Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP xác ĐỊNH GIÁ TRỊ tài sản THUẦN để ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CÔNG TY NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.72 KB, 19 trang )

ĐỀ TÀI
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN THUẦN ĐỂ ĐỊNH
GIÁ DOANH NGHIỆP. LẤY VÍ DỤ MINH HỌA TẠI 1 DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC CỔ PHẦN HÓA. NÊU NHẬN XÉT VỀ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA
PHƯƠNG PHÁP NÀY
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Giá trị doanh nghiệp và nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp
1.1.1 Giá trị doanh nghiệp
a. Các nhận định cơ bản về giá trị doanh nghiệp
-giá trị doanh nghiệp là một khái niệm cơ bản khác với giá bán doanh nghiệp trên thị
trường. Giá trị doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà doanh
nghiệp đem lại cho nhà đầu tư.Giá bán doanh nghiệp là mức giá được hình thành trên
thị trường,nó còn chịu sự tác động của các yếu tố cung ,cầu “hàng hóa doanh nghiệp”,
và cung cầu về tiền tệ trên thị trường.
-giá trị doanh nghiệp chỉ đơn giản là một khái niệm được các nhà đầu twcacs chuyên
gia sử dụng trong việc đánh giá tổng thể các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể
đem lại.Giá trị doanh nghiệp vẫn tồn tại ngay cả khi không có việc mua bán và
chuyển nhượng…
-xác định giá trị doanh nghiệp không chỉ đơn giản để mua, bán, sát nhập, hợp nhất
hoặc chia nhỏ doanh nghiệp mà còn nhằm phục vujcho nhiều hoạt động giao dịch
kinh tế khác như: xác định vị thế tín dụng, cung cấp các thông tin cho hoạt động quản
lý kinh tế vĩ mô, cho hoạch định chiến lược doing nghiệp…
b.khái niệm xác định giá trị doanh nghiệp
Xác định giá trị doanh nghiệp là ước tính với độ tin cậy cao nhất các khoản thu nhập
mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho các
hoạt động giao dịch thông thường của thị trường.
1 .2 Nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường,mọi chủ thể kinh tế-xã hội đều quan tâm đến doanh
nghiệp, từ người tiêu dung sản phẩm dịch vụ đến các nhà đầu tư và Nhà nước, tổ chức
xã hội và nhà quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là nhà đầu tư, nhà quản trị doanh nghiệp
và Nhà nước nói riêng, họ luôn luôn và cần thiết nắm vững các thông tin về tình hình


tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó giá trị của doanh
nghiệp được họ quan tâm hàng đầu, vì vậy cần thiết phải xác định giá trị doanh
nghiệp.
Xác định được giá trị doanh nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu giao dịch: mua, bán, chuyển
nhượng, sát nhập, chia tách doanh nghiệp.Nhu cầu giao dịch về tài chính doanh
nghiệp diễn ra thường xuyên và phổ biến trong nền kinh tế thị trường.Trong quá trình
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhu cầu tài trợ vốn cho phát triển là một nhu
cầu tất yếu khách quan đối với một doanh nghiệp.Để mở rộng quy mô hoạt động sản
xuất kinh doanh tăng lợi nhuận, tăng sức mạnh của doanh nghiệp trên thị trường,
doanh nghiệp phải huy động vốn đầu tư trên thị trường nói chung, thị trường tài chính
nói riêng.Mặt khác việc di chuyển vốn của các nhà đầu tư trực tiếp và nhà đầu tư gián
tiếp vào doanh nghiệp cũng diễn ra thường xuyên theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
của họ.Vì vậy cần nắm rõ và xá định được hay dự báo được các lợi ích mà doanh
nghiệp đem lại cho họ từ việc họ đầu tư vốn vào doanh nghiệp , nói cách khác họ phải
biết được giá trị của doanh nghiệp từ đó giúp họ đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả
nhất.
1.2. Các yếu tố tác động tới giá trị doanh nghiệp
Một là,khả năng sinh lời của doanh nghiệp và xu thế tăng trưởng trong tương lai.
Chỉ có xu thế tăng trưởng của lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra trong tương lai cao
hơn mức lợi tức hiện tại mới hấp dẫn nhiều nhà đầu tư hơn. Như vậy sẽ làm tăng giá
trị doanh nghiệp.
Hai là, tình hình tài chính
Một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh sẽ làm giảm rủi ro của đồng vốn
đầu tư, hay nói cách khác, nhà đầu tư đánh giá cao các cơ hội đầu tư tương đối an
toàn.
Ba là, Mức độ tin cậy của báo cáo tài chính
Nếu báo cáo tìa chính của doanh nghiệp khi công bó không đảm bảo được tính tn cậy,
chính xác thì sẽ làm doanh nghiệp mất uy tín trên thị trường và ảnh hưởng rất lớn đến
quyết định đầu tư của nhà đầu tư vào doanh nghiệp.
Bốn là, Tài sản hữu hình của doanh nghiệp

