Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

quản lý năng lượng Xây dựng các bước thực hiện kiểm toán năng lượng hệ thống chiếu sáng. Phân tích cấu tạo, ưu nhược điểm của nguồn sáng thông dụng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.04 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
I.1 Giới thiệu chung về kiểm toán năng lượng: 4
I.1.1 Khái niệm và phân loại 4
I.1.2 Quy trình thực hiện kiểm toán chung 5
B1: Khởi đầu công việc 5
B2: Chuẩn bị kiểm toán 5
B3: Thực hiện kiểm toán 5
B4: Viết báo cáo 6
I.2 Giới thiệu chung về hệ thống chiếu sáng: 6
I.2.1 Các khái niệm: 6
I.2.2: Một số nguồn sáng thông dụng hiện nay: 8
I.2.2.1 Bóng đèn nóng sáng: 8
I.2.2.2 Bóng đèn huỳnh quang: 9
I.2.2.3 Bóng đèn compact: 11
I.2.2.4 Đèn halogen: 12
I.2.2.5 Đèn LEG: 12
I.2.2.6 Đèn cao áp thủy ngân: 13
I.2.2.7 Đèn hơi natri cao áp: 14
I.2.2.8. Đèn hơi natri hạ áp: 14
CHƯƠNG II: KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG 17
TRONG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 17
II.1 CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN: 17
II.1.1. Xác định mục tiêu: 17
II.1.2 Các bước thực hiện: 17
II.2. Tiến hành đo đạc và đánh giá mức độ chiếu sáng, chất lượng ánh sáng 19
II.2.1. Mục tiêu: 19
II.2.2. Các bước thực hiện: 19
II.3. Ước tính lượng điện năng tiêu thụ: 20
II.4. Nhận định nguyên nhân gây lãng phí điện năng: 21
II.5. Đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho chiếu sáng: 21


Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 1
II.5.1. Các giải pháp: 21
II.5.2: Tính toán hiệu quả: 22
KẾT LUẬN 24
PHỤ LỤC 25
DANH MỤC BIỂU MẪU VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 2
MỞ ĐẦU
Hiện nay trước tình hình tài nguyên khan hiếm thì việc sử dụng năng lượng nói
chung và điện năng nói riêng đang là vấn đề mà nhà nước và xã hội quan tâm. Từ đó,
việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được ưu tiên trong chính sách năng
lượng quốc gia. Để giảm tiêu thụ năng lượng, trước tiên phải có sự quản lý và phương
hướng giải quyết của các cơ quan và việc thực hiện kiểm toán sẽ giúp tìm ra được
nguyên nhân và đề ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Trong tiêu thụ năng lượng, hệ thống chiếu sáng chiếm một phần không nhỏ. Mà
hệ thống chiếu sáng trước đây thường được lắp đặt theo bố cục chung chung, chưa đề
cập nhiều tới việc thiết kế, cách bố trí, hay lựa chọn nguồn sáng chưa phù hợp. Do đó,
kiểm toán trong chiếu sáng là rất cần thiết, nhằm đảm bảo lượng ánh sáng để thực hiện
tốt công việc, và còn mở ra những khả năng về tối ưu hóa hệ thống chiếu sáng.
Vì vậy em xin trình bày đề tài: “ Xây dựng các bước thực hiện kiểm toán năng
lượng hệ thống chiếu sáng. Phân tích cấu tạo, ưu nhược điểm của nguồn sáng thông
dụng hiện nay”. Trong quá trình hoàn thành báo cáo không tránh khỏi sai sót, rất mong
nhận được các đóng ghóp từ thầy cô giáo và các bạn để bản báo cáo của em hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Sinh viên
Đỗ Thị Liễu
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG

I.1 Giới thiệu chung về kiểm toán năng lượng:
I.1.1 Khái niệm và phân loại
I.1.1.1. Khái niệm:
Kiểm toán năng lượng : là quá trình đánh giá tổng hợp của các hoạt động khảo
sát, thu thập và phân tích năng lượng tiêu thụ của doanh nghiệp, tòa nhà, quy trình
sản xuất hay một hệ thống…, nhằm:
- Lượng hóa mức năng lượng tiêu thụ.
- Chỉ ra các tồn tại trong vấn đề quản lý và sử dụng năng lượng.
- Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
- Đánh giá về lợi ích,chi phí của các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Tại sao các doanh nghiệp phải kiểm toán năng lượng?
- Giảm chi phí năng lượng.
- Giảm chi phí sản xuất.
- Giảm phát thải, bảo vệ môi trường.
- Bảo tồn nguồn năng lượng tự nhiên.
 Đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển kinh tế, đảm bảo tính bền vững.
I.1.1.2. Phân loại:
- Phân loại theo cấp độ:
Cấp độ 1: Kiểm toán năng lượng sơ bộ:
+ Quan sát
+ Phân tích số liệu
+ Chi phí thấp
Cấp độ 2: Kiểm toán năng lượng chuẩn:
+ Quan sát và đo đạc
+ Phân tích kinh tế - kĩ thuật
Cấp độ 3: Kiểm toán năng lượng mô phỏng:
+ Xây dựng mô phỏng may tính theo mùa.
+ Đưa ra thay đổi và đánh giá.
- Phân loại theo kiểm toán:
o Kiểm toán năng lượng sơ bộ

