Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH Long Long Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.31 KB, 44 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới năm 1986, nền kinh tế
Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế,
chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đa
dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội
nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng
nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hoá, đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao và bền vững đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Đặc
biệt là sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế
giới (WTO) vào tháng 11-2006 là một bước chuyển biến quan trọng đối với nền
kinh tế Việt Nam. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt đó đòi hỏi các doanh nghiệp
cần phải có một bộ phận kế toán mạnh nắm chắc về chuyên môn nghiệp vụ giúp
giám đốc doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản trị đúng đắn và kịp thời trong
các quyết định đầu tư và các quyết định về giá để có thể đáp ứng được yêu cầu của
người tiêu dùng và mục tiêu lợi nhuận của công ty.
Nằm trong xu hướng cạnh tranh chung đó công ty TNHH Long Long Hà
Nội cũng không ngừng tìm hiểu thị trường cung ứng các loại vật tư thiết bị mà
công ty đang kinh doanh với giá hợp lý, bộ máy kế toán trong công ty là một
phần quan trọng không thể thiếu trong việc giúp giám đốc ra các quyết định quản
trị. Trong những tuần đầu tiên thực tập tại Long Long Hà Nội em đã có cơ hội
tìm hiểu về bộ máy điều hành công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh và quan
trọng nhất đối với một sinh viên kế toán em đã được tìm hiểu tổng quan về bộ
máy kế toán của công ty, giúp em có một cái nhìn tổng quát về công việc thực tế
khi ra trường em sẽ được làm.
Báo cáo thực tập của em có kết cấu bao gồm 3 phần:
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động


sản xuất kinh doanh của công ty.
Phần 2:Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty.
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty
TNHH Long Long Hà Nội.
Vì thời gian thực tập ở công ty chưa nhiều nên báo cáo thực tập tổng hợp của
em không thể tránh được những thiếu sót, em mong nhận được các ý kiến đóng góp
của cô hướng dẫn thực tập cùng cán bộ kế toán trong công ty.
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH LONG LONG HÀ NỘI
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Thành lập từ cuối năm 1998, chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 1999,
Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật LONG LONG khi ấy chỉ là một doanh
nghiệp nhỏ chuyên kinh doanh các loại băng tải PVC, PU, PE, HY, Sillicone,
Cotton và các loại dây đai truyền lực bản dẹt cho ngành kéo sợi - công nghiệp Dệt.
Với đường lối phát triển đúng đắn và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, hơn
5 năm sau, LONG LONG đã vươn lên trở thành nhà cung cấp tin cậy trong lĩnh vực
của mình với rất nhiều khách hàng lớn trải dài trên khắp mọi miền đất nước. Công
ty TNHH Long Long đóng trụ sở chính tại 134 Nguyễn Thái Bình, Q1, Thành Phố
Hồ Chí Minh và có chi nhánh tại Hà Nội và Đà Nẵng. Do nhu cầu phát triển và đặc
điểm kinh doanh tại Hà Nội Giám đốc chi nhánh Hà Nội và đội ngũ nhân viên
khẳng định khả năng độc lập của mình trong khai thác thị trường vật tư, phụ tùng
cho các mỏ than ở Quảng Ninh nên tổng công ty đã họp bàn và quyết định tách
công ty. Cuối năm 2006 công ty TNHH Long Long Hà Nội chính thức tách ra từ
tổng công ty TNHH Long Long.
Trụ sở của công ty TNHH Long Long Hà Nội tại 81 Hoả Lò, Xuân Phương,

Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 04 3 7630 588
Fax: 04. 37630 599
Mã số thuế: 0102388342
Số vốn điều lệ: 2.500.000.000 VNĐ
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Long Long Hà Nội đã mở rộng
phạm vi hoạt động như cung cấp hầu hết các loại vật tư thuỷ lực hầm lò, băng tải
cao su, gia công cơ khí chủ yếu cho ngành than và thủy lợi, hướng tới mở rộng thị
trường ra toàn quốc và đầu tư cả sang thị trường Lào và Campuchia. Long Long Hà
Nội còn đang thử sức mình trong đầu tư nhà máy nước, nhà máy đã được đưa vào
sử dụng nhưng vẫn còn là thử nghiệm nên chưa sản xuất nhiều.
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
Mới tách ra từ tổng công ty nên phương châm của Long Long Hà Nội là gây
dựng uy tín với bạn hàng và tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ, chịu mức lợi nhuận
thấp trong mấy năm đầu để tạo cú nhảy cho sau này.
Với cái nhìn nghiêm túc về công việc, Ban Giám Đốc đã gây dựng lên một công ty
Long Long Hà Nội ngày càng vững chắc và uy tín với cả khách hàng trong nước lẫn
nhà cung cấp khắp Châu Âu. Và với khả năng, vị thế đã tạo được, quả là xứng đáng
khi công ty được Tập đoàn AMMERAAL BELTECH – Hà lan, (nhà sản xuất hàng
đầu thế giới về băng tải PVC, PU và dây đai dẹt, dây đai răng PU) đặt lòng tin trao
cho quyền phân phối độc quyền toàn bộ sản phẩm của Hãng tại Việt Nam.
Không chỉ có vậy, từ khi đi vào hoạt động độc lập tới nay, Công ty luôn tuân
thủ tiêu chí mang lại cho khách hàng sự thỏa mái nhất để tìm thấy ở họ sự tín nhiệm
và tin cậy. Long Long Hà Nội có đội ngũ bán hàng – kỹ thuật viên có tính chuyên
nghiệp, được hoạt động một cách độc lập, có trách nhiệm cao và nhận thức rõ tầm
quan trọng của mình là “đem lại lợi ích cho khách hàng”. Đồng thời với phương
cách làm việc tận tình từ Giám đốc đến các nhân viên, Long Long Hà Nội luôn cố
gắng đáp ứng tối đa các yêu cầu của khách hàng, dù là nhỏ nhất.

