SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CẨM THUỶ 3
TÊN SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH
TỰ GIÁC TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
Họ và tên: Phạm Tuấn Thắng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: THPT Cẩm Thuỷ 3
SKKN thuộc môn: Giáo dục Quốc phòng – An
ninh
Năm học 2011 – 2012
1
PHỤ LỤC Trang
A - ĐẶT VẤN ĐỀ 2
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
I - Những cơ sở lý luận của vấn đề 4
II - Thực trạng của vấn đề 5
1- Thực trạng chung 5
2- Thực trạng đối với giáo viên hiện nay 6
3 - Thực trạng đối với học sinh 6
III- Giải pháp và tổ chức thực hiện 6
1- Về công tác chỉ đạo 6
2- Cơ sở để thực hiện 7
3- Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 8
4- Kiểm nghiệm qua việc áp dụng một số phương pháp để phát huy tính
tự giác tích cực trong quá trình huấn luyện HSG 11
C - KẾT LUẬN 12
Tài liệu tham khảo:
- Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6 NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1995.
- Sách Giáo dục Quốc phòng - An ninh : Lớp 10, 11, 12 .
2
A - ĐẶT VẤN ĐỀ .
Lý do viết SKKN .
Theo hiến pháp 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng
biển và vùng trời ”
Trong công cuộc đổi mới đất nước Đảng, Nhà nước ta luôn coi: “Giáo dục là
quốc sách hàng đầu ". Cũng như các môn học khác, môn Giáo dục quốc phòng -
An ninh, nằm trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Đặc biệt trong xu thế phát triển
chung của thế giới, đòi hỏi phải có những con người mới phát triển toàn diện cả
về thể lực và trí lực. Do đó việc đào tạo nhân tài cho nhân loại nói chung, cho đất
nước nói riêng là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách. Một đất nước muốn
phát triển, giàu kinh tế, đòi hỏi công tác Quốc phòng - An ninh phải vững mạnh,
chính trị ổn định. Ở Việt Nam công tác Quốc phòng - An ninh đóng một vai trò
hết sức quan trọng, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời bảo
vệ những thành quả cách mạng mà ông cha ta đã dành được trong lịch sử đấu
tranh chống giặc ngoại xâm, trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam.
Điều đó chứng minh qua lời dạy của Bác Hồ kính yêu :
“ Các vua Hùng đã có công dựng nước ,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước .”
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn luôn phải chống
lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta gấp nhiều lần, về quân sự, kinh tế. Song với tinh
thần yêu nước, ý chí kiên cường, lòng dũng cảm, với trí thông minh sáng tạo, với
nghệ thuật quân sự độc đáo. Ông cha ta đã đánh thắng tất cả mọi kẻ thù xâm
lược. Viết lên những trang sử oanh liệt, hào hùng của dân tộc như chiến thắng
Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử …
Điều đó chứng minh qua lời đúc kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “ Dân ta có
một lòng nồng nàn yêu nướ . Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến
na , mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăn , thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một
làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn,
nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ”
Từ khi Đảng Cộng sản Việt nam ra đời, tinh thần yêu nước và truyền thống
đánh giặc của dân tộc ta càng được phát huy lên một tầm cao mới. Dân tộc ta đã
đánh thắng hai kẻ thù xâm lược, có tiềm lực kinh tế, quân sự hàng đầu thế giới
đó là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Dân tộc ta đã chiến đấu và chiến thắng đưa
non sông trở về một mối, thực hiện trọn vẹn di chúc thiêng liêng của chủ tịch Hồ
Chí Minh.
3
Từ thực tiễn chống giặc ngoại xâm của của dân tộc, các thế hệ ông cha ta đã
viết nên truyền thống vẻ vang, rất đáng tự hào và rút ra những bài học quý báu
cho các thế hệ trẻ mai sau. Đáp ứng lời dạy của Bác Hồ và nguyện vọng của
nhân dân ta, công tác quốc phòng đã trở thành: “ Ngày Hội quốc phòng toàn
dân”.
Điều 77 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định:
“ Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân .
Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc
phòng toàn dân ”.
Trải qua hơn 60 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành. Quân
đội và Công an nhân dân Việt Nam đã lập được nhiều chiên công hiển hách, xây
dựng nên những truyền thống vẻ vang, xứng đáng là công cụ bạo lực sắc bén của
Đảng, Nhà nước và là niềm tin tưởng của nhân dân. Trong công cuộc đổi mới đất
nước Đảng, Nhà nước ta luôn luôn khẳng định : “ Giáo dục là quốc sách hàng
đầu ”. Nhằm đạt được mục tiêu mà Đại hội Đảng đề ra là phấn đấu đến năm
2020 cơ bản đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi công tác giáo dục phải đào tạo ra những con
người mới, phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.
