Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu Luận Tìm hiểu về nền hành chính Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.05 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. Khái Quát Về Đất Nước Nhật Bản
II. Khái Quát Mô Hình Nhà Nước
III. Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước
1. Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước ở Trung Ương
2. Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước ở Địa Phương
3. Mối Quan Hệ Giữa Bộ Máy Hành Chính Trung Ương Và Địa Phương
IV. Phạm Vi Công Chức Và Mô Hình Công Vụ
V. Cải Cách Hành Chính Ở Nhật Bản
VI. Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
C. KẾT LUẬN

Danh Sách Tài Liệu Tham Khảo




A. LỜI MỞ ĐẦU
Nằm cong cong trên bán đảo phía đông Thái Bình Dương, nơi hàng năm xảy ra bao
nhiêu thảm họa của nhân loại nào động đất, sóng thần và không được thiên nhiên ưu ái
ban tặng cho tài nguyên thiên nhiên.Nhưng mỗi khi nhắc tới Nhật Bản-đất nước mặt trời
mọc, xứ sở hoa anh đào với những con người thông minh, cần cù, chịu thương, chịu khó
và dặc biệt có ý thức trách nhiệm cao và tinh thần làm việc tuyệt vời.
Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học,
công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD
của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hành thứ 3 trên thế giới.Nhật Bản là quốc
gia dẫn đầu về khoa hoc và công nghệ. Được đánh giá là một cường quốc kinh tế, Nhật
Bản là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu tính theo tổng sản phẩm nội địa cũng
như thứ ba theo sức mua tương đương chỉ sau Hoa Kì và Trung Quốc và là đất nước


đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng; xếp thứ 4 thế giới về xuất
khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên của tổ chức Liên
Hiệp Quốc, G8, G4 và APEC.
Vậy các bạn có thắc mắc tại sao một nước gặp khó khăn nhiều như Nhật Bản, lại
chẳng được thiên nhiên ưu ái cho gì nhưng cường quốc này vẫn nổi tiếng về mọi mặt từ
kinh tế cho tới xã hội. Là nước luôn luôn đứng tốp đầu trong xếp hạng các quốc gia trên
thế giới, con người nơi đây nổi tiếng với sự thông minh, đức tính cần cù và biết khắc
phục những khó khăn với tinh thần đoàn kết cao, ý thức cộng đồng mà tất cả thế giới
đều phải ngưỡng mộ. Có được điều đó phải nói đến sự quản lý khoa học và hiệu quả của
nền hành chính Nhật Bản, một bôn máy nhà nước được sắp đặt khá quy cũ và rõ ràng
của từng bộ phận. Nền hành chính Nhật Bản có từ lâu đời và tạo được bước phát triển
trong sự quản lí của mình. Hệ thống thể chế hành chính cụ thể, điều chỉnh chính xác các
hành vi trong xã hội và do đó rất đồ sộ, cồng kềnh và phức tạp. Đội ngũ công chức được
đào tạo chuyên nghiệp và có ý thức phục vụ cao, mở rộng nền hành chính dịch vụ trên
toàn quốc, đáp ứng đầy đủ nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân. Muốn hiểu rõ và sâu
sắc hơn về những khái quát ở trên chúng ta cùng đi tìm hiểu nền hành chính Nhật Bản
nền hành chính Nhật Bản.
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, mặc dù đã có nhiều cố gắng và tìm kiếm,
chọn lọc tài liệu nhưng không thể trách khỏi những sai sót mong được sự góp ý và chỉ
bảo của cô để bài làm được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN
Nhật Bản là một quốc gia với hơn ba nghìn hòn đảo trải dọc biển Thái Bình Dương
của Châu Á có diện tích là 377.873km2, trong đó khoảng 70%-80% là đồi núi, loại hình
địa lí không phù hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú.Mật độ dân số cao 339
người/ km2, đứng thứ ba trên thế giới. Vị trí nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương
thường xuyên phải chịu các dư chấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa.
Nhiệt độ ở Nhật Bản cao trung bình ở 30oC, có lúc lên tới 40oC .
Dân số Nhật Bản hơn 128 triệu người(năm 2011) đứng thứ 10 trên thế giới, dân số

Nhật Bản đang có xu hướng lão hóa. Thay đổi dân số đã tạo ra các vấn đề xã hội, đặc
biệt là sự suy giảm lực lượng lao động đồng thời gia tăng kinh phí cho phúc lợi xã hội.
Nhiều người trẻ ở Nhật Bản có xu hướng không lập gia đình khi trưởng thành. Dân số
nước Nhật dự tính sẽ giảm xuống còn 64 triệu người vào năm 2100. Đây cũng là vấn đề
quan trọng làm giới chức trách Nhật Bản phải suy nghĩ.
Một nước rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên trong khi dân số thì quá đông, phần
lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh,
nhưng các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi, phất triển tốc
độ cao đứng hàng đầu thế giới.GDP của Nhật năm 2011 là 5472 tỷ USD, trong đó: đóng
góp của khu vực dịch vụ là 73,3%, đóng góp của khu vực công nghiệp là 25,5%, đóng
góp của khu vực nông nghiệp là 1,5%.
Chỉ số phát triển con người(HDI) luôn ở mức cao, đạt 0,953(đứng thứ 8 trên thế
giới) năm 2009.
Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Nhật đứng hàng cao nhất thế giới 86,44/năm, tuổi
thọ trung bình của nam giới là 79,59/năm.
Những số liệu thống kê trên cho thấy Nhật Bản là một quốc gia phát triển, năng lực
tổ chức hành chính nhà nước và ổn định kinh tế, trật tự an toàn xã hội, phạm vi hoạt
động của quyền lực nhà nước tạo nên một diện mạo đặc thù của đất nước mặt trời mọc.
II. KHÁI QUÁT MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC
Hình thức cấu trúc: là nhà nước đơn nhất.
Hình thức chính thể: Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến,
đứng đầu là nhà vua(Hoàng đế) nhưng thủ tướng là người là người nắm quyền cao nhất
về các phương diện quản lí quốc gia và chịu sự giám sát của hai viện(Thượng viện và
Hạ viện) cùng tòa Hiến pháp có thẩm quyền ngăn chặn các quyết định vi hiến của chính
phủ.
III. BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước Ở Trung Ương
Theo Hiến pháp hiên hành, Nhật hoàng được coi là biểu tượng cho sự thống nhất của
quốc gia. Ông ta không có quyền lực thực sự trong thực hiện các chức năng của chính
phủ. Tất cả hành động của Nhật hoàng phải làm là chuẩn y trên cơ sở những tư vấn và

