Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN Giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh qua bài 15 Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Địa lí 12 THPT, nhàm giúp cho học sinh học tập tích cực và phát triển toàn diện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.38 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
TT NỘI DUNG TRANG
A LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
B NỘI DUNG
3
I Cơ sở lí luận 3
II Cơ sở thực tiễn
4
III Thực trạng vấn đề
5
1 Đối với giáo viên
5
2 Đối với học sinh
5
IV Các giải pháp thực hiện 6
1
Những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà
trường phổ thông
6
2
Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua bài 15
"Bảo về môi trường và phòng chống thiên tai" Địa lí 12 THPT
7
V Thực nghiệm và kết quả 13
C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1
- Các em học sinh chính là những chủ nhân tương lai, là những người sẽ quyết
định sự phát triển của quê hương đất nước trong những năm tới. Nếu không có


kĩ năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân,
gia đình, cộng đồng và đất nước.
- Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước
mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã
hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động… Đặc biệt là trong bối
cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên
chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào
hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn,
thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu
thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào
lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
Đối với học sinh trường THPT Lang Chánh, vấn đề giáo dục kĩ nắng sống
lồng ghép vào môn học lại càng cần thiết hơn. Vì đa số học sinh của trường là
dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn rất khó
khăn nên các em còn thiếu rất nhiều kĩ năng sống và khả năng tiếp thu kiến thức
môn học còn nhiều hạn chế. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng
tiêu cực của một bộ phận học sinh của trường trong thời gian vừa qua như: mắc
tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi sa đọa, yêu đương không
lành mạnh, sống thử, sống không có mục tiêu hoài bão chính là do các em
thiếu những kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối,
kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng
giao tiếp,
Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho cho học sinh là rất cần thiết, giúp
các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng
và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của
cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người,
sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh.
2
Nhận thấy vai trò to lớn của việc giáo dục kĩ năng sống và môn Địa Lí
cũng là một trong các môn có thể giáo dục lồng ghép kĩ năng sống vào chương

trình môn học. Vì thế tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài này mong muốn chia sẻ
cùng đồng nghiệp nhằm đóng góp phần nào kinh nghiệm giáo dục cho học sinh
trường chúng ta trở thành những con người toàn diện, năng động, sáng tạo hòa
nhập cùng cộng đồng, và có ích cho xã hội
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lí luận
Thuật ngữ kĩ năng sống bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thông Việt
Nam từ những năm 1995 - 1996, thông qua Dự án “Giáo dục kĩ năng sống để
bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài
nhà trường” do UNICEF phối hợp với Bộ Giáo dục – Đào tạo và Hội Chữ thập
đỏ Việt Nam thực hiện. Từ đó đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và
quốc tế đã tiến hành giáo dục kĩ năng sống gắn với giáo dục các vấn đề xã hội
như: phòng chống ma túy, phòng chống mại dâm, phòng chống buôn bán phụ nữ
và trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống tai nạn bom mìn, bảo
vệ môi trường,… Giáo dục phổ thông nước ta những năm vừa qua đã được đổi
mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với bốn trụ cột giáo
dục của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng
chung sống - mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống. Đặc biệt, rèn luyện kĩ
năng sống cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong
năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008- 2013.
Thực tế cho thấy có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống:
- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành vi
thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu
và thách thức của cuộc sống hàng ngày
3
- Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), kĩ năng sống là cách tiếp cận
giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân
bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
- Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kĩ

năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết gồm các kĩ năng tư
duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề,
nhận thức được hậu quả,…; Học làm người gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng
phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…; Học để sống với
người khác gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định,
hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm gồm kĩ năng
thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách
nhiệm,…
II. Cơ sở thực tiễn
Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là
chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để
đáp ứng sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục
tiêu giáo dục của Việt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục của thế kỉ XXI: Học để
biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống (Delor, 1996).
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông nhằm các
mục tiêu sau:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp.
Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích
cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình
huống và hoạt động hàng ngày
- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và
phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Giáo dục kĩ năng sống có tầm quan trọng to lớn, đặc biệt là đối với đối
tượng học sinh trường chúng ta. Vì:
- Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội
4
- Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ
- Giáo dục kĩ năng sống góp phần giảm tình trạng bạo lực học đường
- Giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp các em thích nghi với cuộc sống hiện đại ngày
nay

- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng là một cách bồi dưỡng cho học sinh
kĩ năng làm việc mà các em rất cần trong tương lai
III. Thực trạng vấn đề
1. Đối với giáo viên
Trong những năm qua vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được
ngành giáo dục Việt Nam triển khai sâu rộng với mục tiêu chuyển từ cung cấp
kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở
người học để đáp ứng sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Tuy nhiên đối với trường ta thì vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh còn nhiều hạn chế.
Đối với giáo viên chủ nhiệm còn có nhiều giáo viên chưa thực sự quan
tâm hoặc chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống; thậm chí còn có
một số ít giáo viên thiếu kĩ năng sống dẫn đến học sinh lớp chủ nhiệm chất
lượng học tập và nền nếp không tốt
Đối với giáo viên bộ môn đặc biệt là những môn dễ lồng ghép giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh như: Văn, Sử, Địa, Sinh, Giáo dục công dân Thì còn
dạy nặng về kiến thức ít quan tâm đến giáo dục kĩ năng sống; hoặc có quan tâm
nhưng chưa thường xuyên, chưa có kế hoạch và nội dung bài bản.
2. Đối với học sinh
Đối tượng học sinh trường THPT Lang Chánh là học sinh dân tộc thiểu số
sống ở vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn rất khó khăn. Vì thế đã
ảnh hưởng không nhỏ đến sự hạn chế kĩ năng sống ở các em. Qua thực tế cho
thấy kĩ năng sống của học sinh THPT Lang Chánh hiện nay là rất yếu: Cụ thể:
5
- Đa phần các em chưa có kĩ năng xác định mục tiêu một cách rõ ràng. Nhiều em
học sinh không biết học để làm gì, không có động cơ học tập, không có mục
đích lý tưởng và hoài bão
- Kĩ năng hoạt động nhóm còn hạn chế, chỉ ở mức trung bình thậm chí yếu.
- Các em hầu như chưa tìm ra hướng giải quyết khi gặp khó khăn trong học tập,
cuộc sống.

- Hiện tượng bạo lực học đường ngày càng tăng.
- Khả năng giao tiếp chủ động còn hạn chế. Nhiều học sinh đứng trước đám
đông còn rụt rè, bị tâm lý, mất bình tĩnh đẫn đến khả năng giao tiếp còn hạn chế.
- Việc xác định vấn đề quan trọng của cuộc sống nhiều khi còn chưa rõ, chưa
đúng với chuẩn mực.
- Hầu như các em chưa có kĩ năng ra quyết định, mà chỉ quyết định các vấn đề
một cách cảm tính.
IV. Các giải pháp thực hiện
1. Những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong
nhà trường phổ thông
- Kĩ năng tự nhận thức
- Kĩ năng giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc sống
- Kĩ năng giao tiếp
- Kĩ năng ra quyết định
- Kĩ năng kiên định
- Kĩ năng đặt mục tiêu
- Kĩ năng đối phó với stress
- Kĩ năng giải hóa cảm xúc tiêu cực
- Kĩ năng hợp tác
- Kĩ năng quản lí thời gian
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin
- Một số kĩ năng sống quan trọng khác
6
2. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua bài 15 "Bảo vệ môi
trường và phòng chống thiên tai"
2.1. Kĩ năng kiên định giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc
sống.
- Kĩ năng kiên định giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc
sống là kĩ năng thực hiện bằng được những gì mình mong muốn và từ chối bằng

được những gì mình không muốn, mặc dù công việc đó có nhiều khó khăn thử
thách. Khi có kĩ năng kiên định học sinh sẽ dung hòa được sự hiếu thắng, tính
phục tùng khi đó các em sẽ tự bảo vệ được chính kiến quan điểm, thái độ và
những quyết định của bản thân, đứng vững được trước những áp lực khó khăn
trong cuộc sống cũng như từ bên ngoài.
* Để giáo dục kĩ năng này giáo viên có thể sử dụng các phương pháp sau:
Bước 1. Giáo viên sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi cho học sinh
Câu 1: Vấn đề bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai hiện nay mang tính:
A. Cấp bách của huyện Lang Chánh
B. Cấp bách của tỉnh Thanh Hóa
C. Cấp bách của nước Việt Nam
D. Cấp bách của toàn Thế giới
Câu 2: Biểu hiện của tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường là:
A. Gia tăng các cơn bão
B. Gây ra lũ, lụt, hạn hán
C. Biến đổi thời tiết, khí hậu
D. Trái Đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính
E. Tất cả đều đúng
Câu 3: Các môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng ở nước ta hiện nay là:
A. Môi trường không khí
B. Môi trường nước
7
C. Môi trường đất
D. Tất cả đều đúng
Câu 4. Ở địa phương Lang Chánh thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên
tai nào?
A. Triều cường
B. Sóng thần
C. Lũ quét
D. Vòi rồng