Giáo dục nói chung, môn giáo dục Quốc phòng nói riêng nằm trong hệ thống
giáo dục quốc dân, do đó khẳng định là một bộ phận không thể thiếu được trong
hệ thống giáo dục nước ta.
Như điều 17 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định:
“…Việc huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh ở các trường thuộc
chương trình chính kho ; nội dung huấn luyện do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định ”.
Hiện nay chúng ta đang sống trong hoà bình, xu thế đối đầu trên thế giới đang
chuyển dần sang đối thoại, tuy nhiên chúng ta không thể một phút lơ là, chủ quan
trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch. Đặc biệt là chiến lược:
“ Diễn biến hoà bình ” Luôn luôn tìm cách chống phá, gây bạo loạn lật đổ
nhằm xoá bỏ chế độ XHCN trên toàn thế giới. Do đó công tác Quốc phòng - An
ninh cần phải coi trọng hơn. Đặc biệt thế hệ trẻ Việt Nam ra đời trong thời kì đất
nước đã được bình yên, hình ảnh, diễn biến của các cuộc chiến tranh và hình
tượng anh Bộ đội cụ Hồ chỉ được phác hoạ qua những trang sử phim ảnh, thơ, ca
và các tài liệu. Do đó qua môn học GDQP - AN cần phải nhấn mạnh, đề cao
trách nhiệm của mỗi học sinh, cần hiểu rõ hơn về lịch sử, truyền thống của Quân
đội và Công an nhân dân Việt Nam trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta trước
đây cũng như hiện nay.
Để bước tiếp con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn, nhằm
gắn nghĩa vụ và trách nhiệm của thế hệ trẻ, đối với hai nhiệm vụ chiến lược của
cách mạng hiện nay là: “ Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt
4
Nam xã hội chủ nghĩa ” Nghị quyết TW 3( khoá VII ) đã chỉ rõ: “ Phải tăng
cường công tác giáo dục quốc phòng cho toàn dân, trước hết là đối với cán bộ
các cấp, các ngành của Đảng, Nhà nước và thế hệ trẻ học sinh, sinh viên.”
Nhằm bảo vệ những thành quả cách mạng của đất nước, điều đó cần thiết phải
trang bị cho thế hệ trẻ tình yêu quê hương đất nước. Thông qua những bài giảng
về lí thuyết và phần thực hành để các em thấy được tinh thần chiến đấu lòng
dũng cảm, kiên cường bất khuất trước kẻ thù hung hãn của dân tộc. Từ đó gắn
trách nhiệm và nghĩa vụ của thanh niên, học sinh đối với Tổ quốc Việt Nam tươi
đẹp, nhằm xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, to đẹp hơn, để đưa nước
ta tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, nguyện đi theo con
đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn.
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I - Những cơ sở lý luận của vấn đề:
Trong công cuộc đổi mới của giáo dục phổ thông theo nghị quyết số:
40/2000/QH 10 của Quốc hội là một quá trình đổi mới về nhiều lĩnh vực của
giáo dục, mà tâm điểm của quá trình này là đổi mới chương trình Giáo dục từ
tiểu học, tới trung học phổ thông, cho phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Nghị định số 116/ 2007/ NĐ - CP ngày 10/07/2007 Chính phủ ban hành - Về
Giáo dục Quốc phòng - An ninh, trong đó quy định mục tiêu thời gian, nội dung
Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho học sinh, sinh viên ở các cấp học và trình độ
đào tạo. Đồng thời ngày 24/12/2007 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết
định ban hành chương trình Giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp trung học phổ
thông theo quyết định số 79/2007/QĐ-Bộ GD&ĐT. Quyết định đã khẳng định rõ
vị trí: Giáo dục Quốc phòng - An ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc
dân , là môn học chính khoá trong chương trình giáo dục cấp trung học phổ
thông. Từ những cơ sở lý luận trên càng khẳng định vị trí vai trò của môn học
Giáo dục Quốc phòng - An ninh trong nền giáo dục quốc dân, góp phần giáo dục
toàn diện, từ đó giáo dục cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,
niềm tự hào, sự trân trọng của thế hệ trẻ với truyền thống đấu tranh chống giặc
ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Đồng
thời nêu cao ý thức, tinh thần cảnh giác trước những âm mưu thủ đoạn của các
thế lực thù địch. Từ đó rèn luyện cho học sinh có ý thức Quốc phòng, có nhận
thức đúng đắn về môn học, có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia
vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền Quốc phòng toàn Dân, An ninh nhân dân
trong tình hình mới. Đồng thời xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của môn học phải
bảo đảm về kiến thức, kỹ năng nâng cao thái độ của học sinh đối với môn học.
