Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng công trình văn hóa và đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.07 KB, 32 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
KẾT LUẬN 31
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, số lượng các doanh nghiệp, công ty
được phát triển vượt bậc cả về số lượng và quy mô. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh
khốc liệt của thị trường thì ngoài việc hoạch định chiến lược kinh doanh, phát
triển thì yếu tố sống còn của doanh nghiệp là kiểm soát về tài chính. Để kiểm
soát được tài chính thì hệ thống kế toán được xác định là công cụ quan trọng. Kế
toán góp phần để công ty điều hành hoạt động, đảm bảo sự chủ động trong sản
xuất kinh doanh và quản lý kinh tế, tài chính một cách có hiệu quả. Đối với nhà
nước, kế toán là công cụ quan trọng để tính toán xây dựng và kiểm tra việc chấp
hành ngân sách nhà nước, để điều hành và quản lý nền kinh tế quốc dân.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng công trình
văn hóa và đô thị, tôi nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác kế toán nói
chung trong hoạt động của một doanh nghiệp.
Nội dung Báo cáo thực tập tổng hợp ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết
luận được chia thành 3 phần chính:
Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng công
trình văn hóa và đô thị.
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần
Đầu tư xây dựng công trình văn hóa và đô thị.
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty
cổ phần Đầu tư xây dựng công trình văn hóa và đô thị.
Báo cáo sẽ đưa ra một cách tổng hợp toàn bộ hệ thống kế toán, quy trình
thực hiện kế toán của Công ty. Qua đó sẽ rút ra được những kinh nghiệm trong
cách tổ chức hoạt động kế toán của mô hình công ty cổ phần cũng như nghiên


cứu, đề xuất và kiến nghị với công ty một số công đoạn trong hoạt động kế toán
có thể xem xét cải tiến để nhằm nâng cao hiệu quả.
Trong khuôn khổ một báo cáo thực tập tôi không hy vọng đánh giá đầy đủ
được các mặt hoạt động kế toán của công ty nhưng mong muốn những nghiên
cứu của mình sẽ góp thêm những kiến thức và kinh nghiệp thực tế cho bản thân.
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
PHẦN 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH VĂN HÓA VÀ ĐÔ THỊ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Tư vấn - Xây dựng công trình văn hóa và Đô thị (trước đây) là
doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Quyết định số 792/QĐ-BVHTT
ngày 22 tháng 6 năm 1993 và được đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư xây
dựng công trình văn hóa và Đô thị theo Quyết định số 801/QĐ-BVHTTDL ngày
22 tháng 02 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt
phương án và chuyển Công ty Tư vấn Xây dựng công trình văn hóa và Đô thị
thành Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng công trình văn hóa và đô thị.
Tổ chức tiền thân của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng công trình văn
hóa và đô thị là Xưởng Thiết kế công trình văn hóa. Trải qua hơn 30 năm hình
thành và phát triển, từ Xưởng Thiết kế công trình văn hóa sau đó là Viện Thiết
kế công trình văn hóa; Công ty Tư vấn Xây dựng công trình văn hóa và Đô thị
và hiện nay đã được đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng công trình
văn hóa và đô thị.
Hơn 30 năm hoạt động với tên tuổi và thương hiệu của mình Công ty cổ
phần Đầu tư xây dựng công trình văn hóa và đô thị đã được biết đến với hàng
nghìn công trình lớn nhỏ khác nhau trên khắp mọi miền của đất nước, trong các
lĩnh vực thiết kế, tư vấn, quản lý kỹ thuật và thi công. Năm 1989 Công ty được
nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3.

Năm 2008 Công ty chuyển đổi từ Công ty nhà nước sang Công ty cổ phần
có nhiều thuận lợi tuy nhiên cũng không ít khó khăn. Nhưng có lẽ đây là cơ hội
để Công ty ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn.
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
Tên công ty : Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng công trình văn hóa và
đô thị
- Tên giao dịch Quốc tế: Cultural and Urban Project Investing and
Construction Joint Stock Company
- Tên viết tắt: PICOM
- Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc: Nguyễn Tuấn Hà
- Địa chỉ : Số 16 - ngõ 55 - Vân Hồ 2 - Hai Bà Trưng - HN
- Tài khoản: 102010000018775 Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu
vực II, Hai Bà Trưng - Hà Nội
- Mã số thuế: 0100111144
Vốn điều lệ của Công ty : 10.500.000.000
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tổ
chức
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Hội đồng quản trị
HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền
nhân danh Công ty. HĐQT có quyền quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty,
quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh, bầu và bãi nhiệm giám đốc,
Giám đốc
Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội
đồng Quản trị và pháp luật về điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Phó giám đốc
Là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động

