Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sử dụng kết hợp các loại đồ dùng trực quan trong giảng dạy bài 20 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp - SGK Lịch sử lớp 12 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.39 KB, 15 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa đề tài
Do đặc điểm của việc học tập lịch sử là không trực tiếp quan sát được các
sự kiện nên phương pháp trực quan có ý nghĩa rất quan trọng. Có nhiều loại đồ
dùng trực quan khác nhau, cách sử dụng và hiệu quả cũng khác nhau, song đều
có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.
Đồ dùng trực quan là một phương tiện quan trọng trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thơng. Nó giúp người học có biểu tượng lịch sử để hình thành khái
niệm, hiểu sâu sắc khái niệm; giúp nâng cao được hiệu quả giờ lên lớp, tạo điêù
kiện cho học sinh dễ hiểu nhớ lâu, phát huy đựơc năng lực chú ý quan sát, hứng
thú của học sinh góp phần phát huy tính tích cực của học sinh nhằm từng bước
đổi mới phương pháp daỵ học bộ môn, nâng cao chất lượng bộ môn..
Mặt khác, một trong những đặc điểm của việc học tập lịch sử là học sinh
không thể“ trực quan sinh động” cũng không thể tiến hành diễn tả trong phịng
thí nghiệm. Trong dạy học lịch sử, giáo viên phải tái tạo không gian, thời gian
để cho học sinh như đang“ sống” cùng sự kiện đã xảy ra. Một trong những biện
pháp giúp cho học sinh tiếp cận kiến thức lịch sử một cách tự nhiên là cho các
em thao tác trực tiếp với đồ dùng trực quan.
Có nhiều cách phân loại đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử, về cơ
bản có thể phân chia thành 3 nhóm lớn thường được sử dụng là: Đồ dùng trực
quan hiện vật, Đồ dùng trực quan tạo hình và Đồ dùng trực quan quy ước. Trong
phạm vi 1 SKKN, tác giả xin giới hạn đề tài ở việc “Sử dụng kết hợp các loại
đồ dùng trực quan trong giảng dạy bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp – SGK Lịch sử 12 nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh”
2. Thực trạng học sinh trường THPT Lang Chánh
Là một trường đóng trên địa bàn huyện miền núi, trình độ dân trí cịn
thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn nên phần đơng các em học sinh chưa
thực sự tâm huyết với việc học.
1



Đối với bộ môn Lịch sử, các tiết học thường diễn ra theo kiểu dạy học
phổ biến là: giáo viên truyền thụ những nội dung được trình bày trong
SGK, học sinh nghe và ghi chép. Trong các giờ học không có sự thơng tin 2
chiều giữa người dạy và người học, học sinh chỉ tiếp thu bài giảng một cách thụ
động, giáo viên dạy thế nào biết thế ấy. Học sinh chưa tích cực xây dựng bài,
chưa chú ý đến bài giảng, chưa tự học ở nhà.
Trong các giờ học Lịch sử, việc sử dụng đồ dùng trực quan giúp các
em hào hứng hơn với tiết học nhưng bản thân các em chưa có kĩ năng tự
lĩnh hội kiến thức từ việc khai thác, sử dụng các loại đồ dùng trực quan vì
vậy phần đơng học sinh chưa hiểu sâu, nhớ kĩ, khắc sâu được bài học.
3. Những điều kiện cụ thể khi thực hiện đề tài
3.1. Nhiệm vụ giáo viên được giao
- Nghiên cứu đặc điểm tâm lí học sư phạm của đối tượng học sinh THPT.
- Nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học bộ mơn Lịch sử, yêu cầu
của việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
- Nắm vững một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở
trường THPT; hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thơng.
3.2. Tình hình địa phương, trường lớp
Trường THPT Lang Chánh là một trường miền núi, tập trung chủ yếu
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện kinh tế xã hội cịn nhiều khó
khăn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây huyện đã dành rất nhiều sự quan
tâm, đầu tư cho phát triển giáo dục. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để những
người làm công tác giáo dục miền núi yên tâm công tác.
Bên cạnh đó, BGH nhà trường rất quan tâm, chú trọng đến việc đổi mới
phương pháp dạy và học trong nhà trường nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh, nâng cao chất lượng giáo dục.
Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm
qua các giờ dạy của đồng nghiệp( trung bình 1 tiết/tuần).


