Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

đánh giá tác động môi trường nhà máy tái chế nhựa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.94 KB, 77 trang )



MỞ ĐẦU
I. Xuất xứ của dự án
1. Hoàn cảnh ra đời của dự án

Trong những năm gần đây ngành nhựa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá từ
15-20%/năm, một tốc độ tăng trưởng ấn tượng, gấp khoảng 2 lần tốc độ tăng trưởng
GDP. Thống kê chỉ số chất dẻo bình quân đầu người tại một số nước cho thấy khối
lượng tiêu thụ nhựa bình quân trên đầu người của Việt Nam còn rất thấp so với các
nước trên thế giới và khu vực, thống kê năm 2000 chỉ số bình quân của thế giới là 36
kg nhựa/đầu người thì Việt Nam chỉ mới đứng ở con số khiêm tốn 12 kg nhựa/đầu
người. Điều đó cho thấy tiềm năng tăng trưởng của ngành nhựa vẫn còn rất lớn.
Tuy nhiên, một thách thức lớn đối với ngành nhựa đó là nguồn cung nguyên
liệu chủ yếu phụ thuộc 80-90% nhập khẩu, trong đó nguyên liệu chiếm 70-80% giá
thành sản phẩm nhựa. Từ đầu năm đến nay, không ít doanh nghiệp nhựa “lao đao”
theo những biến động thăng trầm của giá dầu thế giới.
Trước những thuận lợi và khó khăn nêu trên, sau thời gian nghiên cứu thị
trường và tìm hiểu địa điểm đầu tư, Công ty cổ phần DFG đã quyết định lập dự án đầu
tư xây dựng cơ sở sơ chế nhựa DFG tại cụm công nghiệp Tân Hồng, xã Tân Hồng,
huyện Bình Giang. Việc cơ sở sơ chế nhựa đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy
mạnh hơn nữa sự phát triển của ngành nhựa và hơn thế nữa là có thể giải quyết được
có hiệu quả bài toán phế liệu nhựa.
Địa điểm thực hiện đầu tư dự án của Công ty cổ phần DFG trước đây được
UBND tỉnh cho Công ty TNHH sản xuất và thương mại Minh Luyến thuê để thực hiện
dự án xây dựng cơ sở sản xuất nội thất trường học, nội thất gia đình, văn phòng. Tuy
nhiên Công ty Minh Luyến đã xây dựng cơ sở sơ chế nhựa và tiến hành hoạt động sơ
chế nhựa.
Ngày 20/8/2007, Công ty Minh Luyến ký hợp đồng tín dụng vay vốn với Chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hải Dương. Tài sản
thế chấp là toàn bộ tài sản trên khu đất được UBND tỉnh cho thuê và máy móc thiết bị


của dự án. Sau một thời gian sản xuất kinh doanh thua lỗ, Công ty Minh Luyến không
còn khả năng trả nợ ngân hàng. Sau khi thống nhất với ngân hàng cho vay vốn, Công
ty Minh Luyến nhờ Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Hải Dương (thuộc Sở
Tư pháp Hải Dương) tiến hành bán đấu giá toàn bộ tài sản trên đất cho người trúng
đấu giá để lấy tiền trả nợ ngân hàng. Ngày 22/12/2008, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá
tài sản tỉnh Hải Dương đã bán toàn bộ tài sản trên đất cho bà Cấn Thị Xuân (Giám
đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần DFG). Sau đó Công ty cổ phần
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


DFG tiếp nhận tài sản, máy móc thiết bị, xây dựng thêm hệ thống xử lý nước thải và
vận hành thử dây chuyền máy móc, thiết bị sơ chế nhựa tái sinh để xuất khẩu.
Ngày 18/8/2009, Liên ngành đã họp và thống nhất chủ trương của dự án, đồng
thời yêu cầu chủ đầu tư tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trườngcủa dự án
để trình duyệt trước khi UBND tỉnh chấp thuận chủ trương và cấp giấy chứng nhận
đầu tư cho dự án.
Thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường của Nhà nước Việt Nam và
yêu cầu của các cơ quan chức năng của tỉnh, Công ty cổ phần DFG, chủ đầu tư Dự án
đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế nhựa tái sinh xuất khẩu DFG thuộc cụm công nghiệp
Tân Hồng, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc và
Phân tích môi trường tỉnh Hải Dương tiến hành lập báo cáo ĐTM trình cơ quan quản
lý Nhà nước về bảo vệ môi trường để thẩm định và phê duyệt (Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Hải Dương tổ chức thẩm định và UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt theo
điều 11, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ).
2. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư
Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hải Dương.
II. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Văn bản pháp luật và kỹ thuật
a. Văn bản pháp lý

Cơ sở pháp lý để thực hiện báo cáo ĐTM là các văn bản của Chính phủ, của Bộ
Tài nguyên và Môi trường và Chính quyền địa phương như sau:
Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006;
Luật Xây dựng số 16/2003/QH được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Luật Hóa chất được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Luật phòng cháy chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc “Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường”
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc "Việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của
Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường".
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc Xử phạt
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý
chất thải rắn.
Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình.
Nghị định số 112/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 16/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi
trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường.
Thông tư số 12/2006/TT- BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng
ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại.
Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Tờ trình số 1555/TT-KHĐT-TĐĐT ngày 20/8/2009 của Sở Kế hoạch và Đầu tư
về việc đề nghị chấp thuận chủ trương các dự án đầu tư trong nước có nhu cầu sử dụng
đất trên địa bàn tỉnh.
Quy hoạch tổng thể phát triển huyện Bình Giang đến năm 2020.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0800509269 ngày 14/01/2009 của Công ty
Cổ phần DFG được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp.
b. Văn bản kỹ thuật
Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án, các tài liệu sau được sử
dụng làm cơ sở kỹ thuật:
- Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế nhựa tái sinh xuất khẩu DFG;
- Các tài liệu thống kê về điều kiện địa lý, khí tượng thủy văn, tình hình kinh tế -
xã hội của khu vực dự án;
- Các kết quả đo đạc, khảo sát, lấy mẫu tại hiện trường khu vực dự án do Trung
tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải
Dương thực hiện;
- Các tài liệu về đánh giá tác động môi trường, công nghệ xử lý và giảm thiểu
chất ô nhiễm trong và ngoài nước;
- Các tài liệu về đặc tính kỹ thuật của các loại nguyên phụ liệu sử dụng trong quá
trình hoạt động của cơ sở.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN

TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
a. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường
- Quy chuẩn môi trường:
+ QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
+ QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
+ QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
thải sinh hoạt
- Tiêu chuẩn về môi trường:
+ TCVN 5945:2005 - Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải;
+ TCVN 5502:2003 - Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng;
+ TCVN 5937:2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí
xung quanh;
+ TCVN 5938:2005 - Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một
số chất độc hại trong không khí xung quanh;
+ TCVN 5939:2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp
đối với bụi và các chất vô cơ;
+ TCVN 5940:2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp
đối với một số chất hữu cơ;
+ Quyết định số 27/2004/QĐ - BXD ngày 09-11-2004 của bộ trưởng Bộ Xây
dựng về việc ban hành TCXDVN 320:2004 "Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu
chuẩn thiết kế";
+ TCVN 5948:1999 - Âm học - Tiếng ồn do phương tiện giao giông đường bộ
phát ra khi tăng tốc độ - Mức ồn tối đa cho phép;
+ TCVN 5949:1998 - Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư mức ồn
tối đa cho phép;
+ TCVN 6436:1998 - Âm học - Tiếng ồn do phương tiện giao thông.
b. Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 10/10/2002 về

việc áp dụng 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
- Tiêu chuẩn cơ sở vệ sinh - phúc lợi;
- Tiêu chuẩn khoảng cách bảo vệ vệ sinh;
- Tiêu chuẩn chiếu sáng;
- Tiêu chuẩn vi khí hậu;
- Tiêu chuẩn tiếng ồn;
- Tiêu chuẩn rung;
- Hóa chất - Giới hạn cho phép trong không khí vùng làm việc.
c. Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 2008;
- TCXD 51: 84 Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


