Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi xác định vị trí trong không gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.62 KB, 10 trang )

“Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi xác định vị trí trong không gian”
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 5 - 6 TUỔI XÁC ĐỊNH
VỊ TRÍ TRONG KHÔNG GIAN”
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
“ Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”.
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước. Để đất nước giàu mạnh thì những chủ
nhân tương lai này phải được chuẩn bị một cách đầy đủ về nhân cách và nhận thức.
Trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay việc dạy trẻ làm quen với toán
đóng vai trò trong việc cung cấp kiến thức ban đầu cho trẻ. Làm quen với toán ngay từ
tuổi mầm non là việc hoàn toàn đúng đắn và cần thiết giúp trẻ tìm tòi, quan sát, so
sánh, Thông qua hoạt động làm quen với toán giúp trẻ hình thành ban đầu về toán như:
Số lượng, kích thước, hình dạng, bên cạnh đó thì việc xác định vị trí trong không gian
giúp trẻ xác định đúng các vị trí trên - dưới, trước – sau, phải - trái của mình và của đối
tượng khác trong không gian, không những thế mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, biết
sử dụng đúng các từ ngữ toán học như phía phải, phía trái, phía trên, phía dưới Từ đó
tạo tiền đề cho trẻ tự tin vững vàng bước vào lớp 1 với hoạt động chính là hoạt động
học.
Trên thực tế khả năng định hướng trong không gian của trẻ còn hạn chế, nhiều trẻ
tới cuối độ tuổi vẫn còn nhầm lẫn các phía của bản thân và của đối tượng khác (có sự
định hướng) và sử dụng các từ ngữ toán học chưa chuẩn xác .Chính vì vậy mà tôi chọn
đề tài “ Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi xác định vị trí trong không gian”. Để làm
kinh nghiệm sáng kiến.
2. Cơ sở thực tiễn.
1
“Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi xác định vị trí trong không gian”
Trường tôi là một trường tiên tiến của huyện luôn đi đầu trong các phong trào dạy
và học, trong nhiều năm qua luôn được các cấp các ngành quan tâm đầu tư về cơ sở vật
chất, kết hợp với công tác xã hội hóa giáo dục cùng với sự năng động nhiệt tình của đội
ngũ giáo viên lên trường đã được cấp phát và mua sắm tương đối nhiều đồ dùng phục


vụ cho trẻ trong việc phổ cập giáo dục mầm non.
Bản thân luôn có ý thức học tập tham gia đầy đủ các lớp tập huấn. Các cháu nhanh
nhẹn thông minh. Tuy nhiên bên cạnh đó thì việc dạy trẻ xác định vị trí trong không
gian còn mờ nhạt do ý thức của giáo viên truyền thụ kiến thức tới trẻ hời hợt, chưa sâu,
chưa chuẩn, đôi khi còn lệch lạc. Tài liệu hướng dẫn, đồ dùng trực quan cho cô và trẻ
dạy trẻ xác định trong không gian còn ít
Xác định vị trí trong không gian là một đề tài rất rộng và khó hiểu, đòi hỏi sự chính
xác, khoa học, tiết học khô cứng, khó sáng tạo đôi khi còn gò bó,việc tạo điều kiện để
trẻ trải nghiệm chưa linh hoạt, trẻ chưa mạnh dạn hoạt động trải nghiệm do vậy chua
phát huy được tính tích cực của trẻ một cách cao nhất, dẫn đến chất lượng trên trẻ còn
hạn chế.Chính vì vậy tôi đưa ra một số biện pháp sau:
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Điều tra thực trạng.
Trong khi dạy trẻ 5 tuổi xác định vị trí trong không gian, tôi gặp rất nhiều khó khăn.
Nguyên nhân là do tiết học khô khan, khó hiểu còn dập khuôn máy móc bài bản của
trình tự tiết học. Cuối năm học 2010- 2011 tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ kết quả là:
Năm học Số cháu
Xếp loại
Tốt % Khá % ĐYC %
Không
ĐYC
%
2010- 2011 30 7 23 12 40 9 30 2 7
2
“Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi xác định vị trí trong không gian”
Kết quả trên cho thấy chất lượng trẻ xác định vị trí trong không gian của trẻ chưa
cao. Để nâng cao chất lượng cho trẻ tôi đã tìm tòi nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp
thực hiện sau.
2. Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi xác định vị trí trong không gian.
Để trẻ hứng thú trong giờ học tích cực hoạt động trải nghiệm một cách tự nhiên,

