Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Thanh Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 56 trang )

MỤC LỤC

1
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Thanh Sơn 3 năm
2006,2007,2008……………………………………………………………… 8
Bảng 2.1 : Phiếu xuất kho Số 53……………………………………………….25
Bảng 2.2 : Chứng từ ghi sổ Số 186…………………………………………….25
Bảng 2.3 : Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ…………………………………………27
Bảng 2.4 : Sổ chi tiết tài khoản 621……………………………………………27
Bảng 2.5 : Sổ cái tài khoản 621…………………………………………………28
Bảng 2.6 : Bảng phân bổ tiền lương……………………………………………29
Bảng 2.7 : Bảng phân bổ KPCĐ, BHXH, BHYT………………………………30
Bảng 2.8 : Chứng từ ghi sổ Số 191…………………………………………… 31
Bảng 2.9 : Sổ chi tiết tài khoản 622…………………………………………….31
Bảng 2.10 : Sổ cái tài khoản 622……………………………………………….32
Bảng 2.11 : Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ…………………………….35
Bảng 2.12 : Chứng từ ghi sổ Số 196……………………………………………37
Bảng 2.13 : Sổ cái TK627………………………………………………………37
Bảng 2.14 : Sổ chi tiết TK627………………………………………………… 38
Bảng 2.15 : Chứng từ ghi sổ Số 198…………………………………………….39
Bảng 2.16 : Sổ cái TK154……………………………………………………….40
Bảng 3.1 : Bảng phân bổ tiền lương và BHXH………………………………….54
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thanh Sơn…………… 13
Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng tại Công ty Thanh Sơn………….14
Sơ đồ 2.1 : Bộ máy kế toán của Công ty Thanh Sơn…………………………….18
Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty Thanh Sơn……………… 20
Sơ đồ 2.3 : Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương và thanh toán với người lao động.42
Sơ đồ 2.4 : Quy trình luân chuyển chứng từ tăng TSCĐ………………………….46
Sơ đồ 2.5 : Quy trình luân chuyển chứng từ giảm TSCĐ…………………………46
Sơ đồ 2.6 : Trình tự ghi sổ kế toán TSCĐ…………………………………………48



2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTK : Hàng tồn kho
NVL : Nguyên vật liệu
CCDC : Công cụ dụng cụ
TSCĐ : Tài sản cố định
TK : Tài Khoản
SXKD : Sản xuất kinh doanh
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
PX : Phân xưởng
XM : Xi măng
NV : Nghiệp vụ
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
TL : Tiền lương
KH : Khấu hao
QLPX : Quản lý phân xưởng
CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
CPSXKDDD : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

3
LỜI MỞ ĐẦU
Với sự phát triển nhanh chóng của một nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt nam đã có những sự
thay đổi to lớn. Bên cạnh đó, sự đòi hỏi cần phải hội nhập đa phương, liên kết phát
triển cùng với các nền kinh tế trong khu vực và quốc tế nói chung cũng đã mang lại

sự đa dạng và thay đổi ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế.
Hệ thống doanh nghiệp Việt nam cũng đã có những sự tăng trưởng đáng kể về
số lượng cũng như sự đa dạng về lĩnh vực hoạt động, về quy mô và mô hình tổ chức,
về phương thức huy động và sở hữu vốn, Góp phần không nhỏ vào sự phát triển
của từng doanh nghiệp, bộ phận Tài chính – Kế toán có nhiệm vụ phải đảm bảo
phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác mọi hoạt động kinh tế, tài chính phát
sinh, là nơi tập trung xử lý các thông tin cần thiết để thực hiện các báo cáo thuế
và một số nghiệp vụ khác. Như vậy, công tác tổ chức và vận hành bộ máy kế toán, tài
chính trong các doanh nghiệp ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng và luôn cần phải
được quan tâm phát triển nghiên cứu, đào tạo một cách hợp lý về nhân lực, chuyên
môn phù hợp với quy mô và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp.
Là một sinh viên chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán, sau một quá trình học
tập và theo yêu cầu của chương trình đào tạo tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân,
em đã tham gia tìm hiểu thực tế công tác kế toán tài chính tại Công ty Thanh Sơn.
Trong thời gian một tháng thực tập, cùng với sự giúp đỡ của phòng kế toán trong
Công ty nói chung và sự hướng dẫn trực tiếp của một kế toán viên, em đã thu nhận
được rất nhiều kiến thức thực tế bổ ích. Đợt thực tập này đã cho phép em có cơ hội
làm quen và tiếp cận thực tế với các quy trình tổ chức, các tác nghiệp cụ thể của
công tác kế toán, tài chính tại doanh nghiệp – đó sẽ là những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu giúp em trong quá trình tham gia công tác sau khi tốt nghiệp. Trên
cơ sở tiếp xúc với các số liệu kế hoạch, các số liệu tài chính - kế toán cụ thể trong
các năm gần đây, cùng với kiến thức đã được đào tạo tại Nhà trường và sự hướng
dẫn tận tình của cô Đặng Thuý Hằng em đã hoàn thành bài báo cáo kiến tập này.
Báo cáo kiến tập của em được trình bày với ba nội dung chính:

4
Phần I: Tổng quan về Công ty Thanh Sơn
Phần II: Thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty
Thanh Sơn
Phần III: Đánh giá thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán tại

