Sáng kiến kinh nghiệm
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SƠ YẾU LÍ LỊCH
Họ và tên
: NGUYỄN THỊ THÚY
Ngày tháng năm sinh : 11/11/1981
Năm vào nghành
: 2007
Chức vụ
: Giáo viên
Đơn vị công tác
: Trường MN Mỹ Hưng
Thanh oai - Hà Nội
Trình độ chuyên môn : Trung cấp
Hệ đào tạo
Khen thưởng:
: Tại chức
Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Năm học: 2013 -2014
Nguyễn Thị Thúy - Trường Mầm non Mỹ Hưng
1
Sáng kiến kinh nghiệm
MỤC LỤC
Sơ yếu lý lịch:…………………………………………...1
Lời cảm ơn:……………………………………………...2
Mục lục:…………………………………………………3
Danh mục viết tắt:……………………………………….4
A. Phần mở đầu:
I. Cơ sở lý luận:………………………………………5
II.Cơ sở thực tiễn:…………………………………….6
III. Phạm vi thực hiện đề tài:…………………………7
B. Quá trỡình thực hiện đề tài:
I. Tình hình thực tế khi chưa thực hiện đề tài:……….7
1. Đặc điểm của lớp:………………………………...7
2. Những thuận lợi và khó khăn:……………………8
II. Biện pháp thực hiện:……………………………….9
III. Kết quả thực hiện………………………………. ..17
IV. Bài học kinh nghiệm:……………………………..19
V. Khuyến nghị:……………………………………...20
Nguyễn Thị Thúy - Trường Mầm non Mỹ Hưng
2
Sáng kiến kinh nghiệm
DANH MỤC VIẾT TẮT
MN: Mầm non
GDMN:Giáo dục mầm non
HĐTH: Hoạt động tạo hình
BGH: Ban giám hiệu
TH: Tạo hình
HĐ : Hoạt động
MGL: Mẫu giáo lớn
GD: Giáo dục
HĐLQVH: Hoạt động làm quen văn học
Nguyễn Thị Thúy - Trường Mầm non Mỹ Hưng
3
Sáng kiến kinh nghiệm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các hoạt động tạo hình của trẻ MN( Theo chương trình GDMN mới)
Tác giả: Lê Thị Đức- Nguyễn Thanh Thủy- Phùng Thị Tường
2. Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi từ đất nặn theo chủ đề
Tác giả: Phùng Thị Tường- Nguyễn Thị Nga- Vũ Ngọc Minh
3. Một số biện pháp hướng dẫn tổ chức các hoạt động GD trong trường MN
Tác giả: Bùi Thị Tuyến- Phan Thị Ngọc Anh
4. Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ MN
Tác giả: Lê thanh thủy
Nguyễn Thị Thúy - Trường Mầm non Mỹ Hưng
4
Sáng kiến kinh nghiệm
LỜI CẢM ƠN
Để dạy tốt hoạt động tạo hình, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của
Phòng giáo dục và Đào tạo Huyện Thanh Oai, BGH nhà trường cùng bạn bè
đồng nghiệp, các bậc phụ huynh và các cháu lớp A2 khu Phượng Mỹ đã tạo
điều kiện tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài kinh nghiệm : “Một số biện
pháp giúp trẻ 5-6 tuổi lớp A2 trường mầm non Mỹ Hưng học tốt hoạt động tạo
hình” .
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Phòng giáo dục và Đào
tạo Huyện Thanh Oai, BGH nhà trường và cùng các đồng chí cán bộ, giáo viên
cùng các cháu lớp A2 khu Phượng Mỹ trường mầm non Mỹ Hưng, đã luôn giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện đề tài kinh nghiệm này
Trong quá trình thực hiện không thể nào tránh khỏi những tồn tại và hạn
chế của bản thân. Kính mong quý các cấp tiếp tục quan tâm tạo điều kiện và
giúp đỡ thêm để đề tài kinh nghiệm của tôi được hoàn thành đồng thời cũng là
kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy đạt hiệu quả cao.
Tôi xin trân thành cảm ơn !
Nguyễn Thị Thúy - Trường Mầm non Mỹ Hưng
5
Sáng kiến kinh nghiệm
A. PHẦN MỞ ĐẦU
“Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Đó chính là niềm hạnh phúc của
mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc và giáo dục
trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội của các nhà giáo, và của mỗi gia đình.