Như vậy đã biết, tài sản hữu hình của doanh nghiệp bao gồm cả nhà xưởng, máy móc,
trang thiết bị cũ , mới,… Vì vậy, khi giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp càng
lớn thì giá trị doanh nghiệp càng cao.Mặt khác , tài sản hữu hình cảu doanh nghiệp
ảnh hửng trực tiếp đến việc sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ hiện tại và tương lại,
cũng như khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Điều này
sẽ quyết định thị phần của daonh nghiệp và trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ
vọng của nhà đầu tư.
Năm là, Nguồn nhân lực
Nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công cảu doanh nghiệp.Để
đánh giá nguồn nhân lực của doanh nghiệp là tốt hay xấu không thì thẩm định viên
cần đánh giá trên các mặt sau: văn hóa của doanh nghiệp thể hiện qua triết lý kinh
doanh; chính sách phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp; tiềm năng nhân sự của
doanh nghiệp; năng lực của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Đây là những lợi thế để hình
thành nên giá trị vô hình của doanh nghiệp.
Sáu là, Trình độ quản lý
Trình phần này, ta cần xem xét bộ máy quản trị của doanh nghiệp, xem xét trình độ
quản lý của nhân việc thông qua việc xem xét kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
qua các năm.
Bảy là, Chiến lược kinh doanh
Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh
cụ thể trong từng giai đoạn nhất định nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Vì
vậy, các thẩm định viên cần đánh giá chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đây là
cơ sở để hình thành giá trị của doanh nghiệp; đó là: chiến lược sản phẩm. chiến lược
giá, chiến lược phân phối và chiến lược hỗ trợ bán hàng.
Tám là, Các khoản đầu tư của doanh nghiệp
Khi đánh giá doanh nghiệp ,ta cần xem xét các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn của
doanh nghiệp, tỷ suất sinh lợi của các khaonr đầu tư đó trong tương lai để điều chỉnh
cho phù hợp.
1.3. Phương pháp giá trị tài sản thuần
1.3.1 Cơ sở lý luận

Phương pháp giá trị tài sản thuần còn gọi là phương pháp giá trị nội tại hay mô hình
định giá tài sản, được xây dựng dựa trên các nhận định :
3Doanh nghiệp về cơ bản giống như một loại hàng hóa thông thường
- Sự hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng được tiến hành trên cơ sở một lượng tìa
sản có thực.Những tài sản đó là sự hiện diện rõ ràng và cụ thể về sự tồn của doanh
nghiệp, chúng cấu thành thực thể của doanh nghiệp.
- Tài sản của doanh nghiệp được hình thành bởi sự tài trợ vốn của các nhà đầu tư khi
thành lập doanh nghiệp và còn có thể được bổ sung trong quá trình phát triển sản xuất
kinh doanh.Cơ cấu nguồn tài trợ để hình thành tài sản là sự khẳng định và thừa nhận
về mặt pháp lý các quyền sở hữu và lợi ích của các nhà đầu tư đối với số tài sản đó.
- Doanh nghiệp được hình thành, tồn tại và pháp triển tạo ra dòng thu nhập xuất phát
bằng một lượng sản lượng có thực nhất định. Lượng tài sản này thường xuyên được
bổ sung từ lợi nhuận hoặc các nguồn vốn tài trợ của các nhà đầu tư và thông thường
quy mô tài sản tăng lên thì thu nhập mà doanh nghiệp mang càng tăng lên, nghĩa là
giá trị của doanh nghiệp tăng lên và ngược lại, cuối cùng nếu chủ sở hữu doanh
nghiệp bán toàn bộ tài sản của doanh nghiệp thì đó là lợi ích tính thành tiền mà chủ
doanh nghiệp nhận được từ doanh nghiệp hay nói khác đi đó là giá trị doanh nghiệp
tại thời điểm bán.Chính vì vậy mà giá trị doanh nghiệp được xác định bằng giá trị
trường của toàn bộ tài sản hiện có phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2 Phương pháp xác định
Tổng giá trị tài sản trong doanh nghiệp thường không chỉ phụ thuộc về người chủ sở
hữu của doanh nghiệp mà chúng còn được hình thành trên các trái quyền khác như:
các trái chủ cho doanh nghiệp vay vốn, tiền lương chưa đến kỳ trả, thuế chưa đến kỳ
hạn nộp, các khoản ứng trước của khách hàng, các khoản bán chịu của nhà cung cấp,
các tài sản đi thuê…Do vậy, mặc dù gí trị doanh nghiệp được coi là tổng giá trị cá tìa
sản cấu thành doanh nghiệp, nhưng để thực hiện một giao dịch mua bán doanh
nghiệp, người ta phải xác định giá trị tài sản thuần- thuộc chủ sở hữu doanh nghiệp.
Thông thường không kể các tài sản phục vụ phúc lợi xã hội, quỹ khen thưởng, trợ cấp
cho người lao động và tài sản giữ hộ thì giá trị củ tài sản thuộc về các chủ sở hữu
doanh nghiệp và chủ nợ của doanh nghiệp. Vì vậy tổng giá trị doanh nghiệp bằng

tổng số nợ doanh nghiệp phải trả cộng tổng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.Tuy nhiên
doanh nghiệp đang hoạt động thì vốn kinh doanh của doanh nghiệp đã được đầu tư,
mua sắm và trở thành tài sản, hàng hóa vật chất cụ thể.Vì vậy vốn chủ sỏ hữu phải
được xác định bằng việc tiền tệ hóa tài sản sau đó trả cho chủ nợ, phần còn lại là của
chủ sở hữu.
Theo đó , công thức tổng quát đực xậy dựng như sau:
V
0
= V
T
- V
N
Trong đó:
V
0
: Giá trị tài sản thuần thuộc về vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
V
T
: Tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh
V
N
: Giá trị các khoản nợ
Thông thường chủ sở hữu phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định cảu pháp luật hiện
hành, vì vậy chủ sỏ hữu doanh nghiệp chỉ có thể định đoạt phần vốn mà họ sỏ
hữu.Cần chú ý rằng trên thị trường chứng khoán tổng tài sản của doanh nghiệp được
xác định bằng tổng giá trị thị trường của các công cụ nợ và công cụ vốn doanh nghiệp
đã phát hành.
Dựa vào công thức trên , người ta nêu ra hai 2 cách xác định giá trị doanh
nghiệp
Cách thứ nhất : Dựa vào số liệu về tài sản và cơ cấu nguồn vốn phản ánh trên bảng