Công ty Thanh Sơn và và một vài kiến nghị
Trong thời gian hoàn thành bài báo cáo này không tránh khỏi những sai sót vì
vậy kính mong thầy giáo cùng bạn đọc có thể góp ý thêm cho em để bài báo cáo
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Ngày tháng năm 2008
Sinh viên kiến tập
Nguyễn Công Bảo

5
PHẦN I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THANH SƠN
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Thanh Sơn.
1.1.1. Khái quát chung về công ty Thanh Sơn.
Công ty Thanh Sơn tiền thân là Trung đoàn pháo phòng không 223 (thành lập
năm 1972), đến ngày 12/7/1976 theo chủ trương của Đảng và Quyết định của Bộ
Quốc phòng Trung đoàn đã di chuyển từ Phú Bài (Thừa Thiên Huế) về xã Hội Sơn,
huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An chuyển hướng nhiệm vụ làm kinh tế kết hợp với
Quốc phòng.
Ngày 03/2/1977 Bộ Tư lệnh Quân khu khởi công xây dựng nhà máy Xi măng
công suất 1 vạn tấn/năm. Với khí thế hừng hực của buổi đầu xây dựng đất nước, hàn
gắn vết thương chiến tranh, nhiệm vụ đầu tiên là phải xây dựng nền kinh tế, tạo lập
cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất, các chiến sĩ của Trung đoàn đã tham gia lao động
cả ngày đêm, đến ngày 19/5/1979 nhà máy cho ra lò tấn Xi măng đầu tiên và quyết
định chuyển Trung đoàn thành “Xí nghiệp 19/5”. Trong quá trình hội nhập kinh tế ở
thời kỳ mới, để đáp ứng nhu cầu về vật tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ
tầng của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, ngày 27/2/1995 Bộ Quốc phòng có QĐ số
146/QĐ- BQP phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Xi măng 19/5 công suất
88.000 tấn/năm với tổng mức đầu tư được duyệt 53 tỉ đồng. Ngày 09/3/1995 tiến
hành làm lễ động thổ, đến ngày 19/12/1996 đã hoàn thành việc lắp đặt thiết bị và đi

vào sản xuất thử.
Ngày 19/4/1996 Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 525/QĐ- BQP thành lập
Công ty Thanh Sơn trên cơ sở sáp nhập 3 xí nghiệp:
+ Xí nghiệp 30/4 sản xuất gạch ngói bằng lò nung Tuynel.
+ Xí nghiệp xây dựng 10 với chức năng đa ngành nghề: Xây dựng dân dụng
công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, dò tìm xử lý bom mìn, vật nổ, khắc phục hậu quả
do chiến tranh để lại.
+ XN 19/5 sản xuất Xi măng, kinh doanh xăng dầu, vật tư xây dựng.

6
Tháng 10/1997 Bộ tư lệnh Quân khu cho phép cơ quan của Công ty Thanh Sơn
được chuyển từ Vinh lên Anh Sơn trực tiếp chỉ đạo sản xuất và hạch toán sản xuất
kinh doanh tại nhà máy Xi măng 19/5.
Ngày 9/9/2004 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định 111/2004/QĐ- BQP
về việc sáp nhập Công ty Thanh Sơn và Công ty Lam Hồng thành các Công ty con
của Công ty Hợp tác kinh tế. Trước yêu cầu của việc hội nhập kinh tế, để phù hợp
với sự vận động và linh hoạt của thị trường cùng chính sách chuyển đổi Công ty Nhà
nước, ngày 23/6/2005 theo chủ trương sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà nước của
Đảng, theo Quyết định số 1104/QĐ- HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty
hợp tác kinh tế về việc tách Xí nghiệp 30/4 ra khỏi Công ty Thanh Sơn, cũng trong
ngày 23/6/2005 có Quyết định số 1106/QĐ- HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị
Công ty Hợp tác kinh tế về việc thành lập Công ty xây dựng 10 và tách Xí nghiệp 10
ra khỏi Công ty Thanh Sơn.
Trong quá trình phát triển Công ty Thanh Sơn đã có nhiều cống hiến vào sự
phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Việc cung cấp Xi
măng PCB30 chất lượng cao kịp thời đã đảm bảo được sự ổn định thị trường cung
ứng cho nhu cầu xây dựng, đảm bảo tiến độ thi công của các công trình xây dựng
đặc biệt là các công trình Quốc phòng, thuỷ lợi, đê điều.
Uy tín và độ tin cậy của sản phẩm Xi măng luôn được nâng cao ghi nhận cho
những đóng góp to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế thời gian qua sản phẩm

của Công ty luôn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường:
Sản phẩm Xi măng của Công ty luôn đạt tiêu chuẩn Việt nam 2620-1997.
Năm 1998 sản phẩm Xi măng của Công ty Thanh Sơn Bộ Quốc Phòng được
Bộ Khoa học và Công nghệ môi trường trao “Giải bạc chất lượng Việt Nam”.
Từ năm 2001 được Trung tâm chứng nhận tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001- 2000.
Ngày 06-05-2002 Công ty Thanh Sơn được Bộ Quốc phòng xếp hạng Doanh
nghiệp Nhà nước hạng I. Cũng trong năm 2002 sản phẩm Xi măng PCB30 được
tặng giải thưởng “Giải vàng chất lượng Việt Nam”.

