Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

tổ chức dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn cho học sinh lớp 4 5 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.22 KB, 33 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1. 1.Xuất phát từ vị trí, vai trò của các kiến thức làm văn trong dạy học tập
làm văn
Những nội dung kiến thức tập làm văn được đưa vào trong chương trình,
sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - 5 phân môn Tập làm văn là thiết thực, cần thiết.
Kiến thức trong phân môn Tập làm văn không phải là lí luận thuần tuý mà là kiến
thức về kiểu bài, về các kĩ năng làm văn. Kiến thức tập làm văn có vai tròđịnh
hướng, hướng dẫn cho mét kiểu bài, ví dụ Thế nào là kể chuyện,Thế nào là miêu
tả (SGK Tiếng Việt 4, tập 1) ; kiến thức tập làm văn còn là những khái niệm lí
thuyết làm cơ sở để rèn luyện kĩ năng, ví dụ Cốt truyện, Nhân vật, Đoạn văn
trong bài văn kể chuyện, Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật (SGK Tiếng Việt
4, tập 1),
Kiến thức tập làm văn không phải là tất cả, là quyết định, là đích cuối
cùngcủa phân môn Tập làm văn nhưng vẫn phải quan tâm thích đáng vì nã góp
phần làm cho nhiệm vụ rèn luyện các kĩ năng làm văncho học sinh diễn ra thuận lợi
hơn, tốt hơn. Không nên vì Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp mà coi nhẹ
nhiệm vụ dạy hình thành kiến thức tập làm văn ở tiểu học.
1. 2.Xuất phát từ thực tế dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn ở
tiểu học
Thực tế cho thấy hiện nay việc dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm
văn gặp rất nhiều khó khăn: học sinh không làm được bài tập, không trả lời được
nhiều câu hỏi hoặc mất quá nhiều thời gian cho các câu hỏi, bài tập phần nhận xét.
Các ngữ liệu (bàimẫu) để rút ra ghi nhớ còn nhiều vấn đề phải bàn. Việc thiết kế và
sử dụng câu hỏi đÓ tổ chức hình thành kiến thức tập làm văn cho học sinh ở mét sè
bài chưa thật phù hợp. Giáo viên áp dụng máy móc cách

dạy trong sách giáo viên mà chưa chú ý vận dụng sáng tạo, linh hoạt cho phù
hợp với đối tượng học sinh.
Tõ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “ Tổ chức dạy học các bài hình


thành kiến thức tập làm văn cho học sinh lớp 4 - 5”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2. 1. Khảo sát, nhận xét các kiến thức tập làm văn, nhận xét ngữ liệu và các
câu hỏi, bài tập ở các bài hình thành kiến thức tập làm văn lớp 4 - 5.
2. 2.Đưa ra cách điều chỉnh, cách tổ chức dạy học các bài hình thành kiến
thức tập làm văn sao cho phù hợp, hiệu quả.
2. 3.Tổ chức dạy thử nghiệm mét sè bài hình thành kiến thức tập làm văn.
3. Đối tượng nghiên cứu
3. 1.Các nội dung kiến thức tập làm văn được dạy ở lớp 4 - 5 và ngữ liệu, hệ
thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa, câu hỏi hướng dẫn giảng dạy trong
sách giáo viên.
3. 2.Thực trạng dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn lớp 4 - 5.
4. Phương pháp nghiên cứu
4. 1.Phương pháp nghiên cứu lý luận
4. 2.Phương pháp khảo sát, quan sát sư phạm
4. 3.Phương pháp phân tích
4. 4.Phương pháp thử nghiệm sư phạm
5. Giả thuyết khoa học
5. 1. NÕu lựa chọn, đưa các kiến thức tập làm văn thiết thực và vừa sức với
học sinh tiểu học, nếu chọn được ngữ liệu (bài mẫu) điển hình, xây dựng được hệ
thống câu hỏi hợp lí và sử dụng có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy
học các bài hình thành kiến thức tập làm văn cho học sinh lớp 4 - 5.
5. 2. Nếu tổ chức thực hiện giờ hình thành kiến thức tập làm văn theo

các bước hợp lí thì kết quả dạy học sẽ tốt hơn.

6. Đóng góp của luận văn
6. 1.Nhìn nhận, đánh giá các kiến thức tập làm văn được dạy ở lớp 4 - 5 bậc
tiểu học và các ngữ liệu, các câu hỏi, bài tập dạy kiến thức tập làm văn.
6. 2.Xác định những khó khăn của giáo viên và học sinh khi dạy học các bài

hình thành kiến thức tập làm văn, những nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
6. 3. Vận dông các biện pháp đề xuất để thiết kế kế hoạch bài học, dạy thực
nghiệm mét sè bài hình thành kiến thức tập làm văn cho học sinh lớp 4 - 5.
PHẦN NỘI DUNG
Chương1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC
CÁC BÀI HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
TẬP LÀM VĂN LỚP 4 – 5

1. 1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Nhận thức luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và phương hướng
vậndông trong dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn
Nhận thức luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin đã chỉ rõ: con đường nhận thức
của nhân loại làtõ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu
tượng lại quay trở lại kiểm nghiệm trong thực tiễn. Thực tiễn là cội nguồn, động
lực của nhận thức và cũng là mục đích cuối cùng của nhận thức. Nghĩa là “học sinh
sẽ đi từ việc quan sát tiếng nói trong đời sống, thông qua việc phân tích, tổng hợp
đến những khái quát hoá, những định nghĩa lí thuyết, những quy tắc và từ đó lại
quay về thực tiễn giao tiếp lời nói sống động trong dạng nói và dạng viết” (Lê
Phương Nga, PPDHTV1, NXBĐHSP).
Cách làm nh trên không chỉ tuân thủ những quy luật chung của quá