Kiểm toán năng lượng sơ bộ là việc quan sát và kiểm tra bằng mắt đối với từng
hệ thống tiêu thụ năng lượng. Bao gồm cả việc đánh giá các dữ liệu về tiêu thụ năng
lượng để phân tích số lượng và mô hình sử dụng năng lượng cũng như so sánh với các
giá trị trung bình hoạc tiêu chuẩn của các thiết bị tương tự:
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 4
- Nghiên cứu sơ bộ về các thiết bị tiêu thụ năng lượng được lắp đặt.
- Nhận diện các biện pháp TKNL sơ bộ, rõ ràng và chi phí thấp.
- Đề xuất các giải pháp có thể triển khai được ngay.
- Nhận định phục vụ KTNL chi tiết.
o Kiểm toán năng lượng chi tiết
Kiểm toán năng lượng chi tiết là việc xác định năng lượng sử dụng và tổn thất
thông qua quan sát và phân tích các thiết bị, các hệ thống và các đặc điểm vận hành
một cách hợp lý và chi tiết hơn.
- Đánh giá chi tiết tiêu thụ năng lượng
- Đo lường tiêu thụ
- Nhận diện các đầu tư trung và dài hạn
- Đề xuất các giải pháp ngắn hạn
I.1.2 Quy trình thực hiện kiểm toán chung
Có 4 bước thực hiện kiểm toán năng lượng nói chung :
B1: Khởi đầu công việc
Là bước sơ bộ đầu tiên trong quy trình KTNL, xác định các vấn đề bao quát như:
mục tiêu, tiêu chí, nguồn nhân lực, các thiết bị cần thiết và các thông tin bảo mật cần
kiểm toán.
B2: Chuẩn bị kiểm toán
Mục tiêu là xây dựng được xu hướng, phương án cơ sở cho việc thực hiện KTNL
Phương pháp:
+ Thu thập dữ liệu về năng lượng tiêu thụ cũng như chi phí của tất cả các loại năng
lượng.
+ Số liệu cần phải thu thập được ít nhất trong 1 năm (2 năm thì tốt hơn).
+ Thu thập số liệu, dữ liệu kiểm toán

Kết quả thu được
- Thông tin: năm xây dựng, đơn vị…
- Nhận dạng tình hình tiêu thụ năng lượng
- Các thiết bị sử dụng năng lượng
- Thời gian thực hiện kiểm toán
B3: Thực hiện kiểm toán
- Tổng hợp và đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng .
- Nhóm giải pháp chi phí thấp, nhóm giải pháp chi phí trung bình, nhóm giải
pháp chi phí lớn
- Phương án quản lý và thực hiện các giải pháp TKNL
- Tiến hành KTNL sơ bộ, KTNL chi tiết.
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 5
B4: Viết báo cáo
Cần đưa ra các nhận định về thực trạng tiêu thụ NL tại đơn vị. Tổng hợp các giải
pháp thực hiện hiệu suất sử dụng năng lượng nhờ cải tiến trong vận hành, bảo dưỡng
và nhờ thực hiện các biện pháp bảo tồn năng lượng.
Trình bày các tài liệu làm căn cứ thực hiện TKNL và kế hoạch triển khai dự án
TKNL.
I.2 Giới thiệu chung về hệ thống chiếu sáng:
I.2.1 Các khái niệm:
- Ánh sáng:
Ánh sáng là một bức xạ (sóng) điện từ nằm trong dải sóng quang học mà
mắt người có thể cảm nhận được. Dải quang phổ ánh sáng điện tử được thể hiện
như hình dưới đây:

Hình 1: Dải quang phổ ánh sáng điện tử
Trên hình 1, ánh sáng nhìn thấy được thể hiện là một dải băng từ tầm hẹp
nằm giữa ánh sáng của tia cực tím (UV) và năng lượng hồng ngoại (nhiệt). Những
sóng ánh sáng này có khả năng kích thích võng mạc của mắt, giúp tạo nên cảm giác về
thị giác, gọi là khả năng nhìn.Vì vậy để quan sát được cần có mắt hoạt động bình

