Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Học tiếng anh qua báo Bật mí 7 hiểu lầm về nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.06 KB, 9 trang )

Bật mí 7 hiểu lầm về nghiên cứu khoa học
Bài Viết
7 myths about scientists debunked
As scientific researchers, we are often surprised by some of the assumptions
made about us by those outside our profession. So we put together a list of
common myths we and our colleagues have heard anecdotally regarding
scientific researchers.
Myth 1: Researchers are paid by their research institutes
A research-focused academic will be provided with excellent colleagues, space,
core technical support and often some money for lab maintenance. But not
always a salary. Tenure is rare and is more likely to occur in universities but
usually with teaching commitments.
The requirement for most researchers is to attract their own salary and research
funding from outside their institute. This is typically in the form of competitive
government grants, philanthropy and/or industry collaborations.
Scientific researchers are finding it harder to fund themselves due to reduced
competitive grant funding. Luckily, some research organisations have a “safety
net”, offering subsidies for limited amounts of time to top-performing
researchers who have not funded their own salaries.
Myth 2: Researchers are paid to publish in journals
Surprisingly, unlike contributors to off-the-shelf journals and magazines,
researchers have to pay the journals to publish their papers after they have been
accepted for publication.
This is because, unlike mainstream publications, scientific journals generally do
not receive money from advertisers. Costs can range up to A$2,000 per article,
and up to US$5,700 (A$7,359) for “open access” journals.
“Open access” journals do not charge a subscription fee. With most researchers
publishing between five and ten papers a year, this can quickly add up.
Myth 3: Researchers are paid for working long hours
Scientific researchers are typically paid for between 37 and 39 hours per week.
However, due to a combination of healthy obsession, the increasing cost of


experiments and the pressure to compete for an ever-shrinking pool of funds,
many put in up to twice these hours, often working evenings and weekends.
In contrast to those in the legal and accounting professions, for example, no
overtime is paid to scientific researchers.
Myth 4: Worthy research always gets funded
In 1937, the success rate for medical research grants was 49%, with a total of 63
applications made.
Through to 2000, success rates hovered around 30%, meaning one in three
grants were funded. This sustained research careers and allowed growth in the
research workforce.
Today, around 7,000 PhD students graduate each year, with more than half in
science, technology, engineering and maths.
In 2014, however, the success rate for most Australian government funded
research grants hit a 30-year low of 15%, with another drop predicted for 2015.
With 4,800 grant applications every year, there is a lot of excellent research –
and researchers – missing out.
This issue was highlighted recently by four Australian Nobel Laureates.
Unfunded research is often terminated, leading to a loss of valuable resources,
such as specialised disease models and highly skilled research staff.
Myth 5: Researchers can claim costs of journal subscriptions and society
memberships
Subscribing to leading journals is essential for staying up to date with
discoveries in one’s research area research as soon as they are published. A
typical subscription will be a few hundred dollars each year.
Although many journals are available free via university libraries, many make
their articles available only to personal subscribers in the first year after they’re
published.
It is also important that researchers keep in contact with colleagues via societies,
and a researcher will often hold two to five different memberships. Generally,
grant funding bodies do not allow budgets to include such items, and most

research institutes will not provide funding either.
The best a typical researcher can do is to claim part of these expenses back as a
tax deduction.
Myth 6: Researchers are trained to write and to manage budgets
In general, there are no compulsory courses in science communication, grant
writing or budget management. These are usually picked up from mentors and
from trial and error.
Progressive research institutes and university departments may offer some
training in these areas, but again, this is not systematic.
Myth 7: Researchers have a career for life
Gone are the days of “once a researcher, always a researcher”. This is partly due
to the “casualisation” of Australia’s research workforce and higher education
sector, but also the high turnover of research personnel.
Most researchers sign a 12 month contract – sometimes less. Senior
investigators with Fellowships may receive a contract for the duration of their
fellowship, but few, if any, are considered “permanent employees”.
This is not unique to scientific research, but this short-term, high-risk career path
has serious consequences for all researchers, particularly women in science.
Young investigators are being encouraged to consider careers beyond
research and some of our best and brightest are choosing to stay abroad.
The truth
Scientists are passionate about their research and readily do overtime and
work pro bono (minus the executive assistant and company car), all while
seeking funds for their salary, and for those in their team.
This is after more than a decade of higher education enabling the researcher to
become an international specialist in their field. A huge investment for the
individual, the government and society.
Few researchers complain though because of the joys of research, the thrill of
discovery and the desire to help others.
We hope this has helped shed some light on the life of a scientific researcher,