cân đối kế toán tại thời điểm đánh giá để xác định bằng cách:
Lấy tổng giá trị tài sản phản ánh ở phần tài sản - các khoản phải trả bên nguồn
vốn
Đây là một cách tính toán đơn giản, dễ dàng. Nếu như việc ghi chép phản ánh đầy
đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của chế
độ kế toán thì giá trị tài sản thuần tính toán được sẽ là số liệu có độ tin cậy về số vốn
theo sổ sách của chủ sở hữu đang được huy động vào sản xuất kinh doanh . Nó chỉ ra
mức độ độc lập về tài chính, khả năng tự chủ trong điều hành sản xuất kinh doanh, là
cản cứ thích hợp để nhà đầu tư đánh giá vị thế tín dụng cho doanh nghiệp.
Mặc dù người ta có thể đánh giá giá trị doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau,
song theo cách này nó cũng chứng minh cho các bên liên quan thấy được rằng : Đầu
tư vào doanh nghiệp luôn luôn được đảm bảo bằng giá trị của các tài sản hiện có trong
doanh nghiệp chứ không phải bằng cái “ có thể” như nhiều phương pháp khác.
Tuy nhiên giá trị doanh nghiệp xác định theo phương pháp này cũng chỉ là
những thông tin, số liệu mang tính chất lịch sử có tính chất tham khảo trong quá trình
vận đúng các phương pháp khác nhằm định ra giá trị doanh nghiệp một cách đúng
hơn.
Cách thứ 2: Xác định giá trị tài sản thuần theo giá thị trường.
Ngay cả khi doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kế toán do Nhà nước quy định thì
số liệu trên bảng cân đối kế toán được thành lập vào một thời điểm nào đó cũng
không phản ánh đúng giá trị thị triá trị trường của toàn bộ số tài sản trong doanh
nghiệp, vì các lý do sau:
- Toàn bộ giá trị của các tìa sản phản ánh trên bẳng cấn đối kế toán là những số liệu
được tập hợp từ các sổ kế toán, các bảng thống kê,… Các số liệu phản ánh trung thực
các chi phí phát sinh tại thời điểm xảy ra các nghiệp vụ kinh tế trong quá khứ của niên
độ kế toán. Đó là những chi phí mang tính lịch sử, không còn phù hợp ở thời điểm
định giá doanh nghiệp, ngay cả khi không có lạm phát.
- Giá trị còn lại của tài sản cố định phản ánh trên sổ kế toán cao hay thấp phụ thuộc vào
việc doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao nào, phụ thuộc vào thời điểm mà
doanh nghiệp xác định nguyên giá và sự lựa chọn tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định.

Vì vậy, giá trị tài sản cố định phán ánh trên sổ kế toán thường không phù hợp với giá
thị trường tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
- Trị giá hàng hóa, vật tự, công cụ lao động… tồn kho hoặc đang dùng trong sản xuất,
mặt phụ thuộc vào cách sử dụng giá hạch toán là giá mua đầu kỳ, cuối kỳ hay giá thực
tế bình quân. Mặt khác, còn phụ thuộc vòa sự lựa chọn các tiêu thức phân bổ chi phí
khác nhau cho số hàng hóa dự trữ. Do đó, số liệu kế toán phản ánh giá trị của loại tài
sản đó cũng được gọi là không có đủ độ tin cậy ở thời điểm đánh giá doanh nghiệp.
Đó là một số lý do cơ bản, nhưng cũng đủ để giải thích vì sao trị giá tài sản phản ánh
trên bảng cân đối kế toán chỉ được coi là tìa liệu tham khảo trong quá trình đánh giá
lại toàn bộ tài sản theo giá trị trường tại thời điểm xác định giá trị kinh doanh.
Để xác định giá trị tài sản theo giá thị trường, trước hết người ta loại ra khỏi danh mục
đánh giá những tìa sản không cần thiết và không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của
sản xuất kinh doanh. Sau đó tiến hành đánh giá số tài sản còn lại trên nguyên tắc sử
dụng giá trị thị trường để tính cho từng tìa sản hoặc từng loại tài sản cụ thể, như sau:
- Đối với TSCĐ và TSLĐ là hiện vật thì đánh giá theo giá thị trường nế trên thị trường
hiện đang có bán những tài sản như vậy. Tring thực tế, thuwogf không tồn tại thị
trường TSCĐ cũ, đã qua sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau. Khi đó, người ta dựa
theo công cụ hay khả năng phục vụ sản xuất của tài sản để áp dụng một tỷ lệ khấu trừ
trên giá trị của một TSCĐ mới.
- Đối với những TSCĐ không còn tồn tại trên thị trường thì người ta áp dụng một hệ số
quy đổi so với những TSCĐ khác loại nhưng có tính năng tương đương.
- Các tài sản bằng tiền được xác định bằng cách kiểm quỹ , đối chiếu số dư trên tài
khoản. Nếu là ngoại lệ sẽ được quy đổi về đồng nội tệ theo tỷ giá thị trường tại thời
điểm đánh gia. Vàng , bạc, kim khí, đá quý,… cũng được tính như vậy.
- Các khoản phải thu ; Do khả năng đòi nợ các khoản này có thể ở nhiều mức độ khác
nhau, vì vậy, bao giờ người ta cũng bắt đầu từ việc đối chiếu công nợ, xác minh tính
pháp lý, đánh giá độ tin cậy của từng khoản phải thu nhằm loại bỏ ra những khoản mà
doanh nghiệp không có khả năng đòi được hoặc khả năng đòi được quá mong manh.
- Đối với các khoản đầu tư ta bên ngoài doanh nghiệp: Về mặt nguyên tắc phải thực
hiện đánh giá một cách toàn diện về giá trị đối với các doanh nghiệp hiện đang sử