2


II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lí luận
Đặc trưng nổi bật của việc nhận thức lịch sử là học sinh không thể tri giác
trực tiếp được những sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ, cũng không thể
dựng lại lịch sử trong phịng thí nghiệm. Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá
khứ, là hiện thực trong quá khứ tồn tại khách quan nên khơng thể phán đốn,
suy luận để biết về lịch sử. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên
trong dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những gì đã diễn ra trong quá khứ một
cách chính xác nhưng khơng kém phần hấp dẫn và sinh động.
Hiện nay, trong chương trình sách giáo khoa đã rất chú trọng đến kênh
hình, thể hiện số lượng kênh hình tăng lên đáng kể so với trước. Hơn nữa, kênh
hình trong sách giáo khoa hiện hành khơng chỉ giới hạn ở việc minh hoạ cho nội
dung bài học mà nó thường chứa đựng những kiến thức lịch sử quan trọng địi
hỏi học sinh phải nắm được thơng qua khai thác kênh hình. Vì vậy, khi giảng
dạy lịch sử địi hỏi người giáo viên khơng chỉ sử dụng lời nói mà cịn sử dụng
những hình ảnh trực quan của quá khứ để tái tạo lại lịch sử nên giờ học trở nên
sinh động và hấp dẫn hơn đối với học sinh.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Qua các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại
học, số điểm thi môn lịch sử cho thấy kiến thức lịch sử của học sinh hiện nay
quá kém.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đề cập đến cách dạy của người thầy hiện
nay ở các trường phổ thông thiếu chiều sâu, chưa hấp dẫn, vẫn mang tính nhồi
nhét,…và người thầy cũng chưa đủ sức vượt qua “rào cản” môn phụ, nên tâm lý
chán nản, không muốn đầu tư nhiều cho một tiết dạy. Điều này khơng có nghĩa
là tất cả thầy, cô giảng dạy môn Lịch sử trên cả nước ta đều như vậy.


3


Về phía học sinh: phần lớn khơng đam mê mơn học này vì thế các giờ
học lịch sử thường khơng thu hút được các em, khơng phát huy được tính tích
cực, chủ động của học sinh.
2. Thực nghiệm giảng dạy
Bài 20
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954)
( Lịch sử 12)
1. Xác định mục tiêu bài học
a. Về kiến thức
Tiết 1
- Âm mưu của Pháp – Mĩ trong việc đề ra kế hoạch Nava.
- Vào thời gian cuối của cuộc kháng chiến, lực lượng cách mạng của ta đã
trưởng thành và có đủ sức để mở cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân
(953 – 1954) trên khắp chiến trường và giành thắng lợi.
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Tiết 2
- Những nét chính trong cuộc đấu tranh ngoại giao ở Hội nghị Giơnevơ, nội
dung, ý nghĩa lịch sử và hạn chế của Hiệp định Giơnevơ.
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Khái quát những thắng lợi quân sự lớn của quân và dân ta trong suốt 9
năm kháng chiến.
b. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích đánh giá tìm ra nguyên nhân, ý nghĩa các sự kiện
lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành sử dụng bản đồ, lược đồ lịch sử để tự nhận
thức và khắc sâu thêm kiến thức lịch sử.

c. Về thái độ, tư tưởng
- Khắc sâu lòng căm thù thực dân Pháp, can thiệp Mĩ và bè lũ tay sai đã
xâm lược nước ta.
4