Việc giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non đặc biệt
là dạy trẻ hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển
trẻ nhỏ về mọi mặt như: thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Hoạt
động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật có một vị trí rất
quan trọng trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho trẻ Mầm Non đặc biệt đối với
trẻ Mẫu giáo 5- 6 tuổi
Trong năm học 2013- 2014 Phòng giáo dục và Đào tạo Thanh Oai cấp học
Mầm Non nói chung và trường Mầm Non Mỹ Hưng chúng tôi nói riêng rất quan
tâm chú trọng đến bồi dưỡng thường xuyên chuyên đề Tạo hình cho đội ngũ
giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tài liệu…Song việc thực hiện
chuyên đề của đội ngũ giáo viên vẫn còn nhiều mặt hạn chế dẫn đến kết quả đạt
được trên trẻ còn thấp đa số trẻ không hứng thú với HĐTH, sản phẩm trẻ tạo ra
còn ít và chưa thể hiện được sự sáng tạo
Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của hoạt động tạo hình trong việc
hình thành nhân cách cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và thực tế công tác của bản thân,
tôi chọn đề tài kinh nghiệm: "Một số biện pháp gúp trẻ 5-6 tuổi lớp A2 trường
Mầm non Mỹ Hưng học tốt hoạt động tạo hình năm học 2013- 2014"- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
- Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Trẻ MG 5-6 tuổi khu MG Phượng Mỹ Trường mầm non Mỹ Hưng.
- Phương pháp nghiên cứu:
+Nghiên cứu các loại tài liệu bồi dưỡng HĐTH, GDMN, các sách hướng
dẫn giáo viên Mầm non tổ chức HĐTH
+Phương pháp trò chuyện đàm thoại quan sát.
- Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: đề tài "Một số biện pháp gúp trẻ 5-6
tuổi lớp A2 trường Mầm non Mỹ Hưng học tốt hoạt động tạo hình”, được
thực hiện trong năm học 2013- 2014, bắt đầu từ tháng 9 đến hết tháng 3 năm
2014
Nguyễn Thị Thúy - Trường Mầm non Mỹ Hưng
6
Sáng kiến kinh nghiệm
B. NỘI DUNG
I.Cơ sở lý luận:
HĐTH có một ý nghĩa rất lớn với sự phát triển toàn diện của trẻ trước hết
hoạt động này tạo điều kiện để phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dạng,
cấu trúc màu sắc, hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng
tạo của trẻ. Hơn thế nữa HĐTH còn giúp trẻ thêm yêu thích cái đẹp, mong muốn
tạo ra cái đẹp. Qua HĐTH còn giúp trẻ khéo léo, linh hoạt hơn, đặc biệt đối với
trẻ Mẫu giáo 5- 6 tuổi HĐTH còn gióp phần tích cực vào việc chuẩn bị các điều
kiện và tâm thế để trẻ vào trường tiểu học được thuận lợi, dễ dàng hơn. Vì vậy
có thể nói HĐTH là phương tiện giáo dục toàn diện, tích cực không thể thiếu
được trong chương trình GDMN nói chung và chương trình trẻ 5- 6 tuổi nói
riêng.
Do vậy để bồi dưỡng khả năng tạo hình cho trẻ, là người giáo viên trước hết
cần tạo cho trẻ một môi trường học tập tốt nhất và những cơ hội tìm kiếm cho
trẻ để trẻ được tri giác, khám phá thế giới xung quanh; bồi dưỡng thị hiếu thẩm
mỹ và khả năng tư duy sáng tạo. Đồng thời để tạo được sự linh hoạt trong các
tác phẩm tạo hình của trẻ cô giáo cần tăng cường cho trẻ luyện tập các kỹ năng
mang tính kỹ thuật, hình thành các kỹ sảo tạo đường nét liên tục, uyển chuyển.
Tập cho trẻ biết tự điều chỉnh nhịp độ, biên độ, cường độ nhấn bút, tốc độ thao
tác vẽ, nặn, xé dán để trẻ chủ động trong việc miêu tả hình dạng, tô màu, tạo vẻ
sinh động phong phú cho các đối tượng được miêu tả, tạo vẻ đẹp đa dạng của
thế giới hình ảnh, ánh sáng, màu sắc xung quanh trong tác phẩm nghệ thuật của
mình.
II. Cơ sở thực tế
Đã được nhà trường đã tổ chức tập huấn và bồi dưỡng cho 100% giáo viên
về chuyên đề "Tạo hình" tổ chức rút kinh nghiệm tổ chức bồi dưỡng chuyên
môn hàng tháng, hàng kỳ, đã tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm tại trường hàng
năm và chuyên đề đã được duy trì thực hiện nhiều năm.
Bản thân đã thực hiện nghiêm túc chuyên đề song việc tổ chức thiết kế
các giờ dạy theo ý thích còn nhiều hạn chế, đặc biệt là giờ vẽ theo ý thích.
Trong quá trình dạy trẻ bản thân chưa chú trọng đến đặc điểm tâm lý lứa
tuổi, nhiều khi đặt ra yêu cầu đối với một số hoạt động còn quá cao hoặc quá
thấp so với nhận thức của trẻ.
Các nội dung đều được tiến hành đủ thời gian qui định, song nội dung
trọng tâm còn chưa được trú trọng còn dàn trải, cái gì cũng đề cập đến, đồng
thơi còn chưa khai thác hết sự tư duy của trẻ dẫn đến cấu trúc tiết dạy chưa chặt
chẽ, hiệu quả giờ học chưa cao.
