Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ sư phạm phát triển kĩ năng viết đoạn mở bài trong bài tập làm văn của học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.57 KB, 23 trang )

Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 1
Lời cảm ơn!
Để chuẩn bò kết thúc khoá học lớp đại học tại chức, khoa giáo dục
tiểu học đã cho các học viên làm đề tài, trong đó tôi chọn đề tài:”Phát
triển kó năng viết đoạn mở bài trong bài tập làm văn của học sinh lớp
4”.Tôi làm đề tài này dưới sự hướng dẫn của tiến só Trần Thò Giang-
cán bộ giảng dạy Khoa giáo dục Tiểu học Trường Đại học Quy Nhơn.
Đây là lần đầu tiên trong đời tôi tìm hiểu, nghiên cứu đề tài chính vì thế
tôi không thể không mắc phải những sai lầm , khiếm khuyết nhất đònh .
Tôi rất mong nhận được sự quan tâm , giúp đỡ của các thầy cô giáo ,
của các bạn để tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tiến só Trần Thò Giang và sự góp ý của
các quý thầy cô giáo và các bạn .
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cũng như tất cả các môn học khác ở chương trình tiểu học, môn tiếng
Việt, trong đó có phân môn tập làm văn chiếm một vò trí hết sức đặc biệt
quan trọng trong chương trình. Học tập làm văn học sinh phát huy vốn
kiến thức văn học qua các bài tập đọc, vốn từ ngữ qua môn học luyện từ
và câu, vốn hiểu biết về cuộc sống xã hội đã học để trình bày và diễn
đạt một vấn đề theo cách nói hoặc viết để học tập, giao tiếp trong môi
trường hoạt động lứa tuổi .
Trong thực tế dạy học, phân môn tập làm văn lớp bốn là một phân
môn hội tụ đầy đủ các yếu tố của quá trình giao tiếp, đồng thờiđánh
giá kết quả học tập và giảng dạy các phân môn khác. Học sinh nắm
được ngôn ngữ lời nói cũng là điều kiện thiết yếu của việc hình thành
tích cực hoá nhân cách. Mục tiêu của phân môn tập làm văn nhằm
trang bò cho các em những hiểu biết về vốn từ ngữ để các em biết
cách dùng từ, đặt câu thể hiện tư tưởng tình cảm trong khi nói và viết
tạo nên câu văn hoàn chỉnh.


Từ đó học sinh hiểu giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm,
cảm xúc nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác giữa các
thành viên trong xã hội, người ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương
tiện nhưng phương tiện thông thường và quan trọng nhất là ngôn ngữ.
Như vậy tập làm văn mang tính tổng thể và sáng tạo rất lớn chính vì
vậy nó là phân môn đặc biệt cần quan tâm. Học tốt tập làm văn sẽ giúp
cho học sinh học tốt các môn học khác
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 3
Muốn học sinh học tốt phân môn tập làm văn thì trước hết giáo viên
phải dạy tốt. Người giáo viên ngoài vốn kiến thức về văn học, đời sống
xã hội, kiến thức tiếng Việt chắc chắn còn phải luôn tìm hiểu, nghiên
cứu, cập nhật chương trình sách giáo khoa để trang bò cho mình kiến thức
và phương pháp dạy học nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của chương
trình đề ra. Trước hết giáo viên phải tìm hiểu nội dung kiến thức mỗi
lớp, quy trình dạy các kiểu bài đó như thế nào, giáo viên phải xác đònh
phân môn tập làm văn và rèn luyện cả bốn kó năng :nghe, nói, đọc,viết.
Để từ đó đònh hướng, giúp đỡ học sinh học tốt phân môn tập làm văn
trong chương trình tiếng Việt của tiểu học.
Trong một bài tập làm văn thường gồm có ba phần : mở bài , thân bài
và kết luận. Mỗi phần đều có vai trò rất quan trọng không thể vắng mặt
trong bài văn, nhưng riêng phần mở bài - phần thâu tóm, mở ra toàn bộ
nội dung của một bài văn là quan trọng nhất. Muốn lôi cuốn được người
đọc , muốn bài văn phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, mạch lạc thì yêu
cầu ngươiø viết phải có khả năng viết đoạn mở bài thật tốt.
Vậy xuất phát từ những tác dụng của phân môn và tầm quan trọng
của đoạn mở bài trong bài tập làm văn, trong thời gian qua bản thân tôi
luôn luôn suy nghó và tìm hiểu để có những phương pháp tốt hơn trong
quá trình giảng dạy để đạt hiệu quả cao hơn. Chính từ suy nghó đó tôi
quyết đònh chọn đề tài : “Phát triển kó năng viết đoạn mở bài trong bài
bài tập làm văn của học sinh lớp 4”.