thoải mái, tích cực, chủ động và có hiệu quả cao, tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:
2.1. Tạo môi trường để trẻ hoạt động.
Để khắc sâu kiến thức cho trẻ về nhận biết, xác định vị trí trong không gian, đồng
thời hình thành các kỹ năng, hành vi giúp trẻ thực hành tốt nội dung giáo dục cô cần
phải tạo môi trường trong và ngoài lớp học phong phú, sáng tạo, thay đổi phù hợp với
từng chủ đề để trẻ tìm tòi, khám phá và trải nghiệm
* Môi trường trong lớp:
Lớp học là môi trường trẻ được tiếp xúc, sống và trải nghiệm nhiều nhất trong thời
gian trẻ đến trường. Để có một môi trường lớp học thu hút được trẻ, giáo viên phải
thường xuyên vệ sinh phòng học sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo đủ ánh sáng cho trẻ hoạt
động. Trang trí, sắp xếp đồ dùng đồ chơi các góc gọn gàng, ngăn nắp, khoa học để thu
hút trẻ. Khi hoạt động với các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, trẻ không chỉ kích thích trẻ
tìm tòi, khám phá để phát triển các giác quan, phát triển nhận thức cho trẻ mà cô có thể
tận dụng cách sắp xếp đó để tích hợp dạy trẻ xác định vị trí trong không gian, xác định
được các vị trí trên dưới, phải trái, trước sau của trẻ.
Ví dụ: Đối với chủ đề “Thế giới thực vật” tôi bầy dàn hoa thiên lý ở phía trên, xung
quanh lớp là tranh ảnh sinh động về hoa và cây xanh. Sau đó hỏi trẻ phía trên của con có
gì? Phía phải, phía trái có gì? Chính vì cách trang trí đó trẻ rất hứng thú để tìm hiểu và
khám phá, do đó trẻ cũng nhẹ nhàng mà lại khắc sâu được kiến thức cô cần truyền thụ.
* Môi trường ngoài lớp học:
3
“Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi xác định vị trí trong không gian”
Một môi trường thân thiện không chỉ có trong lớp mà môi trường bên ngoài cũng
rất quan trọng. Khi tham gia hoạt động bên ngoài, trẻ đựơc ngắm, được vui chơi, được
trải nghiệm với thực tế để phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ. Cô có thể tận dụng
những điều kiện bên ngoài đó, nhẹ nhàng tích hợp được những nội dung giáo dục phù
hợp.
Ví dụ: Khi dạo chơi ở khu vui chơi liên hoàn, cô cho trẻ xác định vị trí phía trước-
sau, phía phía phải - phía trái của chú cuội có gì? Bên trên cầu trượt có gì? (các bạn),
phía dưới cầu có gì? (bể nước), hay khi cho trẻ dạo chơi ngoài sân trường, nhìn thấy trên