7
Tháng 5/2005 nhận Cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng. Một số chỉ tiêu chủ yếu mà Công ty
đạt được trong thời gian qua.
Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh Công ty Thanh Sơn
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Vốn kinh doanh (đồng) 10.628.247.31
5
15.343.930.661 18.976.700.756
Doanh thu (đồng) 76.995.929.476 82.395.198.999 90.361.943.572
Sản lượng (tấn)
Sản xuất 80.077,31 89.498,1 97.471,55
Tiêu thụ 79.500,6 91.399,2 108.113,85
Nộp ngân sách (đồng) 347.191.8761 405.673.882 599.020.168
Tổng lợi nhuận (đồng) 2.879.727.488 5.174.008.574 9.296.171.222
Số lao động (người) 466 496 514
Thu nhập BQ/người
LĐ (đồng/người/tháng)
1.116.543 1.398.141 1.618.475
Từ bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2006, 2007 và
2008 của Công ty Thanh Sơn, ta có 1 số nhận xét sau: Doanh thu của Công ty tương

đối lớn. Năm 2007, doanh thu của Công ty là 15.343.930.661 đồng, tăng so với năm
2006 là 4.715.683.350 đồng (tương đương 44,4%). Đặc biệt năm 2008 doanh thu
của Công ty là 18.976.700.756 đồng, tăng 3.632.770.090 đồng so với năm 2007
(tương đương 23,7%) mặc dầu giá cả vật tư, nguyên liệu đầu vào không ngừng tăng
giá, khách hàng không cho nợ, nhưng công ty luôn chủ động đa dạng hoá nguồn
cung cấp, cơ cấu lại những mặt hàng có kết quả kinh doanh yếu kém, thua lỗ, hoàn
thiện dây chuyền sản xuất xi măng PCB30 có chất lượng cao đã khẳng định được
chỗ đứng trên thị trường, vì vậy mà lợi nhuận của Công ty đã tăng cao tới 80% của
năm 2007 so với năm 2006 và nguồn doanh thu chủ yếu của Công ty có được chủ
yếu là do việc sản xuất và kinh doanh Xi măng mang lại, có được thành quả đó là do
sự nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ, công nhân viên toàn Công ty đã không ngừng
tìm tòi, sáng tạo, tiết kiệm chi phí sản xuất và tận dụng được một số tài sản đã hết
khấu hao đưa vào sản xuất làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận lên cao
1.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Thanh Sơn

8
Công ty Thanh Sơn là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng, vừa
là Công ty con của Công ty Hợp tác kinh tế (mô hình thí điểm của Bộ Quốc phòng),
vì vậy xét về tổ chức có nhiều nét đặc thù riêng, đảm bảo sự chặt chẽ trong tổ chức
theo quy định Nhà nước, cũng như của Bộ Quốc phòng, bên cạnh đó bộ máy Công
ty Thanh sơn phải có sự “mềm dẻo” linh động nhất định để phục vụ cho mục đích
sản xuất kinh doanh, mang lại thu nhập ổn định cho người lao động và lợi ích kinh tế
Nhà nước.
- Phương thức tổ chức, chức năng nhiệm vụ trong bộ máy quản lý của Công ty
Thanh Sơn như sau:
- Ban Giám đốc Công ty Thanh Sơn.
+ Giám đốc Công ty:
Là người thay mặt nhà nước làm chủ tài sản ở đơn vị, chịu trực tiếp trước pháp
luật về tình hình chung của Công ty cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty, là người điều hành chung toàn bộ hoạt động của đơn vị.

+ Phó Giám đốc kế hoạch, kỹ thuật:
Là người giúp Giám đốc quản lý điều hành các mặt công tác kế hoạch, công tác
kỹ thuật, công tác kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm, kế hoạch thu mua vật tư,
nguyên vật liệu điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất, đôn đốc công việc được giao
của các bộ phận chức năng, duy trì điều độ mọi hoạt động của Công ty.
+ Phó Giám đốc kinh doanh:
Là người giúp Giám đốc quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,
bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn trong khâu lưu thông, thực hiện các nhiệm
vụ của Giám đốc giao và làm tăng hiệu quả hoạt động của toàn Công ty.
+ Phó Giám đốc chính trị:
Là người giúp Giám đốc quản lý điều hành các mặt công tác Đảng, công tác
chính trị theo đặc thù trong quân đội và theo sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, quản lý
sắp xếp cán bộ, nhân lực, điều hành công tác hành chính, công tác nội vụ trong toàn
Công ty, đôn đốc công việc được Giám đốc giao và quan tâm, nâng cao chất lượng
đời sống, vật chất cũng như tinh thần của toàn bộ cán bộ và công nhân viên trong
toàn công ty.