2. Cơ sở của việc dạy tập làm văn ở tiểu học
2.1. Cơ sở tâm lí học
Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp do đó việc dạy tập làm
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 4
văn dựa trên kết quả nghiên cứu của nhiều môn khoa học. Trong các cơ
sở đó, đối với việc dạy tập làm văn ở tiểu học, quan trọng nhất là cách
hiểu biêùt về phương pháp dạy tiếng phổ thông, lí thuyết hoạt động lời
nói, ngôn ngữ học, lí luận văn học.
Mọi hoạt động nhận thứccủa trẻ được phát triển đều thông qua hoạt
động thực tiễn và hoạt động thực tiễn thông qua các mặt hoạt động cụ
thể để có thể hướng đến một động cơ, một mục đích chung.
Có một hành động cũng sẽ hướng tới mục đích cụ thể,có một mục
đích cụ thể cũng hướng đến hành động.Nên nó có hướng hai chiều.
Thao tác cũng hướng đến phương tiện và điều kiện ,khi có điều kiện
và phương tiện rồi ta lại đưa ra thao tác cụ thể.
Từ đó đònh hướng đúng đắn và nhanh chóng trong một hoạt động giao
tiếp. Phải lập ra chương trình lời nói, nội dung cho phù hợp, tìm ra một
phương tiện hợp lí để truyền đạt nội dung đó. Sử dụng ngôn ngữ hoặc
nhiều tranh ảnh để biểu đạt nội dung đó. Đảm bảo mối quan hệ qua lại
giữa nội dung hoạt đông và các quan hệ giao tiếp.
Có thể nêu sơ đồ theo Tâm lí học tập một, Nhà xuất bản Giáo dục
1988 như sau:
Động cơ,mục đích chung
Hành động
Hoạt động cụ thể
Mục đích cụ thể
Thao tác Điều kiện, phương tiện
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 5
2.2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học
Các phong cách học, ngữ pháp văn bản, ngữ dụng học đều giúp ích

nhiều cho tập làm văn.
Các kiểu văn được nghiên cứu ở đây chủ yếu là văn miêu tả và văn
kể chuyện.
3. Phạm vi đề tài
Do điều kiện có hạn nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu nội
dung và phương pháp nhằm: “Phát triển kó năng viết đoạn mở bài trong
bài tập làm văn của học sinh lớp 4” kết hợp với những kiến thức đã học
và thực tế giảng dạy ở trường tiểu học ĐakDrông A, huyện Cư Jút, tỉnh
Đak Nông để nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này đối tượng nghiên cứu của tôi là : “Phát triển kó năng
viết đoạn mở bài trong bài tập làm văn của học sinh lớp 4”. Các phương
pháp dạy học phù hợp với nội dung này là:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại gợi mở
- Phương pháp luyện tập
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm.
Kó năng viết đoạn mở bài ở mỗi loại thể loại văn khác nhau có
những yêu cầu và nội dung khác nhau. Vì vậy chúng tôi không thể
nghiên cứu rèn luyện kó năng viết đoạn mở bài ở các thể văn vì thời gian
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 6
có hạn. Ở đây chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu kó năng viết đoạn văn mở
bài trong văn miêu tả ở học sinh lớp 4. Ngữ liệu dùng nghiên để cứu là
khoảng 20 bài tập làm văn của học sinh lớp 4 - trường tiểu học
ĐăkDrông A.
Đặc điểm của học sinh ĐăkDông A:
Là học sinh vùng sâu, vùng xa, chủ yếu là người dân tộc thiểu số:

Tày, Nùng (chiếm 90%). nh hưởng của phương ngữ và tiếng mẹ đẻ rất
lớn nên các em đọc và viết tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến
việc viết đoạn mở bài chưa được như yêu cầu của chương trình.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu chọn đề tài,chúng tôi đã sử dụng một số
phương pháp sau:
- Phương pháp trò chuyện: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để hỏi,
tròchuyện với một số giáo viên có kinh nghiệm dạy tiếng Việt ở tiểu
học để thu thập những vấn đề tồn tại trong cách viết đoạn mở bài của
học sinh.
- Phương pháp tìm và nghiên cứu tài liệu:Tìm hiểu các tài liệu để thu
thập những cách đểrèn kó năng viết đoạn mở bài cho học sinh cũng như
thu thập một số ý kiến và biện pháp của họ về viết đoạn mở bài của học
sinh tiểu học.
- Phương pháp nghiên cứu hoạt động của đối tượng: Nghiên cứu và
phân tích mở bài trong văn miêu tả của học sinh để tìm ra cái được và
biện pháp khắc phục.
PH
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 7
PHẦN NỘI DUNG
1. Khái niệm đặc điểm văn miêu tả
Văn miêu tả thường được hiểu là dùng ngôn ngữ để thể hiện lại sự vật,
hiện tượng, con người … một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có, nhưng
văn miêu tả không phải là sự sao chép chụp ảnh lại thực tế khách quan mà
nó là kết quả của sự nhận xét, đánh giá, tưởng tượng hết sức phong phú của
người viết, không có sự rung động, không có sự nhận xét tinh tế và dồi dào
sức sáng tạo của người viết không thể tạo ra được một văn bản đầy sức
sống tràn ngập hơi thở đời thực. Vì vậy, dù miêu tả bất cứ đối tượng nào,
văn miêu tả bao giờ cũng là loại văn chứa đầy tình cảm của con người.Bất
kì một hiện tượng nào trong thực tế khách quan cũng trở thành đối tượng

của văn miêu tả nhưng không phải là bất kì một sự miêu tả nào cũng trở
thành văn miêu tả.Khi sự miêu tả lạnh lùng, khách quan, nhằm mục đích
thông báo trí tuệ thì nó không phải là văn miêu tả. Văn miêu tả phải là
đoạn văn giàu cảm xúc nhằm mục đích thông báo thẩm mó. Người đọc qua
văn miêu tả không phải nhận thức thực tế khách quan bằng con đường trí
tuệ mà bằng những cảm xúc, những rung động mạnh mẽ của tâm hồn
mình.
Không phải văn miêu tả nhằm mục đích đơn thuần là”tả để mà tả”mà
thường là “tả để ngụ tình” để gửi gắm những suy nghó, cảm xúc, đánh giá
của con người. Dù miêu tả đồ vật, cây cối hay con vật ……tất cả đều chứa
đựng những tình cảm yêu, ghét, quý trọng hay khinh thò…. của người viết
đối với đối tượng đó. Có văn bản người viêt bộc lộ trực tiếp,có văn bản
người viết bộc lộ kín đáo Nhưng dù thế nào chăng nữa người đọc vẫn có
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 8
thể nhận ra những thái độ của người viết trong việc miêu tả đó.
Đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ của văn miêu tả là sự phong phú ,đa
dạng của tính từ.Bởi lẽ,đã nói đến “tả” là phải nói đến đặc điểm ,tính chất
của đối tượng miêu tả.Không có một văn bản nào lại không chứa đựng một
số lượng đáng kể các tính từ. Có thể thấy đủ loại các tính từ: màu sắc, tính
chất, đánh giá……đan xen nhau tạo thành những “chùm sáng lung linh”trong
văn miêu tả.
Văn miêu tả bên cạnh việc sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc biệt là so
sánh.Nhờ biện pháp so sánh các sự vật,hiện tượng… trong văn miêu tả trở
nên cụ thể hơn, có góc cạnh hơn và đặc biệt thể hiện được một cách rõ nét
thái độ đánh giá những tình cảm của người viết đối với đối tượng miêu tả.
Bên cạnh biện pháp so sánh, biện pháp nhân hoá cũng được sử dụng
nhiều, nhất là trong văn miêu tả đồ vật ,miêu tả phong cảnh, cây cối, loài
vật.
Biện pháp nhân hoá giúp cho đối tượng miêu tả có “hồn” hơn, có sức
sống và gần gũi với người đọc hơn.

