Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

“Đánh giá việc áp dụng các nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong quá trình xây dựng và phát triển bộ máy nhà nước Mĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.05 KB, 11 trang )

I. MỞ ĐẦU
Ở hầu hết các nhà nước tư sản, các nguyên tắc của học thuyết phân
chia quyền lực (thường được gọi là thuyết tam quyền phân lập) được áp
dụng một cách khá triệt để trong việc xây dựng và phát triển bộ máy nhà
nước. Việc áp dụng thành công học thuyết tam quyền phân lập đã giúp cho
bộ máy nhà nước được tổ chức một cách vững chắc, tạo cơ sở quản lý đất
nước một cách hiệu quả. Trong số các nhà nước tư sản, thì Mĩ được xem là
quốc gia áp dụng thuyết tam quyền phân lập một cách triệt để nhất. Chính
vì vậy, trong bài em xin đi sâu làm rõ đề tài:“Đánh giá việc áp dụng các
nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong quá trình xây dựng và
phát triển bộ máy nhà nước Mĩ”. Bài làm còn nhiều điểm thiếu sót, rất
mong được sự góp ý của quý thầy cô.
II. NỘI DUNG CHI TIẾT.
1. Học thuyết tam quyền phân lập.
Tam quyền phân lập hay còn hiểu theo nghĩa phân chia quyền lực là
một khái niệm đã được biết đến từ lâu nhờ sự xuất hiện của các bản Hiến
pháp Tư sản, trong đó nổi bật là Hiến pháp Hoa Kỳ. Các quy định trong
những bản hiến pháp tạo cơ sở thừa nhận sự tồn tại độc lập, kiềm chế lẫn
nhau giữa 3 cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tổ chức song
song với nhau, và qua đó kiểm tra, giám sát hoạt động lẫn nhau. Theo thể
1
chế này, không một cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt
chính trị của quốc gia.
Nội dung cốt lõi của học thuyết này cho rằng, quyền lực nhà nước
luôn có xu hướng tự mở rộng, tự tăng cường vai trò của mình. Bất cứ ở đâu
có quyền lực là xuất hiện xu thế lạm quyền và chuyên quyền, cho dù quyền
lực ấy thuộc về ai. Do vậy, để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công
dân, ngăn ngừa các hành vi lạm quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực
nhà nước thì phải thiết lập pháp chế nhằm giới hạn quyền lực nhà nước.
Cách tốt nhất để chống lạm quyền là giới hạn quyền lực bằng các công cụ
pháp lý và cách thực hiện không phải là tập trung quyền lực, mà là phân


chia nó ra.
Thuyết tam quyền phân lập xuất hiện lần đầu tiên bởi nhà bác học vĩ
đại của Hy Lạp Aristote. Theo Aristote, nhà nước quản lý xã hội bằng 3
phương pháp: luật pháp, hành pháp và phân xử.
Bên cạnh Aristote, bàn về thuyết “tam quyền phân lập” còn có John
Locke. Theo ông, quyền lực của nhà nước là quyền lực của nhân dân. Nhân
dân nhường một phần quyền của mình cho nhà nước qua khế ước. Và để
chống độc tài phải thực hiện sự phân quyền. Kế thừa tư tưởng phân quyền
của Aristote, Locke cho rằng, quyền lực phải phân chia theo 3 lĩnh vực: lập
pháp, hành pháp và liên hợp.
2
Từ thế kỷ 18, nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp Montesquieu, đã phát
triển thuyết tam quyền phân lập trở thành một học thuyết độc lập. Tiếp thu
và phát triển tư tưởng về thể chế chính trị tự do, chống chuyên chế,
Mongtesquieu xây dựng học thuyết phân quyền với mục đích tạo dựng
những thể chế chính trị đảm bảo tự do cho các công dân.
Theo ông, tự do chính trị của công dân là quyền mà người ta có thể
làm mọi cái mà pháp luật cho phép. Pháp luật là thước đo của tự do. Cũng
như Aristote và J. Locke, Mongtesquieu cho rằng, thể chế chính trị tự do là
thể chế mà trong đó, quyền lực tối cao được phân thành 3 quyền: lập pháp,
hành pháp và tư pháp.
- Lập pháp: biểu hiện ý chí chung của quốc gia . Nó thuộc về toàn thể
nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân - Quốc hội
- Hành pháp: Là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập.
- Tư pháp: là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các
cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo
pháp luật.
2. Sự áp dụng các nguyên tắc của học thuyết tam quyền phân lập trong
quá trình xây dựng và phát triển bộ máy nhà nước Mĩ.
Hiến pháp Mĩ là văn bản đầu tiên, thể hiện sự áp dụng đầy đủ và triệt