thường và ánh sáng nhìn thấy được.Ánh sáng là một phần của rất nhiều loại sóng điện
từ bay trong không gian. Những loại sóng này có cả tần suất và chiều dài,hai giá trị
này giúp phân biệt ánh sáng với những dạng năng lượng khác trên quang phổ điện từ.
- Khối lượng ánh sáng:
+ Là lượng ánh sáng cung cấp cho không gian cần chiếu sáng.
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 6
+ Đặc trưng của khối lượng ánh sáng gồm quang thông và lượng ánh sáng
hiệu quả:
• Quang thông:
Công suất phát xạ phát ra từ nguồn sáng (Bằng tổng lượng ánh
sáng phát ra từ bóng đèn). Nguồn sáng nào mà có quang thông
càng cao thì có nghĩa là khả năng phát sáng của nó càng tốt.
Kí hiệu quang thông là F (ф), đơn vị là lumen (lm).
• Lượng ánh sáng hiệu quả: Lượng ánh sáng thực tế tới nơi làm
việc. Được đo bằng đơn vị Phút nến (fc)
Phút nến =
Phút đơn vị chiều dài tại Anh: 1 Phút= 0,3048m1
• Quang hiệu:

Hình 2: Quang hiệu của bóng đèn
Quang hiệu = =
- Chất lượng ánh sáng:
Các yếu tố thể hiện chất lượng ánh sáng là:
• Độ chói: Là cảm nhận về độ sáng mà người quan sát có được tại khu vực
được chiếu sáng hoặc ở nguồn sáng.
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 7
Hệ thống chiếu sáng cần xác định được độ chói phù hợp để
không gây cảm giác khó chịu cho người làm việc.
Ví dụ: Như khi đi ban đêm ta nhìn vào đèn pha của ôtô. Khi đó
mắt có cảm giác rất khó chịu → đó là hiện tượng chói.

• Sự đồng nhất ánh sáng: là lượng ánh sáng đồng đều chiếu cho từng khu
vực khác nhau.
• Độ hiện sắc: mô tả tác động của ánh sáng phát ra từ đèn lên các vật thể
có màu sắc.
Một chỉ tiêu để đo độ hiện sắc là chỉ số hiện sắc. Chỉ số này
càng lớn thì độ phân biệt màu sắc càng tốt.
• Màu ánh sáng và nhiệt độ màu: màu ánh sáng của nguồn sáng chính là
sự cảm nhận về màu sắc khi nhìn trực tiếp vào đèn.
I.2.2: Một số nguồn sáng thông dụng hiện nay:
Nguồn sáng Lumens/Watt ban đầu
Natri hạ áp (35W đến 180W ) 133 đến 183
Natri cao áp (70 W đến 1000 W) 83 đến 140
Metal Halogen (175 W đến 1000 W) 80 đến 125
Đèn huỳnh quang (30 W đến 215 W) 74 đến 84
Thuỷ ngân (100 W đến 1000 W) 42 đến 62
Nóng sáng (100W đến 1500W) 17 đến 23
I.2.2.1 Bóng đèn nóng sáng:
a. Cấu tạo:
Cấu tạo của bóng đèn nóng sáng gồm có:
o Thủy tinh: Chính là phần bao bọc bên ngoài bóng đèn. Phần này có tác
dụng cách nhiệt và bảo vệ bên trong bóng, tránh cho dây tóc bên trong
tiếp xúc không khí.
o Dây tóc: Có thời sử dụng sợi cacbon, sợi kim loại nhưng giờ phổ biến là
dây kim loại Volfram. Sợi này khi có dòng điện chạy qua sẽ nóng sáng
và làm sáng bóng đèn.
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 8
o Phần vỏ nhựa ở đuôi đèn, còn gọi là đui đèn. Phần này có điểm tiếp dây
điện với 2 phần dây nóng và dây nguội riêng, có tác dụng cách điện giữa
2 múi dây và cách điện với phần bên ngoài của bóng đèn.
b. Ưu điểm:

- Có kết cấu đơn giản, dễ sử dụng, giá thành thấp.
- Phát sáng ổn định, không phụ thuộc nhiệt độ, độ ẩm môi trường. có khả năng
tập trung với cường độ mạnh, phù hợp với yêu cầu chiếu sáng cục bộ.
- Số lần bật tắt không ảnh hưởng đến tuổi thọ bóng đèn.
- Đèn nung dây là thiết bị thuần trở nên không cần thiết bị bù.
- Ánh sáng đèn liên tục, chỉ số hoàn màu cao, gần bằng 100.
- Sử dụng được với cả dòng điện xoay chiều và một chiều.
- Khởi động tức thì, không nhấp nháy.
c. Nhược điểm:
- Công suất lớn (từ 25W – 300W).
- Hiệu suất phát quang rất thấp (chỉ khoảng 5% điện năng biến thành quang năng
còn phần còn lại tỏa nhiệt), tỷ lệ tổn thất lớn, hiệu suất sử dụng năng lượng nhỏ.
- Tuổi thọ trung bình thấp (chỉ khoảng 1000h).
- Bị ảnh hưởng nhiều khi điện áp thay đổi.
- Quang thông và hiệu suất phát sáng chịu ảnh hưởng rõ rệt của hiện tượng sụt
áp. Trung bình cứ sụt áp 1% thì giảm 25% hiệu suất phát sáng.
d. Ứng dụng:
Thường chỉ dùng trong những trường hợp đặc biệt ; thời gian chiếu sáng ngắn,
số lần bật tắt nhiều và khi bật công tắc đèn sáng ngay( ví dụ: như dùng chiếu sáng cầu
thang, nhà tắm ).
I.2.2.2 Bóng đèn huỳnh quang:
a. Cấu tạo:
- Ống thủy tinh:
Mặt trong của ống thủy tinh có phủ một lớp hợp chất với chất phốt – pho là chủ
yếu. Hợp chất này được gọi là bột huỳnh quang, có tác dụng tạo ra ánh sáng mà mắt
thường sẽ nhìn thấy được.Trong quá trình sản xuất, người ta bịt kín hai đầu ống thủy
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 9
tinh, rút hết không khí ra khỏi ống. Sau đó bơm vào một lượng thủy ngân và khí trơ
(acgon và kripton) nhất định.
- Điện cực:

Bên trong ống thủy tinh còn chứa các điện cực. Điện cực được làm bằng dây
vonfarm dạng lò xo xoắn, có tráng một lớp bari-oxit để phát ra điện tử.Mỗi đầu điện
cực có 2 tiếp điện đưa ra ngoài ống thủy tinh (còn gọi là 2 chân đèn). Công dụng của
chân đèn là đấu nối giữa nguồn điện với điện cực.
- Chấn lưu và tắc te:
Là các thiết bị kèm theo, có tác dụng làm mồi cho hiện tượng phóng điện xảy ra
nhanh hơn.
b. Ưu điểm:
- Tuổi thọ cao, trung bình từ 3000-5000h với số lần bật tắt 2000-3000 lần.
- Tiết kiệm điện năng.
- Khả năng chiếu sáng trong phạm vi rộng.
- Khởi động nhanh.
- Tỷ lệ phát sáng cao 60-70 lumen/W
- Hiệu suất sử dụng năng lượng tương đối cao: so với đèn dây tóc, hiệu suất năng
lượng của đèn huỳnh quang cao gấp 4-4,5 lần.
- Có thể tạo được nguồn sáng với những tập hợp quang phổ khác nhau như: ánh
sáng ban ngày, ánh sáng trắng, ánh sáng các màu.
- Độ chói tương đối thấp
- Nhiệt độ bên ngoài thành ống thấp (45
0
C), rất có lợi cho mùa hè.
c. Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn so với đèn nung sáng. Để sử dụng được bóng đèn huỳnh
quang cần phải có các phụ kiện đi kèm như máng, chấn lưu, tắc te.
- Phát sáng không ổn định (nhấp nháy ) khi điện áp và nhiệt độ môi trường thay
đổi.
- Nếu điện áp làm việc thấp hơn điện áp tiêu chuẩn 10% thì đèn không làm việc.
- Điện áp làm việc có ảnh hưởng rõ rệt tới quang thông và tuổi thọ bóng đèn.
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 10
- Số lần bật tắt càng nhiều thì tuổi thọ càng giảm.

- Mạch điện của bóng đèn huỳnh quang tiêu thụ công suất vô công nên Cos
thấp (0,4-0,5 ) => cần có thiết bị bù.
- Gây ảo giác, ảnh hưởng tới an toàn lao động và chất lượng sản phẩm trong công
nghiệp.
d. Ứng dụng:
Chiếu sáng trong trường học ,phòng làm việc chiếu sáng sinh hoạt trong
khu dân cư.
I.2.2.3 Bóng đèn compact:
a. Cấu tạo:
Giống với cấu tạo của bóng đèn huỳnh quang nhưng hình chữ U hoặc hình xoắn,
có đui cài hoặc đui xoáy như ở bóng đèn sợi đốt.
b. Ưu điểm:
- Tiết kiệm điện năng (tiết kiệm hơn 80% điện năng so với bóng đèn sợi đốt).
- Hiệu suất phát sáng cao 44-50 lumen/W, hiệu suất sử dụng năng lượng gấp 4-5
lần đèn nung dây.
- Tuổi thọ cao trong điều kiện làm việc hợp lí: điện áp ổn đih, nhiệt đô môi
trường 25
0
C, chế độ bảo trì tốt thì có thể đạt 8.000 – 10.000h. tức là gấp 8-10 lần tuổi
thọ đèn dây tóc và 2 lần tuổi thọ đèn huỳnh quang.
- Kích thước nhỏ. Đặc điểm này không những có ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm
mỹ mà còn góp phần tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng.
- Phát ra ánh sáng ấm (có nhiều thành phần đỏ và vàng), phù hợp với sinh lí
người, tác động tích cực đến năng suất lao động.
c. Nhược điểm:
- Chỉ thích hợp cho chiếu sáng ở những không gian nhỏ, hẹp như ở cầu thang,
nhà vệ sinh…
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 11
- Nếu sử dụng bóng ở những nơi mà điện áp không ổn định thì bóng sẽ không
phát sáng và mau hư hơn so với bóng đèn sợi đốt: Điện áp giảm 10% thì quang thông