Khi tổ chức cho trẻ quan sát còn áp đặt theo ý kiến chủ quan của giáo
viên, trẻ chưa được khám phá, phân tích, khái quát hoá hình ảnh của đối tượng
tri giác để hình thành các biểu tượng rõ nét về đối tượng cần miêu tả.
Nguyễn Thị Thúy - Trường Mầm non Mỹ Hưng
7
Sáng kiến kinh nghiệm
Khi tổ chức cho trẻ nhận xét đánh giá sản phẩm còn chưa linh hoạt, chưa
trọng tâm, chưa biết khai thác tư duy và sự biểu tượng về ngôn ngữ của trẻ chưa
biết đánh giá những nét sáng tạo độc đáo của trẻ, chủ yếu nhận xét và đánh giá
một cách chung chung theo chủ quan của cô.
Tổ chức, thiết kế giờ dạy chưa linh hoạt, nội dung chính và nội dung tích
hợp chưa đan xen nhuần nhuyễn mà chủ yếu đặt cạnh nhau.
Phương pháp chuyển tiếp dẫn dắt các nội dung còn hạn chế, áp đặt theo ý
chủ quan của cô, dẫn đến tiết học chưa sinh động. Hệ thống câu hỏi mở còn hạn
chế do chưa thường xuyên phát huy tính chủ động và tích cực hoạt động của trẻ.
Do vậy trẻ chưa được trình bày hết ý tưởng của mình, chưa phát huy được khả
năng tư duy, sáng tạo, ý tưởng thẩm mỹ của trẻ.
Trong khi tổ chức các hoạt động bản thân còn nói nhiều, trẻ ít được hoạt
động trải nghiệm và khám phá, chủ yếu nghe và bắt chước cô một cách thụ
động, do vậy chưa phát huy được khả năng tư duy và tính sáng tạo, tích cực của
trẻ.
1. Đặc điểm của lớp
- Năm học 2013-2014 tôi được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm lớp A2
khu Phượng Mỹ với tổng số trẻ 5-6 tuổi là 26 cháu.
Trong đó có : 12 cháu nam
14 cháu nữ
Có 20 cháu đã học qua lớp 4-5 tuổi
6 cháu chưa qua học lớp 4-5 tuổi
2.Thuận lợi:
Đã nhiều năm liền tôi được phân công dạy trẻ lớp mẫu giáo lớn. Do vậy
bản thân đã đúc rút được một số kinh nghiệm từ việc dạy trẻ các hoạt động tạo
hình và đây cũng chính là môn dạy mà tôi yêu thích.
- Được sự quan tâm, hướng dẫn chỉ đạo sát sao của PGD & ĐT Thanh
oai, của ban giám hiệu nhà trường.
- Đươc nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho đi học tập các lớp bồi
dưỡng nâng cao các chuyên đề do PGD và nhà trường tổ chức bản thân luôn tự
giác có tinh thần học hỏi và nghiên cứu, tiếp thu, bồi dưỡng các nội dung kế
hoạch về chuyên đề một cách đầy đủ, sử dụng nguyên vật liệu sẳn có ở địa
phương
- Sự quan tâm giúp đỡ của một số phụ huynh.
- Nhận thức về tầm quan trọng của GDMN đối với con em mình nhiều
phụ huynh trong lớp đã có nều tiên bộ quan tâm đến con em minh hơn.
- Bản thân luôn được chị em đồng nghiệp giúp đỡ, tận tình trao đổi kinh
nghiệm giảng dạy
Nguyễn Thị Thúy - Trường Mầm non Mỹ Hưng
8
Sáng kiến kinh nghiệm
3. Khó khăn:
- CSVC của lớp vẫn còn thiếu thốn, trang thiết bị đồ dùng dạy học chưa
phong phú, chưa hấp dẫn trẻ.
- Tài liệu tham khảo còn hạn chế.
- Đa số trẻ vẫn chưa tích cực và chủ động trong học tập. Một số cháu
không học qua MGB và nhỡ nên các kĩ năng vẽ- dán- nặn vẫn còn yếu. Một số ít
cháu còn nhút nhát trong khi thể hiện ý tưởng của mình.
- Còn một phụ huynh trong lớp còn chú trọng nhiều đến việc làm ăn kinh
tế ít quan tâm đến việc học tập của con em mình nên khả năng tiếp cận với nghệ
thuật tạo hình của trẻ còn hạn chế do vậy cũng ảnh hưởng đến tâm hồn của trẻ
khi cảm thụ các tác phẩm tạo hình.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã nhận thấy muốn thu hút trẻ
vào các hoạt động tạo hình trước tiên vào đầu tháng 9 tôi tiến hành khảo sát chất
lượng trên 26 trẻ của lớp tôi để nắm bắt được khả năng tạo hình của từng trẻ
trong lớp, từ đó sẽ có biên pháp giáo dục trẻ phù hợp hơn.