- Bồi dưỡng, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng; bồi dưỡng lòng
yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Đây là bài học cuối cùng của chương III - Việt Nam từ năm 1945 đến
1954, thực hiện trong 2 tiết. GV cần sử dụng bản đồ lịch sử.
- Lược đồ hình thái chiến trường trong Đông Xuân 1953-1954 để học sinh
nắm được vị trí của Điện Biên Phủ, các vị trí chiến lược trong cuộc tiến công
của quân ta. Lược đồ này dùng cho phần 1 của II
- Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ. Lược đồ này dùng phần 2 của II
Bên cạnh đó, để tăng cường tính hiệu quả của bài giảng và phát huy tính
tích cực, kĩ năng tu duy của học sinh, GV cần chuẩn bị các bảng biểu:
- Bảng niên biểu các cuộc tiến công chiến lược Đơng Xn 1953 – 1954.
- Bảng biểu tình hình viện trợ của Mĩ cho Pháp; thành tích của quân dân
ta trong cuộc kháng chiến
- Sơ đồ: Ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ, Nội dung Hiệp định G,
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử kháng chiến chống Pháp.
(Để nâng cao hiệu quả giờ dạy, GV nên sử dụng kết hợp công nghệ thông tin)
3. Sử dụng kết hợp các đồ dùng trực quan trong bài giảng
* Tiết 1: Mục I, II
Mục 1 của II: Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954
- Giáo viên sử dụng Lược đồ hình thái chiến trường trong Đơng Xn 1953 –
1954 khi trình bày các cuộc tiến cơng chiến lược ở hầu khắp chiến trường Đông
Dương.
- Giáo viên treo Lược đồ lên góc bên phải của bảng đen (hoặc trình chiếu lược

đồ) yêu cầu học sinh quan sát Lược đồ, nắm được các kí hiệu của Lược đồ. GV
nhận xét và chỉ rõ các giới hạn của từng vùng: vùng tự do, vùng Pháp tạm
chiếm, vùng các nước khác; chỉ rõ kí hiệu các hướng tiến cơng của qn ta,
hướng tiến cơng của qn Pháp, qn giải phóng Lào.

5


- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhanh tr.200, SGK ghi nhớ các cuộc tiến công
chiến lược của quân ta trong Đơng Xn 1953 - 1954
- Sau đó, GV yêu cầu HS tập trung chú ý lên Lược đồ và tường thuật quá trình
quân ta mở các cuộc tiến cơng chiến lược. GV dùng bút chỉ bản đồ, trình bày
chậm từng cuộc tiến cơng, dùng nam châm đính lên những điểm tập trung quân
của địch. Sau khi tường thuật xong, GV nêu câu hỏi:
(?): Em có nhận xét gì về lực lượng của quân Pháp trên chiến trường?
- Nhìn vào Lược đồ học sinh sẽ rất dễ dàng nhận ra được sự phân tán lực lượng
của Pháp trên chiến trường Đông Dương.
(?): Sự phân tán lực lượng của Pháp thể hiện điều gì?
Đây là một bất lợi cho chúng, đánh dấu sự phá sản bước đầu của kế hoạch Nava.
- Kết thúc mục II.1. GV hướng dẫn HS ghi nhớ kiến thức bằng bảng biểu:
Bảng thống kê sự kiện cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954
Thời gian
Hướng
tiến công
của quân
ta
Nơi địch
phân tán
và tập
trung binh

lực

Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954
10/12/1953
Đầu tháng
Cuối tháng
Đầu tháng
12/1953
1/1954
2/1954
Thị xã Lai
Trung Lào
Thượng Lào Bắc Tây
Châu
Nguyên
Điện Biên
Phủ( Trở thành
nơi tập trung
binh lực thứ 2
của Pháp sau
đồng bằng Bắc
Bộ)

Xê-nô ( Trở
thành nơi tập
trung binh
lực thứ 3 của
Pháp

Luông

phabang và
Mường Sài
(Trở thành
nơi tập trung
binh lực thứ
4 của Pháp)

Plâyku( Trở
thành nơi tập
trung binh lực
thứ 5 của
Pháp)

Mục 2 của II: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)
a/ Hoàn cảnh lịch sử:
- GV sử dụng Bảng thống kê:
Tình hình viện trợ của Mĩ cho Pháp ở Đông Dương(1950-1954)

6


Tài chính

Trang bị

Người

Hàng năm:
785 triệu USD
385 USD triệu cho các lực

lượng chống cộng sản.
Viện trợ vũ khí, máy bay,
xe tăng,
trọng pháo, súng cối,
máy vô tuyến điện,
Súng liên thanh, đạn dược
các loại.
Hàng năm:
Cung cấp 200 kĩ thuật viên.

400 USD triệu bù vào một nửa ngân
sách chiến tranh.
Tổng giá trị viện trợ:
200 triệu USD .
Tổng cộng hàng năm Mĩ bỏ ra gần 1
tỉ USD (65% tồn bộ tổn phí về chiến
tranh ở Đông Dương).
Đầu năm 1954: Cung cấp thêm 400
kĩ thuật viên.

