MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………...3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………………3
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG………………………………………….3
1. Tài sản chung hợp nhất hợp nhất của vợ chồng……………………….3
1.1. Thế nào là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng………………….3
1.2. Nguồn gốc hình thành khối tài sản chung hợp nhất
của vợ chồng…………………………………………………………….3
2. Khái quát quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài
sản chung hợp nhất……………………………………………………...4
II. PHÂN TÍCH QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA VỢ CHỒNG
ĐỐI VỚI TÀI SẢN CHUNG HỢP NHẤT……………………………...5
1. Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản chung………………………………………..5
1.1. Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của vợ,
chồng đối với tài sản chung hợp nhất…………………………………..5
1.2. Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc xác lập, thực hiện
và chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung
có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình………………..6
1.3. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc thực nghĩa vụ
chung của vợ chồng…………………………………………………….8
2. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung
hợp nhất………………………………………………………………..9
2.1. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung
trong thời kì hôn nhân………………………………………………….9
1
2.2. Quyền bình đẳng của vợ, chồng trong việc chia tài sản
chung khi chấm dứt hôn nhân…………………………………………..10
2.2.1…………………………………………………………………….10
2.2.2…………………………………………………………………….11
C. KẾT LUẬN…………………………………………………………..12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………..13
2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với
nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Trên cơ sở
quy định về quyền bình đẳng nam nữ, Luật hôn nhân và gia đình đã khẳng định
quyền bình đẳng vợ, chồng trong gia đình. Quyền bình đẳng đó thể hiện trong
việc vợ chồng cùng nhau bàn bạc, quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân
và tài sản của bản thân vợ chồng và của mỗi thành viên trong gia đình. Bài viết
dưới đây sẽ phân tích và làm sáng tỏ một nôi dung đặc biệt quan trọng của quyền
bình đẳng ấy “Phân tích quyền bình đẳng của vợ, chồng đối với tài sản chung
hợp nhất”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1. Tài sản chung hợp nhất hợp nhất của vợ chồng.
1.1. Thế nào là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng.
Theo quy đinh tại Điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 27 Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000, tài sản chung hợp nhất có thể phân chia. Sở hữu
chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở
hữu không được xác định đối với tài sản chung. Do đó, trên thực tế khó xác định
được phần tài sản nào là của vợ, phần tài sản nào là của chồng trong khối tài sản
chung hợp nhất, chỉ khi nào có sự phân chia tài sản chung thì mới xác định phần
tài sản của từng người trong khối tài sản chung đó.
1.2. Nguồn gốc hình thành khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng.
Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định về tài sản chung của
vợ chồng. Theo đó, tài sản chung của vợ, chồng bao gồm những tài sản sau:
3
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong thời kì hôn nhân.
- Thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân có thể là: tiền
lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số mà vợ, chồng có được hoặc tài
sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định từ Điều 239 đến
Điều 244 Bộ luật Dân sự năm 2005.
- Các tài sản mà vợ, chồng mua sắm được bằng thu nhập nói trên.
- Tài sản mà vợ, chồng được tặng, cho chung hoặc thừa kế chung.
- Tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn hoặc những tài sản mà vợ hoặc
chồng được thừa kế riêng hay được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân nhưng
vợ chồng đã thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung theo pháp luật quy định là
tài sản chung.
Đối với các thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và các thu
nhập hợp pháp khác bao gồm cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ,
chồng phát sinh sau khi chia tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng,
chúng chỉ được xác định là tài sản chung nếu được xác định có sự thỏa thuận của
vợ chồng.
Như vậy, tài sản chung hợp nhất của vợ, chồng do vợ, chồng tạo ra bằng công
sức của mỗi người từ khi họ kết hôn cho tới khi hôn nhân chấm dứt và những tài
sản khác do vợ chồng thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định đã được nói ở trên.
Cơ sở pháp lý để xác định những tài sản phải đăng kí quyền sở hữu là tài sản
chung của vợ chồng chính là giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có ghi tên
của cả vợ và chồng.
2. Khái quát quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất.
Bình đẳng là một trong những nguyên tắc chung, xuyên xuốt được quy định
trong Luật hôn nhân gia đình Việt Nam thể hiện trong việc vợ chồng có quyền
cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận, quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân và
4
tài sản của bản thân vợ chồng. Cơ sở pháp lý để xác định những tài sản phải
đăng kí quyền sở hữu là tài sản chung của vợ chồng chính là giấy chứng nhận
quyền sở hữu tài sản có ghi tên của cả vợ và chồng. Điều đó đã khẳng định
quyền bình đẳng của vợ và chồng đối với khối tài sản chung. Sự bình đẳng được
quy định trong Luật hôn nhân và gia đình 2000, thể hiện ở hai nội dung sau:
- Vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, đinh đoạt đối
với tài sản chung hợp nhất (Điều 28).
- Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chia tài sản chung (Điều 29, 31, 95).
II. PHÂN TÍCH QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA VỢ CHỒNG ĐỐI VỚI TÀI
SẢN CHUNG HỢP NHẤT
1. Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản chung (Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình).
Quyền bình đẳng thể hiện trong những nội dung cụ thể sau:
1.1. Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản chung
hợp nhất: “Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung” (Khoản 1).
Với tư cách là đồng chủ sở hữu, vợ chồng bình đẳng với nhau khi thực hiện
quyền sở hữu với tài sản chung. Vấn đề bình đẳng trong quyền sở hữu đối với tài
sản chung được thể hiện cụ thể ở ba quyền năng: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 219 Bộ luật Dân sự. Trong gia
đình, vợ và chồng đều có quyền nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu chung,
đều có quyền khai thác công dụng, hưởng lợi ích từ tài sản cũng như quyền định
đoạt số phận của tài sản đó. Vợ, chồng phải có sự bàn bạc, thỏa thuận sử dụng tài
sản chung nhằm đảm bảo đời sống chung gia đình, sao cho việc sử dụng, định
đoạt tài sản chung đem lại lợi ích nhiều nhất cho cuộc sống chung vợ chông,
đảm bảo nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục các con, cũng như quyền lợi của các
thành viên khác trong gia đình.
5