Uy tín, đó là điều không dễ tạo dựng nhưng công ty Long Long Hà Nội đã có
được nó nhờ một chiến lược phát triển đúng đắn và nghiêm túc, có sự đầu tư về tài
chính và con người để liên tục đổi mới, hứa hẹn sẽ là một nhà cung cấp lớn các loại
phụ tùng ngành mỏ theo đúng nghĩa, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ và đưa
công ty vững bước đi tới tương lai.
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Là công ty thương mại, thực hiện nhập khẩu hàng hoá, vật tư ngành mỏ và thủy
lợi tìm thị trường cung ứng để phân phối các sản phẩm của mình và cũng thực hiện
nhập khẩu hàng hoá theo đơn đặt hàng. Ngoài ra công ty còn thuê chuyên gia hỗ trợ
kỹ thuật lắp ráp các bộ phận và bảo hành thiết bị.
Đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch và mục tiêu là cung ứng nước sạch cho
thành phố Hà Nội.
Trở thành nhà cung cấp tin cậy của các khách hàng truyền thống cũng như tiềm
năng.
Phát triển được sự tin tưởng, hợp tác và hiệu quả với các đối tác kinh doanh
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
Công ty phải liên tục phát triển và liên tục đổi mới để có thể thích ứng được
với các thay đổi của thị trường, nhu cầu của khách hàng để có chiến lựơc kinh
doanh đúng đắn và đem lại hiệu quả cao.
Điều hành nhà máy nước đạt hiệu quả cao và tạo công ăn việc làm cho lao
động phổ thông tại huyện đặt nhà máy nước (Huyện Đan Phượng, Hà Nội)
1.2.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty.
Công ty chuyên nhập khẩu các mặt hàng đang kinh doanh từ các nước Châu Âu
và Trung Quốc rồi bán cho các mỏ than, hỗ trợ họ trong việc lắp đặt và vận hành
máy móc thiết bị.
Các mặt hàng mà công ty nhập khẩu :
- Vật tư thuỷ lực hầm lò; vật tư điện, điện tự động hoá; băng tải cao su; gia

công cơ khí; vật tư máy khai thác, vải lọc, dây curoa…
- Các loại cán thép và xà chủ lực
- Bộ bảo vệ phòng nổ trong hầm mỏ
- Máy cấp liệu rung, đầu nâng
- Máy phân cấp, tời kéo…
Các loại hàng hoá trên có đặc điểm là quy cách kỹ thuật phải đạt chuẩn vì đều
là các thiết bị bảo vệ, các khung chắn phải chịu lực cao được dùng trong hầm lò vì
nếu không đạt đúng các thông số kỹ thuật sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng rất nhiều
công nhân trong mỏ than. Đối với các loại thiết bị như vật tư thuỷ lực hầm lò, điện
tự động hoá…thì có khả năng bị chập điện rất cao nếu như sản phẩm bị lỗi cho nên
tất cả các mặt hàng mà công ty đang nhập khẩu phải đạt đúng quy cách chất lượng
hàng hoá chuẩn với thiết kế, không thể để bất cứ sai sót nào trong khâu nhập khẩu
kiểm định hàng cũng như trong quá trình lắp ráp và vận hành thiết bị. Chính vì vậy
khi nhập khẩu hàng hoá cũng phải chọn lựa kỹ các nhà cung cấp tin tưởng. Một
trong số những nhà cung cấp vật tư cho công ty là công ty TNHH SAN YUTIAN ở
Trung Quốc, đây là một công ty lớn và có uy tín trong lĩnh vực sản xuất các vật tư
ngành mỏ, giá cả lại hợp lý cho nên một số khách hàng trong nước của công ty cũng
yêu cầu mua hàng từ phía nhà cung cấp này.
Trái đất ngày càng nóng lên, ô nhiễm môi trường trầm trọng và nguồn nước
sạch để dùng cho sinh hoạt và sản xuất thì đang ngày một khan hiếm, hiểu được
điều này công ty thử sức mình trong đầu tư xây dựng nhà máy nước và cho vận
hành thử để chuẩn bị kinh doanh sang một mảng mới rất có tiềm năng phát triển đó
là cung cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội.
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty.
Bộ máy quản lý của công ty được chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới.
Đứng đầu chỉ đạo là giám đốc. Bộ máy công ty đơn giản và gọn nhẹ hơn, giúp cho
giám đốc là các phó giám đốc, trợ lý giám đốc và các phòng ban chức năng.