- Yêu cầu HS dựa vào bảng biểu và nhận xét: để thấy được Mĩ ngày can
thiệp sâu và cuộc chiến tranh ở Đông Dương với nguồn viện trợ khổng lồ cho
Pháp. Từ đó nhận thức rõ tương quan lực lượng giữa ta và địch ở trận quyết
chiến cuối cùng tại Điện Biên Phủ.
b/ Diễn biến
- GV sử dụng Lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) để trình bày
diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.
- GV treo Lược đồ lên góc cao bên phải của bảng đen (hoặc trình chiếu lược đồ)
yêu cầu HS quan sát và nắm các kí hiệu trên Lược đồ.
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS dựa vào SGK và quan sát Lược đồ để thấy được

trên Lược đồ: (?) bố cục của cứ điểm Điện Biên Phủ, những cứ điểm quan trọng
của từng phân khu?
(?): Cơ quan chỉ huy của địch đóng ở đâu? Pháp liên lạc với Điện Biên Phủ bằng
con đường nào? Rút ra nhận xét về khó khăn và thuận lợi của Pháp ở Điện Biên
Phủ?
- Sau đó, GV yêu cầu HS tập trung chú ý lên bảng, tường thuật trên Lược đồ
diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ theo trình tự SGK.
- HS nghe, quan sát và ghi nhớ diễn biến chiến dịch.

7


- Nếu sử dụng công nghệ thông tin, GV cũng có thể kết hợp cho HS xem 1 số
đoạn phim tư liệu về quá trình chuẩn bị cho chiến dịch, diễn biến chiến dịch
Điện Biên Phủ.
c/ Kết quả
- Về kết quả Chiến dịch: GV trình chiếu bảng thống kê sau để giúp HS nắm
được kết quả to lớn của cuộc kháng chiến mà nhân dân ta đã đạt được
Thành tích chiến đấu của quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp
Tồn bộ
Trong đó:
9 năm
Chiến dich đơng - xn
1953-1954
Tồn bộ
chiến dịch
Số địch bị tiêu diệt( Chết, bị thương, bị bắt
làm tù binh)- Nghìn tên

579,5


128,2

Riêng mặt
trận ĐBP
16,2

Ta thu của địch:
Súng đại bác- Khẩu
Súng các loại- Khẩu
Xe các loại- Chiếc

255

24

130415

24925

5915

504

98

64

Ta phá của địch:
Máy bay- Chiếc


435

162

Tàu thủy, ca nô, xuồng chiến đấu- Chiếc

603

93

Súng đại bác- Khẩu

344

81

Đầu máy xe lửa- Chiếc

337

40

Toa xe lửa- Toa

1478

250

Xe các loại- Chiếc


9292

62

8


d/ Ý nghĩa lịch sử
- GV (?): Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- HS dựa vào SGK trình bày. GV nhận xét, chốt ý và trình chiếu sơ đồ:
Sơ đồ ý nghĩa lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ
Ý nghĩa lịch sử chiến thắng
Điện Biên Phủ

Trong nước

1

2

Thế giới

3

(1) Đây là thắng lợi lớn nhất trong
kháng chiến chống Pháp, làm
thất bại ý chí xâm lược của kẻ
thù.Buộc chúng phải kí hiệp
định Giơnevơ

(2) Giải phóng miền Bắc, tạo điều
kiện đưa miền Bắc tiến lên
CNXH
(3) Ghi thêm một trang sử oanh liệt
vào truyền thống đấu tranh
chống ngoại xâm

1

2

3

(1) Cổ vũ phong trào giải phóng
dân tộc của nhân dân các nước
thuộc địa và phụ thuộc.
(2) Đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ
Pháp và âm mưu kéo dài và mở
rộng chiến tranh của Mĩ.
(3) Chứng minh một chân lí của
thời đại: Một dân tộc đất khơng
rộng, người khơng đơng, nhưng
nếu biết đồn kết dưới sự lãnh
đạo của một đảng Macxit thì có
thể đánh bại một nước đế quốc
to lớn.