trình nhận thức chân lí của loài người mà còn đáp ứng được những đòi hỏi
của lí luận dạy học hiện đại.
Dạy hình thành kiến thức tập làm văn theo con đường nhận thức của chủ
nghĩa Mác- Lênin cần theo các bước:
- Cho HS quan sát, đọc, tìm hiểu các bài văn mẫu theo câu hỏi định hướng.
- HS trả lời các câu hỏi là đã tù rút ra kiến thức tập làm văn.
- Tổ chức cho HS vận dụng kiến thức, thực hành nhận diện, xây dựng đoạn
văn, bài văn theo yêu cầu.
1. 1.2. Đặc điểm tư duy, nhận thức của HS lớp 4 - 5 và việc tổ chức dạy

học các bài hình thành kiến thức tập làm văn
Đặc điểm tư duy của HS tiểu học nói chung và HS lớp 4 - 5 nói riêng thiên
về tư duy cụ thể, hình tượng. Nhận biết chủ yếu dựa vào dấu hiệu hình thức, cảm
tính. Bởi vậy khi tổ chức dạy học các kiến thức tập làm văn cần tạo điều kiện để
HS được trực quan, cần gợi mở giúp các em đi tõ cụ thể đến trừu tượng, khái
quát.
1. 1.3. Ngữ liệu trong dạy học Tiếng Việt và trong dạy học tập làm văn
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên, tõ
“ngữ liệu” gồm hai nét nghĩa:mét là “ Tư liệu ngôn ngữ được dùng làm căn cứ để
nghiên cứu ngôn ngữ”,hai là “Mặt hình thức vật chất của ngôn ngữ, cần thiết cho
sù tồn tại của mặt nội dung trừu tượng của ngôn ngữ”.
Trong đề tài này, “ngữ liệu” được hiểu theo nghĩa thứ nhất. Theo cách định
nghĩa trên thì ngữ liệu Tập làm văn chính là các văn bản, đoạn văn được lựa chọn
đÓ làm căn cứ dạy các kiến thức tập làm văn.
Ngữ liệu trong dạy Tiếng Việt nói chung và ngữ liệu phân môn Tập làm văn
lớp 4 - 5 nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành kiến thức, kỹ
năng môn Tiếng Việt cho học sinh. Điều này thể hiện ở chỗ bất

kỳ phân môn nào của môn Tiếng Việt cũng cần đến ngữ liệu và ngữ liệu là
cơ sở để triển khai bài học.
Ngữ liệu trong các bài hình thành kiến thức tập làm văn là những bài mẫu
chuẩn mực, qua đó học sinh học tập được cách tạo lập văn bản một cách chính
xác, đúng đắn. Do đó, yêu cầu cơ bản của ngữ liệu trong dạy học tập làm văn là
phải tiêu biểu, tường minh, phù hợp với kiến thức lí thuyết hoặc kĩ năng tập làm
văn được dạy. Ngữ liệu càng điển hình, việc phân tích của học sinh càng thuận lợi.
Số lượng chữ của ngữ liệu cần hạn chế để đảm bảo tính hiệu quả của việc phân
tích và tránh làm mất thời gian học tập.
1. 1.4. Vai trò, ý nghĩa của câu hỏi trong hoạt động dạy học
• Trước hết, cần khẳng định, câu hỏi, bài tập có vị trí rất quan trọng trong lý
luận dạy học, cho dù sự đổi mới mang tính cách mạng cả về néi dung và phương

pháp dạy học (bao gồm cả phương tiện) thì câu hỏi, bài tập vẫn phải có mặt và vẫn
chiếm mét tỷ trọng đáng kể.Để xác định được mục tiêu dạy học, giáo viên phải
nắm vững nội dung chương trình, nội dung của từng bài học. Mục tiêu đặt ra là cái
đích mà học sinh phải đạt được, là những nội dung học tập mà học sinh phải lĩnh
hội được kể cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ, hành vi.
Khi xác định mục tiêu dạy học, câu hỏi, bài tập góp phần cụ thể hoá mục
tiêu và cũng là phương tiện để cụ thể hoá mục tiêu dạy - học, giúp lượng hoá được
mục tiêu đề ra, giúp kiểm tra đánh giá kết quả đạt được của mục tiêu và điều chỉnh
quá trình tiến tới mục tiêu dạy học.
Sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy - học còn tuỳ thuộc vào nội dung mà câu
hỏi, bài tập được sử dụng nh là một phương pháp hay mét biện pháp tổ chức quá
trình dạy học. Câu hỏi, bài tập đóng vai trò là phương pháp khi nã được giải
quyết sẽ đem lại kiến thức cơ bản trọng tâm, quyết định tới việc giải quyết vấn đề
học tập giúp học sinh tù chiếm lĩnh được tri thức, làm tăng

hiệu quả của việc sử dụng phương tiện đó. Lúc này, câu hỏi, bài tập đóng
vai trò là biện pháp.
Trong các hình thức tổ chức dạy - học khác nhau thì câu hỏi, bài tập là
phương tiện để tổ chức quá trình nhận thức kết hợp các phương tiện dạy học khác
nhau để tạo thành hệ phương pháp dạy - học tích cực. Điều này khẳng định tính
nguyên tắc khi sử dụng bất kỳ phương pháp dạy học nào đều không thể tách rời
việc sử dụng phương tiện dạy học.
• Có thể nêu mét sè ý nghĩa cơ bản thể hiện vai trò câu hỏi, bài tập trong
dạy học nh sau:
- Câu hỏi, bài tập dùng để mã hoá nội dung sách giáo khoa, khi đó chúng là
nguồn tri thức mới. Nếu giả thuyết sách giáo khoađược biên soạn ở dạng tường
minh và việc dạy học chỉ là sù minh hoạ lại những điều đã được trình bày một cách
tường minh trong sách giáo khoa thì việc dạy thuyết trình hay học thuộc lòng nội
dungsách giáo khoa đều có giá trị như nhau về mặt nhận thức. Ngược lại, cũng có
giả thuyết nh trên nếu nội dung sách giáo khoa đã tường minh về thuật ngữ, lôgic

về diễn đạt, về các sự kiện.
- Câu hỏi, bài tập có tác dụng kích thích định hướng nhận thức, đặc biệt nó
định hướng cho người học tự nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa. Vì vậy, nó là
phương tiện để phát triển kỹ năng đọc sách nhằm cá thể hoá trong dạy học, giúp
học sinh tù rèn luyện phương pháp học, phương pháp nghiên cứu khoa học bộ
môn.[27]
- Câu hỏi, bài tập là phương tiện có hiệu quả trong dạy học vì nó là nguồn để
hình thành kiến thức và kỹ năng cho học sinh.
- Câu hỏi, bài tập giúp rèn luyện các thao tác tư duy, do đó câu hỏi và bài tập
tạo điều kiện để phát triển các thao tác tư duy.
- Câu hỏi, bài tập là công cụ để kiểm tra, đánh giá và tự đánh giá mức độ
nắm vững kiến thức của học sinh.
• Cơ sở phân loại hệ thống câu hỏi, bài tập:

- Dựa vào mức độ tư duy: Với cách phân loại này, nhiều tác giả đã có những
mức độ câu hỏi khác nhau.
- Dựa vào mục đích lý luận dạy học: Có thể chia thành 3 loại nh sau:
+ Loại câu hỏi dùng để dạy bài mới.
+ Loại câu hỏi, bài tập dùng để củng cố và hoàn thiện kiến thức.
+ Loại câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá.[18]
• Câu hỏi trong dạy học Tiếng Việt:
Có nhiều căn cứ để phân loại câu hỏi: Theo các khâu và giai đoạn của bài
học; theo các đặc điểm của bài học, môn học, theo nội dung cần hái; theo chức
năng của câu hỏi. Nhưng có lẽ phân loại câu hỏi theo mục đích mà câu hỏi hướng
tới là hợp lý hơn cả.
Phân biệt theo mục đích hái - căn cứ vào 3 cấp độ của nhận thức được thể
hiện trong câu trả lời, có những loại câu hỏi sau:
- Câu hỏi thu thập và tái hiện thông tin.
Loại câu hỏi này gồm những yêu cầu: Nhớ lại, kiểm kê, quan sát, kể lại, lựa
chọn.

- Loại câu hỏi xử lý hay tạo nghĩa cho thông tin.
Loại câu hỏi này gồm những yêu cầu: Giải thích, so sánh, phân tích, tổ
chức.
- Loại câu hỏi hoạt động ứng dụng hay đánh giá:
Loại câu hỏi này gồm những yêu cầu: áp dụng, dự báo, khái quát, đánh giá.
[10]
Câu hỏi trong các bài hình thành kiến thức tập làm văn chủ yếu là những
câu hỏi phân tích ngữ liệu theo định hướng của bài dạy. Bên cạnh đó là những
Câu hỏi so sánh, giải thích, khái quát hoá để rút ra kiến thức tập làm văn mà HS
cần nắm vững (các câu hỏi, bài tập ở phần nhận xét).
Ở phần luyện tập, câu hỏi, bài tập thường yêu cầu vận dụng kiến thức để
nhận diện hoặc nói, viết thành đoạn, bài.


1. 2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn lớp 4 - 5
1. 2. 1. 1. Những ưu điểm
Qua dù giờ và tìm hiểu tại mét sè trường tiểu học thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh
Hà Tây, chúng tôi nhận thấy thực tế dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm
văn đã đáp ứng được phần nào yêu cầu đổi mới trong dạy học phân môn Tập làm
văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Học sinh tích cực, hứng thú khi chính
các em, dưới sự hướng dẫn của cô giáo, khám phá những đoạn văn, bài văn mẫu để
tù rút ra được những kiến thức tập làm văn cần ghi nhớ.
1. 2. 1. 2. Những hạn chế, khó khăn của giáo viên và học sinh
Trong những năm đầu dạy theo chương trình sách giáo khoa mới ở bất cứ
một lớp học nào, môn học nào bao giờ cũng có những khó khăn. Cái khó bắt nguồn
tõ sù mới mẻ trong hệ thống kiến thức, kĩ năng được thể hiện trong sách mới.
Ngoài ra, khó khăn còn do nguyên nhân từ nếp nghĩ và cách tổ chức lớp học đã
thành nếp quen thuộc của giáo viên, trong đó có những thói quen không còn hoàn
toàn phù hợp với yêu cầu đổi mới trong dạy học nhưng không thể thay đổi ngay

được. Các trường tiểu học thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (địa bàn không qua
dạy thử nghiệm SGK chương trình năm 2000), thực trạng dạy học các bài hình
thành kiến thức tập làm văn cũng vậy. Đa sốgiáo viên còn phụ thuộc rất nhiều vào
các tài liệu hướng dẫn dạy học. Các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa và sách
giáo viên được giáo viên áp dụng một cách máy mócmà chưa có sự sáng tạo, linh
hoạt. Việc thiết kế câu hỏi gợi mở chưa được chú trọng. Điều này dẫn đến nhiều
câu hỏi, bài tập học sinh không trả lời được. Giáo viên chưa thấy được những khó
khăn,

