TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
PHÙNG THỊ HỒNG GẤM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2014
1
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÁC MÔ HÌNH
NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÀ
TÔM SÚ THÂM CANH TỈNH NINH THUẬN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
PHÙNG THỊ HỒNG GẤM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. VÕ NAM SƠN
PGs. Ts. ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG
2014
LỜI CẢM TẠ
2
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÁC MÔ HÌNH
NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÀ
TÔM SÚ THÂM CANH TỈNH NINH THUẬN
Xin chân thành cảm ơn !
Trước hết, tôi xin gửi lời tri ân đến PGs.Ts Lê Xuân Sinh đã giúp tôi hoàn
thành đề cương và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Võ Nam Sơn và
PGs.Ts Đỗ Thị Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện
luận văn.
Quý Thầy, Cô Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những
kinh nghiệm quý báu trong những năm tôi học tại trường.
Dự án SEAT đã tài trợ kinh phí để tôi hoàn thành đề tài.
Ban lãnh đạo Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận, các hộ nuôi tôm huyện Ninh
Phước, Thuận Nam và Ninh Hải đã cung cấp thông tin và giúp đỡ cho tôi
trong quá trình phỏng vấn và thu thập số liệu.
Gia đình và bạn bè đã giúp đỡ trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
PHÙNG THỊ HỒNG GẤM
3
TÓM TẮT
Nghiên cứu phân tích hiệu quả sản xuất của các mô hình nuôi tôm thẻ
chân trắng và tôm sú tỉnh Ninh Thuận được thực hiện từ tháng 3 năm 2013
đến tháng 3 năm 2014 nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất của các mô
hình nuôi tôm thẻ chân trắng bổ sung carbon hữu cơ, thẻ chân trắng truyền
thống ̣
̣
và tôm sú truyền thống.
Nội dung nghiên cứu bao gồm: (i) Đánh giá hiện trạng nuôi thâm canh
tôm thẻ chân trắng và tôm sú ở tỉnh Ninh thuận; (ii) Phân tích và đánh giá
được các yếu tố tài chính, kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận
trong nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh và (iii) Phân tích những
thuận lợi và khó khăn nhằm đề xuất giải pháp nâng cao năng suất, giảm rủi ro
và đề xuất hướng phát triển nghề nuôi tôm thâm canh tại Ninh Thuận theo
hướng bền vững và thân thiện với môi trường. Một trăm mười bốn hộ nuôi
tôm TCT và tôm sú được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn hiệu quả sản xuất của
các mô hình nuôi trong năm 2013.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với mô hình nuôi tôm TCT - C có mật
độ thả 152 con/m
2
cao hơn mô hình nuôi TCT - TT là 87 con/m
2
và sú - TT là
23 con/m
2
. Năng suất trung bình nuôi TCT - C là 15,97 tấn/ha/vụ cao hơn và
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với mô hình nuôi TCT - TT là 9,14 tấn/ha/vụ
và sú - TT là 4,22 tấn/ha/vụ. Tổng chi phí đầu tư mô hình nuôi tôm bổ sung
carbon cao hơn mô hình nuôi tôm TCT - TT và sú - TT lần lượt là 1,7 và 3,1
lần. Lợi nhuận từ mô hình nuôi tôm bổ sung carbon cao 689
tr.đ/ha/vụ, MH
nuôi tôm TCT - TT là 225
tr.đ/ha/vụ và nuôi tôm sú - TT 112
tr.đ/ha/vụ. Tỷ lệ
LN/TC mô hình nuôi tôm bổ sung carbon cao 0,57 và khác biệt có ý nghĩa so
với MH nuôi tôm TCT - TT 0,32 và nuôi tôm sú - TT 0,27. Tỷ lệ rủi ro MH
nuôi tôm TCT - C là 22% thấp hơn MH nuôi tôm TCT - TT 53% và sú - TT
64%. Hộ nuôi có sử dụng ao lắng, sục khí đáy ao và kiểm tra PCR giống trước
khi thả thì tỷ lệ rủi ro thấp hơn nhóm không sử dụng.
Khó khăn chung các MH nuôi tôm là: Bệnh tôm khó/không điều trị được và
tần suất xuất hiện bệnh ngày càng cao; thiếu vốn sản xuất; chất lượng con
giống kém; CP đầu vào luôn tăng; nguồn nước ngày càng ô nhiễm.
Từ khóa: tôm thẻ chân trắng, tôm sú, mô hình nuôi, chi phí – lợi nhuận
4
ABSTRACT
The study was carried out from April 2013 to April 2014 to figure out
the production efficiencies and cost-benefit characteristics of intensive culture
of added organic carbon and traditional systems of white leg shrimp and
traditional culture system of tiger shrimp in Ninh Thuan province.
The specific objectives are (i) to determine current status of intensive
systems of white leg shrimp and tiger shrimp; (ii) to investigate the technical
and cost-benefit analysis of intensive white leg shrimp and tiger shrimp
systems; (iii) to investigate the advantages and disadvantages of these culture
systems to propose solutions to improve the sustainability of intensive shrimp
farming systems in Ninh Thuan province. One hundred and fourteen shrimp
farmers were randomly selected to interview using the questionnaires.
The result showed that the added organic carbon system of white leg
shrimp had density about 152 shrimp/m
2
, the traditional system of white leg
shrimp: 87 shrimp/m
2
and tiger shrimp: 23 shrimp/m
2
. The white leg shrimp
had an average yield of 15.97 ton/ha/crop, higher than that of the traditional
system of white leg shrimp (9.14 ton/ha/crop) and traditional tiger shrimp
system (4.22 ton/ha/crop). The total cost of added organic carbon system of
white leg shrimp was greater than 1.7 times the traditional system of white leg
shrimp and 3.1 the traditional system of tiger shrimp. The average net income
of added organic carbon system of white leg shrimp was 689 VND/ha/crop,
meanwhile the traditional system of white leg shrimp was 225 VND/ha/crop
and the traditional system of tiger shrimp was 112 VND/ha/crop. The ratio of
net income per the total production of added organic carbon, the traditional
white leg shrimp and traditional of tiger shrimp systems was 0.57, 0.32 and
0.27, respectively. The percentages of net–loss farmers added organic carbon
system white leg shrimp was 22% lower than that of the traditional of white
leg shrimp system (53%) and the traditional tiger system (64%).