* Tiết 2: Mục III,IV
III. Hiệp định Giơnevơ 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hồ
bình ở Đơng Dương


9


1. Hội nghị Giơnevơ
- Theo chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT, mục này giáo viên hướng dẫn HS
đọc thêm nắm bắt tiến trình HN và thời gian kí kết Hiệp định. Vì vậy, giáo viên
thuyết trình 1 số điểm cơ bản giúp HS nắm bắt thông tin.
2. Hiệp định Giơnevơ
a/ Nội dung Hiệp định
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung Hiệp định Giơnevơ dựa trên sơ đồ sau:
Sơ đồ nội dung hiệp định Giơnevơ
Hiệp định Giơnevơ

Các nước
tham dự hội
nghị cam
kết tôn
trọng các
quyền dân
tộc cơ bản
của ba nước
Đơng
Dương
cam kết
khơng can
thiệp vào
cơng việc
nội bộ của
ba nước.


Các
bên
tham
chiến
ngừng
bắn,
lập lại
hịa
bình
trên
tồn
Đơng
Dương
.

Di chuyển
qn, tập kết
ở hai vùng: Ở
Việt Nam lấy
vĩ tuyến 17
làm giới
tuyến qn sự
tạm thời ;Ở
Lào tập kết ở
Phơngxalivà
Sầm nưa;
Campuchia
khơngcó
vùng tập kết


Cấm đưa
qn đội, vũ
khí, nhân
viên qn
sự của các
nước ngồi
vào Đơng
Dương, các
nước Đông
Dương
không tham
gia vào các
liên minh
quân sự.

Việt
Nam
tiến tới
thống
nhất đất
nước
bằng
cuộc
tổng
tuyển cử
tự do
trong cả
nước
được tổ

chức vào
tháng
7/1956

Trách
nhiệm
thi
hành
hiệp
định
thuộc
về
những
người
kí hiệp
định
Giơnev
ơ.

b/ Ý nghĩa Hiệp định Giơnevơ
- GV tổ chức cho HS dựa vào SGK nắm bắt ý nghĩa Hiệp định Giơnevơ.
c/ Hạn chế của Hiệp định Giơnevơ

10


- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm tìm hiểu những hạn chế của Hiệp định
trên cơ sở khai thác nội dung Hiệp định và những kết quả đạt được của Hiệp
định Giơnevơ.
IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống

Pháp
1. Nguyên nhân thắng lợi
- GV hướng dẫn HS dựa vào SGK tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp.
- GV hướng dẫn HS sơ đồ hoá nguyên nhân của cuộc kháng chiến:
Sơ đồ nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp
Nguyên nhân thắng lợi

Chủ quan

Có sự
lãnh
đạo
sáng
suốt
của
Đảng,
đứng
đầu là
chủ
tịch Hồ
Chí
Minh

Tồn
qn,
tồn
dân ta
đồn
kết,

dũng
cảm
trong
chiến
đấu và
sản
xuất

Khách quan

Qn
đội ta
có tinh
thần
chiến
đấu
dũng
cảm và
sáng
tạo

Có hệ thống
chính quyền
dân chủ
nhân dân,
có mặt trận
dân tộc
thống nhất,
có lực
lượng vũ

trang, hậu
phương
vững chắc

Có liên
minh
chiến
đấu
của ba
nước
Đơng
Dương

Có sự
đồng tình
ủng hộ
của Liên
Xơ, Trung
Quốc và
các nước
XHCN,
của nhân
dân tiến
bộ trên thế
giới

2. Ý nghĩa lịch sử

11



- GV hướng dẫn HS dựa vào SGK tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp.
- GV hướng dẫn HS sơ đồ hoá ý nghĩa của cuộc kháng chiến:
Sơ đồ ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp(1945-1954)
Ý nghĩa lịch sử

Đối với trong nước

Chấm dứt
chiến tranh
xâm lược,
chấm dứt
ách thống
trị của Pháp
trong gần
một thế
kỉ…

Miền Bắc được
giải phóng,
chuyển sang
giai đoạn cách
mạng XHCN,
tạo điều kiện
thuận lợi giải
phóng miền
Nam...

Đối với thế giới


Giáng đòn
nặng nề vào
tham vọng xâm
lược của chủ
nghĩa thực dân
cũ của Pháp và
âm mưu can
thiệp Mĩ, Góp
phần làm tan rã
hệ thống thuộc
điạ của chúng.