dụng các khoản đầu tư đó. Tuy nhiên nếu các khoản đầu tư này không lớn, người ta
thường trực tiếp dựa vào giá thị trường của chúng dưới hình thức chứng khoán hoặc
căn cứ vào số liệu của bên đối tác liên doanh để xác định theo cách thứ nhất đã đề cập
ở phần trên.
- Đối với các tài sản cho thuê và quyền thuê bất đống sản :Tính theo phương pháp chiết
khấu dòng thu nhập trong tương lai.
- Các tài sản vô hình : theo phương pháp này người ta chỉ thừa nhận giá trị của các tài
sản vô hình đã được xác định trên sổ kế toán và thường không tính đến các lợi thế
thương mại của doanh nghiệp.
- Giá trị tài sản thuần = tổng giá trị tài sản –( các khoản nợ + khoản tiền thuế tính tăng
thêm của tài sản)
1.4. Ưu điểm , hạn chế và khả năng áp dụng phương pháp tài sản thuần trong
thực tiễn định giá
1.4.1. Ưu điểm và hạn chế
a. Ưu điểm
- Phương pháp đã chỉ ra được những tài sản cụ thể cấu thành giá trị doanh nghiệp.
Giá trị của các tài sản đó có tính pháp lý rõ ràng về khoản thu nhập mà người mau
chắc chắn sẽ nhận được khi sở hữu doanh nghiệp.
- Phương pháp đã xác định giá trị thi trường của một số tài sản có thể bán rời tại thời
điểm đánh giá.Như vậy nó chỉ ra rằng có một khoản thu nhập tối thiểu mà người sở
hữu nhận được
- Đối với những doanh nghiệp nhở mà số lương tài sản không nhiều, việc định giá tài
sản đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp. giá trị các yếu tố vô hình là không đáng kẻ, các
doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh không rõ ràng, thiếu căn cứ xác minh các
khaorn thu nhập trong tương lai thì giá trị thuần sẽ trở thành tiêu chuẩn cơ bản và
thích hợp nhất để các bên xích lại gần nhau trong quá trình đàm phán.
b.Hạn chế
Theo phương pháp này người ta quan niệm doanh nghiệp như một tập hợp các loại tài
sản vào với nhau. Giá trị doanh nghiệp chỉ đơn giản được bằng tổng giá thị trường của
số tài sản trong doanh nghiệp tại một thời điểm xác định. Doanh nghiệp không được

coi là một thực, một tổ chức đang tồn tại và còn có thể hoàn chỉnh và phát triển trong
tương lai. Vì vậy, mà nó không phù hợp với một tầm nhìn chiến lược về doanh
nghiệp. Bởi động cơ của người mua doanh nghiệp là nhằm sở hữu các khoản thu nhập
trong tương lai, chứ không phải để bán lại ngay những tài sản hiện thời.
- Phương pháp giá trị tài sản thuần đã không cung cấp và xậy dựng được những cơ sở
thông tin cần thiết để các bên có liên qua đánh giá về triển vọng sinh lời của doanh
nghiệp.Đó cũng là lý do mà khi sử dụng phương pháp này, người ta khó có thể giải
thích vì sao cùng một giá trị tài sản thuần nhưu nhau nhưng doanh nghiệp này lại có
giá trị cao hơn doanh nghiệp khác, ngay cả khi không có sự tác động của yếu tố cạnh
tranh.
- Phương pháp giá trị tài sản thuần đã bỏ qua phần lớn các yếu tố phi vật chất nhưng lại
có giá trị thực sự và nhiều khi lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá trị doanh nghiệp như
: trình độ quản lý, trình độ công nhân, uy tín, thị phần… của doanh nghiệp. Đó có thể
là những doanh nghiệp có tài sản không đáng kể nhưng triển vọng sinh lợi cao.
- Trong nhiều trường hợp, xác định giá trị tài sản thuần lại trở nên quá phức tạp. Chẳng
han, xác định giá trị của một tập đoàn có nhiều chi nhánh, có các chứng khoán đầu tư
ở nhiều doanh nghiệp khác nhau. Mỗi chi nhánh lại có một số lượng lớn các tài sản
đặc biệt, đã qua sử lý, thậm chí không còn bán trên thị trường .Khi đó, đòi hỏi phải
tổng kiểm kê đánh giá lại một cách chi tiết mọi tài sản ở các chi nhánh. Kéo theo một
loạt chi phí đánh giá tốn kém, thời gian cần thiết cho một cuộc đánh giá có thể kéo
dài, kết quả đánh giá phụ thuộc rất lớn vào các thông số kỹ thuật của tài sản mà các
nhà kỹ thuật có chuyên môn ngành đưa ra. Như vậy, sai số đánh giá có thể rất cao.
1.4.2 Khả năng ứng dụng phương pháp giá trị tài sản thuần vào thực tiễn định giá.
- phương pháp giá trị tài sản thuần đã chỉ ra giá trị của những tài sản cụ thể cấu thành
giá trị doanh nghiệp.Có thể nói, giá trị của các tài sản đó là một căn cứ cụ thể có tính
pháp lý rõ ràng nhất về khoản thu nhập mà người mua chắc chắn sẽ nhận được khi sở
hữu doanh nghiệp.Nó nói lên rằng, số tiền mà người mua bỏ ra luôn luôn được đảm
bảo bằng một lượng tài sản có thật.
-phương pháp xác định giá trị tài sản thuần xác định giá trị thị trường của số tài sản có
thể bán rời tại thời điểm đánh giá. Như vậy nó đã chỉ ra rằng có một khoản thu nhập