The use sedimentary pond, aeration system, test pathogen free (PCR)
for PL resulted in reducing the percentage of net–loss farmers. Difficulties of
the shrimp culture systems are rising of production costs, poor seed quality,
shrimp disease (Early Mortality Syndrome), and poor water quality.
Keywords: white leg shrimp, tiger shrinp, farming system, cost-
benefit analysis.
5
CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi trong khuôn khổ dự án “Nuôi trồng Thủy sản bền vững theo tiêu chuẩn
thương mại” (SEAT: Sustaining Ethical Aquaculture Trade, EU) và các kết
quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ chuyên đề cùng cấp nào
khác. Dự án có quyền sử dụng kết quả của luận văn này để phục vụ dự án.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
PHÙNG THỊ HỒNG GẤM
6
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CAM KẾT KẾT QUẢ
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG viii
DANH SÁCH HÌNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Nội dung nghiên cứu
1.4 Thời gian thực hiện đề tài
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm sú và thẻ chân trắng
3
2.1.1 Phân bố
3
2.1.2 Khả năng thích nghi với môi trường
3
2.1.3 Tính bắt mồi và nhu cầu dinh dưỡng
3
2.1.4 Sinh sản
4
2.2 Tình hình nuôi tôm nước lợ Việt Nam
4
2.3 Điều kiện tự nhiên vùng nuôi tôm Ninh Thuận
6
7
2.4 Hiện trạng sản xuất giống
6
2.5 Hiện trạng nuôi tôm nước lợ ở tỉnh Ninh Thuận
7
2.6 Mô hình nuôi tôm ở Ninh Thuận
9
2.6.1 Nuôi tôm theo mô hình truyền thống
9
2.6.2 Nuôi tôm theo mô hình có bổ sung nguồn Carbon hữu cơ
10
2.7 Vấn đề sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm
13
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
15
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
15
3.2 Phương pháp thu thập số liệu
16
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
16
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
16
3.3 Các biến chủ yếu trong nghiên cứu
16
3.4 Phương pháp phân tích số liệu
17
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
18
4.1 Hiện trạng nuôi tôm biển Ninh Thuận
18
4.1.1 Hiện trạng nuôi tôm sú
18
4.1.2 Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng
19
8
4.1.3 Ứng dụng công nghệ biofloc (bổ sung carbon hữu cơ) vào ao nuôi tôm
20
4.2 Mô hình nuôi tôm tỉnh Ninh Thuận
21
4.2.1 Thông tin chung các mô hình nuôi tôm
22
4.2.2 Đặc điểm ao nuôi tôm
25
4.2.3 Cải tạo ao
27
4.2.4 Mùa vụ thả nuôi
28
4.2.5 Chất lượng con giống
28
4.2.6 Thức ăn và cách cho ăn
29
4.2.7 Quản lý chất lượng nước ao nuôi
29
4.3 So sánh thông tin kỹ thuật và hiệu quả sản xuất 3 mô hình nuôi tôm
31
4.3.1 Các yếu tố kỹ thuật
31
4.3.2 Các yếu tố tài chính
38
4.3.3 Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến kỹ thuật và hiệu quả sản xuất 3 mô
hình nuôi
41
4.3.4 Phân tích tỷ lệ rủi ro 3 mô hình nuôi tôm
45
4.4 Tình hình sử dụng thuốc trong ao nuôi tôm
49
4.4.1 Thuốc và hóa chất diệt khuẩn trong khâu chuẩn bị ao nuôi
49
9
4.4.2 Nhóm khoáng thiên nhiên
50
4.4.3 Nhóm hóa chất, thuốc phòng trừ dịch bệnh
50
4.4.4 Các loại hỗn hợp dinh dưỡng bổ sung vào thức ăn
54
4.5.5 Nhóm chế phẩm sinh học (CPSH)
52
4.5 Những thuận lợi khó khăn các mô hình nuôi tôm ở tỉnh Ninh Thuận
54
4.5.1 Mô hình nuôi tôm truyền thống
53
4.5.2 Ứng dụng mô hình nuôi tôm theo công nghệ biofloc
55
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
56
5.1 Kết luận
56
5.2 Đề xuất
56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
58
PHỤ LỤC A: CHI PHÍ BIẾN ĐỔI CÁC HỘ LỖ 3 MÔ HÌNH NUÔI TÔM
66
PHỤ LỤC B: PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
67
10
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Số lượng và phân bố mẫu khảo sát
16
Bảng 3.2: Các biến phức và biến đơn thể hiện trong biểu mẫu phỏng vấn
16
Bảng 4.1 Cơ cấu về độ tuổi các hộ nuôi
22
Bảng 4.2: Trình độ học vấn các hộ nuôi
24
Bảng 4.3: Nguồn cung cấp thông tin cho các hộ nuôi
26
Bảng 4.4: Tỷ lệ các hộ nuôi có sử dụng và không sử dụng ao lắng
26
Bảng 4.5: Đặc điểm ao nuôi tôm của 3 mô hình
27
Bảng 4.6: Phương pháp kiểm tra chất lượng tôm giống của các hộ nuôi
30
Bảng 4.7: Lượng rỉ đường + bột gạo bổ sung vào trong thức ăn của tôm
32
Bảng 4.8: Thông tin về kỹ thuật 3 mô hình nuôi
34
Bảng 4.9: Tương quan mật độ, tỷ lệ sống và năng suất nuôi tôm TCT - C
37
Bảng 4.10: Lượng carbon hữu cơ bổ sung vào ao ảnh hưởng tới tỷ lệ sống và
năng suất tôm nuôi
38
Bảng 4.11: Mối tương quan giữa mật độ, tỷ lệ sống và năng suất TCT - TT
38
Bảng 4.12: Mối tương quan giữa mật độ, tỷ lệ sống và năng suất tôm sú - TT
39
11
Bảng 4.13: Chi phí và hiệu quả sản xuất các mô hình nuôi tôm
40
Bảng 4.14: Tỷ lệ phần trăm chi phí cố định, chi phí biến đổi 3 mô hình nuôi
41
Bảng 4.15: Phân nhóm mật độ ảnh hưởng đến kỹ thuật và hiệu quả sản xuất
các mô hình nuôi tôm
42
Bảng 4.16: Phân nhóm diện tích ao nuôi ảnh hưởng đến kỹ thuật và hiệu quả
sản xuất các mô hình nuôi tôm
43
Bảng 4.17: Phân nhóm sục khí đáy ảnh hưởng đến kỹ thuật và hiệu quả sản
xuất các mô hình nuôi tôm
44