Kết quả
ST
T
1
2
3
4
Nội dung
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Trẻ nói lên cảm xúc 1 cháu
của mình khi nhìn
= 3,8%
thấy sự vật hiện
tượng
4 cháu
10 cháu
11 cháu
= 15,4%
= 38,5%
= 42,3%
Trẻ biết trình bày
bố cục một tác
phẩm tạo hình một
cách cân đối
1 cháu
4 cháu
9 cháu
12 cháu
= 3,8%
= 15,4%
= 34,6%
= 46,2%
Biết phối hợp và
lựa chọn các
nguyên vật liệu tạo
hình
3 cháu
5 cháu
10 cháu
8 cháu
= 11,5%
= 19,2%
= 38,5%
= 30.8%
Biết thể hiện sự
sáng tạo trong tác
phẩm của mình
1 cháu
3 cháu
9 cháu
13 cháu
= 3,8%
= 11,5%
= 34,6%
= 50%
Qua khảo sát và thu được những kết quả ban đầu của trẻ như trên, tôi
nhận thấy với kết quả như vây bản thân tôi cần phải suy nghĩ làm thế nào để dạy
trẻ đạt hiệu quả cao và tạo cho trẻ học một cách thoải mái, tự tin, không gò bó,
trẻ luôn hứng thú trong giờ học đồng thời biết tự mình tạo ra những tác phẩm
nghệ thuật tạo hình một cách sáng tạo. Bằng kiến thức đã học ở trường sư phạm
Nguyễn Thị Thúy - Trường Mầm non Mỹ Hưng
9
Sáng kiến kinh nghiệm
và kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy tôi đã đề ra “ Một số biện pháp giúp
các cháu của lớp tôi học tốt hoạt động tạo hình”. Cụ thể như sau:
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1.Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để phát huy tính
tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ.
Đối với trẻ MG thì những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn thì gây được sự
chú ý của trẻ vì thế việc tạo MT hoạt động trong lớp học và tiếp xúc với MTXQ
sẽ kích thích tính tích cực và khả năng sáng tạo của trẻ. vậy đối với trẻ lớp tôi,
tôi luôn quan tâm đến những vấn đề sau:
- Tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung
quanh, để từng bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự
khám phá bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các qúa trình tâm
lí khác nhau để lĩnh hội các khía cạnh khác nhau của sự vật.
- Tạo cơ hội để trẻ được khám phá kỹ các đối tượng (quan sát, nghe, hỏi,
tiếp xúc và miêu tả) và tự diễn đạt bằng ngôn ngữ và những cảm xúc của mình
về đối tượng.
- Tận dụng các thời điểm hợp lí trong ngày cho trẻ được tiếp xúc như
được ngắm nghía, chăm sóc, vuốt ve, âu yếm với các con vật gần gũi (thỏ, mèo,
gà con…) chơi với các đồ vật, tri giác các loại tranh ảnh nghệ thuật.
- Trong quá trình cung cấp cho trẻ các biểu tượng về đối tượng tạo hình
tôi cần chú ý gợi ý chỉ cho trẻ thấy được những nét đặc trưng nổi bật và những
cái đẹp gần gũi trẻ. Đồng thời giúp trẻ phân tích, so sánh tổng hợp và tìm ra
những đặc điểm riêng, chung của những đồ vật cùng nhóm, cùng loại. Từ đó
giúp trẻ tìm ra phương thức thể hiện trong những tình huống khác nhau.
Ví dụ : Với đề tài vẽ “Vườn hoa” Thì phải có bông cao, bông thấp, bông
cánh tròn, bông cánh nhọn, bông mầu vàng, bông màu đỏ… Nếu trẻ đó được
ngắm vườn hoa trong thực tế thì khi tạo hình trẻ sẽ biết sử dụng phối hợp các kỹ
năng vẽ nét cong, nét cong tròn khép kín, nét xiên, nét thẳng và tô màu để vẽ
vườn hoa sinh động và đẹp hơn.
- Đặt và xắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ
dàng để thực hiện hoạt động tạo hình vào bất cứ lúc nào trẻ thích và có thể trưng
bày các sản phẩm của mình.
- Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: bầy đồ chơi đẹp, xắp
xếp các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý đẹp mắt,…
Với những kinh nghiệm đã thực hiện trên tôi đã kích thích được khả năng
sáng tạo của trẻ từ đó tạo cho các cháu của lớp cảm giác thích thú hoạt động và
mong muốn được tạo ra sản phẩm tạo hình của mình.
Nguyễn Thị Thúy - Trường Mầm non Mỹ Hưng
10
Sáng kiến kinh nghiệm
2.Biện pháp 2: Lấy trẻ làm trung tâm khi tổ chức hoạt động tạo hình
Trước đây quá tập trung vào việc thực hiện trương trình và bài soạn nên chưa
nắm chắc về nội dung HĐTH , tôi làm mẫu quá chi tiết và yêu cầu trẻ làm đúng
như cô làm từ đó trẻ mất đi sự hứng thú, không tự lực, làm mất đi tính sáng tạo
của trẻ nên sảm phẩm tạo ra còn nghèo nàn hầu như sao chép lại mẫu của cô.