sai sót mà học sinh gặp phải trong quá trình tìm hiểu ngữ liệu bởi nhiều khi
cách dạy học áp đặt còn tồn tại, có khi giáo viên làm thay học sinh hoặc giáo
viênhái những câu hỏi quá dễ dãi. Do việc hình thành khái niệm còn mang tính áp
đặt cho nên nhiều học sinh chưa hiểu sâu bài học, ghi nhớ một cách máy móc, chưa
vận dụng được vào phân tích những tình huống cụ thể. Có những bài học, giáo viên
sa đà vào việc hướng dẫn học sinh khai thác cả những thông tin không cần thiết,
không đúng nội dung trọng tâm kiến thức yêu cầu, gây áp lực nặng nề, bộn bề kiến
thức cho học sinh. Điều này còn dẫn đến thời gian làm bài tập thực hành của học
sinh còn lại không nhiều. Có những giáo viên hướng dẫn học sinh thựchiện phần
nhận xét một cách qua loa, đại khái rồi cho học sinh đọc ghi nhớ và luyện tập.
1.2.2. Nội dung kiến thức tập làm văn được dạy ở lớp 4 – 5
1. 2. 2. 1. Khảo sát nội dung kiến thức tập làm văn được dạy ở lớp 4 - 5
Khảo sát nội dung kiến thức tập làm văn theo loại văn bản, theo từng khối
lớp, tuần học, sách giáo khoa có các bài, các nội dung dạy kiến thức tập làm văn
(kiến thức lí thuyết về kiểu bài và kiến thức làm cơ sở để rèn luyện các kĩ năng làm
văn) sau đây:
a - Văn kể chuyện
- Thế nào là kể chuyện (trang 10 SGK, tuần 1, Tiếng Việt 4, tập 1).
- Nhân vật trong truyện (trang 13 SGK, tuần 1, Tiếng Việt 4, tập 1).
- Kể lại hành động của nhân vật (trang 20 SGK, tuần 2, Tiếng Việt 4, tập 1).
- Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện (trang 23 SGK, tuần

2, Tiếng Việt 4, tập 1).
- KÓ lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật (trang 32 SGK, tuần 3, Tiếng Việt 4,
tập 1).
- Cốt truyện (trang 42 SGK, tuần 4, Tiếng Việt 4, tập 1).

- Đoạn văn trong bài văn kể chuyện (trang 53 SGK, tuần 5, Tiếng Việt 4, tập
1).
- Mở bài trong bài văn kể chuyện (trang 112 SGK, tuần 11, Tiếng Việt 4, tập
1).
- Kết bài trong bài văn kể chuyện (trang 122 SGK, tuần 12, Tiếng Việt 4, tập
1).
b - Văn miêu tả
• Các kiến thức về văn miêu tả được dạy ở lớp 4 gồm:
- Thế nào là miêu tả (trang 140 SGK, tuần 14, học kì I).
- Miêu tả đồ vật.
+ Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật (trang 143 SGK, tuần 14, học kì I).
+ Quan sát đồ vật (cách quan sát) (trang 153 SGK, tuần 15, học kì I).
+ Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật (trang 169 SGK, tuần 17, HKI).
- Miêu tả cây cối:
+ Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối (trang 30 SGK, tuần 21, học kì II).
+ Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (trang 52 SGK, tuần 23, HK II).
- Miêu tả con vật: Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật(trang 10 SGK, tuần
1, học kì I).
• Các kiến thức về văn miêu tả được dạy ở lớp 5 gồm:
- Tả cảnh: Cấu tạo của bài văn tả cảnh (trang 11 SGK, tuần 1, học kì I).
- Tả người: Cấu tạo của bài văn tả người (trang 119 SGK, tuần 12, HK II).
c - Các loại văn bản khác
• Lớp 4:
- Viết thư: Mục đích viết thư, cấu tạo một lá thư (trang 34 SGK, tuần 3,
học kì I).

- Trao đổi ý kiến với người thân (trang 95 + 109 SGK,học kì I).

- Giới thiệu hoạt động của địa phương (trang 160 SGK, tuần 16, học kì I
và trang 19 SGK, tuần20, học kì II).
- Tóm tắt tin tức (trang 63 SGK, tuần 24, học kì II).
- Điền vào giấy tờ in sẵn (phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng, thư chuyển tiền,
điện chuyển tiền đi, giấy đặt mua báo chí) (trang 122 + 152 + 161 SGK, học kì II).
• Lớp 5:
- Làm báo cáo thống kê (trang 23 SGK, tuần 2, học kì I).
- Làm đơn (trang 59 SGK, tuần 6 và trang 111, tuần 11,học kì I).
- Làm biên bản (trang 140 + 161 SGK, học kì I).
- Thuyết trình, tranh luận (trang 91 SGK, tuần 9, học kì I).
- Lập chương trình hoạt động (trang 23 SGK, tuần 20, học kì II).
- Tập viết đoạn đối thoại (trang 77 + 85 + 113 SGK,học kì II).
1. 2. 2. 2. Nhận xét các bài dạy hình thành kiến thức tập làm văn lớp 4 - 5
a. Nhận xét các kiến thức tập làm văn
Các kiến thức tập làm văn được đưa vào dạy ở lớp 4 - 5 nhìn chung dõng ở
mức độ sơ giản, cần thiết. Học sinh nắm được đặc điểm của kiểu bài (miêu tả đồ
vật, con vật, cây cối, tả người, lập biên bản, đơn từ,…) sẽ có cơ sở để làm bài văn
đúng yêu cầu về kiểu bài, loại thể. Như vậy sẽ tránh được tình trạng học sinh làm
bài văn miêu tả mà không hiểu thế nào là miêu tả hoặc làm bài văn kể chuyện mà
không biết thế nào là kể chuyện. Do đó, bài làm của các em sẽ hạn chế các lỗi về
kiểu bài, về loại văn bản.
Tuy nhiên, nội dung các kiến thức làm cơ sở để rèn luyện các kĩ năng làm
văn trong sách giáo khoa chưa thật hợp lý. Chẳng hạn cách đưa các kiến thức về
lời nói, ý nghĩ, hành động của nhân vật trong bài văn kể chuyện như sách giáo
khoa dễ gây Ên tượng nặng nề về lý thuyết.