Trong thực têù, việc xây dựng văn miêu tả thường được đan xen với văn
tường thuật hoặc văn kể chuyện, vừa tường thuật, vừa miêu tả, thậm chí
ngay cả trong văn viết thư khi cần người viết vẫn có thể miêu tả một đối
tượng nào đó để người đọc có thể hình dung được sự vật, hiện tượng. Chính
tính đan quyện này giữa các loại văn làm cho người đọc hứng thú hơn trong
việc tiếp nhận văn bản.
2. Văn miêu tả trong dạy học lớp 4
Văn miêu tả trong chương trình lớp 4 có các kiểu bài sau: tả đồ vật, tả
cây cối, tả con vật.
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 9
- Giới thiệu cấu tạo bài văn miêu tả:
* Tả đồ vật:
1. Bài văn miêu tả đồø vật có ba phần là mởbài, thân bài và kết bài.
2. Có thể mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp và kết bài theo kiểu
mở rộng hoặc không mở rộng.
3. Trong phần thân bài, trước hết nên tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả
những bộ phận có đặc điểm nổi bật.
* Tả cây cối: Bài văn miêu tả cây cối gồm có ba phần:
1. Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
2. Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển
của cây.
3. Kết bài: Có thể nêu lợi ích của cây, ấn tượng, đặc điểm hoặc tình
cảm của người tả với cây.
* Tả con vật: Bài văn miêu tả con vật thường có ba phần:
1. Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả.
2. Thân bài:
a) Tả hình dáng:
b) Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật .
3. Kết luận: Nêu cảm nghó đối với con vật.
3. Các kó năng viết đoạn mở bài

Nội dung các kó năng tập làm văn trau dồi cho học sinh lớp 4 được xây
dựng trên cơ sở quy trình sản sinh ngôn bản, cụ thể như sau:
- Kó năng đònh hướng hoạt động giao tiếp
+ Nhận diện đặc điểm loại văn bản
+ Phân tích đề bài ,xác đònh yêu cầu
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 10
- Kó năng lập chng trình hoạt động giao tiếp
+ Quan sát đối tượng
+ Tìm ý
- Kó năng thực hiện hoá hoạt động giao tiếp
+ Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và
yêu cầu diễn đạt.
+ Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt.
* Các loại bài học
Chương trình tập làm văn lớp 4 được cụ thể hoá trong sách giáo khoa
tiếng Việt 4 (hai tập)chủ yếu qua hai loại bài học: loại bài hình thành các
kiến thức và loại bài luyện tập thực hành.
Chương trình đưa tiết mở bài vào bốn tuần học (mỗi tuần một tiết)
Tuần 11: Mở bài trong văn kể chuyện.
Tuần 19: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
Tuần 25: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối.
Tuần 32: Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả
con vật.
* Loại bài hình thành kiến thức được cấu tạo theo ba phần :
I. Nhận xét:
(Phần này bao gồm một số câu hỏi, bài tập gợi ý cho học sinh khảo
sát văn bản để tự rút ra một số nhận xét về đặc điểm loại văn, kiến thức
cần ghi nhớ).
II. Ghi nhớ :
(Gồm những kiến thức cơ bản được rút ra từ phần nhận xét)

III. Luyện tập:
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 11
(Gồm từ một đến ba bài tập thực hành đơn giản nhằm giúp học sinh
củng cố và vận dụng kiến thức tiếp nhận trong bài học).
- Loại bài luyện tập thực hành chủ yếu nhằm mục đích rèn luyện
các kó năng tập làm văn, do vậy nội dung thường gồm 3-4 bầi tập nhỏ
hoặc một đề bài tập làm văn kèm theo gợi ý thực hành luyện tập theo
hai hình thức: nói, viết.
Nội dung các bài tập làm văn ở lớp 4 thường gắn với chủ điểm đang
học ở các bài tập đọc. Qúa trình hướng dẫn học sinh thực hiện các kó năng
phân tích đề, quan sát, tìm ý, viết đoạn là những cơ sở giúp trẻ mở rộng
hiểu biết về cuộc sống theo chủ điểm đang học. Mở rộng vốn sống, rèn
luyện tư duy , bồi dưỡng tâm hồn,c ảm xúc thẩm mỹ, hình thành nhân cách
cho học sinh.
4. Các cách mở bài:
Thông thường trong dạy học tập làm văn có hai cách mở bài,đó là:Mở
bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
+ Mở bài trực tiếp: Là đi thẳng vào đối tượng cần tả.
Ví dụ:
* Đề bài :Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
“Vào đầu năm học mới,bố em tặng cho em một chiếc bàn học mới tinh”
* Đề bài :Tả một cây hoa
“Phòng khách nhà tôi tết năm nay có bày một cây trạng nguyên.Mẹ tôi
mua cây về trước tết để trang trí phòng khách.Vừa thấy cây trạng nguyên
xinh xắn chỉ cao hơn cái thước kẻ học trò mà đã có bao nhiêu lá đỏ rực rỡ,
tôi thích quá, reo lên:”Ôi,cây hoa đẹp quá!”
Mở bài gián tiếp: Là mượn đối tượng nào khác tương tự như thế để đi
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 12
vào tả đối tượng hoặc dùng đối tượng tương phản để tả đối tượng được
miêu tả.