Trong quá trình đánh giá chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn, là tiếng nói để
khẳng định vị trí vai trò của môn họ . Đó là hội thi học sinh Giỏi môn Giáo dục
Quốc phòng - An ninh cấp tỉnh. Thông qua hội thi này càng động viên được tinh
thần, thái độ của các em ngày càng cao, quyền lợi của các em được bảo đảm như
5
các môn học khác thể hiện sự bình đẳng của các môn học, giáo dục lòng yêu quê
hương đất nước. Đồng thời hướng nghiệp cho các em trong việc chọn nghề sau
khi tốt nghiệp THPT, các em thực hiện nghĩa vụ quân sự, có thể trở thành những
sĩ quan của lực lượng vũ trang nhân dân, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Trong thời gian qua tình hình thế giới có nhiều phức tạp, trong đó tình hình
Biển đảo của Việt Nam ( Biển đông ) có nhiều phức tạp. Song với lòng quyết
tâm và sự khẳng định của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta khẳng định về biển
đảo của nước ta là không thay đổi. Từ đó mỗi chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ
càng phải có nghĩa vụ của mình để bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc.
Đặc biệt là tiềm năng của biển, đảo nước ta vô cùng dồi dào, với Vịnh Hạ Long
Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam,
đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam đối với thắng cảnh tuyệt
đẹp này. Đồng thời để đạt được mục tiêu: Giàu từ biển, mạnh lên từ để biển đến
năm 2020 kinh tế biển, đóng góp cho tổng sản phẩm quốc nội đạt từ 53 - 55%
GDP cho đất nước.
Chúng ta khẳng định lại lần nữa của hiến pháp nước ta:
Theo hiến pháp 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam :
“Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng
biển và vùng trời ”
Hiện nay nước ta đã và đang khẳng định và thực hiện theo hiến pháp, nhằm
bảo vệ từng tấc đất, biên cương của Tổ quốc mà Ông cha ta đã gây dựng nên và
bảo vệ được cho đến ngày nay, mà các thế hệ tiếp theo phải bảo vệ. Cụ thể đó là
chúng ta đã và đang thực hiện việc xây dựng cột mốc trên biên giới trên đất liền:
“ Việt Nam - Trung Quốc chúng ta đã hoàn thành, Việt Nam - Căm Pu Chia hoàn
thành trong năm 2012, Việt Nam - Lào hoàn thành vào năm 2014 ”. Trên biển,
đảo, chúng ta đã hoàn thành việc phân chia vịnh Bắc bộ: Việt Nam - Trung quốc.
Phong trào góp đá xây dựng “ Trường Sa ”. Trên vùng trời chúng ta đã có : “ Vệ
tinh ViNaSát 1 và ViNaSát 2 ”. Điều đó chứng minh rằng Việt Nam đã và đang
thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.
II - Thực trạng của vấn đề :
1- Thực trạng chung :
Trước đây các quan điểm về môn học vẫn còn quan niệm là môn phụ, chưa
thật sự được coi trọng, chưa được thống nhất, về hình thức, phương pháp giảng
dạy. Do đó có các phương án để vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của
từng nhà trường , để chọn hình thức để giảng dạy không được thống nhất, chính
quy, hiện đại, nên nề nếp chuyên môn cũng còn nhiều hạn chế, bất cập, do đó
chất lượng chưa cao.
6
Về giáo viên giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng - An ninh đa số vẫn là kiêm
nhiệm, hoặc vận dụng các đối tượng là giáo viên chưa dạy hết giờ tối đa, để
giảng dạy. Sân bãi dụng cụ phương tiện dạy học còn thiếu thốn, hoặc có nhưng
chất lượng chưa cao. Phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm chưa thống nhất,
chưa chính xác, do đó dễ phát sinh sự nhàm chán, chủ quan trong học tập của
học sinh, cũng như sự nhiệt tình của giáo viên. Tuy nhiên đó cũng là giải pháp
tình thế, tạm thời trước mắt mà thôi.
2- Thực trạng đối với giáo viên hiện nay.
Để từng bước đáp ứng yêu cầu, của công cuộc đổi mới trong giáo dục phổ
thông, các hình thức đào tạo giáo viên chuyên trách, giảng dạy môn giáo dục
quốc phòng - an ninh. Đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn GDQP - AN của nhà
trường là trình độ đại học TDTT và đã được đào tạo chương trình đào tạo 6
tháng về chuyên môn GDQP và được phân công là giáo viên chuyên trách giảng
dạy GDQP - AN, do đó về cơ bản đã đủ mọi điều kiện để tham gia giảng dạy bộ
môn. Thông qua các đợt tập huấn, chuyên đề và việc tự học, tự bồi dưỡng, qua
nhiều kênh, các phương tiện khác nhau do đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ
từng bước được nâng lên, từng bước đáp ứng được yêu cầu để giảng dạy môn
GDQP - AN.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự ưu ái của liên Bộ: QP - GD - TC
- LĐTB XH, nhà trường đã thực hiện đầy đủ chế độ trang phục và chế độ bồi
dưỡng theo quy định. Do đó giáo viên đã được chính quy, hiện đại hơn, từ đó
càng xác định vai trò trách nhiệm ngày càng cao hơn đối với bộ môn như những
giáo viên khác trong nhà trường.