9
Các phòng, ban của Công ty Thanh Sơn.
+ Phòng kế hoạch:
Là phòng chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Phó Giám đốc kế hoạch, kỹ
thuật với nhiệm vụ và chức năng dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của toàn
Công ty theo kế hoạch đồng thời lập những kế hoạch sản xuất trong những năm tiếp
theo.
Lập kế hoạch và điều hành công tác sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
Lập kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch nguồn nhân lực của toàn Công ty.
Lập kế hoạch đảm bảo vật tư nguyên liệu để duy trì cho hoạt động sản xuất của
Công ty một cách liên tục.
Điều hành và duy trì mọi mặt hoạt động theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 mà
Công ty đã được các cơ quan nhà nước cấp chứng chỉ. Để có hiệu quả cao, qua đó

tạo nên thế chủ động cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh đề ra được các
biện pháp đề phòng rủi ro trong kinh doanh.
+ Phòng thị trường:
Chịu sự điều hành quản lý trực tiếp của Phó Giám đốc kinh doanh, với chức
năng, nhiệm vụ tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng, đồng thời
là phòng có quan hệ chặt chẽ với phòng kế hoạch và phòng tài chính, đây là phòng
chịu trách nhiệm về việc thực hiện chiến lược doanh thu, sản lượng tiêu thụ của
Công ty, thu hồi vốn trong khâu lưu thông, cung cấp các số liệu thống kê về kết quả
thực hiện được để phòng kế hoạch dự báo đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
+ Phòng Tài chính:
Là phòng chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Giám đốc, có mối quan hệ
trực tiếp với các phòng, các phân xưởng trong toàn công ty, chức năng chính của
phòng là tổ chức hạch toán công tác kế toán, lập các báo cáo tài chính, các báo cáo
kế toán quản trị, kê khai thuế theo định kỳ. Đồng thời giám sát hoạt động sản xuất
kinh doanh, hoạt động sử dụng vốn và quản lý tài sản của công ty, đây là phòng có
vai trò quan trọng đảm bảo sự ổn định về tài chính của công ty.
Bên cạnh đó phòng Tài chính còn lập kế hoạch tài chính và điều hành công tác
tài chính theo kế hoạch được duyệt.

10
Tham mưu cho Đảng uỷ, Ban Giám đốc công ty về công tác quản lý tài chính,
công tác quản lý vốn và tài sản đơn vị, nhằm đảm bảo việc hạch toán thống kê đúng
quy định của Nhà nước.
+ Phòng chính trị hành chính
Là phòng dưới sự điều hành trực tiếp của Phó Giám đốc chính trị, có mối quan
hệ chặt chẽ với các phòng. Chức năng chính của phòng là tổ chức điều hành công
tác Đảng, công tác chính trị của toàn bộ Công ty, chỉ đạo công tác đoàn thể quần
chúng, tổ chức Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn, chỉ đạo công tác thi đua
khen thưởng, kỷ luật của cấp Đảng uỷ, chính quyền đoàn thể.
Trực tiếp quản lý công tác cán bộ, bố trí sắp xếp nhân sự trong toàn công ty

theo quy định của Bộ quốc phòng và quy định của Công ty.
Trực tiếp tổ chức điều hành công tác văn phòng, văn thư, hành chính, đảm bảo
công tác đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên thực hiện chính
sách của Nhà nước đối với người lao động.
- Các phân xưởng sản xuất:
Quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được tổ chức theo dây chuyền
tương đối hiện đại khép kín từ khi bỏ nguyên liệu cho đến khi có sản phẩm xi măng
hoàn thành. Sản phẩm chính của Công ty là Xi măng pooc lăng PCB 30.
Bộ máy sản xuất của Công ty được chia làm 5 phân xưởng. Các phân xưởng: là
các bộ phận chịu sự quản lý trực tiếp của Phó Giám đốc kế hoạch kỹ thuật với chức
năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đã được giao.
+ Phân xưởng đá: Tổ chức khai thác đá vôi, làm nguyên liệu chính cho việc sản
xuất xi măng.
+ Phân xưởng cơ điện: Duy trì sự ổn định về nguồn năng lượng điện năng để
đảm bảo sản xuất được tiến hành điều độ, tiến hành bảo trì các máy động lực và
phục vụ tốt việc chiếu sáng cho toàn Công ty.
+ Phân xưởng hoá nghiệm: Giám sát, kiểm định chất lượng của nguyên liệu
nhất là các khoáng hoá đầu vào, kiểm tra đánh giá chất lượng Klinker và các công
đoạn trong quá trình sản xuất đảm bảo yêu cầu về chất lượng kỹ thuật theo đúng tiêu
chuẩn đề ra.

11
+ Phân xưởng I (Phân xưởng chế tạo nguyên liệu): Chuẩn bị các loại nguyên
vật liệu chính, nhiên liệu tiến hành chế biến các yếu tố đầu vào để sản xuất được tiến
hành theo đúng kế hoạch đã đề ra.
+ Phân xưởng II (Phân xưởng thành phẩm): Đóng bao, quản lý kho xi măng
nhập vào theo lô sản xuất, tiến hành việc bảo quản duy trì chất lượng sản phẩm.
Tổ chức việc bốc xếp xi măng tiêu thụ theo đúng quy cách, số lượng, chất
lượng đã được ký kết.
- Các chi nhánh:

Các chi nhánh chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của phòng Thị trường, các
tiếp thị ở chi nhánh có chức năng tìm kiếm thị trường tiêu thụ Xi măng báo về Chi
nhánh sau đó chi nhánh báo về phòng Thị trường để viết phiếu và điều hành vận
chuyển Xi măng tiêu thụ, tiếp thị có trách nhiệm thu hồi số tiền Xi măng đã tiêu thụ.
Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thanh Sơn