SƠ ĐỒ 1.1
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH LONG LONG HÀ NỘI
* Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm trước công ty về
hiệu quả sản xuất kinh doanh, đời sống của cán bộ công nhân viên. Giám đốc có
nhiệm vụ cùng với Phó giám đốc chỉ đạo, hướng dẫn các phòng ban chức năng thực
hiện công việc, chức năng cụ thể của mình.
* Phó giám đốc văn phòng Quảng Ninh: Phụ trách mở rộng thi trường và điều
hành các công việc liên quan tới mảng kinh doanh tại Quảng Ninh. Đóng vai trò rất
quan trọng trong bộ máy quản lý công ty vì Quảng Ninh là thị truờng tiêu thụ chính
của công ty.
* Trợ lý giám đốc: Tiếp khách, sắp xếp thời gian gặp mặt khách hàng và thay
quyền giám đốc thực hiện và ra quyết định một số công việc.
* Phòng Hành chính: Là bộ phận được tổng hợp từ các ban, tổ chức lao động
tiền lương và hành chính quản trị. Nhiệm vụ của bộ phận này là bố trí sắp xếp lao
động trong công ty về số lượng trình độ nghiệp vụ, tay nghề phù hợp với công việc
từg phòng ban, từng phân xưởng. Ngoài ra còn thực hiện các công việc hành chính
như mua văn phòng phẩm, văn thư, y tế, hội nghị, tiếp khách…
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
Giám đốc
PGĐ Văn
phòng QN
Trợ lý giám
đốc
P.Tài chính-
kế toán
P.Hành
chính
P. Kinh
doanh
PGĐ kỹ

thuật
6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
* Phòng Tài chính- Kế toán: Phụ trách các vấn đề về tài chính, kế toán và các
vấn đề liên quan đến các nghĩa vụ của công ty với nhà nước và các tổ chức kinh tế
chính trị khác.
* Phó giám đốc kỹ thuật: Xây dựng các định mức kỹ thuật, tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm, quy cách từng mặt hàng. Phụ trách giúp khách hàng lắp đặt và
hướng dẫn sử dụng sản phẩm, phụ trách việc bảo hành và sửa chữa các sản phẩm
hỏng. Theo dõi vận hành nhà máy nước có đảm bảo đúng thông số kỹ thuật hay
không.
* Phòng kinh doanh: Phụ trách chung về thị trường và cung ứng, tìm kiếm các
nhà cung ứng tin cậy và tìm kiếm thị trường tiêu thụ tiếp xúc với khách hàng và nhà
cung ứng, duy trì mối quan hệ tốt với họ.
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty.
Bảng số 1.1
Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Long Long Hà Nội

Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
1. Vốn điều lệ 2.500.000.000 2.500.000.000
2.Doanh thu thuần 16.807.352.469 36.358.612.734
3. Lợi nhuận sau thuế 172.920.084 491.491.205
4. LNST/VCSH 6,9% 19,66%
5. LNST/DTT 1,03% 1,35%
6. Thu nhập bình
quân/người/tháng
4.500.000 5.300.000
Doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 19.551.260.270 triệu đồng
tương đương tăng 116,325%. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng so với năm 2007

là 318.571.121 triệu đồng tương đương tăng184,23%. Doanh thu năm 2008 gấp hơn
2 lần năm 2007 chứng tỏ công ty đang có chiến lược phát triển đúng đắn, điều này
được ghi nhận là do công ty có sẵn khách hàng truyền thống khi còn là chi nhánh
của tổng công ty Long Long và một phần không nhỏ là sự cố gắng nỗ lực của cả
ban giám đốc và nhân viên trong công ty.
Lợi nhuận sau thuế tăng gấp gần 3 lần góp phần làm chỉ tiêu LNST/VCSH
tăng gấp gần 3 lần chứng tỏ công ty ổn định hơn về tình hình tài chính của mình.
LNST tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu là do công ty trong năm 2008 nhận
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
được nhiều đơn đặt hàng về dây curoa công nghiệp không chịu thuế nhập khẩu .Tuy
nhiên vẫn cần cố gắng nhiều vì doanh số bán hàng có tăng mạnh nhưng LNST/DTT
tăng không đáng kể.
Để khuyến khích người lao động gắn bó với doanh nghiệp và để thu hút
đội ngũ nhân viên bán hàng nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm mà vẫn đảm bảo quỹ
lương không chiếm quá nhiều chi phí trong tổng chi phí của công ty, Long Long Hà
Nội đã xây dựng chế độ lương thưởng hợp lý, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng
tương đối cao. Năm 2008 do doanh thu tăng nên thu nhập bình quân của người lao
động và nhân viên trong công ty cũng tăng đáng kể. Do ngoài mức lương chính
hàng tháng được nhận thì nhân viên kinh doanh còn được nhận thêm thưởng theo
doanh số.
Công ty phải được nâng cao hơn nữa để có đủ khả năng thích ứng với khó
khăn mới, với sự cạnh tranh mãnh liệt của thị trường trong và ngoài nước. Trước
đòi hỏi đó, để bộ máy làm công tác nhập khẩu thực sự tinh thông thì Công ty dự
định vào giữa năm 2010 sẽ có thêm một phòng nhập khẩu để công việc được
chuyên môn hoá hơn và giảm bớt khối lượng làm việc cho phòng kinh doanh, đồng
thời tăng cường công tác đào tạo nâng cao hình thức bám sát thực tế để đáp ứng
được yêu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là Quảng Ninh, nơi tập chung rất