và hiệu suất phát sáng chỉ còn 70%.
- Chi phí rất cao so với bóng đèn dây tóc cũng như huỳnh quang.
d. Ứng dụng:
Sử dụng rộng rãi trong hộ sinh hoạt, những phòng có diện tích nhỏ như nhà
tắm, nhà kho, chân cầu thang và nơi có điện áp ổn định…
I.2.2.4 Đèn halogen:
a. Cấu tạo:
- Gồm sợi đốt tungsten đặt trong môi trường khí trơ có bổ sung hợp chất iodua
hay bromua, vỏ đèn bằng thủy tinh chịu nhiệt được nạp khí halogen bên trong.
b. Ưu điểm:
- Do sử dụng chất halogen nên cường độ và hiệu suất phát sáng của bóng đèn cao
có thể đạt trung bình 60 - 80lm/w.
- Chất lượng màu cao đặc biệt là loại halogen rọi tranh cho chỉ số hoàn màu rất
cao (thường Ra>85) cho ánh sáng trung thực gần giống với ánh sáng mặt trời.
- Không gây chói lóa và giúp bảo vệ mắt.
c. Nhược điểm:
- Nhiệt lượng tỏa ra cao, tiêu tốn điện năng hơn so với các loại bóng huỳnh
quang hay bóng compact.
- Tuổi thọ không cao chỉ khoảng 3000 – 4000h.
d. Ứng dụng:
Sử dụng trong các phòng triển lãm, nhà thi đấu, khách sạn, cửa hàng, phòng đọc
sách hay thư viện…
I.2.2.5 Đèn LEG:
a. Cấu tạo:
- LED được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại p ghép với một khối bán dẫn loại n.
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 12
b.Ưu điểm:
- Hiệu suất phát sáng tăng lên 100 lần
- Tiết kiệm điện
- Nhỏ, gọn

- Tuổi thọ lớn 80.000 – 100.000h, gấp khoảng 50 lần so với bóng đèn 60W.
- Có thể phát ra nhiều ánh sáng màu khác nhau
- Không nung nóng môi trường xung quanh do tiêu hao nhiệt ít
- Không gây chói, mỏi mắt, không phát tia cực tím
- Được sử dụng rộng rãi.
c. Nhược điểm:
- Giá thành cao.
- Đèn led không sử dụng nguồn điện xoay chiều 220V thông thường mà chỉ sử
dụng dòng điện một chiều với hiệu điện thế nhỏ nên thường phải có bộ lọc và
bộ điều khiển đi kèm
d. Ứng dụng:
Được sử dụng trong các bảng quảng cáo, hệ thống đèn giao thông, biển chỉ
dẫn, hay sử dụng trong chiếu sáng nội thất, phòng khách, thay thế các bóng đèn
huỳnh quang…
I.2.2.6 Đèn cao áp thủy ngân:
a. Cấu tạo:
Bao gồm: Bóng thủy tinh, ống phóng điện, đuôi đèn
b. Ưu điểm:
- Tuổi thọ cao (khoảng 20.000h).
- Giá thành rẻ.
- Công suất lớn.
- Có thể hiệu chỉnh được màu ánh sáng phát ra.
- Hiệu suất phát sáng cao có thể đạt 35- 55 lumen /W.
c. Nhược điểm:
- Chỉ bật sáng trở lại sau khi nguội hoàn toàn
- Chỉ đặt thẳng đứng đèn, nếu đặt nghiêng đèn dễ bị hỏng.
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 13
- Giá thành cao.
- Chỉ số truyền đạt màu kém, cho ánh sáng xanh nhợt nhạt.
- Khó điều chỉnh được độ sáng.

