Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tiểu Luận Bình luận về hiện tượng chệch hướng thương mại trong các khu vực thương mại tự do và các biện pháp h hạn chế hiện tượng này, đồng thời liên hệ với asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.17 KB, 3 trang )

Hiện nay, khi một nhóm nước hình thành khu vực thương mại tự
do thì hiện tượng “chệch hướng thương mại” rất dễ nảy sinh. Để tìm hiểu
rõ hơn về vấn đề này, em xin lựa chọn đề tài: “Bình luận về hiện tượng
“chệch hướng thương mại” trong các khu vực thương mại tự do và các
biện pháp hạn chế hiện tượng này, đồng thời liên hệ với asean.”
NỘI DUNG
Hiện tượng “chệch hướng thương mại” trong các khu vực thương
mại tự do:
*Khái niệm khu vực thương mại tự do:
Khu vực thương mại tự do (FTA) được hình thành khi hai hay
nhiều nước thực hiện việc bãi bỏ tất cả các thuế xuất nhập khẩu và tất cả
các hạn ngạch đối với thương mại hàng hóa qua lại giữa các nước này
nhưng vẫn giữ nguyên thuế quan đối với các nước khác.
*Hiện tượng “chệch hướng thương mại:
Hiện tượng chệch hướng thương mại nảy sinh khi một nhóm nước
hình thành khu vực mậu dịch tự do thì việc nhập khẩu từ các nước khác
có thể xâm nhập vào các nước có thuế quan cao thông qua các nước có
thuế quan thấp.
Các nhà sản xuất từ ngoài khu vực có thể né tránh thuế quan cao
bằng cách xây dựng nhà máy thực hiện công đoạn cuối cùng của quy
trình sản xuất ở các nước có thuế quan thấp, sau đó xuất khẩu sang các
nước thành viên khác có thuế quan cao hơn.
Biện pháp hạn chế hiện tượng “chệch hướng thương mại”:
Trong các khu vực thương mại tự do (FTA), để tránh hiện tượng
chệch hướng thương mại xảy ra, các khu này đều có quy định về xuất xứ
hàng hóa.
Có thể thấy, quy tắc xuất xứ là yếu tố thiết yếu trong các FTA
nhằm xác định sự hợp lệ của hàng nhập khẩu để được hưởng mức thuế ưu
đãi. Nếu không có quy tắc xuất xứ, hiện tượng chệch hướng thương mại
sẽ rất khó ngăn chặn được khi hàng hóa nhập khẩu từ các nước không
tham gia FTA sẽ vào khu vực FTA thông qua nước thành viên áp dụng


mức thuế thấp nhất đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham
gia FTA. Một FTA không có quy tắc xuất xứ sẽ tương đương với một khu
vực hải quan có một mức thuế đối với mức thuế bên ngoài bằng với thành
viên có mưc thuế MFN thấp nhất. Tình trạng này sẽ dẫn đến suy giảm thu
thuế của các thành viên có mức thuế MFN cao hơn.
Để có thể xác định rõ xuất xứ hàng hóa, Tổ chức cấp giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hoá C/O có thể yêu cầu người đề nghị cấp C/O cung
cấp thêm các chứng từ liên quan đến hàng hoá xuất khẩu như:Tờ khai hải
quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu; giấy phép xuất khẩu (nếu có); hợp
đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu
trong nước; mẫu nguyên liệu, phụ liệu hoặc mẫu hàng hoá xuất khẩu; bản
mô tả quy trình sản xuất ra hàng hoá với chi tiết mã HS của nguyên liệu
đầu vào và chi tiết mã HS của hàng hoá (đối với tiêu chí chuyển đổi mã
số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể); bản tính
toán hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá trị khu
vực); và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của hàng hoá xuất
khẩu.ất xưởng sản phẩm.
Quy tắc xuất xứ không chỉ là một công cụ kĩ thuật để thực thi FTA
mà còn là một công cụ chính sách thươn mại. Quy tắc xuất sứ càng chặt
chẽ thì rủi ro chệch hướng thương mại càng thấp, tuy nhiên điều này làm
tăng chi phí tuân thủ mà các doanh nghiệp phải gánh chịu dưới hình thức
các thủ tục hành chính. Các nghiên cứu cho thấy, chi phí này có thể ở
mức 1,5% đến 6% giá sản phẩm.
1

Liên hệ với ASEAN:
Hiện nay, vấn đề về hiện tượng chệch hướng thương mại trong
Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) mới chỉ dừng lại ở mức lưu
ý và dự báo trước về hiện tượng này có thể xảy ra khi ASEAN kí kết
Hiệp định thương mại tự do với các nước, chứ chưa có hiện tượng chệch

hướng thương mại nổi bật nào.
Tuy nhiên, để tránh hiện tượng này xảy ra, Hiệp định về thương
mại hàng hóa ASEAN 2009(ATIGA) có quy định về xuất xứ hàng hóa.
Cụ thể là tại chương 3 của hiệp định này. Bên cạnh đó, để các quốc gia
thành viên có thể được hưởng ưu đãi thương mại trong AFTA thì hàng
hóa phải có xuất xứ ASEAN.
1
Mutrap.org. vn, Báo cáo đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc đối
với Việt Nam.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Tập bài giảng, Trung tâm Luật châu Á-Thái Bình Dương, Pháp luật Cộng đồng
ASEAN, 2011.
2. Nguyễn Hồng Sơn (chủ biên), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - nội dung và lộ
trình, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008.
3. 1.
4. www. Mutrap.org.vn
5. Hiêọ định ATIGA 2009.

×