sản xuất kinh doanh của công ty theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách
nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công và thực hiện. Công ty có 2
phó giám đốc
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
Các phòng ban chức năng khác
Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh
doanh, chịu sự lãng đạo trực tiếp của ban giám đốc đồng thời trợ giúp ban giám
đốc công ty chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh đi đúng hướng mục tiêu đề ra
và hoàn thành tốt các mục tiêu đó.
- Phòng kế hoạch dự án
Lập dự án tổ chức thi công và bố trí lực lượng cán bộ kỹ thuật phù hợp cho
công trình, hạng mục công trình. Bóc tách khối lượng thi công, lập tiên lượng, lập
tiến độ và biện pháp thi công cho các công trình, hạng mục công trình. Thiết kế các
dự án đầu tư, kết cấu các chi tiết máy móc phục vụ sản xuất và thi công của công ty
kiểm tra giám sát các công trình, lập hồ sơ nghiệm thu bàn giao các phần việc của
từng hạng mục công trình, lập biểu đối chiếu tiêu hao vật tư và biểu thu hồi vốn.
Tổng hợp báo cáo khối lượng công việc của từng hạng mục theo từng tháng, quý,
năm.
Phòng kế hoạch dự án được chia nhỏ thành các phòng phụ trách từng mảng
riêng như: phòng thiết kế giao thông chịu trách nhiệm thiết kế những công trình
giao thông, …
- Phòng vật tư - thiết bị
Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về giao nhận và quyết toán vật
tư thiết bị chính, quản lý mua sắm vật liệu phụ, phương tiện và dụng cụ công cụ
cung cấp cho các đơn vị trong công ty thi công các công trình.
- Các phòng thiết kế
Chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng bản vẽ phù hợp với chức năng của
phòng mình. Ví dụ như: phòng thiết kế giao thông chịu trách nhiệm thiết kế các

công trình về giao thông như cầu, đường
- Phòng tài chính kế toán
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
Là bộ phận cung cấp số liệu, tài liệu cho ban Giám đốc phục vụ điều hành
hoạt động sản xuất, thi công, phân tích các hoạt động kinh tế phục vụ cho việc
thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ:
Tham mưu cho Giám đốc thực hiện quyền quản lý, sử dụng tài sản, vốn,
đất đai và các tài nguyên khác, giúp Giám đốc quản lý, điều tiết và phát triển vốn
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiến hành phân tích tình hình tài chính của Công ty nhằm hoạch định
chiến lược tài chính của Công ty, tìm và lựa chọn phương án tối ưu nhất về mặt
tài chính.
Tổ chức thực hiện công tác kế toán theo đúng chế độ và chuẩn mực kế
toán hiện hành. Ghi chép, phản ánh, tính toán số liệu tình hình luân chuyển vật
tư, tài sản, tiền vốn quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty,
thu chi tài chính, thanh toán tiền vốn, các chế độ tài chính Nhà nước ban hành.
Định kỳ tiến hành lập các báo cáo theo quy định của chế độ hiện hành. Kết
hợp với các phòng ban chức năng khác để nắm vững tiến độ, khối lượng thi công
các công trình, tiến hành theo dõi khấu hao máy móc thiết bị thi công, thanh
quyết toán với chủ đầu tư, người lao động và CBCNV, thực hiện nghĩa vụ với
nhà nước, bảo hiểm xã hội, mua bảo hiểm y tế cho nhân viên của Công ty.
-Các đội thi công: Chịu trách nhiệm thi công các công trình, hạng mục
công trình mà Công ty đảm nhận.
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
5
Bỏo cỏo thc tp tt nghip GVHD: Th.s: H Phng Dung
SVTH: Trn Thỳy Linh Lp K toỏn

6
S 01: S t chc qun lý Cụng ty c phn t vn xõy dng Bch ng
Đại hội đồng cổ
đông
Hội đồng quản
trị
Giám đốc
Phó Giám đốc phụ
trách kỹ thuật
Phó giám đốc phụ
trách kinh tế
Phòng
vật t
thiết bị
Phòng
thiết kế
giao
thông
Phòng
thiết kế
kiến
trúc
Các đội thi công
Phòng
tài
chính
kế toán
Phòng
thiết kế
hạ tầng

Phòng
thiết kế
thuỷ lợi
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
1.2.3.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Phân cấp tài chính của Công ty diễn ra khá chặt chẽ, với những khoản chi
từ 100 triệu đồng trở xuống thì Giám đốc uỷ quyền cho các Phó giám đốc duyệt
chi, còn những khoản tiền từ 100 triệu đồng trở lên thì phải có sự thông qua của
Giám đốc. Các nghiệp vụ thu chi của Công ty đòi hỏi phải có đầy đủ chứng từ và
chữ ký của những người liên quan trong chứng từ đó.
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2009, 2010, 2011
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu 48.987.000.000
đ
65.653.000.000
đ
75.569.602.364đ
Nguồn vốn KD 6.850.241.406
đ
7.705.364.000
đ
8.000.000.000đ
Vốn Nhà nước 7.469.820.000 7.956.199.000 8.500.000.000đ
Lợi nhuận trước thuế 674.451.000 1.216.031.000 1.500.000.000
Lợi nhuận sau thuế 458.626.000 826.901.000 1.080.000.000
Số lao động 500 810 950
Bình quân/ tháng 2.850.000
đ