thông qua của Nội các. Nhật hoang bổ nhiêm thủ tướng và chánh án tòa án tối cao và
xác nhận sự bổ nhiệm của Bộ trưởng chử yếu của Nhà nước; có quyền triệu tập Nghị
viện một cách chính thức và có thể giải tán Hạ viện và kêu gọi một cuộc bầu cử phổ
thông; bổ nhiệm đại sứ, kí các hiệp ước và công bố Luật, quyết định của chính phủ và
sửa đổi Hiến pháp nhưng không được coi như thiết chế quyền lực tối cao như trước nữa.
Chính phủ Nhật Bản được chia thành ba nhóm quyền lực cơ bản: Lập pháp, Hành
pháp và Tư pháp.
Ngành Hành pháp bao gồm Nội các, các tổ chức thuộc quyền quản lia của Nội các, văn
phòng thủ tướng, các bộ, 24 cục và 8 ủy ban. Nội các là cơ quan hành pháp cao nhất của
chính phủ. Nội các ban hành chính sách và các kế hoạch của chính phủ, điều hành các
bộ của chính phủ ở hai phương diện cá nhân và tập thể, quản lí các vấn đề đối nội và đối
ngoại, chuẩn bị ngân sách, quản lí công cụ và trình các dự án Luật ra Nghị viện. Nội các
cũng ban hành các quyết định có giá trị như các đạo luật, bổ nhiệm thẩm phán của tòa án
tối cao và chịu trách nhiệm cố vấn cho Nhật hoàng về các thủ tục chính thức triệu tập
các phiên họp của Nghị viện hay giải tán nghị viện và kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử
phổ thông.
Cơ cấu của các thành viên đứng đầu nội các bao gồm: đứng đầu Nội các là thủ
tướng, giúp việc cho Thủ tướng là các Bộ trưởng cụ thể là:
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, 54 tuổi, đã được bầu làm thủ tướng vào ngày
29/8/2011. Tân chủ tịch Đảng dân chủ Nhật Bản(DPJ).
Nội các của thủ tướng Noda bao gồm:
Các bộ:
1. Bộ Tổng hợp
2. Bộ Tư pháp
3. Bộ Ngoại Giao
4. Bộ Tài Chính
5. Bộ Văn hóa, giáo dục và Khoa học
6. Bộ Phúc lợi và Lao động
7. Bộ Nông ngiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản
8. Bộ kinh tế và Công nghiệp

9. Bộ lãnh thổ và giao thông
10. Bộ Môi trường
11. Bộ quốc phòng
12. Chánh văn phòng Nội các
13. Chủ tịch ủy ban an toàn quốc gia
14. Bộ trưởng Nội các Đặc trách khu vực Tài chính
15. Bộ trưởng Nội các Đặc trách chính sách Kinh tế-Tài chính
16. Bộ trưởng Nội các Đặc trách Cải cách hành chính
17. Bộ trưởng Nội các Đặc trách Đối phó thảm họa
(Trong đó Bộ Quốc phòng được thành lập tiền thân là từ Cục Phòng vệ.)
Văn phòng thủ tướng tổ chức và điều hành các công việc của Thủ tuwonngs và nội
các, trong đó ba bộ phận quan trọng nhất là Văn phòng thư kí Nội các, Văn phòng lập
pháp Nội các và Hội đồng quốc phòng quốc gia. Văn phòng thư ký Nội các tổ chức các
chương trình họp của Nội các và cung cấp các nghiên cứu và thu thập dữ liệu và tư vấn
chính sách cho Nội các, liên lạc và kết nối giữa các cơ quan của chính phủ, tổng thue ký
của văn phòng thường là một cộng sự gần gũi của Thủ trưởng. Văn phòng lập pháp nội
các chuẩn bị các dự luật để trình lên nghị viện, kết hợp việc xem xét và phê chuẩn các
quy định bắt nguồn từ các bộ và đàm phán các vấn đề lập pháp với các ủy ban thường
trực của nghị viện. Văn phòng chuẩn bị và phối hợp các quyết định của Nội các cùng
với các quan điểm của các bộ liên quan để Nội các phê chuẩn của các quy định bắt
nguồn từ các bộ và đàm phán các vấn đề lập pháp với các ủy ban thường trực của Nghị
viện. Văn phòng chuẩn bị và phối hợp các quyết định của nội các cùng với các quan
điểm của các bộ liên quan để Nội các phê chuẩn. Hội đồng lập pháp quốc gia do thủ
tướng đứng đầu, gồm tổng giám đốc của cục quốc phòng, Bộ trưởng ngoại giao, Bộ
trưởng tài chính và tổng giám đốc của cục quy hoạch thuế.
Cơ quan lập pháp Nhật Bản là Nghị Viện Nhật Bản, Nghị viện quốc gia, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất và cơ quan lập pháp quốc gia. Nghị viện có quyền phê
chuẩn ngân sách và các điều ước, đề xuất việc sửa đổi Hiến pháp. Nghị viện được tổ
chức thành hai viện: Hạ viện( House of Representatives) và Thượng viện ( House of
Coucillor). Thành viên của hai viện được bầu thông qua phổ thông đầu phiếu với tư cách