Ví dụ:
*Đề bài: Tả một cây hoa.
“Tết năm nay, bố mẹ tôi bàn nhau không mua quất, hoa đào, hoa mai
mà đổi màu hoa để trang trí phòng khách. Nhưng mua hoa gì thì bố mẹ chưa
nghó ra.Thế rồi một hôm, tôi thấy mẹ chở về một cây trạng nguyên xinh
xắn, có bao nhiêu là lá đỏ rực rỡ. Vừa thấy cây hoa tôi thích quá reo lên:
“Ôi, cây hoa đẹp quá!”
Ngoài hai cách mở bài trực tiếp hay mở bài gián tiếp thì người viết còn
có thể có nhiều cách mở bài khác: Có thể mở bài bằng một câu,mở bài
bằng một đoạn văn, câu thơ … nhưng vẫn bám sát vào nội dung của đề bài.
Nói tóm lại có thể vào đề một cách trực tiếp hay gián tiếp, bằng cách
nhắc lại một câu nói , một tiếng khóc hay tiếng cười…các em cũng phải bám
sát vào yêu cầu của đề bài để viết được bài văn với nội dung tốt hơn mang
tính nghệ thuật cao.
Để học sinh diễn đạt bài văn của mình một cách sinh động có nghệ
thuật, các em thường được trau dồi qua tiết tập làm văn miệng. Qua tiết tập
làm văn miệng các em được thể hiện cách diễn đạt của mình và học tập
được bạn, được luyện các cách mở bài, kết luận và vận dụng một số biện
pháp nghệ thuật các việc diễn tả nội dung bài.
5. Những sai sót của học sinh
Qua việc nghiên cứu một số bài làm của học sinh, tôi có thể nêu ra một
số sai sót mà học sinh thường mắc phải trong khi viết bài:
- Đa phần các em viết đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp. Tuy đã được
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 13
học về cách viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp nhưng các em vẫn hay bò
lẫn lộn giữa hai kiểu bài này.
Ví dụ:
+ Đề bài : Tả một cây hoa .
Viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp .
Một số học sinh viết như sau : “Trong vườn hoa nhà em có nhiều loài

hoa nhưng loài hoa mà em yêu thích nhất đó là hoa hồng.”
* Nhận xét: Học sinh đã viết được đoạn mở bài nhưng đây là đoạn
mởbài theo kiểu trực tiếp, so với yêu cầu của đề bài này thì học sinh đã
làm sai yêu cầu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn mở bài theo lối gián tiếp
như sau:
“Trong khu vườn nhà em có rất nhiều loài hoa. Hoa cúc vàng đâm
bông rực rỡ, hoa đồng tiền e ấp, hoa nhài toả hương thơm ngát. Nhưng cây
hoa mà em thích nhất là cây hoa hồng được mẹ em mua từ hồi đi tham quan
ở Đà Lạt”.
- Trong khi viết đoạn mở bài trong bài văn miêu tả học sinh chưa nêu
lên được sự vật, hiện tượng và đối tượng cần miêu tả .
Ví dụ
+Đề bài: Tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích
“Nhà em nuôi rất nhiều con vật: chó, mèo, gà, thỏ….Mỗi buổi em đi
học về, con chó liền chạy ra tận cổng đón em, con mèo nằm sưởi nắng ở
ngoài sân cũng chạy lại cọ vào chân em.”
*Nhận xét: Học sinh mới chỉ giới thiệu các con vật nuôi trong nhà
mà chưa nêu lên được đối tượng cần miêu tả là con vật nào?
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 14
Giáo viên hướng dẫn xác đònh đối tượng miêu tả ở đây là con chó hay
con mèo?
Có thể chữa lại như sau: “Gia đình em nuôi rất nhiều con vật chó,mèo,
gà, thỏ…nhưng em yêu quý nhất là con chó Mi - lu vì nó biết chạy ra cổng
quấn quýt vẫy đuôi mừng đón em mỗi khi em đi đâu về.”
- Trong khi viết đoạn mở bài, học sinh còn lúng túng trong việc diễn
đạt, diễn đạt chưa trôi chảy.
Ví dụ:
+ Tả cây hoa mà em biết
“Hằng ngày, trong vườn nhà hay đi trên đường,em thường hay gặp nhiều