3. Các nguồn tài liệu dữ liệu sử dụng
a. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo
- Hướng dẫn lập Báo cáo ĐTM cho các dự án quy hoạch PT KT-XH. Cục Môi
trường - Trung tâm KTMT ĐT-KCN, ĐHXD. GS. TSKH. Phạm Ngọc Đăng, TS.
Nguyễn Việt Anh, KS. Trần Đông Phong và những người khác. Hà Nội, 2000;
- Tập tài liệu hướng dẫn đánh giá môi trường và đa dạng hóa sinh học,
Washington DC, The World Bank, 2000;
- Đánh giá tác động môi trường, Phạm Ngọc Hồ - Hoàng Xuân Cơ, NXB Đại
Học QGHN, Hà Nội 2004;
- Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn,
Lê Thạc Cán và tập thể tác giả, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật;
- Sổ tay đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển, Trương Quang
Hải, Trần Văn ý, Cục môi trường và Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công Nghệ
Môi trường Quốc gia, Hà Nội 2000;
- Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, 3 tập, Trần Ngọc Chấn, NXB Khoa học

và Kỹ thuật, Hà Nội 2000;
- Giáo trình kỹ thuật môi trường - GVC Trần Đông Phong, PGS.TS Nguyễn
Quỳnh Hương, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, năm 2000;
- Cấp thoát nước - GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1996;
- Nước thải và công nghệ xử lý nước thải, PGS.TSKH Nguyễn Xuân Nguyên,
Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2003;
- Tuyển tập báo cáo khoa học, tập 1 (1995), Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;
- Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, Trịnh Xuân Lai (2002), Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;
- Sổ tay xử lý nước tập 1và tập 2, Trung tâm đào tạo ngành nước và môi trường,
Nhà xuất bản xây dựng 2006;
- Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga (1999),
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;
- Hoá học môi trường, Đặng Kim Chi, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2000;
- Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn, PGS.TS Nguyễn Xuân Nguyên, KS
Trần Quang Huy, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2004;
- Môi trường không khí, Phạm Ngọc Đăng (2003).
- Niên giám thống kê 2008 - Cục thống kê tỉnh Hải Dương.
b. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập
- Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế nhựa tái sinh xuất khẩu DFG của
Công ty cổ phần DFG;
- Các sơ đồ, bản vẽ minh họa liên quan đến dự án;
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


- Các số liệu khảo sát môi trường khu vực Dự án vào tháng 09 năm 2008 do
Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Hải Dương thực hiện theo hợp đồng với
Chủ đầu tư Dự án, bao gồm:
+ Các kết quả đo đạc và phân tích các thông số về chất lượng môi trường không

khí (điều kiện vi khí hậu, nồng độ các chất khí độc hại), thông số ồn (Leq);
+ Các kết quả phân tích chất lượng môi trường nước khu vực: chất lượng nước
ngầm, nước mặt;
+ Các kết quả điều tra kinh tế - xã hội của xã Tân Hồng, huyện Bình Giang.
Các số liệu khảo sát chi tiết được thực hiện bằng các phương pháp quy định
hiện hành bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.
III. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh
hưởng đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đề xuất các giải pháp thích hợp về
bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
Đánh giá tác động môi trường là môn khoa học đa ngành. Do vậy để dự báo và
đánh giá đúng các tác động chính của dự án đến môi trường tự nhiên và môi trường
KT - XH của khu vực cần dựa trên đặc điểm môi trường, đặc điểm của dự án và kiến
thức, kinh nghiệm của người thực hiện ĐTM.
Các phương pháp ĐTM được sử dụng trong khuôn khổ báo cáo ĐTM này bao gồm:
1. Phương pháp chồng bản đồ
Mục đích của phương pháp này nhằm xem xét sơ bộ các tác động có thể có của
dự án đến từng thành phần môi trường trong khu vực triển khai dự án, từ đó định
hướng nghiên cứu định lượng bằng các phương pháp khác ở các bước tiếp theo.
Phương pháp này được sử dụng để thể hiện vị trí của dự án trong mối tương
quan với các đối tượng: địa hình, thổ nhưỡng, thủy vực, thảm thực vật, dân cư
2. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm
Phương pháp này dựa trên hệ số ô nhiễm để ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ
hoạt động của dự án. Phương pháp này được thể hiện rõ tại phần tính toán ô nhiễm từ
các hoạt động trong giao thông và tính toán tải lượng nước thải sinh hoạt trong chương
3 của Báo cáo này. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá nhanh, cung cấp một cách
nhìn trực quan đối với các vấn đề môi trường có liên quan trực tiếp đến sức khỏe. Tuy
nhiên, độ chính xác còn phụ thuộc rất nhiều vào đặc thù của từng ngành công nghiệp,
khả năng đề kháng của cơ thể, sức chịu tải của môi trường, cho nên một cách định
tính thì độ chính xác của phương pháp là có thể chấp nhận được trong phạm vi của

ĐTM, khi tiến hành thiết kế kỹ thuật chi tiết cho các biện pháp xử lý chất thải thì
phương pháp này cần được nhìn nhận một cách cụ thể hơn.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


3. Phương pháp lập bảng kiểm tra
Bảng kiểm tra là bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với
các thông số môi trường có khả năng chịu tác động do dự án.
Dựa trên đặc thù của ngành sản xuất sơ chế nhựa tái sinh và đặc điểm môi
trường của khu vực triển khai dự án thì trong khuôn khổ báo cáo này sử dụng phương
pháp lập bảng kiểm tra mô tả. Loại bảng này được thể hiện ở dạng cột, trong đó thể
hiện mối quan hệ giữa các thông số môi trường và các hoạt động của dự án. Các hoạt
động nào gây tác động tiêu cực rõ rệt đến thông số môi trường thì được đánh dấu. Loại
bảng này chỉ xác định các tác động tiềm tàng nhưng chưa chỉ ra mức độ tác động.
4. Phương pháp mô hình hóa môi trường
Mô hình hóa môi trường là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến chất
lượng môi trường dưới ảnh hưởng của một hoặc tập hợp các tác nhân có khả năng tác
động đến môi trường. Đây là phương pháp có ý nghĩa lớn trong quản lý môi trường,
dự báo tác động môi trường và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm. Mô hình hóa môi
trường còn được thực hiện cho các hoạt động quản lý môi trường.
Ngoài ra trong Báo cáo ĐTM còn sử dụng các phương pháp khác như:
Phương pháp liệt kê, thu thập số liệu
Nhằm thu thập và xử lý số liệu khí tượng, thuỷ văn, kinh tế - xã hội tại khu vực
dự án được nêu trong phần chương 2 báo cáo trang.
Đây là phương pháp đơn giản, dễ sử dụng, Độ tin cậy của các số liệu thống kê
này được đánh giá là rất cao.
Phương pháp khảo sát, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong
phòng thí nghiệm các thông số về chất lượng môi trường.
Để xác định hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án. Các phương pháp

này được tiến hành theo đúng quy định hiện hành của các TCVN, QCVN tương ứng.
Tuy nhiên một số sai số không thể tránh khỏi, đó là: sai số thiết bị, sai số do quá trình
phân tích, việc tiến hành lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí
nghiệm đều được thực hiện bởi Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Hải
Dương, đơn vị có nhân lực và thiết bị đầy đủ nhất trong lĩnh vực quan trắc tại địa
phương. Các số liệu lấy mẫu, đo đạc, phân tích được nêu chi tiết trong phần Hiện trạng
môi trường của dự án tại chương 2.
Phương pháp kế thừa
- Kế thừa công nghệ, các số liệu phân tích và kết quả tính được từ thực tế hoạt
động tại các cơ sở đã đi vào hoạt động trong và ngoài tỉnh.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Trình tự thực hiện báo cáo ĐTM
- Nghiên cứu các tài liệu, dữ liệu có liên quan về: Địa chất thuỷ văn, địa chất
công trình, khí tượng, dân cư, kinh tế – xã hội, của khu vực. Các hồ sơ thiết kế kỹ
thuật, thiết kế thi công xây dựng và tổng dự toán của Dự án.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