3 - Thực trạng đối với học sinh:
Là trường ở miền núi vùng cao, gia đình các em chiếm hơn 90% là nông
nghiệp trình độ dân trí còn thấp, kinh tế còn nghèo, học sinh là con em các dân
tộc ít người chiếm hơn 70% tổng số học sinh, đầu vào còn thấp so với mặt bằng
chung, tuy nhiên đa số các em ngoan ngoãn, thật thà, cần cù chịu khó, ham thích
vận động. Đây là cơ sở để vận động, khuyến khích các em tham gia vào quá
trình huấn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN.
III- Giải pháp và tổ chức thực hiện.
1- Về công tác chỉ đạo.
Thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục & Đào tạo - Bộ Quốc phòng đã ghi rõ:
“ Các cơ quan quân sự có nhiệm vụ tích cực giúp đỡ ngành Giáo dục về bồi
dưỡng giáo viên Quốc phòn , cử cán bộ tham gia chỉ đạo, thực hiện, cho
mượn tài liệu, khí tài học tập…”. “ Phải đặt nhiệm vụ đó vào kế hoạch công
tác hàng năm vào kế hoạch của mình ”. “ Và vấn đề Giáo dục Quốc phòng
trong các nhà trường được đặt thành một bộ phận công tác trọng yếu của
ngành Giáo dục”
7
Hàng năm vào đầu năm học cấp Uỷ, BGH nhà trường đều quán triệt nhiệm vụ
năm học đến từng CBGV nhà trường. Trong đó môn GDQP - AN là môn được
quan tâm hàng đầu, là môn tham gia thi HSG cấp tỉnh vào tháng 12, do đó bộ
môn phải bắt tay vào công việc huấn luyện , tổ chức thi cấp trường làm căn cứ
chọn đội tuyển, tổ chức huấn luyện và tham gia hội thi cấp tỉnh. Thực hiện
nhiệm vụ năm học bộ môn lập kế hoạch, tổ chức ôn tập các nội dung trong
chương trình của hội thi cấp tỉnh, tổ chức thi HSG bộ môn cấp trường vào trung
tuần tháng 10 hàng năm.
Về cơ sở vật chất cho việc dạy và học môn GDQP - AN theo chương trình
hiện nay được nhà nước trang cấp tương đối đầy đủ, từng bước đáp ứng được
yêu cầu của môn học, từng tiết học. Việc sử dụng, bảo quản vũ khí tài liệu phục
vụ cho dạy và học an toàn, hiệu quả. Sân bãi phục vụ cho học tập và huấn luyện
ngày càng được hoàn thiện hơn.
Về chuyên môn, kết quả giảng dạy hàng năm đều được đánh giá cao và được
ghi nhận. Hàng năm qua các hội thi HSG cấp tỉnh của bộ môn cũng đã được
đánh giá cao, từ đó đã động viên khuyến khích Giáo viên Học sinh thực hiện tốt
nhiệm vụ các năm học.
Từ những thực trạng trên nhằm phát huy hết tiềm năng của học sinh, để góp
phần ,đáp ứng yêu cầu của giáo dục toàn diện, bản thân tôi luôn tìm mọi cách,
nhằm đa dạng hoá các hình thức, để gây hấp dẫn, hứng thú cho học sinh ham
thích môn học vì nó phù hợp với đặc điểm, tâm, sinh lý của học sinh, để từng
bước nâng cao chất lượng mũi nhọn của môn học góp phần hoàn thành nhiệm
vụ năm học của nhà trường.
Tôi đã mạnh dạn dùng một số biện pháp nhằm phát huy tính tự giác, tích cực
của học sinh trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDQP - AN.
2- Cơ sở để thực hiện.
Là giáo viên được phân công chuyên trách giảng dạy môn GDQP - AN. Tôi
luôn ý thức được trách nhiệm của mình về môn mình phụ trách. Do đó tôi không
ngừng học tập, tự học, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tôi
đã hoàn thành chương trình đào tạo 6 tháng Giáo viên Giáo dục quốc phòng
theo quyết định số 46/2000 QĐ - Bộ GD ĐT ngày 18/10/2000 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời tôi luôn học hỏi những kinh nghiệm của những
người đã từng trải qua, hoặc đang đương chức, trong lĩnh vực Quân đội và Công
an, tiếp thu, tìm hiểu những kiến thức xã hội, kiến thức quốc phòng, qua nhiều
phương tiện thông tin đại chúng, qua đồng nghiệp, để năm bắt được những kiến
thức quốc phòng - an ninh, những trận chiến đấu tiêu biểu trong công cuộc chiến
đấu bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta. Đặc biệt là hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Từ đó có thể biết được lòng dũng cảm, kiên
cường, trí thông minh sáng tạo của Ông cha ta đã vận dụng sáng tạo nghệ thuật
quân sự phù hợp với điều kiện cụ thể rên từng trận chiến. Đồng thời biết được
8
tinh thần chiến đấu hy sinh của các anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập tự
do của Tổ quốc. Đây là nguồn tư liệu vô tận để chứng minh cho tinh thần yêu
nước và truyền thống đánh giặc của dân tộc ta.