b. Nhận xét ngữ liệu hình thành kiến thức tập làm văn
b

1
.Ngữ liệu các bài hình thành kiến thức tập làm văn lớp 4 - 5 bao gồm các
văn bản nghệ thuật (Bài văn Bãi ngô, Hoàng hôn trên sông Hương, ), văn bản
truyền thông (Bài báo VịnhHạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế
giới- Bài Tóm tắt tin tức, ), văn bản điều hành (văn bản Biên bản đại hội chi đội-
Bài Làm biên bản cuộc họp, ) và văn bản nhật dụng (Phiếu khai báo tạm trú, tạm
vắng, Thư chuyển tiền - Bài Điền vào giấy tờ in sẵn, ).
b
2
. Ngữ liệu ở mét sè bài gắn bó với chủ điểm của tuần học và được lấy từ
những bài tập đọc, kể chuyện, chính tả đã học. Chẳng hạn, ở lớp 4, gắn với chủ
điểm Thương người như thể thương thân, học sinh được làm quen với văn kể
chuyện với vật liệu mẫu là câu chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, sự tích hồ Ba
Bể (là bài tập đọc, kể chuyện đã dùng trong chủ điểm). Ởlớp 5, gắn với chủ
điểmViệt Nam – Tổ quốc em, học sinh được làm quen với văn tả cảnh với bài mẫu
là văn bảnQuang cảnh làng mạc ngày mùa (là bài tập đọc đã dùng trong chủ
điểm), Điều này giúp học sinh có nhiều thuận lợi trong quá trình khảo sát bởi các
em đã được tìm hiểu nội dung các bài đó trong các giờ học trước. Việc lấy ngữ liệu
từ các bài tập đọc, kể chuyện, chính tả đã học còn thể hiện tính tích hợp trong dạy
học môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
b
3
. Mét sè bài có ngữ liệu hay, tiêu biểu như bài Cấu tạo của bài văn tả ngư-
ời (bài mẫu: Hạng A Cháng), Viết thư (bài mẫu: Thư thăm bạn), Đoạn văn trong
bài văn miêu tả cây cối (bài mẫu: Cây gạo).
Mét sè bài ngữ liệu phù hợp với kiến thức ghi nhớ như bài: Nhân vật trong
truyện (bài mẫu: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể), Kể lại hành động
của nhân vật (bài mẫu: Bài văn bị điểm không), Tả ngoại hình của nhân vật trong
bài vănkể chuyện (bài mẫu: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu), Kể lại lời nói, ý nghĩ của
nhân vật (bài mẫu: Người ăn xin), Mở bài trong bài văn kể


chuyện (bài mẫu: Rùa và Thỏ), Kết bài trong bài văn kể chuyện (bài mẫu:
Ông Trạng thả diều), Tóm tắt tin tức (bài mẫu: Vẽ về cuộc sống an toàn), Cấu tạo
của bài văn miêu tả con vật (bài mẫu: Con mèo), Làm biên bản cuộc họp (bài mẫu:
Biên bản đại hội chi đội).
b
4
. Bên cạnh các ngữ liệu hay, tiêu biểu, điển hình như đã nêu ở trên còn có
những bài có những điểm chưa thật phù hợp so với mục tiêu tìm hiểu để bật ra ghi
nhớ và so với đặc điểm trình độ học sinh lớp 4 – 5.
Ví dụ 1: Bài Cốt truyện (bài mẫu: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu) ngữ liệu quá
dài, không tường minh, không tập trung ở mét trang giấy (tản mạn ở hai trang xa
nhau) vì thế học sinh mất nhiều thời gian và không tiện quan sát để liệt kê các sự
việc chính.
Ví dụ 2: Bài Đoạn văn trong bài văn kể chuyện (bài mẫu: Những hạt thóc
giống),ngữ liệu còng chưa thực sự tiêu biểu.
Ghi nhớ của bài là " Mỗi câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc
được kể thành một đoạn văn".Bài Những hạt thóc giống gồm nhiều sự việc. Sau đây
là các sự việc chính:
- sự việc 1 (từ đầu đến sẽ bị trừng phạt): Nhà vua muốn tìm người trung
thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế: Luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao
hẹn ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.
- sự việc 2 (Có chú bé mồ côi. . . chẳng nảy mầm): Chú bé Chôm nhận thóc,
dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm.
- sự việc 3 (Đến vô thu hoạch. . . . thóc giống của ta): Mọi người nộp thóc,
Chôm tâu sự thật, vua nói việc thóc giống đã được luộc chín.
- sự việc 4 (Đoạn còn lại): Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực, dũng cảm,
quyết định truyền ngôi cho Chôm.
Học sinh dễ dàng xác định đượcsự việc chính thứ nhất và thứ hai bởi vì hai
sự việc này dễ nhận biết, được kể thành hai đoạn văn rõ ràng.


hướng sau đây:
- Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác.
- Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác.
Ở bài tập này, tõ ngữ người khác dùng chưa cụ thể, chính xác. Có những học
sinh không hiểu người khác ở đây là ai.
Ví dụ 3:Bài Kể lại hành động của nhân vật
Bài tập 2 (phần nhận xét): Ghi vắn tắt những hành động của cậu bé bị điểm
không trong truyện Bài văn bị điểm không. Theo em, mỗi hành động của cậu bé
nói lên điều gì?
Ở bài tập này, câu hỏi Theo em, mỗi hành động của cậu bé nói lên điều
gìchưa rõ ràng khiến học sinh khó trả lời.
Ví dụ 4: Bài Tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện
Bài tập 2 (phần luyện tập): Kể lại câu chuyện Nàng tiên Èc kết hợp tả ngoại
hình của các nhân vật.
Mặc dù học sinh đã kể bằng lời của mình câu chuyện Nàng tiên Èc trong
giờ kể chuyện, các em đã nắm được tình tiết, cốt truyện nhưng bài tập này đối với
các em vẫn khó và dài bởi lẽ:
- Bài tập không có câu hỏi hướng dẫn.
- Trong mét khoảng thời gian ngắn như vậy, học sinh vừa phải kể lại toàn bộ
câu chuyện vừa phải kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật. Điều này dễ gây áp
lực nặng nề cho học sinh.
- Câu chuyện có ba nhân vật: bà cụ, con ốc và nàng tiên. học sinh phải kết
hợp miêu tả ngoại hình của cả ba nhân vật. Điều này tương đối khó bởi khi miêu
tả, học sinh phải chọn những nét tiêu biểu nhất của nhân vật, phải chắt lọc câu, từ
và phải chọn thời điểm thích hợp để tả.
- Đối với những học sinh trung bình, yếu, có thể các em không còn nhớ rõ
cốt truyện do đó việc kể lại câu chuyện cũng đã khó nhưng việc kết hợp miêu tả lại
càng khó hơn.