- Đo đạc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án và khu vực
xung quanh về môi trường nước, không khí, tiếng ồn,
- Đánh giá và dự báo các tác động môi trường chính từ quá trình hoạt động của
dự án.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu và khống chế ô nhiễm môi trường.
- Khái toán chi phí thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.
- Đề xuất chương trình quản lý, quan trắc và giám sát môi trường.
2. Cơ quan thực hiện ĐTM
Báo cáo ĐTM của Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế nhựa tái sinh xuất khẩu
DFG do Công ty Cổ phần DFG chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Quan trắc
và Phân tích Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương:

- Giám đốc Trung tâm: Ông Tạ Hồng Minh
- Điện thoại: 0320.3210558 Fax: 0320.3892428
- Địa chỉ: số 209 Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương
Danh sách cá nhân trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án
STT

Thành viên Học vị và chuyên ngành đào tạo
I Cơ quan chủ dự án
1 Cấn Thị Xuân Cử nhân Kinh tế
2 Cấn Xuân Bình Kỹ sư cơ khí
3 Nguyễn Thị Yến Cử nhân kinh tế
II Cơ quan tư vấn
1 Tạ Hồng Minh Cử nhân khoa học môi trường
2 Phan Thị Uyên Cử nhân hóa phân tích
3 Nguyễn Thị Bích Ngọc Kỹ sư môi trường
4 Ngô Thị Kim Anh Cử nhân khoa học môi trường
5 Lê Thị Thảo Kỹ sư công nghệ môi trường
6 Hà Duy Giang Kỹ sư công nghệ môi trường
7 Lê Phú Đồng Cử nhân hóa phân tích
8 Vũ Minh Hiệp CN hoá dầu
Trong quá trình lập báo cáo còn có sự phối hợp chặt chẽ của:
- Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương;
- Phòng Tài nguyên môi trường huyện Bình Giang;
- Các cán bộ của Công ty Cổ phần DFG;
- Các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường.

TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO



CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

I. Tên dự án
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế nhựa tái sinh xuất khẩu DFG
II. Chủ dự án
Tên chủ đầu tư: Công ty Cổ phần DFG
Địa chỉ: Địa chỉ: Số 49, phố Phạm Hồng Thái, phường Quang Trung, thành
phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Đại diện: Bà Cấn Thị Xuân – Giám đốc công ty
III. Vị trí địa lý của dự án
Cơ sở sơ chế nhựa tái sinh xuất khẩu DFG có tọa độ X: 0621607, Y: 2310951 (Hệ
tọa độ 48UTM) thuộc địa phận cụm công nghiệp Tân Hồng, xã Tân Hồng, huyện Bình
Giang. Tổng diện tích đất xin thuê: 6945 m
2

Vị trí địa lý của Nhà máy được xác định ranh giới như sau:
- Phía Bắc : Giáp đường tỉnh lộ 20 A
- Phía Nam : Giáp mương quy hoạch
- Phía Tây : Giáp Công ty sản xuất và dịch vụ thương mại Đại Phát
- Phía Đông : Giáp đường vào Mộ Trạch và Cơ sở chế biến gỗ Mạnh Tuyên
Vị trí triển khai dự án cách khu dân cư thôn My Cầu 300 m về phía Tây, phía
Đông Bắc cách mương thoát nước chung của khu vực 20 m, phía Nam cách mương
thủy lợi 10m. Khu vực không có các di tích lịch sử, đền chùa và các hoạt động du lịch.
SƠ ĐỒ VỊ TRÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN















TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


IV. Nội dung chủ yếu của dự án
1. Tiến độ của dự án
- Công ty Cổ phần DFG tiếp nhận toàn bộ máy móc thiết bị và tài sản gắn liền
trên đất của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Minh Luyến vào ngày
23/12/2008, các hạng mục công trình xây dựng đã xây dựng được giữ nguyên theo quy
hoạch cũ
- Tháng 1/2009: xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất và hòan thành vào
tháng 3/2009.
- Tính đến thời điểm tháng 8 năm 2009, Công ty đã tiến hành vận hành thử dây
chuyền sản xuất và đang làm các thủ tục để xin UBND tỉnh chấp thuận dự án đầu tư .
2. Khối lượng và quy mô của các hạng mục công trình

a. Hình thức đầu tư, vốn đầu tư

Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế nhựa tái sinh xuất khẩu DFG được trang bị
dây chuyền máy móc thiết bị trong nước và nước ngoài với các chỉ tiêu về vốn đầu tư
như sau:

- Vốn tự có: 2.050.000.000 đồng
- Vốn huy động: 6.500.000.000 đồng
b. Quy mô của dự án

- Công suất thiết kế:
Khi dự án được triển khai, công suất dự kiến của cơ sở là : 1500 tấn/năm

- Quy mô xây dựng.

Trên khu đất của dự án bố trí các hạng mục công trình chính và phụ sau:
Bảng 1. Các hạng mục công trình của dự án

STT HẠNG MỤC XÂY DỰNG ĐVT D. TÍCH YÊU CẦU XÂY DỰNG - KẾT CẤU
1 Nhà văn phòng làm việc m
2
302 Xây 2 tầng, bán kiên cố
2 Nhà xưởng sản xuất (2 nhà) m
2
1500 Cột bê tông, vì kèo thép, mái tôn, vách tường
3 Nhà bảo vệ m
2
17,1 Cột bê tông, vì kèo thép, mái và vách nhựa
4 Nhà trưng bày sản phẩm m
2
44,2 Cột bê tông, vì kèo thép, mái Fibro, không bao quanh
5 Nhà để xe m
2
120 Cột bê tông, vì kèo thép, mái Fibro, không bao quanh
6 Nhà ăn và nghỉ ca cho công nhân m
2

100 Cột bê tông, vì kèo thép, mái Fibro, không bao quanh
7 Sân đường nội bộ m
2
2918 Bê-tông chịu lực (xe vận chuyển)
8 Tường rào, cổng m 450 Gạch xây, cao 1,6m bao quanh cơ sở
9 Hệ thống xử lý nước thải m
2
648 Hệ thống bể xây gạch chống thấm
(Ghi chú: vị trí cụ thể của các hạng mục công trình được thể hiện trong bản vẽ
mặt bằng tổng thể nhà máy)
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