12
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
P.GĐ KẾ HOẠCH,
KỸ THUẬT
P.GĐ KINH
DOANH
P.GĐ CHÍNH
TRỊ
PHÒNG KẾ
HOẠCH
PHÒNG THỊ
TRƯỜNG
PHÒNG TÀI
CHÍNH
PHÒNG C/TRỊ
HÀNH CHÍNH
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thanh Sơn
1.1.3 Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
Thanh sơn
Sản phẩm xi măng của Công ty Thanh Sơn được sản xuất là xi măng pooc lăng
hỗn hợp PCB 30 theo TCVN 6260-1997 bằng phương pháp bán khô trên dây chuyền
công nghệ thiết bị lò đứng cơ giới hoá công suất 240-260 tấn klinker/ngày, tức 8,8
vạn tấn/năm.
Quá trình sản xuất xi măng có công nghệ phức tạp qua nhiều giai đoạn, nhưng

cơ bản được mô tả qua ba giai đoạn cơ bản sau:
- Giai đoạn gia công sơ bộ nguyên liệu:
Đá vôi, quặng sắt, khoáng hoá (hoặc klinker không thích hợp) được cho vào
máy kẹp hàm để chế tạo kích thước thích hợp, cùng với than, đất sét được cho vào
các xi lô riêng biệt. Từ các xi lô này các nguyên liệu được lấy ra qua cân điện tử với
tỉ lệ hợp lý và cho vào máy nghiền, nếu quá trình nghiền cho ra bột thô thì phải
nghiền lại đến khi đạt độ mịn thích hợp thì hỗn hợp bột mịn được cho vào các xi lô.

13
P/X ĐÁ PX CƠ ĐIỆN PX H/NGHIỆM P/XƯỞNG 1 P/XƯỞNG 2
CHI NHÁNH
NHÀ MÁY
CHI NHÁNH
DIỄN CHÂU
CHI NHÁNH
VINH
CHI NHÁNH
HÀ TĨNH
Nghiền Nghiền
vê viên
Nghiền
mịn
đóng
bao
- Giai đoạn nung klinker:
Hỗn hợp bột mịn trên được đảo trộn đồng nhất, sau đó cho vào két chứa làm
ẩm, vê viên và cho vào lò nung nhờ hệ thống quạt rood cùng hệ thống điều khiển ở
mặt lò, sau khi nung ta thu được klinker, tiếp đó làm lạnh klinker, nếu quá trình
nung klinker không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, thì hỗn hợp sau khi nung sẽ được loại ra
khỏi dây chuyền sản xuất đem lại giai đoạn “Gia công sơ bộ nguyên liệu” hoặc sẽ

dùng vào việc khác. Tạo thành Klinker được cho vào các xi lô chứa nhờ hệ thống
gầu tải và băng chuyền.
- Giai đoạn nghiền mịn và đóng bao:
Thạch cao, gia phụ đầy (đá xít) qua máy kẹp hàm rồi cho vào các xi lô riêng,
klinker cùng với thạch cao, đá xít cho qua cân điện tử để tạo ra phối liệu thích hợp
tuỳ thuộc vào yêu cầu về chất lượng xi măng. Hỗn hợp này qua máy nghiền công
suất 14- 16 tấn/h tạo thành xi măng bột và cho vào máy phân ly, nếu bột xi măng đạt
độ mịn thì cho vào các xi lô, nếu không đạt độ mịn thì cho lại máy nghiền để nghiền
lại. Bột liệu từ các xi lô cho vào các buke (két chứa) rồi được đóng thành xi măng
bao định lượng 50kg/bao được tập kết theo lô.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất Xi măng tại Công ty Thanh Sơn.
PHẦN II:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC
HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY THANH SƠN

2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Thanh Sơn

14
Máy kẹp
hàm
Đá,quặng
sắt
Xi lô Đá,
than, đất
Lò nung
Clinker
Két chứa
Xi măng
rời
Kho Xi

măng
đóng bao
Phương thức tổ chức kế toán tại Công ty Thanh Sơn là phương thức tập trung.
Do đó công tác quản lý kinh tế tài chính được hạch toán tại phòng tài chính của
Công ty, các phân xưởng, đội sản xuất không có bộ phận kế toán riêng. Đây là hình
thức phù hợp với quy mô và đặc điểm của doanh nghiệp, nhà máy cách trụ sở phòng
Tài chính làm việc rất gần, tạo điều kiện thuận tiện cho công tác quản lý chi phí.
Phòng Tài chính gồm 5 người, Kế toán trưởng là người dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của Giám đốc Công ty. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ kế toán, đồng thời căn cứ
vào yêu cầu và trình độ quản lý, trách nhiệm, quyền hạn của từng phần hành kế toán
được thể hiện như sau:
- Kế toán trưởng:
Trách nhiệm tổ chức điều hành công tác kế toán toàn Công ty theo luật kế toán
ban hành.
Lập các kế hoạch tài chính, cân đối tình hình tài chính toàn Công ty, tham mưu
cho Đảng uỷ, Ban giám đốc Công ty về những chính sách tài chính.
Triển khai công tác Tài chính tại Công ty theo đúng chế độ, chính sách tài
chính, pháp luật của Nhà nước và cấp trên. Bên cạnh đó Kế toán trưởng còn chịu
trách nhiệm soạn thảo các văn bản về kinh tế tài chính trình Giám đốc ban hành,
thường xuyên kiểm tra công tác kế toán, kiểm tra tình hình chấp hành chế độ, chính
sách tài chính các đơn vị thuộc quyền ký duyệt chứng từ kế toán, sổ kế toán và các
báo cáo kế toán, báo cáo tài chính.
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra công tác kế toán và lập báo cáo kế
toán theo chế độ quy định hiện hành, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho
các phần hành kế toán trong Công ty.
Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở đó đề
xuất ý kiến nhằm cải tiến tổ chức sản xuất, công tác quản lý và phương hướng phát
triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tổ chức và thực hiện công tác quyết toán các hoạt động sản xuất kinh doanh ở
đơn vị, tổng hợp báo cáo quyết toán toàn Công ty với cấp trên.