3.200.000
đ
3.300.000
đ
Các khoản nộp NS 579.963.000 398.645.000 533.500.000
Nợ phải trả 22.938.000.000 36.000.000.000 40.500.000.000
Nợ phải thu 13.238.000.000 28.634.000.000 35.000.000.000
Nguồn Báo cáo tài chính năm 2009,2010,2011
Qua số liệu trên ta nhận thấy:
- Doanh thu hàng năm của Công ty liên tục tăng tuy nhiên tốc độ tăng
doanh thu năm 2011 đạt 1,15 lần chậm hơn so với năm 2010.
- Lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng không ngừng tăng năm sau cao hơn
năm trước năm 2011 tăng 1,3 lần so sới năm 2010.
- Số lao động bình quân tăng 1,17 lân, lương bình quân cũng tăng 1,08 lần
Tuy nhiên ta nhận thấy tốc độ tăng lương bình quân của cán bộ công nhân
viên Công ty chỉ đạt 1,08 lần thấp hơn tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế. Điều đó
cho thấy Công ty chưa thực sự quan tâm đến đời sống của công nhân.
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
Đặc biệt tỷ lệ giữa nợ phải trả/ nợ phải thu năm 2011 là 1,15 giảm hẳn so
với năm 2010 là 1,25 đó là một tín hiệu không tốt về công tác thu hồi vốn của
Công ty bị hạn chế.
Nhìn chung đạt được kết quả SXKD như trên là một sự cố gắng rất lớn của
toàn Công ty trong đó một phần không nhỏ có sự đóng góp của công tác quản lý
tài chính và kế toán.
1.3. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ
1.3.1. Đặc điểm sản phẩm
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất
công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân.

Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích lũy cùng với vốn
đầu tư của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
So với các ngành sản xuất khác, ngành XDCB có những đặc điểm về kinh tế - kỹ
thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây dựng và quá trình tạo ra sản
phẩm của ngành.
Sản phẩm xây dựng là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy
mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây
dựng thường lâu dài Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây
dựng phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá trình sản xuất xây
dựng phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt
rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây dựng. Sản phẩm xây dựng được tiêu
thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính
chất hàng hóa của sản phẩm xây dựng không thể hiện rõ. Sản phẩm xây dựng cố
định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe máy, thiết bị thi công, người
lao động ) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho
công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của
điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
Sản phẩm của hoạt động xây dựng đòi hỏi một quy trình công nghệ sản
xuất hết sức phức tạp từ khâu mời thầu đến khâu kết thúc hoàn thành công trình
bàn giao cho chủ đầu tư đến việc bảo hành công trình sau bàn giao cho chủ đầu
tư. Bắt đầu bằng việc khi chủ đầu tư gửi hồ sơ thầu cho nhà thầu, phòng kế
hoạch - kỹ thuật của Công ty có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, phối hợp với các
phòng thiết kế tiến hành phân tích tính khả thi về mặt kỹ thuật, về mặt tài chính,
kinh tế - xã hội. Nếu dự án có tính khả thi, Công ty sẽ tiến hành lập hồ sơ dự
thầu. Nếu trúng thầu, sẽ tiến hành các công việc cần thiết chuẩn bị thi công như
giải phóng mặt bằng, thi công công trình theo đúng tiến độ và chất lượng công
trình theo thoả thuận giữa nhà thầu chủ đầu tư cho khi công trình hoàn thành,

tiến hành bàn giao cho chủ đầu tư.
Sơ đồ 02: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
1.3.2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
9
KHẢO SÁT
THIẾT KẾ
GIẢI PHÓNG MẶT
BẰNG
XÂY VÀ TRÁT
HOÀN THIỆN
ĐÚC DẦM CỘT BÊ
TÔNG
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
Sản phẩm của Công ty mang tính đặc thù khác biệt làm cho thị trường tiêu
thụ sản phẩm của Công ty cũng mang tính khác biệt so với các thị trường khác.
Đó là:
- Một người mua nhiều người bán.
- Việc mua bán sản phẩm thường diễn ra tại nơi sản xuất.
- Nhà nước là khách hàng lớn nhất.
- Chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế:
+ Quy luật giá trị.
+ Quy luật lưu thông tiền tệ.
+ Quy luật cung-cầu.
+ Quy luật cạnh tranh.
Công ty mong muốn ngày càng tạo dựng được uy tín và vị thế của mình
thỏa mãn được những yêu cầu của các chủ đầu tư đưa ra và ngày càng mở rộng
thêm thị trường cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, với sự phát triển không
ngừng của công nghệ, thông tin, kinh tế thì yêu cầu của các chủ đầu tư ngày càng
cao trong việc thiết kế, tư vấn và khảo sát các công trình. Để đáp ứng được