Trong chương trình GDMN mới luôn đặt ra tiêu chí hàng đầu đó là: “ Lấy trẻ
làm trung tâm, trong mọi hoạt động cô chỉ là người hướng lái cho trẻ” chính vì
vậy trong giờ học nói chung và giờ học tạo hình nói riêng tôi luôn để trẻ tự thể
hiện, tôi luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động
viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự
vật, trẻ muốn được lựa chọn.
+ Cái trẻ muốn làm (nội dung)
+ Làm thế nào để đạt được (quá trình)
+ Cái hoàn thành sẽ như thế nào (kết quả, sản phẩm)
Mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình
khác nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôn tiếp cận theo đặc tính
riêng của mình. Chẳng hạn sau chuyến đi thăm quan “Trường Tiểu học” một
nhóm trẻ được khuyến khích hoạt động tạo hình, một trẻ vẽ trường Tiểu học, 5
trẻ khác lắp ghép, trẻ thì xé dán trường Tiểu học, trẻ thì được nặn trường tiể học.
Mỗi trẻ tự lựa chọn bằng cách được phản ánh bằng xé dán, vẽ, nặn, lắp ghép và
các hình thức khác nhau để thực hiện cái có ý nghĩa đối với cá nhân trẻ.
Tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh
nghiệm đó lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm
dò, tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ. Hay để tự trẻ miêu tả những gì trẻ biết và
có thể làm.
Ví dụ: “Hãy cho cô biết vì sao”, “Nếu như vậy thì sao”, “Vì sao cháu lại
biết”, “Cháu có suy nghĩ gì” , “ Hay có cách nào khác để”,…
Với những cử chỉ, hành động, lời nói tạo ra cho trẻ thấy là trẻ được đánh
giá tốt (khá) qua việc làm của trẻ. Ví dụ: “Ôi cô rất thích tô màu ngôi trường
này”, “Bức tranh này trông đẹp quá!”
Không lạm dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu, càng ít làm mẫu và càng
ít sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm kiếm cách thể hiện.
Thực tế cho thấy các sản phẩm mẫu sẽ làm tê liệt các cảm xúc đó có trước
của trẻ, làm giảm tính tích cực hoạt động trí tuệ của trẻ, vì các hoạt động cần
thiết để tạo hình đã được làm mẫu đầy đủ, trẻ luôn ghi nhớ, bắt trước. Nếu có
trường hợp yêu cầu làm mẫu, phải gợi ý chứ đừng nên làm ngay. Bắt đầu xé từ
đâu, xé hình gì, xé như thế nào?,… Tạo tình huống để trẻ làm giúp. Ví dụ: “Để
đất mềm ra chúng ta làm như thế nào?”. Trong khi làm mẫu tôi luôn coi trọng
quan điểm của trẻ, làm cho trẻ phát triển khả năng so sánh, phân tích, suy nghĩ
về nhiệm vụ. Động viên kích thích trẻ tự tìm, tự sáng tạo trong khi thể hiện.
Nguyễn Thị Thúy - Trường Mầm non Mỹ Hưng
11
Sáng kiến kinh nghiệm
Bằng phương pháp này trẻ lớp tôi đã có rất nhiều sáng tạo trong giờ HĐTH,
các sản phẩm mà trẻ tạo ra phong phú đa dạng và thể hiện được ý tưởng của
từng trẻ khi tạo ra sản phẩm của chính mình.
3.Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ sử dụng các nguyên phế liệu tạo hình:
Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu được.
Vậy để hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là
vô cùng quan trọng.
Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể trẻ tự
kiếm như lá cây, phế liệu hư, vỏ hộp, thùng cattong, quần áo cũ, bông, vải vụn,
… Chúng có thể được sản xuất như: giấy, hồ dán, keo, …
Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình để lựa chọn để khuyến khích khả
năng sáng tạo của trẻ. Hoạt động tạo hình phải thể hiện qua mầu sắc như: tô, cắt,
dán, vẽ, nặn, …
Để đảm bảo khi sử dụng nguyên vật liệu tạo hình tôi cần cân nhắc những
điểm sau:
+ An toàn (không nhọn, không có cạnh sắc, không độc hại,…)
+ Rẻ tiền (những nguyên vật liệu mua ở địa phương)
+ Dễ kiếm: Ví dụ: vỏ ốc, hến, hạt na, bưởi, len, …)
+ Dễ bảo quản hay cất giữ
+ Dễ cầm: (phù hợp với tầm tay của trẻ)
+ Dễ cung cấp kinh nghiệm bao gồm cả giác quan.
+ Dễ sửa chữa
+ Tạo cơ hội để lựa chọn và sắp xếp nguyên vật liệu
+ Luôn quan sát sự tưởng tượng và sử dụng trí nhớ linh hoạt
Vì từng đồ dùng, đồ chơi còn nhiều hạn chế tôi luôn huy động trẻ tìm
kiếm nguyên vật liệu, phế thải có sẵn ở địa phương.
Ví dụ: Bằng những hạt gạo, hạt đỗ, rơm, rạ, lá cây, vỏ hến, giấy vụn, nắp
chai, vỏ hộp sữa… tôi có thể tạo ra nhiều con vật nghộ nghĩnh, sinh động, những
bức vẽ, các đề tài khác nhau.