Thực hiện báo cáo kế toán tháng, quý, năm theo quy định của Quân khu,
Nhà nước.

15
Quyền hạn: Kế toán trưởng phân công chỉ đạo trực tiếp tất cả các nhân viên kế
toán tại Công ty. Có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong Công ty chuyển đầy đủ,
kịp thời những tài liệu cần thiết cho công việc kế toán, khi phát hiện vi phạm pháp
luật, chế độ tài chính kế toán trưởng có quyền báo cáo cho Giám đốc công ty hoặc
gửi cho kế toán trưởng Công ty cấp trên.
Kế toán trưởng không được lập, ký duyệt các báo cáo tài chính, chứng từ, tài
liệu trái pháp luật và chế độ quản lý tài chính.
- Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tài sản.
Chức năng kiểm soát số dư tất cả các tài khoản chi tiết của các bộ phận liên
quan. Lập các bảng biểu tổng hợp, theo quy định của Quân khu, Bộ Tài chính, Bộ
Quốc phòng, phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.
Theo dõi khấu hao tài sản cố định, vốn khấu hao, sửa chữa lớn, thực hiện các
công việc do Kế toán trưởng giao, tham gia xây dựng kế hoạch tài chính của Công
ty.
Từ chối không giải quyết các chi phí chi sai chế độ tài chính hiện hành thuộc
phạm vi được phân công. Khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong kế toán,
kế toán tổng hợp phải báo cáo cho kế toán trưởng biết để xử lý.
- Kế toán chi phí, giá thành, kết quả tiêu thụ:
Giúp kế toán trưởng theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, xác định kết
quả tiêu thụ.
Lập, ghi chép các chứng từ về chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Lập các
bảng biểu cần thiết về chi phí giá thành theo tháng, quý, năm cho từng sản phẩm,
từng công đoạn sản xuất sản phẩm. Dự kiến giá thành sản xuất, tiêu thụ cho từng
thời kỳ, cung cấp số liệu cho việc lập kế hoạch, phân tích nguyên nhân tăng giảm giá
thành so với kế hoạch và kỳ trước, thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan tới chuyên
môn do kế toán trưởng giao.

- Kế toán thanh toán tiền lương, tiền gửi ngân hàng:
Giúp Kế toán trưởng theo dõi tiền vốn, quỹ, tiền gửi ngân hàng và thực hiện
giao dịch với ngân hàng.

16
Quản lý theo dõi vốn lưu động, sự nghiệp, lập kế hoạch tiền mặt tháng, quý,
năm giám sát việc thực hiện kế hoạch thu – chi tiền mặt, lập phiếu chi chuyển tiền
gửi qua ngân hàng; thanh toán các khoản phải thu, phải trả, thanh toán với người
bán, khách hàng.
Giám sát hoạt động thu, chi tiền mặt của toàn Công ty, tham mưu cho kế toán
trưởng trong việc xây dựng kế hoạch thu – chi tài chính của đơn vị, điều hoà phân
phối các nhu cầu tiền.
Thực hiện các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên, tổng hợp thực chi
quỹ lương và BHXH, BHYT theo tháng, quý, năm. Quản lý chứng từ sổ sách tiền
lương, thưởng, BHXH cho cán bộ công nhân viên.
- Kế toán công nợ, thuế:
Quản lý các hợp đồng kinh tế theo chức năng, các khoản công nợ nội bộ,
thực hiện công tác kế toán thanh toán với ngân hàng, kê khai các loại thuế, phí
phải nộp Nhà nước, các khoản phải nộp cấp trên, tiến hành lập các bảng biểu
công nợ định kỳ.
- Kế toán các chi nhánh:
Hàng ngày phải theo dõi ghi chép số lượng tiêu thụ Xi măng và số tiền thu
được của từng tiếp thị thuộc phạm vi chi nhánh của mình.
Hàng ngày phải theo dõi ghi chép số lượng tiêu thụ Xi măng và số tiền thu
được của từng tiếp thị thuộc phạm vi chi nhánh của mình.
Thu thập các chứng từ phát sinh liên quan, cuối tháng tổng hợp báo cáo về
phòng tài chính công ty để làm thủ tục thanh toán.

17
Sơ đồ 2.1 : Bộ máy kế toán của Công ty Thanh Sơn.

2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ và chính sách kế toán tại công ty Thanh Sơn.
2.2.1 Các nguyên tắc kế toán chung áp dụng tại Công ty.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Theo hình thức Chứng từ ghi sổ:
Công ty Thanh Sơn áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính để hạch toán Kế toán.
Công ty Thanh Sơn hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
Kỳ hạch toán tại Công ty Thanh sơn theo tháng.
Kế toán tính và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
2.2.2. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán áp dụng cho Công ty thực hiện theo đúng nội dung, biểu mẫu,
phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán, chế độ kế toán doanh
nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm
2004 của Chính phủ, và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế
toán.