tối thiểu mà người sở hữu sẽ nhận được. Đố cũng là một mức giá thấp nhất, là cơ sở
đầu tiên để các bên có liên quan đưa ra trong quá trình giao dịch và dàm phán về giá
bán của doanh nghiệp.
-Đối với những doanh nghiệp nhỏ mà số lượng tài sản không nhiều,việc định giá tài
sản không đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp ,giá trị các yếu tố vô hình là không đáng
kể, các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh không rõ rang,thiếu căn cứ xác định
các khoản thu nhập trong tương lai thì giá trị thuần sẽ trở thành tiên chuẩn cơ bản và
thích hợp nhất để các bên xích lại gần nhau trong quá trình đàm phán.
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ TÀI SẢN THUẦN VÀO
ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
TỔNG HỢP 1
2.1. Thực trạng định giá doanh nghiệp ở nước ta và việc vận dụng phương pháp xác
định giá trị tài sản thuần để định giá doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.
Trên thế giới có nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, nhưng thực tế
hiện tại ở Việt Nam có 2 phương pháp chủ yếu thường được các tổ chức định giá sử dụng
là: phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản (phương pháp tài sản)
và phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo dòng tiền chiết khấu (phương pháp
dòng tiền chiết khấu).
Thực ra đây là 2 phương pháp do chính phủ ban hành dùng để xác định giá trị
doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nhà nước khi chuyển sang hình thức công ty cổ
phần. Tuy nhiên, khi định giá các hình thức doanh nghiệp khác cũng thường được nhiều
người vận dụng…
Đối với cả 2 phương pháp các định giá trị doanh nghiệp nêu trên thì khi áp dụng,
yếu tố cơ sở để thực hiện trước tiên phải là hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, các văn bản
liên quan đến công tác chuyển đổi hình thức doanh nghiệp và số liệu trên báo cáo tài
chính, sổ kế toán của doanh nghiệp. Nhìn chung hầu hết các doanh nghiệp sử dụng
phương pháp tài sản song do thiếu thông tin về thị trường để xác định giá trị còn lại của
nhà xưởng, máy móc, chưa có tiêu chuẩn cụ thể để định giá thương hiệu, uy tín, mẫu mã
nên chưa thể tính hết được giá trị tiềm năng của doanh nghiệp. Theo phương pháp tài sản
thì giá trị doanh nghiệp được xác định dựa trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toán bộ tài

sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (ngoại trừ các
tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, tài sản thuê mượn, công nợ không có khả năng thu
hôi…) theo đó khi đánh giá, cơ sở quan trọng của phương pháp này là dựa vào số lượng
và chất lượng tài sản theo kiểm kê và phân loại thực tế, tính năng kỹ thuật của tài sản,
nhu cầu sử dụng và giá trị thực tế trên thị trường của tài sản, ngoài ra còn tính đến giá trị
quyền sử dụng đất hoặc khả năng sinh lời của doanh nghiệp (nếu có).
Báo cáo tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước các năm 2011-2013 và nhiệm
vụ, giải pháp đẩy mạnh đển 2015 của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho
thấy, từ năm 2011 đến hết năm 2013 cả nước đã sắp xếp được 180 doanh nghiệp trong đó
cổ phần hóa 99 doanh nghiệp và sắp xếp theo các hình thức khác 81 doanh nghiệp. Tổng
số doanh nghiệp cổ phần hóa từ trước đến nay là 4065 doanh nghiệp.
Những thành tựu bước đầu về cổ phần hóa là rõ ràng và cần được khẳng định: tạo
ra các loại hình doanh nghiệp đa sở hữu năng động thích nghi với nên kinh tế thị trường,
thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, buộc các doanh nghiệp
nhà nước phải tích cực chủ động đổi mới phương pháp quản trị kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh…
Việc xác định giá trị doanh nghiệp là một vấn đề có ý nghĩa trong quá trình cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đó là một trong những yếu tố quyết định thành công
của quá trình cổ phần hóa. Một mặt nó đảm bảo lợi ích thiết thực của nhà nước và lợi ích
của người mua doanh nghiệp hay các thành viên trong công ty cổ phần khi tiến hành cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Mặt khác nó còn là yếu tố tâm lý cho các thành viên
tham gia mua cổ phiếu của doanh nghiệp nhà nước. Tạo tâm lý ổn định, tin tưởng của các
cá nhân, tổ chức khi tham gia quá trình cổ phần hóa, thực hiên tốt mục tiêu nhà nước đề
ra, nhanh chóng chuyển đổi một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, giải
quyết được những vướng mắc, những bất hợp lý trong quá trình cổ phần hóa. Việc xác
định giá trị doanh nghiệp là một vấn đề nan giải gây nhiều tranh cãi và cấp thiết trong quá
trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vì vậy việc xác định giá trị doanh nghiệp là hết
sức quan trọng trong kế hoạch của nhà nước ta
Ngoài ra một số quy định khác về việc cổ phần hóa có thể gây cản trở cho việc
định giá. Rất nhiều doanh nghiệp nhà nước phàn nàn rằng các quy định về việc xác định