là đại diện của nhân dân. Hạ viện bao gồm 115 nghị sĩ, được bầu cử với nhiệm kỳ 4 năm
từ 130 khu vực bầu cử. Thượng viện gồm 252 nghị sĩ, được bầu cử với nhiệm kỳ 6 năm
bởi hai khu vực bầu cử khác nhau: 152 nghị sĩ, được bày ở 47 khu vực tương ứng với 47
quận. Mỗi quận bầu từ 2 đến 8 nghị sĩ tương ứng với số dân. 100 thượng nghị sĩ còn lại
được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Hai viện này có quyền lực khác nhau. Hạ
viện có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm Nội các, phê chuẩn ngân sách và các hiệp ước, bổ
nhiệm thủ tướng và kéo dài các phiên họp của Nghị viện. Các dự luật trở thành luật phải
có sự phê chuẩn của cả hai viện nhưng Hạ viện có thể lấn át Thượng viện với đa số 2/3.
Nghị viện tiến hành ít nhất của kì họp định kỳ kéo dài 150 ngày mỗi năm. Kỳ họp
bất thường có thể được triệu tập bởi Nội các hoặc bản thân Nghị viện hoặc theo đề nghị
của 1/4 số thành viên của Hạ viện. Cả hai viện hoạt động trên cơ sở kết hợp của thông
qua tranh luận nghị viện phổ thông theo kiểu Anh và thông qua một hệ thống của
khoảng 16 cơ quan thường trực theo kiểu của Mỹ. Mỗi viện có toàn quyền trong việc bổ
nhiệm các quan chức lãnh đạo của mình và thiết lập hệ thống quy định riêng. Nghị viện
cũng có quyền được quy định trong Hiến pháp là bổ nhiệm thủ tướng và Thủ tướng có
quyền bổ nhiệm các Bộ trưởng chủ yếu của Nhà nước. Hiến pháp quy định Thủ tướng
và ít nhất của một nửa Nội các phải là một thành viên của một trong hai viện của Nghị
viện.
Ở Nhật bản nhiệm kỳ của thủ tướng không bị giới hạn bởi luật pháp, tuy nhiên theo
quy định riêng của Đảng Dân Chủ tự do( LDP) thì người lãnh đạo Đảng chỉ được giữ
chức vụ trong hai năm liên tiếp. Tuy nhiên trước đó quy định này đã được thay đổi, cho
phép Thủ tướng giữ chức lâu hơn. Nhưng kể từ khi Thủ tướng đầu tiên Hirobumi Ito
nhậm chức ngày 22-11-1885 đến nay Nhật Bản có tới 94 thủ tướng. Trung bình mỗi
nhiệm kỳ kéo dài khoảng 15 tháng, riêng 10 năm trở lại đây(2001-2010) Nhật Bản có tới
6 đời thủ tướng, có những người tại vị tới ba lần như cựu Thủ tướng Junichiro Koizume.
Thủ tướng do Quốc hội bổ nhiệm, còn bổ nhiệm và miễn nhiệm các Bộ trưởng sẽ
thuộc quyền của Thủ tướng. Tập thể Nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội và phải từ
chức và xin Hoàng Đế( Thiên Hoàng) giải tán Hạ viện nếu bị Hạ viện bất tín nhiệm.
Mô hình tổ chức chính phủ là mô hình lập pháp trội, không bầu trực tiếp mà do nghị
viện bầu , chịu trách nhiệm trước Nghị viện, giới thiệu các thành viên của Nội các để