18
KẾ TOÁN TRƯỞNG
K/TOÁN TỔNG
HỢP KIÊM
KTTSCĐ
K/TOÁN CP GIÁ
THÀNH, KQ
TIÊU THỤ
KT T/TOÁN
T/LƯƠNG, TG
N/HÀNG
K/TOÁN CÔNG
NỢ, THUẾ

K/TOÁN CHI
NHÁNH NHÀ
MÁY
K/TOÁN CHI
NHÁNH
DIỄN CHÂU
K/TOÁN CHI
NHÁNH
VINH
K/TOÁN CHI
NHÁNH HÀ
TĨNH
2.2.3 Tổ chức hệ thống tài khoản
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất, kinh doanh của công ty và dựa trên Chế độ kế
toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QD-BTC, Công ty đã lựa chọn và đăng
ký sử dụng hầu hết các tài khoản theo quy định. Tuy nhiên có 1 số TK công ty
không sử dụng đến như:
- Các tài khoản dự phòng như: TK159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”;
TK129, 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính”; TK139 “Dự phòng phải thu khó
đòi”….
- Công ty hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp KKTX nên
không sử dụng TK611,631;
- Công ty không có các nghiệp vụ đầu tư vào công ty con, góp vốn liên doanh,
đầu tư vào công ty liên kết nên không sử dụng TK221 “Đầu tư vào công ty con”,
TK222 “Vốn góp liên doanh”;

19
2.2.4 Tổ chức hệ thống sổ sách
Chứng từ gốc
(1a)

(1b)
Bảng tổng hợp
CT gốc
(3) (2)
Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ (1c)
Sổ kế toán
chi tiết
(4a) (4b)
(6)
(5a)
(6b) (5b)
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Bảng cân đối
số phát sinh
Bảng tổng
hợp chi tiết
Ghi cuối tháng (7a) (7b)
Đối chiếu
Báo cáo
tài chính


Sơ đồ 2.2: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty Thanh Sơn
* Hệ thống sổ kế toán gồm:
Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái TK 334; 338; 621; 622; 627; 632; 641
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Sổ chi tiết tài khoản: TK 111; 112; 131; 331
Trình tự ghi sổ như sau: (Việc luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán):
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra, đảm bảo tính hợp lý, hợp

pháp của chứng từ rồi lập bảng tổng hợp chứng từ gốc, lập chứng từ ghi sổ.
- Các chứng từ cần hạch toán chi tiết được ghi vào sổ kế toán chi tiết.
- Các chứng từ thu, chi tiền mặt được ghi vào sổ quỹ rồi chuyển đến kế toán.

20
Sổ đăng ký
Sổ cái
- Căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết, chứng từ ghi sổ đã lập để ghi vào sổ đăng
ký chứng từ ghi sổ, sổ cái của các tài khoản.
- Căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết, sổ cái kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết,
bảng cân đối các tài khoản.
- Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái với sổ chi tiết, giữa bảng cân đối phát
sinh các tài khoản với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Tổng hợp số liệu lập báo cáo kế toán.
2.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán:
Hiện nay, công ty áp dụng chế độ về báo cáo kế toán được ban hành kèm
theo Quyết định 15 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006.
Cuối niên độ kế toán kế toán tiến hành khoá sổ và lập báo cáo kế toán.
Công ty lập các baó cáo tài chính theo mẫu quy định của Bộ tài chính bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doamh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài ra, bất kỳ thời diểm nào theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước (ví dụ
như: Cục Thống Kê,….) công ty có thể cung cấp các báo cáo khác nhằm phục vụ
các công tác khác (ví dụ như công tác thống kê, dự báo….) như:
- Báo cáo về tình hình doanh thu trong một số năm
- Báo cáo về tổng số nộp ngân sách
- Báo cáo về tốc độ thanh quyết toán các công trình
- Báo cáo vế mức tăng trưởng cổ tức

- ……
2.3 Đặc điểm tổ chức hạch toán một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty
Thanh Sơn
2.3.1 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

21
2.3.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty Thanh Sơn :
Để quản lý tốt chi phí sản xuất là phải kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định
mức chi phí của doanh nghiệp cần tiến hành phân loại. Ở Công ty Thanh Sơn chi phí
sản xuất gồm nhiều loại có tính chất kinh tế, công dụng và yêu cầu quản lý khác
nhau. Để phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý và đáp ứng yêu cầu tính giá thành
sản phẩm, Công ty tiến hành phân loại chi phí sản xuất thành các khoản mục sau:
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất gồm có:
+ Nguyên liệu chính: Đá vôi, đất sét, đá ong (quặng sắt), đá xít (đá Bazan)
+ Nguyên liệu phụ: Than cám 3C, 3B, 4A, xăng dầu mỡ nhờn.
+ Công cụ: Phụ tùng: Ghi tấm lót, vòng bi,
* Chi phí phân công trực tiếp: Gồm lương chính, lương phụ, các khoản phụ
cấp, tiền ăn ca, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.
* Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất sản
phẩm ở các phân xưởng gồm: Tiền lương nhân viên quản lý, tiền ăn ca, chi phí vật
liệu, công cụ, dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa
thường xuyên, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
Ngoài ra để phục vụ cho việc lập bảng thuyết minh tài chính (phần chi phí sản
xuất kinh doanh theo yếu tố), phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị doanh
nghiệp thì chi phí sản xuất trong Công ty còn được phân loại thành 5 yếu tố chi phí:
+ Chi phí nguyên vật liệu.
+ Chi phí phân công.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.