Bằng phương pháp này mà kho nguyên vật liệu tạo hình của lớp tôi rất đa
dạng phong phú và sử dụng rất an toàn chính vì vậy đã khuyến khích được khả
năng sáng tạo của trẻ.
Nguyễn Thị Thúy - Trường Mầm non Mỹ Hưng
12
Sáng kiến kinh nghiệm
Hình ảnh trẻ đang làm ô tô, tàu hỏa…từ nguyên phế liệu
4.Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ HĐTH thông qua các hoạt động khác
Ở trường Mầm Non trẻ được tham gia vào rất nhiều các hoạt động khác vì
vậy thời gian dành cho HĐTH không có nhiều nếu chỉ tổ chức trong giờ HĐTH
thôi thì chưa đủ nên muốn cho trẻ có kỹ năng tạo hình tốt thì khi tổ chức các
hoạt động khác tôi đã lồng ghép tích hợp HĐTH vào đó
VD: Trong giờ hoạt động góc ở góc nghệ thuật tôi đã chuẩn bị rất nhiều
nguyên vật liệu như: Đất nặn, giấy vụn, cây cỏ…động viên trẻ nặn được nhiều
con vật để bán cho góc xây dựng thả vào trong trại chăn nuôi, nặn, xé dán nhiều
loại quả, hoa bán cho góc bán hàng, góc bán hàng lại bán cho góc nấu ăn, gia
đình…Có động lực rõ ràng đã thôi thúc trẻ tích cực tham gia trong góc chơi và
sau mỗi buổi chơi đồ dùng đồ chơi tự tạo của trẻ ở các góc rất phong phú và đa
dạng qua đó cũng giúp cho trẻ có kỹ năng tạo hình tốt hơn
Hay trong giờ hoạt động ngoài trời: Sau khi cho trẻ quan sát cây hoa dừa
cảnh tôi cho trẻ thi vẽ trên sân trường xem ai vẽ giống nhất nào? Tôi thấy trẻ rất
hào hứng và say sưa vẽ tôi động viên trẻ vào buổi chiều các con hãy vẽ lại trên
giấy và tô màu đẹp hơn mang về tặng bà, tặng mẹ.
Nguyễn Thị Thúy - Trường Mầm non Mỹ Hưng
13
Sáng kiến kinh nghiệm
Hình ảnh trẻ quan sát cây hoa dừa cảnh
Hình ảnh sau khi quan sát trẻ vẽ lại trên sân
Hoặc khi tổ chức HĐLQVH trong bài thơ “Em yêu nhà em” cuối giờ hoạt
động để củng cố lại nội dung của bài thơ tôi cho trẻ ngồi theo tổ và tự vẽ về ngôi
nhà của mình hay ngôi nhà của bạn nhỏ trong tranh. Qua đó không chỉ giúp trẻ
ghi nhớ nội dung bài học mà còn giúp cho trí nhớ, tư duy, sáng tạo của trẻ phát
triển đặc biệt là việc lại được chí tưởng tượng của mình trong sản phẩm tạo hình
giúp trẻ hứng thú tích cực hơn khi tham gia vào HĐTH.
Nguyễn Thị Thúy - Trường Mầm non Mỹ Hưng
14
Sáng kiến kinh nghiệm
Hình ảnh trẻ vẽ về ngôi nhà của mình
Trong giờ HĐLQVT: Sau khi trẻ được nhận biết về hình, số lượng trong
khi tổ chức trò chơi ôn luyện củng cố tôi cho trẻ chơi trò chơi :Nặn số vừa học,
tôi quan sát thấy trẻ rất tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động. Điều đó
không chỉ gúp trẻ nhớ bài học rất tốt ngay trên lớp và nhớ rất lâu.
Qua việc tích hợp lồng ghép HĐTH vào các hoạt động khác như vậy trẻ
lớp tôi đã có kỹ năng tạo hình tốt hơn rất nhiều trẻ không còn dụt rè, e sợ mỗi
khi HĐTH.
5.Biện pháp 5: Quan tâm bồi dưỡng cho trẻ yếu kém và trẻ có năng
khiếu tạo hình
Ngoài việc giảng dạy trên tiết học, tôi còn thường xuyên chia đối tượng
giỏi, khá, trung bình, yếu để tập luyện ở mọi lúc, mọi nơi.
Ví dụ 1: Những trẻ yếu tôi thường hướng dẫn cho trẻ xem tranh và gợi ý
cho trẻ vẽ những bức tranh từ đơn giản đến phức tạp.
Ví du 2: Đối với trẻ nhút nhát, tôi thường phối hợp với gia đình động viên
trẻ vẽ về những bức tranh mà trẻ yêu thích để tặng ông bà, cha mẹ.
Những trẻ khá, giỏi tôi gợi ý, yêu cầu cao hơn để trẻ phát huy khả năng
sáng tạo.