loài cây. Có những cây nở những bông hoa rất đẹp trong đó em thích nhất
là cây hoa mai với màu hoa vàng tươi .”
* Nhận xét: Học sinh đã nêu lên được đối tượng cần miêu tả là cây hoa mai
vàng, đúng với yêu cầu của đề bài. Tuy nhiên đọc đoạn mở bài này ta thấy
học sinh còn bò lúng túng trong khâu diễn đạt, các câu văn chưa trôi chảy.
Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa lại như sau: “Hằng năm, cứ mỗi độ
xuân về trăm hoa đua nở, trong các chợ hoa lại bày bán rất nhiều loài hoa
đẹp, nổi bật hơn cả là những cây mai với sắc hoa vàng rực rỡ.”
- Khi viết đoạn mở bài học sinh còn dùng từ chưa chính xác:
Ví dụ:
+ Đề bài: Tả chiếc cặp sách của em
“Sau 3 năm học, chiếc cặp của em giờ đã cũ. Mẹ em đã lặn lội lên
thành phố Buôn Ma Thuột mua cho em một chiếc cặp mới.”
* Nhận xét: Học sinh đã nêu lên được đối tượng cần miêu tả. Tuy nhiên
việc dùng từ “lặn lội” trong câu trên là không cần thiết, chúng ta có thể bỏ
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 15
từ đó đi cho câu văn được nhẹ nhàng và trong câu đầu không nên viết bằng
số “3” mà chúng ta thay bằng chữ “ba”.
Học sinh chữa lại : “Sau ba năm học chiếc cặp của em giờ đã cũ. Mẹ
em đã đi lên thành phố Buôn Ma Thuột mua cho em một chiếc cặp mới.”
- Học sinh hay mắc lỗi chính tả do ảnh hưởng của phương ngữ.Các em
lẫn lộn giữa dấu “hỏi”và dấu “nặng”, “ch”và “tr”, “x”và “s”.
Ví dụ:
+ Đề bài : “Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em”
- Bài viết của học sinh: “Vào đầu năm học mới, bố em mua tro em một
chiếc bàn rất đẹp. Em liền giúp bố kê ngay vào góc học tập cụa em.
*Nhận xét: Học sinh đã giới thiệu được đồ vật đònh tả.Tuy nhiên các em
đã viết sai chữ “tro” và chữ “cụa”ở đây các em đã bò lẫn lộn giữa”tr”và
“ch”giữa dấu “hỏi” và dấu “nặng”. Sửa lại là “cho “và “của”.
- Trong khi viết bài có nhiều chỗ các em dùng dấu câu chưa đúng.

Ví dụ : Tả một con vật nuôi trong nhà
Một học sinh viết : “Ôi, chú gà trống mới đẹp làm sao, chú đang dang
rộng đôi cánh và vươn cổ gáy ò…ó…o…”
* Nhận xét: Học sinh đã biết cách viết đoạn mở bài, song câu “Ôi, chú
gà trống mới đẹp làm sao” là câu cảm thán do vậy chúng ta phải dùng dấu
chấm cảm (!) mà ở đây em ấy đã đặt dấu chấm (.) và dấu phẩy (,) là sai.
- Học sinh chữa lại “Ôi! Chú gà trống mới đẹp làm sao! Chú đang dang
rộng đôi cánh và vươn cổ gáy ò… ó…o…”
6. Biện pháp hướng dẫn học sinh viết đoạn mở bài
Ở tiểu học, ngay từ lớp 2, lớp 3 học sinh đã bắt đầu viết đoạn văn nhưng
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 16
chỉ là viết đoạn theo cảm tính về một sự việc hay đối tượng nào đó. Chẳng
hạn viết từ 3 - 5 câu về một loài vật, một người thân, tả một cảnh đẹp nào
đó mà em yêu thích…. Ơ Ûlớp 4, các loại bài văn đều gắn với các chủ
điểm .Qúa trình thực hiện các kó năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết
đoạn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ
điểm đã học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, quan sát đối tượng …góp
phần phát triển khả năng phân tích tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy
hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so
sánh, nhân hoá…Khi miêu tả đồ vật, nhờ huy động vốn sống, huy động trí
tưởng tượng để xây dựng cốt truyện.
Học các tiết tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ
đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi
phân tích đề tập làm văn, học snh lại được dòp hướng tới cái chân, cái thiện,
cái mó được đònh hướng trong các đề bài. Khi quan sát đồ vật trong văn
miêu tả, học sinh được rèn luyện cách nhìn đối tượng trong quan hệ gần gũi
giữa người và vật… Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với
thiên nhiên, với người và việc xung quanh trẻ nảy nở, tâm hồn, tình cảm
của trẻ thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình
thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.