Quốc hội phê chuẩn, các quyền lực thực hiện của Chính phủ thông qua Nhật Hoàng.
Ngoài ra Chính phủ còn phải chịu trách nhiệm trước Quốc Hội, có quyền giải tán Hạ
viện, tuyên bố tổng tuyển cử Quốc hội và tiến hành các nghi lễ.
2.Bộ Máy Chính Quyền Địa Phương
2.1. Số cấp chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương ở Nhật Bản có rất ít hoặc không có sự độc lập và được coi
như là cánh tay nối dài của Chính phủ Trung Ương. Chính quyền địa phương bao gồm
hai cấp: cấp khu vực và cấp cơ sỏ. Ở hai cấp này đều có quyền tự chủ rất cao.
Cấp tỉnh( cấp khu vực): có 47 đơn vị hành chính, quận. Trong đó có một quận thủ
đô( Tokyo) và hai quận đô thị( Kyoto và Osaka), 43 quận nông thôn và một quận đặc
biệt( Hokkaido). Các thành phố lớn được chia thành các thị trấn hay hạt.
Thống đốc của quận là đại diện của chính phủ Trung Ương do nhà vua bổ nhiệm và
chịu trách nhiệm trước Nhà vua. Tất cả các cấp chính quyền địa phương đều chịu sự
quản lý của Bộ nội vụ về hầu hết các vấn đề và các bộ khác có liên quan. Hơn nữa chính
quyền địa phương có trách nhiệm chia sẻ chi phí của tất cả các chương trình của chính
phủ Trung Ương, trong khi có rất ít hoặc không có ảnh hưởng về mặt chính trị. Các nhà
lãnh đạo chính trị được coi như các nhân viên của hoàng gia hơn là công chức.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hiến phấp mới đã xác định những cải cách về chính
quyền địa phương. Năm 1946, sự thay đổi cơ bản về hệ thống các quận, thành phố, thị
trấn và làng đã được thiết lập. Chính quyền địa phương đứng đầu là quận, đơn vị hành
chính địa phương lớn nhất, tiếp đó là các cấp thấp hơn là các đơn vị hành chính tự trị:
thành phố, phường, thi trấn và làng. Về nguyên tắc, các chức năng cua quận bao gồm
các hoạt động của vùng và phối hợp các hoạt động các đơn vị hành chính thấp hơn.
Ngoài quận thủ Tokio tất cả đều có chức năng giống nhau. Có một sự khác nhau đáng kể
của các cấp chính quyền thấp hơn về cấu trúc chính quyền địa phương đặc biệt giữa các
chính quyền hành chính tự trị.
Luật tự trị địa phương ban hành năm 1947 đã xác định cơ cấu tổ chức và quyền hạn
của các cơ quan lập pháp địa phương, người đứng đầu cơ quan hành pháp tại hai cấp
chính quyền, đồng thời quy định cách thức quản lý hành chính( hạn chế quyền lực thống
đốc, thị trưởng và các quan chức địa phương).

Mặc dù có sự đảm bảo về mặt hiến pháp về sự tự trị cả chính quyền địa phương và
địa vị pháp lý bình đẳng của mỗi cấp chính quyền, chính quyền địa phương của Nhật
Bản vẫn còn đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ trung ương. Các chính sách quốc gia
và chính phủ trung ương vẫn chiếm một vị trí tối cao. Các luật địa phương không thể vi
phạm luật của quận, luật của quận không thể trái luật quốc gia.
Cấp cơ sở( hay còn gọi là các “hạt” bao gồm 3224 đơn vị. Trong đó có hai thành
phố được chỉ định thành lập theo các điều khoản của luật tự trị địa phương.
Hạt là đơn vị cấp cơ sở, chịu trách nhiêm chính trong việc cung ứng các hàng hóa
công cộng cần thiết.Các thành phố là các đơn vị tự quản được quản lý một cách độc lập
bởi chính quyền của đơn vị hành chính lớn hơn. Để đạt được địa vị của thành phố, đơn
vị hành chính đó phải có ít nhất 30 000 dân, 60% sống ở thành thị.
Thị trấn và thị tứ là các thị trấn tự quản bên ngoài các thành phố cũng như các thị trấn
của phường đô thị, giống như các thành phố, mỗi đơn vị hành chính cấp phường có các
thị trưởng và nghị viện riêng.
Làng là đơn vị tự quản nhỏ nhất ở vùng nông thôn, bao gồm một số thôn với số dân là
một vài ngàn được liên kết với nhau một cách chính thức được thiết lập bởi chính quyền
làng. Làng có trưởng làng và hội đồng được bầu với nhiệm kỳ 4 năm.
2.2.Tổ chức chính quyền địa phương.
Hội đồng lập pháp:
Chức năng: là cơ quan lập pháp ở địa phương đại diện cho quyền lợi của người dân ở
khu vực đó.
Hội đồng hành pháp:
Chức năng: là cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương.
Quyền hạn: có quyền giải tán, tiến hành bầu cử lại hội đồng lập pháp.
Cơ chế hoạt động: tổ chức và thực hiện công việc liên quan đến địa phương.
Cơ cấu chính quyền địa phương:
Bao gồm: các quận, thành phố, hạt,thị trấn và làng.
Về mặt nhận sự: đứng đầu cơ quan Hành pháp thành phố là thị trưởng,các khu vực
khác là thống đốc. Giup việc có phó thị trưởng và một số ủy ban, như: ủy ban giáo dục,
ủy ban thuế chịu sự kiểm tra, giám sát của hội đồng lập pháp, do tòa án xét xử chịu

trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việc của địa phương, vừa hoàn thiện các công
việc do Trung Ương đưa xuống.
Cơ chế bầu: thông qua phổ thông đầu phiếu trực tiếp,nhiệm lì 4 năm, những người từ 25
tuổi trở lên mới được vào Hội đồng hành pháp cấp 1, từ 30 tuổi trở lên mới được vào
Hội đồng hành pháp cấp 2.
Uỷ Ban Tư Pháp:
Thực hiện việc điều tra, xem xét các vấn đề tài chính và quản lí các hoạt động của các cơ
quan địa phương và trung ương, do cơ quan hành pháp điều hành.
Uỷ Ban Bầu Cử: có ở các cấp cơ quan địa phương, người đứng đầu do Chủ tịch Hội
đồng hành pháp lập ra, thực hiện 2 chức năng: hoàn thiện công việc bầu cử ở địa phương
và tổ chức việc bầu cử ở trung ương.
2.3. Phương thức hình thành người đứng đầu cơ quan địa phương.
Người đứng đầu cơ quan Hành chính địa phương( Tỉnh trưởng,Thị trưởng) và các nghị
sĩ hành chính địa phương đều do cử tri địa phương trực tiếp bầu ra.
3. Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương
Mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và chính phủ trung ương được đặc trưng bởi
sự kiểm soát mạnh mẽ về tài chính và hành chính bởi chính phủ trung ương. Các cơ
quan trung ương nắm toàn bộ quyền ban hành pháp luật và các chính sách chủ yếu. Địa
phương là cơ quan chấp hành, thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh từ cấp trên đưa xuống.
Bộ Nội vụ đống một vai trò chủ yếu trong việc ủng hộ sự phát triển của chính quyền
địa phương bằng việc ban hành các báo cáo nhanh và những tư vấn miệng liên quan đến
các vấn đề đó như chấp nhận các quyết định và dự án liên quan. Có một số thẩm quyền
hành chính mà chính phủ trung ương giữ lại như quyền đạt ra “các biên pháp sửa sai”
đối với sự thực hiện không đầy đủ hay vi phạm luật và các quy định của nhà nước, các
quyết định của nội các và mối quan hệ tài chính của chính quyền trung ương va chính
quyền địa phương là đan xen chặt chẽ với nhau. 60% chi tiêu tài chính của chính quyền
địa phương là nhận từ nhiều nguồn của các quỹ chính phủ trung ương.Việc chi trả được
tạo ra thông qua các bộ của chính quyền trung ương hoặc là cho các chương trình được
ủy quyền cho chính quyền địa phương hay là sự cho những trợ cấp đặc biệt cho các mục
đích công cộng khác. Hằng năm chính phủ trung ương phân bổ một khoản thuế được giữ

lại tại địa phương theo tỉ lệ. Khoản thuế này bao gồm một phần xác định được quy định
tại luật( khoảng 32%) từ nguồn thu từ các khoản thuế chủ yếu của nhà nước: thuế thu
nhập các nhân, thuế kinh doanh, thuế rượu. Khoản thu này được ban hành năm 1954 như
một công cụ để bảo đảm và ổn định sự vận hành của các quỹ nhằm đáp ứng nhu cầu chi
tiêu cơ bản của chính quyền địa phương.
Các địa phương cấp hạt được khuyến khích sáp nhập với nhau để đáp ứng thực tế là
phạm vi sinh hoạt của nhân dân địa phương ngày càng rộng lớn và để phát huy tính kinh
tế nhờ quy mô trong cung ứng hàng hóa công cộng địa phương.
IV. PHẠM VI CÔNG CHỨC VÀ MÔ HÌNH CÔNG VỤ
1. Phạm vi công chức
Cải cách hành chính ở Nhật Bản được thực hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX,
nhưng đến thập kỷ 90 và đặc biệt trong những năm gần đây mới thực sự là cuộc cải cách
sâu rộng và tạo ra nhiều chuyển biến mới trong xã hội. Mục tiêu của cải cách hành chính
ở Nhật Bản là xây dựng một "bộ mặt nhà nước" mới mẻ, một xã hội mới, phát triển và
phồn
Đặc biệt, cải cách chế độ công chức được Nhật bản rất chú trọng. Nhật Bản đã xây dựng
Luật công chức và Luật Đạo đức công chức, theo đó công cức khi được tuyển dụng vào
cơ quan làm việc phải tuyên thệ phục vụ nhà nước.
Nhật Bản đặc biệt chú trọng các yếu tố: phẩm chất đạo đức và ý thức công dân của
công chức; quan tâm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho công chức; chú trọng năng
lực và kết quả công tác của công chức; hoàn thiện cơ chế hoạt động công vụ linh động.
Hơn nữa, với cơ chế tuyển dụng công chức hoàn thiện, tiêu cực trong thi cử được khắc
phục, Nhật Bản đã bảo đảm việc tuyển chọn những người thực sự có tài, đủ năng lực
phục vụ đất nước.
Nền công vụ Nhật Bản có hơn 1 triệu nhân viên với hơn 400 000 nghìn người làm
việc trong nghành bưu chính từ năm 2003, là một booj phận lớn nhất. Trong thời kì hậu
chiến, ssoos lượng nhân viên trong nền công vụ thậm chí lớn hơn nhưng do quá trình tư
nhân hóa một bộ phận lớn các tập đoàn nhà nước từ những năm 1980, trong đó NTT và
tập đoàn đường sắt quốc gia, số lượng này đã giảm. Tư nhân hóa ngành bưu chính là
bước tiếp theo. Sau sự sụp đổ của bong bong bất động sản vào đầu những năm 90, lương