bầu trời có đàn chim bay qua cô có thể hỏi trẻ các con nhìn lên bầu trời xem có gì? Các
chú Chim đang bay ở phía nào của các con? Vì sao con biết?
2. Linh hoạt trong tổ chức hoạt động.
Để thực hiện chương trình giáo dục mầm non đạt hiệu quả cao thì thay đổi và linh
hoạt trong tổ chức các hoạt động cho trẻ đóng vai trò quan trọng. Một tiết học mà chỉ
tiến hành theo đầy đủ các bước như trong hướng dẫn thì không thể mang lại hiệu quả
cao. Hơn thế nữa, xác định vị trí trong không gian là một nội dung rất trìu tượng đối với
trẻ. Để trẻ có thể nắm bắt được kiến thức theo yêu cầu cô đặt ra một cách tích cực, hứng
thú và ghi nhớ được lâu thì cô càng phải linh hoạt trong tổ chức hoạt động. Nắm bắt
được đặc điểm đó, tôi đã chú trọng đến một số nội dung trong tổ chức các hoạt động dạy
trẻ xác định vị trí trong không gian như sau:
*. Gây hứng thú, ôn luyện.
Gây hứng thú vào tiết học đóng vai trò quan trọng để thu hút trẻ tích cực tham gia
vào các hoạt động tiếp theo ngoài ra còn nhằm mục đích để ôn luyện tkiến thức đã học.
.Bên cạnh thủ thuật đơn giản mà hiệu quả như: sử dụng những câu gợi sự chú ý của trẻ:
xúm xít, xúm xít, lắng nghe, lắng nghe, cô đâu, cô đâu hay sử dụng đồ chơi, câu đố,
bài hát để thu hút trẻ, tôi còn tích cực sử dụng các trò chơi để gây sự chú ý của trẻ, đồng
thời cũng để ôn luyện giúp trẻ nhớ lại kiến thức đã được học ở bài trước.
4
“Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi xác định vị trí trong không gian”
Ví dụ: Trong chủ đề “bản thân, tiết xác định phía phải phía trái, trên - dưới, trước
sau của đối tượng khác”. Trong phần gây hứng thú, ôn xác định phía phải phía trái, trên
- dưới, trước sau của bản tôi cho trẻ chơi trò chơi “Bàn tay đẹp”
- Cô nói: “Dấu tay” (trẻ vòng ta ra sau lưng)
Hỏi trẻ: Con có nhìn thấy tay đẹp của mình không? Vì sao? (Vì tay con ở phía sau)
-Cô nói: Tay đẹp đâu? (Trẻ đưa tay ra phía trước và nói: Tay đẹp của con đây).
Tay ở phía nào của các con? Vì sao con biết? (vì con nhìn thấy)
- Con đưa tay lên làm bông hoa đẹp ở trên cao nào? Trẻ đưa tay lên trên đầu
Để thấy bông hoa đẹp con phải làm gì? (Nhìn lên phía trên),Vì sao phải nhìn lên?
(Vì hoa ở phía trên).