3. Công nghệ sản xuất
Quy trình công nghệ sản xuất
Công nghệ sơ chế nhựa tái sinh xuất khẩu được cơ sở sử dụng như sau: nhựa
phế liệu được mua về và tập kết tại bãi, sau đó được chuyển dần vào máy tẩy rửa. Rửa
bóc nhãn mác, đưa vào nhà xưởng - phân loại - qua sàng máy - qua băng tải - đưa
nguyên liệu vào máy kiểm tra nguyên liệu. Cắt thành mảnh nhỏ, tẩy rửa lạnh (lần 1),
tẩy rửa nóng (lần 2), qua thùng làm sạch, qua thùng sấy khô, qua thiết bị thổi không
khí đưa sản phẩm vào bình phễu đóng bao sản phẩm ngay tại dây chuyền. Sơ đồ công
nghệ sơ chế cụ thể như sau:
SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

























Phế liệu
Phân loại thủ công

Máy băm cắt
Tẩy rửa
Tẩy rửa nóng
Tẩy rửa lạnh
Máy vắt ly tâm
Đóng bao
Tiếng ồn, nước
thải
Nước thải, chất

thải rắn
Nước thải, nhiệt
độ
Nước thải
Tiếng ồn, nước
th
ải

Chất thải rắn
Lồng quay
Băng tải

NaOH, t
0


Quạt gió
chất thải rắn, bụi

Tiếng ồn, bụi,
chất thải rắn
Tiếng ồn, bụi,
chất thải rắn
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


Mô tả công nghệ:
Nguồn nguyên liệu là các vật dụng nhựa đã qua sử dụng, chúng rất đa dạng về
chủng loại, kích thước nhưng chiếm đa số là: chai đựng nước khoáng, nước tinh khiết,

và chai đựng nước giải khát có ga Nguồn nguyên liệu này được các Đại lý tại các tỉnh
thành thu gom và bán lại cho cơ sở. Từ các tỉnh thành phía Bắc (Thái Bình, Hưng Yên,
Hải Phòng, Thanh Hóa) đến các tỉnh thành miền Trung và miền Nam (Nghệ An,
Quảng Bình, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh). Nhựa phế liệu được thu mua và vận
chuyển về bãi chứa nguyên liệu của cơ sở chuẩn bị cho các hoạt động sơ chế.
- Công đoạn đầu tiên là tiến hành phân loại nguyên liệu: công đoạn này nhằm
loại bỏ những vật liệu không có giá trị phục vụ sơ chế: bóc bỏ các nhãn mác, các bao bì
bằng giấy, nilon có dán trên vật liệu nhựa, loại bỏ các lắp nhựa không cùng chủng loại
nhựa (làm bằng vật liệu màu). Công đoạn này diễn ra hoàn toàn thủ công, các vật liệu bị
loại bỏ (chất thải rắn) được thu gom, phân loại và đựng vào các bao tải dứa. Các vật liệu
nhựa dùng cho sơ chế được đưa vào lồng quay với các mắt lưới có đường kính 7 cm với
mục đích loại bỏ các chất rắn (kim loại và vỏ bao bì, nhãn mác còn sót lại sau công đoạn
phân loại thủ công).
- Phế liệu nhựa sau quá trình phân loại được đưa vào máy băm cắt nhờ băng tải.
Tại công đoạn cắt, nhựa phế liệu được cắt vụn thành các mảnh nhỏ có kích thước từ 3-
5cm, nước được tưới liên tục vào vật liệu đang được cắt nhằm mục đích rửa sơ bộ các
chất bẩn bám trên vật liệu và giúp quá trình cắt được thuận lợi hơn. Toàn bộ quá trình
được cơ giới hóa trừ khâu đổ nguyên liệu vào lồng quay.
- Sau khi phế liệu nhựa được cắt nhỏ, nhựa tiếp tục được đưa sang bình tẩy rửa
nóng. Bình tẩy rửa nóng gồm có 2 vỏ. Khoang trong là hỗn hợp nước sạch, NaOH, phế
liệu nhựa đã được bănm cắt, khoang ngoài chứa dầu nóng (được đun nóng và bơm vào
khoang ngoài nhờ hệ thống bơm tự động, tuy nhiên quá trình tẩy rửa nóng không diễn
ra thường xuyên, cơ sở chủ yếu chỉ dùng NaOH trong quá trình tẩy rửa). Dầu diezen
được đun nóng đến nhiệt độ > 200
0
C bằng bếp than, sau đó nhờ hệ thống bơm tự động
bơm vào khoang ngoài của bình tẩy rửa nóng, Khi nhiệt độ khoang trong và khoang
ngoài cân bằng (khoảng 70-80
0
C) dầu sẽ được tuần hoàn trở lại thùng chuứa dầu tại

bếp đun than.
- Quá trình tẩy rửa loại bỏ các tạp chất bẩn có trong nguyên liệu được hoàn tất
sau bể rửa nước lạnh. Tại đây nguyên liệu nhựa đã loại bỏ chất bẩn được làm giảm
nhiệt độ và loại bỏ các hóa chất bám vào nguyên liệu sau quá trình rửa nóng.
Nguyên liệu sau quá trình tẩy rửa tiếp tục được đưa qua máy vắt ly tâm, tốc độ
vòng quay của máy vắt ly tâm khoảng 700 vòng/phút. Tại đây nước dính vào nguyên
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


liệu sẽ được tách ra nhờ quá trình chuyển động văng. Tiếp theo nguyên liệu được
chuyển sang phễu thu nhờ hệ thống quạt gió và các ống chuyền. Cuối cùng nguyên
liệu được đóng bao thành phẩm.
Nước thải phát sinh trong quá trình rửa được chảy tràn qua máng chứa rồi thoát
xuống cống thu gom, nước thải chảy về hệ thống xử lý nước thải của cơ sở.
4. Danh mục máy móc, thiết bị
Máy móc, thiết bị sơ chế nhựa phế liệu được Công ty tận dụng lại của Công ty
TNHH sản xuất và thương mại Minh Luyến, và có trang bị thêm 1 số máy móc thiết bị
phục vụ cho sản xuất, cụ thể như sau:
Bảng 2. Các thiết bị chính trong từng dây chuyền công nghệ sản xuất

STT Tên thiết bị ĐVT S.lượng Nước SX Ghi chú
1 Lồng xoay chiếc 1
Ấn Độ
Đã đầu tư (còn
90% giá trị so với
mới)
2 Băng chuyền phân loại chiếc 1
3 Băng chuyền dẫn HT 1
4 Máy cắt nghiền Zerma máy 1

5 Bình nổi bình 1
6 Thanh truyền xoáy thanh 4
7 Bình rửa nóng bình 1
8 Bình rửa Tuabin bình 1
9 Máy sấy khô máy 1
10 Bình thổi đứng bình 1
11 Bình sưởi bình 1
12 Máy tách khí nóng máy 1
13 Hộp điều khiển HT 1
14 Xe nâng hàng 1,5 tấn xe 1 Nhật Bản
Đầu tư mới 100%
15 Máy khâu bao thành phẩm máy 2 Nhật Bản
16 Xe ô tô tải 3,5 tấn xe 1 Hàn Quốc
17 Quạt thông gió cái 6 Trung Quốc
18 Máy bơm nước máy 10 Trung Quốc
19 Hệ thống cấp thoát nước, PCCC HT 1 Việt Nam
20 Thiết bị văn phòng
- Quạt các loại chiếc 4 Việt Nam
- Tủ lạnh chiếc 1 Nhật Bản
- Máy điều hòa không khí chiếc 1 Nhật Bản
- Ti vi chiếc 2 Hàn Quốc
- Máy tính bộ 2 Việt Nam
- Bàn ghế bộ 5 Việt Nam

TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


5. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào và sản phẩm của nhà máy
+ Nguyên liệu sản xuất


Nguyên liệu cho tái chế nhựa là các loại chai nhựa phế liệu đã qua sử dụng:
chai nhựa đựng nước giải khát, chai đựng dầu ăn, chai đựng nước mắm. chai nhựa
đựng các đồ thực phẩm khác
Hiện tại nguồn cung cấp nguyên liệu nhựa phế liệu này do các đại lý chuyên thu
gom nhựa phế liệu cung cấp, trong tương lai khi cơ sở đi vào hoạt động ổn định, nếu
lượng nguyên liệu trong nước cung ứng không đủ thì nhà máy sẽ có kế hoạch nhập
khẩu các phế liệu nhựa này để sản xuất.
Định mức tiêu hao nhựa phế liệu trên một đơn vị sản phẩm là 1,2kg/đơn vị SP.
Như vậy nhu cầu về nguyên liệu sản xuất của cơ sở sẽ là 1800 tấn/năm
+ Nguyên, nhiên liệu phụ:

Nguyên vật liệu phụ bao gồm:
Hóa chất tẩy rửa: NaOH (1 kg NaOH cho mỗi mẻ sản phẩm nhựa 50 kg), tức là
lượng hóa chất tẩy rửa sử dụng mỗi năm (1500 tấn nhựa) là 30 tấn/năm.
Bao tải dứa: 40.000 bao loại 50 kg.
Than đốt: Lượng than được sử dụng để đốt nóng dầu cung cấp nhiệt cho quá
trình tẩy rửa nóng: 10 kg/ngày. Than sử dụng trong quá trình đun nấu phục vụ bữa ăn
trưa cho công nhân: 10 kg/ngày. Tổng lượng than sử dụng: 20 kg/ngày.
Hóa chất xử lý nước thải:
Vôi cục: 100 kg/tháng
Phèn chua KAl(SO
4
)
2
.12H
2
O: 15 kg/ngày

- Nhu cầu điện năng:

Nguồn điện được lấy từ đường điện 35 KV cạnh Quốc lộ 20A thông qua trạm
biến áp 250 KV của Công ty cung cấp toàn bộ điện phục vụ cho mọi hoạt động của
Công ty. Dự kiến lượng điện tiêu thụ trong 1 ngày khoảng gần 200 kWh. Dây dẫn sử
dụng cáp ngầm CU/PVC 3 x 10.
- Nhu cầu cấp nước: Nguồn nước cung cấp cho mọi hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của Cơ sở là nguồn nước giếng khoan. Nước từ các giếng khoan được bơm lên
qua hệ thống xử lý vào bể chứa. Nước sau quá trình xử lý đảm bảo chất lượng nước
cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Nhu cầu nước sinh hoạt khoảng: 5 m
3
/ngày, nước sản
xuất: 5 m
3
/ngày (do cơ sở có thiết kế hệ thống xử lý nước thải sản xuất và tuần hoàn
lại 80% lượng nước sản xuất).
Tổng nhu cầu sử dụng nước tối đa trong 1 ngày ước tính khoảng: 20 m
3

- Thoát nước:
Nước mặt được thu gom vào hệ thống cống nội bộ, qua hố ga rồi thoát ra hệ
thống thoát nước chung của cụm công nghiệp.
Nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý tại bể
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


6. Sản phẩm của nhà máy
Công suất sản xuất các sản phẩm tái chế nhựa phế liệu là 1500 tấn/năm. Sản
phẩm của cơ sở là nhựa tái sinh (được băm nhỏ từ các vỏ chai nhựa các loại)
7. Phương án tổ chức vận hành:
Khi cơ sở đi vào hoạt động số lượng nhân viên quản lý và lao động trực tiếp

tổng số là 70 người, cụ thể như sau:
- Lao động gián tiếp: 16 người
- Lao động trực tiếp: 54 người
.
Sơ đồ 5. Bộ máy quản lý của cơ sở






























Giám đốc
đi
ều h
ành

Phòng kế toán
(trưởng
phòng)
Phòng kinh
doanh tổng
hợp (trưởng
phòng)


Quản đốc
Kế toán
doanh
thu
Th
ủ kho
NVL
Th
ủ kho
TP, CC

Nhân

viên bán
hàng
Nhân
viên mua
hàng
Các bộ phận
s
ản xuất trong
xưởng
Kế
toán
chi
phí

TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ
KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN
I. Điều kiện tự nhiên và môi trường
1. Điều kiện địa lý, địa chất
a. Điều kiện địa lý
Cơ sở sơ chế nhựa tái sinh xuất khẩu thuộc Công ty cổ phần DFG có vị trí tại
cụm công nghiệp Tân Hồng, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Vị trí của cơ sở giáp
với tuyến đường tỉnh lộ 20, cách trung tâm thị trấn Kẻ Sặt khoảng 1.500m về phía Tây
Bắc, cách thành phố Hải Dương khoảng 23 km về phía Đông Bắc. Vị trí dự án rất thuận
lợi cho vận chuyển nguyên vật liệu, sản xuất và kinh doanh: trên địa bàn khu vực có các
tuyến giao thông bộ và thủy như tuyến đường Quốc lộ 5, đường tỉnh lộ 20, tuyến đường

sông của sông Sặt.
b. Đặc điểm địa chất
Mặt bằng khu vực tương đối bằng phẳng, lối dẫn từ Bắc xuống Nam và từ Đông
sang Tây, độ cao trung bình + 2.00m
Độ sâu trung bình từ 0,8 -1m là các lớp á sét, sét, sét pha, sét bùn nằm xen kẽ.
Nằm trong khu vực vùng trầm tích đệ tứ, được hội tụ bởi hệ thống Sông Hồng và
Sông Thái Bình. Quy luật cấu trúc của trầm tích đệ tứ như sau:
Quy luật cấu trúc theo chiều thẳng đứng từ trên xuống có:
- Hệ tầng Thái Bình, tuổi Holocen muộn (Q
2
3
tb).
- Hệ tầng Hải Hưng, tuổi Holocen sớm – giữa (Q
2
1-2
hh).
Quy luật cấu trúc theo chiều ngang có đặc điểm như sau:
- Hệ tầng Thái Bình, chỉ phân bố thành những dải hẹp, dọc theo các con sông,
suối và hồ cổ. Nhưng chưa có lỗ khoan khảo sát địa chất công trình nào cắt qua.
- Hệ tầng Hải Hưng phân bố khá rộng rãi trong các đồng bằng và thung lũng
giữa núi, dưới dạng các khối nâng, dải nâng tương đối tân kiến tạo. Mặt cắt địa chất
công trình đại diện cho hệ tầng Hải Hưng với độ sâu lỗ khoan tới 8 m, từ trên xuống
dưới gồm các lớp như sau:
+ Lớp 1 – Đất đắp, dầy từ 0,3 – 0,4 m.
+ Lớp 2 – Sét pha, màu nâu vàng, loang xám xanh, trạng thái dẻo cứng đến dẻo
mềm, dầy từ 0,7 – 1,2 m.
+ Lớp 3 – Sét pha, màu xám ghi, xám vàng, trạng thái dẻo chẩy, dày từ 0,8 – 1,3 m.
+
Lớp 4


Bùn sét pha xen kẹp cát pha, mầu xám đen, xám ghi, dầy từ 5,5 – 5,7 m.

TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


Bảng 3. Thành phần độ hạt trung bình của hệ tầng Hải Hưng
Lớp
Thành phần hạt trung bình của hệ tầng Hải Hưng
Cát Bụi
1,0 – 0,5 0,5 – 0,25 0,25 – 0,1 0,1 – 0,05 0,05 – 0,01
%
2
6 19 30
3
3 13 27 22
4
7 21 30 11
Bảng 4. Đặc điểm cơ lý đất khác của hệ tầng Hải Hưng
Lớp

Các đặc điểm cơ lý đất trung bình khác của hệ tầng Hải Hưng
Độ
ẩm
tự
nhiên

Khối
lượng
thể

tích
Khối
lượng
thể
tích
khô
Khối
lượng
riêng
Hệ
số
rỗng

Độ
lỗ
rỗng

Độ
bão
hòa
Giới
hạn
chảy

Giới
hạn
dẻo
Chỉ
số
dẻo

Độ
sệt
Hệ số
nén
lún
W
γ
γ
c
e
0
n G W
L
W
P
L
P
L
S
a
1-2
% g/cm
3
g/cm
3
g/cm
3
% % % % % cm
2
/kg


2
29,9 1,86 1,43 2,7 0,89

47,1

90,5

36,7 21,0 15,7

0,56

0,027
3
34,1 1,81 1,35 2,69 0,99

49,6

92,7

35,8 22,5 13,3

0,86

0,051
4
42,1 1,74 1,22 2,67 1,18

54,1


95,2

40,2 26,30

13,9

1,14

0,082
Nguồn: Công ty TNHH Đông Phương – 2007.
2. Điều kiện về khí tượng thủy văn

a. Điều kiện khí tượng:
Khí hậu của khu vực thực hiện dự án mang đầy đủ những đặc tính cơ bản về khí hậu
nhiệt đới gió mùa của miền Bắc Việt Nam nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng.
Sự phân chia khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm theo bốn mùa gồm hai mùa chính là
mùa hè và mùa đông, còn hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu.
Quá trình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện khí hậu tại khu vực dự án. Các yếu tố đó là:
- Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí
- Lượng mưa, nắng và bức xạ
- Chế độ gió và đặc điểm về bão lũ lụt
Các số liệu và bảng dẫn chứng về điều kiện khí tượng thủy văn (nhiệt độ, lượng
mưa, độ ẩm, chế độ gió, bão lũ lụt) được dẫn từ nguồn tài liệu: Niêm giám thống kê
2008, Cục Thống kê tỉnh Hải Dương.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


* Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn tỉnh Hải Dương dao động từ 23,1
0
C đến
24,2
0
C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong những năm gần đây là 16,1
0
C (tháng
1 năm 2005), nhiệt độ trung bình tháng lớn nhất là 30
0
C (tháng 6,7 năm 2007).
Năm 2008 nhiệt độ không khí trung bình tại Hải Dương là 23,1°C thấp hơn nhiệt
độ trung bình năm 2006 và năm 2007. Nhiệt độ cao nhất trong năm 2008 là 29,2°C
(tháng 7). Nhiệt độ thấp nhất trong năm là 13,3
0
C (tháng2 năm 2008), và thấp hơn so
với nhiệt độ trung bình tháng 2 của các năm (từ năm 2004 - 2008) là 4-8
0
C.
Nhiệt độ trung bình đo tại Hải Dương từ năm 2003 đến năm 2008 được thể hiện
trong bảng 5 dưới đây:
Bảng 5. Nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 2003 đến năm 2008 (
0
C)

Năm
Tháng
2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tháng 1 16,4 16,7 16,1 17,8 16,5 14,7
Tháng 2 20 17,3 17,8 18,4 21,4 13,3

Tháng 3 20,8 19,9 18,9 19,9 20,8 20,7
Tháng 4 25,2 23,5 23,7 24,6 22,8 24,1
Tháng 5 27,9 25,9 28,5 26,9 26,6 26,5
Tháng 6 29,5 29 29,7 29,5 30 28,0
Tháng 7 29,3 28,9 29,2 29,7 30 29,2
Tháng 8 28,5 28,8 28,4 27,7 28,6 28,5
Tháng 9 27 27,6 28,2 27,4 26,7 27,6
Tháng 10 25,4 24,6 25,7 26,9 25,3 26,3
Tháng 11 22,7 22,2 22,2 24,2 20,4 21,0
Tháng 12 17,4 18,4 16,8 17,9 20,1 17,7
Cả năm 24,2 23,6 23,8 24,2 24,1 23,1
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008 - Cục thống kê tỉnh Hải Dương
* Lượng mưa và chế độ mưa:
Lượng mưa trên địa bàn tỉnh Hải Dương (từ năm 2003 đến năm 2008) dao động
từ 1197 - 1950mm/năm, số ngày mưa trung bình năm từ 120 – 130 ngày/năm. Mùa
mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Lượng mưa cả năm tập trung chủ yếu
vào các tháng mùa mưa và chiếm 80 – 85% tổng lượng mưa cả năm với lượng mưa
trung bình đạt từ 185 – 269mm. Theo chu kỳ tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm
là tháng 8, tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng 1. Tuy nhiên năm 2008 có sự thay
đổi bất thường, tháng có lương mưa lớn nhất là tháng 11với tổng lượng mưa là
408mm. Năm 2008 tổng lượng mưa cả năm là 1.950mm, cao nhất so với tổng lượng
mưa các năm (từ năm 2003 - 2008). Lượng mưa các tháng đo tại Hải Dương từ năm
2003 đến năm 2008 được thể hiện trong bảng 6 dưới đây:

TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


Bảng 6. Lượng mưa các tháng trong năm từ năm 2003 đến năm 2008 (mm)
Năm

Tháng
2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tháng 1 39 17 7 4 1 41
Tháng 2 23 31 36 21 29 20
Tháng 3 23 36 21 58 40 26
Tháng 4 108 91 17 31 62 72
Tháng 5 185 208 138 137 202 178
Tháng 6 225 74 197 196 219 364
Tháng 7 302 521 322 277 147 178
Tháng 8 456 284 244 496 130 267
Tháng 9 175 146 254 79 229 359
Tháng 10 72 1 26 12 115 21
Tháng 11 5 13 125 138 11 408
Tháng 12 4 42 38 1 12 16
Cả năm 1617 1464 1425 1450 1197 1950
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008 - Cục thống kê tỉnh Hải Dương
* Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình các năm của khu vực Hải Dương dao động từ 83-
87%. Độ ẩm trung bình cả năm từ năm 2005 đến năm 2008 ổn định ở mức 83%. Năm
2008 độ ẩm cao nhất ở các tháng 6, 8, 9 tương ứng với các tháng có lượng mưa cao
nhất. Các tháng hanh khô là tháng 2, 11, 12 có độ ẩm trung bình khoảng 75,5%. Độ ẩm
không khí trung bình các năm từ năm 2003 đến năm 2008 được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 7. Độ ẩm không khí trung bình các tháng từ năm 2003 đến năm 2008 (%)

Năm
Tháng
2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tháng 1 84 83 81 79 73 82
Tháng 2 91 87 88 87 86 74
Tháng 3 87 89 85 88 91 85

Tháng 4 90 89 88 86 85 87
Tháng 5 89 87 85 84 84 85
Tháng 6 82 80 82 82 81 87
Tháng 7 86 82 83 82 82 82
Tháng 8 90 87 87 88 87 87
Tháng 9 90 85 84 79 86 87
Tháng 10 81 78 80 81 81 83
Tháng 11 80 79 82 80 73 77
Tháng 12 75 78 73 79 81 77
Cả năm 87 85 83 83 83 83
(Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Hải Dương năm 2008).
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