d. Ứng dụng:
Được sử dụng rộng rãi cho chiếu sáng công cộng, quang cảnh và đường phố.
I.2.2.7 Đèn hơi natri cao áp:
a. Cấu tạo:
Giá đỡ giữ đèn ống; Dây dẫn điện vào; Vỏ thủy tinh bền; Ống phóng điện
oxit nhôm để có hiệu suất cao; Giá đỡ đưa dòng.
b. Ưu điểm:
- Tuổi thọ của đèn cao 10000h.
- Hiệu suất phát quang cao đạt tới 190 lm/W
c. Nhược điểm:
- Chất lượng kém nhất trong tất cả các loại đèn.
- Chỉ số thể hiện màu xấu
- Khởi động – 10 phút, làm nóng trở lại – lên đến 3 phút
d. Ứng dụng:
Tương tự như đèn thủy ngân cao áp.
I.2.2.8. Đèn hơi natri hạ áp:
a. Cấu tạo:
Gồm một ống chứa Natri với áp suất thấp trong môi trường khí neon. Khi đèn
được mồi sau vài phút, natri sẽ bốc hơi phát ra ánh sáng màu da cam.
b. Ưu điểm:
- Hiệu suất cao.
- Tuổi thọ cao: khoảng 16000h
- Quang thông không giảm theo thời gian sử dụng bóng.
- Hiệu suất cao cho việc sử dụng ở khu vực rộng lớn.
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 14
- Ánh sáng màu vàng da cam nê được dùng nhiều ở nước xứ lạnh, nhiều sương
mù để chiếu sáng đường phố.
c. Nhược điểm:
- Là nguồn ánh sáng đơn sắc, tất cả các màu mà LPS thể hiện là đen, trắng, hoặc
bóng của màu xám.

- Độ hoàn màu kém.
- Natri là một chất độc hại có thể bốc cháy
d. Ứng dụng:
Thường chiếu sáng trong kho, bãi, hay đường phố…

Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 15
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 16
CHƯƠNG II: KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
TRONG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG.
II.1 CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN:
II.1.1. Xác định mục tiêu:
Đây là bước mà nhóm thực hiện kiểm toán cần đi khảo sát thực tế và thu thập
các thông tin từ đơn vị cần thực hiện kiểm toán.Trong bước này cần đạt được các mục
tiêu:
- Tìm hiểu các thông tin cần kiểm toán như: thông tin về doanh nghiệp, tiêu thụ
năng lượng của đơn vị về hệ thống chiếu sáng ở hiện tại và quá khứ.
- Phân loại các khu vực chiếu sáng như: phòng làm việc, kho chứ đồ, nhà kho…
( đối với nhà xưởng); hay các khu phòng học, hành lang, kí túc xá( với trường học)
- Thu thập các số liệu về khu vực khảo sát: chiều cao, chiều rộng, chiều dài các
phòng…, màu sắc và điều kiện bề mặt.
- Đặc điểm các thiết bị chiếu sáng
- Đánh giá sơ bộ các khu vực sử dụng năng lượng không hiệu quả để có các biện
pháp đơn giản và thực hiện đo đạc đánh giá trong các bước sau.
II.1.2 Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị:
Chuẩn bị các bảng câu hỏi hoặc biểu mẫu cho chiếu sáng để thu thập các
thông tin cần thiết:
- Thông tin về đơn vị cần kiểm tra
- Các khu vực sử dụng chiếu sáng.
- Các thiết bị chiếu sáng.

- Hiện trạng và tình hình sử dụng chiếu sáng của đơn vị kiểm toán.
Với từng nội dung ta sẽ có các bảng thu thập thông tin khác nhau, ví dụ:
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 17
• Thông tin về phòng:

• Về thực trạng quản lý năng lượng của đơn vị, ta dùng : “Biểu mẫu 1: Bảng thu
thập số liệu về thực trạng quản lý năng lượng của đơn vị”( đính kèm file
excel). Bảng này dành cho các quản lý cấp cao hoặc các cán bộ ở các phòng
ban của đơn vị.
• Về các thiết bị chiếu sáng, sẽ sử dụng: “ Biểu mẫu 2: Phiếu kiểm toán năng
lượng sơ bộ cho hệ thống chiếu sáng”.( đính kèm file excel).
Bước 2: Thực hiện:
Đi khảo sát thoáng qua đơn vị thực hiện cần thực hiện kiểm toán năng lượng để
có cái nhìn tổng quan về các thiết bị chiếu sáng và khu vực chiếu sáng: Quan sát bằng
mắt xem các thiết bị chiếu sáng nào hỏng không để có giải pháp thay thế,các khu vực
sử dụng loại đèn không đúng để có giải pháp thay thế, cảm nhận bằng mắt để xem
cường độ ánh sáng ở khu vực đó như thế nào để tiến hành đo đạc đưa ra các giải pháp
tốt nhất.
Bước 3: Tổng hợp:
- Đánh giá sơ bộ các khu vực sử dụng năng lượng không hiệu quả để có các biện
pháp đơn giản và thực hiện đo đạc đánh giá trong các bước sau.
- Tổng hợp các thông tin đã thu thập được về đơn vị chiếu sáng qua các thông số
về thiết bị, khu vực, tình hình quản lý năng lượng của đơn vị.
- Nhận định các khu vực sử dụng thiết bị chiếu sáng không hiệu quả.
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 18
- Đưa ra các giải pháp đơn giản tiết kiệm năng lượng như bảo dưỡng hệ thống
chiếu sáng,các giải pháp liên quan đến mức độ quan tâm đến tiết kiệm năng lượng của
công ty.
- Đưa ra các giải pháp cần được nghiên cứu để thực hiện đo đạc trong bước sau
như cần phải đo đạc để xem có cần giảm số bóng đèn không, đo điện áp dây để có giải