Câu 5: Để bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai chúng ta cần khắc phục
bao nhiêu thời gian là xong?
A. 01 ngày
B. 01 Tháng
C. 01 năm
D. Lâu dài
Câu 6: Nếu địa phương bạn sống bị ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng thiên tai
thì bạn sẽ:
A. Chạy đi địa phương khác sinh sống
B. Ở lại tìm biện pháp khắc phục và đề ra biện pháp phòng chống
Bước 2. Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức và kết luận
Những vấn đề trên mang tích cấp bách của toàn cầu. Đây là vấn đề khó
khăn nan giải của toàn xã hội đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, bền bỉ khắc phục
dần, đồng bộ và lâu dài nhằm tìm ra biện pháp tối ưu nhất
Qua những nội dung đó sẽ giúp các em học sinh có được kĩ năng sống
kiện định không hoang mang nao núng khắc phục khó khăn trong cuộc sống.
2.2. Kĩ năng xác định mục tiêu.
- Mục tiêu là cái đích mà học sinh muốn đạt tới, muốn thực hiện ở mỗi
một giai đoạn, mỗi một công việc.
8
- Kỹ năng đặt mục tiêu là khả năng của học sinh trong việc đề ra những
cái đích có thể thực hiện được cho một vấn đề nào đó của cuộc sống. Việc đặt
mục tiêu trong cuộc sống là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Nó giúp các em
sống có định hướng, không có quá nhiều ảo tưởng và tham vọng.
- Người có k
• ĩ năng đặt mục tiêu sẽ xác định được các mục tiêu một cách cụ thể
và thực tế, phù hợp với hoàn cảnh bản thân.
* Để giáo dục kĩ năng này cho học sinh giáo viên cần sử dụng các phương
pháp sau:
Bước 1. Giáo viên dùng kĩ thuật đặt câu hỏi

Câu 1: Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai?
Câu 2: Công việc bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai thuộc trách nhiệm
của ai?
Câu 3: Mục tiêu nhiệm vụ của chiến lược bảo vệ môi trường là gì?
Câu 4. Bản thân em đã đặt ra mục tiêu và hành động như thế nào để bảo vệ môi
trường và phòng chống thiên tai tại địa phương em?
Bước 2. Học sinh thảo luận trả lời, giáo viên kết luận
Mỗi người chúng ta ai cũng biết hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt
động giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu
đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái,
phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. Đất nước ta trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự ra đời và phát triển của nhiều nhà máy, xí
nghiệp với lượng chất thải và khí thải ra môi trường rất lớn, nếu không có hoạt
động bảo vệ môi trường, không xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường thì
gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với sức khỏe, tính mạng con người và sự
phát triển bền vững của đất nước. Nhờ hoạt động bảo vệ môi trường đã phần nào
9
hạn chế được những tác hại do chất thải và khí thải của các nhà máy, xí
nghiệp, Bên cạnh đó hoạt động bảo vệ môi trường môi trường càng có ý nghĩa
hơn nữa khi thế giới hiện nay đang đứng trước thực trạng là Trái đất đang nóng
dần lên, thì vấn đề bảo vệ môi trường không còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân
mà là của toàn nhân loại. Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống
còn của nhân loại, là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của
nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính
trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
Từ việc phân tích vai trò và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, phòng
chống thiên tai, học sinh sẽ hứng thú học tập hơn và xác định được mục tiêu học
học tập để làm gì; từ đó các em sẽ hình thành kĩ năng xác định mục tiêu cho
cuộc sống của mình.