những yêu cầu của các chủ đầu tư cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm dịch
vụ của mình, Công ty đã đưa ra chính sách chất lượng: Công ty cam kết thỏa
mãn khách hàng bằng các dịch vụ và sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, phù
hợp với quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn, văn bản pháp quy và luật pháp Nhà
nước
PHẦN 2:
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
ĐẶC ĐIỂM TỔCHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VĂN HÓA VÀ ĐÔ THỊ
2.1. Đặc điểm lao động kế toán và tổ chức bộ máy kế toán
2.1.1. Đặc điểm lao động kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty bao gồm 5 người, trong đó có 1 trưởng
phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên kế toán.
Bà Ngô Thị Hương Giang: sinh năm 1979, tốt nghiệp trường Đại học tài
chính kế toán, làm việc tại Công ty từ năm 2004 (từ khi Công ty thành lập)
Ông Nguyễn Mạnh Cường: sinh năm 1981, tốt nghiệp Hệ tại chức trường
Đại học Thương mại, làm việc tai Công ty từ năm 2004
Bà Hoàng Thu Hường: sinh năm 1983, tốt nghiệp trường Cao đẳng tài
chính kế toán, làm việc tại Công ty năm 2005
Ông Trần Văn Tuấn: sinh năm 1980, tốt nghiệp trường Đại học thương
mại, làm việc tại Công ty năm 2005
Bà Phạm Thị Giang: sinh năm 1983, tốt nghiệp trường Đại học dân lạp
Thăng Long, làm việc tai Công ty từ năm 2006.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Do sản phẩm của Công ty là các công trình công nghiệp có quy mô lớn và
địa bàn hoạt động kinh doanh của Công ty là rộng khắp trên cả nước. Điều này
dẫn tới bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức theo hình thức
tập trung. Theo hình thức này kế toán tại các công trình không hạch toán mà có

nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm vật tư, máy móc thiết bị, . . . và hàng
tháng tập hợp số liệu, chứng từ gửi cho phòng kế toán để tập hợp số liệu chung
của Công ty lập báo cáo định kỳ theo đúng quy định của chế độ kế toán.
Bộ máy kế toán của Công ty thể hiện qua sơ đồ sau:
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
Sơ đồ 03: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại phòng Tài chính Kế toán của Công
ty
Do quy mô của Công ty nhỏ nên bộ máy kế toán khá gọn nhẹ, mỗi nhân
viên kế toán phải phụ trách từ 2 đến 3 phần hành. Chức năng nhiệm vụ của từng
nhân viên trong bộ máy kế toán như sau:
Bà Ngô Thị Hương Giang: Kế toán trưởng: - phụ trách chung, chịu trách
nhiệm trước Giám đốc Công ty về mọi mặt hoạt động của phòng; Tham mưu với
Giám đốc Công ty chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công
ty và có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Pháp luật; Thông qua các
chứng từ, giấy tở liên quan đến công tác tài chính kế toán,
Bà Hoàng Thu Hường: Hạch toán vào máy các chứng từ của Công ty;
Kết hợp với kế toán công nợ cuối tháng đối chiếu số dư công nợ hàng tháng,
quý, năm; Kiểm tra đối chiếu với các kế toán khác những tài khoản liên quan.
Tổng hợp các thông tin từ các kế toán khác, cuối kỳ lập các báo cáo tài chính.
Ông Nguyễn Mạnh Cường: thực hiện các phần hành như sau:
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
12
Kế toán trưởng
Kế toán
tiền mặt,
tiền gửi
Kế toán
vật tư,

tiền
lương
Kế toán
TSCĐ,
doanh
thu
Kế toán tổng hợp
kế toán
ngân
quỹ và
chứng
từ kho
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
- Kế toán vật tư: Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hoá ở
các kho do Công ty trực tiếp quản lý; Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, chính xác của
phiếu nhập xuất, hướng dẫn các bộ phận trong Công ty thực hiện đúng theo quy
định Nhà nước; Mở thẻ kho, kiểm tra thẻ kho, chốt thẻ kho của từng kho Công
ty; Đối chiếu với kế toán tổng hợp vào cuối tháng; Thực hiện việc kiểm kê khi có
quyết định kiểm kê.
- Kế toán tiền lương: Tính toán tiền lương chính xác, kịp thời khi có bản
lương được lãnh đạo duyệt trên cơ sở quy chế lương: Giám sát việc tính toán tiền
lương của các đơn vị trực thuộc, theo dõi tiền lương của đơn vị đó, trên cơ sở
hợp đồng giao khoán, kế hoạch thi công được duyệt; Theo dõi tiền lương và Tính
tiền lương bình quân tháng, tổng hợp tiền lương toàn Công ty.
Ông Trần Văn Tuấn: Thực hiện các phần việc
- Tài sản cố định: Theo dõi nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại của TSCĐ
theo từng nguồn vốn: Mở thẻ chi tiết cho từng TSCĐ; Theo dõi sự tăng giảm TK
009; Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Doanh thu về tiền và thu về: Theo dõi chi tiết hạch toán doanh thu, theo
dõi tiền thu về các công trình, kết hợp với kế toán thuế xác định thuế GTGT đầu

