửi đến khách hàng, gặp gỡ lãnh đạo, đại diện khách hàng
để thống nhất các giải pháp sẽ thực hiện dựa trên điều kiện kinh tế - tài chính của
khách hang.
Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 13
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT
3.2. Yêu cầu kết quả cần đạt được
• Danh mục các cơ hội, giải pháp tiết kiệm năng lượng chi tiết cho hệ thống nhiệt.
• Mức tiết kiệm tính toán của từng giải pháp.
• Thông tin chi tiết các giải pháp tiết kiệm năng lượng được sử dụng.
o Các giải pháp về quản lý, vận hành hợp lý.
o Các giải pháp mang tính công nghệ như sửa chữa, thay thế hay lắp đặt các thiết bị
phụ trợ để tăng hiệu suất, giảm chi phí sử dụng năng lượng
o Các thông tin về thiết bị được sử dụng, giá thành cho mỗi phương án cụ thể.
• Thông tin chi tiết các giải pháp tài chính:
o Mức đầu tư,
o Thời gian thu hồi vốn,
o Nguồn tài chính, lợi ích/chi phí sử dụng vốn
o Các lợi ích tài chính tiềm ẩn đem lại cho khách hàng
• Kiến nghị thứ tự ưu tiên của các giải pháp (nếu cần, tuỳ theo yêu cầu của doanh
nghiệp.
3.3. Biểu mẫu, báo cáo sử dụng
Trong bước kiểm toán năng lượng chi tiết cho hệ thống nhiệt, chúng ta cần có 1
biểu mẫu sử dụng để rà soát lại tất cả số liệu, thông tin thu thập được từ bước trước.
Ngoài ra cần đo đạc phân tích các số liệu quan trọng được đánh giá là có tiềm năng tiết
kiệm năng lượng, từ đó đưa ra danh mục các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Vì vậy mà
chúng ta sử dụng: “Biểu mẫu 3: Biểu mẫu cho kiểm toán năng lượng chi tiết cho hệ
thống nhiệt” .(đính kèm file excel).
Yêu cầu sử dụng biểu mẫu: “Biểu mẫu 3: Biểu mẫu cho kiểm toán năng lượng

chi tiết cho hệ thống nhiệt” dành cho nhân viên chuyên trách kiểm toán năng lượng. Các
số liệu được thu thập thực tế đầy đủ qua các thiết bị đo với độ chính xác và tin cậy.
BƯỚC 4: PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO HỆ
THỐNG NHIỆT
Sau khi tiến hành kiểm toán năng lượng sơ bộ và chi tiết cho hệ thống nhiệt, nhiệm
vụ quan trọng tiếp theo để việc kiểm toán thành công là đưa ra các giải pháp tiết kiệm tối
ưu cho hệ thống Các đề xuất thực hiện cụ thể theo thứ tự ưu tiên là:
- Các biện pháp không mất chi phí hoặc chi phí thấp để triển khai ngay.
- Các chi phí thấp và thời gian hoàn vốn tương đối ngắn trung bình khoảng 1 năm
(Các giải pháp thực hiện trong ngắn hạn).
Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 14
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT
- Các biện pháp sử dụng công nghệ đã được chứng minh để thay thế hay hoàn thiện
thiết bị hiện hành, thời gian hoàn vốn vừa phải khoảng 2-3 năm.
- Các biện pháp bao gồm việc thay đổi qui trình chính, thời gian hoàn vốn dài 4 năm
hoặc hơn.
4.1 Các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả trong hệ thống nhiệt.
4.1.1. Giảm chí phí nhiên liệu
- Mua khí thiên nhiên từ nhiều nguồn khác nhau, tự mua khí thiên nhiên: Lựa chọn
nhà cung cấp với giá nhiên liệu rẻ hơn, thời gian cung cấp ổn định.
- Thay đổi nhiên liệu.
- Lắp đặt các thiết bị có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu để đốt.
4.1.2 Giảm phụ tải
- Sửa chữa các khe hở ống hơi
- Sửa chữa các đường hơi nước bị hỏng.
- Tận dụng nước ngưng cho lò hơi.
- Ngừng sử dụng hơi nước vào mùa hè.
- Ngừng lò hơi khi không sử dụng trong thời gian dài.
- Giảm tổn thất hơi nước.
- Lắp đặt các ống khói hoặc bẫy nhiệt trong các lò hơi quạt gió tự nhiên.