* Gió và chế độ gió:
Hải Dương là tỉnh chịu ảnh hưởng của gió mùa. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau (mùa khô) chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa
mưa), chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam.
Mùa khô thường xuất hiện gió Bắc – Đông Bắc. Tuy nhiên trong mấy năm gần
đây khí hậu của miền Bắc có sự thay đổi thất thường vì vậy gió Đông và Đông Nam
vẫn nhận thấy trong mùa khô. Mùa mưa thường thịnh hành hướng gió Nam, Đông
Nam với tần suất 60 – 70%. Gió Tây khô nóng thường xuất hiện vài ngày vào nửa đầu
mùa mưa và nhìn chung ít ảnh hưởng tới nền khí hậu của vùng. Tốc độ gió trung bình
tại khu vực đạt 1,5 m/s.
* Bão và áp thấp nhiệt đới
Bão xuất hiện hàng năm không đều, năm nhiều, năm ít, tính trung bình trong 1
năm tỉnh Hải Dương chịu ảnh hưởng của 1 đến 2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Có năm
nhiều tới 5 cơn bão như năm 1963, 1973 và 1996. Đặc biệt liên tục từ năm 1998 đến
năm 2002 không có bão ảnh hưởng đến Hải Dương. Mùa bão năm 2006, Việt Nam chịu

ảnh hưởng của 10 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới trong đó có những cơn bão mạnh cấp
12, trên cấp 12. Hải Dương chịu ảnh hưởng gián tiếp của 01 cơn bão (cơn bão số 3)
nhưng gió không lớn và chỉ xuất hiện mưa sau khi bão suy yếu thành vùng áp thấp.
* Nắng và bức xạ
Chế độ nắng liên quan chặt chẽ với chế độ bức xạ và tình trạng mây. Vào tháng
3, tổng lượng bức xạ thấp, bầu trời u ám, nhiều mây nhất trong năm nên số giờ nắng là
ít nhất trong năm. Sang tháng 4, trời ấm, số giờ nắng tăng lên. Các thông số đặc trưng
về nắng của khu vực như sau:
- Tổng số giờ nắng của các tháng năm 2008 là: 1.372 giờ
- Tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất (tháng 7): 231 giờ
- Tháng có giờ nắng trung bình thấp nhất (tháng 3): 4 giờ
b. Đặc điểm thủy văn
Khu vực triển khai dự án nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của hệ thống thủy
nông Bắc Hưng Hải. Các nhánh sông Cửu An, sông Sặt đều bắt nguồn từ sông Hồng
và sông Thái Bình. Đặc điểm thủy văn đáng chú ý và cũng là điểm hạn chế cho sản
xuất nông nghiệp là lưu lượng các sông nhỏ, độ dốc thấp. Về mùa mưa, mực nước
sông thường cao hơn mực nước trong đồng nên phải thoát nước bằng động lực, ngược
lại vào mùa hạn mực nước sông thấp hơn mực nước trong đồng ruộng nên cũng phải
tiêu tốn năng lượng để tưới tiêu bằng bơm.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


Một số đặc điểm về Sông Sặt: là sông nội đồng và được quy hoạch thành sông
có chức năng tưới tiêu kết hợp, nằm trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Hiện nay,
sông Sặt là trục tiêu nước nội địa của thành phố Hải Dương, chảy vào sông Đào tại
cống Bá Thủy. Từ đó nước được tiêu vào sông Luộc và sông Thái Bình qua cống Cầu
Xa và An Thổ. Sông Sặt đồng thời cũng là trục giao thông thủy nội địa nối sông Thái
Bình qua Âu Thuyền Hải Dương. Các phương tiện chuyên chở có thể đi từ sông Thái
Bình vào vùng nội địa ra sông Luộc, sông Hồng một cách thuận lợi. Theo số liệu quan

trắc nhiều năm đo được:
- Mực nước sông Sặt về mùa mưa H
max
= 3,0m; H
tb
= 2,5 – 2,8m.
- Mực nước sông Sặt về mùa khô H
max
= 2,0m; H
tb
= 1,6 – 1,7m.
Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương
3. Hiện trạng các thành phần tự nhiên
Để đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên tại khu vực triển
khai dự án, Công ty cổ phần DFG đã phối hợp với cơ quan tư vấn là Trung tâm Quan
trắc và Phân tích môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương tiến hành
lấy mẫu, đo đạc và phân tích chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai dự án
vào ngày 01/09/2009. Kết quả phân tích các thành phần môi trường như sau:
a. Hiện trạng môi trường không khí
Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực trước khi Dự án đi vào hoạt động
chính thức được thể hiện tại bảng 8. Các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí tại
các vị trí trong khu vực nhà xưởng của cơ sở và các khu vực xung quanh (được thể hiện
trên sơ đồ vị trí lấy mẫu hiện trạng môi trường). Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 8. Kết quả đo vi khí hậu và tiếng ồn
TT Vị trí đo
Tọa độ 48 UTM
Vi khí hậu
Mức
ồn
(dBA)


X Y
Nhiệt
độ(
0
C)
Độ ẩm

(%)
Tốc độ
gió(m/s)

Trong khu vực sản xuất


1 Khu vực sơ chế phế liệu

31,6 76,2 0,2
103,
5
2 Khu vực bãi tập kết nguyên liệu 31,9 78,1 0,98 84,7
3 Khu vực xử lý nước thải

32,6 79,1 1,28 76,2
4 Khu vực nhà ăn

32,5 75,2 0,2 73,6
QĐ 3733 - 2002/BYT

≤ 32 ≤ 80 1,5 ≤ 85

Ngoài khu vực sản xuất


5 Khu vực sân công ty
0621607

2310951

32,6 76,8 1,18 68,9
6 Khu dân cư phía Tây
0621385

2310716

33,2 75,9 1,50 60,2
7 Khu dân cư phía Tây Nam
0621508

2310225

32,5 76,5 1,56 62,8

TCVN 5949 -1998
≤75
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


Ghi chú:
- QĐ 3733 - 2002/BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế.

- TCVN 5949-1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư.
Nhận xét:

- Kết quả đo kiểm môi trường không khí tại bảng trên cho thấy:
* Đối với khu vực sản xuất:
+ Tại khu vực nhà ăn & khu vực xử lý nước thải nhiệt độ cao hơn mức cho phép;
các vị trí còn lại nhiệt độ, độ ẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
+ Mức ồn tại khu vực sơ chế phế liệu có giá trị cao hơn mức cho phép theo
tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
* Đối với các vị trí quan trắc ngoài khu vực sản xuất: mức ồn có giá trị nhỏ
hơn ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư TCVN
5949 - 1998.
Bảng 9. Kết quả phân tích hơi khí độc
TT Vị trí đo

hiệu
CO
mg/m
3
SO
2

mg/m
3

NO
2
mg/m
3


Bụi
mg/m
3

Trong khu vực sản xuất



1 Khu vực sơ chế phế liệu K1 2,59 0,062 0,043 1,34
2
Khu vực bãi tập kết nguyên
liệu
K2 1,86 0,046 0,036 1,14
3 Khu vực xử lý nước thải K3 1,65 0,048 0,035 1,03
4 Khu vực nhà ăn K4 1,24 0,043 0,034 0,24
TC 3733 – 2002/QĐ - BYT

40 10 10 4
Ngoài khu vực sản xuất


5 Khu vực sân công ty K5 1,39 0,045 0,035 0,25
6 Khu dân cư phía Tây K6 0,86 0,042 0,032 0,22
7 Khu dân cư phía Tây Nam K7 0,74 0,043 0,030 0,20
TCVN 5937 - 2005


30 0,35 0,2 0,3
Ghi chú:
- QĐ3733 - 2002/BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế.