Đối với học sinh là con em các dân tộc thiểu số chiếm đa số, các em ưa thích
hoạt động, thật thà, cần cù siêng năng, chịu khó, chịu khổ, khắc phục khó khăn
để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đây là cơ sở, là tiềm năng để vận động
khuyến khích các em làm nhiệm vụ của môn học. Tôi đã mạnh dạn tìm một số
biện pháp huy động, nhằm phát huy tính tự giác, tích cực trong huấn luyện, bồi
dưỡng học sinh giỏi bộ môn.
3- Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề :
- Về quan điểm, lập trường đối với môn học:
Quán triệt nhiệm vụ năm học, nghị quyết của Hội nghị công chức đầu năm
học các chỉ tiêu, mục tiêu đã đăng kí và được thông qua, bộ môn đã quán triệt
đầy đủ và phải bắt tay ngay vào công việc được giao.
Chi uỷ, BGH và các tổ chức trong nhà trường, luôn quan tâm, tạo mọi điều
kiện cho bộ môn thực hiện nhiệm vụ: Như giao nhiệm vụ, động viên, đôn đốc
kiểm tra, đánh giá một cách tỉ mỉ, công bằng, hiệu quả.
Bản thân tôi luôn có ý thức trách nhiệm cao đôi với bộ môn, xác định đây là
nhiệm vụ chính trị của mình, ngoài chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn
( Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh ) là cơ sở để đánh giá hiệu quả của một bộ
môn, một giáo viên, làm căn cứ để bình xét thi đua hàng năm. Đồng thời đóng
góp vào kết quả chung của việc xếp loại thi đua của nhà trường.
Hàng năm môn GDQP đóng góp khoảng 1/4 trong tổng số giải HSG cấp tỉnh
của nhà trường. Được nhà trường đánh giá cao và được ghi nhận, đây là nguồn
động viên khuyến khích giáo viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ các năm
học.
- Các biện pháp cụ thể:
Đầu năm học quán triệt nhiệm vụ năm học, tôi lập kế hoạch bộ môn đăng kí
các chỉ tiêu phấn đấu từng học kì, cả năm về chất lượng đại trà, chất lượng mũi
nhọn, tìm các phương pháp hữu hiệu nhất, để đạt được chỉ tiêu đã đăng kí.
Trong giảng dạy chính khoá, tôi thực hiện nghiêm túc theo thời khoá biểu.
Trong các giờ lý thuyết tôi phải nghiên cứu nội dung của bài, tìm tòi tài liệu, mô
hình, dẫn chứng để làm phong phú thêm nội dung bài học, soạn giáo án đầy đủ
tỉ mỉ. Đặc biệt là các giờ thực hành tôi nghiên cứu các động tác mẫu, từng cử
động của mỗi động tác, tôi tập các động tác mẫu một cách chu đáo, thục luyện
giáo án một cách nhuần nhuyễn, thuần thục, chính xác, đẹp, để khi giới thiệu,
đầy đủ các bước, động tác đúng, đẹp, từ đó mới gây hứng thú cho học sinh đối
với nội dung bài học.
Công tác chuẩn bị cho các tiết là vấn đề rất quan trọng, nó quyết định cho sự
thành công của một tiết dạy. Tôi chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, đầy đủ, sân bãi, dụng
9
cụ, có kế hoạch hàng tháng, tuần ( Nếu là tiết thực hành). Vì nếu sân bãi dụng
cụ tốt sẽ gây hứng thú cho học sinh và giáo viên trong quá trình giảng dạy và
học tập. Tôi rất quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ mẫu, để duy trì luyện tập
và chỉ huy, đó là các tổ nhóm trưởng hoặc các em có tinh thần trách nhiệm cao,
có năng khiếu, biết nói, biết làm, có uy tín trong tập thể lớp để thực hiện chỉ huy
nhóm, tổ luyện tập, thảo luận là yếu tố để hoàn thành tốt nội dung bài học.
Trong giờ dạy, giáo viên là người hướng dẫn, quan sát một cách tổng thể, để
kịp thời uốn nắn, sửa sai kịp thời, để các em thực hiện đúng động tác. Tuy nhiên
cũng phải có đối đãi cá biệt những em yếu, kém, để tạo ra sự bình đẳng cho học
sinh.