+ Chi phí khác bằng tiền.
2.3.1.2 Kế toán chi phí sản xuất
a, Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên
vật liệu phụ, nguyên liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp thường được xây dựng định mức và quản lý theo định mức.

22
Thông thường các chứng từ về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến
đối tượng nào thì vào bảng kê và ghi thẳng vào các tài khoản và chi tiết cho đối
tượng đó.
Trường hợp vật liệu sử dụng liên quan đến nhiều đối tượng không thể tập hợp
được trực tiếp thì phải tập hợp chung sau đó phân bổ theo công thức:
C
i
=
∑C
X T
i

=
n
i
Ti
1
Trong đó: C
i
: Chi phí vật liệu trực tiếp phân bổ cho đối tượng i.
∑C: Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần phân bổ.


=
n
i
Ti
1
: Tổng đại lượng của tiêu thức dùng để phân bổ.
T
i
: Đại lượng tiêu thức phân bổ của đối tượng i.
Khi tính toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần phân bổ nguyên vật liệu chưa
sử dụng hết, phần giá trị phế liệu thu hồi (nếu có), phần chi phí thực tế sẽ là:
Chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp
trong kỳ
=
Chi phí nguyên
vật liệu đưa vào
sử dụng trong
kỳ
-
Trị giá nguyên
vật liệu còn lại
cuối kỳ
-
Trị giá phế liệu thu
hồi
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên liệu có liên quan trực tiếp
đến đối tượng chịu chi phí, nó tham gia cấu thành thực thể sản phẩm, tạo ra đặc
trưng vật lý cho sản phẩm. Ở Công ty Thanh Sơn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

ở Công ty gồm nhiều loại khác nhau: Đó là nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,
nhiên liệu, phụ tùng thay thế được sử dụng trực tiếp sản xuất xi măng PCB30.
Vật liệu chính bao gồm:
+ Đá vôi: Tự khai thác hoặc mua ngoài.
+ Đất sét: Khai thác tại chỗ bằng máy xúc, máy lật đổ đất (đất ruộng, đất đồi).
+ Quặng sắt, thạch cao, đá bazan, vỏ bao, khoáng hoá khác mua ngoài để phục
vụ sản xuất.

23
+ Than sử dụng than cám 3B, 3C, 4A mua tại Khe Bố, Quảng Ninh theo tiêu
chuẩn Việt Nam; Dầu, mỡ, nhờn mua ở chi nhánh xăng dầu Đô Lương thuộc Công
ty kinh doanh xăng dầu Nghệ Tĩnh.
Nguyên tắc sử dụng vật liệu cho sản xuất, xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất,
nghĩa là phải căn cứ vào lệnh sản xuất của Ban lãnh đạo doanh nghiệp. Khi có nhu
cầu sản xuất một sản phẩm nào đó thì thủ kho căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên
vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, từ phiếu yêu cầu dùng vật tư, để xuất vật tư phục
vụ sản xuất, phiếu xuất kho được lập theo mẫu:


24
Biểu số 2.1
CÔNG TY HỢP TÁC KINH
TẾ
PHIẾU XUẤT KHO Số 53. Mẫu số: 01 – VT
CÔNG TY THANH SƠN QĐ số : 15/2006/QĐ – BTC
Ngày 20/03/2008 của Bộ Tài chính
Họ tên người nhận hàng: Đoàn
Trung Hoà.
Nợ TK 621: 640.464.672
Địa chỉ: Phân xưởng I. Có TK 152: 640.464.672

Lý do xuất kho: Nhận vật tư phục vụ sản xuất xi măng PCB30.
Xuất tại kho: Công ty Thanh Sơn. Đơn vị tính: Đồng
TT Vật tư
Đơn
vị
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu cầu Thực xuất
1 Than cám 4A-QN tấn 1.200 521.621 625.945.200
2 Đá vôi M
3
1.028 14.124 14.519.472
Cộng 640.464.672
Số tiền bằng chữ: (Sáu trăm bốn mươi triệu, bốn trăm sáu mươi tư nghìn, sáu trăm bảy mươi
hai đồng).
Ngày 10 tháng 12 năm
2008
Thủ kho Người nhận Kế toán Giám đốc công ty
Biểu số 2.2
CÔNG TY HỢP TÁC KINH TẾ
CÔNG TY THANH SƠN
CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 186.
Ngày 15 tháng 12 năm 2008
Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ
Nội dung
Tài khoản
Số tiền
Số Ngày Nợ Có
1 07/12 PX I nhận vật tư phục vụ sản xuất XM 621 152 640.464.672

2 09/12 PX II nhận vật tư vỏ bao phục vụ SX XM 621 153 2.362.125

Cộng …….
Kèm theo 10 chứng từ gốc Ngày 15 tháng 12 năm 2008
Người lập Kế toán trưởng
Đơn giá vật tư xuất dùng được tính theo phương pháp bình quân gia quyền:
=
Giá trị vật tư tồn kho
đầu tháng
+
Giá trị vật tư nhập kho
trong tháng

25

×