các khoản phải thu khó đòi của Bộ Tài Chính quá cứng nhắc. Do vậy có những doanh
nghiệp nhà nước buộc phải tính các khoản phải thu hầu như không có khả năng thu hồi
vào giá trị tài sản của doanh nghiệp để cổ phần hóa.
Phương pháp định giá theo tài sản thường được sử dụng hiện này là phương pháp
giá trị tài sản thuần. Theo phương pháp này, giá trị của doanh nghiệp bằng với giá thị
trường của toàn bộ tài sản trừ đi giá thị trường của tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp.
Phương pháp này thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản, các
nghành nghề đỏi hỏi đầu tư nhiều máy móc, tranh thiết bị như sản xuất, khai thác mỏ…
Phương pháp này cũng không đưa ra hướng dẫn cụ thể cho việc định giá các tài
sản vô hình như danh tiếng, uy tín trên thị trường… do đó việc xác định giá trị vô hình sẽ
phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan của người định giá dẫn đến việc khác biệt với giá trị
hợp lý. Ví dụ như việc đánh đồng một thương hiệu hàng hóa đã nổi tiếng như café Trung
Nguyên với một thương hiệu café nào đó có thể sẽ đánh giá quá cao giá trị của thương
hiệu café này. Việc định giá sở hữu trí tuệ nếu không tính đến đặc thù của các nghành
công nghiệp dựa trên khoa học kỹ thuật cũng như các công ty tập trung cho đầu tư nghiên
cứu và phát triển có thể sẽ đánh giá quá thấp giá trị sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.
Vì giá trị doanh nghiệp chỉ là giá thị trường của tổng tài sản thuần của doanh
nghiệp tại thời điểm định giá nên tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp
không được tính đến trong phương pháp định giá này. Giá trị doanh nghiệp do phương
pháp định giá giá trị tài sản thuần không phải là giá trị tương lai mà doanh nghiệp tạo ra.
Nếu áp dụng phương pháp này để định giá một doanh nghiệp có tiềm năng phát triển
trong tương lai, giá trị doanh nghiệp có thể được định giá quá thấp vì khả năng tăng
trưởng cáo trong tương lai của các doanh nghiệp này không được tính đến.
Theo thông kê chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 12 ước tính tăng
7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2013, IIP ước tính tăng 5,9% so với
năm trước, cao hơn mức tăng năm 2012, trong đó quý 1 tăng 5%; quý 2 tăng 5,5%; quý 3
tăng 5,4% và quý 4 tăng 8%. Nếu loại trừ tháng Một (IIP tăng 27,5%) và tháng Hai (IIP
giảm 15,1%) do ảnh hưởng của yếu tố thời vụ là Tết Nguyên đán thì từ tháng Ba, IIP đạt
mức 5 - 6%.
Phương pháp định giá tài sản thuần có thể áp dụng cho doanh nghiệp “có vấn đề”

đang trong giai đoạn thua lỗ có dòng tiền tương lai âm vì đối với các doanh nghiệp này
việc dự đoán dòng tiền tương lai sẽ rất khó khăn vì doanh nghiệp có khả năng bị phá sản.
Đối với doanh nghiệp dự kiễn sẽ bị phá sản, phương pháp phân tích chiết khấu dòng tiền
thường không áp dụng vì phương pháp này xem doanh nghiệp là một sự đầu tư luôn tiếp
diễn và tạo ra dòng tiền dương cho nhà đầu tư. Ngay cả đối với các doanh nghiệp đang
thua lỗ nhưng còn có thể tốn tại được, sẽ rất khó khăn khi áp dụng phương pháp chiết
khấu dòng tiền vì dòng tiền sẽ phải được dự báo cho đến khi đạt được dòng tiền dương
bởi việc chiết khấu về hiện tại một dòng tiền âm sẽ cho ra kết quả giá trị doanh nghiệp
âm.
Phương pháp này cũng có thể được sử dụng khi phương pháp chiết khấu dòng tiền
cho ra kết quả giá trị doanh nghiệp thấp hơn giá trị của tài sản hữu hình của doanh nghiệp
vì trong trường hợp này giá trị của doanh nghiệp có thể phụ thuộc vào phần lớn giá trị tài
sản mà nó nắm giữ.
Trong hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của nhiều doanh nghiệp
được duyệt đã có sự vênh rất lớn giữa đánh giá phần trăm chất lượng kỹ thuật còn lại với
giá trị thực còn tốt của tài sản, phần tốt này đã bị mất đi một cách tuyệt đối qua số tương
đối là tỷ lệ phần trăm chất lượng tài sản bị đánh tụt xuống.
Nếu chúng ta biết nguyên giá của một đối tượng tài sản cố định như một trụ sở
làm việc, một tổ lò mày phát điện có giá trị tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng thì mỗi
phần tram chất lượng giảm đi nhà nước mất bao nhiêu tỷ đồng. Mà mỗi doanh nghiệp có
tới hàng chục, hàng tram, hàng nghìn tài sản khác nhau cần đánh giá.
Thực tế khi xác định giá trị tài sản là hiện vật, các công ty tư vấn xác định giá trị
doanh nghiệp thường không thực hiện theo đúng nguyên tắc “giá thị trường” nhiều nơi
viện lý do: thị trường không có tài sản tương đương như thường, các đơn vị đó lại không
thực hiện đấy đủ quá trình định giá, người ta thường cô lập kế toán cũ, lạc hậu làm căn cứ
nên giá trị tài sản của doanh nghiệp đưa vào cố phần hóa thường bị đánh giá thấp hơn giá
trị thực tế. Có tình trạng chung là các hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp cố ý hiểu
khác đi quy định về cách xác định tài sản trong thông tư hướng dẫn để hạ thấp chất lượng
nhiều tài sản xuống 20% kể cả nhà cửa, phương tiện giao thông…đang sử dụng. Thậm
chí có nơi như ở Cần Thơ trung tâm dịch vụ và thẩm định giá tài sản của nhà nước còn sử