Bảng 4.18: Phân nhóm ao lắng ảnh hưởng đến kỹ thuật và hiệu quả sản xuất
các mô hình nuôi tôm
45
Bảng 4.19: Phân nhóm kiểm tra PCR giống ảnh hưởng đến kỹ thuật và hiệu quả
sản xuất các mô hình nuôi tôm
45
Bảng 4.20: Tỷ lệ phần trăm hộ lời và lỗ 3 mô hình nuôi tôm
46
Bảng 4.21: Chi phí các hộ nuôi tôm bị lỗ
47
Bảng 4.22: Thuốc, hóa chất diệt khuẩn trong khâu chuẩn bị ao nuôi
51
Bảng 4.23: Các nhóm khoáng được sử dụng trong nuôi tôm
51
Bảng 4.24: Các loại hỗn hợp dinh dưỡng bổ sung vào thức ăn
53
Bảng 4.25: Những thuận lợi mô hình nuôi tôm truyền thống
55
Bảng 4.26: Những khó khăn mô hình nuôi tôm truyền thống
55
12
Bảng 4.27: Những thuận lợi mô hình nuôi tôm bổ sung carbon hữu cơ
56
Bảng 4.28: Những khó khăn mô hình nuôi tôm bổ sung carbon hữu cơ
56
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Phan Rang-Tháp Chàm tỉnh Ninh
15
13
Hình 4.1: Sản lượng và diện tích nuôi tôm sú qua các năm
19
Hình 4.2: Sản lượng và diện tích nuôi tôm TCT qua các năm
20
Hình 4.3: Cơ cấu về kinh nghiệm các hộ nuôi
23
Hình 4.4: Trình độ kỹ thuật các hộ nuôi
25
Hình 4.5: Tần suất bổ sung carbon vào ao nuôi tôm TCT - C
31
Hình 4.6: Tương quan kích cỡ PL và tỷ lệ sống nuôi tôm sú - TT
33
Hình 4.7: Sơ đồ tỷ lệ rủi ro ảnh hưởng các yếu tố đầu vào mô hình nuôi TCT - C
48
Hình 4.8: Sơ đồ tỷ lệ rủi ro ảnh hưởng các yếu tố đầu vào mô hình nuôi TCT - TT
49
Hình 4.9: Sơ đồ tỷ lệ rủi ro ảnh hưởng các yếu tố đầu vào mô hình nuôi Sú - TT
50
Hình 4.10: Thuốc hóa chất phòng trị bệnh mô hình nuôi tôm TCT - C và TCT
- TT
52
Hình 4.11: Nhóm CPSH sử dụng trong nuôi tôm
54
14
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AHPNS
Acute hepatopancreatic necrosis syndrome
(bệnh hoại tử gan tụy)
Bio
Security shrimp culture (nuôi an toàn sinh học)
BMP
Best management practice (thực hành quản lý tốt)
BNN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CĐ Cao đẳng
CP Chi phí
ĐBSCL
Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐH Đại học
EMS
Earyly Mortality Syndrome (bệnh tôm chết sớm)
FAO Food and Agriculture Ỏganization
GAP
Good aquaculture practice (thực hành nuôi tốt)
LN Lợi nhuận
MBV Monodon Baculovirus (bệnh còi)
MH Mô hình
NTTS Nuôi trồng thủy sản
PL
Post (kích cỡ tôm)
TA Thức ăn
TB Trung bình
TC Trung cấp
TCT Thẻ chân trắng
15
TCT – C Thẻ chân trắng bổ sung carbon
TCT – TT Thẻ chân trắng truyền thống
TLKN Tài liệu khuyến ngư
TS Tôm sú
TSV Taura syndrome virus (hội chứng Taura)
TT Truyền thống
WSSV White spot syndrome virus (bệnh đốm trắng)
YHV Yello head virus (bệnh đầu vàng)
16
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Nuôi tôm ở Việt Nam phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng,
tạo việc làm tăng thu nhập cho hàng triệu người lao động, thu ngoại tệ đáng kể. Số
liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT, 2012)
cho thấy, ngành tôm ở Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng trong những năm
qua. Nếu như năm 2007, sản lượng tôm nuôi chỉ đạt 376,7 ngàn tấn thì đến năm 2011
sản lượng đã tăng lên 403,6 ngàn tấn và trong năm 2012, sản lượng tôm cả nước đạt
476,4 nghìn tấn với sản lượng trên đưa Việt Nam vào danh sách các nước xuất khẩu
tôm lớn nhất thế giới. Ngoài tôm sú thì hiện nay tôm thẻ chân trắng (TTCT) đang
được chú trọng phát triển nhanh do tôm chân trắng là đối tượng dễ nuôi, thời gian
nuôi ngắn, hiện đang có hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi tôm sú cho nên người
nuôi có xu hướng chuyển dần diện tích nuôi tôm sú sang nuôi tôm chân trắng. Nhưng
còn nhiều vấn đề bất cập, vấn đề hiện nay trong thời gian tới làm sao nuôi tôm phải
giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất, gia tăng năng suất và sản lượng cho người nuôi
giảm thiểu ô nhiễm và khống chế dịch bệnh để tạo ra sản phẩm thủy sản xuất khẩu
đạt chất lượng tốt.
Nhằm hướng đến phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên thế giới, các mô
hình nuôi cải tiến không ngừng đảm bảo an toàn sinh học, an toàn tiêu dùng và thân
thiện môi trường được ứng dụng rộng rải giúp quản lý nghề nuôi tốt hơn như: thực
hành nuôi tốt (GAP - good aquaculture practice), thực hành quản lý tốt (BMP - best
management practice), nuôi an toàn sinh học (Bio - security shrimp culture), nuôi có
trách nhiệm, nuôi kết hợp, nuôi sinh thái (Boyd, 2003), nuôi theo công nghệ biofloc
(biện pháp bổ sung nguồn carbon) vào ao nuôi tôm đã được thảo luận trong nhiều
công trình nghiên cứu. Ở nước ta Ninh Thuận là tỉnh dẫn đầu nuôi tôm thẻ chân trắng
và tôm sú thâm canh với các mô hình nuôi khác nhau như nuôi theo truyền thống,
nuôi bổ sung carbon hữu cơ. Trong đó mô hình nuôi có bổ sung carbon hữu cơ đã
đem lại thành công đáng kể và khống chế được dịch bệnh. Vấn đề cấp thiết đặt ra lúc
này là lựa chọn phương thức nuôi và đối tượng nào để đảm bảo nghề nuôi phát triển
bền vững và thân thiện với môi trường. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Phân tích
hiệu quả sản xuất các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh
tỉnh Ninh Thuận” được thực hiện là hết sức cần thiết.