Cổ vũ mạnh
mẽ phong
trào giải
phóng dân
tộc trên thế
giới, trước
hết là các
nước Á, Phi,
Mĩ latinh.

- Ở cuối tiết học này, GV có thể hướng dẫn HS lập bảng biểu các thắng
lợi tiêu biểu của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược
trên các mặt trận, theo mẫu:
Mặt trận
Chính trị
Quân sự
Ngoại giao


Thời gian

Sự kiện

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
12


Trong q trình giảng dạy tơi đã ra câu hỏi trắc nghiệm củng cố bài sau tiết
dạy đối chứng giữa lớp học chay và lớp học có sử dụng kết hợp các loại đồ dùng
trực quan. Kết quả thu được thể hiện rõ sự khác biệt về hiệu quả giữa 2 tiết dạy.
Cụ thể: Trong giảng dạy ở 2 lớp đại trà 12C2, 12C3 bài 20 (LS12) cho kết
quả như sau
Lớp

12C2

12C3



điểm giỏi

điểm khá

điểm TB

điểm yếu


số

(8 – 10)
SL %

(6,5 – 7)
SL %

(5 – 6)
SL %

dưới 5
SL %

41

44

5

1

12.
2
2.3

Ghi chú
Sử dụng đồ

15


9

36.6

20.4

19

28

46.3

63.6

2

6

4.9

13.7

dùng trực
quan
Không sử
dụng

IV. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm

Qua việc sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học trên lớp tôi đã rút ra được
bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viên dạy mơn lịch sử phải ln ln tìm tịi sáng tạo và đổi mới trong
phương pháp dạy học.
- Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và thiết kế các đồ dùng dạy học chính
xác phù hợp với nội dung bài dạy.
- Người giáo viên Lịch sử cần tự bồi dưỡng năng khiếu vẽ, sử dụng bản đồ, lược
đồ khoa học và chính xác; sơ đồ hố các thơng tin lịch sử ngắn gọn, súc tích
giúp HS dễ nắm bắt kiến thức lịch sử trong các tiết học.
- Sử dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực nhằm thu hút sự chú ý của
học sinh, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập.
2. Kiến nghị, đề xuất
Trong các thư viện nhà trường phổ thông hiện nay, các thiết bị dạy học
được cấp cho giảng dạy bộ môn Lịch sử khá đầy đủ. Tuy nhiên, không phải thiết
13


bị nào cũng được sử dụng và không phải giáo viên nào cũng có thể sử dụng
được hết số thiết bị ấy.
Vì vậy, theo tơi để tiếp tục nâng cao hiệu quả giờ dạy Lịch sử:
- Giáo viên cần sử dụng hiệu quả các đồ dùng trực quan.
- Nhà trường nên tổ chức cuộc thi thiết kế và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy
học ở tất cả các phân mơn trong đó có mơn Lịch sử.
- Nhà trường, tổ chun mơn cần có sự hỗ trợ kinh phí đối với những giáo viên
tự thiết kế hoặc làm những dụng cụ bổ trợ đối với các đồ dung dạy học đã có
sẳn.
Trên đây là những kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn giảng dạy bộ môn
của bản thân tơi. Trong q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, bài viết của tơi
cịn rất nhiều hạn chế mong các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến và đưa ra
nhiều kinh nghiệm quý báu trong dạy và học lịch sử để chúng tôi học hỏi để

từng bước nâng cao chât lượng của giáo dục nói chung và phân mơn lịch sử nói
riêng.
Xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hố, ngày 20 tháng 02 năm 2013
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI VIẾT SKKN
Tôi xin cam đoan đay là SKKN của tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác.
(ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Hà

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Minh Hạc và các tác giả khác, Tâm lí học đại cương, NXBGD, 1987.
2. Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, Phương pháp dạy học lịch sử, NXBGD,2001

14


3. Nguyễn Hải Châu - Nguyễn Xuân Trường, Những vấn đề chung về đổi mới
giáo dục trung học phổ thông môn Lịch sử, NXBGD, 2007.
4. Phan Ngọc Liên, Thiết kế bài giảng Lịch sử, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội,1999.
5. Nguyễn Quang Ngọc, Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXBGD,2001.
6. Lịch sử 12 , NXBGD,2008
7. Sách giáo viên Lịch sử 12, NXBGD, 2008.

15




×