dụng cả cán bộ chưa hề qua đào tạọ, không có chuyên môn thẩm định tham gia vào thẩm
định giá trị doanh nghiệp.
2.2. vận dụng phương pháp xác định giá trị tài sản thuần vào việc định giá công ty
cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp 1.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp 1 có bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2013
Tình hình tài sản:
Chỉ tiêu Năm 2013
A. Tài sản ngắn hạn 645,521,920,078
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 64,314,277,690
1. Tiền 63,295,213,059
2. Các khoản tương đương tiền 1,019,064,631
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 8,558,267,879
1. Đầu tư ngắn hạn 14,369,559,743
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn -5,811,291,864
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 507,240,092,920
1. Phải thu của khách hàng 148,009,800,464
2. Trả trước cho người bán 354,592,879,270
5. Các khoản phải thu khác 29,703,227,008
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -25,065,813,822
IV. Hàng tồn kho 38,430,703,599
1. Hàng tồn kho 38,430,703,599
V. Tài sản ngắn hạn khác 26,978,577,990
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 124,763,789
2. Thuế GTGT được khấu trừ 20,558,660,255
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 474,452,878
4. Tài sản ngắn hạn khác 5,820,701,068
B. Tài sản dài hạn 327,277,629,276
II. Tài sản cố định 89,063,120,414
1. TSCĐ hữu hình 18,696,432,664
Nguyên giá 32,941,638,198

Giá trị hao mòn lũy kế -14,245,205,534
3. TSCĐ vô hình 3,151,800,000
Nguyên giá 3,151,800,000
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 67,214,887,750
III. Bất động sản đầu tư 46,185,420,800
Nguyên giá 63,993,967,962
Giá trị hao mòn lũy kế -17,808,547,162
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 191,876,118,337
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 30,668,895,429
3. Đầu tư dài hạn khác 164,077,449,141
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn -2,870,226,233
V. Tài sản dài hạn khác 152,969,725
1. Chi phí trả trước dài hạn 152,969,725
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại -
Tổng cộng tài sản 972,799,549,354
Tình hình nguồn vốn
Chỉ tiêu Năm 2013
A. Nợ phải trả 656,501,306,315
I. Nợ ngắn hạn 605,107,306,315
1. Vay và nợ ngắn hạn 524,770,268,018
2. Phải trả người bán 15,006,359,621
3. Người mua trả tiền trước 55,902,154,666
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 411,307,489
5. Phải trả người lao động 1,767,239,227
6. Chi phí phải trả -
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 6,124,059,436
11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1,125,917,858
II. Nợ dài hạn 51,394,000,000
3. Phải trả dài hạn khác 20,000,000
4. Vay và nợ dài hạn 51,300,000,000

8. Doanh thu chưa thực hiện 74,000,000
B. Vốn chủ sở hữu 316,298,243,039
I. Vốn chủ sở hữu 316,298,243,039
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 125,948,570,000
2. Thặng dư vốn cổ phần 17,147,588,054
3. Vốn khác của chủ sở hữu 7,262,420,104
4. Cổ phiếu quỹ -981,900
7. Quỹ đầu tư phát triển 133,260,491,891
8. Quỹ dự phòng tài chính 25,289,164,326
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 7,390,990,564
Tổng cộng nguồn vốn 972,799,549,354
Việc đánh giá lại toàn bộ tài sản của doanh nghiệp trong năm 2013 cho thấy có
những thay đổi như sau:
1. Một số khoản phải thu không có khả năng đòi được là 500 triệu đồng.
2. Tỷ giá hối đoái đồng USD/VND tăng so với thời điểm ký hợp đồng xuất khẩu thép
qua campuchia, nên tiền mặt thu vào tăng thêm 250trđ.
3. TSCĐ hữu hình đánh giá lại theo giá thị trường giảm 2,8 tỷ đồng.
4. Công ty được nhận lại số thuế đã nộp cho cơ quan thuế khi Nhập khẩu sợi từ nước
ngoài để sản xuất vải xuất khẩu là 250 trđ
5. Chi phí xây dựng cơ bản cơ sở sản xuất sắt thép tăng lên 7,5 tỷ đồng.
6. Do thị trường BĐS biến động giảm. nên BĐS đầu tư của công ty giảm 4 tỷ đồng.
7. Số vốn góp liên doanh được đánh giá lại tăng 3,2 tỷ đồng.
8. Nguyên vật liệu hàng tồn kho kém phẩm chất, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất
và xuất khẩu có giá trị giảm là 2,7 tỷ đồng
9. Hàng nhập khẩu rượu đã ra khỏi khu vực hải quan quản lý. Trong quá trình vẫn
chuyển bị vỡ 200 chai thiệt hại 400 triệu đồng.
10. Doanh nghiệp còn phải trả tiền thuê TSCĐ trong 15 năm, mỗi năm 30 triệu đồng.
Muốn thuê một TSCĐ với những điều kiện tương tự như vậy tại thời điểm hiện hành
thường phải trả 40 triệu.
Ước tính giá trị của doanh nghiệp.