ra, kết hợp với các đội công trình và phòng kinh tế kỹ thuật đôn đốc thu hồi vốn
các công trình được giao và các công trình lưới điện. Báo cáo tình hình sử dụng
hoá đơn, chậm nhất trong 10 ngày đầu tháng phải lập báo cáo sử dụng hoá đơn
lưu và gửi về cục thuế; Đối chiếu với công nợ phải thu và doanh thu, khối lượng
với khác hàng, theo dõi các phiếu giá.
Bà Phạm Thị Giang: thực hiện các phần hành
- Kế toán ngân quỹ: Thực hiện việc thu, chi tiền mặt nhanh gọn chính xác
theo đúng chế độ Nhà nước, không để nhầm lẫn mất tiền; Ghi chứng từ vào sổ
quỹ, đối chiếu với kế toán tiền mặt từng chứng từ thu chi và xác định tồn quỹ;
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
Cuối tháng đối chiếu số dư tiền mặt với kế toán tổng hợp; Đề xuất với trưởng
phòng khi thấy việc lưu giữ tiền không an toàn. Lập các Ủy nhiệm thu, Ủy
nhiệm chi, kiểm tra số dư tại các tài khoản ở các tổ chức tín dụng.
- Kho chứng từ: Giữ chìa khoá kho chứng từ; Thường xuyên kiểm tra và
phun thuốc chống mối mọt, chống ẩm ướt ở các kho lưu giữ chứng từ; Không
cho bất cứ ai xem chứng từ khi chưa có sự đồng ý của trưởng phòng ngoại trừ
Giám đốc công ty.
Ngoài ra mỗi nhân viên kế toán phải theo dõi các công trình được giao;
Tập hợp chi phí toàn bộ công trình theo dõi báo cáo trưởng phòng, giám đốc
hàng tháng: Số tiền đã chi ra (tạm ưng, thanh toán thẳng ); Ca xe máy phục bị
công trình đó (tuỳ từng công trình), vật tư, công cụ, dụng cụ phục vụ công trình;
Kết hợp với kế toán Doanh thu đốc thúc, thu hồi vốn những công trình được
phân giao.
2.2. Đặc điểm vận dụng các chế độ và chính sách kế toán
2.2.1. Khái quát chung
Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định 15 của Bộ
Tài chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006. Trên cơ sở chế độ kế toán hiện
hành Công ty đã tiến hành nghiên cứu và cụ thể hoá, xây dựng lại bộ máy kế

toán phù hợp với chế độ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty mình. Cụ
thể như sau:
- Niên độ kế toán của Công ty được bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết
thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong hạch toán là đồng Việt Nam. Khi
chuyển đổi các đồng tiền khác sang tiền Việt Nam đồng tại thời điểm phát sinh
theo tỷ giá Ngân hàng Nhà nước công bố trong ngày. Cuối năm tiến hành đánh
giá chênh lệch tỷ giá hối đoái.
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
- Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Ghi nhận Tài sản cố định theo giá gốc (Nguyên giá TSCĐ = Giá mua
theo hoá đơn + chi phí thu mua, lắp đặt, chạy thử). Khấu hao tài sản cố định
được tính theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao tài sản cố định
được thực hiện theo Quyết định số 206/2003TC-BTC ngày 12 tháng 12 năm
2003 về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài
chính.
- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, do hàng tồn kho của Công ty có giá
trị lớn, xuất dùng không thường xuyên nên Công ty hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định
theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị xuất kho nguyên vật liệu là giá
thực tế đích danh (tính trực tiếp).
- Công ty trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào thời điểm cuối
năm căn cứ vào tình hình tồn kho đầu năm, tình hình xuất nhập trong năm và
tình hình biến động giá cả vật tư, hàng hoá để tiến hành xác định giá trị thực tế
của hàng tồn kho và trích lập dự phòng.
- Doanh thu của Công ty được xác định theo giá trị công trình, hạng mục
công trình được nhà thầu chấp nhận. Để xác định phần công việc đã hoàn thành
của hợp đồng xây dựng Công ty sử dụng phương pháp đánh giá.