- sự việc 2 (đoạn 2): Trần Quốc Khái đi sứ, vua Trung Quốc để ông ở trên
một lầu cao để thử tài.
- sự việc 3 (đoạn 3): Hàng ngày, ông học cách thêu và làm lọng trên lầu cao.
- sự việc 4 (đoạn 4): Ông tìm được cách xuống đất và được vua Trung
Quốc khen ngợi.
- sự việc 5 (đoạn 5): Ông truyền dạy cho nhân dân ta nghề thêu và làm
lọng.

Ngườiđisănvà convượn
1. Ngày xưa có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không
may gặp bác ta thì hôm Êy coi nh ngày tận số.
2. một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy mét con vượn lông
xám đang ngồi ôm con bên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn
mẹ. Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng
đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra lan khắp ngực.
Người đi săn đứng im chê kết quả.
3. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên
đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật
to rồi ngã xuống.
4. Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn
môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.
từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.
Theo LÐp Tôn – Xtôi[31]
Câu chuyện ngắn gọn, các sự việc rành mạch. Có 4 sự việc chính:

nhưng chiếc quạt được em giữ gìn và sử dụng trong suốt cả mùa hè vì nó
vừa đẹp lại vừa tiện lợi biết bao.
Theo Trần Mạnh Tường[11]
Bài văn có cấu tạo ba phần:

- Phần mở bài (Một lần…em rất thích): Giới thiệu chiếc quạt đồ chơi chạy
bằng pin.
- Phần thân bài:
+ Đoạn 1 (Chiếc quạt dài. . . nhuỵ đỏ): Tả bao quát chiếc quạt.
+ Đoạn 2 (Đầu nắp quạt. . . dõng hẳn): Tả các bộ phận bên trong và hoạt
động của quạt.
- Phần kết bài (đoạn còn lại): Tình cảm của tác giả đối với chiếc quạt đồ
chơi.
a
4
- Ngữ liệu thay thế bài vănBãi ngô
(Bài Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối, Tiếng Việt 4, tuần 21)
Mùa thảo quả
Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa.
. . . Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua mét
năm đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, tõ mét thân lẻ, thảo quả đâm
thêm hai nhánh mới. Sù sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy. Thoáng cái, dưới bóng râm
của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm
không gian.
Sù sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo
và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu Èm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những
chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa nh-
đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, nh chứa lửa, chứa nắng.
Rừng ngập hương thơm, rừng sáng nh có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.

b) Mẹ con bà nông dân (trong truyện sự tích hồ Ba Bể).
Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét nh vậy?
Điều chỉnh:
1 Ghi tên các nhân vật trong những truyện em mới học vào nhóm
thíchhợp.

- Trong các truyện em biết, truyện nào có nhân vật là con vật hoặc đồ vật,
cây cối?: Mở rộng cho học sinh mét sè truyện khác để nhận biết các nhân vật trong
truyện là người hay con vật, đồ vật, cây cối
- Nhân vật trong truyện có thể là ai?: HS khái quát kiến thức để đi đến kiến
thức cần ghi nhớ.
2 Nêu các hành động, lời nói của Dế Mèn. Qua các hành động, lời nói đó, em
thấy Dế Mèn là nhân vật như thế nào?
- Nêu các hành động, lời nói của mẹ con bà nông dân. Qua những hành
động, lời nói đó, em có nhận xét gì về tính cách của họ?
Hai câu hỏi gợi mở trên giúp HS có căn cứ để nhận xét tính cách của các
nhân vật.
- Để nhận xét tính cách của nhân vật cần phải dựa vào đâu?: HS khái quát
kiến thức để đi đến kết luận cần ghi nhớ.
Ví dụ 3: Bài Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
Hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa phần nhận xét
1. Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn
xin.
2. Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu?
3. Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác
nhau?
a) - Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Nh vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão

2. Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu vàkết thúc của đoạn văn?
Điều chỉnh:
1 sự việc được nêu ở ba dòng đầu là gì?: HS nhận diện đoạn văn và sự việc
đầu tiên của bài.
- Hai dòng tiếp theo nêu sự vệc gì?: HS nhận diện đoạn văn và sự việc thứ
hai của bài.
- Tám dòng tiếp theo kể về sự việc gì?: HS nhận diện đoạn văn và sự việc
thứ ba của bài.

- Đoạn còn lại kể về sự việc gì?: HS nhận diện đoạn văn và sự việc thứ tư
của bài.
- Nh vậy truyện có mấy sự việc chính, có mấy đoạn văn?: HS nhận ra mét
câu chuyện có nhiều sự việc chính ứng với nhiều đoạn văn.
- Những sự việc được kể thứ tự nh thế nào theo các đoạn văn?: HS biết được
mỗi sự việc chính được kể trong mét đoạn văn, đồng thời câu hỏi này địnhhướng
HS tới kiến thức cần ghi nhớ.
2 Chỗ mở đầu đoạn văn có dấu hiệu gì?: HS nhận biết dấu hiệu mở đầu
mỗi đoạn văn.
- Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ kết thúc của đoạn văn?: HS nhận biết
dấu hiệu kết thúc mỗi đoạn văn.
Ví dụ 7: Bài Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối
Hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa (phần nhận xét)
1. Đọc bài Bãi ngô. Xác định các đoạn văn và nội dung của từng đoạn.
2. Đọc lại bài Cây mai tứ qúy (sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 23). Trình tự
miêu tả trong bài Êy có điểm gì khác bài Bãi ngô?
3. Tõ cấu tạo của hai bài văn trên, rút ra nhận xét về cấu tạo của một bài văn
miêu tả cây cối.
Điều chỉnh:

- Muốn xác định được các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài Hoàng hôn
trên sông Hương, các em cần biết bài văn có mấy đoạn?: Các phần mở bài, thân
bài, kết bài tương ứng với những đoạn văn do đó câu hỏi này giúp HS nhận biết
các phần cấu tạo một cách dễ dàng.
- Em đã dựa vào những dấu hiệu nào để nhận biết một đoạn văn?: Củng cố
dấu hiệu nhận biết một đoạn văn.
- Mở bài là đoạn nào? Đoạn này giới thiệu bao quát sự yên tĩnh của Huế ở
thời điểm nào?: Giúp HS nắm được nội dung phần mở bài của bài văn, bước đầu
nhận biết trình tự miêu tả của bài văn - trình tự thời gian.
- Kết bài là đoạn nào? Phần này, tác giả nêu cảm nhận của mình về Huế ở

thời điểm nào?: Giúp HS nắm được nội dung phần kết của bài văn và rút ra được
nội dung phần kết bài của bài văn tả cảnh nói chung (nhờ từ ngữ “ nêu cảm nhận
của mình”)
+ Những đoạn nào thuộc phần thân bài?: HS nhận biết được phần thân bài
của bài văn.
+ Ở đoạn 1 của phần thân bài, tác giả tả sù thay đổi gì trên sông Hương? Sù
thay đổi đó diễn ra từ lúc nào đến lúc nào?: HS nhận biết cách miêu tả: sù thay đổi
của cảnh vật theo thời gian.
+ Ở đoạn 2 của phần thân bài, tác giả tả hoạt động của con người ở đâu?
Những hoạt động đó diễn ra trong khoảng thời gian nào?: Giúp HS nắm được nội
dung đoạn văn và nhận biết cách miêu tả theo thứ tự thời gian.
- Với cách hiểu nh trên, theo các em, mét bài văn tả cảnh nói chung có cấu
tạogồm mấy phần? Là những phần nào?: Câu hỏi này nhằm giúp HS bước đầu khái
quát cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả theo thứ tự thời gian hay tả từng phần
của cảnh?: Định hướng HS tới ghi nhớ của bài.
2 Bài tập 2 yêu cầu so sánh điều gì ở hai bài văn?: Giúp HS nắm vững yêu
cầu của bài tập.

nhận xét gì về tính cách của họ?
+ Để nhận xét tính cách của nhân vật cần phải dựa vào đâu?
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- Nh vậy, tính cách của nhân vật bộc lộ qua những phương diện nào?
- GV kết luận bài học.


2. Hướng dẫn ghi nhớ
3. Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1


- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trao đổi và trả lời:
+ Nhân vật trong câu chuyện là những ai?
+ Nhìn vào tranh minh hoạ, em thấy ba anh em có gì khác nhau?
+ Nhận xét của bà về tính cách của


3.1.6. Bài CÊu tạo bài văn miêu tả cây cối
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- HS nắm được cấu tạo của một bài văn miêu tả cây cối (gồm 3 phần: mở
bài, thân bài, kết bài).
- HS nắm được nội dung cần có của từng phần trong bài văn miêu tả cây cối.
- Biết phân tích cách tả một cây và lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen
thuộc theo mét trong hai cách đã học (tả lần lượt từng bộ phận của cây, tả từng thời
kì phát triển của cây).
II - CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh mét sè cây ăn quả quen thuộc.
- Hai bảng phô ghi cấu tạo 3 phần và nội dung từng phần bài Bãi ngô và
bàiCây mai tứ quý.
- Bảng phụ viết phần ghi nhớ.
- Hai tờ giấy khổ to.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A- Kiểm tra bài cò
GV yêu cầu 2 HS nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật.
B- Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài
Các em đã được học cách làm một bài văn miêu tả đồ vật. Tiết học hôm nay,
các em sẽ tìm hiểu cấu tạo của một bài văn miêu tả mới, đó là kiểu bài miêu tả cây
cối.
2- Hướng dẫn phần nhận xét
GV HS

Bài tập 1

- Để nhận biết một đoạn văn, các em
- 1HS đọc nội dung bài tập 1. Cả lớp
đọc thầmtheo dõi.
- Viết lùi ở đầu đoạn và cuối đoạn có


văn? Bài Quang cảnh làng mạc ngày
mùa tả từng phần của cảnh.
+ Qua đó, em rút ra được mấy cách tả
cảnh?
+ Hai cách tả cảnh: tả theo thứ tự thời
gian và tả từng phần của cảnh.
+ Tõ hai bài văn, em có nhận xét gì
về cấu tạo của kiểu bài tả cảnh và nội
dung chính của từng phần?
+ Cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm 3
phần:
Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh
sẽ tả.
Thân bài: Tả sù thay đổi của cảnh vật
theo thời gian hoặc tả từng phần của
cảnh.
Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ
của người viết.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết
quả thảo luận.
- GV chốt lại những ý kiến HS phát
biểu và đưa ra ý đúng (treo bảng phụ

viết sẵn ghi nhớ của bài).
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
- 1 HS đọc.
3- HD ghi nhí
- GV treo bảng phụ cấu tạo bài văn tả
cây cối vào bên cạnh, yêu cầu HS so
sánh cấu tạo hai kiểu bài để HS nắm
vững bài và thấy được sự gần gũi về
cấu tạo, cách tả ở phần thân bài của
hai bài văn này.
- HS đọc và học thuộc

- GV nhấn mạnh, mở rộng: cũng giống nh bài văn tả cây cối, bài văn tả

cảnh thường có cấu tạo 3 phần. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào sù quan sát và mục
đích miêu tả mà trình tự tả trong bài có khác nhau nhưng vẫn đảm bảo các nội dung
cơ bản trong khi tả. Phần thân bài là trọng tâm. Phần này miêu tả từng phần của cảnh
tuỳ theo sù quan sát, có thể tả cảnh thay đổi theo thời gian (theo mùa) hoặc theo vị
trí của từng cảnh (không gian), đặc điểm của từng cảnh
4 - HD luyện tập
- Nhắc HS cách làm tương tù nh-
bàiHoàng hôn trên sông Hương.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập + bài
vănNắng trưa, cả lớp đọc thầm.
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS làm
bài:
+ Dựa vào dấu hiệu nhận biết đoạn
văn, em cho biết bài văn gồm mấy

đoạn?