1.2 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chung của đề tài nhằm làm rõ những mặt ưu điểm, mặt hạn chế của
từng đối tượng và mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh qua đó giúp
nghề nuôi phát triển một cách hiệu quả và bền vững ở tỉnh Ninh Thuận.
17
Mục tiêu cụ thể gồm có
1. Khảo sát quá trình phát triển của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú
thâm canh ở tỉnh Ninh Thuận.
2. Đánh giá hiệu quả sản xuất các mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng
và tôm sú.
3. Đề xuất các giải pháp cải thiện hiệu quả sản xuất, lựa chọn đối tượng và mô
hình nuôi đem lại hiệu quả.
1.3 Nội dung thực hiện đề tài
1. Điều tra hiện trạng nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng và tôm sú ở tỉnh Ninh
thuận.
2. Phân tích và đánh giá được các yếu tố tài chính và kỹ thuật ảnh hưởng đến
năng suất và lợi nhuận trong nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh.
3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn nhằm đề xuất giải pháp nâng cao năng
suất, giảm rủi ro và đề xuất hướng phát triển nghề nuôi tôm thâm canh tại
Ninh Thuận theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường.
1.4 Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài dự kiến được thực hiện từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014.
18
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm sú và thẻ chân trắng
2.1.1 Phân bố
Tôm sú phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, phạm vi phân bố của
tôm sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti,
phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Motoh, 1985) từ 400 vĩ độ Bắc đến 400 vĩ
độ Nam. Khi trưởng thành tôm sú sống ở ngoài biển khơi (không quá 180 m) và giai
đoạn ấu niên ở vùng ven bờ. Môi truờng sống có nền đáy bùn hay cát. Tôm thẻ chân
trắng là loài tôm mang tính nhiệt đới, chủ yếu phân bố ở Nam Mỹ. Thích sống đáy
bùn, phạm vi nhiệt độ 25-32
0
C, là loài rộng muối, tôm trưởng thành chủ yếu sống ở
vùng biển gần bờ, tôm con thích sống ở vùng cửa sông nhiều thức ăn để tìm mồi. Do
nhu cầu phát triển nuôi loài tôm này, hiện nay thẻ chân trắng có mặt nhiều nơi trên
thế giới (Trần Viết Mỹ, 2009).
2.1.2 Khả năng thích nghi với môi trường
Tôm sú là loài rộng muối 5 - 45‰ và rộng nhiệt 14 - 35
o
C. Nhiệt độ tốt cho
tăng trưởng 25 - 30
o
C, độ mặn thích hợp nhất cho tăng trưởng là 25 - 30‰, oxy hòa
tan là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình nuôi tôm, hàm lượng
oxy hòa tan thích hợp là 4 - 8 mg/L (Nguyễn Khắc Hường, 2007). Tôm thẻ chân
trắng có khả năng thích ứng với biến động môi truờng rất cao. Theo Nguyễn Khắc
Hường (2007), thẻ chân trắng chịu đựng nhiệt độ cao tốt, giới hạn tối đa là 43,5
o
C,
nhưng trái lại nhiệt độ thấp thì rất kém dưới 18
o
C hoạt động bắt mồi giảm, duới 9
o
C
thì tôm chết. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm là 23 - 30
o
C. Theo Đỗ
Thị Thanh Hương (2008), tôm thẻ chân trắng có khả năng chịu đựng được với độ
mặn của môi trường thấp. Loài này có thể tăng trưởng tốt ở môi trường nuôi có độ
mặn thấp tại một số vùng ở Mỹ và Ecuador. Có thể chịu đựng độ muối trong phạm vi
2 - 78‰, thích hợp: 7 - 34‰ và tăng trưởng tốt ở độ mặn khá thấp: 10 - 15‰.
2.1.3 Tính bắt mồi và nhu cầu dinh dưỡng
Tôm sú là loài ăn tạp, ăn đáy thiên về động vật. Thức ăn của tôm bao gồm
giáp xác, các mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, côn trùn (Phạm Văn Tình, 2003). Tôm
sú có nhu cầu đạm rất cao (45% - 40%) nên thức ăn thường có giá cao hơn các loại
thức ăn của các loại tôm khác. Tôm thường ăn vào ban đêm (2/3 khẩu phần ăn của
ngày) và ăn lẫn nhau đặc biệt là khi nguồn thức ăn bị thiếu. Vào những tháng cuối
của thu hoạch thì nên cho tôm ăn thêm những loại thức ăn tươi sống như mực,
nhuyễn thể để tôm chắc thịt và và có độ bóng nhất định. Tôm thẻ chân trắng là loài
ăn tạp (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2003), tôm thẻ ăn cả thực vật và động vật ở
các dạng phiêu sinh, ăn chất hữu cơ…Đối với thức ăn công nghiệp thì cần độ đạm
19
tương tối thấp khoảng 35% nên giá thức ăn thường thấp hơn tôm sú. Tốc độ sinh
trưởng nhanh sau 180 ngày thả tôm bột chúng có thể đạt 40 g/con.
2.1.4 Sinh sản
Tôm sú cơ quan sinh dục của tôm đực là petasna còn tôm cái là thelycum.
Tôm sú là loài có thelycum kín. Sự phát triển của trứng trải qua 5 giai đoạn Quá tình
sinh sản theo thứ tự: lột xác - giao vĩ - thành thục - đẻ trứng. Thời gian giao vĩ
thường là ban đêm từ 18 giờ đến 6 giờ. Sức sinh sản của tôm đạt 500.000 - 1.000.000
trứng/tôm mẹ. Tôm thẻ chân trắng là loài có thelycum hở. Quá trình sinh sản tuân
theo thứ tự: lột xác - thành thục - giao vĩ - đẻ trứng. Tôm trưởng thành di cư ra vùng
biển có độ mặn cao để sinh sản (Vũ Thế Trụ, 2003).