2.3. Kĩ năng giao tiếp và thể hiện sự tự tin
Đặc thù học sinh trường chúng ta là còn kém năng động, rụt rè, ngại tiếp
xúc, không tự tin khi đứng trước nhiều người
- Giao tiếp là quá trình tiếp xúc trao đổi những thông tin, mong muốn, suy nghĩ,
tình cảm giữa người này với người khác.
- Giao tiếp là kĩ năng quan trọng sẽ giúp học sinh có nhiều thuận lợi trong học
tập cũng như cuộc sống, nó cho phép các em có được sự tự tin khi đối diện với
mọi người. Khả năng giao tiếp của các em được hình thành trong một quá trình
rèn luyện lâu dài, qua kinh nghiệm thực tế của bản thân các em, qua việc học hỏi
người khác đặc biệt được rèn luyện qua các tình huống cụ thể của cuộc sống.
* Để giáo dục kĩ năng này giáo viên sử dụng một số phương pháp sau:
- Trò chơi Địa Lí: Giáo viên có thể chọ trò chơi "Hiểu nhau qua Địa Lí"
Cách tiến hành:
+ Bước 1: Giáo viên chọn một số đối tượng và hiện tượng Địa lí phù hợp
+ Bước 2: Chọn mỗi lượt chơi 02 học sinh A và B, học sinh A quay mặt lên
bảng nhìn các đối tượng và giải thích, học sinh B quay mặt xuống lớp nghe giải
10
thích và trả lời đúng đối tượng đề cho trên bảng trong khoảng thời gian nhất
định. (Lưu ý tránh phạm quy)
Ví dụ:

=> Người hỏi (giải thích) có thể hỏi như sau: Nguyên nhân gây ra hiệu ứng
nhà kính là do trong bầu khí quyển có nhiều khí gì? hoặc Tổ chức bảo tồn thiên
nhiên thế giới được viết tắt là? vv
- Phương pháp đóng vai.
Trong mục một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống,
Bước 1: Giáo viên chọn một số vùng chịu ảnh hưởng mạnh của các thiên tai
như: Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Đồng
bằng sông Cửu Long
Bước 2: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đóng vai là cán bộ và nhân

dân của một vùng (Nhóm trưởng là cán bộ) và giao nhiệm vụ.
Nhóm Nội dung tìm hiểu và báo cáo Thiên tai Vùng phụ trách
1
Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và
biện pháp phòng chống
Bão
Duyên hải miền
Trung
2
Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và
biện pháp phòng chống
Ngập lụt
Đồng bằng sông
Cửu Long
3
Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và
biện pháp phòng chống
Lũ quét
Trung du miền
núi Bắc Bộ
4
Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và
biện pháp phòng chống
Hạn hán Tây Nguyên
11
1. Bão
2. CO2
3. Lũ quét
4. Hạn hán
5. WSC

6. IUCN
7. Công nghiệp
8. Rừng
9. Băng tan
Bước 3: Học sinh các nhóm thảo luận, cán bộ nhóm báo cáo, giáo viên kết luận.
Phương pháp này không những giáo dục được kĩ năng giao tiếp mà còn
giáo dục cho học sinh về kĩ năng sống biết hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ nhau
trong cuộc sống.
2.4. Kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
Đây là kĩ năng giúp cho học sinh kĩ năng tư duy độc lập, tự giác, rèn luyện
đức tính tính cần cù chịu khó và sáng tạo của học sinh trong cuộc sống.
* Để giáo dục kĩ năng này giáo viên chọn một số phương pháp sau:
Cách 1: Giáo viên đăt câu hỏi để học sinh thảo luận trả lời
Câu 1: Nêu vai trò, chức năng của môi trương?
Câu 2: Tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường?
Câu 3: Địa phương huyện Lang Chánh chịu ảnh hưởng của những thiên tai nào?
Hậu quả ra sao? Nêu biện pháp phòng chống?
- Cách 2: Giáo viên thông qua các tiết dạy ngoại khóa đi thực tế tìm hiểu về:
Thực trạng sử dụng và bảo vệ tài nguyên, ô nhiễm môi trường, hậu qủa của thiên
tai ở địa phương huyện Lang Chánh, sau đó yêu cầu học sinh viết báo cáo về các
chủ đề đã được tìm hiểu.
Qua các phương pháp trên sẽ giúp học sinh nhận thức được vấn đề bảo vệ
tài nguyên môi trường, phòng chống thiên tai là rất quan trọng, cần thiết và cấp
bách. Qua đó sẽ giáo dục được cho các em kĩ năng tự nhận thức, tự hành động
trong cuộc sống.
2.5. Kĩ năng đương đầu, hóa giải Stress và cảm xúc tiêu cực
Đối với học sinh nói chung thường chịu nhiều áp lực như: Học nhiều môn
kiến thức nhiều, học nhiều thời gian, áp lực về điểm số Bên cạnh đó học sinh
trường THPT Lang Chánh đa số nhà xa ở trọ, kinh tế khó khăn nên ngoài áp lực
học ra còn có áp lực về kinh tế, điều kiện sống, sinh hoạt Những điều đó đã tác