2.2.2. Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán Công ty đang áp dụng có nội dung, phương pháp, ký
chứng từ theo đúng quy định của Luật kế toán và Nghị định số 129/2004NĐCP
ngày 31/05/2004 của Chính phủ. Theo quyết định số 15 này thì chứng từ kế toán
mà công ty áp dụng gồm 5 chỉ tiêu:
- Chứng từ về lao động tiền lương
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
+ Bảng chấm công: Dùng để theo dõi hàng ngày công việc thực tế làm
việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH, để có căn cứ tính trả lương, BHXH trả
thay lương cho từng người và quản lý lao động trong Công ty.
+ Bảng thanh toán tiền lương: là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền
lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho CBCNV,
kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho CBCNV trong Công ty đồng thời là căn
cứ để thống kê về lao động tiền lương.
+ Bảng kê trích nộp các khoản theo lương: bảng kê khối lượng công việc
hoàn thành; Bảng chấm công làm thêm giờ; Bảng phân bổ tiền lương và BHXH;
Bảng bình bầu A, B, C
- Chứng từ hàng tồn kho: theo dõi tình hình nhập, xuất tồn vật tư, công cụ,
dụng cụ hàng hoá làm căn cứ để kiểm tra tình hính sử dụng và cung cấp thông
tin cần thiết cho việc quản lý HTK.
+ Phiếu nhập kho: Nhằm xác nhận số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng
hoá nhập kho làm căn cứ ghi Thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách
nhiệm của những người có liên quan và ghi vào sổ kế toán.
+ Phiếu xuất kho: Theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ,
hàng hoá xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong công ty, làm căn cứ để hạch
toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình và kiểm tra việc sử dụng, thực
hiện định mức tiêu hao vật tư.
+ Bảng phân bổ nguyên vật liệu; Bảng kê phiếu xuất; Biên bản kiểm

nghiệm: thường được dùng ở các công trình.
- Chứng từ tiền tệ: Theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ các loại tiền mặt,
ngoại tệ, vàng bạc và các khoản tạm ứng, thanh toán tạm ứng của Công ty.
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
+ Phiếu thu: Nhằm xác định số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập từ quỹ về
làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ, kế toán ghi các khoản thu có liên
quan.
+ Phiếu chi: Nhằm xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ thực tế xuất quỹ
và làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ và kế toán ghi sổ.
+ Uỷ nhiệm chi.
+ Giấy đề nghị tạm ứng: làm căn cứ đề xét duyệt tạm ứng; Giấy thanh
toán tiền tạm ứng; Giấy đề nghị thanh toán; Biên bản kiểm kê quỹ.
- Chứng từ TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh
lý TSCĐ.
- Chứng từ về bán hàng: Hoá đơn GTGT;
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động
của Công ty đều được Công ty tiến hành lập chứng từ đầy đủ và có chữ ký của
người có chức danh quy định trên chứng từ. Các chứng từ do Công ty lập và do
bên ngoài chuyển vào đều được tập trung ở phòng Tài chính - Kế toán. Tại đây
kế toán Công ty sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lý và hợp lệ của các chứng từ đó
như: các yếu tố bắt buộc của chứng từ có đầy đủ không? nội dung kinh tế của
nghiệp vụ có hợp lý hay không? số liệu trên chứng từ có chính xác không? Các
chứng từ của Công ty được vào theo từng ngày và được đánh số thứ tự để tiện
theo dõi, kiểm tra đồng thời dễ tra cứu khi cần. Các chứng từ của 1 tháng thì
được lưu vào 1 cặp hồ sơ riêng.
Ví dụ: Nghiệp vụ mua vật tư nhập kho dùng để cho công trình. Sau khi
nhận được các chứng từ do người mua gửi về kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp
lý, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ như sau:

+ Xem xét các yếu tố bắt buộc trên chứng từ.
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
+ Đối chiếu nội dung kinh tế, số lượng vật tư, số tiền trên Giấy đề nghị
thanh toán với hoá đơn GTGT nhằm xem xét đề nghị mua có đúng với hoá đơn
mua hàng không; đối chiếu Giấy dự trù vật tư với hoá đơn GTGT nhằm biết mua
vật tư có vượt quá dự trù không làm cơ sở để giải quyết (nếu vượt quá mà không
được xét duyệt thì người mua sẽ phải chịu trách nhiệm), đối chiếu Hoá đơn
GTGT với biên bản kiểm nghiệm, nếu vật tư đảm bảo thì tiếp tục đối chiếu với
Phiếu nhập kho; đồng thời tính toán lại số tiền của các chứng từ trên. Các chứng
từ trên sau khi được nhập vào máy tính thì được lưu trữ và bảo quản.
2.2.3. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo đúng quy định của chế độ kế toán
hiện hành (Quyết định 15) và phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của
Công ty. Hệ thống tài khoản mẹ được vận dụng theo chế độ quy định và các tài
khoản con được mở chi tiết phù hợp dựa trên thực tế hoạt động. Ví dụ: TK 112 -
Tiền gửi ngân hàng: gồm các khoản tiền gửi của Công ty tại ngân hàng. TK này
có 3 tài khoản cấp 2 là: TK 1121 - Tiền Việt Nam, TK 1122 - Tiền ngoại tệ,
trong mỗi tài khoản cấp 2 này Công ty lại chi tiết cho từng Ngân hàng. Ví dụ
như: TK 112101: Tiền gửi tại trụ sở Giao dịch Ngân hàng đầu tư Phát triển.
2.2.4. Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Do hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên số lượng công trình mà Công
ty đảm nhận không nhỏ và nằm rải rác khắp nơi trên đất nước vì vậy phát sinh
một số lượng chứng từ lớn dẫn tới việc hạch toán kế toán rất phức tạp, để thuận
tiện và đơn giản trong việc hạch toán theo dõi và đối chiếu cho nên hiện nay
Công ty áp dụng ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung.
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung

Sơ đồ 04: Hính thức Nhật ký chung
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Bên cạnh đó công ty còn áp dụng phần mềm kế toán Fast Accounting 2005
trong hạch toán nhằm giảm bớt khối lượng sổ sách. Theo quyết định 15 Công ty
sử dụng những loại sổ: Sổ nhật ký chung, Sổ Nhật ký thu tiền, Sổ nhật ký chi
tiền, Sổ nhật ký mua hàng, Sổ cái tài khoản, Sổ chi tiết 1 tài khoản, Trên thực tế
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
19
Sổ nhhật
ký đặc biệt
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Sổ cái Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
các sổ sách của Công ty đều nằm trong máy tính, khi nào cần thì kế toán mới in
ra để dùng.
2.2.5. Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
Căn cứ vào Luật kế toán, chuẩn mực kế toán số 21 – “trình bày báo cáo tài
chính” và theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC hệ thốngbáo cáo kế toán của
Công ty gồm 4 báo cáo cơ bản sau:
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Bản thuyết minh báo cáo tài chíh.
Theo đó Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh còn được Kế
toán tổng hợp lập theo từng quý, còn Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết
minh báo cáo tài chính được lập vào thời điểm cuối năm
Toàn bộ báo cáo của Công ty do Kế toán tổng hợp lập cuối kỳ. Cuối kỳ kế
toán tổng hợp tiến hành tổng hợp các số liệu kế toán mà các nhân viên kế toán đã
nhập vào máy trong kỳ.Kết chuyển các chi phí và doanh thu trong kỳ vào tài
khoản xác định kết quả, làm cơ sở cho việc lập báo cáo.
Với phần mềm kế toán Fast Accouning 2005 cho phép Công ty giảm bớt
công việc, hiệu quả, đơn giản phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của
Công. Phần mềm này bao gồm nhiều phân hệ khác nhau như: Phân hệ kế toán
tổng hợp, phân hệ kế toán tiền mặt, tiền gửi và tiền vay; phân hệ kế toán bán
hàng và công nợ phải thu, phân hệ kế toán chi phí và giá thành; Phân hệ kế toán
tài sản cố định; Phân hệ kế toán công cụ, dụng cụ; phân hệ kế toán chủ đầu tư;
ngoài ra có báo cáo như: báo cáo thuế, báo cáo quản trị.
Hàng ngày, khi các phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, kế toán căn cứ vào cá
chứng từ gốc hợp lệ, hợp lý, hợp pháp tiền hành nhập dữ liệu vào các phân hệ kế
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
toán cho phú hợp với nội dung kinh tế của nghiệp vụ, vào sổ Nhật ký chung, Sổ
chi tiết từng tài khoản. Cuối tháng, chương trình tự động ghi sổ và lên báo cáo,
bảng biểu tổng hợp, lập các bút toán kết chuyển, phân bố chương trình kế toán tự
động chuyển số liệu từ Sổ kế toán chi tiết vào Bảng tổng hợp chi tiết số phát
sinh, chuyển số liệu từ sổ Nhật ký chung vào Sổ cái tài khoản rồi vào Bảng cân
đối số phát sinh (đồng thời kế toán tổng hợp phải đối chiếu giữa sổ trên máy với
sổ theo dõi của kế toán chi tiết). Từ bảng cân đối tài khoản và Bảng tổng hợp chi
tiết số phát sinh là căn cứ để lập Bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán khác
(Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính).
Do phần mềm kế toán này ra đời trước Quyết định 15 nên có nhiều chỗ

không hợp lý tuy nhiên để tuân thủ theo đúng chế độ kế toán hiện hành Công ty
đã liên tục cập nhập vào phần mềm cho phù hợp.
2.3. Đặc điểm kế toán trên một số phần hành chủ yếu
2.3.1. Kế toán Tài sản cố định
Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là tư vấn xây dựng nên ngoài trụ sở
làm việc, các thiết bị văn phòng thì tài sản cố định của Công ty là máy móc thiết
bị cho thi công xây dựng các công trình như: Máy trục, máy ủi, xe nâng thuỷ lực,
kính thuỷ lực, máy khoan, máy tiện Các TSCĐ của Công ty hình thành từ mua
sắm.
TSCĐ của Công ty được theo dõi và quản lý cả về mặt hiện vật và giá trị,
do phòng Vật tư, thiết bị và phòng tài chính kế toán đảm nhận. Về mặt hiện vật,
do Phòng Vật tư, thiết bị đảm nhận, thực hiện công việc lập sổ theo dói, ghi chép
về công tác quản lý và phân phối, biến động các loại tài sản của công ty, quản lý
toàn bộ hồ sơ các loại máy móc, thiết bị và phương tiện trong công ty. Đồng thời
phải theo dõi và nắm vững năng lực xe, máy phục vụ thi công công tác công
trình. Về mặt giá trị, do phòng Tài chính kế toán đảm nhận, thực hiện lập sổ
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
sách, ghi chép và theo dõi tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ (về Nguyên giá,
giá trị hao mòn và giá trị còn lại) cho từng loại TSCĐ, đồng thời kiểm kê TSCĐ
khi có yêu cầu của Ban giám đốc.
- Công ty phân loại TSCĐ theo các cách sau:
+ Theo nguồn hình thành: TSCĐ do Ngân sách Nhà nước cấp, TSCĐ được
mua sắm bằng nguồn vốn tự bổ sung, TSCĐ được mua bằng nguồn vốn khác,
TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn vay.
+ Theo đặc trưng kỹ thuật: Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc, thiết bị;
phương tiện vận tải; Thiết bị dụng cụ hành chính.
+ Theo dõi tình hình sử dụng: TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh,
TSCĐ chờ xử lý.