và những lợi ích trong khu vực tư bị cắt giảm, nhưng công chức vẫn được duy trì. Các
công chức trong khu vực công được chia làm hai loại “đặc biệt” và “thường”. Việc bổ
nhiệm đối với những công chức hạng “đặc biệt” được chỉ đạo bởi các yếu tố chính trị và
một số yếu tố khác và không liên quan tới việc thi tuyển cạnh tranh. Công chức hạng đặc
biệt gồm Bộ trưởng Nội các, người đứng đầu cơ quan độc lập, thành viên của lực lượng
tự phòng vệ, quan chức Nghị viện và đại sứ. Lực lượng nòng cốt trong nền công vụ là
các viên chức trong nhóm “thường xuyên” được tuyển dụng thông qua thi tuyển cạnh
tranh.
Công chức Nhật Bản là những người làm công ăn lương do ủy ban nhân sự Quốc gia
quản lý.
2/ Mô hình công vụ
Mô hình công vụ ở Nhật Bản kết hợp giữa mô hình công vụ việc làm và mô hình
chức nghiệp, nhưng chủ yếu là dựa theo mô hình việc làm. Chế độ công vụ việc làm
được xây dựng trên cơ sở phân tích công việc từ đó xác định vi trí và các yêu cầu
chuyên môn đối với mỗi vị trí công tác mà người thực thi công vụ phải đáp ứng. Chế độ
công vụ việc làm đòi hỏi khắt khe về chuyên môn đối với mỗi công chức đảm trách các
vị trí công tác khác nhau trong hệ thống công vụ. Người thực thi công vụ đáp ứng được
yêu cầu, thi đạt vào vị trí thì được công nhận là công chức nhưng công việc đó không
đòi hỏi cũng như bắt buộc người ta phải gắn bó suốt đời theo kiểu chức nghiệp. Các
nước theo hệ thống thông luật( Common Law) như Anh, Mỹ theo chế độ công vụ này.
Công vụ Nhật Bản đã trải qua những thay đổi và cải cách đáng kể để nâng cao hiệu
quả hoạt động trong điều kiện ngân sách chính phủ ngày càng được thắt chặt. Năm
2011, cải cách chính phủ trưng ương được thực hiện nhằm hợp nhất các bộ, tăng cường
hiệu quả hoạt động của Nội các.
V. . CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở NHẬT BẢN
Cải cách hành chính không phải là vấn đề riêng của các nước đang phát triển mà là
vấn đề đang được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm, không ngoại trừ các nước
phát triển trong đó có Nhật Bản.
Ngày 10-1996, Nhật Bản thành lập Hội đồng Cải Cách hành chính và cải cách cơ cấu để
tiến hành nghiên cứu, soạn thảo một báo cáo để trình lên Chính phủ. Sau gần 4 năm tiến

hành từng bước những công việc trên, một bộ luật cơ bản, các luật khác và nhiều văn
bản dưới luật về cải cách hành chính và cơ cấu của Nhật Bản đã lần lượt được ban hành
và tất cả có hiệu lực từ ngày 6-1-2001. Với việc ban hành một hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật như vậy, cuộc cải cách hành chính và cơ cấu tại Nhật Bản, về cơ bản
được xem là thành công, và để lại nhiều bài học cho những cuộc cải cách hành chính
trên thế giới.
1. Lý Do Tiến Hành Cải Cách Hành Chính
Cuộc cải cách hành chính và cải cách cơ cấu tại Nhật Bản hiện nay được đánh giá là một
cuộc cải cách lớn nhất kể từ thời Minh Trị đến nay. Nhạt bản thực hiện cải cách này xuất
phát từ những nguyên nhân sau đây:
Sau những thành công rực rỡ về kinh tế, ở Nhật có tâm lý chung là ỷ lại,cấp dưới chờ
đợi cấp trên, thiếu chủ động, không dám tự quyết, nhân dân cũng không phát huy được
sự sáng tạo của mình mà phụ thuộc vào nhà nước.
Trong nội bộ Đảng Dân Chủ tự do Nhật Bản( LDP) đảng cầm quyền hiện nay có sự
phân hóa sâu sắc, chia thành nhiều phe phái, mỗi phe phái có thủ lĩnh riêng.
Bản thân nền hành chính Nhật Bản cũng có những hạn chế nhất định, nhất là sự chia
rẽ theo nghành dọc. Mỗi Bộ dường như là một lãnh địa riêng. Các chính trị gia cũng có
quyền lợi riêng trong việc hoạch định chính sách. Trên thực tế, trong chính phủ Nhật
Bản hiện nay hình thành các nhóm lợi ích cục bộ. Nền hành chính Nhật Bản vì thế được
đánh giá là không thông suốt, thiếu ổn định và thiếu khả năng thay đổi chính sách có
hiệu quả, thiếu khả năng phản ứng nhanh các vấn đề cấp bách về thiên tai, an ninh quốc
phòng.
2. Mục tiêu tiến hành cải cách.
Nhằm xây dựng một chính phủ có bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả: hoạch định được những
chính sách mang tầm chiến lược, toàn diện để đáp ứng sự thay đổi thường xuyên của
tình hình, có những quan điểm linh hoạt, mềm dẻo để quản lý tốt những vấn đề khẩn
cấp, bất thường và có những quan điểm rõ ràng, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối
với nhân dân.
Phạm vi và đối tượng của cải cách hành chính bao gồm:
Chính phủ với vai trò, chúc năng và trách nhiệm của mình