- TCVN 5937 - 2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh, trung
bình 1 giờ.
Nhận xét:
- Từ kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án
cho thấy: Nồng độ hơi khí độc và bụi đều đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí xung
quanh TCVN 5937 - 2005./.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


b. Hiện trạng môi trường nước
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu tiêu biểu phản ánh chất lượng nước mặt của
khu vực thực hiện dự án, kết quả như sau:
Bảng 10. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
TT
Các thông số

Đơn vị
Kết quả
QCVN 08:
2008/BTNMT
(Mức B1)
Nm
1
Nm
2

1 pH - 7,5 7,4 5,5 – 9
2 TSS mg/l 19 34 50
3 COD mg/l


14 10 30
4 BOD
5
(20
0
C) mg/l 15
5 NO
3
-

- N mg/l 0,3 0,8 10
6 NO
2
-

- N

mg/l

0,011 0,018 0,04
7 NH
4
+
- N

mg/l 0,65 0,55 0,5
8 PO
4
3

-
- P mg/l 0,16 0,08 0,3
9

Fe mg/l

0,33 0,25 1,5
10 Zn

mg/l 0,04 0,05 1,5
11 Cd mg/l 0,001 < 0,01 0,01
12 Pb mg/l 0,001 0,002 0,05
13
Cu
mg/l

0,003
0,002
0,5
14 Coliform MPN/100ml

280 210 7.500
Ghi chú:
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt,
áp dụng mức B1 (Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng
khác có yêu cầu chất lượng tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2)
- Nm
1
: Mẫu nước mương cạnh công ty (tọa độ 48UTM, X: 0621518; Y: 2310791)
- Nm

2
: Mẫu nước mương phía Bắc công ty (tọa độ 48UTM, X: 0621536; Y:
2310764)
Nhận xét:
Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại khu vực dự án cho thấy: Nồng độ các chỉ
tiêu phân tích có giá trị nhỏ hơn mức B1 cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


Bảng 11. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm
TT

Các thông số Đơn vị
Kết quả
QCVN 09:
2008/BTNMT
Ng
1

Ng
2

1 pH
-
7,8 7,4 5,5 - 8,5
2 Chất rắn tổng số mg/l 1496 687 1500
3 Độ cứng mg/l 495 458 500
4 COD (KmnO

4
) mg/l 26,6 25,2 4
5
NO
3
-
- N mg/l 0,2
0,1
15
6
NO
2
-
- N mg/l 0,035
0,004
1,0
7
NH
4
+
- N

mg/l 1,47
3,22
0,1
8 Cl
-

mg/l 527,2 190,8 250
9 Zn mg/l 0,03 0,05 3,0

10 Cu mg/l 0,002 0,001 1
11 Pb mg/l 0,002 0,002 0,01
12 Cd mg/l <0,001 0,001 0,005
13 Fe
tổng
mg/l 0,72 1,01 5
14 Coliform MPN/100ml 11 240 3
Ghi chú:
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- Ng
1
: Mẫu nước ngầm tại Công ty độ sâu của giếng 35m
- Ng
2
: Mẫu nước ngầm tại dân cư thôn My Cầu - Độ sâu của giếng 40m.
(tọa độ 48UTM, X: 0621716, Y: 2310896)
Nhận xét:
- Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm (Ng
1
& Ng
2
) tại khu vực dự án cho thấy:
+ Đối với mẫu Ng
1
: Nồng độ chỉ tiêu COD (KMnO
4
); NH
4
+
-N; Cl; coliform

cao hơn quy chuẩn cho phép; Các chỉ tiêu còn lại đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT.
+ Đối với mẫu Ng
2
: Nồng độ chỉ tiêu COD (KMnO
4
); NH
4
+
-N; coliform cao
hơn quy chuẩn cho phép; Các chỉ tiêu còn lại đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT.
c. Tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái
* Tài nguyên động thực vật
Cơ sở sơ chế nhựa tái sinh xuất khẩu DFG nằm trên địa bàn xã Tân Hồng,
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Khu vực này có hệ sinh thái mưa nhiệt đới với
khu hệ động - thực vật phong phú.
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO


- Thực vật
Thực vật trong vùng chiếm đa số là các loại cây lương thực, hoa mầu: lúa, ngô,
khoai , ngoài ra là các loại cây bụi, cây gỗ trong vườn nhà và dọc đường đi. Một số
loại cây ăn quả cũng được trồng tại vườn của các hộ dân như: chuối, ổi, na nhưng
chưa phát triển thành quy mô trang trại. Thời gian gần đây khi cụm công nghiệp Tân
Hồng đi vào hoạt động, một số diện tích đất ruộng đã bị san lấp lấy mặt bằng xây dựng
cơ sở hạ tầng.
- Động vật
Ngoài các loài gia súc, gia cầm do người dân chăn nuôi còn có một số ít các

loài động vật hoang dã như: chim chào mào, chim chích choè, chim sâu,…không có
các loài quý hiếm trong sách đỏ.
Do đặc điểm địa hình khu vực rất bằng phẳng, có nhiều kênh mương tưới tiêu
nông nghiệp nên thủy sinh vật trong khu vực cũng phong phú. Các loại cá, lươn, tôm
được nuôi trồng trong các ao đào, trong các mương tưới tiêu và sông Sặt có các loài
thủy sinh như: cá, tép, tôm, cua, ốc sinh sống
Hệ sinh thái trong khu vực cũng có đầy đủ các đặc trưng của hệ sinh thái nông
nghiệp vùng đồng bằng bắc bộ, chịu tác động mạnh mẽ do các hoạt động của con
người như canh tác và khu dân cư. Quá trình sản xuất nông nghiệp sử dụng một lượng
lớn thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật hàng năm đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến
hệ sinh thái tự nhiên.
* Tài nguyên nước
- Nước mặt
Theo báo cáo thăm dò địa chất thủy văn khu vực xã Tân Hồng nói chung và khu
vực dự án nói riêng không có nhiều nước. Chỉ có khi mùa mưa đến, nước ở các khu
vực đổ về, các thủy vực xung quanh khu vực mới có nước, còn về mùa khô các thủy
vực hầu như khô cạn. Tại đây chính quyền địa phương đã tiến hành xây dựng một số
đập thuỷ nông để dự trữ nguồn nước, nên trữ lượng nước mặt không nhiều.
- Nước ngầm
Nhân dân trong khu vực chủ yếu sử dụng nguồn nước giếng khoan, khoan ở độ
sâu khoảng 40 m cho nhu cầu sinh hoạt, phục vụ ăn uống (80% số hộ gia đình). Theo
kết quả báo cáo thăm dò trữ lượng nước ngầm ở độ sâu này cho thấy lượng nước ngầm
không nhiều. Tuy nhiên ở độ sâu lớn hơn khoảng 150 – 250 m thì trữ lượng nước
ngầm rất dồi dào, chất lượng tốt là tiềm năng cung cấp nước ổn định phục vụ cho sản
xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Tình hình sử dụng nước trong khu vực
Hiện nay, trong khu vực chưa có nước máy nên hầu hết các hộ gia đình trong xã
đều sử dụng nước giếng khoan, tuy nhiên do đặc thù địa hình địa chất của khu vực nên
TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN
TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO

×