Biết rằng: Tỷ lệ chiết khấu 10%/năm.
Ta có:
Tổng tài sản = 927.799.549.354 VNĐ.
Tổng Nợ phải trả = 656.501.306.315 VNĐ.
Có thể đánh giá lại giá trị của một số tài sản trong năm 2013 như sau:
- Một số khoản phải thu không có khả năng đòi được: 500.000.000 VNĐ
 Làm cho tổng tài sản giảm: 500.000.000 VNĐ.
- Tỷ giá hổi đoái giữa USD/ VNĐ tăng so với thời điểm ký hợp đồng xuất khẩu thép
qua Campuchia, làm cho tiền mặt tăng : 250.000.000 VNĐ.
 Làm cho tổng tài sản tăng: 250.000.000 VNĐ.
- TSCĐ hữu hình đánh giá lại theo giá thị trường giảm: 2.800.000.000 VNĐ.
 Làm cho tổng tài sản giảm: 2.800.000.000 VNĐ.
- Công ty được nhận lại số thuế đã nộp cho cơ quan thuế khi Nhập khẩu sợi từ nước
ngoài để sản xuất vải xuất khẩu : 250.000.000 VNĐ.
 Làm cho tổng nợ ngắn hạn giảm : 250.000.000 VNĐ.
- Chi phí xây dựng cơ bản cơ sở sản xuất sắt thép tăng: 7.500.000.000 VNĐ.
 Làm cho tổng tài sản tăng: 7.500.000.000 VNĐ.
- Thị trường BĐS biến động giảm. làm cho BĐS đầu tư của công ty
giảm: 4.000.000.000 VNĐ.
 Làm cho tổng tài sản giảm: 4.000.000.000 VNĐ.
- Số vốn góp lien doanh được đánh giá lại tăng: 3.200.000.000 VNĐ.
 Làm cho tổng tài sản tăng: 3.200.000.000 VNĐ.
- Nguyên vật liệu hàng tồn kho kém phẩm chất, không đáp ứng được yêu cầu sản
xuất và xuất khẩu có giá trị giảm: 2.700.000.000 VNĐ.
 Làm cho tổng tài sản giảm: 2.700.000.000 VNĐ.
- Hàng nhập khẩu rượu đã ra khỏi khu vực hải quan quản lý. Trong quá trình vẫn
chuyển bị vỡ 200 chai thiệt hại: 400.000.000 VNĐ.
 Làm cho tổng tài sản giảm: 400.000.000 VNĐ.
- Đối với lợi thế của quyền thuê tài sản: giả sử tỷ suất hiện tại hóa là 10% thì giá trị
lợi thế của quyền được thuê tài sảncó thể được tính như sau:

Đơn vị tính: 1.000.000 VNĐ
Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Giá thuê
hiện hành
trên thị
trường
40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40
Giá thuê
theo hợp
đồng.
30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30
Khoản tiền
tiết kiệm
được.
10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10
Giá trị lợi thế của quyền thuê tài sản có thể được tính bằng giá trị hiện tại của
khoản tiền tiết kiệm được trong 15 năm:
= = 76 triệu VNĐ.
 Làm cho tổng tài sản tăng: 76.000.000 VNĐ.
Từ đó:
Tổng giá trị tài sản của doanh ngiệp sau khi đánh giá lại là:
972.799.549.354 – 500.000.000 + 250.000.000 – 2.800.000.000
+ 7.500.000.000 – 4.000.000.000 + 3.200.000.000 – 2.700.000.000
– 400.000.000 + 76.000.000 = 973.425.549.354 VNĐ.
Tổng nợ phải trả được đánh giá lại là:
656.501.306.315 – 250.000.000 = 656.251.306.315 VNĐ
Giả sử doanh nghiệp không phải nộp thuế tính trên giá trị tăng them sau khi đánh
giá lại theo giá trị thì trường thì giá trị tài sản thuần được xác định như sau:
Giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp:
973.425.549.354 - 656.251.306.315 = 317.174.243.390 VNĐ

 Vậy giá trị ước tính của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1 được tính theo
phương pháp giá trị tài sản thuần là : 317.174.243.390 VNĐ
2.3. Thành tựu và hạn chế trong quá trình định giá doanh nghiệp của công ty xuât
nhập khẩu tổng hợp 1:
2.3.1. Thành tựu
Doanh nghiệp đã tiến hành định giá doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình cổ phần hóa
của doanh nghiệp. Định giá doanh nghiệp thành công là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành
cổ phần hóa. Sau khi thực hiện cổ phần hóa, công ty đã phát huy được nội lực, cải tạo cơ
sở vật chất kỹ thuật và tham gia vào nhiều dự án lớn. Các sản phẩm của công ty có chất
lượng cao, thường xuyên được cải tiến để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
2.3.2. Hạn chế trong quá trình định giá của doanh nghiệp.
Tuy đã đạt được nhiều thành tựu xong trong quá trình định giá của doanh nghiệp vẫn còn
gặp nhiều hạn chế. Trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp vẫn sử dụng phương
pháp giá trị tài sản thuần để phục vụ cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, một số quy
định về cổ phần hóa đã gây cản trở cho việc định giá như các quy định về xác định giá trị
của các khoản thu khó đòi của Bộ tài chính quá cứng nhắc…vì thế khi tiến hành định giá
có những khoản thu hầu như không có khả năng thu hồi nhưng doanh nghiệp vẫn phải
tính vào giá trị tài sản của doanh nghiệp để định giá.
Phương pháp định giá bằng phương pháp xác định giá trị tài sản thuần không nói đến
việc định giá những tài sản vô hình như danh tiếng,thương hiệu,uy tín của doanh nghiệp
trên thị trường nên giá trị của doanh nghiệp khó được xác định một cách chính xác.
Đây là một công ty lớn nên việc xác định,định giá tài sản trở nên khó khăn và phức tạp…

×