Để luyện cho học sinh viết đoạn văn hiệu quả, giáo viên cần tổ chức
tốt các hoạt động sau:
1. Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu:
Để hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu, giáo viên áp dụng các biện
pháp sau:
a) Giúp học hinh nắm vững yêu cầu của bài tập.
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 17
- Cho học sinh đọc thầm rồi trình bày lại yêu cầu của bài tập
- Giáo viên giải thích thêm cho rõ yêu cầu của bài tập
- Tổ chức cho học sinh thực hiện làm mẫu một phần của bài tập để cả
lớp nắm được yêu cầu của bài tập đó.
b) Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập
- Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp,theo nhóm để
thực hiện bài tập.
- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Trao đổi với học sinh, sửa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức để học sinh
góp ý cho nhau, đánh giá nhau trong quá trình làm bài .
-Sơ kết, tổng kết ý kiến học sinh .
2. Hướng dẫn học sinh xác đònh nội dung của đoạn.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kó yêu cầu của đề bài để xác
đònh nội dung của đoạn giới thiệu câu chuyện gì? Viết về cái gì? Viết về sự
việc gì? Với những yêu cầu như thế nào?.
Ví dụ: Viết đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp;Viết
đoạn văn tả một đồ chơi mà em thích .
3. Viết đoạn mở bài:
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách viết đoạn mở bài, vì đây là khâu
đầu tiên nên giáo viên gợi ý cho học sinh theo cách đơn giản nhất là dựa
vào yêu cầu của đề bài để viết hoặc giới thiệu cho học sinh các cách mở
bài, nêu ra một số gợi ý để các em biết được đoạn mở bài gồm những nội
dung gì.

Ví dụ :
* Tả đồ vật : Phần mở bài các em phải nêu được :
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 18
Đồ vật em đònh tả là gì?
Em thấy nó khi nào?
Ví dụ: Đề bài: Tả chiếc bút em đang dùng :
“Để chuẩn bò cho năm học mới, mẹ em mua cho em đầy đủ đồ dùng,
dụng cụ học tập trong đó em thích nhất cây bút kim hiệu Thiên Long”
*Tả cây cối: Phần mở bài các em phải nêu được :
Giới thiệu cây hoa hoặc quả mà em đònh tả
Nêu thời điểm quan sát cây hoa hoặc quả ấy.
Ví dụ : Đề bài : Tả một cây ăn quả
“Ở góc sân nhà em có một cây xoài do ông em trồng. Cây xoài rất to,
năm nay được mùa, quả sai tróu cành. Cứ mỗi buổi trưa, em lại rủ các bạn
trong xóm đến chơi và hái quả”
* Tả con vật : Phần mở bài cần nêu được :
Giới thiệu con vật đònh tả, chú ý gắn với không gian và
thời gian thích hợp.
Ví dụ : Đề tả: Tả một con vật nuôi trong nhà.
“Chú tên là Đốm, cái tên mà em đặt cho từ khi nó còn bé tí tẹo. Ba em
“Giống chó này quý lắm con ạ! Ba phải dặn đi dặn lại nhiều lần, với lại ở
chỗ thân quen bác ấy mới ưu tiên cho mình con đốm này đấy, ráng mà nuôi
dạy cho kó!”
* Các kó năng học sinh cần đạt :
+ Kó năng tìm hiểu đề bài:
Đây là khâu vo âcùng quan trọng đối với tiết dạy có tìm hiểu đúng đề bài
các em mới khỏi bò lạc đề .Muốn vậy các em cần đọc kó đề bài, xác đònh
trọng tâm của đề bài.
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 19
+ Kó năng viết đoạn mở bài hoàn chỉnh :