- Muốn có hoa đẹp các con phải làm gì? (phải gieo hạt). Các con hãy dùng bàn tay
đẹp để gieo hạt nào. Khi gieo hạt thì các con gieo ở phía nào? (ở phía dưới).
+ Khi cho trẻ xác định phải - trái, trước - sau của đối tượng khác. Tôi cho trẻ chơi
trò chơi “Tìm chỗ”.
Cách chơi: Cho trẻ vừa đi vừa hát khi nghe cô nói “tìm chỗ, tìm chỗ” Thì trẻ hỏi
“chỗ nào, chỗ nào”. Rồi trẻ chạy nhanh tìm đúng chỗ đứng sao cho vị trí của trẻ phù hợp
với hiệu lệnh của cô.
Ví dụ: Trẻ hỏi “chỗ nào, chỗ nào”?
Cô nói: “Cây đào sẽ ở phía phải của bạn trai và ti vi sẽ ở phía trái của bạn gái ”.
Trẻ phải chạy về đúng chỗ theo yêu cầu của cô giáo. Sau đó cô hỏi từng trẻ: “Cây Đào ở
phía nào của con?”, “Ti vi ở phía nào của các Bạn gái? Tại sao con biết?”
*. Sử dụng trò chơi vào trọng tâm tiết học
Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi.
Trẻ học bằng chơi chơi mà học; chơi là một cách để trẻ học là con đường giúp trẻ lớn
lên và phát triển sau này của trẻ. Vì vậy tôi luôn tìm tòi các tài liệu hướng dẫn các trò
chơi hoặc sáng tạo ra các trò chơi mới sinh động hấp dẫn mà vẫn đảm bảo mục đích của
5
“Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi xác định vị trí trong không gian”
tiết học, cung cấp được kiến thức cần thiết cho trẻ. Để trẻ hứng thú, tích cực và thoải
mái khi tham gia vào các trò chơi, tôi chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi xen kẽ
giữa trò chơi động và trò chơi tĩnh.
Ví dụ: Trong tiết học “Dạy trẻ xác định vị trí phải trái trước sau của đối tượng
khác” tôi sử dụng các trò chơi trong phần trọng tâm như sau:
+ Trò chơi 1: Sắp xếp đồ dùng cho bạn búp bê
Cách chơi: Trẻ tạo thành 3 nhóm ngồi xung quanh búp bê, sắp xếp đồ chơi, các đồ
dùng cá nhân, đồ dùng học tập, đồ dùng để ăn ở các phía xung quanh bạn búp bê.
Trong quá trình chơi cô đi đến từng nhóm và đặt các câu hỏi con sắp xếp các nhóm
đồ dùng như thế nào? đồ dùng đó ở phía nào của bạn búp bê? Vì sao con biết?
+ Trò chơi 2: “Mõ làng, mõ xóm”.
Cách chơi: Cô (hoặc chọn một trẻ) làm người đi giao mõ vừa gõ mõ vừa đọc:

Chơi lần 1
Chiềng làng chiềng chạ.
Các bạn tinh tai
Nếu là bạn trai
Đứng ra phía trước
Nếu là bạn gái
Đứng ra phía sau
Của mõ là tôi
Chơi lần 2
Mõ làng là tôi
Mọi người xác định
Các phía quanh tôi
Bạn trai phía trái.
Bạn gái phía phải
Nhanh chân lên nào”
Sau khi trẻ đã đứng vào vị trí cô đặt câu hỏi để trẻ trả lời xem trẻ đang ở vị trí nào
của người giao mõ.
+ Trò chơi 3: “Rung chuông vàng”
Cách chơi: Trẻ tạo thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 01 bạn tổ trưởng đại diện cầm xắc
xô. Cô lần lượt cho trẻ xem các Slide về những hình ảnh cậu bé với những hình ảnh ở
6
“Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi xác định vị trí trong không gian”
các phía của cậu bé (bướm bay, vườn hoa, cây xanh, ngôi nhà ). Mỗi hình ảnh hiện ra,
cô cho trẻ quan sát và đặt câu hỏi, cho trẻ thảo luận 10 giây và giành quyền trả lời. Đội
nào trả lời đúng sẽ nhận được phần quà. Kết thúc trò chơi đội nào có nhiều phần quà thì
đội đó dành chiến thắng.
* Sử dụng trò chơi để củng cố tiết học.
Củng cố lại kiến thức đã học tôi đã sử dụng trò chơi để kích thức khả năng tư duy
định hướng trong không gian cho trẻ:
Ví dụ : Xác định vị trí phía phải- phía trái, phía trước- phía sau của trẻ so với đối