- Đánh giá tài sản cố định.
TSCĐ của Công ty được hình thành từ mua sắm nên Công ty tính giá TSCĐ
theo giá gốc, theo đó nguyên giá TSCĐ được xác định như sau:
Nguyên
giá TSCĐ =
Giá mua
theo hoá
đơn
+
Chi phí thua mua,
lắp đặt chạy thử
Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hoa đường thẳng, hấu hết các tài
sản được sử dụng tối đa. Trên có sở Quyết đinh số 206/2003 TC – BTC ngày
12/12/2003 Công ty tính mức khấu hao theo nguyên tắc không tròn tháng, nghĩa
là sẽ tính hoặc thôi tính khấu hao kể từ ngày TSCĐ tăng hoặc giảm, ngừng tham
gia sản xuất kinh doanh. Định kỳ kế toán tiến hành đánh giá lại TSCĐ để biết
tính trạng, năng lưch đáp ứng của TSCĐ đối với các công trình nhằm có kế
hoạch đầu tư, đổi mới kịp thời.
kế toán TSCĐ căn cứ vào hồ sơ TSCĐ do phòng Kinh tế kỹ thuật quản lý
để mở thẻ TSCĐ. Định kỳ kế toán trích khấu ha TSCĐ vào các chi phí sản xuất
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
kinh doanh của Công ty và chi tiết cho từng công trình. Các công việc chủ yếu
được làm trên phần mềm Fast.
- Chứng từ sử dụng: Thẻ kho, bảng tính và phân bổ khấu hao.
- Sổ sách: Sổ TSCĐ, sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ, sổ tổng hợp TSCĐ.
Sơ đồ 05: Tổ chức chi tiết ghi sổ TSCĐ
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

2.3.2. Kế toán Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty mang tính đặc thù trong
ngành xây dựng như: sắt, thép, que hàn, ôxi, phục vụ trực tiếp cho việc thi
công lắp đặt các công trình. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty nhiều
về số lượng, đa dạng về chủng loại vì vậy đỏi hỏi công việc quản lý, theo dõi,
bảo quản vật tư phục vụ việc thi công phải liên tục được bảo đảm đúng tiến độ
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
23
Chứng từ gốc,
hợp lý, hợp lệ
Thẻ tài sản
cố định
Máy vi tính Sổ chi tiết
TSCĐ
Sổ nhật

chung
Sổ cái
TK 211
TK 214
TK 213
Sổ tổng
hợp chi
tiết tăng,
giảm
Bảng
cân đói
số phát
sinh
Báo cáo

tài chính
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.sỹ: Hà Phương Dung
thi công là rất phức tạp. Vật tư của Công ty chủ yếu nhập xuất thẳng đến Công
trình không qua kho. Tuy nhiên nếu số lượng vật tư mua nhiều mà sử dụng
không hết thì Công ty vẫn tiến hành nhập kho, hoặc NVL dư thừa của công trình
này sẽ nhập trở lại kho Công ty và xuất dùng cho các công trình khác khi cần
thiết. Công ty hiện đang áp dụng hạch toán NL, CCDC theo phương pháp thẻ
song song. Khi vật tư được chuyển tới tuỷ theo yêu cầu tại công trình mà thủ kho
có thể xuất thẳng hoặc tạm thời nhập kho xuất sau khi cần. Thông thường vật tư
sau khi mua về được xuất thẳng cho việc thi công công trình.
Sơ đồ 06: Phương pháp thẻ song song
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Công ty hạch toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kê khai
thường xuyên. Theo đó tình hình nhập, xuất tồn kho NVL, CCDC được theo dõi,
phản ánh thường xuyên, liên tục trên hệ thống sổ sách kế toán. Riêng CCDC có
SVTH: Trần Thúy Linh Lớp –Kế toán
24
Thẻ kho
Phiếu nhập
Sổ kế toán
chi tiết
Phiếu xuất
Bảng tổng
hợp nhập,
xuất tồn
Sổ kế
toán
tổng hợp

×