+ 6 đoạn.

+ Ở câu văn đầu tiên của bài, tác giả
giới thiệu nắng trưa nh thế nào?
+ GV yêu cầu 1 HS đọc tõ Buổi trưa
ngồi trong nhà đến bốc lên mãi. Đoạn
văn này tả gì?
+ Nêu cảm nhận chung về nắng trưa.

+ Tả hơi nóng của đất.

+ Yêu cầu 1 HS đọc tõ Tiếng gì xa
vắng đếnhai mí mắt khép lại. Đoạn
này tả gì?
+ Tả cây chuối và con vật trong nắng
trưa.

+ Yêu cầu 1 HS đọc tõ Con gà
nào đếnbóng chuối cũng lặng im.
Đoạn này nói gì?
+ Tiếng võng và câu hát ru em.

+Yêu cầu 1 HS đọc tõ Êy thế
mà đếncấy nốt thửa ruộng chưa xong.
+ Tả hình ảnh người mẹ tần tảo trong
nắng trưa.



Người mẹ hiện lên là người nh thế
nào?

+ Câu cảm thán cuối bài cho ta biết
điều gì?
+ Tình cảm thiết tha với người mẹ tảo
tần.
- GV yêu cầu HS dựa vào ghi nhí,
xếp các đoạn vào cấu tạo 3 phần của
kiểu bài tả cảnh và nêu nội dung
chính của mỗi phần.
- HS làm vào vở.

- GV tổ chức cho HS chữa bài. - 2, 3 HS đọc bài làm của mình. HS
cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, đưa ra đáp án đúng. - 1 HS đọc.

Cấu tạo của bài văn Nắng trưa:
* Mở bài (câu văn đầu): Giới thiệu chung về cảnh nắng trưa qua cảm nhận
của người tả.
* Thân bài (bốn đoạn tiếp theo): tả hơi nóng của đất, tiếng võng và câu hát
ru em, cảnh vật và người mẹ tảo tần trong nắng trưa.
Đoạn 2: Tả hơi nóng của đất bốc lên trong nắng trưa.
Đoạn 3: Tả tiếng võng và câu hát ru em trong nắng trưa.
Đoạn 4: Tả con vật và cây cối trong nắng trưa.
Đoạn 5: Tả người mẹ vất vả trong nắng trưa.
* Kết bài (câu cuối): Tình cảm thiết tha với người mẹ tần tảo.
-GV hái: Tác giả tả cảnh nắng trưa bằng cách nào? (Tả từng phần của
cảnh).

5 - Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo ba phần bài văn tả cảnh.
- GV lưu ý: Khi viết bài văn tả cảnh, tuỳ thuộc vào sù quan sát, chúng

ta sẽ có cách tả theo những trình tự khác nhau, đặc biệt cần lựa chọn chi tiết
của cảnh để có cảnh thì tả kĩ nhưng có cảnh thì tả lướt ; biết tả cảnh gắn với hoạt
động của con người để cảnh thêm sinh động và biết bộc lộ cảm xúc của mình về
cảnh được tả.
- Nhắc HS quan sát và ghi chép những điều quan sát được về cảnh một buổi
sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phè, trên
cánh đồng hoặc nương rẫy). Quan sát theo mét trong hai cách: quan sát, ghi chép
theo thời gian hoặc quan sát, ghi chép từng phần của cảnh.
3.2. Mục đích, nội dung thửnghiệm
3.2.1. Mục đích thử nghiệm
Thử nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi và
hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các bài
hình thành kiến thức tập làm văn lớp 4-5.
3.2.2. Nội dung thử nghiệm
chúng tôi sử dụng những thiết kế bài học đã xây dựng để dạy thử nghiệm.
Đó là các thiết kế bài học:
+ BàiThế nào là kể chuyện.
+ BàiNhân vật trong truyện.
+ Bài Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
+ BàiCốt truyện.
+ BàiĐoạn văn trong bài văn kể chuyện.
+ Bài Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối.
+ Bài Cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Trong quá trình dạy thử nghiệm, chúng tôi tôn trọng các mục tiêu về kiến
thức và kĩ năng cần hình thành cho học sinh trong mỗi tiết học theo đúng quy định.
3.3. Tổ chức thử nghiệm


3. 3.1. Thời gian thử nghiệm: tháng 8/2007.
3. 3.2. Phương pháp thử nghiệm
chúng tôi sử dụng phương pháp thử nghiệm đối chứng để thu được những
thông tin chính xác và khách quan.
3. 3.3. Đối tượng thử nghiệm
Đối tượng thử nghiệm là học sinh lớp 4, trường tiểu học Phù Lưu Tế(huyện
Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây).
+ Lớp thử nghiệm: 4A (33 học sinh).
+ Lớp đối chứng: 4B (32 HS).
Hai lớp này đồng đều về mức độ nhận thức và kết quả học tập các môn học
(không có sự chênh lệch).
3. 3.4. Nội dung kiểm tra
Kết quả thử nghiệm được đánh giá qua các bài kiểm tra viết ở các lớp thử
nghiệm và lớp đối chứng. Mỗi bài kiểm tra bao gồm hai câu:
Câu 1: Kiểm tra lý thuyết (khả năng hiểu và ghi nhớ các kiến thức tập làm
văn).
Câu 2: Kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức ghi nhớ.
Thời gian làm bài: 20 phút.
Thang điểm:Câu 1: 4 điểm.
Câu 2: 6 điểm.
3.4. Đánh giá kết quảthử nghiệm
Sau đây là kết quả cụ thể thu được sau khi tiến hành kiểm tra:
Bảng 1: Kết quả kiểm tra từng câu hỏi:
Lớp
Kết quả
Câu 1 Câu 2
1 2 3 4 1 2 3 4 5 6
TN 9 16 8 1 4 13 11 4



ĐC 3 11 14 4 2 4 8 9 8 1

×