and dispelled a few myths that are floating around about how and why we do
what we do. Scientists want you to “get” what we do.
After all, our science impacts you too, and much of it is funded through your tax
dollars.
Increased investment in Australian science, together with diversified training of
the research workforce, will secure the future of Australian research and
researchers – and every Australian.
Bài Dịch
Bật mí 7 hiểu lầm về nghiên cứu khoa học
Với tư cách là một nhà nghiên cứu khoa học (tác giả), chúng tôi thường bị bất
ngờ về những hiểu lầm tai hại về công việc bởi những người ngoài chuyên môn.
Do vậy, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi liệt kê một danh sách những
điều “bí ẩn” hay bị hiểu lầm nhất.
Hiểu lầm 1: Nhà nghiên cứu được các Viện Nghiên Cứu trả lương
Những viện hàn lâm khoa học thường cung cấp, hỗ trợ các công nghệ “nguồn”,
cũng như không gian, đối tác,… và đôi khi là tiền để duy trì các phòng nghiên
cứu. Nhưng đấy KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG LÀ LƯƠNG “CỨNG”.
Lương cứng thường chỉ có trong các trường Đại Học, và tất nhiên là đi kèm hợp
đồng giảng dạy.
Đối với phần lớn các nhà nghiên cứu, họ phải tự tìm kiếm “lương” hay các quỹ
tài trợ nghiên cứu tử tổ chức bên ngoài. Các khoản tiền này có thể được cung
cấp dưới các hình thức cơ bản như: tài trợ từ chính phủ, quỹ từ thiện, hay hợp
tác nghiên cứu với các công ty công nghệ (hợp tác công nghiệp).
Hiện nay đa số các nhà nghiên cứu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài trợ vì
tính cạnh tranh trong ngành khá là mạnh. Cũng may, một vài tổ chức nghiên cứu
có chế độ gọi là “lưới an toàn”, trợ cấp tiền trong một khoảng thời gian giới hạn
cho những nhà nghiên cứu top đầu (trong trường hợp họ chưa kiếm được lương
hay tài trợ từ tổ chức bên ngoài).
Hiểu lầm 2: Các nhà nghiên cứu được trả tiền cho các công bố trên tạp chí khoa
học

Rất tiếc, khác với những cộng tác viên của các tờ báo, tạp chí thông thường, các
nhà nghiên cứu PHẢI TRẢ TIỀN cho các tạp chí khoa học để được công bố
nghiên cứu của mình (tất nhiên là sau khi qua bình duyệt và được chấp nhận).
Lý do là bởi, khác với các ấn phẩm khác, tạp chí khoa học nói chung không
nhận tiền từ các nhà quảng cáo. Chi phí cho một công bố có thể lên tới 3000$
cho tạp chí đóng và 5.700 $ cho tạp chí mở (open access).
Tạp chí mở là dạng tạp chí cho phép người đọc download hay sử dụng mà
không phải trả thêm một khoản phí nào. Phần lớn các nhà nghiên cứu thường
công bố từ 5 đến 10 bài một năm (tùy vào độ lớn của team nghiên cứu). Bạn có
thể tự tính ra được chi phí cần bỏ ra rồi nhé.
Hiểu lầm 3: Các nhà nghiên cứu được trả tiền để làm việc quá giờ
Thông thường các nhà nghiên cứu khoa học sẽ dành khoảng 37-39 tiếng một
tuần để làm việc.
Tuy nhiên, với chi phí và thời gian tiêu tốn cho các thí nghiệm ngày càng gia
tăng, cũng như áp lực mạnh trong việc cạnh tranh giành các khoản tài trợ vốn đã
eo hẹp, có rất nhiều người dành đến gấp đôi số thời gian kể trên để làm việc.
Thể hiện qua làm việc đêm hay làm thêm vào cuối tuần.
Và tất nhiên, khác với các ngành nghề chuyên nghiệp trong công ty hay tổ chức
hành chính, nhà nghiên cứu KHÔNG ĐƯỢC TRẢ TIỀN LÀM THÊM GIỜ (tự
nguyện mà).
Hiểu lầm 4: Những nghiên cứu “sáng giá” sẽ luôn được tài trợ
Vào năm 1937, tỷ lệ được tài trợ của các nghiên cứu về y học là 49%, trong tổng
số 63 lĩnh vực ứng dụng.
Đến những năm 2000, con số đó dao động trong khoảng 30%, tức là cứ ba
nghiên cứu đăng ký thì có một cái được tài trợ. Ít ra thì điều này vẫn còn giúp
duy trì sự nghiệp nghiên cứu của nhiều người, và giúp gia tăng lực lượng nghiên
cứu.
Tính đến nay, mỗi năm có khoảng 7000 Tiến Sĩ (PhD) tốt nghiệp, hơn một nửa
thuộc về các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán.
Tuy nhiên, năm 2014, tỷ lệ nghiên cứu được tài trợ từ chính phủ Úc đã chạm