2.2 Tình hình nuôi tôm nước lợ Việt Nam
Năm 1985, tôm sú đã được sinh sản nhân tạo thành công ở Nha Trang và dần
trở thành đối tượng nuôi chủ yếu trong sản xuất giống và nuôi tôm biển nước ta. Hơn
nữa, vì đây là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ lực cho chế biến xuất khẩu mang lại
giá trị kinh tế cao nên có nhiều chương trình để phát triển nuôi tôm sú như chương
trình nuôi thủy sản nước mặn, lợ; chương trình phát triển nuôi tôm sú (Bộ
NN&PTNT, 2008). Bên cạnh tôm sú thì tôm thẻ chân trắng được biết đến ở Việt
Nam từ năm 2000, việc nuôi thử nghiệm tôm này đã cho năng suất cao và thu hút
được sự chú ý của các nhà nuôi tôm. Tuy nhiên, nguồn giống phải nhập ngoại, nhằm
phát triển đối tượng này trên qui mô bền vững ở Việt Nam thì việc sản xuất giống
nhân tạo trong nước là việc cần thiết. Năm 2002, tôm thẻ chân trắng được nhập và
thử nghiệm sản xuất giống thành công. Năm 2003 bắt đầu sử dụng tôm mẹ là tôm thẻ
chân trắng F1, năm 2003 Bộ thủy sản cho phép nuôi tôm này ở các tỉnh miền Trung
và cấm nuôi ở các tỉnh ĐBSCL. Đầu năm 2008, Bộ NN&PTNT ban hành quyết định
cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh ĐBSCL, nhằm đa dạng đối tượng nuôi
và đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.
Nghề nuôi tôm phát triển mạnh ở Việt Nam, các vùng nước ngọt, ngập mặn,
nước lợ ven biển đều được tận dụng để nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhờ đó
đã từng bước góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân ở những khu vực này.
Năm 2012, nuôi tôm nước lợ cả nước phải đối diện với hàng loạt khó khăn, nhất là
tình trạng dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả
sản xuất. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2012, cả nước có 30 tỉnh, thành
phố nuôi tôm nước lợ, với diện tích thả nuôi 657.523 ha, đạt sản lượng 476.424 tấn.
So với năm 2011 diện tích tăng 0,2%, sản lượng giảm 3,9%. Trong đó, nuôi tôm sú
chiếm 94,1% tổng diện tích và 62,7% sản lượng tôm nuôi trong cả nước. Tôm thẻ
nuôi chiếm 5,9% diện tích, sản lượng chiếm 27,3%. Khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long là vùng nuôi tôm nước lợ chủ yếu của cả nước, diện tích nuôi tôm là 595.723
ha, sản lượng 358.477 tấn (chiếm 90,61% diện tích, 75,2% sản lượng nuôi tôm cả
nước), trong đó diện tích nuôi tôm sú là 579.997 ha, sản lượng 280.647 tấn (chiếm
93,6 % diện tích, 94% sản lượng tôm sú cả nước), diện tích nuôi tôm chân trắng là
20
15.727 ha, sản lượng 77.830 tấn (chiếm 41,2.% diện tích, 42% sản lương tôm chân
trắng nuôi cả nước). Năm 2012 cả nước có 1.529 cơ sở sản xuất tôm sú giống, sản
xuất được hơn 37 tỷ con giống và có 185 cơ sở sản xuất tôm chân trắng giống, sản
xuất được gần 30 tỷ giống. Số lượng cơ sở sản xuất giống giảm đi so với 2009 gần
600 cơ sở nhưng quy mô cơ sở lại lớn hơn nên sản lượng giống không giảm mà tăng
lên. Theo thống kê của Tổng Cục Thủy sản, đến cuối tháng 10 năm 2011, diện tích
tôm bị thiệt hại đã lên đến gần 85.000 ha, bằng 302% so với cùng kỳ năm 2010 và
đến năm 2012, cả nước có khoảng 100.776 ha diện tích tôm nước lợ bị thiệt hại do
dịch bệnh (trong đó 91.174 ha nuôi tôm sú và 7.068 ha nuôi tôm thẻ), bao gồm hội
chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) (Bộ NN&PTNT, 2012).
Tuy vậy, nghề nuôi tôm ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức,
ảnh hưởng đến tính bền vững của ngành. Đó là các tác động kinh tế, xã hội, môi
trường của ngành nuôi tôm và gần đây là các vấn đề về rào cản chất lượng sản phẩm
và tranh chấp thương mại giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu. Việc chuyển đổi
quá nhanh một diện tích lớn ruộng lúa, ruộng muối năng suất thấp và đất hoang hoá
ven biển sang nuôi tôm kéo theo một loạt các vấn đề bất cập về cung ứng vốn đầu tư,
giống, kỹ thuật công nghệ, quản lý môi trường, kiểm soát dịch bệnh, quy hoạch và
phát triển cơ sở hạ tầng. Nuôi tôm vẫn mang tính tự phát thiếu quy hoạch. Ngoài một
số doanh nghiệp đã tham gia vào ngành nuôi tôm, góp phần đẩy nhanh tiến độ công
nghiệp hoá – hiện đại hoá, đem lại những chuyển biến rất đáng kể ở vùng nông thôn
ven biển, nuôi tôm ở Việt Nam chủ yếu vẫn do các nông hộ thực hiện ở quy mô sản
xuất nhỏ. Hình thức tổ chức nuôi tôm ở Việt Nam vẫn chủ yếu là kinh tế hộ gia đình,
có tính chất manh mún, nhỏ lẻ, chưa hình thành mạng lưới tổ chức chặt chẽ để nâng
cao hiệu quả sản xuất, quản lý tốt chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả cạnh tranh
và duy trì thị trường bền vững (Bộ NN&PTNT, 2012). Sự thâm canh hóa và tăng
diện tích hiện nay trong nuôi tôm ở Việt Nam là vượt tầm kiểm soát của nhà nước, sự
đầu tư cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu trong thực tế. Hệ thống kênh rạch đa phần
là sử dụng hệ thống thủy lợi cho nông nghiệp trước đây, sự đầu tư không đáp ứng
cho vùng nuôi tôm, phần lớn các nông dân lấy nước trực tiếp không qua xử lý hoặc
bơm từ giếng khoan cấp cho các ao nuôi (Boyd et al. 2003).