Ví du: Trẻ đang vẽ ô tô gợi hỏi “Con sẽ vẽ ô tô chạy ở đâu?” Đường đồng
bằng hay miền núi, trên bầu trời có gì?
Nhờ việc sử dụng biện pháp này mà khả năng tạo hình của trẻ lớp tôi trở nên
đồng đều. Trẻ học yếu trở nên mạnh dạn hơn, kĩ năng vẽ được cao hơn, các tác
phẩm của trẻ sáng tạo hơn, đẹp hơn.
Nguyễn Thị Thúy - Trường Mầm non Mỹ Hưng
15
Sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận:
Trên đây là một số biện pháp tôi đó vận dụng và có hiệu quả cho lớp A2
của tôi . Đây là một công việc mà tôi đã thực hiện và tôi vẫn còn đang nghiên
cứu ,tiếp tục thực hiện lâu dài để bổ xung cho những kinh nghiệm của tôi được
hoàn chỉnh hơn , hầu hết mang lại kết quả hữu hiệu cho trẻ hơn nữa trong
HĐTH . Thực hiện đề tài này cá nhân tôi xoay quanh nội dung là làm sao cho trẻ
tự học tốt môn tạo hình. Tôi nghiên cứu ngay từ lớp học của mình, nghiên cứu
về trí tuệ, tình cảm của trẻ, về khả năng, năng khiếu tạo hình của trẻ với những
nội dung bài học trong chương trình tôi thấy tất cả những gì áp dụng đối với trẻ
đều phù hợp, các bài vẽ có nội dung phong phú và gần gũi với trẻ. Với kinh
nghiệm trên tôi đã áp dụng với các cháu lớp tôi và đạt kết quả rất cao, tôi đã kịp
thời và bồi dưỡng cho trẻ có năng khiếu và nhìn rộng ra những trẻ khác.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Qua quá trình tự bồi dưỡng, học hỏi và tìm ra các biện pháp hữu hiệu để
giúp trẻ học tốt hoạt động tạo hình, được sự giúp đỡ của BGH nhà trường sự
chia sẻ của chị em đồng nghiệp và sự phấn đấu nỗ lực của bản thân, qua một
năm áp dụng thực hiện năm học 2013-2014 tôi đã thu được kết quả sau:
* Đối với giáo viên
Qua quá trình nghiên cứu học hỏi và áp dụng các biện pháp thực hiện
vào đề tài. Tôi tự nhận xét thấy mình đã vững vàng hơn trong chuyên môn. Tự
tin hơn trong các giờ hoạt động tạo hình đồng thời giúp trẻ học tốt hơn trong
hoạt động tạo hình đồng thời đã linh hoạt lồng ghép nội dung tạo hình vào tất cả
các hoạt động của trẻ ở mọi lúc mọi nơi và trong các hoạt động tôi luôn phát huy
tính chủ động sáng tạo của trẻ nhằm giúp trẻ tự tư duy một cách sáng tạo trong
các tác phẩm mà trẻ tạo ra.
- Phương pháp dạy trẻ trong hoạt động mềm dẻo, sinh động hơn, đã lôi
cuốn được trẻ vào các hoạt động.
- Đã biết tạo môi trường mở ở các góc cho trẻ hoạt động.
- Đã thiết kế được nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo sinh động và hấp dẫn .
* Đối với trẻ:
Bằng các biện pháp trên tôi đã thực hiện đề tài này ở lớp tôi trong năm học vừa
qua thì thấy hầu hết trẻ rất phấn khởi, mạnh dạn, tự tin với hoạt động tạo hình
và mong muốn được tạo ra các sản phẩm của chính mình.
Sau khi tiến hành các biện pháp trên, qua khảo sát đã thu được kết quả
Nguyễn Thị Thúy - Trường Mầm non Mỹ Hưng
16
Sáng kiến kinh nghiệm
Kết quả
S
T
T
1
2
3
4
Nội Dung
Đầu năm
Cuối năm
Tốt
Khá
TB
Yếu
Tốt
Khá
Trẻ nói lên
cảm súc của
mình khi nhìn
thấy sự vật
hiện tượng
1
cháu
4
cháu
10
cháu
11
cháu
9
10
cháu cháu
4
3
cháu cháu
=
=
3,8% 15,4
%
=
38,5
%
=
42,3
%
=
34,6
%
=
15,4
%
Trẻ biết trình
bày bố cục
một tác phẩm
tạo hình một
cách cân đối
1
cháu
4
cháu
9
cháu
12
cháu
8
9
cháu cháu
6
3
cháu cháu
=
=
3,8% 15,4
%
=
34,6
%
=
46,2
%
=
30,8
%
=
23,1
%
Biết phối hợp
và lựa chọn
các nguyên
vật liệu tạo
hình
3
cháu
5
cháu
10
cháu
8
cháu
10
10
cháu cháu
4
2
cháu cháu
=
11,5
%
=
19,2
%
=
38,5
%
=
30,8
%
=
38,5
%
=
15,4
%
Biết thể hiện
sự sáng tạo
trong tác
phẩm của
mình
1
cháu
3
cháu
9
cháu
13
cháu
9
10
cháu cháu
5
2
cháu cháu
=
=
3,8% 11,5
%
=
34,6
%
=
50%
=
34,8
%
=
19,2
%
=
38,5
%
=
34,6
%
=
38,5
%
=
38,5
%
TB
Yếu
=
11,5
%
=
11,5
%
=
7,7%
=
7,7%
* Đối với phụ huynh
- Hầu hết phụ huynh đã rất tin tưởng và tạo điều kiện cho giáo viên trong
việc chăm sóc giáo dục trẻ. Hàng tháng phụ huynh đều tích cực tham gia sưu
tầm và ủng hộ nguyên phế liệu để trẻ có thể tạo ra các sản phẩm đẹp, có ý
nghĩa.