tượng khác. Tôi cho trẻ chơi trò chơi “Đường đến kho báu”
Cách chơi: Trẻ xếp hai hàng ngang quay mặt vào nhau ở giữa là đường đi đến kho
báu. Đường đi đến kho báu có nhiều chướng ngại vật khác nhau. Cho đội trưởng 2 đội
chơi oẳn tù tì đội nào thắng thì đội đó được đưa ra yêu cầu cách đi cho đội bạn (hướng
dẫn cách đi thao các hướng để đến đích: đi về phía trước, đi sang phía phải, lấy chong
chóng ở phía trên, đi thẳng, đi sang phía phải, lấy túi đựng ở bên trái búp bê, đi thẳng ).
Sau đó lần lượt từng bạn của đội thua cuộc trong trò chơi oẳn tù tì sẽ đi theo yêu cầu của
đội thắng. Nếu đi sai thì bạn khác phải bắt đầu lại từ đầu cho đến khi đúng và tìm đến
kho báu thì mới được ra yêu cầu đi cho đội bạn.
2.3. Tích hợp vào các hoạt động khác.
Đặc điểm của trẻ mầm non là trẻ nhanh nhớ nhưng cũng rất mau quên. Để trẻ khắc
sâu và nhớ lâu những kiến thức cô dạy thì cô phải thường xuyên củng cố, luyện tập cho
trẻ ở mọi lúc, mọi nơi với những thời điểm thích hợp trong ngày. Trong quá trình tổ
chức các hoạt động, tôi luôn đặt ra các tình huống có vấn đề để trẻ củng cố kiến thức về
xác định vị trí không gian.
+ Trong giờ thể dục: Trẻ xếp đội hình đội ngũ, quay phải quay trái, bước sang phía
phải, phía trái, phía trước, phía sau
7
“Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi xác định vị trí trong không gian”
+ Trong giờ hoạt động góc: Chủ đề “Thế giới động vật”, khi cho trẻ chơi trò chơi
bán hàng, cô có thể đưa ra yêu cầu: bầy thức ăn nhiều chất béo ở trước bạn búp bê, bầy
thức ăn giàu chất đạm ra phía sau của bạn búp bê, thức ăn giàu chất bột đường sang phía
trái của bạn búp bê, thức ăn giàu chất vitamin sang phía trái của bạn búp bê. Sau khi trẻ
bầy xong cô hỏi lại để trẻ trình bầy xem phía trước, phía sau, phải trái của bạn búp bê
có những món gì?
+ Trong các hoạt động học
Trong khi tổ chức các hoạt động học của những môn khác cô có thể lồng ghép tích
hợp giúp trẻ củng cố kiến thức xác định các phía trong không gian
VD: Hoạt động tạo hình: Vẽ ngôi nhà: Cô gợi mở bằng các câu hỏi định hướng trẻ
trong khi nhận xét bố cục tranh mẫu như: Phía trên ngôi nhà có gì? Đàn ở phái nào của

ngôi nhà? Phía trái ngôi nhà là gì? Ngôi nhà ở phái nào của cái cây? Vì sao con biết?
Với những câu hỏi như vậy vừa giúp trẻ có kĩ năng quan sát, nhận xét, phát triển câu mở
rộng vốn từ vừa củng cố được khả năng định hướng trong không gian, giúp kích thích
khả năng tư duy của trẻ.
+ Trong tổ chức giờ ăn
- Trước giờ ăn: Cho đọc bài thơ: “Giờ ăn”
Giờ ăn cô đã dạy rồi
Khi ăn chớ để cơm rơi ra ngoài
Cầm thìa tay phải bé ơi
Tay trái cầm bát mới là bé ngoan
- Trong giờ ăn: Cô hỏi trẻ: Bên trái (phải, trái, trước,sau) của con có ai?
. Con ngồi ở phía nào của bạn ?
+ Trong hoạt động chơi chiều: Tôi cho trẻ chơi trò chơi “Chuyển trứng”. Chia trẻ
thành 2- 4 đội chuyển trứng theo đường zích zắc về các hướng của gà mẹ (Phía phải,
phía trái, phía trước, phía sau ).Hết thời gian cô cùng trẻ kiểm tra xem trẻ chuyển có
8
“Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi xác định vị trí trong không gian”
đúng hướng không, kết quả của mỗi đội đội nào chuyển được nhiều trứng đội đó sẽ
chiến thắng.
3. Kết quả đạt được
Làm quen với toán không gian là một nội dung rất trìu tượng, khô khan, khó hiểu
đối với trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi. tuy nhiên, sau khi vận dụng các biện pháp trên vào trong
tổ chức các hoạt động dạy trẻ xác định vị trí trong không gian, tôi nhận thấy trẻ rất hứng
thú tích cực tham gia vào các hoạt động, nắm bắt kiến thức nhanh và ghi nhớ được lâu
hơn. Qua khảo sát kết quả đạt được như sau:
Năm học Số cháu
Xếp loại
Tốt % Khá % ĐYC %
Không
ĐYC