Quy trình kỹ thuật nuôi chưa hợp lý, chưa cải tiến theo thực tế sản xuất, hầu
hết vùng nuôi không có ao lắng xử lý nước cấp và không có hệ thống xử lý nước
thải. Việc quản lý điều tiết môi trường nước trong quá trình nuôi không kịp thời.
Trong thời gian nuôi chính vụ, thời tiết khô hạn, độ mặn tăng lên theo đó các yếu tố
môi trường cũng có sự biến đổi tương ứng sẽ làm tôm sốc, bị ngộ độc với môi
trường. Đặc biệt, do chạy theo lợi nhuận nên người dân còn chưa tuân thủ lịch thời
vụ thường thả giống sớm, mùa vụ thả liên tục, không có thời gian ngắt vụ, việc cải
tạo ao đầm không đảm bảo kỹ thuật, bệnh tiềm ẩn khi có điều kiện sẽ bùng phát. Khi
tôm nuôi bị bệnh không báo cho cơ quan quản lý thú y thủy sản, thậm chí còn thải
nước ao bị nhiễm bệnh ra môi trường xung quanh khu vực nuôi. Đây cũng là những
21
nguyên nhân chính khiến cho dịch bệnh lan rộng nhanh chóng trong vùng nuôi tôm
(Bộ NN&PTNT, 2012).
2.3 Điều kiện tự nhiên của vùng nuôi tôm biển Ninh Thuận
Ninh Thuận là một tỉnh thuộc Nam Trung Bộ, nơi có nhiều tiềm năng cho
việc phát triển nuôi trồng thủy sản với lợi thế như bờ biển dài 105 km với vùng lãnh
hải rộng trên 18.000 km
2
, có 3 cửa khẩu ra biển là Đông Hải, Cà Ná và Khánh Hải.
Vùng ven biển có nhiều đầm vịnh phù hợp phát triển nuôi trồng thủy sản và sản xuất
tôm giống là một thế mạnh của tỉnh. Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc
trưng khô nóng, thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa ngắn chỉ có ba tháng từ tháng 9
đến tháng 11 với lượng mưa trung bình năm 750 mm; mùa khô từ tháng 12 đến tháng
8 dương lịch năm sau, gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 -
27
o
C. Chế độ thủy triều biển có tính chất phức tạp, vừa có nhật triều, vừa có bán nhật
triều, biên độ dao động từ 1,9 - 2,2 m nên có điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy
sản. Vùng nuôi tôm TCT tập trung chủ yếu huyện Thuận Nam và Ninh Phước, nuôi
tôm sú ở huyện Ninh Hải (vùng nuôi tôm Đầm Nại).
2.4 Hiện trạng sản xuất giống
Tôm sú giống: Đầu năm 2012 toàn tỉnh có khoảng 210 cơ sở hoạt động sản
xuất tôm sú, nhưng do chuyển đổi đối tượng nuôi tôm thương phẩm tại khu vực miền
Tây nên đến giữa năm nhiều cơ sở chuyển sang sản xuất giống tôm TCT, cuối năm
chỉ còn khoảng 50 cơ sở hoạt động sản xuất tôm sú. Sản lượng giống tôm sú sản xuất
được trong năm là 4,5 tỷ PL, đạt 82% so kế hoạch và so với năm 2011. Năm 2013
tỉnh có 190 cơ sở sản xuất được 6,5 tỷ PL. Hoạt động sản xuất tôm sú trong năm gặp
khó khăn: nhu cầu con giống giảm, khí hậu thay đổi thất thường, chất lượng nước
nuôi ngày càng ô nhiễm nên hiệu quả sản xuất không cao. Ngoài một số cơ sở đầu tư
nâng cấp trang thiết bị thì phần lớn các cơ sở sản xuất tôm sú mang tính sản xuất nhỏ
lẻ, đầu ra không ổn định, khả năng dự đoán thị trường và cạnh tranh không cao nên
gây khó khăn cho quy hoạch và phát triển.
Tôm thẻ chân trắng: Đầu năm 2012 toàn tỉnh có 86 cơ sở hoạt động sản
xuất tôm thẻ chân trắng giống, nhưng đến giữa năm nhiều cơ sở sản xuất giống tôm
sú chuyển sang sản xuất giống tôm TCT nên cơ sở sản xuất tăng lên 246. Sản lượng
giống tôm TCT sản xuất được trong năm 12,0 tỷ PL và 4 tỷ nauplius. Năm 2013 toàn
vùng có 430 cơ sở sản xuất tôm giống và sản xuất được 20 tỷ PL. Phần lớn các cơ sở
sản xuất tôm thẻ là các công ty, doanh nghiệp lớn, chú trọng đầu tư mở rộng quy mô
và nâng cấp trang thiết bị nên giống tôm TCT tại Ninh Thuận được đánh giá cao về
sản lượng và chất lượng. Trong sản xuất tôm giống, vùng sản xuất và kiểm định
giống thủy sản tỉnh Ninh Thuận tập trung xã An Hải huyện Ninh Phước. Theo Chi
cục Thủy sản, tại đây đang có 103 cơ sở, tập đoàn, công ty hoạt động, trong đó có 47
công ty lớn trong và ngoài nước. Một số tập đoàn, công ty trong lĩnh vực thủy sản
như Minh Phú, Globert & Imei Việt Nam, Uni-President Việt Nam, CP Việt Nam.