Muốn có kó năng viết hay các em phải quan sát tỉ mỉ, chính xác và suy
nghó lựa chọn các chi tiết và cách diễn đạt tốt nhất, dùng từ cho đúng, cho
sát, lựa chọn từ ngữ nào hay nhất để câu văn có hồn. Để viết câu văn hay
cần sử dụng hình thức so sánh nhân hoá .
+ Kó năng viết chữ:
Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch đẹp, trình bày đúng theo yêu cầu
của bài văn, chú ý lỗi chính tả trong khi viết văn.
+ Kó năng diễn đạt :
Lời nói phải trôi chảy, rõ ràng, nói đúng ý, đúng câu, ngắt nghỉ đúng
chỗ, đúng yêu cầu của bài làm.
+ Kó năng nghe:
Nghe để nhận xét nội dung bài làm của bạn,sửa ý câu văn, những từ
ngữ chưa chính xác (chưa hay)để học tập những câu văn hay.
7. Đề xuất một số biện pháp
Qua thực tế giảng dạy ở trường tiểu học và qua nghiên cứu đề tài, vì
điều kiện thời gian có hạn nên tôi chỉ nắm bắt được những vấn đề có liên
quan đến phạm vi đề tài. Qua đó, tôi xin đề xuất một số biện pháo để dống
góp cho việc dạy và học thêm hiệu quả.
7.1. Đối với sách giáo khoa:
Hiện tại ngoài bộ sách giảng dạy trong chính khoá thì ngoài thò trường
sách còn rất nhiều sách mẫu và sách tham khảo khác nhau, giảng giải cũng
có phần giống nhau, làm cho người tham khảo lúng túng, kết quả giảng dạy
cũng thấy có những học sinh có những bài văn giống nhau do sao chép
nguyên mẫu. Nên đối với sách giải cần biên soạn dưới dạng góp ý để học
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 20
sinh vận dụng sáng tạo.
7.2. Đối với giáo viên .
Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh
nên giáo viên đóng vai trò rất quan trọng , phải biết phát huy hết khả năng,
phát huy những ưu điểm của học sinh , đồng thời khắc phục những hạn chế

của các em. Người giáo viên cần phải nắm vững chuyên môn và phương
pháp giảng dạy thật khoa học, dễ hiểu, linh hoạt, phù hợp với mức độ tiếp
thu nhận thức của các em.Giáo viên phải có sự nỗ lực cố gắng, sưu tầm các
đoạn văn, bài văn hay, sử dụng tốt các biện pháp tu từ để hướng dẫn học
sinh.
Để học sinh làm tốt phần mở bài, ngoài những yêu cầu trên giáo viên
nên cung cấp vốn từ cho học sinh.
Với học sinh trung bình yếu thì nên hướng dẫn các em dùng cách mở bài
trực tiếp.
Với học sinh khá trở lên nên yêu cầu các em mở bài ở mức độ cao hơn
đó là mở bài gián tiếp.
Khi chấm bài giáo viên phải chữa ngay trong bài làm của học sinh, phải
thật cẩn thận khi chữa bài. Giáo viên phải nắm vững được những điểm yếu
của học sinh để trong giờ ôn tập có thể cho làm những bài tập và hướng dẫn
thêm cho học sinh. Giáo viên phải coi tiết tập làm văn miệng là một tiết
dạy quan trọng chứ không phải là dạy lấy có vì đây là tiết học giúp các em
có thể nói gãy gọn, mạch lạc va ødạn dó.
7.3. Đối với học sinh.
Bản thân các em phải tự nỗ lực trong học tập, cần đòi hỏi phải nắm
vững ngữ pháp tiếng Việt, phải đọc và tiếp xúc nhiều với văn thơ thiếu nhi
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 21
để làm giàu vốn ngôn ngữ, khi làm văn phải biết tập trung tư tưởng, tránh
sai sót, thiếu từ, phải chòu khó quan sát, có óc tưởng tượng phong phú và
đặc biệt phải có kó năng đọc hiểu và óc nhận xét chính xác.

PHẦN KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ nội dung phần tìm hiểu “Phát triển kó năng viết
đoạn mở bài trong bài tập làm văn của học sinh lớp 4” với những sai sót và
biện pháp khắc phục.
Bản thân tôi là giáo viên dạy tiểu học, chương trình tập làm văn lớp 4

có nhiều điểm mới và ưu việt. Song đây là chương trình được áp dụng từ
năm học 2005 nên tôi chưa có nhiều kinh nghiệm từ khảo sát thực tế nên
khó tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp,
những lời nhận xét từ cô giáo hướng dẫn và các thầy cô giáo phụ trách.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy tập làm văn ở trường tiểu học - Nguyễn Trí.
2. Rèn kó năng tập làm văn - Võ Khắc Tuân
3. Tạp chí giáo dục
4. Sách giáo khoa + Sách giáo viên lớp 4
5. Dạy văn cho học sinh tiểu học - TS. Hoàng Hoà Bình
6. Văn miêu tả và phương pháp dạy
văn miêu tả ở tiểu học - Nguyễn Trí
Bài tập nghiên cứu nghiệp vụ Sư phạm Trang 23

×