12
động xấu tới các mặt sức khoẻ thể chất, tâm lý tình cảm, tư duy và hành vi -
hành động của các em.
Vấn đề môi trường và thiên tai là vấn đề ảnh hưởng thường xuyên đối với
nước ta. Đây là vấn đề tiêu cực của tự nhiên và xã hội mang lại.
* Để giáo dục kĩ năng này giáo viên sử dụng một số phương pháp sau:
Cách 1: Giáo viên đặt tính huống để học sinh suy nghĩ trả lời và vận dụng.
- Tình huống 1: Bạn đã từng đi phá rừng chưa? Nếu thấy người đi phá rừng bạn
sẽ hành động như thế nào?
- Tình huống 2: Trên đường đi học về bạn thấy 3 người đi phun thuốc trừ sâu
đang rửa bình phun và vứt chai thuốc đã hết ra con suối mà bạn đi qua. Bạn sẽ
suy nghĩ và làm gì?
- Tình huống 3: Trước tình hình một cơn bão đang đổ bộ vào địa phương bạn
sống. Bạn sẽ làm gì?
Cách 2: Cho các nhóm học sinh trong lớp thi sưu tầm và tự sáng tác các câu
khẩu hiệu về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
Qua những nội dung phương pháp trên sẽ giáo dục được kĩ năng đương
đầu, hóa giải stress và cảm xúc tiêu cực cho học sinh và tạo ra tâm thế học tập
thoải mái giúp các em tiếp thu bài học tốt hơn, đặc biệt các nội dung học tập
khó.
2.6. Kĩ năng bảo vệ môi trường
- Là khả năng của mỗi em học sinh tham gia tích cực và có hiệu quả vào
hoạt động bảo vệ môi trường trong đó có cả việc ứng xử hợp lí với môi trường,
tuyên truyền bảo vệ môi trường.
- Để có được kĩ năng sống về bảo vệ môi trường các em học sinh cần phải
biết được vai trò của môi trường, hiểu kiến thức về môi trường, kiến thức bảo vệ
môi trường, hiện trạng môi trường nơi các em đang sống.
* Để giáo dục kĩ năng này giáo viên sử dụng phương pháp sau:
13
- Giáo viên cho học sinh đọc các câu khẩu hiệu về ý nghĩa vai trò của việc bảo

vệ môi trường.
• Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
• Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội
• Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi công dân
• Bảo vệ rừng là bảo vệ lá phổi của chính mình
• Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đi đối với bảo vệ môi trường
• Mỗi người đều có thể làm cho thế giới sạch hơn
• Vì môi trường trong lành, hãy chung sức xây dựng …. Xanh – sạch - đẹp
• Nhân dân … nhiệt liệt hưởng ứng ngày môi trường thế giới 05/6/2010
• Đa dạng sinh học là sự sống. Đa dạng sinh học là cuộc sống của chúng ta.
• Nhiều loài – Một hành tinh – Tương lai chúng ta.
• Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu của sự sống
• Hãy giữ gìn vệ sinh, không vứt rác ra đường
• Vì tương lai quê hương đất nước, hãy giữ lấy màu xanh và làm sạch môi
trường.
• Trồng thêm một cây xanh là thêm một hành động vì môi trường
• Xanh biển, xanh rừng, xanh đất nước; Sạch làng, sạch bản, sạch đường phố
• Sống tốt cho môi trường là sống tốt cho chính mình
• Môi trường hôm nay – Cuộc sống ngày mai
• Môi trường là cuộc sống – Cuộc sống là môi trường
2.7. Kĩ năng sống về phòng chống thiên tai
- Là khả năng của các em học sinh biết cách phòng chống các thiên tai
một cách có hiệu quả. Trong cuộc sống hiện nay có nhiều hiện tượng thiên nhiên
xảy ra một cách bất thường, nếu các em học sinh không có được các kĩ năng
phòng chống một cách hiệu quả sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.
14
Nước ta nói chung và huyện Lang Chánh nói riêng, đây cũng là địa bàn
thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như: Lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, mưa
đá, rét đậm, rét hại
* Để giáo dục kĩ năng này giáo viên sử dụng phương pháp sau:

- Giáo viên giáo dục thông qua các câu ca dao, tục ngữ như:
“ Nào ai chài lưới ra khơi,
Thấy mây đỏ ngọn thì bơi thuyền vào ”
“ Kiến đắp thành thì bão,
Kiến ẵm con chạy rảo thì mưa ”
Chớp đằng đông, nước đồng tràn ngập
Chớp đằng đông vừa trông vừa chạy
Chớp đằng nam vừa làm vừa chơi
Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
Trên trời có vẩy tê tê
Là mưa sắp sửa kéo về nay mai
Đầu măng ngã gục vào hè
Nương nhờ vào mẹ kẻo e bảo về.
Cỏ gà loang lỗ, tức đỗ mưa to
Rễ sanh ra trắng điềm nắng đã hết.
Qụa tắm thì ráo, Sáo tắm thì mưa.
Gío heo may chuồn chuồn bay thì bão
Cóc nghiến răng trời đang nắng thì mưa.
Êch kêu om om, ao chôm đầy nước.
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa trời râm.
Cua bò lên cao, thế nào cũng lũ.
Cò bay ngược, nước vô nhà
Cò bay xuôi nước lui ra biển.
Én bay thấp, mưa ngập bờ ao
Én bay cao mưa rào lại tạnh.
Kiến đen vỡ tổ bay ra
Bão táp mưa sa tới gần.
Rán mỡ gà có nhà thì giữ.
Đông rắc tía tía màu hồng

Gọi con thủ thỉ bảo chồng nhỏ to
Nhà em tìm kiếm cây to
Chống nhà tránh bão đỡ lo sau này.
15
V. Thực nghiệm và kết quả:
Thông qua việc áp dụng và lấy ý kiến thăm dò đối với một số lớp học sinh
thuộc khối 10, khối 11 và khối 12 cho thấy kết quả như sau: Ý thức học tập và
rèn luyện của học sinh các lớp được trực tiếp dạy và áp dụng phương pháp cao
hơn so với học sinh các lớp chưa áp dụng.
- Kết quả cụ thể:
Lớp
Số
học
sinh
Học môn Địa
Lí có ích nhiều
cho cuộc sống
(rất thích học)
Học môn Địa
Lí ít có ích cho
cuộc sống
(Khá thích
học)
Học môn
Địa Lí
không có
ích cho
cuộc sống
(không
thích học)

Ghi chú
12C1 40 38 2 0
Trực tiếp
dạy và áp
dụng
12C2 42 36 5 1
12C3 41 37 3 1
12C4 42 28 4 10 Không trực
tiếp dạy,
không áp
dụng
12A1 36 10 12 14
12A4 42 20 10 12
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và những kết quả nghiên cứu khi thực
hiện đề tài giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường THPT Lang Chánh qua
môn Địa Lí tác giả thu được các kết quả sau:
- Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lí luận và thực tiễn của tài liệu
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các phương pháp giảng dạy và tổ
chức các trò chơi địa lí.
- Nhận thấy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường thông qua
môn Địa lí không chỉ giúp học sinh phát triển toàn diện mà còn góp phần gúp
học sinh học tập tích cực cũng như giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học
hiệu quả.
16
- Nắm được thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của nhà trường
hiện nay, nêu ra được nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đưa ra được những kiến thức cơ bản về kĩ năng sống, tầm quan trọng
của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

- Nêu ra các nội dung và cách thức tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh
- Rút ra kết luận bước đầu về hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh thông qua môn Địa lí.
- Với những nội dung đã đạt được hi vọng đề tài này sẽ là tài liệu tham
khảo hữu ích cho các thầy cô giáo và các em học sinh trong nhà trường phổ
thông.
2. Kiến nghị
- Nhà trường cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh. Cần triển khai có kế hoạch và đồng bộ ở nhiều bộ môn.
- Trong dạy học cần tăng cường nhiều hơn việc tổ chức các hoạt động
ngoại khóa nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Cần tạo điều kiện để học sinh đi học địa lí thực tế một số nơi.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Bình (2008), “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT”,
Tạp chí KHGD.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu tập huấn kĩ năng sống và giới, NXB
Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lí ở
Trường Trung Học Phổ Thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong hoạt động Giáo
dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Trung Học Phổ Thông, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục
công dân ở Trường Trung Học Phổ Thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2007), Lí luận dạy học địa lí, NXB Đại
Học sư phạm, Hà Nội.
7. Huỳnh Văn Sơn (2008), Bạn trẻ và kỹ năng sống, NXB Lao động Xã hội,

Hà Nội.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 3 năm
2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
18
Phạm Văn Tâm
19

×