%
2010- 2011 30 7 23 12 40 9 30 2 7
2011 - 2012 30 9 30 15 50 6 20 0 0
So sánh Tăng 2 7 3 10
Giảm 3 10 2 7
Nhìn vào kết quả khảo sát trên ta có thể nhận số trẻ nắm bắt kiến thức xác định vị
trí trong không gian đạt tốt, khá tăng hơn rất nhiều so với năm học trước, số trẻ đạt yêu
cầu giảm cao và đặc biệt là không còn trẻ nhầm lẫn khi xác định vị trí trong không gian.
4. Bài học kinh nghiệm.
Để đạt được kết quả cao trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy trẻ xác định vị
trí trong không gian thì trước hết giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm phát triển của
trẻ, phải nhiệt tình tâm huyết với nghề, có ý thức học nghiên cứu tài liệu sách báo tạp
chí, trên mạng internet
- Linh hoạt, sáng tạo, chủ động và lựa chọn hình thức tổ chức phong phú, thu hút
trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
- Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi và xây dựng môi trường trong, ngoài lớp học
phong phú, sinh động, ngăn nắp, gọn gàng.
9
“Một số biện pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi xác định vị trí trong không gian”
- Biết kết hợp dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động, có kế hoạch bồi
dưỡng cho những trẻ yếu, tiếp thu bài chậm, động viên trẻ kịp thời
- Cần quan tâm thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi để trẻ tự do khám
phá, chủ động tích cực tham gia các hoạt động. Đặt trẻ ở vị trí trung tâm, động viên
khích lệ trẻ.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận: Nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với toán là rất cần thiết trong
cuộc sống, trong giáo dục hiện nay.Vì khi trẻ tham gia vào hoạt động này chính là đặt
nền móng đầu tiên về nhận thức của cuộc sống, giúp trẻ phát triển sau này.
Giúp trẻ gây hứng thú lĩnh hội các kiến thức một cách nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả
là nhiệm vụ của giáo viên. Để có được kết quả chăm sóc giáo dục cao, giáo viên cần

tích cực tìm tòi lỗ lực học tập để theo kịp thời đại.
2. Kiến nghị: Trên thực tế giảng dạy tôi có một số kiến nghị sau:
Ban giám hiệu nhà trường và phòng giáo dục luôn quan tâm mở chuyên đề để tạo
điều kiện cho chị em được học tập trao đổi chuyên môn, nâng cao hiểu biết.
Mua sắm thêm tài liệu về toán không gian cho chị em tham khảo vì đây là môn học
trừu tượng đối với trẻ.
Quan tâm hơn nữa tới đời sống của giáo viên để chị em yên tâm công tác.
Trên đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ xác định vị trí trong
không gian trong trường mầm non mà bản thân tôi tích luỹ được. Những biện pháp trên
không thể là đủ để hoàn thiện được việc dạy trẻ xác định vị trí trong không gian nhưng
nó phần nào giúp nâng cao chất lượng cho trẻ. Rất mong ý kiến đóng góp của đồng
nghiệp và lãnh đạo cấp trên để những biện pháp trên được hoàn thiện hơn, góp phần
nâng cao chất lượng dạy trẻ xác định vị trí trong không gian, để đáp ứng yêu cầu của
giáo dục mầm non hiện nay.
Xin chân thành cảm ơn!
10

×