nhiều mỏ than của cả nước. Các mỏ than lớn như mỏ than Mông Dương và Mạo
Khê là bạn hàng lâu năm của công ty từ khi còn là chi nhánh của Long Long cũ.
Ngành Mỏ đang ngày càng phát triển và nhu cầu về vật tư thiết bị và các loại máy
móc hiện đại ngày càng cao cũng là một thuận lợi cho công ty có thêm nhiều đơn
hàng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó của ngành công nghiệp khai thác thì lại
phát triển thêm rất nhiều công ty cũng nhập khẩu các thiết bị như Long Long Hà
Nội và thách thức ở đây là làm sao để có thể không những giữ được vị trí của mình
mà còn phải phát triển thêm nữa.
Hiện nay công ty cũng mở rộng thị trưòng tiêu thụ của mình cho các tỉnh
thành lân cận Hà Nội về các loại máy móc phục vụ cho ngành thuỷ lợi.
PHẦN II
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
TẠI CÔNG TY
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty,
Phòng kế toán-tài chính của công ty góp phần quan trọng vào việc quản lý các
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đưa ra các thông tin chính xác, đầy đủ
và kịp thời cho Ban Giám Đốc, thường xuyên cung cấp và trao đổi với các bộ phận
chức năng khác về nguồn vốn, TSCĐ, vật tư, các loại vốn bằng tiền…để từ đó nắm
được tình hình công ty một cách bao quát hay chi tiết, có những kế hoạch áp dụng
phù hợp đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty một cách bền vững.
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán.
*) Kế toán truởng:Là người điều hành và giám sát toàn bộ hoạt độngcủa bộ máy kế
toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn trước ban giám đốc, cấp trên và
nhà nước. Đồng thời chỉ đạo và kiểm soát thực hiện ghi chép luân chuyển chứng từ,
hướng dẫn, chỉ đạo vệc lưu giữ chứng từ, tài liệu sổ sách kế toá, lựa chọn và cải tiến
hình thức kế toán cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty.
*) Kế toán TSCĐ và tiền lương: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm

TSCĐ trong kỳ kế toán. Cuối kỳ hạch toán, kế toán trích khấu hao TSCĐ và tính
vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ(của bộ phận kế toán tại nhà máy nước).
Đồng thời căn cứ vào ngày công lao động kế toán tính chính xác, đầy đủ kịp thời
tiền lương, các khoản phải trích theo lương và các khoản khác có liên quan cho cán
bộ, công nhân viên.
*) Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi thu chi tiền mặt, TGNH theo dõi
tình hình thanh toán của công ty với khách hàng, hạch toán đầy đủ công tác bán
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
Kế toán tổng
hợp
Kế toán thanh
toán
Kế toán NK
HH
Thủ quỹ
Kế toán trưỏng
Kế toán TSCĐ,
tiền lương
9
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
hàng nhằm kịp thời cung cấp số liệu cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành, xác định kết quả kinh doanh tại đơn vị.
*) Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ làm các công việc còn lại như: Phụ trách
khai báo thuế hàng tháng, một phần công nợ(chủ yếu là thu tiền bán hàng), tập hợp
chi phí phát sinh, tính giá thành sản phẩm.
*) Kế toán nhập khẩu hàng hóa: Chịu trách nhiệm ghi sổ đối với hàng hóa
nhập khẩu, lập L/C, tính thuế nhập khẩu và phụ trách việc tính thuế cùng hải quan
theo dõi tình hình thanh toán với NCC và thay đổi tỷ giá đồng Việt Nam/USD
*) Thủ quỹ: Quản lý tiền hoàn toàn độc lập với các phần hành kế toán, chịu sự
chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Thực hiện việc thu chi tiền mặt, thanh toán

lương cho cán bộ nhân viên.
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty.
2.2.1. Các chính sách kế toán chung của công ty
Kỳ kế toán, đơn vị sử dụng tiền tệ trong kế toán Kỳ kế toán năm: bất đầu
từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị sử dụng tiền tệ trong kế toán: đồng
Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng:
Công ty TNHH Long Long Hà Nội áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban
hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài
chính.
Các nguyên tắc kế toán áp dụng tuân thủ các Chuẩn mực kế toán Việt Nam
và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước ban hành. Các báo cáo tài
chính được lập và trình bày theo đúng từng quy định của Chuẩn mực, thông tư
hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng.
Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ
Các chính sách kế toán áp dụng:
Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền:
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra tiền Việt Nam
theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối
năm các khoản mục tiền có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên
ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ
kế toán.
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
10
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
Chênh lệch thực tế tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá
lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh
thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.
Các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi thành
tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản

đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc
bao gồm giá mua và chi phí thu mua trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nhập trước- Xuất trước
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Được lập vào thời điểm
cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể
thực hiện được của chúng
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ.
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Theo nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và
chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ và hoạt động như dự kiến. Các chi
phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới TSCĐ được vốn hóa, ghi tăng nguyên giá; Các
chi phí bảo trì, sửa chữa được tính vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao đường thẳng
- Tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận theo nguyên giá theo giá trị
hợp lý hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (không bao
gồm GTGT) và các chi phí thực tế phát sinh ban đầu liên quan tới tài sản cố định
thuê tài chính. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận theo
nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
2.2.2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại công ty.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
Bước 1: Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
Bước 2: Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc
trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt;
Bước 3: Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán:
Phân loại các chứng từ kế toán theo nội dung nghiệp vụ để có thể tiện lưu vào các
file tương ứng, đánh số chứng từ tăng dần các nội dung kinh tế có cùng bản chất
theo ngày phát sinh nghiệp vụ.
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C

11
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
Bước 4: Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán: kẹp chứng từ kế toán vào các file
theo từng tháng, năm, theo từng khoản mục đã được phân loại. Ví dụ: PETTY
CASH aug 2009: lưu giữ các chứng từ liên quan tới nghiệp vụ chi tiền mặt trong
công ty trong tháng 8/2009
Sơ đồ 2.2. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra:
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
12
Chứng từ kế toán
Sổ , thẻ
kế toán
chi tiết
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
kế toán chứng từ
cùng loại
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng

chứng
từ ghi
sổ
Bảng tổng hợp chi
tiết
Sổ cái

Bảng cân đối số phát
sinh
Báo cáo tài chính
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
Với một số lượng thông tin lớn, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ,
Công ty đã áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính. Hiện nay Công ty đang áp
dụng phần mểm kế toán FAST ACCOUNTING 2006, được cung cấp bởi Công ty
cổ phần phát triển phần mềm FAST. Kế toán viên sau khi tập hợp và phân loại
chứng từ sẽ tiến hành nhập dữ liệu vào máy, phần mềm sẽ tự động chạy vào sổ kế
toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Phần mềm kế toán tuy không
hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán như ghi bằng tay nhưng đảm bảo in được
đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Quy trình luân chuyển chứng
từ và ghi sổ bằng máy như sau:
Sơ đồ 2.3: Quy trình hạch toán trên máy vi tính:
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày:
In sổ, báo cáo cuối kỳ:
Đối chiếu, kiểm tra:
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp kế toán
cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi
Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy theo các bảng biểu được thiết kế sẵn
trên phần mềm kế toán.
Theo quy định của phần mềm kế toán, sau khi nhập dữ liệu xong máy sẽ tự
động ghi vào sổ chi tiết TK theo từng đối tượng, máy sẽ tự tổng hợp và ghi vào các
Sổ cái tài khoản có mặt trong định khoản liên quan.
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
Chứng từ kế toán Sổ kế toán:
- Sổ chi tiết
- Sổ tổng hợp
Phần mềm kế

toán
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
quản trị
Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại
13
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
Cuối kỳ kế toán, kế toán thực hiện thao tác cộng sổ (khoá sổ) và lập BCTC.
Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và
đảm bảo độ chính xác, trung thực theo thông tin đươc nhập trong kỳ.
Phần mềm cũng cho phép xuất số liệu ra bảng tính Exel do đó rất thuận lợi
cho việc kiểm tra đối chiếu. Định kỳ kế toán tiến hành in các mẫu sổ ra giấy và thực
hiện các thủ tục pháp lý quy định như đối với sổ ghi bằng tay, việc đính kèm các
chứng từ vẫn được thực hiện theo luật định.
2.2.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại công ty.
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán hiện hành và mở các
tài khoản chi tiết để theo dõi từng đối tượng riêng cụ thể cần thiết phải tổ chức theo
dõi riêng, cụ thể:
+ Tài khoản loại 1: theo dõi từng đối tượng. Ví dụ: TK 641: chi phí bán hàng
+ Tài khoản loại 2: theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ở loại 1. Ví dụ:
Bảng 2.1. Hệ thống Tk 641- CPBH
Mã Tên
6411 Chi phí nhân viên
6412 Chi phí vật liệu, bao bì
6413 Chi phí dụng cụ đồ dùng
6414 Chi phí KHTSCĐ
6415 Chi phí bảo hành
6416 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6417 Chi phí lắp ráp thiết bị

6418 Chi phí bằng tiền khác
2.2.4. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán tại công ty.
Hình thức kế toán sử dụng ở công ty là hình thức kế toán ‘Chứng từ ghi sổ’.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ
ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó
được ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ
được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có kiên quan.
Cuối tháng, khoá sổ kế toán tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
14
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ
cái lập bảng cân đối số phát sinh
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính).
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại đơn vị.
Việc tiến hành lập các báo cáo kế toán của công ty do kế toán tổng hợp tiến
hành lập, kiểm tra và báo cáo lên cấp trên.Các báo cáo tài chính được lập vào cuối
mỗi quý bao gồm các loại báo cáo:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài ra, để phục vụ tốt hơn công tác quản lý và quá trình ra các quyết định
quản trị công ty còn lập các báo cáo quản trị như: báo cáo chi phí, tình hình thanh
toán với ngân sách nhà nước
2.3. Tổ chức kế toán các phần hành kế toán cụ thể tại đơn vị.
2.3.1. Tổ chức hạch toán TSCĐ