Các công cụ, quy trình, thủ tục và những thứ cần thiết khác để thực hiện vai trò của
chính phủ
Các cơ quan tổ chức của Chính phủ, các đơn vị công khác, công chức và những người
làm việc trong khu vực hành chính công và các chức năng liên quan.
Nội dung cơ bản tiến hành cải cách cơ cấu ở Nhật Bản là tăng cường sự lãnh đạo của
Thủ tướng và Nội các; tổ chức lại các bộ theo hướng giảm số lượng các bộ, tăng cường
vai trò tập trung quyền lực cho thủ tướng; xây dựng các cơ quan hành chính độc lập.
3. Những chương trình cụ thể của cải cách hành chính:
Cải cách những công việc, các chương trình và chính sách của chính phủ.
Cải cách các cơ quan của Chính phủ trung ương.
Bãi bỏ, tư nhân hóa hoặc thực hiện những cải cách khác đối với các doanh nghiệp nhà
nước, các tổ chức của chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ liên kết với chính phủ.
Cải cách công vụ: giảm số lượng, đảm bảo chất lượng và đạo đức công vụ.
Bãi bỏ các quy định và cải cách các quy định khác.
Cải cách các quy trình, thủ tục hành chính và quan hệ giữa Chính phủ nhân dân.
Tăng cường tính minh bạch và giải trình cua chính phủ.
Đẩy mạnh Chính phủ điện tử.
Phân cấp và cải cách chính quyền địa phương
Phương pháp thực hiện cải cách là quy định rõ phạm vi thẩm quyền của các bộ và
thiết kế những thủ tục chặt chẽ để phối hợp công tác giữa các bộ; thiết lập một hệ thống
tổ chức để đánh giá giá trị, đánh giá chính sách và đặc biệt là xây dựng một bộ phận
thông tin mạnh; tách bộ phận kế hoạch, hoạch định chính sách khỏi các cơ quan có chức
năng tổ chức, thực hiện và tư nhân hóa những công việc có thể tư nhân hóa được.
Các cơ quan có vai trò quan trọng trọng trong thực hiện cải cách hành chính:
Các cơ quan thường xuyên như: các bộ hoặc cơ quan thuộc Chính phủ, các cục, tổng cục
thuộc bộ hoặc cơ quan thuộc Chính phủ.
Các cơ quan tạm thời như: văn phòng thư ký nội các hoặc văn phòng đặc trách về cải
cách hành chính.
Các tổ chức tư vấn: thường trực hoặc lâm thời như Uỷ ban lâm thời vầ cải cách hành
chính.

Các tổ chức giải quyết những lĩnh vực riêng của phạm vi liên quan như: Uỷ ban cải cách
quy chế, Uỷ ban thúc đẩy phân cấp, Uỷ ban cải cách công vụ, Uỷ ban tái thiết đường sắt
quốc gia
Những thành quả bước đầu đạt được:
Một là, bộ máy chính phủ trung ương đã được thu gọn đáng kể.
Để thu gọn bộ máy, Nhật bản đã xác định những quan điểm chỉ đạo và nguyên tắc cơ
bản làm căn cứ cho việc sắp xếp, thành lập các bộ mới và xây dựng cơ chế phối hợp
giữa các bộ là tách chức năng soạn thảo chính sách và lập kế hoạch khỏi chức năng thực
hiện chính sách; tăng cường sự hợp tác giữa các bộ phận soạn thảo và thực thi chính
sách của chính phủ trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm của từng bên và thiết lập bộ phận
để đánh giá chính sách.
Các nguyên tắc lập bộ mới là:
thứ nhất, tổ chức các bộ theo mục tiêu chức năng
thứ hai, sắp xếp lại, hợp nhất các bộ theo chức năng rộng lớn hơn để thu gọn
thứ ba, chú ý đến các xung đột về quyền lợi để tổ chức cho hợp lý
thứ tư, bảo đảm sự cân đối giữa các bộ để can bằng quyền lực và thuận lợi trong việc
phối hợp
thứ năm việc phối hợp giữa các bộ tren các mục tiêu và trách nhiệm từng bộ
Hai là, giảm đáng kể số lượng các tổ chức bên trong của các bộ
Số lượng các tổ chức bên trong của các cơ quan hành chính giảm đáng kể, từ 128 đơn vị
cấp vụ, cục và tương đương thuộc các cơ quan hành chính trước đây, nay đã giảm xuống
còn 96 đơn vị; từ 1600 đơn vị cấp phòng nay giảm xuống còn 995 đơn vị.
Ba là, vai trò của Phủ nội các được nâng lên so với các bộ
Cuộc cải cách của Nhật Bản lần này có sự thay đổi lớn về cơ cấu các bộ, đặc biệt là việc
nâng cao vai trò, vị trí và tăng cường chức năng của Văn phòng nội các, ban thư ký nội
các. Ngoài 12 bộ kể trên, Bộ máy còn lại của chính phủ đặt tại Phủ nội các do thủ tướng
trực tiếp chỉ đạo.
Bốn là, tăng cường quyền lực và khả năng kiểm soát của Thủ tướng đối với các
bộ.Thủ tướng có thể khởi xướng các chính sách và thông qua Ban thư ký Nội các cùng
Văn phòng nội các để hình thành các chính sách đó nhằm tăng cường quyền lãnh đạo,