Sau mỗi tiết học tôi nhận xét, đánh giá, kết quả học tập của học sinh một cách
tỉ mỉ, chính xác, chặt chẽ về các mặt, nhằm động viên, rút kinh nghiệm cho
những tiết học sau:
Về tinh thần thái độ, động cơ học tập đúng đắn, cụ thể, nhấn mạnh những
điểm tốt, những nhược điểm, những điểm cần chú ý cho giờ học sau.
Về ý thức tổ chức, kỷ luật trong từng nhóm, tổ, nhấn mạnh những điểm yếu
của từng nhóm, tổ để rút kinh nghiệm.
Về khả năng và mức độ hoàn thành nội dung bài học của các nhóm, tổ,
những cá nhân tiêu biểu, những hạn chế. Những đánh giá trên tôi ghi chép vào
sổ theo dõi, để kết thúc một nội dung, kiểm tra, đánh giá, cho điểm, một cách
chính xác, công bằng, dân chủ, công khai, trung thực, vô tư và bình đẳng, có
nhấn mạnh về mặt tinh thần thái độ, sự chịu khó, chịu khổ khắc phục khó khăn
để hoàn thành nội dung bài học. Sau khi kiểm tra đánh giá xếp loại, cho điểm tôi
công bố, công khai trước lớp ( Nếu là kiểm tra thực hành ) lấy ý kiến của học
sinh về xếp loại, cho điểm ( Nếu có thắc mắc ) Tôi giải thích ngay, đại đa số học
sinh thoả mãn với điểm của mình. Từ đó học sinh tin tưởng vào sự công minh,
công bằng của thầy giáo. Để có ý thức, thái độ cao hơn trong từng nội dung của
bài học, học sinh yêu thích môn học hơn.
- Các biện pháp đã tiến hành:
Sau mỗi nội dung kiểm tra, xếp loại tôi sẽ lựa chọn được những học sinh có
khả năng để thực hiện trong việc sơ tuyển vào kết thúc năm học: Như ở lớp 10
nội dung lí thuyết, đội ngũ, băng bó cứu thương, cho học sinh làm quen với nội
dung mới như: Tháo lắp súng, ném lựu đạn, kết hợp với giáo viên môn thể dục
để lựa chọn những học sinh có thành tích cao về chạy cự li ngắn để luyện tập
môn chiến thuật.
Các nội dung trên tôi tổ chức kiểm tra, sơ tuyển chọn những học sinh có
thành tích tốt nhất của mỗi lớp, sau đó tôi tiến hành phỏng vấn để xem các em
có thích nội dung tôi vừa đặt vấn đề hay không ( Người ta nói chữ Tâm bằng Ba
chữ tài ) Trước hết tôi nghĩ các em có thích (Có hứng thú ) thì mới phát huy
được khả năng của mình. Mà các môn thực hành đòi hỏi tính cần cù, chịu khó,
10
khéo léo, kết hợp với tư duy động tác, thì sẽ phát huy được tài năng. Ví dụ môn
Băng bó cứu thương, môn tháo lắp súng…đòi hỏi các động tác phải trở thành kỷ
sảo ( Gần như đã trở thành tự động ).
Từ kết quả đã được lựa chọn sau mỗi năm học. Vào đầu năm học tôi làm kế
hoạch bộ môn, kế hoạch huấn luyện HSG, trong đó có kế hoạch tổ chức thi học
sinh giỏi bộ môn cấp trường, làm cơ sở chọn đội tuyển chính thức, báo cáo lên
ban lãnh đạo nhà trường phê duyệt làm căn cứ để thực hiện, tôi quán triệt với
các em lần nữa: Về mục đích, mục tiêu, từ đó đề ra yêu cầu về tinh thần thái độ
trách nhiệm của các em đối với môn mà các em tham ra luyện tập để các em
thấm nhuần mục tiêu đó mà xác định động cơ, thái độ, trong quá trình luyện tập.
Đầu tháng 9 tôi bắt đầu chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở, vật chất của
từng nội dung như: Chuẩn bị từ 10- 12 cuộn băng chuẩn, cọc dây cho môn chiến
thuật, mượn súng, kẻ sân chuẩn đúng theo tiêu chuẩn thi đấu, 2- 3 đồng hồ bấm
giây, quy định thời gian luyện tập, lập sổ theo dõi tính chuyên cần, kết quả tập
luyện từng buổi, từng tháng, mỗi tổ tôi chọn cử một tổ trưởng làm công tác chỉ
huy, theo dõi về nề nếp, về chuẩn bị dụng cụ trước và sau mỗi buổi tập luyện,
chịu trách nhiệm về mọi mặt, khi cần thiết, để làm cơ sở đánh giá rút kinh
nghiệm trong quá trình luyện tập.