4.1.3 Kiểm soát nhiệt độ khói lò.
Nhiệt độ khí lò nên càng thấp càng tốt. Tuy nhiên, nhiệt độ này không nên thấp tới
mức hơi nước ở ống xả ngưng tụ ở thành ống. Nhiệt độ khí lò cao hơn mức 200°C cho
thấy tiềm năng thu hồi nhiệt thải.
4.1.4. Thu hồi nước ngưng
Thu hồi nước ngưng cũng là một biện pháp khả thi để tiết kiệm năng
lượng. Việc thu hồi nước ngưng sẽ là cơ hội tối ưu hóa hoạt động của lò hơi và mang lại
Để xem xét khả năng thu hồi nước ngưng cần phải tiến hành điều tra tất cả các
thiết bị sử dụng hơi nước trong nhà máy để xác định lượng nước ngưng xả bỏ hiện thời và
xem xét tất cả khả năng cải tiến thiết bị để thu hồi nước ngưng sạch.
Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 15
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT
4.1.5. Sản xuất hơi bằng nhiệt thải
- Sản xuất hơi bằng cách lắp thêm bộ sinh hơi sử dụng khói thải ở đầu ra của
buồng đốt.
- Lắp đặt thiết bị hâm nóng dầu hoặc Ethylen Glycol đưa đến nơi sử dụng khác.
- Lắp đặt thiết bị hâm dầu để cung cấp cho lò hơi.
4.1.6 Gia nhiệt nước cấp sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt
Gia nhiệt nước cấp cho lò hơi sẽ giảm được lượng oxy trong nước, do đó giảm
được sự ăn mòn. Có thể sử dụng một trong các phương pháp sau: tái sử dụng nước
ngưng,đặt bộ hâm nước của lò hơi,sử dụng các quá trình trao đổi nhiệt khác.
4.1.7 Gia nhiệt không khí cấp cho lò
Sấy nóng sơ bộ không khí cấp lò là lựa chọn thay thế cho đun nóng sơ bộ nước
Phần lớn các lò đốt dầu và gas sử dụng trong dây chuyền lò hơi là có thiết kế không phù
hợp với nhiệt độ sấy khí sơ bộ cao.
4.1.8 Hạn chế quá trình cháy không hoàn tất
Quá trình cháy không hoàn tất có thể là do thiếu không khí hoặc thừa nhiên liệu
hoặc việc phân bổ nhiên liệu không hợp lý. Một nguyên nhân thường thấy của quá trình
đốt cháy không hoàn tất là tỷ lệ pha trộn nhiên liệu và không khí ở lò đốt sai. Dầu cháy
kém có thể là do độ nhớt không chuẩn, đầu đốt bị tắc, hiện tượng cacbon hoá ở đầu đốt và