2.5 Hiện trạng nuôi tôm nước lợ ở tỉnh Ninh Thuận
22
Sự phát triển nghề nuôi tôm trên cát mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng do vấn
đề quy hoạch, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nuôi tôm nên đã gây ảnh hưởng lớn đến môi
trường, đặc biệt là việc xả nước thải ao nuôi tôm ra biển gây ô nhiễm nặng. Bên cạnh
đó, việc sử dụng nước ngầm để nuôi tôm cũng khiến nguồn tài nguyên này bị cạn
kiệt và nguy cơ xâm mặn cao. Nghề nuôi tôm tại Ninh Thuận đã từng đem lại lợi ích
lớn, nên người dân ồ ạt nuôi tôm, diện tích tăng mạnh nhưng hiện nay dịch bệnh
cũng tăng theo và năng suất cũng giảm dần theo thời gian. Trước những khó khăn
của nghề nuôi tôm, thời gian qua tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều biện pháp như: xây
dựng, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp thoát nước tại các dự án nuôi
tôm lớn, quy hoạch lại các vùng nuôi tôm hùm, tăng cường quản lý kiểm dịch chất
lượng tôm giống. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học cũng được triển khai nhằm hạn
chế những rủi ro trong nuôi tôm như đa dạng hóa đối tượng nuôi, áp dụng các tiêu
chuẩn như GAP, BMP, đặc biệt là mô hình “CPF Turbo Program” và mô hình nuôi
tôm có bổ sung carbon hữu cơ được triển khai thời gian gần đây tại nhiều huyện của
Ninh Thuận không chỉ giúp tôm thoát được “Hội chứng hoại tử gan tụy” trong thời
gian qua mà còn mang lại hiệu quả cao hơn. Hiện nay, mô hình này đang được đề
xuất nhân rộng ra trong tỉnh, đặc biệt là các vùng nuôi tôm trên cát. Để phát triển bền
vững nghề nuôi tôm thì ngoài sự định hướng và đầu tư của tỉnh, người nuôi tôm cũng
cần nâng cao ý thức tự giác chấp hành những quy định của nhà nước. Đặc biệt là
chấp hành nghiêm các quy định về vùng nuôi, an toàn dịch bệnh, thời vụ từ đó nâng
cao ý thức, trách nhiệm với cộng đồng trong việc phát triển nghề nuôi tôm, một thế
mạnh tiềm năng của tỉnh (Sở NN&PTNT NinhThuận, 2012).
2.6 Mô hình nuôi tôm ở Ninh Thuận
2.6.1 Nuôi tôm theo mô hình truyền thống
Trong ao nuôi truyền thống các chất thải hữu cơ trong ao nuôi được vi sinh
vật phân hủy, tạo ra các muối dinh dưỡng được hấp thu bởi tảo nhờ vậy mà sạch
nước và vi sinh vật phát triển. Tuy nhiên, thời gian phân hủy các chất hữu cơ kéo dài
tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe
tôm nuôi. Khi mô hình thâm canh và bán thâm canh phát triển trên diện rộng thì một
lượng lớn chất thải từ thức ăn dư thừa, các loại phân bón, hóa chất xử lý nước và chất
thải của tôm được thải ra môi trường nước làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và
giảm đi tính ổn định trong nuôi tôm (Boyd, 1990). Vì vậy, nuôi trồng thủy sản quy
mô thâm canh có khả năng gây ô nhiễm cao hơn nhiều so với quảng canh và bán
thâm canh. Mức độ thâm canh hóa của mô hình nuôi chuyên tôm càng cao sẽ rủi ro
càng cao, làm giảm năng suất do bùng phát dịch bệnh bởi chất lượng nước. Trong ao
nuôi tôm thâm canh có lượng thức ăn dư thừa và vật chất hữu cơ chôn vùi nhiều vào
trong đất, tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn phát triển và gây độc cho nguồn nước
ao nuôi. Năng suất tôm nuôi đã suy giảm nghiêm trọng ở nhiều quốc gia trên thế
giới, nguyên nhân cơ bản là môi trường diễn biến ngày càng xấu ở nhiều quốc gia.
Một trong những vấn đề chủ yếu đối với chất thải của ao nuôi tôm là chất thải của hộ
này có thể là nguồn nước cấp của hộ khác ở gần đó, sẽ gây lan truyền ô nhiễm nước
23
và dịch bệnh giữa các nông hộ nuôi tôm (Boyd, 2003). Theo Shatat (2003) kết thúc
vụ nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh mật độ vi khuẩn trung bình trong nước (1,8
- 4,5 x 103 CFU/ml) và trong lớp bùn đáy (1,85 x 105 - 6,18 x 106 CFU/g) đặc biệt
một số mẫu bùn đáy có số lượng vi khuẩn gram âm chiếm hơn 50% và phần lớn là
những vi khuẩn gây bệnh. Trong ao nuôi từ tháng thứ 3 trở đi hàm lượng dinh dưỡng
tăng lên, đồng thời hàm lượng oxy trong ao giảm thấp là cơ hội cho các vi khuẩn gia
tăng về mật độ để tham gia vào các quá trình phân hủy yếm khí sinh ra nhiều khí gây
độc cho tôm nuôi như NH
3
, H
2
S, CH
4
. Tất cả các yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình sinh trưởng của tôm nuôi đồng thời làm cho ao nuôi tự thoái hóa nội tại và
khi thải ra ngoài môi trường nhất là vùng cửa sông làm cho vùng cửa sông bị ô
nhiễm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả vùng nuôi.
Thakur et al. (2003) nghiên cứu về dinh dưỡng ao nuôi tôm sú thâm canh cho
thấy hàm lượng đạm lân mà tôm hấp thụ vào cơ thể chỉ chiếm 23-31% và 10-13%
tương ứng. Lượng nitrogen và phostphorus cho vào ao từ thức ăn chiếm 76-92% N
và 70-91% P tổng lượng đầu vào. Lượng tích lũy ở bùn đáy ao là 14-53% N và 39-
67%P đầu vào. Hàm lượng đạm lân trong nước khi thu hoạch chứa 14-28% N và 12-
29%P tổng lượng đầu vào. Giới hạn lớp bùn đáy trên và lớp đất đáy ao là nơi vi sinh
vật hoạt động mạnh nhất bởi chính nơi đây tập trung nhiều vật chất hữu cơ, trong
điều kiện kị khí các chất hòa tan như Nitrite, Ammonia, Phosphorus và Hydrogen
sulphide được phóng thích trở lại tầng nước từ lớp bùn đáy. Ngoài ra nền đáy là nơi
cư trú cho phần lớn các vi khuẩn yếm khí có khả năng gây bệnh. Theo
Chanratchakool (2003) tôm nuôi có nồng độ muối cao hơn 30‰ thường bị bệnh mà
đặc biệt là bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng, tôm có thể nuôi ở độ muối thấp thì hai
bệnh này ít xảy ra nhưng độ muối không nhỏ hơn 7‰. Nếu nồng độ muối thấp hơn
sẽ làm tôm bị còi, mềm vỏ và tỷ lệ sống thấp, khi tôm đạt trọng lượng từ 10 - 12 g thì
có thể nuôi ở độ muối thấp (3‰) mà ít làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, độ mặn tối
ưu cho sinh trưởng và phát triển của tôm sú là 15 - 25‰ và tôm thẻ là từ 10 - 15‰.