mốc thấp nhất trong 30 năm qua, chỉ còn 15%, và dự kiến còn tiếp tục giảm vào
năm 2015. Mỗi năm có khoảng 4800 đơn đăng ký, và CÓ RẤT NHIỀU
NHỮNG NHÀ NGHIÊN CỨU VÀ NGHIÊN CỨU XUẤT SẮC BỊ BỎ QUA.
Vấn đề này đã được bốn nhà nghiên cứu đoạt giải Nobel tại Úc cảnh báo. Những
nghiên cứu không được tài trợ thường sẽ bị đình chỉ, gây ra tổn thất về tài
nguyên (thiết bị, kết quả nghiên cứu) và con người (đội ngũ nghiên cứu trình độ
cao).
Hiểu lầm 5: Các nhà nghiên cứu có thể yêu cầu nhận chi phí đăng ký tạp chí hay
đăng ký thành viên của các tổ chức liên quan
Đăng ký (subscribing) các tạp chí hàng đầu là điều kiện cơ bản để luôn cập nhật
những phát hiện mới nhất của các đồng nghiệp trong cùng một lĩnh vực. Chi phí
có thể lên tài vài trăm USD mỗi năm.
Cũng có một vài tạp chí mở cửa miễn phí qua các thư viện của trường Đại Học.
Nhưng cũng có nhiều tạp chí chỉ có phép đăng ký với tư cách cá nhân trong một
năm đầu sau khi nghiên cứu được công bố.
Ngoài ra mỗi nhà nghiên cứu cũng cần phải duy trì liên lạc với các đồng nghiệp
trong cùng một cộng đồng nghiên cứu của mình. Thông thường một nhà nghiên
cứu có thể là thành viên của 2 đến 5 hội nghiên cứu khác nhau. Những khoản tài
trợ sẽ không bao gồm tiền dành cho những việc như vậy, và các viện nghiên cứu
thì càng không.
Nếu có thể thì nhà nghiên cứu chỉ có thể yêu cầu một phần trong các khoản chi
phí đó như là khoản khấu trừ thuế mà thôi.
Hiểu lầm 6: Các nhà nghiên cứu được “huấn luyện” để viết và kiểm soát tài
chính
Không có khóa học bắt buộc nào liên quan đến giao tiếp khoa học, viết hồ sơ xin
trợ cấp, hoặc quản lý tài chính cả. Những thứ đó chúng tôi chỉ được học từ
những thày hướng dẫn, từ những thử nghiệm và sai lầm.
Những viện nghiên cứu mới hay các khoa trong trường Đại Học có thể cung cấp
một số khóa học như vậy, nhưng xin nhắc lại, không có một hệ thống cố định
nào liên quan đến các môn này cả.

Hiểu lầm 7: Nghiên cứu là một nghề để sống đến cuối đời
Đã qua rồi những ngày tháng kiểu “Một ngày làm nghiên cứu, cả đời làm nhà
nghiên cứu”. Một phần là do hiện tượng “bất chính tắc hóa” của nguồn nhân lực
nghiên cứu và giáo dục tầm cao tại Úc, và một phần do tình trạng bỏ việc tăng
cao.
Phần lớn các nhà nghiên cứu ký hợp đồng 12 tháng hoặc ít hơn. Những nhà
nghiên cứu cấp cao cùng các nhân viên bên dưới có thể nhận hợp đồng cho các
thành viên trong nhóm, thế nhưng kể cả với hợp đồng đó cũng khó có thể coi là
“nhân viên chính thức” được.
Đây không phải điều gì quá đặc biệt trong nghiên cứu khoa học. Nhưng nói gì
thì nói con đường sự nghiệp ngắn ngủi và đầy rủi ro này có thể gây ra hiệu quả
nghiêm trọng cho tất cả nhà nghiên cứu, đặc biệt là NỮ GIỚI.
Những nhà nghiên cứu trẻ thường được khuyên nên cân nhắc những công việc
ngoài nghiên cứu hay đơn giản hơn là ra nước ngoài.
THỰC TẾ
Các nhà khoa học là những người đam mê về nghiên cứu của bản thân và sẵn
sàng làm quá thời gian hay không cần giải thưởng nào. Nhưng họ vẫn cần phải
tìm kiếm nguồn tài trợ để có “lương” cho bản thân và các đồng nghiệp trong
nhóm.
Thông thường thời gian để một nhà nghiên cứu trở thành chuyên gia trong lĩnh
vực của họ có thể lên tới hàng chục năm cày cuốc, do vậy rất cần nguồn đầu tư
lớn từ các cá nhân, chính quyền hay tổ chức xã hội.
Rất ít nhà nghiên cứu phàn nàn về cuộc sống của mình bởi vì họ sống trong
niềm đam mê nghiên cứu, khát khao được khám phá, và ước muốn giúp đỡ
người khác.
Chúng tôi hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về cuộc sống của một nhà
nghiên cứu khoa học, và tránh được những hiểu lầm bên trên.
Nói cho cùng nghiên cứu của chúng tôi sẽ ít nhiều có ảnh hưởng đến bạn và tiền
thuế bạn đóng cũng có thể một ngày nào đó sẽ được sử dụng để tài trợ cho
nghiên cứu của chúng tôi.

Cũng xin nhắc rằng đây là bài chia sẻ của một người làm nghiên cứu tại Úc do
vậy đối với các quốc gia khác có thể có nhiều điểm giống hoặc không giống, bạn
đọc nên cân nhắc

×