sự xuống cấp của thiết bị khuyếch tán.
4.1.9 Kiểm soát khí dư
Mức độ khí dư có thể dao động tuỳ thuộc thiết kế lò, loại lò, nhiên liệu và các biến
số của quy trình. Mức độ khí dư này có thể được xác định thông qua các kiểm định với
các tỷ lệ nhiên liệu khí khác nhau.
CÁC SỐ LIỆU QUÁ TRÌNH CHÁY TRÊN LÝ THUYẾT – CÁC
NHIÊN LIỆU NỒI HƠI PHỔ BIẾN
(Hội đồng Năng suất quốc gia, kinh nghiệm thực tế)
Nhiên liệu
kg không khí
cần/kg nhiên liệu
CO2 % trong khí lò
đạt được trên thực tế
Nhiên liệu rắn
Bã mía 3,3 41194
Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 16
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT
Coal (bitum) 10,7 41195
Than non 8,5 41165
Vỏ trấu 4,5 14-15
Gỗ 5,7 11,13
Nhiên liệu lỏng
Dầu đốt 13,8 41166
LSHS 14,1 41166
Bảng 4.2 Số liệu các quá trình đốt cháy nhiên liệu
CÁC MỨC KHÍ DƯ ĐIỂN HÌNH VỚI CÁC LOẠI NHIÊN LIỆU KHÁC NHAU
(Hội đồng Năng suất quốc gia, kinh nghiệm thực tế)
Nhiên liệu
Các loại lò đốt hoặc buồng đốt Khí dư (% theo
khối lượng)

Than nghiền
Lò nước làm mát hoàn toàn để loại
bỏ xỉ hoặc tro khô
15-20
Lò nước làm mát một phần để loại bỏ
tro khô
15-40
Than
Buồng lửa ghi cố định 30-60
Buồng lửa ghi di động nước làm mát 30-60
Lò ghi xích và lò ghi di động 15-50
Buồng lửa nhiên liệu cấp dưới 20-50
Dầu nhiên liệu
Lò đốt dầu 15-20
Lò đốt đa nhiên liệu và ngọn lửa bằng 20-30
Khí tự nhiên Lò đốt áp suất cao 5-7
Gỗ
Dạng Dutch (10-23 % qua ghi lò) và
dạng Hofft
20-25
Bã mía Tất cả các lò 25-35
Dịch đen
Lò thu hồi khí và quá trình bột hoá
soda
30-40
Bảng 4.1.9 Tỷ lệ không khí dư cần thiết
Để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong việc kiểm soát hệ số không khí thừa thì cần
phải lưu ý:
Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 17
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT

+ Vỏ bọc lò hơi và ống khói phải kín và không có nguồn gió khác luồn vào hoặc
thoát ra. Khi xem xét cần chú ý kiểm tra sự xì hở (nếu có) tại những vị trí sau: vị trí các
đầu đo vào đường khói,các mối ghép lò hơi,tấm chắn gió tại lỗ thổi tro,vị trí gắn các vòi
đốt,
+ Bộ đốt phải hoạt động tốt.
4.1.10. Giảm tổn thất do cặn và muội
Ở lò hơi đốt than và dầu, muội bám vào ống sẽ đóng vai trò như một lớp cách
nhiệt cản trở quá trình trao đổi nhiệt, do đó cần loại bỏ muội một cách thường xuyên.
Khi tiến hành xử lý lớp cáu cặn thì mang lại một số lợi ích sau:
- Tiết kiệm từ 2 - 4%, tiền nhiên liệu.
- Giảm chi phí đầu tư lắp đặt và vận hành hệ thống làm mềm nước cứng.
- Tăng tuổi thọ ống lò lên 1.5 - 2 lần.
4.1.11. Bảo ôn (cách nhiệt) lò hơi
Cần phải kiểm tra thường xuyên lớp bảo ôn và phải tiến hành bổ sung, sửa chữa, kịp thời
để giảm tổn thất do toả nhiệt ra môi trường. Tuy nhiên, khi bọc cách nhiệt cần chú ý trong
việc xác định chiều dày tối ưu của lớp cách nhiệt, việc hấp thụ ẩm vào chất cách nhiệt làm
giảm hiệu quả cách nhiệt mong muốn.
4.1.12 Thiết bị kiểm soát tốc độ vô cấp lắp cho quạt, quạt thổi và máy bơm
Thiết bị kiểm soát tốc độ vô cấp là một cách hiệu quả giúp tiết kiệm năng lượng
Nhìn chung, nếu lò hơi có mức tải thay đổi, nên xem xét khả năng thay van điều tiết bằng
thiết bị kiểm soát tốc độ vô cấp.
4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu suất lò hơi.
Kiểm định hiệu suất lò hơi sẽ giúp chúng ta tìm ra sự chênh lệch giữa hiệu suất lò
hơi cao nhất và hiệu suất lò hơi của khu vực trục trặc chúng ta nhắm tới đểcó các biện
pháp phù hợp. Hai phương pháp để kiểm tra hiệu suất lò hơi:
Phương pháp trực tiếp: Là phần năng lượng đạt được từ (nước và hơi) so với hàm
lượng năng lượng trong nhiên liệu của lò hơi.
Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 18
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT
Phương pháp gián tiếp: Hiệu suất là sự chênh lệch giữa tổn thất và năng lượng