Vật chất lơ lửng trong nước làm hạn chế quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh
do cản trở khả năng xuyên ánh sáng vào nước, làm giảm hàm lượng oxy hòa tan
trong nước. Trong ao nuôi tôm nếu độ đục được thể hiện bởi sinh lượng của phiêu
sinh vật thì đây là một yếu tố có lợi, nếu độ đục được biểu thị bởi vật chất lơ lửng là
hạt sét thì sẽ gây bất lợi cho tôm nuôi. Theo Jackson & Preston (2003) thì độ đục tốt
cho ao nuôi dao động từ 40 - 100 ppm nhưng không dao động quá 10%. Trong thực
tế ao nuôi thì độ đục thường tăng dần về cuối vụ, chúng chịu tác động của các yếu tố
nội tại như sục khí (quạt nước) hay do bên ngoài tác động (sóng gió) làm xói lỡ thành
ao hay nguồn nước cấp và thức ăn dư thừa theo thời gian. Hàm lượng N bài tiết ra
tích lũy trong chất cặn lắng tăng theo mật độ tôm nuôi, nguồn đạm trong ao có đến
90% từ thức ăn đưa vào ao qua quá trình cho tôm ăn. Đạm trong tôm tích lũy được là
22% tổng đạm đầu vào và 38,4% hàm lượng N cung cấp vào ao nuôi tôm là từ
nguồn nước lấy vào, nguồn bốc hơi vào không khí và quá trình nitrate hóa chiếm từ
9,7-32,4% trên tổng số. Dinh dưỡng trong ao nuôi tôm bán thâm canh cho thấy sự
tăng thêm đạm trong ao nuôi tôm chủ yếu từ nguồn nước lấy vào chiếm 63% và thức
24
ăn chiếm 36%, lượng đạm mất đi từ sự trao đổi nước là 72% và thu hoạch tôm là
14%. Sản xuất được một kilogram tôm thì có đến 16,8 g đạm bị mất đi bởi sự trao
đổi nước.
Theo Limsuwan et al. (1997) lân là một yếu tố dinh dưỡng rất cần thiết cho
thủy sinh vật, quá trình tổng hợp protein chỉ tiến hành được khi có sự tham gia của
H
3
PO
4
và sự thiếu hụt nó trong thủy vực còn hạn chế quá trình phân hủy các hợp chất
hữu cơ bởi vi sinh vật. Trong môi trường tự nhiên lân tồn tại dưới các dạng muối
orthophosphate hòa tan như: H
2
PO
4
-, HPO
4
2-
và PO
4
3-
dưới dạng phosphate ngưng tụ
(Pyrophosphate, P
2
O
7
4-
Metaphosphate và polyphosphate). Lớp nước giữa bùn đáy và
nước ao nuôi là chất lắng từ nhiều nguồn khác nhau có khả năng tiềm tàng gây độc
cho các loài thủy sản. Một ha ao nuôi tôm thâm canh ở Thái Lan phóng thích mỗi
ngày khoảng 46 kg chất hữu cơ, hầu hết chúng tồn tại trong ao dạng chất bồi lắng ở
đáy ao nhưng hàng ngày có khoảng 1,2 kg N/ha và 0,1 kg P/ha ao nuôi thải vào môi
trường ven biển. Theo nghiên cứu về chất thải của ao nuôi tôm sú thâm canh ở Thái
Lan cho thấy lượng bùn sau một vụ nuôi ước lượng khoảng 90 m
3
/ha với độ ẩm là
73,8%, độ khô là 26,2%, mỗi ha tôm nuôi thải ra khoảng 99 tấn bùn ướt và khoảng
26 tấn bùn khô. Chất bồi lắng ở vùng triều của rừng ngập mặn có đặc tính lý, hóa
tương tự như chất bồi lắng ở khu vực bờ ao nuôi tôm, điều này cho thấy đất đáy ao
tôm đã tích trữ một lượng lớn chất hữu cơ tương đương với chất hữu cơ mà đất rừng
đã nhận được trong nhiều năm. Ngoài các chất thải hữu cơ từ ao nuôi tôm gây ô
nhiễm môi trường, thì việc xói mòn đất ao cũng là nhân tố quan trọng. Ở Thái Lan đã
có quy định cấm các hoạt động thải trực tiếp bùn sên vét ao vào môi trường nước
công cộng, nhưng vẫn xảy ra hàng ngày, đặc biệt hoạt động này thường diễn ra khi
thu hoạch tôm, giai đoạn làm sạch ao để chuẩn bị cho vụ mới
2.6.2 Nuôi tôm theo mô hình có bổ sung nguồn Carbon hữu cơ
Nuôi tôm theo mô hình có bổ sung nguồn carbon hữu cơ là mô hình nuôi
theo hướng sử dụng vi khuẩn dị dưỡng. Các vi khuẩn dị dưỡng có khả năng điều hòa
các chất thải hữu cơ trong thời gian cực ngắn mà không cần ánh sáng như các loài
tảo. Để vi khuẩn dị dưỡng phát triển tốt, người nuôi cần bổ sung thêm nguồn carbon
hữu cơ vào ao. Trở ngại lớn nhất trong nuôi tôm là sự tích lũy của thức ăn dư thừa và
vật chất hữu cơ chưa được khoáng hóa như ammonia và nitrite, theo nghiên cứu của
(Boyd, 2003) lượng đạm thải ra môi trường trong khoảng 60 - 80%. Mức dinh
dưỡng cao kéo theo mật độ tảo phù du phát triển mạnh có thể gây biến động pH và
tiêu hao oxy hòa tan rất lớn, thậm chí có thể đến mức gây chết vật nuôi. Thông
thường, mật độ tảo phát triển quá mức đến độ nở hoa thì sau khi tảo tàn sẽ tạo ra
nhiều ammonia gây độc trong môi trường. Mục tiêu đặt ra cho các nhà khoa học là
tìm ra các giải pháp hạn chế nước thải trong NTTS. Vì thế, để đảm bảo chất lượng
nước tốt, người nuôi cần phải xử lý triệt để chất thải có trong nước ao. Hiện nay
hướng sử dụng vi khuẩn tự dưỡng để chúng có thể chuyển cơ chất (các chất thải hữu
cơ) trực tiếp thành sinh khối vi khuẩn được xem là giải pháp hiệu quả hơn. Trong
môi trường ao nuôi luôn có sự hiện diện của các vi khuẩn dị dưỡng, chúng có khả
25