để thuyết tam quyền phân lập. Nguyên tắc tổ chức nhà nước được chia ra
3
làm ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba cơ quan giữ ba quyền
này tạo ra sự cân bằng và đối trọng quyền lực, để phòng ngừa sự lạm dụng
quyền lực. Trên cơ sở của thuyết tam quyền phân lập, nhà nước tư sản Mĩ
được tổ chức theo ba nguyên tắc sau:
- Ba bộ phận của nhà nước có nguồn gốc hình thành khác nhau
- Ba bộ phận có nhiệm kỳ khác nhau
- Ba bộ phận đó có độc lập và kiềm chế lẫn nhau, bảo đẩm cho chúng
không loại trừ hoặc tiếm quyền nhau.
Trên cơ sở những nguyên tắc mà đã được ghi nhận trong hiến pháp, tổ
chức bộ máy nhà nước Mỹ đã tiến hành áp dụng các nguyên tắc đó vào quá
trình xây dựng và phát triển bộ máy nhà nước. Cụ thể:
2.1. Ba bộ phận có nguồn gốc hình thành khác nhau.
- Nghị viện
Nghị viện là cơ quan lập pháp, gồm hai viện:
Hạ nghị viện là cơ quan dân biểu, do dân chúng các tiểu bang bầu lên.
Số đại biểu tỉ lệ với số dân của tiểu bang.
Thượng nghị viện là cơ quan đại diện của các bang. Mỗi tiểu bang có
hai thượng nghị sĩ, không kể bang lớn hay bang nhỏ, dân số nhiều hay ít.
- Tổng thống
4
Theo hiến pháp 1787, tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là
người đứng đầu bộ máy hành pháp: “Quyền hành pháp hợp chúng quốc
Hoa Kì được trao cho tổng thống”. Nắm quyền hành pháp, tổng thống là
người duy nhất quản lí đất nước. Tổng thống có những quyền hạn rất lớn.
Người muốn ứng cử tổng thống phải là công dân Hoa Kì, từ 35 tuổi trở lên,
đã cư trú ở Mĩ trên 14 năm. Tổng thống do dân bầu ra, nhưng theo đầu
phiến gián tiếp.
- Pháp viện tối cao.

Pháp viện tối cao gồm 9 thẩm phán do tổng thống bổ nhiệm và được
sự chấp thuận của thượng nghị viện. Pháp viện tối cao có những quyền hạn
chủ yếu sau: Phán quyết các đạo luật có hợp hiến hay không; gải thích pháp
luật và Quyền tối cao về xét xử.
2.2. Ba bộ phận có nhiệm kì khác nhau.
- Nghị viện
Hạ nghị viện: các thành viên của hạ nghị viện có nhiệm kì 2 năm.
Thượng nghị viện: có nhiệm kì 6 năm. Sau mỗi hai năm có thể bầu lại
1/3 thượng nghị sĩ.
- Tổng thống
Nhiệm kì của tổng thống là 4 năm. Không ai có thể hơn 2 lần giữ
cương vị tổng thống.
5
- Pháp viện tối cao
Các thẩm phán của pháp viện tối cao có nhiệm kì suốt đời.
Như vậy, theo nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực thì
nhiệm kì của mỗi cơ quan nhà nước có mỗi nhiệm kì khác nhau. Đây cũng
chình là nguyên tắc nhằm đảm bảo cho việc thực hiện, tạo ra sự hoạt động
độc lập, kìm chế, đối trọng giữa các nhánh quyền lực và có thể giảm sát
được một cách toàn diện để tránh sự lạm quyền và tiếm quyền giữa các bộ
phận của nhà nước.
2.3. Ba bộ phận đó có độc lập và kiềm chế lẫn nhau, bảo đảm cho chúng
không loại trừ hoặc tiếm quyền nhau.
Khi là nghị sĩ của một viện, thì không được bầu là nghị sĩ của viện kia
và cũng không được là thành viên của của cơ quan hành pháp hay cơ quan
tư pháp. Các nghị sĩ được hưởng lương, có văn phòng, có người giúp việc.
Quy định đó đảm bảo cho các nghị sĩ có thế tập trung chuyên môn vào
trong công việc của mình đồng thời nhằm tránh sự lạm quyền sang những
nhánh quyền lực khác.
Nghị viện có quyền lớn, như quyền thông qua các đạo luật, quyền sửa