đầu vào
4.2.1 Xả đáy lò hơi
Khi nước được đun sôi và tạo ra hơi, bất cứ chất rắn hoà tan nào trong nước
sẽ đọng lại trong lò hơi. Những chất này cũng làm hình thành lớp cặn trong lò hơi và phát
sinh những điểm quá nhiệt cục bộ trong lò hơi và gây ra các trục trặc của đường ống hơi.
Tính toán xả đáy :
Lượng xả đáy tối ưu khi vận hành lò hơi được căn cứ vào gioi hạn cho phép về tạp
chất trong lò đã được các nhà sản xuất lò hơi đưa ra. Cụ thể là:
%BD
tối ưu
=* 100%
Trong đó:
B
tối ưu
:Giới hạn cho phép về tạp chất do các nhà sản xuất lò hơi đưa ra.
A: Lượng tạp chất trong nước cung cấp
=>Xả đáy ít nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng nước lò hơi và thu hồi nhiệt từ nước xả lò.
Lợi ích của xả đáy lò hơi:
Kiểm soát tốt mức xả đáy của lò hơi sẽ giúp giảm đáng kể chi phí vận hành và xử
lý, bao gồm:
- Giảm chi phí xử lý sơ bộ
- Giảm tiêu thụ nước cấp qua xử lý
- Rút ngắn thời gian dừng hoạt động để bảo trì
- Tăng tuổi thọ của lò hơi
4.2.2 Xử lý nước cấp cho lò hơi
Nước cấp cho lò hơi bao gồm nước bên ngoài và nước ngưng.Xử lí nước cấp ta
chỉ quan tâm đến xử lí nước bên ngoài cấp cho lò hơi.
Do nước bên ngoài bao gồm nhiều thành phần:bùn,các sinh vật nhỏ bé,các chất rắn
không tan,…chính vì vậy chúng ta cần phải sử dụng hóa chất để loại bỏ chúng.Làm nước
sạch hơn,hạn chế sự đóng cặn trong lò hơi sau này.