pháp sử dụng các máy biến thế làm giảm điện áp dây
II.2. Tiến hành đo đạc và đánh giá mức độ chiếu sáng, chất lượng ánh sáng.
II.2.1. Mục tiêu:
- Chuẩn bị chi tiết các thiết bị dùng để đo đạc.
- Thực hiện đo đạc chính xác các thông số cần đo.
- Đánh giá được hệ thống chiếu sáng hiệu quả hay không.
II.2.2. Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị:
Từ các thông tin đã thu thập được từ bước khảo sát, xác định được các cơ hội
tiết kiệm cần được đánh giá chi tiết hơn. Và từ đó chuẩn bị các nguồn lực, thiết bị cần
thiết để tiến hành đo đạc đánh giá:
Các thiết bị sử dụng trong kiểm toán năng lượng cho hệ thống chiếu sáng :
- Thiết bị đo điện: Là thiết bị dùng để đo điện áp, công suất, dòng điện …
- Lux kế: Là thiết bi dùng để đo độ rọi.
Bước 2: Thực hiện:
- Đo độ phút nến bằng cách sử dụng máy đo ánh sáng.
- Phác thảo nguồn sáng và bố trí nguồn sáng trong căn phòng hoặc trên khu vực.
- Kiểm tra về độ chói và độ tương phản.
- Nói với người sử dụng về mức độ chiếu sáng, điều khiển hệ thống chiếu sáng
và chất lượng ánh sáng.
- So sánh độ sáng đo được với độ sáng theo các tiêu chuẩn cho các nhiệm vụ vừa
thực hiện.
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 19
Dưới đây là một số tiêu chuẩn về độ rọi:

(Nguồn: Tiêu chuẩn chiếu sáng TCVN – 714 – 2002)
II.3. Ước tính lượng điện năng tiêu thụ:
- Tính toán tổng công suất
Tổng công suất =
- Tính toán mật độ công suất

W/foot vuông =
1 foot = 0,3048m
- So sánh mật độ công suất thực tế với chuẩn
- Ước lượng chi phí điện năng hàng năm dùng cho chiếu sáng
CP= Tổng CS thời gian vận hành 1 năm Giá tiền của 1 kWh.
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 20
Văn phòng Độ rọi (lux)
Các phòng chung, đánh máy, vi tính 300 – 500 – 750
Phòng kế hoạch chuyên sâu 500 – 750 – 1000
Phòng họp 300 – 500 – 1000
Xưởng may 300- 500 – 750
Phân xưởng in 300- 500 – 750
Trong bước này ta cần có có 1 biểu mẫu để rà soát lại tất cả các số liệu, thông
tin thu thập được từ bước trước, ghi các số liệu sau khi đo đac, tính toán để dễ dàng
đánh giá và đưa ra giải pháp tiết kiệm năng lượng. Do đó ta sử dụng : “ Biểu mẫu 3:
Phiếu kiểm toán năng lượng chi tiết cho hệ thống chiếu sáng”.( đính kèm file excel).
II.4. Nhận định nguyên nhân gây lãng phí điện năng:
- Chưa biết cách tận dụng ánh sáng tự nhiên.
- Bố trí các thiết bị chiếu sáng chưa phù hợp, có chỗ sáng thừa, có chỗ thiếu.
- Lựa chọn loại bóng và kết cấu đèn chưa hợp lý.
- Sơn tường và màu gạch tối
II.5. Đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho chiếu sáng:
II.5.1. Các giải pháp:
- Tận dụng ánh sáng tự nhiên: có thể mở thêm của sổ, sử dụng mái răng cưa, ống
lấy ánh sáng hoặc các loại kính thông minh.
- Chiếu sáng theo công việc: Ta sẽ cung cấp ánh sáng theo tính chất công việc,
bố trí ánh sáng tập trung ở nơi thực hiện công việc, còn chiếu sáng chung cho
phân xưởng hay văn phòng, hành lang sẽ ít hơn, căn cứa theo các Tiêu chuẩn
được ban hành.
- Lựa chọn loại đèn và kết cấu đèn phù hợp:

o Từ việc xác định được đặc điểm,ưu nhược điểm của các loại đèn để có
các giải pháp thay thế các loại đèn có hiệu suất thấp băng loại bóng đèn
có hiệu suất cao phù hợp từng khu vực.
o Chọn kết cấu đèn phù hợp:
Ví dụ : Chóa đèn phải sáng hơn bóng mới là đúng, chọn chóa phù hợp sẽ
nâng hiệu suất phát sáng của bóng lên ít nhất là 15%.
Thay chấn lưa điện tử cho sắt từ để tiết kiệm.( khi thay 1 chấn
lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử đèn 40W, ta tiết kiệm được mỗi giờ
4Wh và cho lưới điện 12,9Wh do không phải chuyên chở điện phản
kháng.
- Chọn hệ thống phản xạ hợp lý: màu tường, trần nhà màu sáng sẽ có mức độ
phản xạ ánh sáng tốt hơn, do đó có thể cần ít bóng hơn.
- Sử dụng các thiết bị thông minh:
o Cảm biến hồng ngoại: Những khu vực không cần thiết bật sáng liên tục
sẽ dùng. Cảm biến này nhận biết được con người, khi có người, đèn tự
động sáng, khi không có người đèn sẽ tắt đi, khoảng sau 3 phút, thời gian
này có thể điều chỉnh được.
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 21
o Cảm biến ánh sáng: tự động đo độ rọi, nếu độ rọi lớn hơn độ rọi định
mức( cài đặt theo các Tiêu chuẩn chiếu sáng) thì đèn tắt bớt, cũng như
khi ánh sáng nhỏ hơn định mức thì đèn tự động bật sáng.
- Lập chế độ bảo dưỡng định kỳ.
o Lau sạch bụi ở giá đèn, đèn và thấu kính từ 6 đến 24 tháng một lần.
o Thay thấu kính nếu chúng chuyển màu vàng.
o Lau sạch hoặc sơn lại phòng nhỏ mỗi năm một lần và phòng lớn 2 đến 3
năm một lần.
o Lau sạch bụi ở bề mặt đèn vì bụi làm giảm lượng sáng chúng phản xạ.
o Nên chú ý tập hợp treo đèn lại.
II.5.2: Tính toán hiệu quả:
- Tính toán khả thi về kinh tế của các giải pháp đưa ra: : Yêu cầu đầu tư,mức độ

tiết kiệm được, thời gian hoàn vốn của các giải pháp đưa ra.
- Tổng hợp và phân loại các giải pháp đưa ra: Giải pháp có chi phí thấp,giải pháp
có chi phí trung bình,giải pháp có chi phí cao. Ưu tiên thực hiện các giải pháp
có chi phí thấp, và trung bình có lợi ích lớn thời gian thu hồi vốn ngắn.
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 22
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 23
KẾT LUẬN
Ngày nay, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội thì nhu cầu về các tiện nghi
trong cuộc sống như: ăn, ở, du lịch,… ngày một nâng cao. Đòi hỏi sự phát triển các
ngành kinh tế, khoa học – kỹ thuật, thương mại, dịch vụ. Chính sự phát triển này làm
gia tăng nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung đặc biệt là năng lượng chiếu sáng.
Với việc sử dụng các bóng đèn loại cũ, hiệu suất thấp, cách bố trí, lắp đặt không hợp
lý làm việc tiêu thụ năng lượng kém hiệu quả gây lãng phí lớn.
Vì vậy, tiến hành kiểm toán năng lượng để xem xét hiện trạng sử dụng, tính
toán lượng điện và đề ra các giải pháp tiết kiệm để nâng cao hiệu suất sử dụng năng
lượng là hết sức cần thiết. Bản báo cáo trên đây em đã xây dựng quy trình và các biểu
mẫu sử dụng trong kiểm toán cho hệ thống chiếu sáng. Trong quá trình hoàn thiện
báo cáo không tránh khỏi những sai sót rất mong nhận được các đóng góp từ thầy
giáo và các bạn để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đỗ Thị Liễu
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 24
PHỤ LỤC
Biểu mẫu 1: Bảng thu thập số liệu về thực trạng quản lý năng lượng của đơn vị
1. Chính sách năng lượng
TT Câu hỏi
1
Có chính sách năng lượng hay không?
Có  Không 

2
Nếu có thì được ban hành bằng hình thức nào?
Văn bản  Thông báo  Khác………….
3
Nếu có thì được đưa ra bởi:
Cán bộ quản lý cấp cao  Cán bộ quản lý năng lượng 
4
Có các tài liệu hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả không?
Có  Không 
2. Cơ cấu tổ chức
TT Câu hỏi
1
Có cán bộ quản lý năng lượng hay không?
Không có  Có nhưng kiêm nhiệm  Có CB chuyên trách 
2
Có ban quản lý năng lượng hay không?
Không có  Có nhưng không thường trực  Có thường trực 
3
Công tác quản lý năng lượng có được đưa vào tất cả các cấp quản lý của công
ty hay không?
Có  Không 
4
Liên lạc giữa cán bộ quả lý năng lượng với người sử dụng:
Liên lạc chính thức  Liên lạc không chính thức  Không liên lạc 
Đỗ Thị Liễu- D6 QLNL Page 25

×