Tổ chức luyện tập 2 buổi /tuần vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần; tổ chức thi
HSG cấp trường vào trung tuần tháng 10 để các em nắm được tinh thần đó, tôi
trực tiếp hướng dẫn động tác kĩ thuật, chính xác, cho các em thực hành động tác
chậm nhưng phải đúng, chính xác, tăng dần độ nhanh độ chính xác hơn qua
từng buổi, từng tuần. Cho các em tự theo dõi, tự sửa chữa sai sót, luân phiên
nhau để bấm thời gian để tạo cảm giác trong quá trình luyện tập, từ kết quả mỗi
lần tập mà các em thấy được khả năng của mình để các em thúc đẩy, động viên
nhau trong quá trình luyện tập, cố gắng vươn lên trong quá trình luyện tập; Tôi
vận dụng nhiều biện pháp, có lần từng em lần lượt thực hiện các em còn lại quan
sát, nhận xét, rút kinh nghiệm, có lần 2,3 em cùng thực hiện 2-3 người bấm thời
gian, các em đua nhau thực hiện, cố gắng để bằng bạn. Trong 2 tuần tôi trực tiếp
kiểm tra, đánh giá kết quả, mức độ, sự tiến bộ của từng em, để các em biết được
khả năng của mình. Từ đó thúc đẩy tinh thần thái độ của các em tự giác, tích cực
trong quá trình luyện tập. Đây là yếu tố quyết định cho sự thành công của công
tác huấn luyện HSG đạt hiệu quả cao. Đồng thời giáo viên luôn luôn động viên,
quan sát, nhắc nhở để các em hoàn thành nhiệm vụ.
Thực hiện theo kế hoạch huấn luyện, đến thời điểm tổ chức thi học sinh giỏi
cấp trường, tôi phối hợp với tổ TD - QPAN làm kế hoạch cho toàn bộ nội dung
và công việc của hội thi HSG môn GDQP cấp trường: Nhân sự cho hội thi, kinh
phí, dụng cụ, sân bãi, phân công trách nhiệm cho từng thành viên báo cáo với
BGH bằng văn bản phê duyệt, cấp kinh phí, điều động con người làm công tác
trọng tài cho hội thi, lên danh sách thí sinh tham gia hội thi, làm các biên bản
11
từng môn thi, chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, sân bãi trước đó một ngày. Tổ chức
hội thi vào ngày chủ nhật ( Trung tuần tháng 10)Công tác trọng tài, căn cứ vào
số lượng thí sinh đăng kí tham gia từng môn để phân công trọng tài, thư kí cho
phù hợp. Trước hết tôi quán triệt với mọi thành viên làm công tác trọng tài, thực
hiện theo sự phân công đã được phê duyệt, làm đúng chức năng, đánh giá chính
xác, công bằng, vô tư, công khai, dân chủ. Tổ chức thi xong các môn thư kí tổng
hợp và thông qua hội đồng trọng tài về kết quả hội thi, để biết và thống nhất.
Sau đó tôi lập danh sách những học sinh đạt thành tích cao nhất và xếp giải:
Nhất, nhì, ba ( Nếu môn nào học sinh tham gia đông có thể lấy đến giải khuyến
khích ) của từng môn ( Nam, nữ riêng ) báo cáo với BGH quyết định, công nhận
là HSG bộ môn và khen thưởng kịp thời, công bố kết quả trao thưởng vào buổi
chào cờ thứ hai.
Căn cứ vào kết quả của hội thi, tôi chọn danh sách đội tuyển chính thức, mỗi
môn tôi có thể chọn 3- 5 em (Nam , nữ riêng). Tiến hành huấn luyện đội tuyển
chính thức, lúc này tôi sẽ tăng số buổi tập trong tuần 3 buổi / tuần. Tuy nhiên
với sự thích thú ( Hứng thú) của các em trong đội dự tuyển, các em đề nghị tăng
thêm buổi tập trong tuần ( Thậm chí là các em đi tập cả tuần ) vào các buổi
chiều, các em thi đua nhau để có kết quả cao về kĩ năng động tác, năng cao tính
cọ sát, tạo tâm lí vững vàng trong thi đấu. Các em tự kiểm tra kết quả của nhau,
đồng thời tôi cũng tích cực kiểm tra kết quả tập luyện của học sinh , tích cực sửa
sai, từ đó các em hăng say, tích cực tập luyện, không phụ lòng nhiệt tình, tự giác
của các em, bản thân tôi cũng đã tổ chức, phân công giáo viên thay phiên nhau,
duy trì luyện tập cho đến trước khi lập danh sách đăng kí về Sở tôi tổ chức kiểm
tra lại lần nữa những học sinh có thành tích cao nhất để lập danh sách chính
thức, trình BGH phê duyệt để đăng kí tham gia hội thi cấp tỉnh.