4.2.3 Kiểm soát tải lò hơi.
Hiệu suất tối đa của lò hơi không đạt được ở mức đầy tải, mà là ở mức 2/3 đầy tải.
Nếu tải lò hơi giảm xuống nữa, hiệu suất cũng có xu hướng giảm.
Nói chung, hiệu suất lò hơi có thể giảm đáng kể xuống dưới mức 25 % tải và nên
tránh vận hành lò hơi dưới mức này càng ít càng tốt.
Vì lò hơi đạt hiệu suất tối ưu khi hoạt động ở mức 65-85 % đầy tải, nhìn chung,
vận hành ít lò hơi ở mức tải cao hơn sẽ hiệu quả hơn là vận hành nhiều lò hơi ở mức tải
thấp.
4.2.4.Thay thế lò hơi
Thay thế lò hơi là giải pháp lựa chọn cuối cùng.chúng ta chỉ lựa chon phương pháp này
khi lò hơi :
- Cũ và không hiệu quả
- Không thể sử dụng nhiên liệu thay thế rẻ tiền hơn.
- Kích cỡ quá to hoặc quá nhỏ so với các yêu cầu hiện tại
- Được thiết kế không phù hợp với các điều kiện tải lý tưởng
Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 19
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT
4.3.Đánh giá các giải pháp đưa ra
 Phần lớn các giải pháp đưa ra đều được thực hiện nhờ có sự thay đổi các chế độ
vận hành,bảo ôn, bảo dưỡng thường xuyên, dễ thực hiện, đơn giản,chi phí thấp
nhưng mang lại hiệu quả cao. Giúp giảm bớt đáng kể các tổn thất.
 Các giải pháp trong ngắn hạn như lắp đặt các máy phân tích khí oxy, thiết bị kiểm
soát tốc độ vô cấp cho quạt, quạt thổi, máy bơm và xử lý nước cho lò hơi giúp cho
nâng cao hiệu suất đảm bảo tính kinh tế cho hệ thống nhiệt.
 Các giải pháp trong dài hạn như lắp đặt van điều tiết tự động, thay thế lò hơi có chi
phí giá thành cao nhưng mang lại hiệu suất tốt. Thời gian hoàn vốn khoảng từ dưới
3 năm.
=>KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu tiết kiệm năng lượng trong hệ thống nhiệt góp phần tiết kiệm
năng lượng nói chung là một đòi hỏi của thực tế khách quan, vì vậy cần phải được áp

dụng rộng rãi trong các công ty, xí nghiệp trên toàn quốc. Chúng ta thấy lợi ích
thu được từ những giải pháp tiết kiệm, chúng không những tiết kiệm được chi phí sản
xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh mà còn giảm bớt chi phí đầu tư cho
các công trình cung cấp năng lượng, giảm sự phát sinh chất thải và bảo vệ tài nguyên và
môi trường.
KẾT LUẬN
Ngày nay, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội thì nhu cầu về các tiện nghi
trong cuộc sống như: ăn, ở, du lịch,… ngày một nâng cao. Đòi hỏi sự phát triển các
ngành kinh tế, khoa học – kỹ thuật, thương mại, dịch vụ. Chính sự phát triển này làm gia
tăng nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung đặc biệt là năng lượng nhiệt. Với việc sử
dụng các trang thiết bị cũ kỹ, hiệu suất thấp, công nghệ sản xuất lạc hậu làm cho việc
tiêu thụ năng lượng kém hiệu quả gây lãng phí rất lớn.
Vì vậy, tiến hành kiểm toán năng lượng để xem xét hiện trạng sử dụng, tính toán
tổn thất và đề ra các giải pháp tiết kiệm để nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng là hết
sức cần thiết. Bản báo cáo trên đây em đã xây dựng quy trình và các biểu mẫu sử dụng
trong kiểm toán cho hệ thống nhiệt. Trong quá trình hoàn thiện báo cáo không tránh khỏi
những sai sót rất mong nhận được các đóng góp từ thầy giáo và các bạn để bản báo cáo
được hoàn thiện hơn.
Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 20
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC BIỂU MẪU VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục biểu mẫu
Biểu mẫu 1:Phiếu đăng kí hoạt động hỗ trợ tiết kiệm năng lượng.
Biểu mẫu 2:Phiếu Kiểm toán năng lượng sơ bộ
Biểu mẫu 3:Phiếu kiểm toán năng lượng chi tiết.
Tài liệu tham khảo
a. Giáo trình môn học kiểm toán năng lượng – Thầy: Dương Trung Kiên
b. Giáo trình “Hệ thống cung cấp nhiệt” – Tác giả: Hoàng Văn Chước
c. Web: />%26-hieu-qua-trong-he-thong-lo-hoi.

d. Web: />e. Sổ tay kiểm toán năng lượng – Nhiều tác giả
Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 21

×