Các chứng từ sử dụng:
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản giao nhận sửa chữa lớn hoàn thành
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
15
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
Sơ đồ 2.4. Quy trình luân chuyển chứng từ về TSCĐ

Có 3 Loại sổ TSCĐ:
+ Sổ TSCĐ chung cả doanh nghiệp: Mở cho cả năm, sử dụng để phản ánh
tình hình biến động về TSCĐ và phạm vi toàn DN, sổ được ghi theo đặc trưng kỹ
thuật của TSCĐ.
+ Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng: Mỗi đơn vị theo dõi tình hình sử dụng và
trích hao mòn loại TSCĐ mình đang sử dụng.
+ Thẻ TSCĐ: Theo dõi chi tiết từng loại TSCĐ của đơn vị.
Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng:
211: TSCĐHH
213: TSCĐVH
214: HM TSCĐ
2141: HM TSCĐHH
243: HM TSCĐVH
142: Chi phí trích trước ngắn hạn
242: Chi phí trích trước dài hạn
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
16
Nhiệm vụ về
TSCĐ

Chủ sở hữu
Lập quyết định
tăng giảm
TSCĐ
Các chứng
từ ban đầu
Lập thẻ
TSCĐ, ghi
SCT TSCĐ,
lập bảng tính
và phân bổ
KH TSCĐ
Bảo
quản,
lưu
trữ
Hội đồng
giao nhận
Kế toán
TSCĐ
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
Quy trình ghi sổ kế toán TSCĐ
Sơ đồ 2.4: Quy trình ghi sổ kế toán TSCĐ
Đối chiếu: Kế toán thực hiện:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối kỳ: Máy tính tự động kết chuyển:
2.3.2. Tổ chức hạch toán NVL và CCDC
2.3.2.1. Tổ chức hạch toán NVL
Các chứng từ sử dụng:
 Thủ tục nhập kho:

Căn cứ vào hợp đồng hay việc sản xuất, phó giám đốc kỹ thuật sẽ xác định những
vật tư cần dùng và lập bảng vật tư gửi cho PGĐ giám đốc xét duyệt. Giám đốc sẽ
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
17
Chứng từ gốc về
tăng giảm và bảng
phân bổ TSCĐ
Sổ tổng hợp chứng
từ về TSCĐ
Nhập vào
máy tính
Sổ chi tiết TK 211,
214
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK
211, 214
Sổ tổng hợp chi tiết TK
211, 214
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
kết hợp với phòng tài chính- kế toán xem xét số tồn kho để đưa ra các kế hoạch
cung cấp NVL cho phù hợp và cử người đi mua NVL. Khi xem xét đầy đủ hoá đơn
GTGT, biên bản kiểm nghiệm vật tư, sẽ nhập vật tư.
Phiếu nhập vật tư ghi rõ số, ngày nhập, tên quy cách, số lượng NVL nhập kho theo
chứng từ, hoá đơn bán hàng
 Thủ tục xuất kho:
Khi có nhu cầu cần dùng NVL kế toán sẽ lập phiếu xuất kho NVL. Căn cứ vào
phiếu này thủ kho tiến hành lập thẻ kho. Sau đó chuyển “ Phiếu xuất kho vật liệu”,
thẻ kho giao cho phòng tài chính- kế toán để làm căn cứ ghi vào các sổ có liên quan.
Tài khoản kế toán sử dụng: TK 152- NVL
Quy trình luân chuyển chứng từ:

Một trong những yêu cầu của công tác quản lý NVL đòi hỏi phải phản ánh
chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn kho theo từng loại NVL về số lượng, chất lượng
và giá trị. Đáp ứng yêu cầu này công ty TNHH Long Long Hà Nội tiến hành kế toán
NVL theo phương pháp thẻ song song. Hạch toán chi tiết NVL là việc hạch toán
kết hợp giữa kho và phòng kế toán.
SƠ ĐỒ 2.5. Phương pháp thẻ song song
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra:
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
Phiếu xuất kho
Kế toán
tổng hợp
Thẻ kho
Phiếu nhập
kho
Thẻ kế
toán chi
tiết
nhập,
xuất,
tồn kho
NVL
18
Bảng tổng hợp
nhập, xuất, tồn
NVL
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
Trình tự ghi sổ:

Khi nhận được chứng từ về NVL, kế toán NVL kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ
của chứng từ rồi tiến hành nhập dữ liệu vào máy. Phần mềm kế toán sẽ tự động
hạch toán vào các TK liên quan và ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp. Trình tự ghi
sổ kế toán NVL được khái quát theo sơ đồ 2.6.
Sơ đồ 2.6: Trình tự ghi sổ kế toán NVL
Đối chiếu: Kế toán thực hiện:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối kỳ: Máy tính tự động kết chuyển:
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
19
Chứng từ kế toán
Sổ tổng hợp nhập-
xuất- tồn.
Nhập vào máy
tính
Sổ chi tiết TK 152
và các TK liên quan
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 152 và
các TK liên quan
Sổ tổng hợp chi tiết TK
152 và các TK liên quan
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
2.3.2.2. Tổ chức hạch toán CCDC
Trong Công ty chỉ có những CCDC sử dụng thường xuyên cho quá trình hoạt
động của Công ty như hoạt động SXKD và hoạt động QLDN, phục vụ cho hoạt
động bán hàng
CCDC được xếp vào loại hàng tồn kho nên được quản lý và hạch toán giống
như đối với NVL cả về tổ chức chứng từ, phương pháp hạch toán và trình tự ghi sổ.
Kế toán CCDC chỉ khác kế toán NVL ở những điểm sau:

- Tài khoản sử dụng: TK 153 “Công cụ dụng cụ”.
- Khi xuất dùng CCDC:
- Theo phương pháp phân bổ một lần giống với xuất dùng NVL.
- Trong trường hợp xuất dùng CCDC theo phương pháp phân bổ 50%, kế
toán hạch toán như sau:
Nợ TK 142, 242: 50% giá thực tế của CCDC
Nợ TK 627, 642: 50% giá thực tế của CCDC
Có TK 153: giá thực tế của CCDC
- Theo phương pháp phân bổ nhiều lần:
Nợ TK 142, 242
Có TK 153
2.3.3. Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.3.3.1. Kế toán tiền lương
Đặc điểm:
Hình thức tiền lương của Công ty là hình thức tiền lương theo thời gian kết
hợp với hình thức tiền lương theo doanh thu bán hàng.
Các quy định về trả lương trả thưởng của công ty hiện nay được áp dụng theo
Quy chế trả lương, trả thưởng ban hành theo quyết định số 32/ QĐ-HĐQT. Theo
đó: quỹ lương trả trực tiếp cho người lao động chiếm ít nhất 78% tổng quỹ lương,
quỹ khen thưởng từ quỹ lương bằng 10% tổng quỹ lương, quỹ khuyến khích người
có chuyên môn tay nghề là 2% quỹ lương, quỹ dự phòng cho năm sau tối đa không
quá 10% quỹ lương.
Tổ chức chứng từ:
- Bảng chấm công : Do nhân viên kế toán thống kê ở các phòng ban, lập để
theo dõi thời gian thực tế làm việc, nghỉ việc, vắng mặt của người lao động. Bảng
chấm công có phân loại A, B, C cho từng ngưòi, nhật ký của nhà máy có xác nhận
của ban quản lý nhà máy hàng ngày.
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
20
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu

- Bảng nghiệm thu khối lượng làm ra trong tháng: phản ánh sản lượng hoàn
thành của đơn vị đã được nghiệm thu, là cơ sở để tính ra số tiền lương của người lao
động được hưởng.
- Bảng chia lương: cho từng người trong đơn vị cộng thêm các phụ cấp. Bảng
lương bao gồm tất cả các khoản người lao động được hưởng như: lương khoán của
nhà máy nước được chia hết cho từng người; lương của nhân viên kinh doanh theo
lương cố định hàng tháng và lương theo doanh số bán; lương phép năm; lương ngày
nghỉ theo chế độ; các khoản phụ cấp, nghỉ chờ việc.
- Bảng phân bổ tiền lương và trích các quỹ: Trên cơ sở tiền lương phải trả cho
CBCNV từng đơn vị, kế toán thanh toán tiền lương tiến hành phân bổ tiền lương và
trích lập các quỹ.
Quy trình lập và luân chuyển các chứng từ tiền lương được khái quát theo sơ đồ.
Sơ đồ 2.7: Quy trình lập và luân chuyển chứng từ tiền lương:

Tài khoản sử dụng:
Công ty sử dụng TK 334 “Phải trả người lao động” để hạch toán thanh toán
tiền lương.
Các TK liên quan: TK 622, TK 627, TK 642…
Quy trình ghi sổ: Căn cứ vào bảng chia lương kế toán tiền lương lập bảng phân bổ
tiền lương và tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính. Phần mềm kế toán sẽ tự động
hạch toán vào các TK liên quan và lên sổ kế toán. Trình tự ghi sổ kế toán được khái
quát theo sơ đồ.
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
21
Kế toán lương:
Lập bảng chia
lương
Giám đốc ký
duyệt
Chi lương

KT tiền lương: Lập bảng phân
bổ tiền lương, ghi sổ, bảo quản
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
Sơ đồ 2.8: Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương:
Đối chiếu: Kế toán thực hiện:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối kỳ: Máy tính tự động kết chuyển:
2.3.3.2. Kế toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
 Đặc điểm:
Công ty trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ hiện hành về các khoản
trích theo lương của Bộ Tài chính( Chưa phải là quyết định mới nhất phái áp dụng
cho năm 2010). Mức trích cụ thể như sau:
- Quỹ BHXH: được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 20% trên tổng
quỹ lương của Công ty. Công ty phải nộp 15% trên tổng quỹ lương và tính vào
chi phí có liên quan, 5% còn lại do người lao động trực tiếp đóng góp (trừ vào
thu nhập của họ).
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
22
Bảng chia lương
Bảng phân bổ tiền
lương và các quỹ
Nhập vào máy
tính
Sổ chi tiết
TK 334, 335
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
TK 334, 335
Sổ tổng hợp chi tiết TK
334, 335