Nguyễn Thị Thúy - Trường Mầm non Mỹ Hưng
17
Sáng kiến kinh nghiệm
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình nghiên cứu và thực tế ở lớp, tôi đã rút ra cho mình những
bài học bổ ích giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hơn khi lên lớp. Điều quan trọng
đầu tiên đối với trẻ là chuẩn bị tri thức cho trẻ, kết hợp với việc soạn giáo án đầy
đủ, sáng tạo và có thủ thuật lên lớp. Say mê không chưa đủ mà đòi hỏi môn tạo
hình phải phát huy hết khả năng của mình để dẫn dắt gợi mở.
- Làm đồ dùng kết hợp tham mưu bổ xung ý kiến nâng cao cơ sở vật chất
phục vụ cho hoạt động của trẻ.
- Lên kế hoạch tìm kiếm nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ
chơi, tuyên truyền kết hợp giữa gia đình và nhà trường.
- Đưa môn học tạo hình, lồng ghép vào các hoạt động và các môn học
khác.
- Trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục thường xuyên lấy trẻ làm
trung tâm, “Cô giáo là người gợi mở dẫn dắt trẻ vào thế giới đầy mầu sắc của
tạo hình”.
- Để có được sản phẩm đẹp do trẻ tạo ra cô giáo phải là người kiên trì
không nóng vội trước kết quả của trẻ tạo ra, mà dẫn dắt bằng cả tấm lòng nhiệt
tình, sự yêu nghề của mình với vốn kiến thức đã được học đem đến cho trẻ
những gì cần thiết nhất, giúp trẻ tiến bộ ngoài ra còn phải tích luỹ kinh nghiệm
học hỏi đồng nhiệp, tham khảo tài liệu, tất cả sẽ đem lại thành công cho mình.
Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi, động viên khích lệ trẻ tích
cực tham gia vào các hoạt động.
- Để trẻ học tốt môn tạo hình thì trước hết cô giáo phải thực sự là người
bạn lớn của trẻ, luôn kịp thời lắng nghe ý kiến, giải thích, động viên giúp đỡ trẻ
khi trẻ còn lúng túng. Cô luôn tham gia đầy đủ các buổi thao giảng của nghành,
của trường tổ chức.
- Quá trình giảng dạy cô phải quan tâm đến khả năng từng trẻ để có biện
pháp bồi dưỡng phù hợp.
Ngoài chuyên môn vững cô cần phải thực hiện sự hoà nhập với thế giới
của trẻ thơ. Cô hiểu và cùng trẻ thể hiện, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, thoải mái và
đạt hiệu quả cao trong giờ học.
Nguyễn Thị Thúy - Trường Mầm non Mỹ Hưng
18
Sáng kiến kinh nghiệm
VI. KHUYẾN NGHỊ
- Phòng Giáo Dục tạo điều kiện cho giáo viên chúng tôi đi dự kiến tập
tham quan học hỏi kinh nghiệm thường xuyên hơn.
- BGH nhà trường đầu tư kinh phí cho các lớp để xây dựng môi trường
học tập phong phú hơn
- BGH nhà trường tạo điều kiện cho chị em giáo viên trong trường được
đi tham quan học tập của các trường trong huyện và thành phố
Trên đây là những kinh nghiệm thực tế qua các giờ lên lớp, buổi lên lớp
của tôi. Ngoài ra nó còn là những kết quả sau quá trình đào sâu nghiên cứu tâm
lý trẻ. Mong muốn lớn nhất của tôi làm sao để mỗi tiết học trẻ được vui chơi và
thấm vào tâm hồn trong sáng của trẻ những cảm xúc, ở đó sự sáng tạo đã được
bắt nguồn, nảy nở. Tôi rất mong được sự đóng góp, sửa đổi bổ xung và giúp đỡ
của BGH nhà trường, phòng giáo dục tạo điều kiện cho việc thực hiện đề tài của
tôi được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Mỹ Hưng, ngày 20 tháng 3 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Thúy
Nguyễn Thị Thúy - Trường Mầm non Mỹ Hưng
19
Sáng kiến kinh nghiệm
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
( Kí tên, đóng dấu)
Nguyễn Thị Thúy - Trường Mầm non Mỹ Hưng
20