Tổ chức kiểm tra chốt danh sách, mỗi môn chọn 2 học sinh nam, 2 học sinh
nữ ( Đối với các môn thực hành) Phối hợp 2 giáo viên trực tiếp huấn luyện để
kiểm tra một cách chính xác, công bằng. Tuy nhiên có ưu tiên đối với các em
lớp 12, thông nhất của 2 giáo viên về số lượng, kết quả, thông báo danh sách
chính thức, chốt số lượng. Duy trì luyện tập cho đế khi đi thi đấu cấp tỉnh, trong
quá trình luyện tâp tôi luôn luôn và tăng cường kiểm tra, nhằm trang bị cho các
em những kĩ năng, kĩ sảo cần thiết, rèn luyện tâm lí vững vàng trong quá trình
thi đấu, trước đám đông người, trước ban giám khảo, trọng tài ( Bởi vì các em
đa số là con em là người dân tộc ít người, tính nhút nhát vẫn còn phổ biến).
Đồng thời tôi luôn động viên, khuyến khích các em trong quá trình luyện tập,
không phụ lòng nhiệt tình của giáo viên và trách nhiệm của các em nên các em
đã tham gia rất tự giác, tích cực, nhiệt tình, hiệu quả thông qua hội thi cấp tỉnh.
4- Kiểm nghiệm qua việc áp dụng một số phương pháp để phát huy tính
tự giác tích cực trong quá trình huấn luyện HSG.
12
Qua vận dụng phương pháp này tôi thấy đã khuyến khích, động viên và phát
huy tính tự giác, tích cực của học sinh, trong quá trình huấn luyện học sinh giỏi
kết quả được thể hiện qua kì thi HSG cấp trường và cấp tỉnh như sau:
- Số học sinh đăng kí tham gia hội thi HSG cấp trường:
Các môn thực hành
Năm học Tổng số HS đăng kí Nam Nữ
2010 - 2011 115 70 45
2011 - 2012 135 85 50
- Kết quả: Học sinh giỏi cấp tỉnh
Năm học Tổng
số giải
Giải
nhất
Giải nhì Giải ba Giải KK Thứ
hạng
toàn tỉnh
2010 -2011 10 1 0 4 5 36
2011 -2012 13 0 4 3 6 3
C - Kết luận:
Kết quả nghiên cứu sau khi đã vận dụng kinh nghiệm này. Kết quả đạt được
như sau:
- Nhận thức của Ban lãnh đạo, giáo viên, phụ huynh và học sinh về môn học là
tốt, công bằng, đầy đủ, kịp thời.
- Học sinh rất ham thích học, tập môn GDQP - AN .Đặc biệt là được tham gia
và luyện tập trong đội tuyển HSG.
- Đa số học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tinh thần thái độ, động cơ học
tập đúng đắn, có khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng động tác kỹ thuật. Do sự
nổ lực và chịu khó, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tóm lại : Qua nghiên cứu, học tập, rèn luyện, nhận thức về bộ môn Giáo dục
Quốc phòng - An ninh của toàn ngành được nâng lên rõ rệt, cán bộ, giáo viên,
học sinh đã thấy được lợi ích và tầm quan trọng của môn học. Các thầy đã tham
gia giảng dạy và huấn luyện cho đội tuyển HSG cấp tỉnh môn GDPQ - AN hàng
năm đạt kết quả ngày càng cao, qua đó vận dụng, tổ chức thực hiện vào nếp
sống mới, lành mạnh trong nhà trường, bản thân giáo viên có nhiều tiến bộ,
trong tổ chức đời sống sinh hoạt, nề nếp dạy và học, tổ chức quản lí học sinh,
trường lớp ngày càng chặt chẽ hơn. Cũng thông qua môn học GDQP - AN, học
sinh có nhiều tiến bộ về mọi mặt, nhất là ý thức tổ chức kỷ luật, tư thế, tác
phong, trước đây giờ học môn GDQP - AN, học sinh rất ngại, đặc biệt là luyện
tập tham gia thi HSG, hầu như học sinh không thích lắm. Đến nay học sinh đã
có nhận thức đúng đắn hơn, đa số các em đã ham thích, say sưa trong học tập
13
nghiên cứu kỹ, chiến thuật … mà chương trình đề cập đến. Các em hăng say
trong luyện tập đội tuyển HSG, nhất là các môn tháo lắp súng, môn băng bó cứu
thương, ném lựu đạn.
Từ việc vận dụng một số phương pháp trong quá trình huấn luyện, bồi
dưỡng HSG bộ môn GDQP - AN, đã phát huy được tính tự giác, tích cực của
học sinh kết quả chất lượng giải HSG cấp tỉnh ngày càng được cải thiện. Môn
GDQP - AN đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ năm học
của nhà trường và được tập thể nhà trường đánh giá cao và ghi nhận.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ để khuyến khích và làm cho học sinh
yêu thích và học tập( Luyện tập) môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh. Góp
phần nâng nhận thức về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu trong giáo dục toàn diện, đào
tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện cả về trí lực và thể lực. Từ đó năng cao trách
nhiệm của bản thân học sinh, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Cẩm Thuỷ, ngày 25 tháng 05 năm 2012
Người viết
Phạm Tuấn Thắng
14