đổi, bổ sung dự án luật và dự án ngân sách của tổng thống, quyền tán thành
hay không tán thành ác quan chức cao cấp do tổng thống bổ nhiệm, quyền
phê chuẩn hoặc bác bỏ các điều ước quốc tế do tổng thống đã kí. Xuất phát
6
từ nguyên tắc đối trọng cân bằng quyền lực nên hai viện có chức năng,
quyền hạn khác nhau. Ví dụ: Hạ nghị viện có quyền luận tội ác quan chức
cao cấp nhất của nhà nước, kể cả tổng thống, nhưng lại không có quyền kết
tội, quyền này thuộc về thượng viện. Bởi vậy không thể nói rằng viện nào
nhiều quyền hơn viện nào.
Trong Theo Hiến pháp, quyền hành pháp thuộc về Nghị viện. Tuy
nhiên, Tổng thống có quyền phủ quyết các dự án luật do nghị viện đưa ra.
Khi đó, dự luật này lại chuyển lại hai viện. Và lần này, đạo luật đó phải
được từng viện thông qua với đa số tuyệt đối. Khi đó, tổng thống phải kí
ban bố.
Tuy thực hiện nguyên tắc phân lập các quyền dứt khoát theo chế độ
tổng thống, nhưng Nghị viện Hoa kỳ cũng có quyền kiểm soát rộng đối với
Chính phủ. Tổng thống bổ nhiệm các công chức cao cấp phải hỏi ý kiến của
Thượng viện và có thể bị từ chối.
Chính việc áp dụng nguyên tắc phân quyền chặt chẽ là cơ sở cho việc
không chịu trách nhiệm lẫn nhau giữa lập pháp và hành pháp. Lập pháp và
hành pháp kìm chế và đối trọng lẫn nhau để không cơ quan nào có thể tiếm
quyền. Nghị viện không có quyền lật đổ Chính phủ và ngược lại, Tổng
thống cũng không có quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn.
7
Tổng thống cũng đảm nhiệm một chức năng tuyệt đối là có quyền
hành pháp, tổng thống vừa đứng đầu nhà nước vừa đứng đầu bộ máy hành
pháp, vừa thực hiện chức năng của nguyên thủ quốc gia, vừa thực hiện
chức năng của thủ tướng chính phủ, lại gần như độc lập với Quốc hội. Nên
có quyền hành rất lớn, và thực sự là trung tâm quyền lực của bộ máy nhà
nước. Nhiệm kỳ 4 năm và không ai có thể hơn 2 lần giữ cương vị tổng

thống. Các bộ trưởng chỉ là người giúp việc cho tổng thống, thực hiện các
chính sách của tổng thống, và không được mâu thuẫn với đường lối chính
sách của tổng thống. Đối với việc tổ chức và hoạt động của Quốc hội, tổng
thống có quyền ủy nhiệm người thay vào các ghế thượng nghị sĩ bị khuyết
trong thời gian thượng viên không họp. Trong lĩnh vực tư pháp, tổng thống
là tổng tư lệnh lục quân và hải quân có quyền phong cấp cho các lực lượng
vũ trang, tuyên bố tình trạng khẩn cấp ngoài ra tổng thống có thể thấy tong
thống Mĩ thực hiện mọi nhiệm vụ quyền hành một cách độc lập, tổng thống
và chính phủ không chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Cũng độc lập với các
thành viên khác của chính phủ nhờ quyền hoàn toàn quyết định các chính
sách của chính phủ không cần qua nội các. Hoàn toàn nắm quyền điều hành
và quản lý mọi lĩnh vực của đất nước.
Chủ thể của quyền tư pháp là tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới, hệ
thống tòa án Mỹ được pháp luật trao cho những quyền năng hoàn toàn độc
8
lập để giữ thế “kiềng 3 chân” trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Độc lập với hành pháp và lập pháp, hơn thế còn độc lập với cả dân chúng.
Vì nó không được nhân dân bầu không phải chịu trách nhiệm gì trước nhân
dân.
Tòa án Tối cao có quyền phán quyết hủy bỏ một bộ luật, cho dù bộ
luật này được Quốc hội thông qua và Tổng thống chấp nhận. Tòa án Tối
cao cũng được phép bác bỏ những quyết định khẩn cấp của Tổng thống,
đây là biện pháp kiểm tra và cân bằng đối với quyền lực của Tổng thống.
Tòa án Tối cao cũng có quyền chỉ thị Quốc hội và Tổng thống phải cung
cấp thông tin khi cần. Ngoài quyền xét xử, Toà án tối cao còn có chức năng
quản lý hành chính và kiểm soát toàn bộ bộ máy tư pháp liên bang.
III. KẾT LUẬN
Có thể nhận thấy, Mĩ đã áp dụng một cách rất triệt để và khá thành
công những nguyên tắc của học thuyết tam quyền phân lập. Với thuyết tam
quyền phân lập, bộ máy nhà nước Mĩ đã hình thành và củng cố từng bước

vững chắc, tạo điều kiện ổn định, quản lý một cách hiệu quả đất nước. Với
Việt Nam, tuy là một quốc gia theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, nhưng chúng
ta cũng cần xem xét, học tập những điểm tiến bộ của thuyết tam quyền
phân lập, áp dụng một cách hiệu quả, phù hợp với chế độ, vì mục tiêu ổn
định bộ máy nhà nước, xây dựng vững mạnh và phát triển đất nước.
9
Danh mục tài liệu tham khảo
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp
luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội tháng 7/2003
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp
luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội năm 2009
- Hệ thống chính trị của Anh, Pháp, Mỹ - GS.TS Nguyễn Văn Huyên
(Chủ biên), NXB Lý luận chính trị, 2007
- Bài viết Hệ thống kiềm chế và đối trọng trong bộ máy nhà nước Hoa
Kỳ - Đào Thị Thanh Thúy, Khoa Hành chính học, Học viện Hành
chính
- Bài luận Học thuyết phân chia quyền lực – Một cách tư duy về quyền
lực nhà nước – Bùi Ngọc Sơn, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Một số trang Web:
/>nuoc.773526.html
/>

10
11

×