vai trò của Thủ tướng. Trước đây, các chính sách nói chung được đề xuất từ các bộ, đến
nay những chính sách quan trọng có tầm chiến lược chủ yếu sẽ được đề xuất từ Thủ
tướng. Trước đây, không có chính trị gia trong hệ thống hành chín, nay trung bình mỗi
bộ có 5 chức vụ chính trị: một số thứ trưởng được chọn trong số các đại biểu Quốc hội
và được chỉ định vào Văn phòng Nội các và các bộ, có vị trí dưới bộ trưởng và trên các
thứ trưởng phụ trách hành chính, có quyền thay bộ trưởng và chịu một phần trách nhiệm
quan trọng của bộ. Một hệ thống các trợ lý chính trị của bộ trưởng cũng đã được chỉ
định vào các bộ tham gia hoạch định chính sách và những công việc liên quan đến chính
trị.
Năm là, sự phối hợp giữa các bộ có xu hướng tốt hơn dẫn đến việc hoạch định chính
sách có xu hướng dễ dàng và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
Sáu là, đã hình thành một hệ thống các tổ chức để đánh giá chính trị và chính sách.
Việc thành lập các tổ chức đánh giá giá trị và đánh giá chính sách là một trong những
nét mới của cuộc cải cách lần này ại Nhật Bản. Theo các chuyên gia, hệ thống này sẽ
phát huy tác dụng tích cực đối với việc hoạch định và thực thi chính sách trong tương
lai.
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Việt Nam là một nước đang phát triển năng lực tổ chức và quản lý hành chính còn
yếu thể chế hành chính với các quy định điều chỉnh hành vi trong xã hội còn đồ sộ,cồng
kềnh và phức tạp .
Thêm vào đó,phạm vi hoạt động của nhà nước rất rộng khiến cho bộ máy hành chính
càng thêm phình to và trở nên ngày càng cồng kềnh hơn .Đội ngũ công chức thiếu
chuyên nghiệp và ý thức phục vụ chưa cao.
Chưa có sự phân tích và thảo luận kỹ lưỡng về những vấn đề và các giải pháp cho cải
cách, dẫn tới không đi đến nhất trí về những vấn đề cải cách.
Qua việc nghiên cứu nền hành chính Nhật Bản ta thấy hơn hết chúng ta phải:
Dần hoàn thiện thể chế hành chính nhà nước.
Chuyên môn hóa các cơ quan nhà nước.
Tiếp tục cải cách đổi mới hệ thống thể chế hành chính ở các lĩnh vực, tập trung vào
các lĩnh vực liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công dân, các lĩnh vực liên quan đến

hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện hệ thống bộ máy hành chính, giảm đầu mối
trung gian, thiết lập các cơ quan, đơn vị hành chính mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp, các nghành từ Trung Ương đến cơ
sở phù hợp với yêu cầu quản lý hành chính hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế,
tận tâm, tận tụy phục vụ nhân dân.
Hợp lý hóa các quy định của nhà nước . Mở rộng phạm vi can thiệp của nhà nước
đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tiến hành cải cách hành chính theo hướng quản lý công mới nhằm hướng tới việc
nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước ,đảm bảo phục vụ nhu
cầu của xã hội và công dân.
Hiện nay để nâng cao thì quản lí của Nhà nước thì Việt Nam phải tiến hành cải cách
hành chính theo cơ chế một cửa.
C. KẾT LUẬN
Thông qua việc nghiên cứu về bộ máy hành chính của Nhật Bản ta nhận thấy rằng
Nhật Bản là một nhà nước đơn nhất theo hệ thống quân chủ lập hiến, hệ thống cơ quan
nhà nước được chuyên môn hóa cao,phân định rõ ràng về chức năng nhiệm vụ giữa các
bộ phận, hoạt động tương đối ổn định. Ngoài ra Nhật Bản có hệ thống cơ quan hành
chính cũng như thể chế tương đối hoàn chỉnh thực thi quyền lực giữa Chính phủ-cơ quan
thực thi quyền hành pháp và các cơ quan thực thi các quyền lực khác tương đối rõ ràng.
Việc phân chia Bộ máy nhà nước được phân làm hai cấp từ Trung ương tới địa phương,
đảm bảo xây dựng một nền hành chính dịch vụ, phục vụ lợi ích của nhân dân. Xây dựng
được chế độ công vụ hoàn chỉnh, nền công vụ sử dụng lâu đời và luôn thực hiện những
chương trình cải cách cụ thể, có hiệu quả. Tích cực xây dựng một đội ngũ cán bộ, công
chức vừa hồng vừa chuyên, được đào tạo bài bản có hiệu quả đáp ứng nhu cầu, nguyện
vọng của nhân dân. Tuyển dụng cán bộ, công chức phải dựa trên nguyên tắc công bằng,
công khai, mở, cạnh tranh, bởi đây được xem là một nghề đặc biệt, được tôn vinh trong
xã hội. Tiếp tục phát triển trên con đường xây dựng nền hành chính mở, tiên lợi phục vụ
một cách tốt nhất nhu cầu của người dân, củng cố bộ máy chính quyền. Mục tiêu lớn
trong việc cải cách ở Nhật Bản là tiến tới hợp nhất mối quan hệ giữa chính quyền hành

chính giữa Trung Ương và địa phương, tinh giản bộ máy nhà nước.Tuy nhiên, đây có
thể nói là một vấn đề khó thực hiện trong công cuộc cải cách hành chính ở Nhật Bản
hiện nay.
Nền hành chính Nhật Bản là mô hình tiêu biểu cho sự hoàn thiện các mô hình nhà
nước trên thế giới, cải cách hành chính nhà nước trên đà phát triển và nghiên cứu nhiều
chính sách cụ thể xây dựng một nhà nước điển hình của các quốc gia phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Hành Chính So Sánh - Học Viện Hành Chính.
2. Trang web: www.google.com.vn
3. Trang web: www.chinhphu.vn
4. Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới.
(NXB. Chính Trị Quốc Gia Hà Nội)
5. Hệ thống chính trị ở các nước tư bản phát triển hiện nay – Hồ Văn Thông
(NXB. Chính Trị Quốc Gia Hà Nội)
6. Tạp chí Hòa Bình Và Phát Triển.

×