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
- Quỹ BHYT: Công ty thực hiện trích quỹ BHYT bằng 3% tổng quỹ lương,
trong đó Công ty chịu 2% tính vào chi phí SXKD và người lao động chịu 1% trừ
vào thu nhập.
- Kinh phí công đoàn: được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả
cho người lao động và doanh nghiệp phải chịu toàn bộ tính vào chi phí SXKD.
 Tổ chức chứng từ:
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
- Bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ
- Các chứng từ khác: Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH…
 Tài khoản sử dụng:
· TK 3382 “Kinh phí công đoàn”:
· TK 3383 “ Bảo hiểm xã hội”:
· TK 3384 “Bảo hiểm y tế”:
Các TK liên quan: TK 622, TK 627, TK642, TK334…
 Quy trình ghi sổ:
Sau khi trích lập các quỹ, kế toán nhập dữ liệu vào máy, phần mềm tự động
ghi sổ kế toán, trình tự giống như đối với tiền lương và xuất ra sổ kế toán tương
ứng.
2.3.4. Tổ chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
Chứng từ sử dụng: Hoá đơn bán hàng, bảng tổng hợp các chi chí hợp lý hợp lệ
phát sinh (chi phí bán hàng, chi pí quản lý doanh nghiệp…), bảng tập hợp giá vốn
hàng bán, các chứng từ khác có liên quan như: quyết định cho hưởng CKTM, các
đối tượng được giảm giá hàng bán, phiếu nhập kho đối với hàng bán bị trả lại,
phiếu xuất kho hàng đem bán…
2.3.4.1. Tổ chức hạch toán tiêu thụ
Trong Công ty, doanh thu được ghi nhận khi hoàn thành dịch vụ, bàn giao
thiết bị cho khách hàng, được khách hàng nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. Kế
toán doanh thu thực hiện tổ chức, quản lý, theo dõi, phản ánh đúng và kịp thời các
dịch vụ sửa chữa đã được quyết toán với khách hàng, hạch toán doanh thu của từng

thương vụ.
 Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán doanh thu, kế toán sử dụng TK 511 “Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ”.
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
23
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
 Quy trình ghi sổ:
Sơ đồ 2.9: Quy trình ghi sổ kế toán doanh thu
Đối chiếu: Kế toán thực hiện:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối kỳ: Máy tính tự động kết chuyển:
2.3.4.1. Tổ chức hạch toán xác định kết quả kinh doanh.
Kết quả hoạt động kinh doanh là số chênh lệch giữa tổng doanh thu bán hàng
hóa và cung cấp dịch vụ cộng doanh thu của hoạt động tài chính với giá vốn hàng
hóa, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
KQHDSXKD= DTBH thuần + DTHD tài chính – (Giá vốn hàng bán + Chi phí
TC + CPBH + CPQLDN )
Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu khác và các khoản
chi khác
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
24
Chứng từ tiêu thụ
Sổ tổng hợp các mặt
hàng tiêu thụ
Nhập vào máy
tính
Sổ chi tiết TK 632,
511
Chứng từ ghi sổ

Sổ cái TK 632, 511
Sổ tổng hợp chi tiết TK
632, 511
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
Kết quả hoạt động kỳ báo cáo ( lãi hoặc lỗ trước thuế ) = KQHDSXKD +
KQHD khác.
Tài khoản sử dụng:
TK 911: Xác định kết quả
TK 4212: Lợi nhuân chưa phân phối
Cuối kỳ khi xác định kết quả, phần mềm kế toán tự động chuyển số liệu và
thực hiện kết chuyển.
2.3.5. Tổ chức hạch toán nhập khẩu hàng hoá
Công ty thực hiện nhập khẩu trực tiếp hàng hóa, sử dụng phương thức nhập
khẩu theo giá CIF và thanh toán theo thể thức thư tín dụng.
Tổ chức chứng từ:
Quyết định đã phê chuẩn của giám đốc, kế toán hàng nhập khẩu yêu cầu ngân
hàng mở L/C.
Khi được thông báo hàng đã về tới cảng kế toán hàng nhập khẩu dựa trên gía
trị hàng hóa ghi trên biên bản giao nhận hàng tại cảng cùng cơ quan thuế tính ra số
thuế phải nộp và xác định giá trị hàng nhập khẩu sau khi đã tính thuế nhập khẩu và
thuế tiêu thụ đặc biệt. Nộp tiền cho cơ quan thuế có ký xác nhận của cơ quan thuế,
kế toán nhập khẩu, giám đốc và giấy báo nợ của ngân hàng.
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế với NCC để ghi các bút toán thanh toán theo các
hình thức trả chậm, trả trước, trả ngay hợp lý, xác định lỗ, lãi tỷ giá.
Tài khoản sử dụng:
TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược
TK 515 – Lãi tỷ giá
TK 635 – Lỗ tỷ giá
TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước ( Chi tiết theo từng loại thuế )
TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu

TK 3331: Thuế GTGT
TK 3332 : Thuế tiêu thụ đặc biệt
SV: Doãn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán 48C
25

×